You are on page 1of 40

Tác phẩm

Hồ Chí Minh
Thành viên nhóm 4
Đỗ Thị Hoài Ngọc Vũ Thị Hồng Mai

Trịnh Thu Huyền Hoàng Thu Thảo

Nguyễn Mai Linh Đậu Yến Nhi

Đặng Hương Giang Tăng Phương Linh

Nguyễn Duy Hiếu Vũ Thị Lương


01. 02.
Tuyên ngôn độc lập Hai lời kêu gọi

03. 04.
Đạo đức Cách mạng Di chúc
01 Tuyên ngôn
độc lập
I. Hoàn cảnh sáng tác
1. Quốc tế
● Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ 2
đã bước vào giai đoạn cuối, Hồng
quân Liên Xô đã liên tiếp giành thắng
lợi trên chiến trường Châu Âu.
● 9/5/1945, phát xít Đức đã đầu hàng
vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở
châu Âu.
● 14/8/1945, Phát xít Nhật đã đầu hàng
vô điều kiện.
2. Trong nước

● Nhân sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng


đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính
quyền
● Ngày 19/8/1945, chính quyền ở thủ đô về tay
nhân dân.
● Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn
thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại nhà số 48 Hàng
Ngang.
● Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình,
Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn Độc lập.
⇒ Bản tuyên ngôn không chỉ thông báo với nhân dân ta mà còn là bản luận
chiến với bọn ngoại xâm và là lời khẳng định quyền độc lập chính đáng của
Việt Nam với nhân dân toàn thế giới.
II. Nội dung chính
1. Cơ sở lý luận
o Mở đầu tuyên ngôn Độc lập, chủ tịch Hồ
chí Minh đã thể hiện tầm tư duy sâu sắc
khi trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước
Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền của cách mạng Pháp năm
1791.

o Từ câu “ Tất cả mọi người sinh ra đều có


quyền bình đẳng” Bác Hồ đã sáng tạo và
chú giải mở rộng hơn “tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra có quyền bình
đẳng… quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”.

→ Câu nói của Người thể hiện sự quyết liệt với ngôn từ sắc bén trong nghệ thuật
chính luận, ẩn sâu trong đó là khao khát đem về cho dân tộc Việt Nam sự tự do bình
đẳng.
2. Những dẫn chứng xác thực: tố cáo tội ác của
thực dân Pháp
o Bác tiếp tục đưa ra những luận cứ về cơ sở thực tiễn để phá tan âm mưu cùng
những luận điệu xảo trá.

+ Về chính trị và văn hóa: chúng đã “tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào”, liên tục lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, “tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong bể máu”.
+ Về kinh tế: chúng “bóc lột ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn,
nước ta xơ xác tiêu điều”.
+ Pháp mang tiếng bảo hộ nhưng 2 lần dâng nước ta cho Nhật, dẫn đến 2 triệu đồng bào
ta phải chịu chết đói.
o “Sự thật là từ mùa xuân năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
còn phải thuộc địa của Pháp nữa” và “sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay
Nhật, chứ không phải từ tây Pháp”.
2. Những dẫn chứng xác thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp

⇒ Với những dẫn chứng rõ ràng, sắc


bén, Bác đã giáng 1 đòn chí mạng vào
thực dân Pháp, phơi bày bộ mặt tàn
ác của chúng trước đồng bào cả nước
với các nước trên toàn thế giới.
3. Khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của
nhân dân Việt Nam

Hồ Chủ tịch đã sử dụng những lý lẽ hùng


hồn, đanh thép, kết cấu trùng lặp, liên tục
xoáy sâu vào 2 vấn đề chính là “độc lập” và “
tự do” để tuyên bố nền độc lập dân tộc.
“Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước
Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt
Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với
Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp
đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi
đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam.”
4. Tuyên bố và một lần nữa khẳng định quyền tự do độc
lập của dân tộc
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do
và độc lập, và sự thật đã thành một nước
tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt
nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy.”

Với lập luận chặt chẽ, hợp tình hợp lý,


ngắn gọn và đầy sức thuyết phục, bản
Tuyên ngôn Độc lập đã thực hiện xuất
sắc nhiệm vụ lịch sử cao quý của
mình.
III. Ý nghĩa
1. Đối với thế giới

• Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của


cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt
Nam là một bộ phận không thể tách rời
của giai cấp vô sản thế giới.

• Bản Tuyên ngôn của Việt Nam là sự cổ


vũ rất lớn đối với cách mạng thế giới, góp
phần xóa bỏ ách cai trị của chế độ thực
dân.
III. Ý nghĩa
2. Đối với dân tộc
● “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn đánh
dấu mốc trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước;
chấm dứt chế độ phong kiến tại Việt Nam, ách thống trị
của thế lực xâm lược từ phương Tây; sự chiếm đóng của
phát xít Nhật.

● Bản Tuyên ngôn khẳng định quyền bất khả xâm phạm
của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập.

● Tuyên ngôn Độc lập là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho


việc khẳng định thiết lập Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam, với mục tiêu độc lập – tự do – hạnh phúc, xây dựng
Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
3. Đối với Đảng và Nhà nước

o Bản Tuyên ngôn Độc lập là thể


hiện lòng trung thành tuyệt đối
với chủ nghĩa Mác -Lênin của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

o Bản Tuyên ngôn còn cho thấy


Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm
nhìn chiến lược về sự phát triển
của đất nước.
02
Hai lời kêu gọi
03
Đạo đức
Cách mạng
I. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được viết vào năm
1958, khi miền Bắc nước ta đã
hoàn toàn giải phóng, Đảng
bước sang giai đoạn lãnh đạo
nhân dân hai miền Nam-Bắc
thực hiện đồng thời nhiệm vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH) ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
II. Nội dung chính
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của đạo đức cách mạng và nêu
kẻ thù của đạo đức cách mạng.

Người khẳng định: từ xưa đến nay thì con


người không thể đứng riêng lẻ mà phải
hòa mình vào tập thể xã hội. Do đó, chủ
nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa
tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã
hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân
nhất định phải tiêu diệt.
Để chống lại chủ nghĩa cá nhân, nhất định phải
rèn luyện, tu dưỡng và thấm nhuần sâu sắc đạo
đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì khi
gặp khó khăn gian khổ, thất bại, cũng không sợ
sệt, rụt rè, lùi bước

Đạo đức cách mạng giúp mỗi người khi gặp


thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không lo kèn
cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không
quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa...
“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã
hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó
cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu
tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang”
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm và phân tích các yếu tố nội
hàm của đạo đức cách mạng.

o Đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho Ðảng, cho cách mạng.

o Đạo đức cách mạng là phải có bản lĩnh chính trị vững
vàng, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công
nhân, đoàn kết chặt chẽ với nông dân, trí thức và
toàn dân tộc.

o Ðạo đức cách mạng là phải thực hiện được các mục
tiêu của Ðảng, phải hoàn thành một cách xuất sắc
các nhiệm vụ được giao. Người chỉ rõ có ba kẻ địch
luôn chống lại chúng ta, đó là: chủ nghĩa tư bản và
bọn đế quốc và chủ nghĩa cá nhân
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm và phân tích các yếu tố nội
hàm của đạo đức cách mạng.

o Ðạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào


cũng phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi kẻ
địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết
không cúi đầu.

o Ðạo đức cách mạng là, phải luôn luôn thực hiện “cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

o Ðạo đức cách mạng là, phải biết hy sinh cho sự


nghiệp của Ðảng, của Tổ quốc và của dân tộc, coi đó
là niềm vinh dự lớn.

o Ðạo đức cách mạng là, phải gắn bó máu thịt với nhân
dân, tin dân.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích về con đường tất yếu của cách
mạng Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Người khẳng định: Muốn chủ nghĩa xã hội thành


công thì phải chống được chủ nghĩa cá nhân và
phải thực hiện cho được đạo đức cách mạng.

Theo Người: Ðấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân


không hề mâu thuẫn với bảo vệ lợi ích cá nhân,
cũng không phải “giày xéo lên lợi ích cá nhân”

Người đưa ra quan điểm rõ ràng: Không ai có thể


thỏa mãn rằng mình đã có, đã đủ đạo đức cách
mạng, bởi vì: “Cách mạng tiến lên mãi, Ðảng tiến
lên mãi. Cho nên người cách mạng cũng phải tiến
lên mãi”
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, nhất định chúng ta
sẽ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.

Bởi nó là “kẻ địch hung ác của chủ


nghĩa xã hội”. Và: “Ðạo đức cách mạng
không phải trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày
mà phát triển và củng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng
luyện càng trong”.
III. Giá trị và ý nghĩa
1. Giá trị
o Tổng kết khái quát về đạo đức cách mạng và chủ
nghĩa cá nhân.

o Đánh giá những thành tựu và hạn chế của đội


ngũ cán bộ, đảng viên.

o Nêu những giải pháp để xây dựng và nâng cao


đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

o Phương pháp xây dựng Đảng là phải quan tâm


đến nội dung xây dựng Đảng về đạo đức cách
mạng.
2. Ý nghĩa

Những nội dung, những vấn đề có tính nguyên tắc để bảo đảm vai
trò lãnh đạo của Đảng để chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên
thực hiện đạo đức cách mạng, để xây dựng một Đảng vững mạnh
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tác phẩm trở thành tư tưởng chỉ đạo cho công tác xây dựng Đảng,
công tác cán bộ và là phương châm hành động, tu dưỡng, rèn
luyện của mỗi cán bộ, đảng viên hôm nay.
Di chúc 04
I. Hoàn cảnh sáng tác
● Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào lúc 9 giờ
sáng ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc.

● Từ ngày 10/5/1965 đến lúc kết thúc viết Di


chúc ngày 10/5/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung và viết lại.

● Vào thời điểm này Chủ tịch Hồ Chí Minh tự


cảm nhận sức khỏe của mình đã có phần giảm
sút so với những năm trước, khó đoán biết còn
phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân được bao lâu nữa.
II. Nội dung chính
1. Lời dặn của Hồ Chí Minh về Đảng

● Người đã khẳng định truyền thống đoàn kết


chặt chẽ trong Đảng và “cần giữ gìn sự đoàn
kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của
mắt mình”.
● Người yêu cầu “trong Đảng thực hành dân chủ
rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê
bình và phê bình”.
● Mỗi cán bộ đảng viên phải thực sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng; giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch.
2. Về đoàn viên và thanh niên
● Bác nhấn mạnh, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một công việc rất
quan trọng và cần thiết”.

● Đảng ta cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
3. Về nhân dân lao động

o Nhân dân lao động bao đời chịu đựng gian


khổ, bị nhiều áp bức bóc lột của phong kiến,
thực dân.
Result
o Nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng
hái, cần cù, luôn đi theo và rất trung thành với
analysis
Đảng.

o Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển


kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân.
4. Về cuộc kháng chiến chống Mỹ

o Bác dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu


nước có thể kéo dài nhưng nhất định sẽ hoàn
toàn thắng lợi.

o Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, sau khi kháng


chiến thắng lợi, phải ra sức hàn gắn vết
thương chiến tranh, phát triển đất nước.

o Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới


mọi đối tượng trong xã hội, đem lại ấm no
hạnh phúc cho nhân dân.
5. Về phong trào cộng sản thế giới
o Người bày tỏ sự đau lòng vì sự bất hòa của các đảng anh em.

o Chủ tịch Hồ Chí Minh mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào
việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-
Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình.
6. Về việc riêng
o Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tiếc rằng không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

o Người căn dặn “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để
khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
7. Mong muốn cuối cùng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh

“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu,


xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
III. Giá trị và ý nghĩa
1. Giá trị

o Di chúc là tâm nguyện, tình cảm, ý chí, niềm


tin, trách nhiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với
Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.

o Di chúc là công trình lý luận về xây dựng và


củng cố Đảng cầm quyền.

o Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội


XHCN ở Việt Nam, là phác thảo lý luận sự
nghiệp đổi mới ở nước ta.
2. Ý nghĩa

o Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện


có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách
mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
ta trên nhiều phương diện, vạch ra phương
hướng cho cách mạng Việt Nam cho cả hôm
nay và tương lai.
o Di chúc là văn kiện của một nhà chính trị lớn,
lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc.
o Phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ
cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
o Thể hiện mong muốn cuối cùng của Người
Thanks for
watching!

You might also like