You are on page 1of 12

ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY

Chương 6: Tính toán thiết kế kết cấu


vỏ hộp giảm tốc

LOGO
Nội dung chính của buổi học

1 Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

2 Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp hàn

33
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

a. Chọn mặt ghép nắp và thân hộp.


- Thường chọn hộp giảm tốc ghép có bề mặt đi qua các
trục. Điều này giúp việc lắp ghép dễ dàng hơn. Mỗi trục
của hộp được lắp riêng những chi tiết đặt trên nó nư ổ,
bánh răng…
- Các trục trên hộp giảm tốc được phân bố trong 1 không
gian của vỏ hộp nguyên để giảm kích thước của hộp.
- Bề mặt lắp ghép giữa phần trên của hộp (gọi là nắp) và
phần dưới vỏ hộp (gọi là thân) thường song song với
mặt đế. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt để giảm
trọng lượng của hộp và bôi trơn dễ dàng thì không cần
lắp song song.
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

b. Bố trí các chi tiết máy bên trong hộp.


- Hình dạng và kích thước của nắp và thân hộp được xác
định chủ yếu bởi số lượng và kích thước các bánh răng,
vị trí mặt ghép và vị trí các trục trong hộp.
- Phân tích loại hộp giảm tốc của đề bài mình được giao
(Phân đôi cấp nhanh, phân đôi cấp chậm, khai triển…)
- Lấy kích thước các phần tử của hộp giảm tốc theo bảng
10-9 (Trang 268, 269 Thiết kế chi tiết máy).
- Khe hở giữa bánh răng và thàn trong của hộp lấy theo
công thức: a=(1,1÷1,2)δ
δ: Chiều dày thân hộp (lấy theo bảng 10-9 ở trên
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

C. Ghép nắp và thân hộp.


- Nắp và thân hộp được ghép bang bulông. Kích thước bu
lông lắp ghéo lấy theo bảng 10-9 (trang 268, thiết kế chi
tiết máy). Kích thước chỗ lắp ghép bulông lấy theo bảng
10-10 (Trang 269, Tài liệu thiết kế chi tiết máy).
- Mặt tỳ của đai ốc và bulông cần vuông góc với lỗ lắp
bulông.
- Sử dụng 2 chốt định vị nằm chéo nhau trên vỏ hộp, để
tránh sai lệch vị trí của nắp và thân hộp khi lắp ghép
(Tham khảo kích thước của chốt tại bảng 10-10c, trang
273, Thiết kế chi tiết máy).
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

- Bề mặt lắp ghép của thân hộp và vỏ hộp phải được mài
hoặc cạo để lắp sít. Ngoài ra có thể tráng 1 lớp thủy tinh
mỏng hoặc lớp sơn đặc biệt. Lưu ý: Không được sử dụng
gioăng hoặc phớt vì phải dảm bảo kiểu lắp của ổ và vỏ
hộp).
- Vòng chắn dầu thường cách thành trong của hộp 2mm ÷
3 mm.
- Có thể sử dụng 2-4 vít tách đặt trên nắp hộp. Khi cần
tháo lắp nắp hộp ra khỏi thân hộp chỉ cần vặn vào vít
tách để tách 2 nửa này ra.
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

d. Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế vỏ hộp:


- Lắp các bulông vòng hoặc làm vòng móc trên nắp hoặc
thân hộp giảm tốc để dễ dàng khi di chuyển hộp giảm tốc.
Đường kính d và chiều ày S của vong móc chọn theo công
thức: d=S= (2÷3)δ
δ: Chiều dày thành hộp (đã chọn ở phần trước).
- Chọn kích thước bulông vòng: Dựa vào khoảng cách
trục A đã tính và dựa vào bảng 10-11b để xác định
trọng lượng hộp giảm tốc, sau đó căn cứ vào trọng
lượng hộp giảm tốc chọn kích thước bu long vòng theo
bảng 10-11a).
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

- Để quan sát các chi tiết máy bên trong hộp và rót dầu
vào hộp, trên đỉnh nắp hộp có làm làm cửa thăm, cửa
thăm đạy lại bằng nắp. Kích thước cửa thăm chọn theo
bảng 10-12.
- Để cố định hộp giảm tốc trên bệ máy, ở thân hộp có
làm chân đế. Mặt chân đế làm 2 dãy lồi song song giúp
giảm tiêu hao vật liệu, giảm thời gian gia công, tang
khả năng lưu thông không khí qua đáy hộp. Kích thước
bu long nền (lắp ghép hộp giảm tốc và bệ máy0 tham
khảo bảng 10-13 (Trang 277, Thiết kế chi tiết máy).
1. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp đúc

- Thiết kế lỗ tháo dầu ở dưới đáy thân hộp, để tháo dầu


khi muốn thay dầu mới. Bình thường lỗ này được đậy kín
bằng nút tháo dầu, kích thước của nút tháo dầu tham khảo
bảng 10-14 và 10-15 (Trang 278, Thiết kế chi tiết máy).
- Đáy hộp nên làm nghiêng 10-20 về phía lỗ tháo dầu và
tại chỗ tháo dầu nên làm lõm 1 chút để dầu chảy thoát ra
ngoài được dễ dàng.
- Khi làm việc, nhiệt độ trong hộp tăng lên, để điều hòa
không khí trong và ngoài hộp người ta thường dung nút
thông hơi (Kích thước lỗ thông hơi tra bảng 10-12 và 10-
16 (Trang 277, 279, Thiết kế chi tiết máy).
2. Vỏ hộp giảm tốc chế tạo bằng phương pháp hàn

Thân và nắp hộp gồm những phần bằng phôi dập rồi hàn
lại với nhau, sau khi hàn xong tiến hành gia công cơ khí
các bề mặt lắp ghép, các gối đỡ…
- Vỏ hộp giảm tốc hàn chỉ dùng trong nền sản xuất lẻ và
hàng loạt nhỏ.
- Việc thiết kế cấu tạo vỏ hộp hàn chỉ dựa vào kinh
nghiệm thiết kế và yêu cầu chung đối với hộp giảm tốc
đúc.
- Chiều dày thành hộp hàn thường bằng 0,7 chiều dày
thành hộp đúc.
- Các kích thước khác của vỏ hộp hàn tham khảo vỏ hộp
đúc.
Nhiệm vụ tuần tới

- Tìm hiểu về kết cấu của hộp giảm tốc được giao.
- Thực hiện bản vẽ lắp của hộp giảm tốc.

Ghi chú: Tài liệu này đang trong quá trình hoàn thiện.
Sinh viên phải vào nhóm chat để được tương tác với giảng
viên và giải đáp các thắc mắc.
LOGO

You might also like