You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN CNTT & KINH TẾ SỐ


***

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN
SỰ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KIM ĐỘNG

Họ và tên sinh viên : Đinh Quang Hiếu


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Bích Hạnh

Hà Nội, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN CNTT & KINH TẾ SỐ
***

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN
SỰ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KIM ĐỘNG

Họ và tên sinh viên : Đinh Quang Hiếu


Mã sinh viên : 11191922
Lớp : Hệ thống thông tin quản lý 61A
Ngành : Hệ thống thông tin quản lý
Hệ : Chính quy
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Bích Hạnh

Hà Nội, 2022
1

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ THỰC TẬP.....................6
1.1. Tổng quan về đơn vị thực tập.......................................................................6
1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần may Kim Động......................................6
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển...................................6
1.1.3. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại...........................................................7
1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.....................................................................8
1.1.5. Chính sách sản phẩm – thị trường của công ty...................................11
1.2. Tổng quan về đề tài.....................................................................................12
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................12
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................12
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................13
1.3. Lợi ích của đề tài.........................................................................................13
1.4. Kết cấu đề tài...............................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC CÔNG
CỤ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................................................................14
2.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................14
2.1.1. Thông tin và dữ liệu..............................................................................14
2.1.2. Hệ thống.................................................................................................14
2.1.3. Hệ thống thông tin................................................................................14
2.1.4. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý............................................14
2.1.5. Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực........................................14
2.2. Phương pháp luận.......................................................................................14
2.2.1. Phương pháp phân tích chức năng......................................................15
2.2.2. Phương pháp phân tích hướng đối tượng...........................................15
2.3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin quản lý..........................................15
2.4. Các công cụ sử dụng để thực hiện đề tài....................................................16
2.4.1. SQL Server 2019...................................................................................16
2.4.2. Visual Studio 2019.................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.........................................18
3.1. Xác định và phân tích yêu cầu hệ thống....................................................18
3.1.1. Chức năng quản lý hồ sơ......................................................................18
3.1.2. Chức năng quản lý chấm công.............................................................18
2

3.1.3. Chức năng quản lý lương.....................................................................18


3.1.4. Chức năng Báo cáo...............................................................................19
3.2. Thực hiện mô hình hóa hệ thống................................................................20
3.2.1. Mô hình phân rã chức năng.................................................................20
3.2.3 Mô hình quan hệ thực thể ERD............................................................27
3.3. Thiết kế hệ thống.........................................................................................28
3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu.............................................................................28
3.3.2. Thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu...............................................................30
3.3.3. Thiết kế các giải thuật...........................................................................38
3.4. Thiết kế giao diện........................................................................................42
KẾT LUẬN............................................................................................................49
4.1. Đánh giá việc thực hiện đề tài....................................................................49
4.2. Phân tích ưu nhược điểm của đề tài...........................................................49
4.3. Kế hoạch phát triển đề tài trong tương lai................................................49
4.4. Kết luận........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................50

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


Hình 1. 1. Logo công ty cổ phần may Kim Động......................................................6
Hình 1. 2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức....................................................................8

Hình 3. 1. Sơ đồ chức năng BFD quản lý nhân sự...................................................20


Hình 3. 2. Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh......................................................................21
Hình 3. 3. Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống quản lý nhân sự....................................22
Hình 3. 4. Sơ đồ DFD mức 1 – Quản lý hồ sơ nhân viên........................................23
Hình 3. 5. Sơ đồ DFD mức 1 – Quản lý chấm công................................................24
Hình 3. 6. Sơ đồ DFD mức 1 - Quản lý lương.........................................................25
Hình 3. 7. Sơ đồ DFD mức 1- Báo cáo, thống kê....................................................26
Hình 3. 8. Mô hình quan hệ thực thể ERD..............................................................27
Hình 3. 9. Sơ đồ DSD..............................................................................................28
Hình 3. 10. Mô hình CSDL – Quản lý nhân sự........................................................29
Hình 3. 11. Giải thuật đăng nhập.............................................................................38
Hình 3. 12. Giải thuật thêm dữ liệu.........................................................................38
Hình 3. 13. Giải thuật sửa dữ liệu............................................................................40
Hình 3. 14. Giải thuật tìm kiếm...............................................................................41
Hình 3. 15. Giao diện đăng nhập hệ thống..............................................................42
3

Hình 3. 16. Giao diện màn hình chính.....................................................................43


Hình 3. 17. Danh mục bộ phận................................................................................44
Hình 3. 18. Danh mục nhân viên.............................................................................44
Hình 3. 19. Danh mục ngày công............................................................................45
Hình 3. 20. Bảng tổng hợp lương theo từng tháng...................................................45
Hình 3. 21. Giao diện các báo cáo...........................................................................46
Hình 3. 22. Báo cáo chi tiết từng nhân viên.............................................................46
Hình 3. 23. Báo cáo tổng hợp lương theo từng bộ phận..........................................47
Hình 3. 24. Màn hình thêm mới dữ liệu...................................................................47
Hình 3. 25. Màn hình sửa dữ liệu............................................................................48
Hình 3. 26. Màn hình xóa dữ liệu............................................................................48

Bảng 1. 1. Số lao động của công ty May Kim Động từ năm 2020-2022...................8
Bảng 1. 2. Cơ cấu Lao động theo trình độ học vấn của Công ty 2022.......................9
Bảng 1. 3. Cơ cấu Lao động theo độ tuổi của Công ty May Kim Động (2022).........9
Bảng 1. 4. Cơ cấu Lao động theo bậc thợ (Năm 2022)..............................................9

Bảng 3. 1. DMPB....................................................................................................30
Bảng 3. 2. DMCV....................................................................................................30
Bảng 3. 3. DMNV...................................................................................................31
Bảng 3. 4. DMHD...................................................................................................31
Bảng 3. 5. DMNGAYCONG..................................................................................32
Bảng 3. 6. DMNGAYPHEP....................................................................................32
Bảng 3. 7. BANGCHAMCONG.............................................................................32
Bảng 3. 8. BANGNGHIPHEP.................................................................................32
Bảng 3. 9. BANGLAMTHEM................................................................................33
Bảng 3. 10. TONGHOPCHAMCONG....................................................................33
Bảng 3. 11. DMCHEDO.........................................................................................33
Bảng 3. 12. DMBACLUONG.................................................................................34
Bảng 3. 13. DMPHUCAP........................................................................................34
Bảng 3. 14. DMPHIBAOHIEM..............................................................................34
Bảng 3. 15. DMMUCPHAT....................................................................................34
Bảng 3. 16. CONGTHUCLUONG..........................................................................35
Bảng 3. 17. BANGTAMUNGLUONG...................................................................35
Bảng 3. 18. BANGPHUCAP...................................................................................35
Bảng 3. 19. BANGBAOHIEM................................................................................36
4

Bảng 3. 20. BANGKHENTHUONG.......................................................................36


Bảng 3. 21. TONGHOPLUONG.............................................................................37
5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh trong
nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng
đổi mới về công nghệ cũng như cách quản lý. Việc quản lý dựa vào công nghệ là
nhu cầu thiết yếu và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Trong đó, quản lý nhân sự
đang được quan tâm và được nhiều doanh nghiệp để ý tới. Hệ thống thông tin quản
lý nhân sự của một công ty là một hệ thống tài liệu để phản ánh đầy đủ và toàn diện
những tiềm năng về trí lực và thông tin từng lao động. Do đó, công tác quản lý
nguồn nhân lực của công ty cần được thực hiện một cách thường xuyên, phù hợp
với yêu cầu của cán bộ quản lý, yêu cầu phải có độ chính xác tuyệt đối, thông tin
kịp thời và phù hợp.
Công ty cổ phần phần may Kim Động là một trong những công ty đang trên đà
phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa nền kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển
nhưng công ty vẫn chưa có hệ thống để quản lý nhân sự mà vẫn phải quản lý thủ
công mất nhiều chi phí và công sức. Nhờ vào việc quản lý, phân tích và đánh giá kết
quả làm việc của nhân sự giúp cho công ty có thể đưa ra nhận xét cụ thể hơn cũng
như tìm được nguyên nhân khách quan, chủ quan để quản trị bộ máy nhân sự của
công ty mình, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Từ đó
nhà quản trị nhận ra được những điểm yếu cần phải được khắc phục, những điểm
mạnh nên phát huy hơn với thực tiễn hiện tại.
Do có nhiều tính ứng dụng và tiện ích của tin học nên nhiều doanh nghiệp đã áp
dụng vào nhiều các giai đoạn, lĩnh vực để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, rút
ngắn thời gian, giảm chi phí và đảm bảo được độ chính xác, bảo mật.
Từ những lý do trên nên em đã chọn đề tài: “Phân tích thiết kế hệ thống thông
tin quản lý nhân sự cho Công ty cổ phần may Kim Động” để giúp công ty có một hệ
thống quản lý nhân sự tốt hơn, quản lý dễ dàng và toàn diện hơn tránh mất nhiều chi
phí và rủi ro trong quản lý.
6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ THỰC TẬP


1.1. Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần may Kim Động
Tên công ty viết bằng tiếng việt: Công ty cổ phần may Kim Động
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: KIM DONG GARMENT JOINT STOCK
COM-PANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: KIM DONG GARMENT JSC.,
Logo công ty:
Hình 1. 1. Logo công ty cổ phần may Kim Động

Địa chỉ: Thôn Đồng Lý, Thị Trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên.
Tel : 0221.3810.853
Email : maykimdong@gmail.com
Số tài khoản: 113 000 110 294
Tại ngân hàng Công Thương Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Mã số thuế: 0900865648
Công ty cổ phần may Kim Động có địa chỉ ở thôn Đồng Lý, Thị Trấn Lương Bằng,
Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên. Tiền thân của Công ty cổ phần may Kim Động
là Công ty cổ phần Đay và May Hưng Yên. Công ty được thành lập vào ngày
28/09/1998. Công ty cổ phần may Kim Động được đăng ký lần đầu ngày
04/09/2013 với số vốn điều lệ 5.286.000.000 đồng và đăng ký thay đổi lần thứ 5
vào ngày 19/12/ 2019 với số vốn điều lệ 9.514.800.000 đồng.
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn từ năm 1998 – T9/2013:
Công ty cổ phần may Kim Động thời kỳ này trực thuộc Công ty cổ phần Đay
và May Hưng Yên và có tên gọi là Xí nghiệp May Kim Động. Xí nghiệp được
thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các mặt hàng về may mặc và
hoàn thành sản phẩm dệt.
7

Từ khi thành lập, xí nghiệp đã trải qua nhiều biến động về tổ chức, quy mô
và con người, đặc biệt là xí nghiệp đã có sự thay đổi về quản lý nhiều lần, đây là
nguyên nhân chính khiến xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đến năm 2013 xí nghiệp chuyển từ trực thuộc tách ra thành công ty.
 Giai đoạn từ tháng 9/2013 – nay:
Năm 2013 khi công ty mới bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động, công ty cổ
phần May Kim Động đã trải qua giai đoạn đầu khó khăn khi bắt đầu thay đổi mô
hình cũng như phương thức quản lý. Cuối cùng công ty đã có 2 giải pháp được thực
hiện trong quá trình xây dựng và phát triển công ty:
* Nắm bắt được được nhu cầu của thị trường, đổi mới công nghệ, tạo sản
phẩm mới giá trị để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
* Luôn sẵn sàng hợp tác với các công ty khác để sản xuất theo mô hình hợp
tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi.
1.1.3. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú). Sản xuất, gia công các
mặt hàng may mặc.
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác như: Xuất nhập khẩu các mặt
hàng công ty kinh doanh.
 Xuất nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng về đay.
8

1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty


Hình 1. 2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

Bảng 1. 1. Số lao động của công ty May Kim Động từ năm 2020-2022

Hiện nay công ty có 364 người lao động trong đó có 314 nữ và 50 nam.
Chất lượng lao động văn phòng của công ty được thể hiện qua trình độ học
vấn của người lao động.
9

Bảng 1. 2. Cơ cấu Lao động theo trình độ học vấn của Công ty 2022

Bảng 1. 3. Cơ cấu Lao động theo độ tuổi của Công ty May Kim Động (2022)

Bảng 1. 4. Cơ cấu Lao động theo bậc thợ (Năm 2022)


10

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:


- Ban giám đốc: Có chức năng điều hành, chỉ đạo, giám sát hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Cân đối tài chính kế toán và đảm bảo an toàn vốn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng các mức chi phí, các khoản cần dùng cho công ty
+ Giám sát chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm và phân tích kinh doanh
- Phòng bán hàng và marketing:
+ Thực hiện các chiến dịch quảng cáo về sản phẩm của công ty
+ Nghiên cứu các chiến lược xúc tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản
phẩm của công ty
+ Lên ý tưởng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm
+ Tham gia tư vấn định giá sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp
- Phòng kế hoạch vật tư:
+ Lên kế hoạch nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh
+ Lên kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho công ty
- Phòng hành chính và phòng tổ chức:
Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và quản lý công ty. Tổ chức đào tạo nhân
viên và tuyển dụng lao động.
- Phòng kỹ thuật: Giám sát, kiểm tra, sửa chữa thiết bị quản lý từng phân
xưởng về kỹ thuật như việc thực hiện quy chế thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn kỹ
thuật hiện hành, công suất máy móc, thành phẩm, định mức khối lượng các nguyên
vật liệu trong thành phẩm....
- Phân xưởng sản xuất:
+ Quản lý thiết bị và công nghệ sản xuất
+ Quản lý công nhân
+ Triển khai kế hoạch kinh doanh
+ Ghi chép dữ liệu
- Phòng KCS(Kiểm tra chất lượng sản phẩm): Chịu trách nhiệm kiểm tra
chất lượng sản phẩm và nghiệm thu sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc xây dựng
chính sách chất lượng sản phẩm và các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng XNK(Xuất nhập khẩu): Dựa vào chỉ tiêu kế hoạch của Công ty để
đặt kế hoạch sản xuất và kế hoạch doanh thu ... giao cho các phân xưởng theo từng
tháng. Cung ứng vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiệm vụ cân
đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trường ... Liên hệ và làm các thủ tục thông quan
liên quan đến công việc xuất nhập khẩu của công ty.
11

- Phòng bảo vệ quân sự: Nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự cho công ty, giám
sát người và hàng hoá ra vào.
1.1.5. Chính sách sản phẩm – thị trường của công ty
1.1.5.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
- Công ty đã có nhiều sản phẩm khác nhau và biến đổi theo thời gian để phù
hợp với tình hình chung yêu cầu của thị trường. Nắm bắt được thực trạng phát triển
kinh tế từ 2013 đến nay nhiệm vụ chính của công ty là may xuất khẩu, gia công các
mặt hàng may mặc. Ngoài ra công ty còn gia công hàng Giặt trong nước.
- May mặc là sản phẩm thiết yếu của con người. Nhất là hiện nay khi con
người đã làm ra một số lượng vốn và hướng dần đến nhu cầu ăn mặc, du lịch,…
Chính vì những lý do trên may mặc có thị trường vô cùng rộng lớn .
- Khác với các sản phẩm may mặc trong nước, sản phẩm may mặc xuất khẩu
đòi hỏi yêu cầu về tay nghề và kỹ thuật cao cho một sản phẩm chất lượng. Ðặc điểm
này của may mặc xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng lao động.
- Hạn chế của công ty hiện nay là vấn đề tuyển dụng lao động có tay nghề
cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.1.5.2. Ðặc điểm về thị trường của công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là Hàn Quốc.
Thực tế cho thấy may mặc đã trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống của
người dân. Đáng chú ý là sự bùng nổ về sản xuất hàng may mặc trong những năm gần đây
và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sôi nổi trên thị trường giữa các công ty may mặc trên
lãnh thổ Việt Nam. Yếu tố quyết định sự phát triển và bùng nổ của hàng may mặc Việt
Nam là nhu cầu tiêu thụ và gia công hàng may mặc từ các nước ngày càng tăng về Việt
Nam. Dự đoán mức tiêu thụ và gia công sẽ tăng đáng kể trong thời gian sắp tới. Đây là
một yếu tố tốt để công ty phát triển và khai phá các thị trường tiêu thụ khác.
Về mặt hàng may mặc xuất khẩu giá thành sản phẩm cao hơn may mặc trong nước,
nhưng yêu cầu về chất lượng sản phẩm lại cao, đường may phải đẹp, đóng gói phải theo
đúng mẫu mã, yêu cầu bên nước ngoài giao. Vì vậy, nếu muốn chiếm được sự tin tưởng
của khách hàng, công ty phải sắp xếp và tổ chức được lực lượng lao động có tay nghề cao
để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có rất nhiều xưởng sản xuất nhỏ và doanh nghiệp lớn trong thị trường may mặc
Hưng Yên những năm gần đây nhưng những xưởng may này hầu như có công suất nhỏ,
tay nghề chưa cao. May Kim Động có lợi thế là đã được bên Hàn Quốc biết tới nhiều và là
những khách hàng thân thuộc. Ngoài những lợi thế, công ty còn gặp khó khăn đó là có quá
nhiều cơ sở cạnh tranh, nhiều công ty đang cố gắng hút nguồn nhân lực có tay nghề gây
khó khăn cho công tác tuyển dụng cũng như giữ lao động có tay nghề. Thêm vào đó, trong
12

hoạt động may mặc xuất khẩu thì khách hàng có những yêu cầu cao, cứng nhắc, khá là áp
đặt và họ có nhiều công ty để lựa chọn .
Mặc dù có nhiều sở thích khác nhau của người tiêu dùng khi nói đến quần áo,
nhưng nhìn chung nó có thể được chia thành các nhóm như sau:
 Nhóm 1: Tập hợp những người thích những sản phẩm may mặc đẹp, hợp
thời trang, phong cách, có chất lượng cao, tập trung vào nhóm người đi
làm, có điều kiện.
 Nhóm 2: Tập hợp những người thích những sản phẩm may mặc rẻ, đơn
thuần, tập trung vào nhóm lao động chân tay.
 Nhóm 3: Tập hợp những người thích những sản phẩm may mặc rẻ, đẹp,
hợp thời trang, tập trung vào nhóm trẻ như học sinh, sinh viên, những
người trong độ tuổi teen.
Hiện nay, Công ty Cổ phần May Kim Động tập trung vào nhóm hàng may mặc
xuất khẩu.
1.1.5.3. Chính sách xúc tiến bán hàng.
Các hoạt động đẩy mạnh tiêu dùng bao gồm các chương trình do công ty
quản lý sử dụng để giới thiệu hình ảnh của công ty đến với khách hàng. Hoạt động
marketing được công ty triển khai bằng các hình ảnh, các ấn tượng khi khách hàng
đến công ty từ con người đến cách đối xử trong giao tiếp.
Hiện tại công ty sử dụng các loại bảng hiệu để quảng cáo như bảng mica,
bảng sắt, banner,… Đây là hình thức quảng cáo duy nhất mà công ty đang áp dụng
hiện nay.
1.2. Tổng quan về đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Công ty cổ phần May Kim Động quản lý nhân sự bằng phương pháp thủ
công tốn nhiều thời gian, chi phí và có thể bị nhầm lẫn. Do đó, công ty cần tin học
hóa việc quản lý nhân sự giúp giảm chi phí, công sức, thời gian và người quản lý có
thể theo dõi tay nghề, năng suất của công nhân để có thể lựa chọn đào tạo công
nhân tốt hơn.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp em đã sử dụng và áp dụng để xây dựng đề tài hiệu quả và
tối ưu đó là:
- Phương pháp tiếp cận có hệ thống: Khảo sát bài toán tính lương thông qua
nghiên cứu và khảo sát tình trạng tại công ty thông qua các phòng Nhân sự,
Phòng Tài chính - Kế Toán và khảo sát ý kiến của một số nhân viên về việc
13

tính lương. Từ đó phân tích, nắm rõ được các yêu cầu và xác định được mục
tiêu của bài toán. Và sau đó, đưa ra các phương án khả thi nhằm giải quyết
các vấn đề tốt nhất.
- Phương pháp quan sát thực tế: Thông qua quan sát thực tế công tác quản lý
nhân sự tại nơi làm việc.
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin cần thiết về quản lý
nhân sự tại công ty.
1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình quản lý nhân sự, tính lương cho công nhân
tại công ty cổ phần may Kim Động.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung vào thiết kế giao diện cho hệ thống
quản lý nhân sự tại công ty cổ phần may Kim Động.
1.3. Lợi ích của đề tài
- Việc triển khai hệ thống thông tin quản lý nhân sự của Công ty Cổ phần May
Kim Động sẽ đáp ứng các yêu cầu hệ thống một cách dễ dàng và nhanh
chóng, giảm bớt các thủ tục giấy tờ thủ công.
- Mục đích chính của hệ thống là giúp người quản lý tiết kiệm thời gian, công
sức và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.4. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Đặt vấn đề và thực hiện khảo sát
Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống
Chương 4: Kết luận
14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC CÔNG


CỤ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Thông tin và dữ liệu
Sự thông báo trao đổi, giải thích về một hiện tượng nào đó thường được thể
i

hiện dưới dạng các tín hiệu như âm thanh, hình ảnh, chữ viết, chữ số là một định
nghĩa cho thông tin… Hay nói một cách tổng quát thì thông tin là sự hiểu biết của
con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập xử lý được.
Dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính, sau khi được tập hợp lại thì dữ
liệu sẽ được xử lý cho ra thông tin.
2.1.2. Hệ thống
Hệ thống(system) là một tập hợp các yếu tố hoặc các phần tử, chúng tương
tác với nhau để thực hiện các mục tiêu. Chính các phần tử này cùng với các mối
quan hệ giữa chúng sẽ xác định cách thức hoạt động của hệ thống. Các hệ thống đều
có các yếu tố đầu vào, cơ chế xử lý, yếu tố đầu ra và yếu tố phản hồi.
2.1.3. Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin (Information System) là một hệ thống bao gồm các yếu tố
có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu
và thông tin và cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.
2.1.4. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống thực hiện việc thu thập xử lý, lưu trữ

và cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích các vấn đề phức tạp trong
một số tổ chức doanh nghiệp.
2.1.5. Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực
Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực là tập hợp các yếu tố có liên quan
với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đạt, phân phối các thông tin có liên quan
đến nguồn nhân lực trong một tổ chức để hỗ trợ cho việc ra quyết định.
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự đóng vai trò hết sức quan trọng trong
hoạt động của các cơ quan. Thông tin do hệ thống cung cấp đóng vai trò quan trọng
trong các quyết định về nhân sự của cơ quan.
2.2. Phương pháp luận
Có hai phương pháp phân tích cơ bản để phát triển:
- Phân tích hướng chức năng
- Phân tích hướng đối tượng
15

2.2.1. Phương pháp phân tích chức năng


Phương pháp phân tích chức năng có nguồn gốc từ Mỹ và nó có ý tưởng đơn
giản đó là phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản. Phương pháp
phân tích chức năng được xây dựng theo 7 nguyên lý:
+ Phân tích kiểu Top-down
+ Sử dụng một mô hình
+ Tính đối ngẫu của hệ thống
+ Dùng một mô hình quan niệm và một mô hình chức năng
+ Phối hợp với các hoạt động nhóm
+ Biểu diễn dưới dạng đồ hoạ
+ Ưu tiên tuyệt đối với hồ sơ viết
Công cụ được dùng để phân tích là:
+ Mô hình dữ liệu (Data Modes)
+ Sử dụng lưu đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) và sơ đồ các chức năng
công việc BFD (Business Function Diagram)
+ Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)
+ Ngôn ngữ có cấu trúc SL (Structured Language)
+ Bảng và cây quyết định (Warnier/orr)
+ Đặc tả tiến trình (Process Specification)
Phương pháp phân tích thiết kế chức năng có ưu điểm dựa trên nguyên tắc
phân tích cấu trúc, thiết kế phân cấp, đảm bảo một đầu vào và tạo ra nhiều đầu ra.
Nhược điểm của phương pháp này là không bao quát được toàn bộ quá trình phân
tích nên có thể dẫn đến trùng lặp thông tin.
2.2.2. Phương pháp phân tích hướng đối tượng
Phương pháp này có ý tưởng là một cách tiếp cận hướng đối tượng nhằm
phát triển một hệ thống các đối tượng có tính độc lập tương đối với nhau. Các đối
tượng chứa cả dữ liệu và các hoạt động được thực hiện trên dữ liệu được gọi là bao
gói thông tin.
2.3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin quản lý
Mô hình biểu diễn Hệ thống thông tin là một khái niệm rất quan trọng. Nó
tạo ra những nền tảng của phương pháp phân tích, thiết kế và cài đặt một hệ thống
thông tin. Các mô hình được sử dụng chủ yếu đó là: Mô hình Logic, mô hình vật lý
trong và mô hình vật lý ngoài.
16

Mô hình logic
Mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu sẽ được thu thập, xử lý. Sử dụng kho dữ liệu
để lưu trữ kết quả hoặc truy xuất dữ liệu để xử lý thông tin do hệ thống tạo ra. Mô
hình này dùng để trả lời câu hỏi Cái gì? Và để làm gì?
Mô hình vật lý ngoài
Mô hình chú ý đến các khía cạnh có thể nhìn thấy của hệ thống như: các vật
mang kết quả, dữ liệu, phương tiện để thao tác hệ thống, con người, vị trí công tác
trong hoạt động xử lý, các thủ tục cũng như các yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý
dữ liệu. Nó trả lời câu hỏi: Cái gì? Ai? Ở đâu? và Khi nào?
Mô hình vật lý trong
Mô hình này liên quan tới khía cạnh vật lý của hệ thống. Nó là cái nhìn của
nhân viên kỹ thuật. Nó giải đáp câu hỏi: Như thế nào?
2.4. Các công cụ sử dụng để thực hiện đề tài
2.4.1. SQL Server 2019
SQL Server 2019 là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dựa trên khái niệm trí
tuệ nhân tạo, tạo điều kiện, cải thiện và bảo mật các dịch vụ cơ sở dữ liệu, giảm bớt
những khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu và phát triển ứng dụng.
SQL Server 2019 tạo ra một nền tảng dữ liệu thống nhất đi kèm với Hadoop
(HDFS) và hệ thống tệp phân tán và Apache Spark để xử lý tất cả dữ liệu của một
cách thông minh hơn.
Ưu điểm:
 Xử lý truy vấn thông minh
 Giám sát thông minh
 Khôi phục lại cơ sở dữ liệu nhanh hơn
 Tối ưu hóa hiệu suất
2.4.2. Visual Studio 2019
Microsoft Visual Studio là môi trường được phát triển và tích hợp (IDE) từ
Microsoft. Ngày nay, phần mềm được sử dụng phổ biến để phát triển các chương
trình trên Microsoft Windows để tạo nên các ứng dụng, trang web,… hay thiết kế
cơ sở dữ liệu. Phần mềm tương thích với nhiều nền tảng khác nhau như IOS,
Android, Java…
Microsoft Visual Studio 2019 có cửa sổ khởi chạy mới giúp người dùng tăng
tốc hoạt động lập trình, cải thiện khả năng tìm kiếm và cải thiện hiệu suất tổng thể
của chương trình. Chương trình có nhiều tính năng và nó hỗ trợ các dự án .NET
Core 3.0 (bao gồm WinForms và WPF), hỗ trợ ngôn ngữ ảo Python.
Visual Studio 2019 có những tính năng là:
17

 Visual Studio IntelliCode là một phần mở rộng giúp tăng cường phát triển
phần mềm bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
 Cung cấp hoàn thành mã nhận biết ngữ cảnh tốt hơn
 Tìm các vấn đề, lỗi về mã khó bắt
 Cải thiện hiệu suất Debugging
 UX và UI được cải thiện đẹp và khoa học hơn như có các icon mới, thanh
menu nhỏ gọn hơn và chủ đề xanh sạch hơn
 Đánh giá mã tập trung bằng cách hướng sự chú ý đến các vùng mã thực sự
quan trọng
 Cải tiến cho Snapshot Debugger để nhằm vào Virtual Machine Scale Sets
(VMSS) và Azure Kubernetes Service (AKS)
 Live Share: Giúp các thành viên trong nhóm có thể thao tác theo thời gian
thực
18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG


3.1. Xác định và phân tích yêu cầu hệ thống
3.1.1. Chức năng quản lý hồ sơ
Mục đích: Quản lý được thông tin hồ sơ của tất cả các nhân viên trong công ty.
Yêu cầu với hệ thống:
 Tạo ra hồ sơ mới: Hệ thống thêm thông tin nhân viên khi có nhân viên mới
vào làm
 Cập nhật hồ sơ: Khi có sự thay đổi nhân sự như thay đổi bộ phận chức vụ
công tác… thì hệ thống cho phép sửa đổi thông tin. Việc lưu trữ thông tin
của các nhân viên trong công ty trong thời gian nhân viên làm việc tại công
ty.
 Xóa hồ sơ nhân viên: Việc xóa được thực hiện khi nhân viên nghỉ việc
3.1.2. Chức năng quản lý chấm công
Mục đích: Chấm công cho nhân viên từng ngày để cuối tháng làm cơ sở tính lương.
Yêu cầu với hệ thống:
 Công việc chấm công hàng ngày được ghi vào hệ thống. Sau đó các dữ
liệu được tổng hợp lại vào cuối mỗi tháng để làm cơ sở tính lương
 Hệ thống chấm được công từng nhân viên
 Theo dõi được giờ làm thêm của nhân viên
 Thông báo được số ngày nghỉ của nhân viên có thể được nghỉ trong năm
 Thống kê được số ngày nghỉ có phép và không phép của nhân viên.
3.1.3. Chức năng quản lý lương
Mục đích: Có thể quản lý được việc trả lương, phụ cấp, khen thưởng cho các nhân
viên.
Yêu cầu với hệ thống:
 Hệ thống tính chi phí khen thưởng và kỷ luật: Bao gồm chi phí khen
thưởng của nhân viên theo doanh số và mức phạt khi nhân viên đi muộn,
nghỉ sớm.
 Tính lương cho nhân viên: Hệ thống sẽ tính được lương cho nhân viên.
 Chế độ: Khai báo các chế độ mà nhân viên có thể được hưởng trong công
ty.
 Bậc lương nhân viên: Với mỗi nhân viên trong công ty sẽ tương ứng với
một bậc lương cụ thể.
 Bảo hiểm và thuế: Cho phép khai báo các thông tin có thể tính được các
mức đóng thuế cũng như bảo hiểm của nhân viên.
19

 Phụ cấp: Khai báo các loại phụ cấp mà nhân viên có thể được hưởng.

Lương thực lĩnh = (((Số ngày làm + số ngày nghỉ có phép – Số ngày nghỉ
không phép)* Lương theo bậc/ (Số ngày công của tháng)) – Tạm ứng – Bảo hiểm +
Phụ cấp + Thưởng – Phạt)*Chế độ
3.1.4. Chức năng Báo cáo
Mục đích: Giúp công ty có thể thống kê số liệu và thông tin trong công tác quản lý
lương để báo cáo lên ban giám đốc
Yêu cầu với hệ thống:
 Có thể lên được báo cáo tổng tiền lương phải trả theo các tiêu chí tháng,
quý, năm cũng như theo phòng ban
 Báo cáo tổng hợp lịch làm thêm giờ của nhân viên
 Báo cáo tổng hợp chấm công theo nhân viên hoặc phòng ban
 Báo cáo tổng hợp số tiền tạm ứng của các nhân viên theo quý, năm
 Báo cáo tổng hợp phụ cấp lương của nhân viên được hưởng theo quý,
năm
 Báo cáo tổng hợp các khoản khen thưởng, kỷ luật của nhân viên theo quý,
năm
 Báo cáo tổng hợp tiền lương theo nhân viên, bộ phận, phòng ban
20

3.2. Thực hiện mô hình hóa hệ thống


3.2.1. Mô hình phân rã chức năng

Hình 3. 1. Sơ đồ chức năng BFD quản lý nhân sự

Dựa trên thực tế, quá trình xây dựng phần mềm sẽ được thực hiện chủ yếu
bốn chức năng chính: Quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý chấm công, quản lý lương,
Báo cáo - Thống kê.
21

3.2.2. Mô hình hóa hệ thống


a. Mô hình ngữ cảnh
Hình 3. 2. Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh

Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh cho thấy sự cần thiết của hệ thống thông tin quản

lý nhân sự với các bộ phận. Trung tâm là hệ thống quản lý nhân sự, xung quanh là
nguồn hoặc đích đến của các thông tin như: Ban giám đốc, Phòng nhân sự, Kế toán,
Nhân viên,…
Dữ liệu của phần mềm sẽ được các thực thể này cung cấp. Sau khi tổng hợp
dữ liệu, phần mềm sẽ cung cấp những báo cáo về thông tin nhân sự, lương,…
22

b. Mô hình DFD phân rã mức 0


Hình 3. 3. Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống quản lý nhân sự

Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống thông tin quản lý nhân sự cho thấy toàn bộ
tiến trình quản lý nhân sự mà phần mềm sẽ thực hiện tại công ty cổ phần May Kim
Động.
23

c. Mô hình DFD phân rã mức 1 quản lý hồ sơ nhân viên


Hình 3. 4. Sơ đồ DFD mức 1 – Quản lý hồ sơ nhân viên

Khi có sự thay đổi về nhân sự trong công ty, người quản lý nhân sự sẽ cập
nhập thêm hồ sơ nhân viên mới. Nếu có yêu cầu thay đổi thông tin cá nhân thì quản
lý nhân sự sẽ xem xét và chỉnh sửa. Thông tin sau đó sẽ cập nhập vào hồ sơ nhân
viên. Nếu nhân viên nghỉ hưu hay nghỉ làm thì quản lý sẽ tiếp nhận thông tin, tiến
hành xem xét và xóa hồ sơ nhân viên ra khỏi hệ thống.
24

d. Mô hình DFD phân rã mức 1 quản lý chấm công


Hình 3. 5. Sơ đồ DFD mức 1 – Quản lý chấm công

Hàng ngày, nhân viên ở các bộ phận sẽ thực hiện việc chấm công. Người
quản lý nhân sự sẽ dựa vào bảng chấm công được các bộ phận khác gửi đến vào
cuối tháng để tiến hành chấm công và tính lương cho nhân viên.
25

e. Mô hình DFD phân rã mức 1 quản lý lương


Hình 3. 6. Sơ đồ DFD mức 1 - Quản lý lương

Hàng tháng, những thông tin từ bảng chấm công, tạm ứng, bảo hiểm, thuế,
phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật,… sẽ được kế toán tổng hợp lại để phục vụ cho việc
tính lương cho nhân viên. Kế toán sẽ gửi bảng lương tổng hợp cho giám đốc, các bộ
phận và gửi phiếu lương cho mỗi nhân viên.
26

f. Mô hình DFD phân rã mức 1 báo cáo, thống kê


Hình 3. 7. Sơ đồ DFD mức 1- Báo cáo, thống kê

Để có thể thống kê báo cáo thì hệ thống phải truy cập dữ liệu nhân viên từ hồ
sơ nhân viên, dữ liệu về chấm công, dữ liệu về lương,…Từ đó, tiến hành tính toán,
tổng hợp dữ liệu để lập báo cáo. Các báo cáo này sẽ được gửi cho giám đốc và các
bộ phận theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
27

3.2.3 Mô hình quan hệ thực thể ERD


Hình 3. 8. Mô hình quan hệ thực thể ERD
28

3.3. Thiết kế hệ thống


3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Sơ đồ DSD
Sơ đồ DSD là mô hình được chuyển thể từ sơ đồ ERD mô tả các bảng dữ liệu cần
có để thiết kế lên cơ sở dữ liệu.
Hình 3. 9. Sơ đồ DSD
29

Mô hình CSDL
Hình 3. 10. Mô hình CSDL – Quản lý nhân sự
30

3.3.2. Thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu


Bảng 3. 1. DMPB

Bảng 3. 2. DMCV
31

Bảng 3. 3. DMNV

Bảng 3. 4. DMHD
32

Bảng 3. 5. DMNGAYCONG

Bảng 3. 6. DMNGAYPHEP

Bảng 3. 7. BANGCHAMCONG

Bảng 3. 8. BANGNGHIPHEP

Bảng 3. 9. BANGLAMTHEM
33

Bảng 3. 10. TONGHOPCHAMCONG

Bảng 3. 11. DMCHEDO

Bảng 3. 12. DMBACLUONG


34

Bảng 3. 13. DMPHUCAP

Bảng 3. 14. DMPHIBAOHIEM

Bảng 3. 15. DMMUCPHAT

Bảng 3. 16. CONGTHUCLUONG


35

Bảng 3. 17. BANGTAMUNGLUONG

Bảng 3. 18. BANGPHUCAP

Bảng 3. 19. BANGBAOHIEM


36

Bảng 3. 20. BANGKHENTHUONG

Bảng 3. 21. TONGHOPLUONG


37
38

3.3.3. Thiết kế các giải thuật


a. Giải thuật đăng nhập
Hình 3. 11. Giải thuật đăng nhập
39

b. Giải thuật thêm dữ liệu


Hình 3. 12. Giải thuật thêm dữ liệu
40

c. Giải thuật sửa dữ liệu


Hình 3. 13. Giải thuật sửa dữ liệu
41

d. Giải thuật tìm kiếm


Hình 3. 14. Giải thuật tìm kiếm
42

3.4. Thiết kế giao diện.


1. Giao diện đăng nhập hệ thống
Hình 3. 15. Giao diện đăng nhập hệ thống

Để đăng nhập vào hệ thống, người dùng cần điền đầy đủ các thông tin bao
gồm tài khoản và mật khẩu. Nếu thông tin đúng người dùng sẽ đăng nhập được vào
hệ thống. Nếu sai người dùng không thể đăng nhập được.
43

2. Giao diện màn hình chính


Hình 3. 16. Giao diện màn hình chính

Màn hình chính bao gồm các mục sau:


- Hồ sơ nhân viên: Phòng ban, Chức vụ, Hồ sơ, Hợp đồng
- Quản lý chấm công: Ngày công, Ngày phép, Chấm công, Tổng hợp chấm công
- Quản lý lương: Tạm ứng, Phụ cấp, Bảo hiểm, Khen thưởng, Tổng hợp bảng lương
- Báo cáo
44

3. Danh mục bộ phận


Hình 3. 17. Danh mục bộ phận

Form danh mục bộ phận giúp công ty có thể biết được mã bộ phận cả tên bộ
phận trong công ty.

4. Danh mục nhân viên


Hình 3. 18. Danh mục nhân viên

Form danh mục nhân viên giúp quản lý có thể tìm kiếm, thêm, sửa, xóa dữ
liệu của nhân viên.
45

5. Danh mục ngày công


Hình 3. 19. Danh mục ngày công

Form danh mục ngày công giúp quản lý có thể theo dõi được số ngày làm
việc, ngày nghỉ, ngày lễ để có thể tính được lương cho nhân viên

6. Bảng tổng hợp lương theo từng tháng


Hình 3. 20. Bảng tổng hợp lương theo từng tháng

Form giúp quản lý có thể theo dõi từng khoản lương của nhân viên
46

7. Giao diện các báo cáo


Hình 3. 21. Giao diện các báo cáo

Form giúp tạo các báo cáo như báo cáo tổng hợp lương theo nhân viên, báo
cáo tổng hợp lương nhân viên theo bộ phận, báo cáo tổng hợp lương theo bộ phận,
Tổng hợp bảng chấm công theo bộ phận, tổng hợp nghỉ phép của nhân viên.

8. Báo cáo chi tiết lương theo từng nhân viên


Hình 3. 22. Báo cáo chi tiết từng nhân viên
47

9. Báo cáo tổng hợp lương theo từng bộ phận


Hình 3. 23. Báo cáo tổng hợp lương theo từng bộ phận

8. Màn hình thêm mới dữ liệu


Khi thêm mới dữ liệu thành công, màn hình sẽ thông báo cho người dùng
biết:
Hình 3. 24. Màn hình thêm mới dữ liệu
48

9. Màn hình sửa dữ liệu


Khi sửa dữ liệu thành công, màn hình sẽ thông báo cho người dùng biết:
Hình 3. 25. Màn hình sửa dữ liệu

10. Màn hình xóa dữ liệu


Khi xóa dữ liệu thành công, màn hình sẽ thông báo cho người dùng biết:
Hình 3. 26. Màn hình xóa dữ liệu
49

KẾT LUẬN
4.1. Đánh giá việc thực hiện đề tài
Đề tài của em đã giải quyết được giai đoạn phân tích, thiết kế của bài toán quản
lý nhân sự của công ty cổ phần may Kim Động. Thiết kế phần mềm cơ bản đã giải
quyết được bài toán đặt ra giúp cho người quản lý và giám đốc có thể quản lý nhân
sự tại công ty trở nên tiết kiệm và đơn giản hơn. Qua chuyên đề này, em đã học hỏi
được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng một phần mềm từ việc phỏng vấn đến
các bước xây dựng một hệ thống.
4.2. Phân tích ưu nhược điểm của đề tài
Ưu điểm:
- Tìm hiểu, đưa ra được đánh giá thực trạng của công ty để phát triển hệ thống.
- Đưa ra được một mô hình dữ liệu, phân tích mô hình và các mối quan hệ bắt
buộc để mô hình lý thuyết đã nghiên cứu được đảm bảo tối ưu. 
Nhược điểm:
- Chưa có phần mềm hoàn chỉnh cho công ty.
- Thiết kế còn hơi đơn giản.
4.3. Kế hoạch phát triển đề tài trong tương lai
Vì khả năng của bản thân em và thời gian có hạn nên em chưa thể triển khai
làm được phần mềm cho công ty sử dụng. Trong tương lai, em sẽ hoàn thiện phần
mềm và thêm các module như: 
 Tối ưu hơn khả năng bảo mật, an toàn thông tin của hệ thống. 
 Để có thể sử dụng mọi nơi cũng như mọi thời điểm thì cần phải xây dựng
thêm app mobile dựa trên các chức năng chính để tiện lợi cho người
dùng.
4.4. Kết luận
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, em cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức, kĩ
năng công nghệ thông tin được ứng dụng trong quản lý doanh nghiệp như thế nào
và thực trạng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào quản lý. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Thị Bích Hạnh -

giảng viên hướng dẫn chuyên đề thực tập, cùng với các thầy cô Viện Công nghệ
thông tin và kinh tế số trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Ban lãnh đạo và các anh
chị trong công ty cổ phần May Kim Động. Do kiến thức và kinh nghiệm của em còn
hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không thể tránh khỏi được những sai
sót.

Em rất mong nhận được những góp ý và nhận xét của thầy cô để có thể cải
thiện đề tài một cách tốt hơn. 
50

Em xin chân thành cảm ơn.


51

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Trần Thị Song Minh, 2012, Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Hà Nội, NXB
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Trịnh Hoài Sơn, 2010, Giáo trình Phát triển ứng dụng trong quản lý, Hà Nội,
NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
3. Hàn Viết Thuận, 2010, Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Hà Nội, NXB
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
4. Hàn Viết Thuận, 2010, Giáo trình Kỹ nghệ phần mềm, Hà Nội, NXB Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân.

Các nguồn trên Internet


5. Website: http://www.congtymaykimdong.com/

You might also like