You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN




HỒ SƠ GIẢNG DẠY TÍCH HỢP

MÔN HỌC: THỰC HIỆN DẠY HỌC

MSSV Họ tên Lớp


19006016 Ngô Hiếu Nghĩa ĐH.CNKT
CĐT 2019

Người hướng dẫn: Trần Minh Sang

Vĩnh Long 2022

1
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH PLC

Mã số mô đun: MĐ 25
Thời gian mô đun: 90 giờ; ( Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 60giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Trước khi học mô đun này cần hoàn thành các môn học cơ sở và một số môn học chuyên
môn, môn học này nên học cuối khóa học.
- Tính chất: Là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Cơ điện tử.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Trình bày được nguyên lý hệ điều khiển lập trình PLC; So sánh các ưu nhược điểm với bộ điều
khiển có tiếp điểm và các bộ lập trình cở nhỏ khác.
- Phân tích được cấu tạo phần cứng và nguyên tắc hoạt động của PLC.
- Phương pháp kết nối dây giữa PC - CPU và thiết bị ngoại vi.
- Thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công nghiệp.
- Phân tích luận lý một số chương trình đơn giản.
- Kết nối thành thạo phần cứng của PLC - PC với thiết bị ngoại vi.
- Viết chương trình, nạp trình để thực hiện được một số bài toán ứng dụng đơn giản trong công
nghiệp.
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
1 Bài mở đầu 1 1
2 Tập lệnh cơ bản của PLC. 18 7 11 1
3 Các tập lệnh của dữ liệu. 18 5 13 1
4 Các phép toán số của PLC 18 8 11 2
5 Lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC. 36 9 47 2
Cộng: 90 30 54 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:


Bài mở đầu Thời gian:1.giờ
Mục tiêu
- Nhận biết các loại điều khiển: Rơ le, PLC
- Trình bày được ưu nhược điểm cuả điều khiển PLC
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
1. Khái quát chung về PLC
2. Các bước thiết lập hệ điều khiển bằng rơ le và lập trình nhớ.
3. Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng rơ le điện và hệ điều khiển theo lập trình nhớ.
4. Hệ điều khiển lập trình nhớ (PLC) có những ưu điểm.
2
Bài 1: Đại cương về điều khiển lập trình Thời gian:18.giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc và nhiệm vụ các khối chức năng của PLC.
- Thực hiện được sự kết nối giữa PLC và các thiết bị ngoại vi.
- Mô tả được cấu trúc của chương trình PLC
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
1. Tổng quát về điều khiển lập trình
1.1. Điều khiển nối cứng và điều khển lập trình.
1.1.1. Điều khiển nối cứng.
1.1.2. Điều khển lập trình.
1.2. Cấu trúc của một PLC.
1.2.1. Sơ đồ khối cấu trúc của một PLC.
1.2.2. Chức năng các khối của PLC
1.3. Thiết bị điều khiển lập trình.
1.3.1. Địa chỉ các ngõ vào/ ra.
1.3.2. Phần chữ chỉ vị trí và kích thước của ô nhớ.
1.3.3. Phần số chỉ địa chỉ của byte hoặc bit trong miền nhớ đã xác định.
1.3.4. Cấu trúc bộ nhớ của.
1.4. Xử lý chương trình.
1.4.1. Vòng quét chương trình.
1.4.2. Cấu trúc chương trình.
1.4.4. Phương pháp lập trình.
1.5. Cài đặt và sử dụng phần mềm.
1.5.1.Những yêu cầu đối với máy tính PC.
1.5.2.Cài đặt phần mềm lập trình ứng dụng.

Bài 2: Các tập lệnh của dữ liệu Thời gian:18 giờ


Mục tiêu:
- Trình bày được các chức năng của Set (S) và Reset (R), counter, Timer (bộ đếm, Bộ định thời).
- Lập trình, kết nối, chạy thử các chức năng của S, R, Timer, counter trong các bài toán thực tế.
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
1. Các liên kết logic
1.1. Các lệnh vào/ra và các lệnh tiếp điểm đặc biệt.
1.2. Các lệnh liên kết logic cơ bản.
1.3. Liên kết các cổng logic cơ bản.
1.4. Bài tập ứng dụng.
2. Các lệnh ghi/xóa giá trị cho tiếp điểm.
2.2.1. Lệnh SET (S) và RESET (R).
2.2.2. Các ví dụ
2.3. Timer.
2.3.1. On - Delay Timer (TON).
3
2.3.2. Retentive On - Delay Timer (TONR).
2.4. Couter (Bộ đếm).
2.4.1. Bộ đếm lên (Counter up).
2.4.2. Bộ đếm lên/ xuống (Counter up - down).

Bài 3: Các phép toán số của PLC Thời gian 18 giờ.


Mục tiêu:
- Trình bày được các phép toán so sánh, các phép toán số.
- Lập trình, kết nối, chạy thử các phép toán so sánh,phép toán số, trong các bài toán thực tế.
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
1. Chức năng truyền dẫn.
1.1. Truyền Byte, Word, Doubleword.
1.2. Truyền một vùng nhớ dữ liệu.
2. Chức năng so sánh.
2.1. Chức năng dịch chuyển.
2.2. Chức năng chuyển đổi (Converter).
3. Đồng hồ thời gian thực.

Bài 4: Lắp đặt mô hình điều khiển bằng PLC Thời gian 36 giờ.
Mục tiêu:
- Phân tích qui trình công nghệ của một số mạch máy sản xuất.
- Lập trình được một số mạch ứng dụng thường gặp trong thực tế.
- Nạp chương trình, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ thuật
- Chủ động, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập.
1. Giới thiệu.
2. Cách kết nối dây
3. Các mô hình và bài tập ứng dụng.
3.1. Điều khiển van điện từ hai cuộn dây.
3.2. Điều khiển hệ thống cung cấp khí nén.
3.3. Điều khiển hệ thống cung cấp thuỷ lực.
3.4. Điều khiển hệ thống thông gió.
3.5. Điều khiển động cơ thuận nghịch.

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


1. Vật liệu
- Bàn, giá thực tập.
- Dây nối.
- Các mô hình cần thiết
- Dây dẫn điện đơn 12/10; 16/10; 20/10.
- Cáp điều khiển nhiều lõi.
- Đầu cốt các loại, vòng số thứ tự.
2.Dụng cụ, thiết bị
4
- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha.
- Nguồn điện DC điều chỉnh được.
- PLC CPU214.
3. Học liệu
- C, phần mềm chuyên dùng.
- Projector
- Máy chiếu vật thể ba chiều.

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:


- Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Các nội dung trọng tâm cần
kiểm tra là:
- Nạp chương trình thành thạo, kiểm tra sửa chữa lỗi khi nạp trình. Giải thuật phù hợp đơn giản,
ngắn gọn.
- Sử dụng đúng các khối chức năng, các lệnh cơ bản (các phép toán nhị phân các phép toán số của
PLC).
- Sử dụng, khai thác thành thạo phầm mềm mô phỏng. Thực hiện kết nối tốt với PC.
- Lắp ráp thành thạo mạch động lực đảm bảo kỹ thuật và an toàn.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:


1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình này được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao
đẳng nghề “Cơ điện tử”.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại.
- Khi giải bài tập, làm các bài thực hành... Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu và sửa sai tại chổ
cho sinh viên.
- Nên sử dụng mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các bài tập ứng dụng.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Cấu trúc PLC, cấu trúc chương trình...
- Kết nối dây giữa PLC và thiết bị ngoại vi.
- Các phép toán nhị phân các phép toán số của PLC.
- Thao tác kết nối dây, sử dụng phần mềm viết chương trình, nạp chương trình vào PLC.
4. Tài liệu cần tham khảo
[1]. Doãn Minh Phước, Phan Xuân Minh. Tự động hoá với SimaticS7-200. NXB
nông nghiệp. 1997.
[2]. Doãn Minh Phước, Phan Xuân Minh. S5-95U và phần mền Step5. Giáo trình giảng dạy trung
tâm đào tạo Simens tự động hoá trường đại học bách khoa hà nội, 1997.
[3]. SPS-Grundkurs,volgel Buchverlag-Juergen Kaftan.

5
Bài 4: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC.
(Mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư)
Thời gian: 1 giờ
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
 Kiến thức: :
- Phân tích qui trình công nghệ của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.
- Lập được chương trình điều khiển đèn giao thông bằng PLC S7 1200 đúng yêu
cầu công nghệ.
 Kỹ năng:
- Thiết kế được lưu đồ giải thuật của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã
tư.
- Nạp được chương trình, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ
thuật.
- Đấu dây, vận hành và kiểm tra được mạch điện theo đúng trình tự, mạch điện
phải hoạt động đúng yêu cầu.

 Thái độ:
- Trang phục, bảo hộ đúng quy định của nơi làm việc.
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng
thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, an toàn và tạo tác phong công nghiệp.

6
BÀI GIẢNG
TÊN BÀI: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC.
(Mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư)
1. Mục Tiêu Bài Học:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
Kiến thức:
- Phân tích qui trình công nghệ của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.
- Lập được chương trình điều khiển đèn giao thông bằng PLC S7 1200 đúng yêu
cầu công nghệ.
Kỹ năng:
- Lập được lưu đồ giải thuật của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.
- Nạp được chương trình, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ
thuật.
- Đấu dây, vận hành và kiểm tra được mạch điện theo đúng trình tự, mạch điện
phải hoạt động đúng yêu cầu.

Thái độ:
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng
thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, an toàn và tạo tác phong công nghiệp.
2. Nội Dung:
2.1 Quy trình điều khiển:

Hình 1: Quy trình điều khiển đèn giao thông

7
Hình 1.1 Thời gian hoạt động của các đèn báo

2.2 Lập chương trình điều khiển:


a. Bảng gán giá trị:
STT Ký hiệu Địa chỉ Ghi chú
1 CT I0.0 Công tắc
2 Xanh 1 Q0.3 Đèn xanh hướng 1
3 Vàng 1 Q0.4 Đèn vàng hướng 1
4 Đỏ 1 Q0.5 Đèn đỏ hướng 1
5 Xanh 2 Q0.6 Đèn xanh hướng 2
6 Vàng 2 Q0.7 Đèn vàng hướng 2
7 Đỏ 2 Q1.0 Đèn đỏ hướng 2

8
b. Chương trình điều khiển:

Hình 1.2 Network 1 khởi tạo start, stop

Hình 1.3 Network 2 khởi tạo khói time T1

Hình 1.4 Network 3 khởi tạo khói time T2

Hình 1.5 Network 4 khởi tạo khói time T3

9
Hình 1.6 Network 5 khởi tạo khói time T4

Hình 1.7 Network 6 khởi tạo tín hiệu ra cho các cuộn coil

Hình 1.8 Network 7 khởi tạo đèn đỏ cho 2 ngã tư

10
c. Dowload chương trình chạy thử:
Dowload chương trình từ máy tính xuống PLC và vận hành chương trình điều khiển trên
máy tính.

2.3 Đấu dây và vận hành mạch điện:


a. Sơ đồ đấu dây của mạch điện:

Hình 1.9 Sơ đồ đấu dây mạch điện


b. Trình tự đấu dây và vận hành mạch điện:

STT Nội dung công việc Dụng cụ - Vật tư Yêu cầu kỹ


thuật
- Kiểm tra các thiết bị dây - Đồng hồ AV0 - Kiểm tra đúng
B1 dẫn. chính xác các
thiết bị.
- Gá lắp thiết bị - Bảng mô hình, các - Gá lắp chắc
chắn, bố chí các
B2 panen: CTT, đèn báo.
pamen hợp lý.

11
- Đấu dây cho mạc điện: - Bảng mô hình thực - Đấu dây đúng
B3 tập. sơ đồ đấu dây.
- Dây điện cắm giắc.
- Kiểm tra, vận hành mạch - Myas tính, PLC S7 - Đi dây gọn đẹp,
điện: 1200. tiếp xúc tốt.
B4 a. Kiểm tra mạch điện - Đồng hồ AV0, dãy
trước khi vận hành.
điện cắm giắc.
b. Vận hành mạch điện.

2.4 Một số sai phạm thường gặp và biện pháp khắc phục:

STT Hiện tượng sai phạm Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Mạch không hoạt động - Lập trình sai - Kiểm tra lại lập
1 đúng yêu cầu công nghệ. - Do quá trình kết nối trình mạch.
dãy bị nhằm địa chỉ. - Kiểm tra lại địa chỉ
kết nối dây.
Chương trình không cho - Lập trình sai - Kiểm tra lại phần lặp
dowload. - PLC bị mất nguồn trình.
2 cung cấp. - Kiểm tra lại nguồn
cấp cho PLC.

3. Luyện tập
Luyện tập theo nội dung trong phiếu hướng dẫn luyện tập của giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Trần Thế San- Nguyễn Ngọc Phương, Thiết kế mạch và LẬP TRÌNH PLC, NXB Khoa học và kỹ
thuật.
[2] Phạm Xuân Khánh- Phạm Công Dương- Bùi Thị Hà, Thiết bị điều khiển khả trình PLC, NXB giáo
dục Việt Nam.
[3] Tăng Văn Mùi- Nguyễn Tiến Dũng, Điều khiển logic lập trình PLC, NXB khoa học và kỹ thuật.

12
Giáo án số: 01 Thời gian thực hiện: 1giờ
BH trước: Các phép toán số của PLC
Thực hiện từ ngày … đến ngày ..

TÊN BÀI: LẮP ĐẶT MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN BẰNG PLC.


(Mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư)

Mục tiêu của bài:


Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
 Kiến thức: :
- Phân tích qui trình công nghệ của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.
- Lập được chương trình điều khiển đèn giao thông bằng PLC S7 1200 đúng yêu
cầu công nghệ.
 Kỹ năng:
- Lập được lưu đồ giải thuật của mô hình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.
- Nạp được chương trình, vận hành và kiểm tra mạch hoạt động theo yêu cầu kỹ
thuật.
- Đấu dây, vận hành và kiểm tra được mạch điện theo đúng trình tự, mạch điện
phải hoạt động đúng yêu cầu.

 Thái độ:
- Trang phục, bảo hộ đúng quy định của nơi làm việc.
- Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng
thời gian.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, an toàn và tạo tác phong công nghiệp.

Đồ dùng và trang thiết bị dạy học:


- Bảng phấn, phấn trắng, bông lau bảng, giáo trình PLC.
- Danh sách lớp, phiếu hướng dẫn thực hiện, máy vi tính, máy chiếu hoặc TV.
- Phần mềm dạy học, trình chiếu powerpoint, bộ thiết bị thực hành, PLC và cáp kết nối.

Hình thức tổ chức dạy học:


- Hướng dẫn ban đầu: tập trung cả lớp
- Hướng dẫn thường xuyên: Hướng dẫn theo nhóm/từng cá nhân
- Hướng dẫn kết thúc: tập trung cả lớp
I. Ổn định lớp học: Thời gian: 2 phút
- Điểm danh
- Nhắc nhở
13
- Kiểm tra bài cũ
II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI
TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAN
GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH
1 Dẫn nhập
- Tình huống: Các tín
- Đưa ra tình huống, - Lắng nghe, suy
hiệu đèn giao thông trên
dẫn dắt vào bài. nghĩ và thảo luận.
đường. 5 phút

- Sản phẩm bài hôm nay


- Đặt câu hỏi về việc - Quan sát, lắng
:“Lắp đặt mô hình điều
chấp hành tín hiệu nghe, trả lời câu hỏi.
khiển đèn giao thông ở
giao thông và chuyển
ngã tư bằng PLC S7-
ý sang giới thiệu chủ
1200 ”.
đề.

2 Giới thiệu chủ đề - Viết tên bài lên


bảng, chia bố cục
- Tên bài: - Lắng nghe, ghi
bảng.
Lắp đặt mô hình điều nhân.
khiển bằng plc. “mô hình - Trình chiếu
điều khiển đèn giao powerpoint. - Quan sát, lắng 5phút
thông ở ngã tư”. nghe, giữ trật tự.

- Trình bày cho


- Mục tiêu của bài học. người học hiểu được - Lắng nghe, Ghi
mục tiêu sau khi học chép.
xong mình có thể
làm được những gì.
- Nội dung bài học
1. Quy trình điều khiển
- Giới thiệu cấu trúc
2.Lập chương trình điều nội dung bài mới.
khiển.
+Phần đầu học lý
3. Đấu dây và vận hành thuyết.
điều khiển.

14
+Phần tiếp theo thực
hành
3 Hướng dẫn ban đầu - Hướng dẫn lý
1. Giới thiệu quy trình thuyết. - Quan sát, ghi chép
hoạt động, các thiết bị
sữ dụng trong mô hình. - Hướng dẫn cách
lắp đặt. - Quan sát, lắng
- Trình bày công nghe
dụng của từng bộ - Quan sát
phận.
- Đặt câu hỏi ổn lại - Lắng nghe, ghi
kiến thức đã học nhận, xung phong
liên quan cộng điểm. trả lời.
- Hướng dẫn cách - Quan sát, làm
thiết lập lưu đồ giải theo
thuật.

2. Cách kết nối dây và - Hướng dẫn cách


viết chương trình điều thiết lập địa chỉ ngõ - Lắng nghe, quan 40phút
khiển. vào và ra sát
1. Tạo project mới - Trình bày cách
thiết kế mạch PLC
- Quan sát, lắng
2. Add CPU nghe, ghi ché
- Hướng dẫn cách
tạo porject mới trên
3. Tạo table tag phần mềm
TIAPortal - Quan sát, lắng
4. Lập trình - Trình bày cách add nghe
thêm CPU vào
project - Quan sát, đặt câu
- Hướng dẫn cách hỏi (nếu có)
tạo table tag
- Trình bày một số
3. Các mô hình và bài tập tập lệnh cơ bản
ứng dụng. - Yêu cầu 1 bạn vận
- Quan sát, đặt câu
dụng các tập lệnh cơ
hỏi nếu chưa rõ.
bản viết 1 chương
trình đơn giản.
- Nhận xét câu trả
- Xung phong lên
lời, hỏi kỹ lại đã
làm bài.
15
hiểu rỏ chưa.
- Hướng dẫn nạp
chương trình vào
phần mềm mô
phỏng. - Lắng nghe, ghi
- Trình bày cách kết chép lại kết quả
nối TIA Portal với đúng.
phần cứng.
- Cho lớp lắp đặt mô -Quan sát, ghi chép
hình.
- Làm một bài tập ví
dụ.

- Chia nhóm và
thực hiện lắp đặt
mô hình.
4 Kết thúc vấn đề
- Kết quả luyện tập - Kiểm tra sản phẩm, -Lắng nghe, hỏi khi
đánh giá kết quả buổi có thắc mắc.
học. - Luyện tập
- Nêu lên các lỗi còn - Lắng nghe GV
tồn tại và đưa ra hướng dẫn, khắc
hướng khắc phục. phục lỗi.
- Lỗi gặp phải - Nếu sơ bộ về bài
học tiếp theo, tìm
- Lắng Nghe và ghi
hiểu trước bài ở nhà. 5 phút
nhận.

- Kế hoạch bài học tiếp


theo

5 Hướng dẫn tự học - Nghiên cứu các tài liệu 5 phút


- Bài tập về nhà + Giáo trình thực tập tiện ( NXB Sư Phạm
Kỹ Thuật 2013 ) – Nguyễn Văn Dư.
- Chuẩn bị bài mới cho
buổi học sau.

16
IV. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
.
TRƯỞNG KHOA/ BỘ MÔN Ngày 06 tháng 06 năm 2022
GIÁO SINH

Ngô Hiếu Nghĩa

17
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1.Tiếp điểm thường đóng , tiếp điểm thường hở
1.1 Normally Open Contact (tiếp điểm thường hở NO)

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D, T, C Kiểm tra bit

Ví dụ:

Hoạt động: Tiếp điểm NO đóng khi địa chỉ tại vị trí đó bằng 1.
1.2. Normall Closed Contact (tiếp điểm thường đóng NC)

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả


Address BOOL I, Q, M, L, D, T, Kiểm tra
C bit

Ví dụ:

18
Hoạt động: Tiếp điểm NC hở khi địa chỉ tại vị trí đó bằng 1.

1.3 Đại số BOOL


Đại số BOOL được phát triển vào năm 1800 bởi một nhà toán học người Ai-len tên là James Bool.
Nó cực kỳ hữu ích trong thiết kế các mạch số. Phương pháp thực hiện là mô hình hệ thống logic bằng
các công thức riêng lẻ. Công thức có thể là sự kết hợp của các AND/OR đơn giản thành các dạng mới.
Với cùng phương pháp này, người thiết kế mạch có thể ứng dụng cho lập trình ở LAD.

Hình 2.1: Các phép toán đại số bool với bảng sự thật và cổng logic

Công thức Boolean bao gồm nhiều biến và các hoạt động giống như các công thức đại số thông
thường. Ba phép toán cơ bản là AND, OR và NOT, hoặc tổ hợp của các phép toán cơ bản là NAND,
NOR, XOR, XNOR. Các phép toán với bảng sự thật được cho ở hình 2.1. Mỗi phép toán được trình bày

19
20
Chú ý: Khi đơn giản các biểu thức đại số Bool, phép tóan OR có ưu tiên thấp nên chúng được thực
hiện trước. Phép toán NOT có ưu tiên cao nhất, nên chúng được đơn giản sau. Cách thức thực hiện có
thể minh họa cho việc đơn giản một biểu thức đại số như sau:

Ví dụ: Điều khiển nhiệt độ lò nhiệt


Mô tả quá trình:
Một lò nhiệt có hai cửa có thể cấp nhiệt cho thỏi kim loại đúc ở mỗi cửa. Bộ phát nhiệt cung cấp đủ
nhiệt cho hai thỏi kim loại đúc. Nhưng nếu chỉ có một thỏi kim lọai đúc thì nhiệt độ cung cấp trở nên
quá nóng, để giảm nhiệt độ thì một quạt giải nhiệt cho lò sẽ được bật.
Mô tả điều khiển:
Nếu nhiệt độ quá cao và chỉ có một thỏi kim loại đúc ở một cửa thì bật quạt.
Giải
Bảng xác định input/output:

21
Hình 2.2: Biểu thức đại số Bool được thiết kế theo chương trình S7

1.4 Lệnh Output Coil

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D Kết quả phép logic

Ví dụ:

22
Hoạt động: Địa chỉ tại lệnh Output Coil = 1, khi tổ hợp logic phía trước lệnh = 1.
1.5 Lệnh Reset Coil

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D, T, C Xoá bit

Ví dụ:

Hoạt động: Đặt địa chỉ vị trí lệnh R khi tổ hợp logic trước lệnh = 1.
1.6 Lệnh Set Coil

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D, T, C Set bit

Ví dụ:

23
Hoạt động: Đặt địa chỉ tại lệnh S lên 1, khi tổ hợp logic trước lệnh = 1.
Lệnh set và reset luôn được sử dụng đi đôi với nhau.
Ví dụ:

Ở đây tín hiệu I0.1 và I0.2 được lấy từ hai nút nhấn.
1.7 Lệnh Set Reset Flip Flop

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D Bit được Set hoặc Reset

S BOOL I, Q, M, L, D Set bit

R BOOL I, Q, M, L, D Reset bit

Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái address


RS = Q= 1 (Set) nếu S = 1 và R = 0 và duy trì cho dù S về 0
24
RS = Q= 0 (Reset) nếu R = 1 (dù S = 0 hay S = 1)
Khi cả S = 1 và R = 1, SR thực hiện Set trước sau đó là Reset cho địa chỉ được định tại
<address> , do đó trạng thái Reset (Q = 0) vẫn duy trì cho tới cuối vòng quét.

Ví dụ:

Hàm SR và Q4.0 = 1, khi chân S =1, R = 0.


Hàm SR và Q4.0 = 0, khi chân R =1.
1.8 Lệnh RESET SET Flip Flop

RS = Q= 0 (Reset) nếu R = 1 và S = 0
RS = Q= 1 (Set) nếu R = 0 và S = 1 và được duy trì cho dù S về 0
Nếu cả R = 1 và S = 1, RS thực hiện Reset trước sau đó là Set cho địa chị được định tại
<address>, do đó trạng thái Set (Q = 1) vẫn duy trì cho tới cuối vòng quét.
(Chú ý: trong LAD thứ tự S và R trong RS đặt ngược lại)
1.9 Lệnh nhảy – JMP
1.9.1 Lệnh nhảy không điều kiện
Lệnh nhảy JMP là lệnh nhảy đến nhãn để thực một đoạn chương trình nào đó trước
với nhãn đã được đặt. Nhãn nhảy có thể đặt tối đa 4 ký tự, ký tự đầu tiên phải là một chữ
cái hoặc ký tự “_”. Lệnh nhảy và điểm nhảy tới phải nằm trong một khối (độ dài lới nhất
lệnh nhảy = 64 kbyte). Tên nhãn phải giống với nhau và có sự phân biệt giữa chữ hoa và
chữ thường Đích nhảy chỉ xuất hiện một lần trong khối. Lệnh nhảy được sử dụng trong
khối OB, FB, FC.

Lệnh nhảy JMP không điều kiện là lệnh nhảy thực hiện đoạn chương trình bất chấp
RLO.

25
1.9.2 Lệnh nhảy có điều kiện
Là lệnh nhảy chỉ thực hiện được khi RLO =1. Ngoài ra còn có lệnh nhảy “JMPN” =
JUMP NOT được thực hiện khi RLO = “0”.

26
1.10 Tiếp điểm phát hiện cạnh lên

Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

Address BOOL I, Q, M, L, D Nhận biết cạnh lên

Ví dụ:

Hoạt động: M0.0 = 1, khi tổ hợp logic trước lệnh =1. Sau lệnh P cho ra 1 xung khi M
chuyển từ mức 0 lên mức 1, với độ rộng xung bằng 1 chu kỳ quét.

27
PHÉP TOÁN SỐ HỌC
2 Các loại timer
Bộ thời gian là bộ tạo thời gian trễ T mong muốn giữa tín hiệu logic đầu vào và tín hiệu
logic đầu ra.
Trong S7 300, có 5 loại timer khác nhau. Tất cả 5 loại timer này cùng bắt đầu tạo thời
gian trễ tín hiệu kể từ thời điểm có sườn lên ở tín hiệu đầu vào, tức là khi tín hiệu đầu vào
u(t) chuyển trạng thái logic từ 0 lên 1, được gọi là thời điểm timer được kích.

Thời gian trễ T mong muốn được khai báo với timer bằng một giá trị 16 bít, gồm hai
thành phần :
- Độ phân giải với đơn vị ms, có 4 loại độ phân giải khác nhau là 10ms, 100ms,
1s, 10s.
- Giá trị đặt trước PV(Preset Value).
Thời gian trễ mong muốn sẽ bằng T= Độ phân giải*PV
2.1 Giản đồ thời gian
Dùng I0.0 là đầu vào kích, Q4.0 là ngõ ra chịu sự tác động.

28
Một timer được đặt tên là Tx, trong đó x là số hiệu của timer (0<x<255, tuỳ loại
CPU). Ký hiệu Tx cũng là địa chỉ hình thức của thanh ghi CV(T-word) và của đầu ra T-
bit của timer đó. Một timer đang trong chế độ làm việc (sau khi được kích) có thể được
đưa về trạng thái chờ khởi động ban đầu, tức là chờ sườn lên của tín hiệu ban đầu.
Việc này được gọi là reset timer đó, tín hiệu reset timer được gọi là tín hiệu xóa
và khi tín hiệu xóa có giá trị bằng 1 thì Timer sẽ không làm việc. Tại thời điểm sườn lên
của tín hiệu xoá, T-word và T-bit của nó đều được xóa về 0, tức là thanh ghi đếm tức thời
CV được đặt về 0 và tín hiệu đầu ra cũng có giá trị logic bằng 0.
2.2Đặc điểm các loại thường dùng:
2.2.1 Lệnh timer xung (S_PULSE Pulse S5 Timer)

29
Kiểu dữ
Tham số quốc tế. Vùng nhớ Mô tả
liệu
T no Timer T Số hiệu thời gian

S BOOL I, Q, M, L, D Khởi động ngõ vào

TV; time value S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị thời gian cho trước

R BOOL I, Q, M, L, D Reset ngõ vào

Định giá trị giờ theo giá


BI WORD I, Q, M, L, D
trị nguyên

BCD WORD I, Q, M, L, D Định giá trị giờ theo BCD

Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của Timer


Mô tả chỉ dẫn theo giản đồ:

Ví dụ 1:

30
Ví dụ 2:

Hoạt động:
Khi I0.0 = 1, thì Q0.0 = 1 trong 2s. Nếu I0.0 = 0 trước 2s thì Q0.0 = 0 lập tức. I0.1 =1,
xoá bộ timer và Q0.0 =0.
Ví dụ 3:

31
2.2.2 Lệnh Timer đóng mạch chậm (S_ODT On – Delay S5 Timer)

32
Cách viết 1 Cách viết 2
Tham số quốc tế Kiểu dữ liệu Vùng nhớ Mô tả

T no Timer T Số hiệu timer


S BOOL I, Q, M, L, D Khởi động ngõ vào

TV; time value S5TIME I, Q, M, L, D Giá trị thời gian cho


trước
R BOOL I, Q, M, L, D Reset ngõ vào
BI WORD I, Q, M, L, D Định giá trị giờ theo giá
trị nguyên
Định giá trị giờ theo
BCD WORD I, Q, M, L, D
BCD
Q BOOL I, Q, M, L, D Trạng thái của Timer
Mô tả chỉ dẫn theo giản đồ:

Ví dụ 1:

Hoạt động:
- Khi I0.1 = 1, sau 15 s thì Q0.0 = 1.
- Khi I0.1 = 0, thì Q0.0 = 0.
33
- Khi I0.2 = 1, xoá bộ timer và Q0.0 = 0.

Ví dụ 2:

Hoạt động:
Khi I0.0 = 1, sau 2s thì Q4.0 = 1. Khi I0.0 = 0, thì Q4.0 = 0.
Khi I0.1 = 1, xoá bộ time và Q4.0 = 0.
2.2.3 Timer ngắt mạch chậm - S_OFFDT (S_OFFDT/SF Off-Delay S5 Timer)

Khi ngõ vào S = 1 thì biến Timer T no và ngõ ra Q = 1 Khi S = 0 thì sau TV s Q = 0

Nếu cổng R = 1 thì biến Timer T no và ngõ ra Q bị xoá.


- Khi I0.1 = 1 Q0.0 = 1, Q0.1=1, T5=1 và Q0.4=1
- Khi I0.1 = 0, thì và Q0.4=0 sau thời gian T.
- Khi I0.2 = 1, xoá tức thì biến timer và Q0.0 = 0, Q0. 1 = 0, Q0.4 = 0.
Ví dụ:

34
35
2.2.4 Timer mở rộng xung - S_PEXT (S_PEXT Extended Pulse S5)

Khi ngõ vào S = 1 thì biến T no và ngõ ra Q = 1 (cho dù trước đó S=0). Sau TV s duy
trì T no, Q, về 0. Nếu cổng R = 1 thì biến T no và ngõ ra Q bị xoá tức thì.

Ví dụ :

36
Hoạt động: Khi I0.1 = 1 mạch sẽ duy trì Q0.0=1, Q0.1=1, T5=1 và
Q0.4=1 trong 2s (dù I0.1 = 0).
- Sau 2s thì Q0.0 = 0, Q0.1=0, T5=0 và Q0.4=0
- Khi I0.2 = 1, xoá tức thì biến timer và Q0.0 = 0, Q0.1=0, Q0.4=0
2.2.5 Timer trễ theo sườn lên có nhớ S_ODTS (SS)

Khai báo tên Timer : T0, T1, ..v.v…


- Độ phân giải Timer : Có các độ phân giải là ms, s ( giây), m ( phút),
h ( giờ).
- Câu lệnh : S5T#giờH_phútM_giâyS_miligiâyMS.
- Giải thích lệnh: Khi có tín hiệu Enable = 1 ( hay khi có sườn lên của
tín hiệu Enable đồng thời tín hiệu vào bằng 1) ngay sau đó giá trị PV (Put
Value) chuyển vào thanh ghi T – word (CV). Trong khoảng thời gian trễ
T – bit có giá trị 0. Khi hết thời gian trễ T – bit có giá trị bằng 1.
- Timer SS chỉ bị tác động đầu vào khi tín hiệu Enable ON, không ảnh
hưởng của tín hiệu khi chuyển trạng thái từ “1” xuống “0” do dó cần Reset
lại Timer bằng lệnh Reset.
Ví dụ: Khi tín hiệu I0.2 chuyển trạng thái từ “0” lên “1” thì sau khoảng
thời gian T = 10s thì T1 ON ( mức 1). Khi T1 đã ON thì nó không bị ảnh
hưởng của tín hiệu Enable nữa mà sẽ giữ trạng thái 1. Do đó cần có lệnh
Reset Timer ở Network 3 để trả Timer lại trạng thái OFF.

You might also like