You are on page 1of 85

KINH TẾ VI MÔ

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ………………………………… ……..4

1.1. Giới thiệu tổng quan về kinh tế học ......................................................................................... 4


1.1.1. Kinh tế học và các bộ phận của kinh tế học ...................................................................... 4
1.1.1.1. Kinh tế học ..................................................................................................................... 4
1.1.1.2. Các bộ phận kinh tế học ................................................................................................. 5
1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc .......................................................... 6
1.1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản............................................................................................. 7
1.1.3. Các mô hình kinh tế .......................................................................................................... 8

1.2. Lý thuyết lựa chọn kinh tế ..................................................................................................... 11


1.2.1. Quy luật khan hiếm ......................................................................................................... 11
1.2.2. Chi phí cơ hội .................................................................................................................. 11
1.2.3. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier - PPF) ................ 13

CHƢƠNG 2. CUNG, CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN ........................................................................... 16

2.1. Cầu ......................................................................................................................................... 16


2.1.1. Các khái niệm .................................................................................................................. 16
2.1.2. Luật cầu ........................................................................................................................... 17
2.1.3. Di chuyển trên đƣờng cầu và dịch chuyển cầu ............................................................... 18
2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu ........................................................................................ 19
2.1.4.1. Thu nhập ....................................................................................................................... 20
2.1.4.2. Thị hiếu ........................................................................................................................ 21
2.1.4.3. Giá cả hàng hóa liên quan ............................................................................................ 21
2.1.4.4. Số lƣợng ngƣời tiêu dùng ............................................................................................. 21
2.1.4.5. Kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng về giá và thu nhập ......................................................... 21

2.2. Cung ....................................................................................................................................... 22


2.2.1. Các khái niệm .................................................................................................................. 22
2.2.2. Luật cung ......................................................................................................................... 23
2.2.3. Di chuyển trên đƣờng cung và dịch chuyển cung ........................................................... 24
2.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung ...................................................................................... 25
2.2.4.1. Chi phí sản xuất ............................................................................................................ 25
2.2.4.2. Công nghệ và năng suất sản xuất ................................................................................. 26
2.2.4.3. Giá cả hàng hóa liên quan ............................................................................................ 26
2.2.4.4. Số lƣợng nhà sản xuất .................................................................................................. 27
2.2.4.5. Kỳ vọng của nhà sản xuất ............................................................................................ 27

2.3. Cân bằng thị trƣờng ............................................................................................................... 27

1
KINH TẾ VI MÔ
2.3.1. Trạng thái cân bằng ......................................................................................................... 27
2.3.2. Sự điều chỉnh của thị trƣờng ........................................................................................... 28
2.3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng ....................................................................................... 29
2.3.3.1. Cung không đổi, cầu tăng hoặc giảm ........................................................................... 29
2.3.3.2. Cầu không đổi, cung tăng hoặc giảm ........................................................................... 29
2.3.3.3. Cung, cầu cùng thay đổi ............................................................................................... 30

2.4. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trƣờng............................................................................ 32


2.4.1. Giá trần hoặc giá tối đa (Ceiling prices) ......................................................................... 32
2.4.2. Giá sàn hoặc giá tối thiểu (Floor Prices) ......................................................................... 33
2.4.3. Chính sách thuế (Tax) ..................................................................................................... 34
2.4.4. Chính sách trợ cấp ........................................................................................................... 35

2.5. Độ co giãn .............................................................................................................................. 36


2.5.1. Độ co giãn của cầu theo giá ............................................................................................ 36
2.5.2. Độ co giãn của cung theo giá .......................................................................................... 38

CHƢƠNG 3. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG .................................................. 41

3.1. Lý thuyết Lợi ích.................................................................................................................... 41


3.1.1. Khái niệm lợi ích ............................................................................................................. 41
3.1.2. Tổng lợi ích và lợi ích biên ............................................................................................. 41
3.1.3. Quy luật lợi ích biên giảm dần ........................................................................................ 43

3.2. Lý thuyết đẳng ích ................................................................................................................. 43


3.2.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 43
3.2.2. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRSXY) .................................................................................... 45

3.3. Đƣờng ngân sách ................................................................................................................... 46


3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 46
3.3.2. Đặc điểm ......................................................................................................................... 47
3.3.3. Sự dịch chuyển của đƣờng ngân sách ............................................................................. 48

3.4. Sự lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu dùng ................................................................................. 49

CHƢƠNG 4. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƢỜI SẢN XUẤT .................................................... 52

4.1. Lý thuyết sản xuất .................................................................................................................. 52


4.1.1. Hàm sản xuất ................................................................................................................... 52
4.1.2. Năng suất trung bình (AP) .............................................................................................. 53
4.1.3. Năng suất biên (MP) ....................................................................................................... 53

4.2. Các nguyên tắc sản xuất......................................................................................................... 55

2
KINH TẾ VI MÔ
4.2.1. Lựa chọn các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) với chi phí thấp nhất ............................. 55
4.2.2. Phƣơng pháp cổ điển ....................................................................................................... 56
4.2.3. Phƣơng pháp hình học ..................................................................................................... 57
4.2.3.1. Đƣờng đẳng lƣợng ....................................................................................................... 57
4.2.3.2. Đƣờng đẳng phí ............................................................................................................ 59
4.2.3.3. Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi phí sản xuất tối thiểu ......................................... 61

4.3. Lý thuyết chi phí .................................................................................................................... 63


4.3.1. Bản chất của chi phí ........................................................................................................ 63
4.3.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn ....................................................................... 64
4.3.2.1. Các khái niệm ............................................................................................................... 64
4.3.2.2. Mối quan hệ giữa MC và ATC; MC và AVC .............................................................. 70

4.4. Quyết định sản xuất ............................................................................................................... 70


4.4.1. Một số khái niệm ............................................................................................................. 70
4.4.2. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận ...................................................................................... 71

CHƢƠNG 5. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN ...................................................................... 72

5.1. Cấu trúc thị trƣờng ................................................................................................................. 72


5.1.1. Phân loại thị trƣờng ......................................................................................................... 72
5.1.2. Cạnh tranh trong cấu trúc thị trƣờng ............................................................................... 72

5.2. Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo ............................................................................................. 73


5.2.1. Đặc điểm ......................................................................................................................... 73
5.2.2. Đƣờng cầu thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo ..................................................................... 73
5.2.3. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn ................................................................................ 74
5.2.4. Thặng dƣ tiêu dùng và thặng dƣ sản xuất ....................................................................... 78
5.2.5. Minh họa mô hình cạnh tranh hoàn hảo .......................................................................... 79

5.3. Thị trƣờng độc quyền ............................................................................................................. 81


5.3.1. Đặc điểm ......................................................................................................................... 81
5.3.2. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn .................................................. 81
5.3.3. Minh họa mô hình độc quyền .......................................................................................... 83

3
KINH TẾ VI MÔ
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
1.1. Giới thiệu tổng quan về kinh tế học
1.1.1. Kinh tế học và các bộ phận của kinh tế học
1.1.1.1. Kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức vận hành của một nền kinh tế
nói chung và cách ứng xử của từng thành phần kinh tế nói riêng. Nền kinh tế có ba thành
phần cơ bản là hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ. Các thành phần tƣơng tác với
nhau tạo nên hoạt động của nền kinh tế.
Để hiểu đƣợc nền kinh tế vận hành nhƣ thế nào, chúng ta hãy xem xét các thành
phần của nền kinh tế và sự tƣơng tác lẫn nhau giữa các thành phần này. Trong nền kinh tế
giản đơn, các thành phần của nền kinh tế bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính
phủ:
- Hộ gia đình là những ngƣời tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài
ra, hộ gia đình là nguồn cung cấp lao động, tài nguyên, vốn và quản lý vốn cho các doanh
nghiệp nhằm có thu nhập để mua sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp để duy trì
cuộc sống.
- Doanh nghiệp là những ngƣời bán các sản phẩm hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng hay
Chính phủ; ngoài ra, doanh nghiệp còn là những ngƣời mua sức lao động, tài nguyên,
vốn, quản lý của hộ gia đình nhằm sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.
- Chính phủ là một tổ chức gồm nhiều cấp; ban hành các luật, quy định và vận hành nền
kinh tế theo một cơ chế dựa trên luật. Chính phủ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công
cộng nhƣ: an ninh quốc phòng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giao thông, giáo
dục. Bằng cách thay đổi và điều chỉnh luật, quy định, thuế. Chính phủ có thể tác động đến
sự lựa chọn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

4
KINH TẾ VI MÔ
Điều này có thể đƣợc mô tả bằng sơ đồ sau đây:
Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ

Thị trƣờng sản phẩm


Tiền (chi tiêu) Tiền (doanh thu)
Thuế
Thuế
Hộ gia đình Chính phủ Doanh nghiệp
Trợ cấp Trợ cấp
Yếu tố Yếu tố
sản Tiền (thu nhập) Tiền (chi phí) sản
xuất xuất
Thị trƣờng yếu tố sản xuất

Hình 1.1: Sơ đồ dịch chuyển trong nền kinh tế


Hình 1.1 cho thấy rằng, hộ gia đình đóng vai trò ngƣời mua trên thị trƣờng sản
phẩm. Họ dùng tiền (thu nhập) để mua các hàng hóa và dịch vụ cần thiết do các doanh
nghiệp sản xuất ra. Các doanh nghiệp đóng vai trò của ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch
vụ. Trên thị trƣờng yếu tố sản xuất, các hộ gia đình lại đóng vai trò của ngƣời cung cấp
các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đóng vai trò của ngƣời mua.
Chính phủ cũng tham gia vào hai thị trƣờng đó với tƣ cách là ngƣời cung cấp hàng hóa và
dịch vụ; ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập đối với
doanh nghiệp và hộ gia đình.
1.1.1.2. Các bộ phận kinh tế học
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của cá nhân và doanh nghiệp và các
tƣơng tác giữa các quyết định này trên thị trƣờng. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị
cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị
kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế. Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải
thích giá và lƣợng của một hàng hóa cụ thể. Kinh tế học vị mô còn nghiên cứu các quy
định, thuế của Chính phủ tác dộng đến giá và lƣợng hàng hóa và dịch vụ cụ thể. Ví dụ,
kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lƣợng gạo, đồng thời
nghiên cứu các quy định và thuế của Chính phủ tác động đến giá cả và lƣợng sản xuất
gạo trên thị trƣờng.

5
KINH TẾ VI MÔ
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc dân và kinh tế toàn cầu, xem xét
xu hƣớng phát triển và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của
nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Mục tiêu phân tích
của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu nhập,
tổng sản lƣợng sản xuất. Kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của Chính phủ nhƣ
thuế, chi tiêu, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và thu nhập. Ví dụ, kinh tế học vĩ mô
nghiên cứu chi tiêu ngân sách của một quốc gia.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau về đối tƣợng nghiên cứu
nhƣng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau mà bổ
sung cho nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà
nƣớc. Muốn hiểu đƣợc toàn bộ nền kinh tế, chúng ta phải hiểu từng tế bào của nền kinh tế
đó. Ngƣợc lại, để hiểu tại sao các tế bào của nền kinh tế phát triển tốt hay không tốt,
chúng ta phải hiểu đƣợc bức tranh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: là kinh tế học giải thích sự hoạt đông của nền kinh tế
một cách khách quan và khoa học. Đó là việc các nhà kinh tế sẽ sử dụng các lý thuyết và
mô hình để giải thích và dự đoán một cách khách quan các hiện tƣợng kinh tế đã, đang và
sẽ diễn ra. Các nhà kinh tế ở đây đƣợc xem nhƣ những nhà khoa học, và các nhà khoa
học này đƣa ra những nhận định một cách khách quan.
Ví dụ: Lạm phát là nguyên nhân làm cho thu nhập thực tế của dân cƣ giảm.
Kinh tế học chuẩn tắc: là kinh tế học nhằm đƣa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến
nghị dựa trên những đánh giá mang tính chất chủ quan của cá nhân. Đó là việc các nhà
kinh tế đƣa ra các hƣớng dẫn và các quan điểm đánh giá cá nhân về các hiện tƣợng kinh
tế. Các nhà kinh tế ở đây đƣợc xem nhƣ các nhà tƣ vấn, và các nhà tƣ vấn này đƣa ra
những nhận định một cách chủ quan.
Ví dụ: Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ ngƣời già và trẻ em.

6
KINH TẾ VI MÔ
1.1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản
Để hiểu đƣợc sự vận hành của nền kinh tế, chúng ta phải nhận thức đƣợc những
vấn đề cơ bản mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải giải quyết. Đó là:
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất nhƣ thế nào?
- Sản xuất cho ai?
 Sản xuất cái gì?
Vấn đề đầu tiên có thể đƣợc hiểu nhƣ là: “Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản
xuất?”. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự tƣơng tác giữa ngƣời mua và ngƣời bán vì hữu
dụng cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ đƣợc sản xuất. Sự cạnh tranh làm
cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung cấp sản phẩm có chất lƣợng
cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại
sao ngƣời tiêu dùng có “quyền tối thƣợng” xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ
đƣợc sản xuất. Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng mặc dù các biện pháp
tiếp thị có thể ảnh hƣởng cầu tiêu dùng, nhƣng ngƣời tiêu dùng mới chính là ngƣời quyết
định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ đƣợc mua.
Nếu vì lý do nào đó, ngƣời tiêu dùng mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn,
điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả, lƣợng
sản xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận
cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trƣờng trong dài hạn và vì vậy
cung thị trƣờng sẽ tăng lên. Lợi nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu trong ngắn hạn
dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống. Điều này có thể giải thích sự phù hợp với khái
niệm quyền tối thƣợng của ngƣời tiêu dùng.
 Sản xuất như thế nào?
Vấn đề thứ hai có thể phát biểu một cách hoàn chỉnh nhƣ là: “Sản phẩm và dịch
vụ được sản xuất bằng cách nào?”. Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn
lực nào đƣợc sử dụng và phƣơng pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng
hạn, để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện,

7
KINH TẾ VI MÔ
điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phƣơng pháp sản xuất nào còn phải xem xét
trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi
quốc gia.
 Sản xuất cho ai?
Vấn đề thứ ba là khi chúng ta sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ thì ai sẽ là ngƣời
nhận sản phẩm hay dịch vụ đó. Trong nền kinh tế thị trƣờng, thu nhập và giá cả xác định
ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Ví dụ: Ngƣời mua muốn có những chiếc xe hơi
hiện đại nhất nhƣng nếu ngƣời mua có thu nhập thấp thì cho dù xe hơi hiện đại nhất thỏa
mãn nhu cầu thì ngƣời mua cũng không thể mua chiếc xe hơi đó.
1.1.3. Các mô hình kinh tế
Trong một nền kinh tế, một doanh nghiệp, việc lựa chọn mô hình kinh tế có ảnh
hƣởng quyết định đến việc lựa chọn mô hình kinh tế có ảnh hƣởng quyết định đến việc
lựa chọn kinh tế tối ƣu. Mỗi một mô hình kinh tế đều có cách lựa chọn các vấn đề kinh tế
cơ bản của một doanh nghiệp.
Các nƣớc khác nhau đã lựa chọn các hệ thống kinh tế khác nhau để phát triển nền
kinh tế của mình, để giải quyết những vẫn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất
nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Những hệ thống kinh tế khác nhau đó là: kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, kinh tế thị trƣờng, kinh tế hỗn hợp.
 Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Trong một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung tất cả việc lựa chọn ba vấn đề kinh
tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai, đều do Nhà nƣớc thực
hiện. Nhà nƣớc giao chỉ tiêu pháp lện cho các ngành, các địa phƣơng và cơ sở sản xuất
kinh doanh. Nhà nƣớc tiến hành quốc hữu hóa, tập thể hóa, xóa bỏ tƣ nhân, nhà nƣớc cấp
phát vốn và vật tƣ cho các ngành, các địa phƣơng và cơ sở để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất. Saukhi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm và tích lũy cho Nhà nƣớc theo
chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nƣớc sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan
Nhà nƣớc, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu
dùng không đƣợc quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà Nhà nƣớc có chứ không phải cái
mà ngƣời tiêu dùng cần. Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nƣớc quy định để tiến

8
KINH TẾ VI MÔ
hành phân phối cho sản xuất và tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu
hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng ăn chênh lệch giá…
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có những ƣu, nhƣợc điểm sau đây:
- Ưu điểm: Quản lý đƣợc tập trung thống nhất và giải quyết đƣợc những nhu cầu công
cộng của xã hội, giải quyết đƣợc những vấn đề xã hội và an ninh, hạn chế đƣợc phân hóa
giàu – nghèo và bất công xã hội, tập trung đƣợc nguồn lực để giải quyết các cân đối lớn
của nền kinh tế quốc dân.
- Nhược điểm: Tập trung quan liêu, bao cấp không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát
triển, phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng, chủ quan, bộ máy nặng
nề, cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực, phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả,
các doanh nghiệp thƣờng chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo. Sự can thiệp trực tiếp
của nhà nƣớc vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp là một nhƣợc điểm không
nhỏ của kinh tế kế hoạch tập trung. Có thể nói, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền
kinh tế quan liêu bao cấp.
 Mô hình kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trƣờng đồi hỏi phải giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất
cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai, đều thông qua hoạt động của quan hệ cung
cầu trên thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả thị trƣờng có vai trò quyết định
trong quá trình lựa chọn và ra quyết định. Giá cả thị trƣờng do quan hệ cung cầu quyết
định và phản ánh quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trƣờng. Nền kinh tế thị trƣờng tôn
trọng các hoạt động của thị trƣờng, quy luật sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Các doanh
nghiệp đƣợc lợi nhuận dẫn dắt để ra các quyết định tối ƣu về các vấn đề kinh tế cơ bản.
Nền kinh tế thị trƣờng có những ƣu nhƣợc điểm sau đây:
- Ưu điểm: Do có động cơ về lợi nhuận cho nên nó thúc đẩy việc đổi mới và phát triển;
bảo đảm cho các nhà sản xuất, kinh doanh và ngƣời tiêu dùng tự do chọn lựa và quyết
định việc sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của mình.
Thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trƣờng mà thúc đẩy các nhà sản xuất kinh
doanh tìm mọi biện pháp để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất
nƣớc, của ngành, của địa phƣơng và của từng cơ sở kinh doanh; có tác dụng tự điều chỉnh

9
KINH TẾ VI MÔ
và cân bằng trên thị trƣờng làm thay đổi quan hệ cung cầu; đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc
những cán bộ quản lý biết làm việc năng động, sáng tạo vì lợi nhuận tối đa.
- Nhược điểm: Do cạnh tranh vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất cho nên
sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội có thể rộng ra, dẫn
đến những vấn đề xã hội. Vì động cơ lợi nhuận cho nên số nhu cầu công cộng rất cần cho
xã hội và mọi ngƣời, nhƣng lợi nhuận thấp hoặc không có sẽ khó đƣợc thực hiện; những
yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không đƣợc giải quyết thỏa đáng.
 Mô hình kinh tế hỗn hợp
Để khắc phục những nhƣợc điểm của nền kinh tế thị trƣờng, kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới đã lựa chọn nền kinh tế hỗn hợp để phát triển
nền kinh tế của mình. Nền kinh tế hỗn hợp đòi hỏi trƣớc hết phải phát triển các quan hệ
cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai trò của giá cả thị trƣờng, lấy lợi nhuận làm mục tiêu
và động cơ phấn đấu; mặt khác nền kinh tế hỗn hợp cũng đòi hỏi phải tăng cƣờng vai trò
và sự can thiệp của Nhà nƣớc. Sự can thiệp của Nhà nƣớc là đòi hỏi tất yếu để khắc phục
những khuyết tật của nền kinh tế thị trƣờng. Nhƣ vậy, nền kinh tế hỗn hợp là một nền
kinh tế tối ƣu hơn đƣợc áp dụng để phát triển kinh tế hiện nay. Phát triển nền kinh tế hỗn
hợp đòi hỏi phải coi trọng cả vai trò của thị trƣờng và vai trò của Chính phủ, sự khác
nhau giữa các nƣớc chỉ là mức độ can thiệp của Chính phủ mà thôi. Chẳng hạn, ở Việt
Nam phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc. Có
thể kết luận rằng, nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế vừa phát huy đƣợc nhân tố
khách quan vừa coi trọng các nhân tố chủ quan. Đó là xu thế phát triển tất yếu của nền
kinh tế của các nƣớc trên thế giới hiện nay.
Mô hình kinh tế này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ
bản của các doanh nghiệp ở Việt Nam theo hƣớng vừa bảo đảm cho sự tăng trƣởng, đạt
lợi nhuận cao hiệu quả lớn trong kinh doanh, vừa quan tâm đúng mức đến những vấn đề
công bằng xã hội, văn minh, sự bền vững môi trƣờng sinh thái và an ninh trong từng
doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp trong quá trình lựa chọn tối ƣu.

10
KINH TẾ VI MÔ
1.2. Lý thuyết lựa chọn kinh tế
1.2.1. Quy luật khan hiếm
Bất cứ ở một quốc gia nào thì Chính phủ, ngƣời tiêu dùng và nhà sản xuất của
quốc gia đó đều phải đối diện với quy luật khan hiếm, bởi nhu cầu của quốc gia và cá
nhân vô hạn nhƣng nguồn lực hữu hạn, hay nói cách khác quy luật khan hiếm là mâu
thuẫn giữa nhu cầu vô hạn và nguồn lực hữu hạn của mỗi quốc gia và cá nhân.
Nhu cầu là những trạng thái cần thỏa mãn, cần đạt đƣợc trong tâm thức. Nhu cầu
của mọi đối tƣợng đều nảy sinh liên tục theo sự phát triển của quốc gia nên nhu cầu
không bao giờ có điểm kết thúc. Nhu cầu của quốc gia là cần có nhiều vốn để xây dựng
tất cả những dự án nào sẽ đƣa quốc gia phát triển và cuộc sống ngƣời dân tốt nhất. Nhu
cầu cá nhân là cần có nhiều tiền để có thể mua đƣợc mọi thứ dù ở mức giá nào.
Nguồn lực hữu hạn đƣợc xét ở hai đối tƣợng là cá nhân và quốc gia.
 Đối với cá nhân: Tiền bạc, thời gian và năng lực cá nhân.
 Đối với quốc gia:
- Tài nguyên thiên nhiên: rừng, dầu mỏ, khoáng sản…
- Nguồn nhân lực: toàn bộ sức lao động về phƣơng diện tay chân và trí óc của con
ngƣời.
- Vốn: vốn của quốc gia không phải là tiền mà toàn bộ tƣ liệu sản xuất nhƣ nhà
xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển… đƣợc sử dụng trong quá trình sản
xuất hàng hóa.
- Công nghệ: bao gồm kiến thức, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Vấn đề đặt ra cho mọi quốc gia, mọi cá nhân là làm sao giải quyết ba vấn đề kinh
tế cơ bản một cách có hiệu quả nhất, làm sao khi mọi quốc gia, mọi cá nhân sử dụng hết
nguồn lực có thể đem lại nhu cầu cao nhất cho mọi quốc gia, mọi cá nhân.
1.2.2. Chi phí cơ hội
Nhƣ đã đề cập ở trên, kinh tế học nghiên cứu cách thức cá nhân và nền kinh tế giải
quyết với vấn đề khan hiếm, không đủ nguồn lực cung cấp để thỏa mãn các nhu cầu của
cá nhân và xã hội do đó các cá nhân và xã hội phải đƣa ra sự lựa chọn. Sự lựa chọn đƣợc

11
KINH TẾ VI MÔ
thực hiện nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của những thành viên kinh tế. Các thành viên
kinh tế có các mục tiêu khác nhau và gặp phải các ràng buộc khác nhau. Đối với ngƣời
tiêu dùng, sự lựa chọn của họ là kết quả của tƣơng tác giữa hai loại hiện tƣợng khác biệt.
Đó là sự ƣu tiên, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, các cơ hội tiêu dùng và hạn chế ngân sách
của họ. Thị hiếu và sự ƣu tiên của ngƣời tiêu dùng khó quan sát và rất khác nhau. Các cơ
hội tiêu dùng và hạn chế ngân sách của họ có thể quan sát đƣợc thông qua giá của hàng
hóa và thu nhập của họ. Đối với ngƣời tiêu dùng, mục tiêu của họ là tối đa hóa hữu dụng
– tối đa hóa sự thỏa mãn mà tiêu dùng hàng hóa mang lại.
Doanh nghiệp cũng có nhiều mục tiêu và để đơn giản hóa vấn đề, ngƣời ta thƣờng
coi đó là sự theo đuổi mục tiêu đơn giản, duy nhất là lợi nhuận. Và nhƣ vậy, khi đƣa ra
quyết định doanh nghiệp phải xem xét các hạn chế về ngân sách, về giá của các yếu tố
đầu vào và công nghệ để đƣa ra quyết định sản xuất nhằm thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhất.
Chính phủ cũng phải đƣa ra sự lựa chọn khó khăn của mình nhằm đạt đƣợc mục
tiêu tối đa hóa phúc lợi công cộng. Chính phủ cũng gặp hạn chế về ngân sách và phải đƣa
ra quyết định về sử dụng ngân sách hữu hạn đó sao cho hữu dụng của xã hội là lớn nhất.
Chi phí cơ hội của bất kỳ sự lựa chọn nào đƣợc xác định nhƣ là chi phí của sự lựa
chọn tốt nhất bị bỏ qua liên quan đến lựa chọn hiện tại. Chúng ta hãy xem xét một vài ví
dụ về chi phí cơ hội:
- Ví dụ 1: Chi phí cơ hội của bạn trong việc học đại học đó là thu nhập bị bỏ qua khi bạn
đi làm mà không theo học đại học
- Ví dụ 2: Một ngƣời có 3 phƣơng án kinh doanh và lợi nhuận tƣơng ứng với mỗi phƣơng
án kinh doanh nhƣ sau:
STT Phƣơng án kinh doanh Lợi nhuận hằng năm
1 Cho thuê văn phòng 1.500 triệu đồng
2 Mở quán cafe 500 triệu đồng
3 Mở nhà hàng 1.200 triệu đồng
Phƣơng án 1 có lợi nhuận cao nhất 1.500 triệu đồng nên đem lại sự thỏa mãn nhu
cầu cao nhất, do đó ngƣời này sẽ chọn phƣơng án 1 mà từ bỏ phƣơng án 2, 3. Chúng ta
xem từng phƣơng án thì ta thấy phƣơng án 3 là là phƣơng án có lợi nhuận cao nhất trong

12
KINH TẾ VI MÔ
những phƣơng án mà ngƣời này đã từ bỏ, nên lợi nhuận 1.200 triệu đồng là chi phí cơ hội
của phƣơng án 1.
Đối với ngƣời tiêu dùng thì tiền bạc, thời gian là có hạn nên ngƣời tiêu dùng
không thể sử dụng tiền bạc, thời gian để thỏa mãn cho nhu cầu vô hạn của họ. Khi ngƣời
tiêu dùng muốn dùng thời gian đi học thì phải từ bỏ đi làm, ngƣời tiêu dùng muốn mua
sản phẩm hay dịch vụ nào thì phải từ bỏ sản phẩm hay dịch vụ khác.
Đối với nhà sản xuất thì vốn và thời gian là có hạn nên nhà sản xuất không thể sử
dụng vốn và thời gian để thỏa mãn nhu cầu vô hạn đó. Khi các nhà sản xuất muốn dùng
vốn đầu tƣ vào kinh doanh lĩnh vực này thì phài từ bỏ đầu tƣ vào kinh doanh lĩnh vực
khác.
Đối với Chính phủ thì ngân sách là có hạn nên Chính phủ không thể sử dụng ngân
sách để thỏa mãn nhu cầu vô hạn. Khi Chính phủ chi ngân sách cho dự án xây dựng các
trƣờng học thì phải từ bỏ dự án xây dựng các bệnh viện
1.2.3. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier - PPF)
Hiện nay, mọi hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ của các quốc gia đều phải
đối diện với quy luật khan hiếm do nguồn lực hữu hạn, nên khả năng sản xuất của mọi
thành phần kinh tế đều có giới hạn.
Các nhà kinh tế đã sử dụng đƣờng giới hạn khả năng sản xuất để mô tả cho khái
niệm khan hiếm. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất cho biết lƣợng tối đa của một sản
phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất đƣợc với nguồn lực đầu vào không đổi.
Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các giả định sau:
- Chỉ có 2 sản phẩm đƣợc sản xuất.
- Khối lƣợng các nguồn lực của nền kinh tế là có giới hạn.
- Giả định các yếu tố khác không đổi (chẳng hạn biến cố chiến tranh xuất hiện).
Ví dụ: Giả định nền kinh tế chỉ sản xuất có hai sản phẩm: lƣơng thực và xe hơi và
hai ngành này dùng toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế quyết định sử
dụng toàn bộ nguồn lực cho sản xuất lƣơng thực, sản lƣợng lƣơng thực đƣợc sản xuất là
30 triệu tấn. Ngƣợc lại, nếu toàn bộ nguồn lực đƣợc sử dụng cho sản xuất xe hơi, nền
kinh tế sẽ sản xuất đƣợc 150 ngàn chiếc. Giữa hai khả năng này, nền kinh tế có nhiều khả

13
KINH TẾ VI MÔ
năng kết hợp khác. Nếu từ bỏ một số lƣợng lƣơng thực nhất định sẽ có thêm một số
lƣợng xe hơi. Giả định những khả năng có thể kết hợp khác nhau đƣợc mô tả trong Bảng
sau:
Bảng 1.1: Mô tả các kết hợp trong đường giới hạn khả năng sản xuất

Kết hợp Ô tô (chiếc) Máy tính (cái)

A 0 500
B 30 400
C 60 250
D 90 0
Bảng 1.1 cho biết có 6 kết hợp khác nhau giữa xe hơi và lƣơng thực. Mặc dù kết
hợp khác nhau nhƣng tổng nguồn lực đầu vào đều bằng nhau.

Ô tô
D
90 C
60 E
50 B
30

250 300 400 500 Máy tính

Hình 1.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất


Sản lƣợng lƣơng thực đƣợc thể hiện trên trục tung; số lƣợng ô tô đƣợc thể hiện
trên trục hoành. Chúng ta xác định giỏ hàng A, B, C, D sẽ tạo nên đƣờng giới hạn khả
năng sản xuất (PPF) nhƣ Hình 1.2. Do nguồn lực sẵn có của nền kinh tế không đáp ứng
đƣợc nhu cầu vô hạn. Nhìn vào Hình 1.2, chúng ta thấy giỏ hàng E đạt 50 chiếc ô tô và
300 cái máy tính nhƣng giỏ hàng E nằm ngoài đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
thể hiện do nền kinh tế có nguồn lực khan hiếm nên không sản xuất đƣợc 50 chiếc ô tô và
300 cái máy tính. Cho dù sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có của nền kinh tế tốt và hiệu

14
KINH TẾ VI MÔ
quả, thì vẫn không thể sản xuất đƣợc những giỏ hàng nằm ngoài đƣờng giới hạn khả năng
sản xuất (PPF).
Hiệu quả đƣợc thể hiện khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có của nền kinh tế sẽ
tạo ra đƣợc những giỏ hàng với số lƣợng tối đa. Hay nói cách khác, những giỏ hàng nào
nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF) thể hiện nền kinh tế sử dụng nguồn lực
có hiệu quả. Nhìn vào Hình 1.2, chúng ta thấy giỏ hàng A, B, C, D nằm trên đƣờng giới
hạn khả năng sản xuất (PPF) nên những giỏ hàng đó thể hiện nền kinh tế sử dụng nguồn
lực có hiệu quả.

15
KINH TẾ VI MÔ
CHƢƠNG 2. CUNG, CẦU VÀ ĐỘ CO GIÃN
2.1. Cầu
2.1.1. Các khái niệm
Cầu là số lƣợng hàng hóa hay dịch vụ mà ngƣời mua có khả năng và sẵn sang mua
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (tất cả các yếu tố khác không đổi).
Nhƣ vậy, khi nói đến cầu chúng ta phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý
muốn sẵn sàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đó.
Một khái niệm quan trọng nữa là lƣợng cầu. Lượng cầu là lƣợng hàng hóa và dịch
vụ mà ngƣời mua sẵn sang hoặc có khả năng mua ở mức giá đã cho trong một thời gian
nhất định. Nhƣ vậy, chúng ta nhận thấy cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa lƣợng cầu và giá.
Biểu cầu là bảng chỉ số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (tất cả các
yếu tố khác không đổi).
Bảng 2.1: Biểu cầu về một hàng hóa được sản xuất tại quốc gia A trong năm 2006
Kết hợp Giá (USD/cái) Lƣợng cầu (nghìn cái)
A 1000 1100
B 1400 900
C 1800 700
D 2200 500
E 2600 300
F 3000 100
Bảng 2.1 cho thấy, giá 2600 USD/laptop, cầu bằng 300 nghìn cái. Nhƣng khi giá
giảm xuống 2200 USD, cầu là 500 nghìn cái. Nhƣ vậy, lƣợng cầu thay đổi tùy thuộc và
thay đổi giá.
Đường cầu: Mối quan hệ giữa giá và lƣợng cầu có thể đƣợc thể hiện bằng đồ thị.
Theo quy ƣớc, trục tung biểu diễn giá, còn trục hoành biểu diễn lƣợng cầu. Một điểm
chung của các đƣờng cầu là chúng nghiêng xuống dƣới về phía phải.

16
KINH TẾ VI MÔ
P
F
3000
E
2600
D
2200
C
1800
B D
1400
A
1000
A

100 300 500 700 900 1100 Q

Hình 2.1: Đường cầu của số liệu Bảng 2.1


Hình 2.1 cho biết đƣờng cầu của máy Laptop. Trên trục tung thể hiện giá của hàng
hóa. Lƣợng cầu tƣơng ứng tính bằng nghìn cái thể hiện trên trục hoành. Điểm A cho biết
1,1 triệu cái trong năm là lƣợng cầu ở giá 1000 USD/Laptop. Điểm B cho biết 900 nghìn
lƣợng hàng hóa ở giá 1400 USD/cái. Bằng cách thể hiện các điểm kết hợp trong Bảng 2.1
trên đồ thị và nối chúng lại với nhau sẽ có đƣờng cầu D. Đƣờng cầu dốc xuống từ trái qua
phải vì giá và lƣợng cầu có quan hệ nghịch chiều, khi giá cả hàng hóa giảm đi ngƣời tiêu
dùng sẽ mua với số lƣợng nhiều hơn và ngƣợc lại.
Cầu thị trường: là tổng số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà mọi ngƣời sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho. Cầu thị
trƣờng là tổng hợp các cầu cá nhân
2.1.2. Luật cầu
Luật cầu: Quan hệ nghịch biến tồn tại giữa giá và lƣợng cầu trong khoảng thời
gian nhất định (tất cả các yếu tố khác không đổi).
Với các yếu tố khác không đổi, thông thƣờng, ngƣời tiêu dùng sẽ mua số lƣợng
hàng hóa hoặc dịch vụ nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua số lƣợng ít hơn
nếu mức giá tăng lên. Lƣợng cầu của hàng hóa và dịch vụ phổ biến có mối liên hệ nghịch
chiều với giá. Phƣơng trình đƣờng cầu thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích kinh tế có
dạng:
QD = f(P) = a + bP
Trong đó, b là độ dốc và có giá trị âm.

17
KINH TẾ VI MÔ
Độ dốc của đƣờng cầu đƣợc xác định bởi công thức sau:

Với giả định các yếu tố khác không đổi, bất kì một sự thay đổi nào của giá sẽ làm
thay đổi lƣợng cầu tƣợng ứng và chỉ tạo chuyển động trƣợt dọc trên đƣờng cầu nhƣng
không làm dịch chuyển đƣờng cầu.
Ví dụ: Cho biết số liệu về cầu một hàng hóa trong năm 2014 của một quốc gia nhƣ sau:
P (USD/đơn vị) Lƣợng (đơn vị)
1000 1100
1400 900
1800 700
2200 500
2600 300
3000 100
Xác định phƣơng trình đƣờng cầu của hàng hóa này?
Giải:
Phƣơng trình đƣờng cầu có dạng: QD = a + bP (*)
- Thế Q = 1100 và P = 1000 vào (*) ta có: 1100 = a + 1000b (1)
- Thế Q = 600 và P = 2000 vào (*) ta có: 600 = a + 2000b (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phƣơng trình: {

Giải hệ phƣơng trình suy ra: {

Vậy phƣơng trình đƣờng cầu có dạng: Qd = 1600 – 1/2P


2.1.3. Di chuyển trên đƣờng cầu và dịch chuyển cầu
Nhƣ đã đề cập ở trên, cầu là mối quan hệ toàn bộ giữa giá và lƣợng, nhƣ có thể
thấy trong biểu cầu và lƣợng cầu, nhƣng không có sự thay đổi cầu của hàng hóa. Khi đó,
sự di chuyển từ D đến C đƣợc gọi là sự di chuyển trên đƣờng cầu. Nhƣ hình 2.2 minh
họa, khi giá giảm từ 2200 xuống 1800 làm tăng lƣợng cầu từ 500 lên 700, nhƣng không
làm giảm cầu

18
KINH TẾ VI MÔ
P
F
3000
E
2600
D
2200
C
1800
B D
1400
A
1000
A

100 300 500 700 900 1100 Q

Hình 2.2: Dịch chuyển trên đường cầu


Sự thay đổi cầu chỉ diễn ra khi mối quan hệ giữa giá và lƣợng cầu thay đổi. Vị trí
của đƣờng cầu thay đổi khi cầu thay đổi. Nếu đƣờng cầu dịch chuyển sang phải hoặc
sang trái khi đó chúng ta có thể nói cầu đã thay đổi. Biểu đồ dƣới đây minh họa cho sự
dịch chuyển cầu (từ D sang D’). Lƣu ý rằng sự dịch chuyển cầu sang phía phải gọi là sự
tăng cầu, lƣợng cầu lớn hơn tại mội mức giá.
P
F
3000
E
2600
D
2200 D’
C
1800
B D
1400
A
1000
A

100 300 500 700 900 1100 Q

Hình 2.3: Dịch chuyển cầu


2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu
Đƣờng cầu cho biết mối quan hệ giữa giá và lƣợng cầu khi các yếu tố khác đƣợc
giả định không đổi. Những yếu tố khác ở đây là những gì? Theo các nhà kinh tế học: Thu
nhập, Sở thích (thị hiếu) của ngƣời tiêu dùng, Giá cả của các hàng hóa liên quan, Số
lƣợng ngƣời tiêu dùng, Kì vọng của ngƣời tiêu dùng về giá và thu nhập.

19
KINH TẾ VI MÔ
2.1.4.1. Thu nhập
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định cầu. Thu nhập ảnh hƣởng trực tiếp
đến khả năng mua của ngƣời tiêu dùng.

P D1 P D0
D0 D2

P0 P0

Q0 Q1 Q Q2 Q0 Q

(a) (b)
Hình 2.4: Ảnh hưởng của thu nhập
Hình 2.4(a): Khi thu nhập tăng, với những yếu tố khác không đổi (bao gồm cả giá
của hàng hóa đang phân tích), đƣờng cầu dịch chuyển sang bên phải. Cùng mức giá P0
nhƣng lƣợng cầu bây giờ là Q1.
Hình 2.4(b): Khi thu nhập giảm, với những yếu tố khác không đổi, đƣờng cầu dịch
chuyển sang bên trái. Cùng mức giá P0, nhƣng lƣợt cầu bây giờ là Q2.
Khi thu nhập tăng lên thì ngƣời tiêu dùng cần nhiều hàng hóa hơn và ngƣợc lại.
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu
sẽ khác nhau. Nhà kinh tế học Engel E. phân chia hàng hóa và dịch vụ thành 2 loạị:
- Hàng hóa thông thƣờng bao gồm hàng hóa thiết yếu (lƣợng thực, thực phẩm) và hàng
hóa cao cấp (du lịch, bảo hiểm, giáo dục). Đối với hàng hóa thông thƣờng, khi thu nhập
tăng, cầu tăng nhanh, tăng nhan hơn tăng thu nhập.
- Hàng hóa cấp thấp bao gồm những hàng hóa giá rẻ nhƣng chất lƣợng thấp, và mọi
ngƣời không muốn mua khi thu nhập tăng (mỳ ăn liền, hàng hóa đã qua sử dụng). Đối với
hàng hóa cấp thấp, khi thu nhập tăng, cầu lại giảm.

20
KINH TẾ VI MÔ
2.1.4.2. Thị hiếu
Thị hiếu là sở thích của ngƣời tiêu dùng. Theo các nhà kinh tế học, thị hiếu thƣờng
khó xác định. Thị hiếu có thể phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, tâm lý giới tính, lứa tuổi,
tôn giáo. Thị hiếu thƣờng thay đổi theo thời gian và ảnh hƣởng bởi quảng cáo. Ngƣời tiêu
dùng thƣờng sẵn long bỏ tiền nhiều hơn để mua sản phẩm đáp ứng thị hiếu của họ bất kể
thu nhập và giá hàng hóa. Nói cách khác, thị hiếu không phụ thuộc nhiều vào thu nhập và
giá hàng hóa. Giả sử ngƣời tiêu dùng thích sử dụng sản phẩm đƣợc sản xuất nƣớc ngoài
hơn, đƣờng cầu sữa sản xuất trong nƣớc sẽ dịch chuyển sang trái.
2.1.4.3. Giá cả hàng hóa liên quan
- Hàng hóa thay thế là những hàng hóa thƣờng đƣợc sử dụng lẫn nhau. Ví dụ: cà phê và
trà, cơm và phở, máy tính để bàn và laptop. Khi giá của một loại hàng này thay đổi thì
cầu đối với loại hàng hóa kia cũng thay đổi. Cụ thể khi giá cà phê tăng thì cầu đối với trà
sẽ tăng lên.
- Hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Ví dụ: xe máy và mũ bảo hiểm,
máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD, mự in và máy in. Đối với hàng hóa bổ sung, khi
giá của một hàng hóa tăng lên thì cầu đối vợi hàng hóa bổ sung kia sẽ giảm đi.
2.1.4.4. Số lƣợng ngƣời tiêu dùng
Thị trƣờng càng nhiều ngƣời tiêu dùng, cầu tiềm năng sẽ càng lớn. Ví dụ: Các
trƣờng đại học áp dụng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nên giảng viên sử dụng công
nghệ thông tin khi giảng trở nên phổ biến, lƣợng cầu Laptop sẽ tăng, đƣờng cầu dịch
chuyển sang phải.
2.1.4.5. Kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng về giá và thu nhập
Các kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những nhân tố
quan trọng ảnh hƣởng đến cầu hiện tại của hàng hóa. Ngƣời tiêu dùng dự đoán rằng giá
của hàng hóa sẽ tăng lên trong những ngày sắp tới, họ sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn
ngay trong hiện tại. Ví dụ, dự báo thời tiết cho biết cơn bão số 5 sẽ đến và kéo dài trong
một tuần ở Đà Nẵng, giá hàng hóa lƣơng thực sẽ tăng, ngƣời tiêu dùng sẽ mua nhiều
lƣơng thực hơn để dự trữ. Nhƣ vậy, đƣờng cầu của lƣơng thực sẽ dịch chuyển qua bên
phải.

21
KINH TẾ VI MÔ
2.2. Cung
2.2.1. Các khái niệm
Cung là số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (tất cả các yếu tố khác không
đổi). Cũng nhƣ cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và ý muốn sẵn sàng bán
hàng hóa hoặc dịch vụ của ngƣời bán.
Một khái niệm khác là lượng cung. Lượng cung là lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ
mà ngƣời bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất
định.
Biểu cung là một bảng miêu tả số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ mà ngƣời bán sẵn
sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Bảng 2.2: Biểu cung về một hàng hóa được sản xuất ở nước A năm 2006
Kết hợp Giá (USD/cái) Lƣợng cung (nghìn cái)
A 1000 500
B 1400 1300
C 1800 2100
D 2200 2900
E 2600 3700
F 3000 4500
Bảng 2.2. cho thấy, giá 1400 USD/cái, lƣợng cung bằng 1,7 triệu cái. Nhƣng khi
giá tăng lên 1800 USD, lƣợng cung là 1,9 triệu cái. Nhƣ vậy, lƣợng cung thay đổi tùy
thuộc vào thay đổi giá hàng hóa.
Đường cung: Mối quan hệ giữa giá và lƣợng cung có thể đƣợc thể hiện bằng đồ
thị. Theo quy ƣớc, trục tung biểu diễn giá, còn trục hoành biểu diễn lƣợng cung. Một
điểm chung của các đƣờng cung là có độ nghiêng lên trên về phía phải phản ánh quy luật
cung.

22
KINH TẾ VI MÔ
P S
3
F
2600
00
E
2200
D
1800
C
1400
B
1000 A

A
500 1300 2100 2900 3700 4500 Q

Hình 2.5: Đường cung


Hình 2.5 cho biết, trên trục tung thể hiện giá của hàng hóa. Lƣợng cung tƣơng ứng
tính bằng nghìn cái thể hiện trên trục hoành. Điểm B cho biết 1,3 triệu cái đƣợc sản xuất
trong năm là lƣợng cung ở giá 1400 USD/cái. Điểm F cho biết số lƣợng hàng hóa đƣợc
sản xuất ở giá 3000 USD là 4,5 triệu cái. Bằng cách thể hiện các điểm kết hợp trong Bảng
2.2 và nối chúng lại với nhau sẽ có đƣờng cung S. Đƣờng cung dốc lên từ trái qua phải vì
giá và lƣợng cung có quan hệ cùng chiều, khi giá cả hàng hóa tăng ngƣời sản xuất sẽ mở
rộng cung ứng với số lƣợng nhiều hơn và ngƣợc lại.
2.2.2. Luật cung
Luật cung: Quan hệ đồng biến tồn tại giữa giá và lƣợng cung trong một khoảng thời
gian nhất định (tất cả các yếu tố khác không đổi).
Với các yếu tố khác khác giá đƣợc giả định không đổi, thông thƣờng, ngƣời sản xuất
sẽ cung ứng số lƣợng hàng hóa hoặc dịch vụ nhiều hơn khi mức giá tăng lên và họ chỉ
cung số lƣợng ít hơn nếu mức giá giảm xuống. Lƣợng cung của hàng hóa và dịch vụ phổ
biến có mối liên hệ cùng chiều với giá. Phƣơng trình đƣờng cung thƣờng đƣợc sử dụng
trong phân tích kinh tế có dạng:
QS = f(P) = c + dP
Trong đó, d là độ dốc và có giá trị dƣơng.
Độ dốc của đƣờng cung đƣợc xác định bởi công thức sau:

23
KINH TẾ VI MÔ
Với giả định các yếu tố khác không đổi, bất kỳ một sự thay đổi của giá sẽ làm thay
đổi lƣợng cung tƣơng ứng và chỉ tạo chuyển động trƣợt dọc trên đƣờng cung nhƣng
không làm dịch chuyển đƣờng cung.
Ví dụ: Cho biết số liệu về cung một hàng hóa trong năm 2014 của một quốc gia nhƣ sau:
Giá (USD/cái) Lƣợng cung (nghìn cái)
1000 500
1400 1300
1800 2100
2200 2900
2600 3700
Xác định phƣơng trình đƣờng cung của hàng hóa này?
Giải:
Phƣơng trình đƣờng cung có dạng: QS = c + dP (*)
- Thế Q = 500 và P = 1000 vào (*) ta có: 500 = c + 1000b (1)
- Thế Q = 1300 và P = 1400 vào (*) ta có: 1300 = c + 1400b (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phƣơng trình: {

Giải hệ phƣơng trình suy ra: {

Vậy phƣơng trình đƣờng cầu có dạng: QS = 2P – 1500


2.2.3. Di chuyển trên đƣờng cung và dịch chuyển cung
Cũng nhƣ trƣờng hợp của cầu, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa thay đổi
cung và thay đổi lƣợng cung. Sự thay đổi giá hàng hóa làm thay đổi lƣợng cung, sự di
chuyển từ A đến B là di chuyển trên đƣờng cung nhƣ minh họa trong Hình 2.6 dƣới đây

24
KINH TẾ VI MÔ
P S
3000
F
2600
E
2200
D
1800
C
1400
B
1000 A

A
500 1300 2100 2900 3700 4500 Q

Hình 2.6: Di chuyển trên đường cung


Sự thay đổi cung chỉ diễn ra khi đƣờng cung dịch chuyển, sự dịch chuyển cung từ
S sang S’ hay S’’ gọi là dịch chuyển cung nhƣ minh họa ở Hình 2.7 dƣới đây. Lƣu ý rằng
cung tăng khi đƣờng cung dịch chuyển sang phải (S sang S’) bởi vì lƣợng cung tăng tại
mỗi mức giá . Khi cung giảm thì đƣờng cung sẽ dịch chuyển sang trái (S sang S’’)

P S’
S
3000
F
2600
E S’’
2200
D
1800
C
1400
B
1000 A

A
500 1300 2100 2900 3700 4500 Q

Hình 2.7: Dịch chuyển cung


2.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung
Đƣờng cung cho biết mối quan hệ giữa giá và lƣợng cung khi các yếu tố khác
đƣợc giả định không đổi. Theo các nhà kinh tế học, các yếu tố khác bao gồm: chi phí sản
xuất, công nghệ và năng suất sản xuất. giá cả hàng hóa liên quan, số lƣợng nhà sản xuất
và kỳ vọng của nhà sản xuất.
2.2.4.1. Chi phí sản xuất
Với yếu tố giá không đổi, chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận của ngƣời sản xuất
tăng, khuyến khích ngƣời sản xuất và các nhà sản xuất mới gia nhập thị trƣờng mở rộng

25
KINH TẾ VI MÔ
sản xuất, Do đó, ở tất cả các mức giá lƣợng cung đều tăng lên Ngƣợc lại, khi chi phí sản
xuất tăng, lƣợng cung đều giảm ở các mức giá.

P P S2
S0 S0
S1

P0 P0

Q0 Q1 Q Q2 Q0 Q

Hình 2.8(a): Đường cung dịch chuyển qua phải Hình 2.8(b): Đường cung dịch chuyển qua trái
Hình 2.8(a): Khi chi phí sản xuất giảm, với những yếu tố khác không đổi (bao
gồm cả giá), đƣờng cung dịch chuyển qua bên phải. Cùng mức giá P0, nhƣng lƣợng cung
bây giờ là Q1.
Hình 2.8(b): Khi chi phí sản xuất tăng, với những yếu tố khác không đổi (bao gồm
cả giá), đƣờng cung dịch chuyển qua bên trái. Cùng mức giá P0 nhƣng lƣợng cung bây
giờ là Q2.
2.2.4.2. Công nghệ và năng suất sản xuất
Do trình độ công nghệ sản xuất đƣợc nâng cao, năng lực sản xuất của ngƣời lao
động tăng, lƣợng điều này làm cho chi phí sản xuất thấp hơn và lợi nhuận cao. Khi lợi
nhuận tăng lên sẽ kích thích các nhà sản xuất cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn và
làm cho đƣờng cung dịch chuyển sang phải.
2.2.4.3. Giá cả hàng hóa liên quan
Các doanh nghiệp thƣờng sản xuất nhiều hàng hóa khác nhau, do đó họ phải xác
định sự cân bằng tối ƣu giữa các sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Quyết định cung của một
hàng hóa cụ thể không chỉ ảnh hƣởng lên giá của hàng hóa đó, mà còn ảnh hƣởng đến giá
và lƣợng của các hàng hóa khác mà doanh nghiệp cung cấp. Để thấy rõ hơn, chúng ta
xem xét một doanh nghiệp vừa nuôi bò thịt và cung cấp da thuộc. Khi giá của thịt bò tăng
lên sẽ làm cho ngƣời chăn nuôi gia tăng đàn gia súc. Bởi vì thịt bò và da bò đều đƣợc chế
biến từ bò, cho nên khi giá thịt bò tăng lên thì lƣợng cung của da bò cũng tăng lên.

26
KINH TẾ VI MÔ
2.2.4.4. Số lƣợng nhà sản xuất
Khi số lƣợng nhà sản xuất tăng lên cũng sẽ làm tăng cung thị trƣờng và đƣờng
cung này dịch chuyển sang phải.
2.2.4.5. Kỳ vọng của nhà sản xuất
Nhƣ trong trƣờng hợp của cầu, những kỳ vọng (mong đợi trong tƣơng lai) của nhà
sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định sản xuất. Chẳng hạn, nếu giá kỳ
vọng của xăng dầu tăng lên trong tƣơng lai, các nhà cung cấp có thể giảm lƣợng cung
hôm nay để cung cấp trong tƣơng lai nhằm kiếm đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Ngƣợc lại,
nếu giá cả kỳ vọng của hàng hóa sẽ giảm trong tƣơng lai, có lẽ các nhà sản xuất sẽ cung
cấp nhiều hơn trong hiện tại trƣớc khi giảm xuống. Tình huống này cũng tƣơng tự đối với
các sản phẩm chịu tác động của công nghệ và thời trang, nếu nhƣ các nhà sản xuất dự báo
có sự ra đời của công nghệ mới (điện thoại di động) thì các nhà sản xuất gia tăng nỗ lực
tiếp thị để bán nhiều hàng hóa hơn trƣớc khi công nghệ mới ra đời.
2.3. Cân bằng thị trƣờng
2.3.1. Trạng thái cân bằng
Với giả định các yếu tố khác không đổi, đƣờng cầu cho biết lƣợng hàng hóa mà
ngƣời tiêu dùng muốn mua tại các mức giá khác nhau và đƣờng cung cho biết số lƣợng
hàng hóa mà ngƣời sản xuất muốn bán tại các mức giá khác nhau. Sử dụng só liệu thị
trƣờng về một loại hàng hóa đƣợc sản xuất năm 2006, đƣờng cầu và cung đƣợc thể hiện
trên cùng một đồ thị nhƣ sau:
Bảng 2.3: Biểu cung và cầu về một hàng hóa được sản xuất ở nước A năm 2006
Giá (USD/cái) Lƣợng cầu (nghìn cái) Lƣợng cung (nghìn cái)
1000 3000 600
1300 2400 1200
1600 1800 1800
2200 600 2400

27
KINH TẾ VI MÔ
P
S

2200

1600 E
1300
16
1000
D

0 1200 1800 2400 3000 Q

0
Hình 2.9: Cân bằng thị trường
Duy nhất tại điểm E (giao điểm của đƣờng cung và cầu), lƣợng cung ngang bằng
lƣợng cầu trên thị trƣờng (1,8 triệu cái) ở mức giá là 1600 USD/cái
Thị trƣờng cân bằng xuất hiện khi không có tình trạng dƣ cung và dƣ cầu, nói cách
khác lƣợng hàng hóa mà ngƣời mua muốn mua ngang bằng với lƣợng hàng hóa mà ngƣời
bán muốn bán. Mức giá mà tại đó thị trƣờng cân bằng đƣợc gọi là giá cân bằng. Mức giá
cân bằng trong Hình 2.9 là 1600 USD/cái. Tại mức giá này, QD = QS = 1,8 triệu cái.
2.3.2. Sự điều chỉnh của thị trƣờng
Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng (1000 USD/cái), ngƣời tiêu dùng muốn
mua số lƣợng hàng hóa nhiều hơn mà ngƣời sản xuất muốn bán (dƣ cầu 2,4 triệu cái). Tại
mức giá này, thị trƣờng mất cân bằng. Hiện tƣợng này còn đƣợc gọi là tình trạng thiếu
hụt hàng hóa đáp ứng thị trƣờng. Nhiều ngƣời tiêu dùng muốn mua hàng hóa nhƣng
không có. Do đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn mức 1000 USD/cái để mua đƣợc hàng hóa
đó. Khi mức giá cao hơn đƣợc ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả, ngƣời sản xuất sẽ mở rộng
cung đáp ứng, lƣợng cung tăng lên. Quá trình này đƣợc tiếp tục cho đến khi mức giá
vƣơn tới 1600 USD (mức giá cân bằng), tại đó sẽ không còn tình trạng dƣ cầu.
Nếu giá ban đầu cao hơn giá cân bằng (2200 USD/cái), ngƣời tiêu dùng chi mua
số lƣợng hàng hóa ít hơn mà ngƣời sản xuất mong muốn (dƣ cung 2,4 triệu cái). Tại mức
giá này, thị trƣờng mất cân bằng. Hiện tƣợng này còn đƣợc gọi là tình trạng thựng dƣ
hàng hóa trên thị trƣờng. Nhiều ngƣời sản xuất không bán đƣợc hàng hóa, thay vì phải
tồn kho tốn thêm chi phí, ngƣời sản xuất giảm giá bán để thu hút ngƣời tiêu dùng. Do đó,

28
KINH TẾ VI MÔ
ngƣời sản xuất sẵn sàng bán giá thấp hơn mức 2200 USD/cái để bán đƣợc hàng hóa. Khi
mức giá thấp hơn, ngƣời tiểu dùng sẵn sàng mua và quá trình này tiếp tục cho đến khi
mức giá xuống tới 1600 USD (mức giá cân bằng), tại đó sẽ không còn tình trạng dƣ cung.
Nhƣ vậy, tại bất cứ mức giá nào khác giá cân bằng, thị trƣờng sẽ tự điều chỉnh làm
cho giá trở về trạng thái cân bằng, tại đó không có tình trạng dƣ cung hoặc dƣ cầu hàng
hóa.
2.3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng
2.3.3.1. Cung không đổi, cầu tăng hoặc giảm
Giả định cung không đổi, khi cầu một hàng hóa tăng lên, đƣờng cầu sẽ dịch
chuyển sang bên phải và sẽ cân bằng tại mức giá và lƣợng cung, cầu cao hơn.

D1 P D0
P
D0 D2 S
S
P1 P0 E
E1

P0 E P2
E2
0

Q0 Q1 Q Q2 Q0 Q

Hình 2.10(a): Cung không đổi, cầu tăng Hình 2.10(b): Cung không đổi, cầu giảm
Cân bằng thị trƣờng xuất phát tại điểm E. Khi cầu tăng, đƣờng cầu dịch chuyển
qua phải và tạo nên tình trạng cân bằng mới tại điểm E1 với mức giá P1, lƣợng cung và
cầu Q1. Tại E1. Q1> Q0; P1> P0. Khi cầu giảm, ngƣợc lại, điểm cân bằng E2.
2.3.3.2. Cầu không đổi, cung tăng hoặc giảm
Giả định cầu không đổi, khi cung một hàng hóa tăng lên, đƣờng cung sẽ dịch
chuyển sang bên phải và sẽ cân bằng tại mức giá và lƣợng cung, cầu cao hơn.

P0

29
KINH TẾ VI MÔ

P P S2
S0 S0
S1

P2

P0
D
P1
D

Q0 Q1 Q Q2 Q0 Q

Hình 2.11(a): Cầu không đổi, cung tăng Hình 2.11(b): Cầu không đổi, cung giảm
Cân bằng thị trƣờng xuất phát tại điểm E. Khi cung tăng, đƣờng cung dịch chuyển
sang phải và tạo nên tình trạng cân bằng mới tại điểm E1 với mức giá và lƣợng cung cầu
Q1. Tại E1, Q1> Q0, P1 < P0. Khi cầu giảm, ngƣợc lại, điểm cân bằng E2.
2.3.3.3. Cung, cầu cùng thay đổi
 Cung và cầu đều giảm
S’
P

E
P0 ’ E

D’

0 Q1 Q0 Q

Hình 2.12: Cung và cầu cùng giảm


Nhìn Hình 2.12, khi tỷ lệ cung và cầu đều giảm bẳng nhau làm cho đƣờng cung và
đƣờng cầu đều dịch chuyển sang trái cùng một tỷ lệ thì giá cân bằng không thay đổi
nhƣng lƣợng cân bằng giảm.

30
KINH TẾ VI MÔ
 Cung và cầu đều tăng
S
P

S’

E
P0 E

D’

0 Q0 Q1 Q

Hình 2.13: Cung và cầu đều tăng


Nhìn Hình 2.13, khi tỷ lệ cung và cầu đều tăng bẳng nhau làm cho đƣờng cung và
đƣờng cầu đều dịch chuyển sang phải cùng một tỷ lệ thì giá cân bằng không thay đổi
nhƣng lƣợng cân bằng tăng.
 Cung tăng và cầu giảm

S
P

E S’
P0

P1 E D

D’

0 Q0 Q

Hình 2.14: Cung tăng, cầu giảm


Nhìn Hình 2.14, khi tỷ lệ cung tăng và tỷ lệ cầu giảm bằng nhau làm cho đƣờng cung
dịch chuyển sang phải và đƣờng cầu dịch chuyển sang trái theo cùng tỷ lệ, sẽ làm cho
lƣợng cân bằng không thay đổi nhƣng giá cân bằng giảm.

31
KINH TẾ VI MÔ
 Cung giảm và cầu tăng

S’
P

S
P1 E

P0 E D’

0 Q1 Q0 Q

Hình 2.15: Cung giảm, cầu tăng


Nhìn Hình 2.15, khi cung giảm và cầu tăng theo cùng tỷ lệ làm cho đƣờng cung
dịch chuyển sang trái và đƣờng cầu dịch chuyển sang phải theo cùng tỷ lệ làm cho lƣợng
cân bằng không thay đổi nhƣng giá cân bằng tăng.
2.4. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trƣờng
Trong thực tế của các nƣớc, thị trƣờng thƣờng bị can thiệp bởi Chính phủ nhằm
tạo cân bằng mới cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế học đúc kết có các chính sách can
thiệp cơ bản: Giá trần, giá sàn, thuế và trợ cấp.
2.4.1. Giá trần hoặc giá tối đa (Ceiling prices)
Để tránh tình trạng những ngƣời sản xuất cạnh tranh với nhau thông qua tăng giá
bất thƣờng, Chính phủ ấn định giá trần, đó là giá tối đa, ngƣời sản xuất không đƣợc cung
cấp sản phẩm với mức giá cao hơn mức giá đó. Chính sách này bảo vệ ngƣời tiêu dùng
nhƣng gây nên tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Ở mức giá trần (PMax), lƣợng cầu là Q2
trong khi lƣợng cung là Q1. Lƣợng hàng hóa thiếu hụt trên thị trƣờng là (Q2 – Q1).
Ví dụ: Chính sách giá trần đối với thị trƣờng xăng dầu thế giới
Trong thập niên 70, các nƣớc thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu (Organization of the
petro exporting countries, OPEC) đã quyết định giảm lƣợng dầu cung cấp cho các nƣớc
phƣơng Tây. Chính sách này gậy biến động giá xăng trên thế giới. Và các nƣớc đã phản
ứng bằng cách áp dụng chính sách giá trần đối với xăng.

32
KINH TẾ VI MÔ

P S1
E1
S0

E0
P2
Pmax
P0
D

Qf Q1 Q0 Q

Hình 2.16: Giá trần đối với xăng


Tình trạng cân bằng tại điểm E0 (P0, Q0). Do giảm lƣợng cung, đƣờng cung dịch
chuyển lên bên trên đến vị trí cân bằng mới E1. Giá xăng tăng lên P1 với lƣợng cung Q1.
Vì xăng là hàng hóa thiết yếu của nền kinh tế, Chính phủ áp dụng chính sách giá trần
(PMax) để giữ giá xăng ở mức ban đầu. Với chính sách này, ngƣời tiêu dùng vẫn mua xăng
với giá P0 và lƣợng cầu Q0, nhƣng ngƣời sản xuất chỉ muốn cung ứng với lƣợng Qf. Nhƣ
vậy, tình trạng dƣ cầu xuất hiện (Q0 - Qf) xăng trở nên khan hiếm trên thị trƣờng. Không
ngạc nhiên gì khi ngƣời tiêu dùng phải xếp hàng chở đợi ở các trạm bán xăng dầu.
2.4.2. Giá sàn hoặc giá tối thiểu (Floor Prices)
Khi Chính phủ định giá sàn thì ngƣời mua không đƣợc mua với giá thấp hơn giá
Chính phủ định. Chính sách này bảo vệ hữu dụng cho ngƣời sản xuất nông nghiệp hoặc
bảo vệ ngƣời lao động thông qua chính sách tiền lƣơng tối thiểu. Ở mức giá sàn (PMin),
lƣợng cầu là Q1 trong khi lƣợng cung là Q2. Lƣợng hàng hóa dƣ thừa trên thị trƣờng là
(Q2 – Q1).
Ví dụ : Chính sách giá sàn đối với thị trƣờng lao động
Để bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động, Chính phủ thƣờng áp dụng chính sách
tiền lƣơng tối thiểu (Minimum wages, Wm).

33
KINH TẾ VI MÔ
W
SL

WMi
n
W0 E0

D0

L1 L0 L2 L

Hình 2.17: Giá nông sản đối với thị trường lao động
Trong thị trƣờng lao động, cân bằng thị trƣờng chính là cân bằng giữa cung và cầu
lao động tại mức tiền lƣơng cân bằng. Trên trục hoành thể hiện số lao động (Labour, L),
trên trục tung là giá trị của mức tiền lƣơng (Wages, W). Thị trƣờng cân bằng tại điểm E0
với L0 và mức tiền lƣơng W0. Chính phủ áp dụng chính sách lƣơng tối thiểu (Wm). có
nghĩa là ngƣời sản xuất không đƣợc phép trả lƣơng lao động dƣới mức đó. Với mức Wm,
cung lao động là L2 nhƣng cầu lao động chỉ L1. Do đó, xuất hiện tình trạng dƣ lao cung
động. Chính sách này đảm bảo những ngƣời lao động đang làm việc có mức tiền lƣơng
cao hơn mức cân bằng nhƣng lại mất cơ hội việc làm cho những ngƣời lao động khác.
2.4.3. Chính sách thuế (Tax)
Chính phủ thƣờng áp dụng chính sách thuế (một mức thuế trên một đơn vị hàng
hóa) nhằm phân phối lại thu nhập hoặc hạn chế việc sản xuất, dịch vụ của một loại hàng
hóa.
Gọi t là mức thuế trên một đơn vị hàng hóa.

P S1
S0
E1 t
P2

P0 E0
A D

Q2 Q0 Q

Hình 2.18: Tác động của thuế

34
KINH TẾ VI MÔ
Cân bằng thị trƣờng tại điểm E0. Giả sử Chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn
vị hàng hóa bán ra trên thị trƣờng. Ngƣời sản xuất đƣợc trả một mức giá thị trƣờng cao
hơn trƣớc t đồng tại mọi số lƣợng đƣợc bán ra. Nhƣ vậy, đƣờng cung dịch chuyển song
song qua trái một đoạn đúng bằng khoản thuế t. Đƣờng cầu vẫn không đổi. Điểm cân
bằng mới tại E1 với giá P1> P0 và số lƣợng hàng hóa Q1< Q0. Để giá cân bằng cao hơn
cũng có nghĩa là ngƣời sản xuất đã chuyển một phần thuế cho ngƣời tiêu dùng. Trên đồ
thị, mức thuế trên một đơn vị hàng hóa mà ngƣời tiêu dùng gánh chịu là độ dài của E1A.
2.4.4. Chính sách trợ cấp
Để hỗ trợ cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất đối với một hàng hóa thiết yếu
trong chiến lƣợc phát triển (sữa, sản phẩm sạch), Chính phủ thƣờng dùng chính sách trợ
cấp một khoản tiền (s) trên một đơn vị hàng hóa.
Gọi s là mức trợ cấp trên một đơn vị hàng hóa.
P S0
S1
s
E0
P0

P1 E1
A D

Q0 Q1 Q

Hình 2.19: Tác động của trợ cấp


Trong Hình 2.19, cân bằng thị trƣờng tại điểm E0. Giả sử Chính phủ trợ cấp s đồng
trên một đơn vị hàng hóa bán ra trên thị trƣờng. Ngƣời tiêu dùng đƣợc mua hàng hóa ở
một mức giá thị trƣờng thấp hơn s đồng tại mỗi số lƣợng đƣợc bán ra. Nhƣ vậy, đƣờng
cung dịch chuyển xuống bên dƣới một đoạn bằng đúng khoản trợ cấp s. Đƣờng cầu vẫn
không đổi. Điểm cân bằng mới tại E1 với giá P1< P0 và số lƣợng hàng hóa Q1> Q0. Giá
cân bằng thấp hơn cũng có nghĩa là ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi từ trợ cấp. Trên đồ
thị, mức trợ cấp trên một đơn vị hàng hóa mà ngƣời tiêu đƣợc hƣởng lợi từ trợ cấp. Trên
đồ thị, mức trợ cấp trên một đơn vi hàng hóa mà ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng lợi là độ

35
KINH TẾ VI MÔ
dài E0A. Còn ngƣời sản xuất cũng hƣởng lợi phần trợ cấp trên một đơn vị sản phẩm bán
đƣợc là độ dài AB (AB = s – E0A).
2.5. Độ co giãn
2.5.1. Độ co giãn của cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lƣợng cầu khi giá
thay đổi 1%.
Công thức:

| | | |

Trong trƣờng hợp cầu là một hàm số biểu thị dƣới dạng QD = f(P). Khi đó, độ co
giãn cầu theo giá đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

| |=| |

Lưu ý: Độ co giãn của cầu theo giá đo lƣờng độ nhạy cảm của lƣợng cầu theo sự thay đổi
của giá cả hàng hóa. Độ co giãn của cầu theo giá luôn luôn biểu thị nhƣ là một số dƣơng,
vì vậy trong công thức đo lƣờng độ co giãn của cầu theo giá luôn có giá trị tuyệt đối.
Cầu đƣợc xem là:
- Co giãn khi : Khi cầu co giãn, giá tăng lên 1% sẽ làm cho lƣợng cầu giảm hơn
1%
- Co giãn đơn vị khi : Khi cầu là co giãn đơn vị thì 1% thay đổi về giá làm thay
đổi 1%
về lƣợng cầu
- Kém co giãn khi : Khi cầu kém co giãn thì 1% thay đổi về giá làm lƣợng cầu
thay đổi nhỏ hơn 1%.
Quan hệ giữa giá và lƣợng cầu là quan hệ ngƣợc chiều. Điều này có nghĩa là thay
đổi tăng về giá làm thay đổi giảm về lƣợng cầu và ngƣợc lại. Chẳng hạn, giả sử chúng ta
đo lƣờng độ co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa nào đó bằng 2. Trong trƣờng hợp
này, chúng ta có thể nói rằng cầu là co giãn và nếu nhƣ giá tăng lên 1% thì cầu sẽ giảm
2%.

36
KINH TẾ VI MÔ
 Trường hợp đặc biệt
P P D

0 Q 0 Q

Hình 2.20(a): Cầu co giãn hoàn toàn Hình 2.20(b): Cầu hoàn toàn không co giãn
Hình 2.20(a) Cầu co giãn hoàn toàn chỉ là trƣờng hợp đặc biệt và khi đó đƣờng
cầu có dạng nằm song song với trục hoành. Độ co giãn của cầu theo giá là không xác
định (vô cực do mẫu số bằng 0). Trong trƣờng hợp này, khi tăng giá lƣợng cầu sẽ giảm
tới 0, có nghĩa là không bán đƣợc một sản phẩm nào.
Hình 2.20(b) Cầu hoàn toàn không co giãn là trƣờng hợp đặc biệt và khi đó đƣờng
cầu có dạng nằm song song với trục tung. Độ co giãn của cầu theo giá là bằng 0. Trong
trƣờng hợp này, lƣợng cầu hoàn toàn không phản ứng với sự thay đổi của giá. Ngƣời ta
vẫn sẵn sàng và có khả năng mua một lƣợng cầu nhƣ cũ mặc dù giá tăng.
Ví dụ: Cho biết số liệu về cầu thị trƣờng và mức giá tƣơng ứng của một hàng hóa nhƣ sau
Kết hợp P (USD/đơn vị) Lƣợng (đơn vị)
A 1000 1100
B 1400 900
C 1800 700
D 2200 500
E 2600 300
F 3000 100
Yêu cầu: Xác định độ co giãn của cầu theo giá tại các mức giá.
Hƣớng dẫn:

Cách 1: Công thức =

- Độ co giãn tại điểm A với PA = 1000, QA = 1100

37
KINH TẾ VI MÔ
| |

- Độ co giãn tại điểm B với PB = 1400, QB = 900

| |

- Độ co giãn điểm C với PC = 1800, QC = 700

| |

- Độ co giãn điểm D với PD = 2200, QD = 500

| |

- Độ co giãn điểm E với PE = 2600, QE = 300

| |

- Độ co giãn điểm F với PF = 3000, QF = 100

| |

Cách 2: Công thức

Phƣơng trình đƣờng cầu có dạng: QD = a + bP (1)


Thế A (1000, 1100) và B (1400, 900) vào (1) ta có hệ phƣơng trình:

{ →{

Phƣơng trình đƣờng cầu: QD = -1/2P + 1600 → P = 1600 – 2P → P’(Q) = -2


- Độ co giãn tại điểm A với PA = 1000, QA = 1100

| | | |

2.5.2. Độ co giãn của cung theo giá


Độ co giãn của cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lƣợng cung khi giá thay
đổi 1%. Công thức:

| | | |

38
KINH TẾ VI MÔ
Trong trƣờng hợp cầu là một hàm số biểu thị dƣới dạng QS = f(P). Khi đó, độ co giãn
cầu theo giá đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

Cung đƣợc xem là:


- Co giãn khi : Khi cung co giãn, giá tăng lên 1% sẽ làm cho lƣợng cầu giảm hơn
1%
- Co giãn đơn vị khi : Khi cung là co giãn đơn vị thì 1% thay đổi về giá làm thay
đổi 1%
về lƣợng cầu
- Kém co giãn khi : Khi cung kém co giãn thì 1% thay đổi về giá làm lƣợng cầu
thay đổi nhỏ hơn 1%
Quan hệ giữa giá và lượng cung là quan hệ cùng chiều. Điều này có nghĩa là thay
đổi tăng về giá làm thay đổi tăng về lƣợng cung và ngƣợc lại. Chẳng hạn, giả sử chúng ta
đo lƣờng độ co giãn của cầu theo giá của một hàng hóa nào đó bằng 2. Trong trƣờng hợp
này, chúng ta có thể nói rằng cầu là co giãn và nếu nhƣ giá tăng lên 1% thì cầu sẽ tăng
lên 2%.
 Trường hợp đặc biệt
P P D

0 Q 0 Q

Hình 2.21(a): Cung co giãn hoàn toàn Hình 2.21(b): Cung hoàn toàn không co giãn
Hình 2.21(a) Cung co giãn hoàn toàn chỉ là trƣờng hợp đặc biệt và khi đó đƣờng
cung có dạng nằm song song với trục hoành. Đƣờng cung của nhà cung cấp mà ở đó thị
trƣờng có vô số ngƣời mua và bán sẽ có đƣờng cung gần nhƣ co giãn hoàn toàn. Khi đó,

39
KINH TẾ VI MÔ
mỗi nhà cung cấp là ngƣời “nhận giá”, nhà cung cấp không thể tác động vào mức giá của
thị trƣờng.
Hình 2.21(b) Cầu hoàn toàn không co giãn là trƣờng hợp đặc biệt và khi đó đƣờng
cung có dạng nằm song song với trục tung. Độ co giãn của cung theo giá là bằng 0. Trong
trƣờng hợp này, lƣợng cung hoàn toàn không phản ứng với sự thay đổi của giá. Thông
thƣờng, một hàng hóa có giá tăng lên thì lƣợng cung sẽ tăng, nhƣng đối với tác phẩm
nghệ thuật hay hàng hóa quý hiếm thì cung sẽ không co giãn nếu giá vƣợt qua một
ngƣỡng nào đó.

40
KINH TẾ VI MÔ
CHƢƠNG 3. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG
3.1. Lý thuyết lợi ích
3.1.1. Khái niệm lợi ích
Lợi ích là mức độ thỏa mãn hay hài lòng liên quan đến các lựa chọn tiêu dùng.
Hữu dụng có hai đặc tính cần nhấn mạnh sau:
- Lợi ích và hữu dụng là không đồng nhất nhau. Chẳng hạn, tranh của Picasso có lẽ
không lợi ích trong cuộc sống, nhƣng lại có hữu dụng cực kì lớn đối với các nhà nghệ
thuật.
- Lợi ích thƣờng không giống nhau đối với mỗi ngƣời khi tiêu dùng cùng một sản phẩm.
Chẳng hạn, kính thuốc có hữu dụng lớn đối với ngƣời cận hoặc viễn thị, nhƣng không có
hữu dụng đối với ngƣời có mắt bình thƣờng.
Các nhà kinh tế giả định rằng mỗi cá nhân phải đƣa ra sự lựa chọn trong số các lựa
chọn tiêu dùng và cá nhân sẽ lựa chọn tiêu dùng đem lại hữu dụng cao nhất.
3.1.2. Tổng lợi ích và lợi ích biên
Tổng lợi ích (TU) là mức độ hài lòng hay thỏa mãn liên quan đến việc tiêu dùng
một lƣợng hàng hóa. Lợi ích biên (MU) là hữu dụng tăng thêm khi ngƣời tiêu dùng tăng
thêm một đơn vị tiêu dùng hàng hóa. Bảng dƣới đây minh họa mối quan hệ giữa tổng lợi
ích và lợi ích biên liên quan đến tiêu dùng của cá nhân đối với kem (trong một khoảng
thời gian nhất định).
Bảng 3.1: Tổng lợi ích và lợi ích biên của người tiêu dùng X đối với kem
Số cây kem trong ngày Tổng lợi ích (TU) Lợi ích biên (MU)
0 0 0
1 6 6
2 11 5
3 15 4
4 20 2
5 21 1
6 21 0
7 20 -1

41
KINH TẾ VI MÔ
Nhƣ bảng trên cho thấy, lợi ích biên liên qua đến mỗi cây kem tăng thêm chỉ là
mức thay đổi tổng lợi ích khi có thêm một cây kem tiêu dùng. Chẳng hạn, lợi ích biên của
ăn cây kem thứ 5 là 2 so tổng lợi ích tăng lên 2 đơn vị (từ 18 lên 20). Một cách tổng quát,
lợi ích biên có thể đƣợc xác định nhƣ sau:
đ
ê
đ ƣ ê

Hay viết cách khác:

TU

20
TU

15

10

1 2 3 4 5 6 7 8 Q
MU

20

15

10

5 MU

1 2 3 4 5 6 7 8 Q

Hình 3.1: Đường cong tổng lợi ích và lợi ích biên
Bảng trên cũng minh họa một hiện tƣợng đƣợc biết nhƣ là quy luật lợi ích biên
giảm dần. Quy luật này phát biểu rằng lợi ích biên giảm dần theo số lƣợng hàng hóa tiêu
dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Trong ví dụ trên, lợi ích biên của cây kem
tăng thêm sẽ giảm khi ăn nhiều cây kem (trong một khoảng thời gian nhất định). Trong ví
dụ này, lợi ích biên của tiêu dùng cây kem thứ 8 sẽ âm. Lƣu ý rằng mặc dù lợi ích biên
giảm dần nhƣng tổng lợi ích vẫn tăng miễn là lợi ích biên còn dƣơng. Tổng lợi ích sẽ

42
KINH TẾ VI MÔ
giảm chỉ khi lợi ích biên âm. Thực tế, hầu hết các hàng hóa đều có quy luật lợi ích biên
giảm dần.
3.1.3. Quy luật lợi ích biên giảm dần
Một đặc thù nổi bật của hành vi ngƣời tiêu dùng là họ không sử dụng thu nhập để
tiêu dùng cho một loại hàng hóa duy nhất mà nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác nhau. Lý
do cho cách cƣ xử này là xuất phát của ảnh hƣởng quy luật lợi ích biên giảm dần. Luật
này có nghĩa rằng, khi một cá nhân tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể nào đõ với số
lƣợng nhiều hơn một đơn vị ban đầu (giả định mức tiêu dùng những hàng hóa và dịch vụ
khác không đổi), thì mức thỏa mãn nhận đƣợc từ mỗi đơn vị tăng thêm của hàng hóa cụ
thể đó sẽ giảm đi.
 Mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên
- Khi MU > 0, TU tăng
- Khi MU < 0, TU giảm
- Khi MU = 0, TU đạt cực đại.
 Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tiêu dùng và lợi ích biên
Cột 3 Bảng 3.1 cho biết lợi ích biên. Trong Hình 3.1 cho thấy, lợi ích biên từ việc
tiêu dùng 1 cây kem là 6 đơn vị; 4 cây kem là 3 đơn vị; và 7 viên kẹo là 0 đơn vị lợi ích.
Xu hƣớng theo lợi ích biên giảm dần. Mối quan hệ giữa khối lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu
dùng và lợi ích biên có thể đƣợc khái quát sau: Khi Q tăng, MU sẽ giảm.
3.2. Lý thuyết đẳng ích (bàng quang)
3.2.1. Khái niệm
Lựa chọn tiêu dùng có thể đƣợc giải thích thông qua đƣờng đẳng ích. Đƣờng đẳng
ích là một đƣờng biểu thị các kết hợp tiêu dùng hàng hóa đem lại cùng mức lợi ích. Biểu
đồ dƣới đây gồm một đƣờng đẳng ích của hai hàng hóa X và Y
QX

A
C

B
U0
D

0
QY
43
KINH TẾ VI MÔ

Hình 3.2: Đường đẳng ích của hàng hóa X và Y


Với hai điểm bất kỳ nằm trên đƣờng đẳng ích sẽ có cùng mức lợi ích. Do vậy, biểu
đồ ở trên chỉ ra rằng một cá nhân lựa chọn kết hợp tiêu dùng tại điểm A hay điểm B đều
có cùng mức lợi ích nhƣ nhau. Một điểm nằm ở phía trên bên phải đƣờng đẳng ích có
mức lợi ích cao hơn bất kỳ điểm nào nằm trên đƣờng đẳng ích (điểm C). Một điểm nhƣ
vậy phải nằm trên một đƣờng đẳng ích khác có mức lợi ích cao hơn. Do đó, điểm C là
điểm lựa chọn tốt hơn điểm A hay B (hay bất kỳ điểm nào khác nằm trên đƣờng đẳng ích
U0). Các điểm nằm bên dƣới bên trái của đƣờng đẳng ích (chẳng hạn điểm D) sẽ cho mức
lợi ích nhỏ hơn. Do vậy, cá nhân thích chọn tiêu dùng tại điểm A nếu nhƣ lựa chọn tiêu
dùng giữa điểm A và điểm D.
Các điểm lựa chọn tiêu dùng có các mức lợi ích khác nhau thì sẽ nằm trên các
đƣờng đẳng ích khác nhau. Vì thế, có vô số các đƣờng đẳng ích giữa các lựa chọn kết hợp
tiêu dùng giữa hai loại hàng hóa. Hai đƣờng đẳng ích nhận đƣợc tại điểm C và điểm D
tƣơng ứng.
QX

A
C

U1

B
U0
D

0 U2 QY

Hình 3.3: So sánh các đường đẳng ích


Đặc điểm đƣờng đẳng ích (đƣờng bàng quang):
- Đƣờng đẳng ích là một đƣờng cong dốc xuống về phía bên phải thể hiện khi ngƣời tiêu
dùng giảm lƣợng tiêu thụ của hàng hóa này, thì phải tăng lƣợng tiêu thụ của hàng hóa
khác để mức độ lợi ích (sự thỏa mãn) của ngƣời tiêu dùng không đổi.
- Đƣởng đẳng ích lồi về gốc tọa độ.

44
KINH TẾ VI MÔ
- Đƣờng đẳng ích càng xa gốc tọa độ càng có mức độ lợi ích lớn hơn. Nhƣ Hình 3.3,
đƣờng U1 nằm xa gốc tọa độ hơn đƣờng U0 và U2 nên những kết hợp tiêu dùng nào nằm
trên đƣờng U1 sẽ có mức độ lợi ích lớn hơn so với những kết hợp tiêu dùng nằm trên
đƣờng U0 và U2. Đƣờng U0 nằm xa gốc tọa độ hơn đƣờng U2, nên những kết hợp tiêu
dùng nào nằm trên đƣờng U0 sẽ có mức độ lợi ích lớn hơn so với những kết hợp tiêu
dùng nằm trên đƣờng U2.
- Các đƣờng đẳng ích không cắt nhau.
- Độ dốc đƣờng đẳng ích là MRSXY (tỷ lệ thay thế cận biên) và giảm dần về phía bên
phải.
3.2.2. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRSXY)
Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa X và Y là số lƣợng hàng hóa X mà
ngƣời tiêu dùng phải hi sinh để tăng thêm một đơn vị hàng hóa Y trong điều kiện tổng lợi
ích không đổi.

Ví dụ: Cho đƣờng đẳng ích nhƣ hình dƣới đây. Hãy tính tỷ lệ thay thế cận biên MRS?
QX

100

50
U0

0
200 QY

Với MRSXY = 1 có nghĩa ngƣời tiêu dùng phải hi sinh 1 đơn vị hàng hóa X để tăng
thêm 1 đơn vị hàng hóa Y trong điều kiện tổng lợi ích không đổi.
- Đặc điểm:
+ Độ dóc đƣờng đẳng ích là một số âm.

45
KINH TẾ VI MÔ
+ MRSXY bằng trị tuyết đối của độ dốc của đƣờng đẳng ích.
3.3. Đƣờng ngân sách
3.3.1. Khái niệm
Đường ngân sách là tập hợp các sự kết hợp của hai hàng hóa khác nhau mà ngƣời
tiêu dùng có thể mua với mức thu nhập và giá cả hai hàng hóa đã cho.
Phƣơng trình đƣờng ngân sách có dạng: X.PX +Y.PY = I
Trong đó:
- X: Số lƣợng hàng hóa X ngƣời tiêu dùng mua đƣợc.
- Y: Số lƣợng hàng hóa Y ngƣời tiêu dùng mua đƣợc.
- PX: Giá cả hàng hóa X
- PY: Giá cả hàng hóa Y
- I: Thu nhập của ngƣời tiêu dùng.
Giả sử một ngƣời tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 1.500 ngàn đồng, và thu
nhập này của ngƣời tiêu dùng chỉ đƣợc mua hai hàng hóa X và Y với giá hàng hóa X là
10 ngàn đồng và giá hàng hóa Y là 5 ngàn đồng.
QX

B
150

100

50
I
A

0
100 200 300 QY

Hình 3.4: Đường ngân sách


Nhìn vào Hình 3.4, chúng ta thấy rằng khi ngƣời tiêu dùng sử dụng hết thu nhập
(I) là 1.500 ngàn đồng thi mua đƣợc tối đa 150 hàng hóa X là điểm B; khi ngƣời tiêu
dùng sử dụng hết thu nhập (I) là 1.500 ngàn đồng thì mua đƣợc tối đa 300 hàng hóa Y là
điểm A. Chúng ta nối điểm A và B sẽ tạo nên đƣờng ngân sách.
Nhận xét:

46
KINH TẾ VI MÔ
- Những điểm nào nằm trên đƣờng ngân sách thể hiện ngƣời tiêu dùng có khả năng mua
và đã sử dụng hết thu nhập.
- Những điểm nằm bên trong đƣờng ngân sách thể hiện ngƣời tiêu dùng có khả năng
mua, nhƣng ngƣời tiêu dùng chƣa sử dụng hết thu nhập.
- Những điểm nằm bên ngoài đƣờng ngân sách thể hiện ngƣời tiêu dùng không có khả
năng mua vì thu nhập của ngƣời tiêu dùng không đủ chi trả.
3.3.2. Đặc điểm
- Đƣờng ngân sách là một đƣờng dốc xuống
- Đƣờng ngân sách thể hiện sự đánh đổi tiêu dùng hai hàng hóa X và Y của ngƣời tiêu
dùng và sự đánh đổi này không đổi dọc theo đƣờng ngân sách.
QX

150

100

50
I

0
100 200 300 QY

Hình 3.5: Độ dốc đường ngân sách


Nhìn Hình 3.5, chúng ta thấy rằng khi ngƣời tiêu dùng muốn tăng mua số lƣợng
hàng hóa Y từ 100 lên 200, thì ngƣời tiêu dùng này phải chấp nhận giảm mua số lƣợng
hàng hóa X từ 100 còn 50.
- Độ dốc đƣờng ngân sách bằng mức chênh lệch khoảng cách theo trục tung chia tƣơng
ứng cho mức chênh lệch khoảng cách theo trục hoành. Ví dụ: Độ dốc đƣờng ngân sách
trên Hình 3.5 bằng (100-50)/(100-200) = -0.5. Độ dốc đƣờng ngân sách còn có thể tính
bằng cách lấy giá của hàng hóa đƣợc thể hiện ở trục hoành chia cho giá của hàng hóa
đƣợc thể hiện ở trục tung. Ví dụ: Độ dốc đƣờng ngân sách trên Hình 3.5 bằng –PY/PX = -
5/10=-0.5.
- Độ dốc đƣờng ngân sách luôn là một con số âm.

47
KINH TẾ VI MÔ
3.3.3. Sự dịch chuyển của đƣờng ngân sách
Khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng thay đổi hay giá cả hàng hóa thay đổi sẽ làm
đƣờng ngân sách dịch chuyển. Chúng ta sẽ đi xét từng trƣờng hợp sau:

 Trường hợp 1: Thu nhập người tiêu dùng thay đổi và giá các hàng hóa không đổi
QX

150

100

50
I

0
100 200 300 QY

Hình 3.6: Đường ngân sách dịch chuyển khi thu nhập thay đổi
Nhìn vào Hình 3.6, chúng ta thấy rằng khi thu nhập ngƣời tiêu dùng tăng và giá cả
các hàng hóa không đổi sẽ làm cho đƣờng ngân sách dịch chuyển sang bên phải và song
song với đƣờng ngân sách cũ. Ngƣợc lại, khi thu nhập ngƣời tiêu dùng giảm và giá các
hàng hóa không đổi, sẽ làm đƣờng ngân sách dịch chuyển sang bên trái và song song với
đƣờng ngân sách cũ.
 Trường hợp 2: Khi giá của hàng hóa thay đổi và thu nhập người tiêu dùng không
đổi QX

150

100

50
I

0
100 200 300 QY

Hình 3.7: Đường ngân sách thay đổi khi giá của hàng hóa thay đổi
Nhìn vào Hình 3.7, khi giá của hàng hóa X tăng từ 10 lên 15 làm cho ngƣời tiêu
dùng chỉ có thể mua tối đa 100 hàng hóa X với thu nhập giới hạn của ngƣời tiêu dùng là

48
KINH TẾ VI MÔ
150. Do đó, khi giá hàng hóa X tăng lên làm đƣờng ngân sách quay hƣớng vào trong nhƣ
Hình 3.7.
3.4. Sự lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu d ng
Sự lựa chọn ngƣời tiêu dùng đạt tối ƣu khi ngƣời tiêu dùng chọn kết hợp hàng hóa
sao cho mức độ lợi ích đạt cao nhất trong giới hạn thu nhập ngƣời tiêu dùng. Hay nói
cách khác, sự lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu dùng chính là tiếp điểm của đƣờng đẳng ích
và đƣờng ngân sách.

X
D
B

U3
QX A

C U2
U1

0 QY
Y

Hình 3.8: Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng


Nhìn Hình 3.8, chúng ta thấy rằng sự lựa chọn ngƣời tiêu dùng đạt tối ƣu khi
ngƣời tiêu dùng chọn sự kết hợp tiêu thu QX đơn vị hàng hóa và QY đơn vị hàng hóa tại
điểm A; bởi vì sự kết hợp tiêu thụ này tạo nên mức độ lợi ích (mức độ lợi ích) cao nhất
phù hợp với thu nhập của ngƣời tiêu dùng. Sự lựa chọn tối ƣu tại điểm A của ngƣời tiêu
dùng chính là tiếp điểm đƣờng ngân sách và đƣờng đẳng ích (U2). Tại điểm A thì độ dốc
đƣờng ngân sách và đƣờng đẳng ích (U2) là bằng nhau và đƣợc tính bằng MRSXY= -
PX/PY.
Những điểm B và C nằm trên đƣờng ngân sách cũng là những tiếp điểm đƣờng
ngân sách và đƣờng đẳng ích (U1), nhƣng điểm B và C không phải sự lựa chọn tối ƣu của
ngƣời tiêu dùng, bởi đƣờng đẳng ích (U1) có mức độ lợi ích thấp hơn đƣờng đẳng ích
(U2).
Điểm D nằm trên đƣờng đẳng ích (U3) có mức độ lợi ích (mức độ thỏa mãn) cao
nhất cho ngƣời tiêu dùng, nhƣng điểm D không phải là tiếp điểm đƣờng ngân sách và

49
KINH TẾ VI MÔ
đƣờng đẳng ích (U3) hay ngƣời tiêu dùng không có đủ tiền để mua, nên điểm D không
phải là sự lựa chọn tối ƣu của ngƣời tiêu dùng.
Một cá nhân tiêu dùng tối đa hóa lợi ích phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:

PXQX + PYQY = I
Trong đó:
- QX: Số lƣợng hàng hóa X mà ngƣời tiêu dùng mua
- QY: Số lƣợng hàng hóa Y mà ngƣời tiêu dùng mua
- PX: Giá của hàng hóa X
- PY: Giá của hàng hóa Y
- I: Thu nhập của ngƣời tiêu dùng
- MUX: lợi ích biên hàng hóa X
- MUY: lợi ích biên hàng hóa Y
Ví dụ: Ông Hoàng có thu nhập hàng tháng là 2 triệu đồng. Ông Hoàng sử dụng thu nhập
hàng tháng của minh mua hai loại hàng hóa là X và Y. Giá của hàng hóa X là 20 ngàn
đồng/kg; giá hàng hóa Y là 10 ngàn đồng/kg. Cho biết hàm tổng lợi ích: TU = (QX -
4).QY. Hỏi ông Hoàng cần mua bao nhiêu hàng hóa X và hàng hóa Y để tối đa hóa lợi
ích.
Giải:

Điều kiện để tối đa hóa lợi ích là: {

Thế PX = 20, PY = 10, I = 2000 vào (1) ta có: 20Qx + 10QY = 2000 (3)
Ta có TU = (Qx – 4)QY = QXQY – 4QY
- MUx = TU’x = QY
- MUY = TU’Y = QX – 4
Thay MUX, MUY, PX = 20, PY = 10 vào (2) ta có:

50
KINH TẾ VI MÔ
Từ (3) và (4) suy ra hệ phƣơng trình: {

Suy ra {

Tổng lợi ích tối đa của ông Hoàng đạt đƣợc là: TU = (52 - 4)96 = 4608 (đơn vị lợi ích).

51
KINH TẾ VI MÔ
CHƢƠNG 4. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƢỜI SẢN XUẤT
4.1. Lý thuyết sản xuất
4.1.1. Hàm sản xuất
Doanh nghiệp khi muốn sản xuất mức sản lƣợng đầu ra nhất định nào đó thì doanh
nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào nhất định. Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
bao gồm: máy móc, lao động, nguyên vật liệu…đƣợc sử dụng để sản xuất ra sản lƣợng
đầu ra.
Mục tiêu của các doanh nghiệp luôn muốn tạo ra lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp
muốn đạt đƣợc lợi nhuận tối đa, thì doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào sao
cho chi phí của doanh nghiệp đạt tối thiểu ở mọi mức sản lƣợng đầu ra.
Doanh nghiệp muốn sản xuất ở bất kỳ mức sản lƣợng nào cũng đạt đƣợc chi phí
tối thiểu thì doanh nghiệp phải có kỹ thuật sản xuất. Kỹ thuật sản xuất đƣợc hiểu là các
kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả để sản xuất ra mức sản lƣợng cho trƣớc,
nếu doanh nghiệp muốn sử dụng ít yếu tố đầu vào này thì bắt buộc phải tăng yếu tố đầu
vào kia.
Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa số lƣợng sản phẩm đầu ra có thể sản xuất
đƣợc với số lƣợng các yếu tố đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định, với trình độ
kỹ thuật sản xuất cho trƣớc.
Hàm sản xuất đƣợc chia làm hai loại: hàm sản xuất tổng quát và hàm sản xuất đơn giản.
Hàm sản xuất tổng quát: Q = f(X1, X2, X3,…., Xn)
Trong đó:
Q: Số lƣợng sản phẩm đầu ra
Xi: Số lƣợng yếu tố đầu vào i. Đầu vào là những nguồn lực sử dụng trong việc sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Đầu vào đƣợc phân loại thành đầu vào cố định và đầu vào biến đổi.
Đầu vào cố định là đầu vào không thay đổi trong thời kỳ xem xét. Ví dụ, nhà máy
và thiết bị chuyên dùng. Trong khi, đầu vào biến đổi là đầu vào biến đổi dễ dàng trong
khoảng thời gian xem xét. Ví dụ, nguyên vật liệu, lao động.
Hàm sản xuất đơn giản: Q = f(K, L)
Trong đó:

52
KINH TẾ VI MÔ
Q: Số lƣợng sản phẩm đầu ra
K: Vốn
L: Lao động
Bảng 4.1: Bảng hàm sản xuất đơn giản
Q (Sản lƣợng đầu ra) K (Vốn) L (Lao động)
100 4 6
100 6 4
110 6 5
130 8 7
Nhìn vào Bảng 4.1, khi doanh nghiệp sản xuất cùng một mức sản lƣợng nhất định,
doanh nghiệp tăng vốn thì phải giảm lao động. Khi doanh nghiệp tăng mức sản lƣợng thì
một trong hai yếu tố vốn, lao động không đổi và yếu tố còn lại tăng lên, hoặc cả hai yếu
tố vốn và lao động đều tăng.
4.1.2. Năng suất trung bình (AP)
Năng suất trung bình (AP) của một yếu tố đầu vào thay đổi là số lƣợng sản phẩm sản
xuất tính trung bình trên một đơn vị yếu tố đầu vào đó. Năng suất trung bình (AP) của
một yếu tố đầu vào thay đổi đƣợc xác định bằng cách lấy tổng sản phẩm (TP) chia cho số
lƣợng yếu tố đầu vào thay đổi.
Năng suất trung bình của yếu tố lao động (APL):

Ví dụ: Doanh nghiệp cần 7 lao động để sản xuất 70 đôi giày. Năng suất trung bình:
APL = TP/L = 70/7 = 10 (đôi giày / 1 lao động)
Khi doanh nghiệp tăng số lƣợng lao động (L) thì năng suất trung bình (APL) tăng dần
đến cực đại, nếu doanh nghiệp vẫn tăng lao động (L) thì năng suất trung bình (APL) giảm.
4.1.3. Năng suất biên (MP)
Năng suất biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi là phần thay đổi trong tổng sản
phẩm (TP) khi thay đổi một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi đó, trong khi các yếu tố đầu
vào còn lại không thay đổi.

53
KINH TẾ VI MÔ
Ví dụ: Năng suất biên của lao động (MP) là phần thay đổi trong tổng sản phẩm (TP) khi
thay đổi một đơn vị lao động (L), trong khi vốn không thay đổi. Năng suất biên của lao
động (MPL) đƣợc xác định với công thức sau:
MPL = ∆TP/∆L
Bảng 4.2: Năng suất biên và năng suất trung bình của yếu tố lao động
Vốn Lao động Tổng sản phẩm Năng suất trung bình Năng suất biên
(K) (L) (TP) (APL) (MPL)
5 0 0
5 1 10 10 10
5 2 30 15 20
5 3 60 20 30
5 4 80 20 20
5 5 95 19 15
5 6 105 17.5 10
5 7 110 15.7 5
5 8 110 13.75 0
5 9 107 11.88 -3
5 10 100 10 -7
Nếu hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng hàm số nhƣ:
Q = f (K, L) = 10KL – K2 – L2
Năng suất biên của lao động là đạo hàm bậc nhất của hàm Q theo K
MPK = 10L - 2K
Năng suất biên của vốn là đạo hàm bậc nhất của hàm Q theo L:
MPL = 10K – 2L
 Quy luật năng suất biên giảm dần
Khi gia tăng sử dụng một yếu tố đầu vào trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi, thì
MP của yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng gia tăng lúc đầu tăng lên nhƣng sau đó giảm dần
nhƣ Hình 4.1.

54
KINH TẾ VI MÔ
Q

TP

0
L
APL

APL

MPL L

Hình 4.1: Mối quan hệ giữa AP và MP cùng với đường TP


Nhận xét:
 Mối quan hệ giữa TP và MPL:
+ MPL> 0 → TP tăng dần
+ MPL< 0 → TP giảm dần
+ MPL = 0 → TP cực đại
 Mối quan hệ giữa APL và MPL:
+ MPL > APL → APL tăng dần
+ MPL< APL → APL giảm dần
+ MPL = APL → AP L cực đại
4.2. Các nguyên tắc sản xuất
4.2.1. Lựa chọn các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) với chi phí thấp nhất
Giả định doanh nghiệp có lựa chọn kết hợp tối ƣu là sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn
(K) và lao động (L) với chi phí thấp nhất để tạo ra mức sản lƣợng đầu ra (Q) tối đa với
chi phí hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) không đổi.

55
KINH TẾ VI MÔ
Để có lựa chọn kết hợp tối ƣu, doanh nghiệp có hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng là
phƣơng pháp cổ điển và phƣơng pháp hình học.
4.2.2. Phƣơng pháp cổ điển
Doanh nghiệp muốn sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) với chi phí
thấp nhất để tạo ra mức sản lƣợng đầu ra (Q) không đổi, hoặc tạo ra mức sản lƣợng đầu
ra (Q) tối đa với chi phí hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L) không đổi, thì
doanh nghiệp nên chọn kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho năng suất biên trên một đơn
vị tiền tệ của các yếu tố đầu vào này phải bằng nhau hay phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
MPK / PK = MPL / PL (1)
K.PK + L.PL = TC (2)
Trong đó:
K: Vốn
L: Lao động
PK: Giá của yếu tố K
PL: Giá của yếu tố L
TC: Tổng chi phí sản xuất
Ví dụ: Hàm sản xuất của một doanh nghiệp có dạng:
Q = f(K, L) = 10KL – 0,5K2 – 0,5L2
PK = 100 đvt
PL = 100 đvt
TC = 5000 đvt
Xác định K và L để đạt tối đa sản lƣợng đầu ra
Giải:
MPK là đạo hàm bậc nhất của hàm Q theo K: MPK = 10L – K
MPL là đạo hàm bậc nhất của hàm Q theo L: MPL = 10K – L

→ (10L - K)/ 100 = (10K - L)/100 → L = K (1)


TC = K.PK + L.PL = 100K + 100L = 5000 (2)

56
KINH TẾ VI MÔ
Thế (1) vào (2):
100K + 100L = 5000
200K =5000 → K=25 (3)
Thế (3) vào (2): (100.25) + 100L = 5000 →L=25
Doanh nghiệp muốn tối đa mức sản lƣợng đầu ra với tổng chi phí là 5000 đvt thì doanh
nghiệp cần có 25 đơn vị K và 25 đơn vị L.
Mức sản lƣợng đầu ra tối đa: Q = 10KL – 0,5 K2 -0,5L2 = 10.25.25 – (0,5.252) –
(0,5.252) = 5625 (đvsp)
4.2.3. Phƣơng pháp hình học
4.2.3.1. Đƣờng đẳng lƣợng
Đƣờng đẳng lƣợng cho biết các kết hợp khác nhau của hai yếu tố đầu vào (lao động
và vốn) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra các mức sản xuất cụ thể. Mức đẳng
lƣợng cao hơn (xa với gốc tọa độ) chỉ sản lƣợng lớn hơn và mức đẳng lƣợng thấp hơn
(gần với gốc tọa độ) chỉ sản lƣợng lớn hơn và mức đẳng lƣợng thấp hơn.
Bảng 4.3: Minh họa cho doanh nghiệp sử dụng 2 yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) thay
đổi là K và L
Điểm kết hợp K L Q
A 3 2 55
B 2 3 55
C 3 3 70
D 4 2 70

57
KINH TẾ VI MÔ
L

B C
3

D
2
A

1 Q(70)

Q(55)
0
1 2 3 4 K

Hình 4.2: Đường đẳng lượng


Nhận xét:
- Trục tung thể hiện yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào) là L; trục hoành thể hiện yếu tố sản
xuất (yếu tố đầu vào) là K. Khi gia tăng K thì phải giảm L.
- Những điểm nằm trên cùng một đƣờng đẳng lƣợng sẽ có sự kết hợp khác nhau giữa hai
yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) là K và L cùng tạo ra mức sản lƣợng đầu ra. Điểm A và
B cùng nằm trên một đƣờng đẳng lƣợng có sự kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố đầu vào
là K và L cùng tạo ra mức sản lƣợng đầu ra là 55 đơn vị sản phẩm. Điểm C và D cùng
nằm trên một đƣờng đẳng lƣợng có sự kêt hợp khác nhau giữa hai yếu tố đầu vào là K và
L cùng tạo ra mức sản phẩm đầu ra là 70 đơn vị sản phẩm.
- Độ dốc đƣờng đẳng lƣợng là tỷ lệ thay thế biên (Marginal rate of technical substitution
– MRTSLK). Tỷ lệ thay thế biên (MRTS) là khi sử dụng tăng thêm một đơn vị lao động
thì số lƣợng vốn giảm nhằm đảm bảo mức sản lƣợng đầu ra không thay đổi. Tỷ lệ thay
thế biên (MRTS) đƣợc xác định công thức sau:
MRTS = ∆K/∆L
Trong đó:
MRTS: Tỷ lệ thay thế biên
∆K: Sự thay đổi số lƣợng vốn
∆L: Sự thay đổi số lƣợng lao động

58
KINH TẾ VI MÔ
Bảng 4.4: Các kết hợp MRTS của Bảng 4.3
Điểm
Q K L ∆K ∆L MRTS
kết hợp
A 55 3 2
B 55 2 3 1 1 1
C 70 3 3 1 0 -
D 70 4 2 1 -1 -1
MRTS = 1 có nghĩa là tăng thêm 1 đơn vị L thì giảm 1 đơn vị K.
Do gia tăng 1 đơn vị L thì giảm số lƣợng K nên MRTS mang dấu âm.
 Đặc điểm
- Đƣờng đẳng lƣợng là một đƣờng dốc xuống về phía bên phải.
- Do đƣờng đẳng lƣợng thể hiện kết hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất cùng tạo ra
một mức sản lƣợng đầu ra nên các đƣờng đẳng lƣợng không cắt nhau.
- Đƣờng đẳng lƣợng càng xa gốc tọa độ 0 thể hiện tạo ra mức sản lƣợng đầu ra càng lớn
hơn.
- Độ dốc đƣờng đẳng lƣợng là tỷ lệ thay thế biên (MRTS).
- Độ dốc tại mỗi thời điểm trên đƣờng đẳng lƣợng có giá trị khác nhau.
4.2.3.2. Đƣờng đẳng phí
Đƣờng đẳng phí (Isocosts line) là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa các yếu tố đầu vào
(yếu tố sản xuất) với tổng chi phí và giá các yếu tố sản xuất đã cho.
Phƣơng trình đƣờng đẳng phí có dạng:
K.PK +L.PL = TC
Trong đó:
K: Số lƣợng vốn
L: Số lƣợng lao động
PK: Giá của K
PL: Giá của L
TC: Tổng chi phí (bao gồm chi phí yếu tố L và yếu tố K).

59
KINH TẾ VI MÔ
Ví dụ: Tổng chi phí (bao gồm chi phí yếu tố L và yếu tố K) bằng 20 đvt; giá của yếu tố
sản xuất L (PL) là 4 đvt, giá của yếu tố sản xuất K (PK) là 2 đvt.
Phƣơng trình đƣờng đẳng phí có dạng:
K.PK + L.PL = TC
2.K + 4.L = 20

A
5

B
0
10 K

Hình 4.3: Đường đẳng phí


Nhìn Hình 4.3 , khi doanh nghiệp dùng tổng chi phí là 20 đvt, không mua yếu tố đầu
vào L mà chỉ mua yếu tố đầu vào K→K=10 và L=10 tạo nên điểm B. Khi doanh nghiệp
dùng tổng chi phí là 20 đvt không mua yếu tố đầu vào K mà chỉ mua yếu tố đầu vào K
mà chỉ mua yếu tố đầu vào L→L=5 và K=0 tạo nên điểm A. Chúng ta nối điểm A và
điểm B với nhau sẽ tạo nên đƣờng đẳng phí.
Với Hình 4.3, trục hoành thể hiện yếu tố K, trục tung thể hiện yếu tố L, thì độ dốc của
đƣờng đẳng phí (Slope of Isocosts line - SC) sẽ bằng giá của yếu tố đầu vào thể hiện ở
trục hoành, chia cho giá của yếu tố đầu vào thể hiện ở trục tung. Độ dốc của đƣờng đẳng
phỉ (SC) đƣợc xác định bằng công thức:
SC = -PK/PL
Đặc điểm:
- Đƣờng đẳng phí là một đƣờng xuống dốc.
- Độ dốc đƣờng đẳng phí là số âm.
- Độ dốc đƣờng đẳng phí tại mỗi điểm có giá trị bằng nhau.

60
KINH TẾ VI MÔ
4.2.3.3. Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi phí sản xuất tối thiểu
L

E I

L1

Q1
Q0
F
0
C K

Hình 4.4: Kết hợp tối ưu


Nhìn vào Hình 4.4, chúng ta có ba phƣơng án là E, I, F đều nằm trong giới hạn tổng
chi phí và giá của các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) cho trƣớc. Phƣơng án E và F mặc
dù nằm trong giới hạn tổng chi phí và giá của các yếu tố sản xuất (yếu tố đầu vào) cho
trƣớc nhƣng tạo ra mức sản lƣợng đầu ra (Q0) thấp hơn (Q1). Phƣơng án I mới là phƣơng
án tối ƣu vì phƣơng án I nằm trong giới hạn tổng chi phí và giá của các yếu tố sản xuất
(yếu tố đầu vào) cho trƣớc, và tạo ra mức sản lƣợng đầu ra cao nhất (Q1).
Điểm phối hợp tối ƣu giữa hai yếu tố sản xuất K và L chính là tiếp điểm giữa đƣờng
đẳng phí và đƣờng đẳng lƣợng tạo ra mức sản lƣợng đầu ra cao nhất.
Tại điểm phối hợp tối ƣu thì độ dốc đƣờng đẳng lƣợng và đƣờng đẳng phí bằng nhau.
MRTS = -PK/PL → -MPK / MPL =- PK/PL

61
KINH TẾ VI MÔ
 Đường mở rộng sản xuất
L

TC2/P
L
TC1/PL

B
L
L2 1
Q2
A
Q1

0
K1 K2 TC1/PK TC2/PK K

Hình 4.5: Đường mở rộng khả năng sản xuất


Ban đầu điểm A là điểm phối hợp tối ƣu tạo ra mức sản lƣợng đầu ra (Q1), khi
tổng chi phí (chi phí yếu tố K và L) tăng trong điều kiện giá của các yếu tố sản xuất
không thay đổi, sẽ làm cho đƣờng đẳng phí dịch chuyển sang phải phải song song và tiếp
xúc với đƣờng thẳng lƣợng khác, tạo ra mức sản lƣợng đầu ra (Q2) cao hơn đƣờng đẳng
lƣợng (Q1), và lức này điểm B là điểm phối hợp tối ƣu tạo ra mức sản lƣợng đầu ra cao
nhất. Nối điểm A và điểm B chúng ta sẽ hình thành đƣờng mở rộng sản xuất nhƣ Hình
4.5.
Đƣờng mở rộng sản xuất là tập hợp các điểm phối hợp tối ƣu giữa các yếu tố sản
xuất khi tổng chi phí (chi phí yếu tố K và L) thay đổi trong điều kiện giá cả yếu tố sản
xuất K và L không đổi.
 Năng suất theo quy mô
Năng suất theo quy mô là chúng ta xét hiệu quả của việc tăng các yếu tố sản xuất
theo một tỷ lệ sẽ dẫn đến tăng sản lƣợng đầu ra nhƣ thế nào.
Hàm sản xuất ban đầu: Q = f (K, L)
Khi gia tăng các yếu tố sản xuất K và L theo cùng một tỷ lệ α thì kết quả sản lƣợng
đầu ra sẽ gia tăng với tỷ lệ β: βQ = f (αK, αL).
Ba trƣờng hợp có thể xảy ra:
- β > α: tỷ lệ tăng của sản lƣợng đầu ra bằng tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất → năng suất
tăng dần theo quy mô.

62
KINH TẾ VI MÔ
- β = α: tỷ lệ tăng của sản lƣợng đầu ra bằng tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất → năng suất
không đổi theo quy mô.
- β < α: tỷ lệ tăng của sản lƣợng đầu ra nhỏ hơn tỷ lệ tăng các yếu tố sản xuất → năng
suất giảm dần theo quy mô.
Phân tích bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas:
Q = A. Kα. Lᵝ
Với α > 0; β < 1
α : Hệ số co giãn của sản lƣợng theo vốn
β : Hệ số co giãn của sản lƣợng theo lao động
- Nếu α + β > 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất tăng dần theo quy mô
- Nếu α + β = 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất không đổi theo quy mô
- Nếu α + β < 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất giảm dần theo quy mô
4.3. Lý thuyết chi phí
4.3.1. Bản chất của chi phí
Các nhà kinh tế cho rằng các doanh nghiệp lựa chọn giá và sản lƣợng sản xuất để
tối đa hóa lợi nhuận. Lợi nhuận mà các nhà kinh tế đề cập trong kinh tế học, đó chính là
lợi nhuận kinh tế
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Chi phí kinh tế
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội
Chi phí kế toán là tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra cho toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Chi phí kế toán bao
gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp, chi phí tiền
lƣơng….
Chi phí cơ hội là phần hữu dụng bị mất đi do không đầu tƣ vào phƣơng án tốt nhất
trong số các phƣơng án còn lại bị bỏ qua.
Đối với các nhà kế toán thì họ chỉ quan tâm đến chi phí kế toán. Các nhà kế toán
sẽ tình lợi nhuận kế toán bằng tổng doanh thu trừ cho chi phí kế toán.

63
KINH TẾ VI MÔ
Đối với các nhà kinh tế học thì họ quan tâm chi phí kinh tế (chi phí kế toán và chi
phí cơ hội). Các nhà kinh tế học tính lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ chi phí
kinh tế (chi phí kế toán và chi phí cơ hội).
Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Chi phí kế toán
4.3.2. Phân tích chi phí sản xuất trong ngắn hạn
4.3.2.1. Các khái niệm
 Chi phí cố định (TFC)
Tổng chi phí cố định (TFC) là tất cả chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra cho các
yếu tố sản xuất cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng chi phí cố định (TFC)
bào gồm tiền thuê nhà xƣởng, chi phí đăng ký, khoản trả lãi vay, chi phí khấu hao lien
quan đến tiện ích sử dụng (nhà xƣởng, thiết bị, phƣơng tiện vận tải…).
Chi phí cố định không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi, hay nói cách khác sự tăng
hay giảm sản xuất sản lƣợng đầu ra của doanh nghiệp không ảnh hƣởng đến tổng chi phi
cố định. Trong ngắn hạn, khi doanh nghiệp có mức sản lƣợng bằng 0 thì doanh nghiệp
cũng phải chịu cũng phải chịu những khoản chi phí cố định.
TFC

TFC
1000

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Q

Hình 4.6: Chi phí cố định (TFC)


Nhìn Hình 4.6, trục tung thể hiện chi phí cố định (TFC) và trục hoành thể hiện sản
lƣợng (Q). Đƣờng chi phí cố định (TFC) là một đƣờng thẳng nằm ngang song song với
trục hoành biểu diễn sản lƣợng (Q), thể hiện dù doanh nghiệp sản xuất với mức sản lƣợng
bao nhiêu thì doanh nghiệp cũng phải chịu TFC là 1000.

64
KINH TẾ VI MÔ
 Chi phí biến đổi (TVC)
Chi phí biến đổi (TVC) là tất cả chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho các yếu
tố sản xuất biến đổi trong khoảng thời gian nhất định. Chi phí biến đổi (TVC) bao gồm
chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí điện nƣớc…
Chi phí biến đổi thay đổi khi sản lƣợng thay đổi, hay nói cách khác sự tăng hhay
giảm sản lƣợng đầu ra của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi
bằng không khi sản lƣợng bằng không và tăng lên theo sản lƣợng sản xuất.
TVC
TVC

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Q

Hình 4.7: Chi phí biến đổi (TVC)


 Tổng chi phí (TC)
Tổng chi phí (TC) bao gồm hai loại chi phí: chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Công thức:
TC = TFC + TVC
Bảng 4.4: Minh họa chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
Q TFC TVC TC
0 1000 0 1000
10 1000 1000 2000
20 1000 1900 2900
30 1000 2800 3800
40 1000 3600 4600
50 1000 4600 5600
60 1000 5800 6800

65
KINH TẾ VI MÔ
70 1000 7100 8100
80 1000 8600 9600
90 1000 10400 11400
100 1000 12400 13400

TC

Chi phí
TVC

TFC

0 Q
Hình 4.8: Kết hợp 3 loại chi phí TC, TFC, TVC
 Chi phí cố định trung bình (AFC)
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn
vị sản phẩm. Chi phí cố định trung bình (AFC) đƣợc xác định bằng tổng chi phí (TFC)
chia cho sản lƣợng (Q) tƣơng ứng:
AFC AFC = TFC/Q

AFC

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Q
Hình 4.9: Chi phí cố định trung bình (AFC)
Chi phí cố định trung bình (AFC sẽ càng giảm khi sản lƣợng càng tăng, nên đƣờng
AFC là một đƣờng cong dốc xuống theo suốt chiều dài của trục hoành.

66
KINH TẾ VI MÔ
 Chi phí biến đổi trung bình (AVC)
Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn
vị sản phẩm. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) đƣợc xác định bằng cách lấy tổng chi phí
biến đổi (TVC) chia cho mức sản lƣợng tƣơng ứng:
AVC = TVC/Q
Bảng 4.5: Bảng chi phí biến đổi trung bình (AVC)
Q (1) TVC (2) AVC (3) = (2)/(1)
0 0
10 1000 100
20 1900 95
30 2800 93,3
40 3600 90
50 4600 92
60 5800 96,7
70 7100 101,4
80 8600 107,5

AVC
AVC
C

90

0 40 Q
Hình 4.10: Chi phí biến đổi trung bình (AVC)
Đƣờng chi phí biến đổi trung bình (AVC) có dạng chữ U. Nhìn vào Bảng 4.5 và
Hình 4.10, ban đầu khi doanh nghiệp gia tăng sản lƣợng sẽ làm cho chi phí biến đổi trung
bình (AVC) giảm dần xuống đến cực tiểu là 90 với mức sản lƣợng 40. Đến điểm cực tiểu,
doanh nghiệp vẫn tăng sản xuất sản phẩm sẽ làm cho chi phí biến đổi trung bình tăng lên.

67
KINH TẾ VI MÔ
 Chi phí trung bình (ATC)
Chi phí trung bình (ATC) là tổng chi phí (TC) tính trung bình cho mỗi đơn vị sản
phẩm. Chi phí trung bình (ATC)đƣợc xác định bằng lấy tổng chi phí (TC) chia cho mức
sản lƣợng đầu ra tƣơng ứng.
ATC = TC/Q hoặc ATC = AFC + AVC
Bảng 4.6: Chi phí trung bình (ATC)
Q (1) AFC AVC ATC
0
10 100 33,3 200
20 50 95 145
30 33,3 93,3 126,6
40 25 90 115
50 20 92 112
60 16,6 96,7 113,3
70 14,3 101,4 115,7
80 12,5 107,5 120

ATC
ATC
C

112

0 50 Q

Hình 4.11: Chi phí trung bình (ATC)


Nhìn vào Hình 4.11, đƣờng chi phí trung bình (ATC) có hình dạng chữ U; ban đầu
khi mức sản lƣợng (Q) tăng sẽ làm cho chi phí trung bình (ATC) giảm dần đến cực tiểu;
khi chi phí trung bình (ATC) đạt cực tiểu mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng mức sản
lƣợng (Q) sẽ làm cho chi phí trung bình (ATC) lúc này tăng lên.

68
KINH TẾ VI MÔ
 Chi phí biên (MC)
Chi phí biên (MC) sự thay đổi tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một
đơn vị sản phẩm. Chi phí biên đƣợc xác định bằng công thức sau:
MC = ∆TC/∆Q
Bảng 4.7: Chi phí biên (MC)
Q TC MC = ∆TC/∆Q
0 1000
10 2000 100
20 2900 90
30 3800 80
40 4600 100
50 5600 120
60 6800 130
70 8100 130
80 9600 150
90 11400 180
100 13400 200
Khi ban đầu doanh nghiệp tăng mức sản lƣợng (Q) sẽ làm cho chi phí biên (MC)
giảm dần đến cực tiểu. Khi chi phí biên (MC) đạt cực tiểu mà doanh nghiệp vẫn gia tăng
mức sản lƣợng (Q) sẽ làm cho chi phí biên (MC) tăng lên nhƣ Hình 4.12.
Nếu tổng chi phí (TC) của doanh nghiệp đƣợc biểu diễn bằng hàm số thì chi phí
biên (MC) đƣợc xác định: MC = TC’(Q)
Ví dụ: Tổng chi phí (TC) trong ngắn hạn của doanh nghiệp có hàm số sau:
TC = 5000 + 28Q + 35Q2
TFC = 5000 (vì 5000 là một hằng số không phụ thuộc vào Q)
TVC = 28Q + 35Q2
AFC = TFC/Q = 5000/Q
AVC = TVC/Q = 28+35Q
ATC = TC/Q = 5000/Q + 28 + 35Q

69
KINH TẾ VI MÔ
MC = dTC/dQ = 28 + 70Q
4.3.2.2. Mối quan hệ giữa MC và ATC; MC và AVC

ATC
ATC
MC
C AVC

0 Q
Hình 4.12: Kết hợp 3 loại chi phí ATC, AVC, MC
 Mối quan hệ MC và ATC
Nhìn Hình 4.12, đƣờng MC tiếp xúc tại điểm cực tiểu của đƣờng ATC.
+ MC < ATC (phần đƣờng MC nằm dƣới điểm cực tiểu đƣờng ATC) →ATC giảm.
+ MC = ATC (đƣờng MC tiếp xúc đƣờng ATC) → AC đạt cực tiểu.
+ MC > ATC (phần đƣờng MC nằm trên điểm cực tiểu đƣờng ATC) → ATC tăng
 Mối quan hệ MC và AVC
Nhìn Hình 4.12, đƣờng MC tiếp xúc tại điểm cực tiểu của đƣờng AVC.
+ MC < AVC (phần đƣờng MC nằm dƣới điểm dực tiểu đƣờng AVC) → AVC giảm.
+ MC = AVC (đƣờng MC tiếp xúc đƣờng AVC) → AVC đạt cực tiểu
+ MC > AVC (phần đƣờng MC nằm trên điểm cực tiểu đƣờng AVC) → AVC tăng.
4.4. Quyết định sản xuất
4.4.1. Một số khái niệm
 Tổng doanh thu (TR)
Tổng doanh thu (TR) là tổng số tiền doanh nghiệp nhận đƣợc khi doanh nghiệp
bán đƣợc một mức sản lƣợng nhất định nào đó. Tổng doanh thu (TR) đƣợc xác định bằng
cách lấy mức sản lƣợng doanh nghiệp sản xuất và bán nhân cho giá bán của sản phẩm.
TR = Q * P
Trong đó:

70
KINH TẾ VI MÔ
TR: Tổng doanh thu
Q: Mức sản lƣợng của doanh nghiệp
P: Giá bán của một sản phẩm
 Doanh thu biên (MR)
Doanh thu biên (MR) là sự thay đổi trong tổng doanh thu (TR) khi thay đổi một
đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên (MR) đƣợc xác định bằng công thức:
MR = ∆TR/∆Q
Nếu tổng doanh thu (TR) là một hàm số thì doanh thu biên (MR) là đạo hàm bậc
nhất của tổng doanh thu (TR): MR = TR’(Q)
Ví dụ: TR = -15Q2 + 75Q
→ MR = -30Q + 75
4.4.2. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Trong kinh tế học, các nhà kinh tế giả định mục tiêu chính của tất cả các doanh
nghiệp đều là muốn tối đa hóa lợi nhuận.
Chúng ta hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị
sản lƣợng. Phƣơng trình lợi nhuận đƣợc biểu thị nhƣ sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR – TC
Khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản lƣợng thì doanh thu của nó sẽ
tăng lên (trong hầu hết các trƣờng hợp) và chi phí cũng tăng lên. Lợi nhuận sẽ tăng khi
phần doanh thu tăng lớn hơn phần chi phí tăng. Trong đó, doanh thu tăng do bán thêm
một đơn vị sản lƣợng gọi là doanh thu biên (MR) và chi phí tăng liên quan đến việc sản
xuất thêm một đơn vị sản lƣợng gọi là chi phí biên (MC).
Doanh nghiệp sẽ sản xuất mức sản lƣợng (Q0) mà tại mức sản lƣợng (Q0) này có
doanh thu biên (MR) bằng chi phí biên (MC) sẽ đạt lợi nhuận tối đa.
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC
Phƣơng trình MR = MC đƣợc gọi là phƣơng trình cân bằng biên. Lƣu ý rằng,
doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lƣợng (Q0) mà ở đó MR = MC khi và chỉ
khi doanh nghiệp có lợi nhuận lớn hơn 0 tại mức sản lƣợng này. Trong trƣờng hợp lợi
nhuận bé hơn 0 tại mức sản lƣợng Q0 mà ở đó MR = MC thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu lỗ.

71
KINH TẾ VI MÔ
CHƢƠNG 5. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
5.1. Cấu trúc thị trƣờng
5.1.1. Phân loại thị trƣờng
Cấu trúc thị trƣờng đƣợc phân chia dựa vào:
- Số lƣợng ngƣời mua và bán trên thị trƣờng: nhiều hay ít.
- Đặc trƣng của sản phẩm: sản phẩm đồng nhất (tƣơng tự nhau), sản phẩm phân biệt, tiêu
chuẩn hay sản phẩm duy nhất (không có sản phẩm thay thế).
Trên cơ sở đó , thị trƣờng đƣợc phân chia thành:
- Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trƣờng bán cạnh tranh (cạnh tranh mang tính độc quyền)
- Thị trƣờng bán độc quyền (độc quyền mang tính cạnh tranh)
- Thị trƣờng độc quyền.
5.1.2. Cạnh tranh trong cấu trúc thị trƣờng
Các doanh nghiệp trong mỗi thị trƣờng có hành vi tƣơng tự nhau. Do đó, chúng ta
sẽ phân tích hành vi của doanh nghiệp thông qua phân tích cạnh tranh. Các yếu tố cạnh
tranh trong cấu trúc thị trƣờng đƣợc đánh giá trong bảng dƣới đây:
Bảng 5.1: Các yếu tố cạnh tranh trong cấu trúc thị trường
Yếu tố cạnh Cạnh tranh Bán cạnh
Bán độc quyền Độc quyền
tranh hoàn hảo tranh
Số lƣợng
Rất nhiều Nhiều Ít Duy nhất
doanh nghiệp
Đặc điểm sản Phân biệt, Tiêu
Đồng nhất Phân biệt Duy nhất
phẩm chuẩn
Không quan Không quan
Cạnh tranh giá Rất quan trọng Không nên
trọng trọng
Rào cản thị
Không Ít Nhiều Rất nhiều
trƣờng
Cạnh tranh Không quan
Không Rất quan trọng Quan trọng
phi giá trọng lắm

72
KINH TẾ VI MÔ
Sản phẩm điển
Nông nghiệp Bán lẻ Công nghiệp Công cộng
hình
Cấu trúc thị trƣờng phân chia thị trƣờng thành hai hình thái thị trƣờng cơ bản: thị
trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo (bao gồm: bán cạnh
tranh, bán độc quyền, độc quyền). Các đặc trƣng của hai hình thái thị trƣờng này có thể
tóm tắt trong biểu đồ dƣới đây:
Hình 5.1: Đường cầu của doanh nghiệp Hình 5.2: Đường cầu của doanh nghiệp trong
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
- Doanh nghiệp là ngƣời nhận giá - Doanh nghiệp là ngƣời định giá
- Thông tin thị trƣờng là hoàn hảo - Thông tin thị trƣờng là không hoàn hảo
Giá Giá

D
P0 P

Giá thị trƣờng

Lƣợng Q Lƣợng

5.2. Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo


5.2.1. Đặc điểm
- Nhiều ngƣời mua và bán
- Sản phẩm đồng nhất tƣơng tự nhau
- Không có rào cản thị trƣờng
- Thông tin thị trƣờng là hoàn hảo
5.2.2. Đƣờng cầu thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo
Thực tế, thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo có vô số ngƣời mua và bán một sản phẩm.
Khi đó, ngƣời mua và ngƣời bán là ngƣời nhận giá và mức giá này do quan hệ cung cầu
thị trƣờng xác định. Biểu đồ dƣới đây minh hạ mối quan hệ giữa đƣờng cầu thị trƣờng và
doanh nghiệp:

73
KINH TẾ VI MÔ
Giá Giá

D
P0 P0

Q0 Lượng Lượng

Hình 5.3: Đường cầu thị trường Hình 5.4: Đường cầu doanh nghiệp
Giá cân bằng đƣợc xác định thông qua quan hệ cung cầu thị trƣờng. Sản lƣợng của
doanh nghiệp chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng sản lƣợng của thị trƣờng cho nên
mỗi doanh nghiệp không thể tác động vào giá thị trƣờng. Vì thế, doanh nghiệp có đƣờng
cầu sản phẩm là co giãn hoàn toàn tại mức giá thị trƣờng.
5.2.3. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn
 Tối đa hóa lợi nhuận
Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất ở mức sản lƣợng mà ở đó
doanh thi biên bằng với chi phí biên.
Doanh thu biên đƣợc xác định bằng:

Một cách tƣơng tự, chi phí biên đƣợc xác định bằng:

Trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng với giá thị trƣờng (do
doanh nghiệp có đƣờng cầu co giãn hoàn toàn, giá của hàng hóa là không thay đổi theo
các mức sản lƣợng): MR = P

74
KINH TẾ VI MÔ
Giá, Chi phí MC

ATC

P0

ATC0 P = MR = D

Q0 Lƣợng

Hình 5.5: Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận


Nhƣ Hình 5.5 cho thấy, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lƣợng Q0
mà ở đó MR = MC. Trong đó, mức giá P0 đƣợc xác định trên đƣờng cầu. Tại mức sản
lƣợng Q0, chi phí trung bình bẳng ATC0. Vì vậy, lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản lƣợng
bằng (P0 - ATC0). Trong khi đó, lợi nhuận bằng lợi nhuận đơn vị nhân với tổng sản lƣợng
sản xuất. Nhƣ Hình 5.5, lợi nhuận của doanh nghiệp chính là phần hình chữ nhật tô đậm.
Nhận xét: Doanh nghiệp sản xuất đạt lợi nhuận tối đa khi tại mức sản lƣợng doanh
nghiệp sản xuất và bán có tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí (TR > TC) hay giá thị
trƣờng lớn hơn chi phí trung bình (P >ATC).
 Giá hòa vốn
ATC
Giá, Chi phí Điểm hòa vốn (lợi MC
nhuận =0)

AVC

P0

P = MR = D

Q0 Lƣợng

Hình 5.6: Doanh nghiệp hòa vốn


Nhìn vào Hình 5.6, chúng ta thấy doanh nghiệp xác định mức sản lƣợng Q0 nhằm
tối đa hóa lợi nhuận tại đƣờng doanh thu biên tiếp xúc với đƣờng chi phí biên (MR =

75
KINH TẾ VI MÔ
MC). Tại mức sản lƣợng Q0 và giá thị trƣờng P0 thì doanh nghiệp bù đắp đúng chi phí
trung bình ATC, nên doanh nghiệp sản xuất mức sản lƣợng Q0 và giá thị trƣờng P0 sẽ hòa
vốn (doanh nghiệp không có lợi nhuận cũng không lỗ).
Nhận xét: Doanh nghiệp sản xuất mức sản lƣợng tại đó giá thị trƣờng bằng với điểm cực
tiểu của đƣờng ATC (P0 = ATC0) thì lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không (doanh
nghiệp hòa vốn).
 Tối thiểu lỗ và ngừng sản xuất
Giả sử tại mức sản lƣợng MR = MC ta có P < ATC, liệu rằng doanh nghiệp có tiếp
tục sản xuất hay không? Chúng ta sẽ chia thành hai trƣờng hợp:
- Nếu AVC < P < ATC, khi đó doanh thu của doanh nghiệp không chỉ bù đắp toàn bộ chi
phí biến đổi mà còn bù đắp đƣợc một phần của chi phí cố định. Điều này có nghĩa là
doanh nghiệp tiếp tục sản xuất miễn là: TR = P*Q > TVC.
ATC
Giá, Chi phí MC

AVC
ATC0
P0
P = MR = D

Q0 Lƣợng

Hình 5.7: AVC < P < ATC →Doanh nghiệp tiếp tục sản xuất
ATC
Giá, Chi phí MC

AVC
ATC0
P0
P = MR = D
AVC0

Q0 Lƣợng

Hình 5.8: AVC < P < ATC →Doanh nghiệp ngừng sản xuất

76
KINH TẾ VI MÔ
Thực tế, một doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất nếu giá lớn hơn chi phí biến đổi
trung bình (P > AVC). Trong trƣờng hợp này, nếu doanh nghiệp đóng cửa thì doanh
nghiệp sẽ mất đi toàn bộ chi phí cố định (Là phần tô đậm của hình chữ nhật có diện tích
bằng: AFC*Q = TFC). So sánh lỗ của doanh nghiệp trong trƣờng hợp ngừng sản xuất
(phần tô đậm) với lỗ khi doanh nghiệp tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn, thì doanh nghiệp
sẽ bị lỗ ít hơn nếu nhƣ doanh nghiệp tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn.
- Nếu P < AVC thì doanh nghiệp sẽ đóng cửa.
ATC
Giá, Chi phí MC

AVC
ATC0

AVC0 P = MR = D

P0

Q0 Lƣợng

Hình 5.9: Doanh nghiệp đóng cửa


Qua Hình 5.9, phần diện tích tô đậm bằng với chi phí cố định của doanh nghiệp
(phần lỗ khi doanh nghiệp đóng cửa). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất
thì doanh nghiệp sẽ lỗ nhiều hơn, không chỉ mất toàn bộ chi phí cố định mà còn lỗ do P <
AVC (tƣơng ứng với phần diện tích giới hạn bởi chiều cao giữa AVC0 và P0). Vì vậy,
doanh nghiệp sẽ lỗ ít hơn nếu ngừng sản xuất khi P < AVC.

77
KINH TẾ VI MÔ
 Đường cung ngắn hạn
ATC
Giá, Chi phí MC=SS

AVC

P0
MR0
P1 MR1
P2
MR2
P3
MR3

Q3 Q2 Q1 Q0 Lƣợng

Hình 5.10: Đường cung của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Đƣờng cung của một doanh nghiệp là phần đƣờng MC nằm phía trên điểm cực
tiểu của đƣờng AVC, hay nói cách khác đƣờng cung của một doanh nghiệp là phần MC
nằm trên điểm đóng cửa.
5.2.4. Thặng dƣ tiêu dùng và thặng dƣ sản xuất
Thặng dư tiêu dùng: chính là hữu dụng ròng mà ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc khi
tiêu dùng hàng hóa. Thặng dƣ tiêu dùng có đƣợc khi hữu dụng biên trên mỗi đơn vị lớn
hơn chi phí biên của đơn vị tiêu dùng sau cùng.
Thặng dư sản xuất: là hữu dụng ròng của nhà sản xuất khi bán hàng hóa. Thặng
dƣ sản xuất có đƣợc khi P = MC cho đơn vị sản xuất sau cùng. Các đơn cị sản xuất trƣớc
đó có chi phí biên thấp hơn giá bán của doanh nghiệp.
P
Thặng dƣ tiêu dùng
S

P1

Thặng dƣ sản
xuất D
0
Q1 Q

Hình 5.12: Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất của doanh nghiệp

78
KINH TẾ VI MÔ
5.2.5. Minh họa mô hình cạnh tranh hoàn hảo
Một thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và hàm cầu thị trƣờng nhƣ sau:
Hàm cầu: QD = 250 – 10P
Hàm cung: QS = -50 +20P
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trƣờng này có hàm chi phí sau:
TC = 200 – 20Q + Q2
1. Xác định đƣờng cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp
2. Xác định sản lƣợng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
3. Xác định sản lƣợng hòa vốn.
4. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp nhƣ thế nào khi Chính phủ đánh thuế đơn vị t =
2?
5. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp nhƣ thế nào khi Chính phủ đánh thuế doanh thu
t% = 20%?
Giải:
1. Điểm cân bằng thị trƣờng E (PE, QE), khi đó:
Giá cân bằng PE: QD = QS
→ 250 – 10P = -50 + 20P
→ PE = 10
Lƣợng cân bằng thị trƣờng: QE = 150
Biểu đồ minh họa đƣờng cầu thị trƣờng và doanh nghiệp nhƣ sau:

P P
S

E
D
10
P = MR

0
0 150 Q Q

Trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là ngƣời nhận giá, do đó:

79
KINH TẾ VI MÔ
- Đƣờng cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn tại PE = 10
- Đƣờng doanh thu biên trùng với đƣờng cầu: MR = PE = 10
2. Để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, ta có: MR = MC (1)
Mặt khác trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, ta có: MR = P = 10 (2)
Từ (1), (2) suy ra: MC = 10 → TC’(Q) = 10
→ -20 + 2Q = 10 → Q = 15
Sản lƣợng tối đa hóa lợi nhuận: Q0 = 15
Lợi nhuận = TR – TC = P*Q – (200 – 2Q + Q2) = 10Q – 200 + 20Q – Q2 = -Q2 + 30Q -
200 (3)
Thế Q = 15 vào (3), ta có: Lợi nhuận tối đa = -152 + 30*15 -200 = 25
3. Doanh nghiệp hòa vốn khi: Lợi nhuận = 0 → -Q2 + 30Q -200 = 0
→ Q1 = 10, Q2 = 20
4. Khi Chính phủ đánh thuế đơn vị t = 2 thì lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng:
Lợi nhuận = TR – TC – t*Q
→ Lợi nhuận = -Q2 + 30Q -200 – 2Q = -Q2 + 28Q -200 (4)
Đặt TC1 = TC + t*Q
→ MC1 = TC1’(Q) = MC + t = 2Q – 18
Để tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC1
→ 10 = 2Q1 – 18 → Q1 = 14
Thay Q1 = 14 vào (4): Lợi nhuận = -142 + 30*14 – 200 = -4
5. Khi Chính phủ đánh thuế doanh thu t% = 20% thì lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh
hƣởng:
Lợi nhuận = TR – TC – t%*TR
→ Lợi nhuận = 10Q – (200 – 20Q + Q2) – 20%*10Q = -Q2 + 28Q – 200 (5)
Đặt TR2 = TR – t%*TR
→ MR2 = TR2’(Q) = (1 – t%) MR = 0,8*10 = 8
Để tối đa hóa lợi nhuận: MR2 = MC → 8 = 2Q – 20 → Q2 = 14
Thế Q2 = 14 vào (5) ta có: Lợi nhuận = -142 +28*14 – 200 = -4

80
KINH TẾ VI MÔ
5.3. Thị trƣờng độc quyền
5.3.1. Đặc điểm
- Chỉ có một ngƣời bán
- Không có sản phẩm thay thế
- Rào cản thâm nhập thị trƣờng
Những rào cản thị trƣờng đối với các doanh nghiệp có thể tồn tại là do:
+ Quy mô kinh tế
+ Hành động của các doanh nghiệp
+ Hành động của Chính phủ
5.3.2. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Một doanh nghiệp sẽ tối da hóa lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lƣợng mà ở đó
doanh thu biên bằng với chi phí biên (miễn là P > AVC): MR = MC
Giá, MC ATC
Chi phí

P0

ATC0

Q0 Q
MR

Hình 5.13: Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận
Với doanh nghiệp độc quyền đƣợc minh họa trên Hình 5.13, MR = MC tại mức
sản lƣợng Q0. Khi đó, mức giá bán tƣơng ứng là P0. Nếu P0> ATC0, doanh nghiệp sẽ
nhận đƣợc lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền khác với lợi nhuận
mà doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo nhận đƣợc do có rào cản thâm nhập ngành đối với
thị trƣờng độc quyền.

81
KINH TẾ VI MÔ
AVC0

AVC

Hình 5.14: Doanh nghiệp độc quyền bị lỗ


Doanh nghiệp độc quyền cũng có thể bị lỗ nhƣ Hình 5.14. Trong Hình 5.14, doanh
nghiệp bị lỗ do giá thấp hơn ATC0 nhƣng cao hơn AVC0 nên doanh nghiệp vẫn tiếp tục
hoạt động trong ngắn hạn và chỉ rời khỏi ngành trong dài hạn. Lƣu ý rằng sở hữu độc
quyền không nhất thiết tồn tại lợi nhuận kinh tế. Thông thƣờng, mọi ngƣời vẫn thƣờng
nghĩ rằng nhà độc quyền có thể lựa chọn bất kỳ mức giá nào và họ sẽ nâng giá để tăng lợi
nhuận. Thực tế, độc quyền cũng nhƣ những thị trƣờng khác, đó là nhà độc quyền muốn
tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải sản xuất ở mức sản lƣợng mà ở đó MR = MC. Đây cũng là
mức giá duy nhất ấn định cho ngành, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm nếu nhƣ
mức giá cao hơn mức giá P0 (MR=MC) này.
 Không có đường cung trong độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền không có đƣờng cung. Lý do là không có quan hệ thống
nhất giữa giá và lƣợng cung. Giá và lƣợng cung tùy thuộc vào vị trí của đƣờng cầu.
Trong khi doanh nghiệp độc quyền có đƣờng cầu dốc xuống, đƣờng doanh thu biên nằm
dƣới đƣờng cầu, bởi doanh nghiệp muốn tăng lƣợng bán thì phải giảm giá. Cũng giống
nhƣ doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền chọn sản lƣợng tại MR
= MC, nhƣng vì doanh thu biên nhỏ hơn giá và vì trong những điều kiện khác nhau sẽ có
những mức giá khác nhau mà ở đó MR = MC với cùng mức sản lƣợng. Do đó, không có

82
KINH TẾ VI MÔ
quan hệ thống nhất giữa giá và lƣợng cung, nên không có đƣờng cung của doanh nghiệp
độc quyền.
5.3.3. Minh họa mô hình độc quyền
Một doanh nghiệp độc quyền có hàm cầu và hàm chi phí sau:
Hàm cầu: QD = 30 – P
Hàm chi phí: TC = 200 – 20Q + Q2
1. Xác định đƣờng cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp?
2. Xác định sản lƣợng để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu?
3. Xác định sản lƣợng để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận?
4. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp khi Chính phủ đánh thuế đơn vị t = 2?
5. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp khi Chính phủ đánh thuế doanh thu t%= 20%?
Giải:
1. Từ hàm cầu: QD = 30 – P → P = 30 – Q
Mà TR = P*Q = (30 – Q)*Q = 30 – Q2 → MR = 30 – 2Q
Vậy doanh thu biên : MR = 30 – 2Q
2. Để doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu: TRMax → MR = 0
→ 30 – 2Q = 0 → Q = 15
Mức sản lƣợng để doanh thu tối đa : Q = 15
→ TRMax = 30*15 – 152 = 225
3. Để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận : Lợi nhuận → Max : MR = MC
Mà MC = TC’(Q) = 2Q – 20
→30 – 2Q = 2Q – 20 → Q = 12,5 → P = 17,5
Ta có: Lợi nhuận = TR – TC = 30Q – Q2 – (200 – 20Q + Q2) = -2Q2 + 50Q – 200
= -2*12,52 + 50*12,5 -200 = 112,5
Vậy lợi nhuận tối đa đạt 112,5
4. Khi Chính phủ đánh thuế đơn vị t = 2:
Lợi nhuận = TR – TC – t*Q
→ Lợi nhuận = -2Q2 + 50Q – 200 – 2Q = -2Q2 + 48Q – 200 (1)
Đặt TC1 = TC + t*Q

83
KINH TẾ VI MÔ
→ MC1 = TC1’(Q) = MC + t = 2Q – 20 + 2 = 2Q – 18
Để tối đa hóa lợi nhuận : MR = MC1
→ 30 – 2Q1 = 2Q1 – 18 → Q1 = 12
Thế Q1 = 12 vào (1) ta có: Lợi nhuận = -2*122 +48*12 - 200 = 88
5. Khi Chính phủ đánh thuế doanh thu:
Lợi nhuận = TR – TC – t%*TR
→ Lợi nhuận = -2Q2 + 50Q – 200 – 20% (30 – Q2) = -1,8Q2 + 44Q – 200 (2)
Đặt TR1 = TR – t%*TR → MR1 = TR1’(Q) = (1 – t%)MR = 0,8*(30 – 2Q) = 24 – 1,6Q
Để tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC
→ 24 – 1,6Q2 = 2Q2 – 20 → Q2 = 12,2
Thế Q2 = 12,2 vào (2), ta có:
Lợi nhuận = -1,8*12,22 + 44*12,2 – 200 = 68,8

84
KINH TẾ VI MÔ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Kinh tế học vi mô, NXB Thống
Kê.
[2] Robert S.Pindyck, Daniel L.Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, NXB Thống Kê.
[3] PGS.TS Lê Thế Giới, Th.S Trƣơng Hồng Trình, Th.S Đặng Công Tuấn, Th.S Nguyễn
Thị Đà, Th.S Nguyễn Thị Bích Thủy, Kinh tế vi mô, NXB Tài Chính.
[4] PGS.TS Đinh Phi Hổ, Nguyên lý Kinh tế vi mô, NXB Thống Kê, 2009.
[5] TS. Lê Bảo Lâm, Kinh tế vi mô, NXB Thống Kê, 2010.
[6] Th.S Đinh Thùy Trâm, Kinh tế vi mô, NXB Phƣơng Đông, 2011.

85

You might also like