You are on page 1of 79

Nhạc lý cơ bản & thực hành

Hocguitarpro.com 2
Nhạc lý cơ bản & thực hành

LỜI MỞ ĐẦU
Xin chào các bạn!

Để sử dụng sách được hiệu quả hơn, Hocguitarpro.com có một số lưu


ý với các bạn như sau.

Cuốn sách này được biên soạn theo nội dung khóa học nhạc l{ cơ bản
và thực hành (đã xuất bản trên kênh YouTube Hocguitarpro), vậy nên, các bạn
có thể xem video khóa học kết hợp với cuốn sách này để đạt hiệu quả
tốt nhất trong quá trình học.

Các bạn có thể tham khảo sử dụng bộ sách Guitar căn bản thực hành
(gồm 2 tập) để thực hành nhuần nhuyễn hơn những nội dung đã học
trong khóa học này.

Sau khi nắm chắc phần nhạc l{ cơ bản, các bạn có thể tham khảo và
sử dụng cuốn sách nhạc l{ nâng cao được biên soạn theo khóa học nhạc
lý nâng cao (đã xuất bản trên kênh YouTube Hocguitarpro).

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ Hocguitarpro.com.

Thông tin liên hệ: 0977.415.778 (thầy Trìu)

Chúc các bạn tập luyện tốt!

Hocguitarpro.com 3
Nhạc lý cơ bản & thực hành

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................3

MỤC LỤC .................................................................................................4

BÀI 1: KHUÔNG NHẠC & KHÓA NHẠC

1. Khuông nhạc ........................................................................................9

2. Nốt nhạc ..............................................................................................9

3. Khóa nhạc ............................................................................................9

4. Ý nghĩa của khóa Sol...........................................................................10

5. Yêu cầu bài học ..................................................................................10

6. Bài tập thực hành ...............................................................................10

BÀI 2: NHỊP – PHÁCH & TEMPO

1. Số chỉ nhịp .........................................................................................12

2. Ô nhịp, vạch nhịp ...............................................................................14

3. Phách .................................................................................................15

4. Tempo, metronome ...........................................................................15

5. Yêu cầu bài học ..................................................................................16

6. Bài tập thực hành ...............................................................................17

BÀI 3: CAO ĐỘ - TRƯỜNG ĐỘ - CƯỜNG ĐỘ - ÂM SẮC

1. Cao độ................................................................................................18

2. Trường độ ..........................................................................................18

3. Cường độ ...........................................................................................19

4. Âm sắc ...............................................................................................20

5. Yêu cầu bài học ..................................................................................20

Hocguitarpro.com 4
Nhạc lý cơ bản & thực hành
6. Bài tập thực hành ...............................................................................20

BÀI 4: VỊ TRÍ 7 NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC

1. Bảy tên nốt và ký hiệu ........................................................................21

2. Vị trí 7 nốt trên khuông nhạc .............................................................22

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................23

4. Bài tập thực hành ...............................................................................23

BÀI 5: NỐT TRÒN – NỐT TRẮNG – NỐT ĐEN

1. Lý thuyết ............................................................................................25

2. Phương pháp thực hành ....................................................................25

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................28

4. Bài tập thực hành ...............................................................................28

BÀI 6: DẤU CHẤM DÔI & NỐT MÓC ĐƠN

1. Dấu chấm dôi .....................................................................................30

2. Nốt móc đơn ......................................................................................30

3. Dấu chấm dôi áp dụng với nốt đen ....................................................31

4. Yêu cầu bài học ..................................................................................32

5. Bài tập thực hành ...............................................................................32

BÀI 7: THỰC HÀNH TIẾT TẤU MÓC ĐƠN

1. Tiết tấu móc đơn................................................................................34

2. Phương pháp thực hành ....................................................................34

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................35

4. Bài tập thực hành ...............................................................................35

BÀI 8: THỰC HÀNH VIẾT TIẾT TẤU

1. Thực hành viết tiết tấu với nhịp 2/4 ...................................................37


Hocguitarpro.com 5
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Thực hành viết tiết tấu với nhịp 3/4 ...................................................38

3. Thực hành viết tiếu tấu với nhịp 4/4 ..................................................38

4. Yêu cầu bài học ..................................................................................38

5. Bài tập thực hành ...............................................................................39

BÀI 9: THỰC HÀNH ĐỌC TIẾT TẤU

1. Vẽ mũi tên tương ứng với số phách ...................................................40

2. Thực hành đọc tiết tấu .......................................................................41

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................41

4. Bài tập thực hành ...............................................................................41

BÀI 10: CHÙM 4 NỐT MÓC KÉP

1. Nốt móc kép.......................................................................................43

2. Phương pháp đánh số tiết tấu ...........................................................44

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................44

4. Bài tập thực hành ...............................................................................44

BÀI 11: CÁC DẠNG TIẾT TẤU TỪ CHÙM 4

1. Giới thiệu về 6 dạng tiết tấu có móc kép ............................................46

2. Phương pháp đánh số tiết tấu cho 6 dạng .........................................47

3. Ví dụ ...................................................................................................47

4. Yêu cầu bài học ..................................................................................47

5. Bài tập thực hành ..............................................................................48

BÀI 12: LIÊN 3 ĐƠN

1. Giới thiệu về dạng tiết tấu liên 3 đơn .................................................50

2. Phương pháp đánh số tiết tấu ...........................................................50

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................50


Hocguitarpro.com 6
Nhạc lý cơ bản & thực hành
4. Bài tập thực hành ...............................................................................50

BÀI 13: LẶNG TRÒN – LẶNG TRẮNG – LẶNG ĐEN

1. Giới thiệu về các loại hình dấu lặng ....................................................52

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................52

3. Bài tập thực hành ...............................................................................52

BÀI 14: DẤU LẶNG ĐƠN

1. Giới thiệu về dấu lặng đơn .................................................................54

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................54

3. Bài tập thực hành ...............................................................................54

BÀI 15: DẤU LẶNG KÉP

1. Giới thiệu về dấu lặng kép..................................................................56

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................56

3. Bài tập thực hành ...............................................................................56

BÀI 16 (Phần 1): DẤU NỐI

1. Giới thiệu về dấu nối ..........................................................................57

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................57

3. Bài tập thực hành ...............................................................................57

BÀI 16 (Phần 2): DẤU NỐI

1. Dấu nối với liên 3 đơn và biến tấu......................................................59

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................60

3. Bài tập thực hành ...............................................................................60

BÀI 17: ĐẢO PHÁCH & DẤU LUYẾN

1. Giới thiệu về đảo phách .....................................................................61

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................61


Hocguitarpro.com 7
Nhạc lý cơ bản & thực hành
3. Bài tập thực hành ...............................................................................61

BÀI 18: GIÁ TRỊ TRƯỜNG ĐỘ CỦA NỐT NHẠC

1. Công thức tính giá trị trường độ của các loại hình nốt .......................63

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................65

BÀI 19: NHỊP 3/8 & 6/8 .........................................................................66

BÀI 20: CUNG & DẤU HÓA

1. Khái niệm ...........................................................................................67

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................69

3. Bài tập thực hành ...............................................................................69

BÀI 21: HÓA BIỂU

1. Khái niệm ...........................................................................................70

2. Ý nghĩa ...............................................................................................71

3. Yêu cầu bài học ..................................................................................73

Bảng tóm tắt hóa biểu và nốt kết thúc bài nhạc.....................................74

BÀI 22: DẤU HỒI TẤU

1. Một số ký hiệu dấu hồi tấu.................................................................75

2. Yêu cầu bài học ..................................................................................79

Hocguitarpro.com 8
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 1: KHUÔNG NHẠC & KHÓA NHẠC


1. Khuông nhạc

Để ghi những âm thanh cao thấp khác nhau, ta sử dụng khuông nhạc.
Cấu tạo của khuông nhạc gồm 5 đường kẻ và 4 khe, thứ tự của đường kẻ
và khe được tính từ dưới lên.

Đường kẻ Khe

2. Nốt nhạc

Để ghi lại các âm thanh khác nhau trên khuông nhạc, ta sử dụng nốt
nhạc. Nốt ở trên sẽ có âm thanh cao hơn nốt ở dưới.

Nốt thấp --> Nốt cao

3. Khóa nhạc

Ở đầu mỗi khuông nhạc đều có khóa nhạc để xác định tên của các nốt
trên khuông nhạc.

Khóa nhạc

Hocguitarpro.com 9
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Hiện nay, chúng ta dùng 3 loại khóa.

Khóa Sol Khóa Fa Khóa Đô

Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta chỉ tìm hiểu và thực hành về
khóa Sol.

Khóa Fa và khóa Đô chúng ta sẽ tìm hiểu trong những khóa học khác.
Khi nắm chắc được khóa Sol thì việc tìm hiểu và thực hành về hai khóa
còn lại sẽ dễ dàng hơn.

4. Ý nghĩa của khóa Sol

Khóa Sol được vẽ bắt đầu từ đường kẻ số 2, ta có nốt nhạc nằm ở


đường kẻ số 2 là nốt Sol.

Từ nốt Sol, ta sẽ xác định được vị trí của những nốt khác trên khuông
nhạc.

Nốt Sol

5. Yêu cầu bài học

 Nắm được cấu tạo của khuông nhạc, học thuộc thứ tự đường kẻ
và khe.
 Hiểu được { nghĩa của khóa Sol.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

6. Bài tập thực hành

Câu 1: Ghi số thứ tự các đường kẻ và các khe như đã học trong bài.

Hocguitarpro.com 10
Nhạc lý cơ bản & thực hành

Câu 2: Đây là nốt gì? Vì sao?

Hocguitarpro.com 11
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 2: NHỊP – PHÁCH & TEMPO


1. Số chỉ nhịp
1.1. Giới thiệu về số chỉ nhịp

Số chỉ nhịp được ghi ở đầu của bản nhạc.

2
Ví dụ 1: đoạn nhạc dưới đây được viết ở nhịp
4
Số chỉ nhịp

3
Ví dụ 2: bài Happy birthday to you được viết ở nhịp
4
Số chỉ nhịp

Hocguitarpro.com 12
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Các nhịp thường gặp:

2 3 4 3 6
4 4 4 8 8
1.2. Ý nghĩa của số chỉ nhịp

Số chỉ nhịp cho ta biết số phách có trong một ô nhịp và giá trị trường
độ của một phách.

Số chỉ nhịp gồm 2 số:

 Số ở trên: cho ta biết số phách có trong một ô nhịp.


 Số ở dưới: cho ta biết giá trị trường độ của một phách.

5 nhịp thường gặp và ý nghĩa:

2 Có 2 phách trong một ô nhịp.


Nhịp
4 Một phách bằng một nốt đen.

2 phách 2 phách 2 phách 2 phách

3 Có 3 phách trong một ô nhịp.


Nhịp
4 Một phách bằng một nốt đen.

3 phách 3 phách 3 phách 3 phách

4 Có 4 phách trong một ô nhịp.


Nhịp
4 Một phách bằng một nốt đen.

4 phách 4 phách 4 phách 4 phách

Hocguitarpro.com 13
Nhạc lý cơ bản & thực hành
3 Có 3 phách trong một ô nhịp.
Nhịp
8 Một phách bằng một nốt móc đơn.

3 phách 3 phách 3 phách 3 phách

6 Có 6 phách trong một ô nhịp.


Nhịp
8 Một phách bằng một nốt móc đơn.

6 phách 6 phách 6 phách 6 phách

Như cách trình bày ở trên, ta sẽ có một số thuật ngữ cần phân tích:

 Phách và ô nhịp: sẽ tìm hiểu ở phần kế tiếp.


 Nốt đen và nốt móc đơn: sẽ tìm hiểu ở những bài học sau.

2. Ô nhịp, vạch nhịp

Những đường kẻ nằm dọc khuông nhạc gọi là vạch nhịp. Vạch nhịp để
kết thúc bài nhạc sẽ có 2 nét, một nét nhạt và một nét đậm.

Nằm giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp.

Ô nhịp Vạch nhịp

Không có vạch nhịp Vạch nhịp để kết thúc bài nhạc

Lưu ý: ở trước khóa nhạc có thể có hoặc không có vạch nhịp đều
được.

Hocguitarpro.com 14
Nhạc lý cơ bản & thực hành
3. Phách

Ta có thể hiểu một cách đơn giản về phách như sau:

 Một phách tương ứng với một lần dậm chân xuống và nhấc
chân lên (hoặc ngược lại).
 Nửa phách tương ứng với một lần dậm chân xuống hoặc một
lần nhấc chân lên.

Ví dụ:

1 phách 1 phách 1 phách 1 phách

½ phách ½ phách ½ phách ½ phách

Lưu ý: chiều mũi tên tương ứng với chiều dậm nhịp chân.

4. Tempo, metronome

Tempo là tốc độ (nhanh, chậm) của bài nhạc, tempo được ghi ở đầu của
bản nhạc.

Ví dụ:

Tempo

Hocguitarpro.com 15
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Để thực hành theo tempo đã được quy định trong bài nhạc, ta sử
dụng metronome.

Các bạn có thể tải ứng dụng metronome về điện thoại (hoặc máy tính),
sau đó điều chỉnh thông số theo số chỉ nhịp và tempo của bài nhạc.

Ví dụ:

4
Nhịp
4
Tempo 91

Hoặc sử dụng metronome online.

5. Yêu cầu bài học

 Học thuộc { nghĩa số chỉ nhịp.


 Học thuộc 5 nhịp thường gặp và { nghĩa của 5 nhịp này.
 Hiểu về ô nhịp, vạch nhịp và phách.
 Hiểu về tempo và cách sử dụng metronome.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Hocguitarpro.com 16
Nhạc lý cơ bản & thực hành
6. Bài tập thực hành

Câu 1: Số chỉ nhịp được ghi ở đâu trong bản nhạc? Hãy cho biết ý
nghĩa của số chỉ nhịp.

Câu 2: Kể tên 5 nhịp thường gặp và { nghĩa của từng nhịp.

Câu 3: Tempo được ghi ở đâu trong bản nhạc?

Câu 4: Viết số phách có trong mỗi ô nhịp (viết vào vị trí dấu 3 chấm).

... phách ... phách ... phách ... phách

... phách ... phách ... phách ... phách

... phách ... phách ... phách ... phách

... phách ... phách ... phách ... phách

... phách ... phách ... phách ... phách

Hocguitarpro.com 17
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 3: CAO ĐỘ - TRƯỜNG ĐỘ - CƯỜNG ĐỘ - ÂM SẮC


Trong âm nhạc, âm thanh sẽ có 4 thuộc tính: cao độ, trường độ,
cường độ và âm sắc.

1. Cao độ

Cao độ là độ cao, thấp của âm thanh.

Nốt thấp --> Nốt cao

Bạn có thể bấm những nốt khác nhau trên đàn guitar hoặc piano để
cảm nhận được độ cao, thấp của âm thanh.

2. Trường độ

Trường độ là độ dài, ngắn của âm thanh.

Ví dụ:

Nhận xét: cùng một nốt Sol nhưng có nhiều hình nốt khác nhau để
thể hiện trường độ của nốt.

Hocguitarpro.com 18
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Trên đàn guitar hoặc piano, bạn có thể bấm và giữ một nốt bất kz, ta
giữ nốt càng lâu thì âm thanh sẽ càng ngân vang và ngược lại.

Các loại hình nốt được sử dụng để ký hiệu trường độ.

Nốt tròn trắng đen móc móc móc móc


đơn kép tam tứ

Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu và thực hành về
hình nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn và nốt móc kép.

Nốt móc tam và nốt móc tứ chúng ta sẽ tìm hiểu trong những khóa
học khác.

3. Cường độ

Cường độ là độ vang to, nhỏ của âm thanh (độ mạnh, nhẹ).

Khi ta đánh một nốt bất kz trên đàn guitar hoặc piano với lực đánh
mạnh, nhẹ khác nhau thì âm thanh cũng có độ vang to, nhỏ tương ứng.

Cường độ được thể hiện bằng một số ký hiệu như sau:

 pp: rất nhẹ.


 p: nhẹ.
 mp: nhẹ vừa phải.
 mf: mạnh vừa phải.
 f: mạnh.
 ff: rất mạnh.

Ví dụ:

 Từ ô nhịp 1 đến ô nhịp 4, ta chơi với lực đánh mạnh vừa phải.
 Từ ô nhịp 5 đến ô nhịp 8, ta chơi với lực đánh mạnh.
 Từ ô nhịp 9 đến ô nhịp 12, ta chơi với lực đánh mạnh vừa phải.
 Từ ô nhịp 13 đến ô nhịp 16, ta chơi với lực đánh nhẹ vừa phải.

(hình ở trang sau)

Hocguitarpro.com 19
Nhạc lý cơ bản & thực hành

4. Âm sắc

Âm thanh phát ra từ đàn guitar sẽ có sự khác biệt với âm thanh phát


ra từ đàn piano, sự khác biệt đó chính là do âm sắc, mỗi âm thanh sẽ có
một âm sắc khác nhau.

Ví dụ:

 Tiếng đàn violin khác tiếng đàn piano.


 Giọng nam khác giọng nữ.

5. Yêu cầu bài học

 Hiểu về 4 thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc.

6. Bài tập thực hành

Câu 1: Cao độ là gì?

Câu 2: Trường độ là gì?

Câu 3: Cường độ là gì?

Câu 4: Cho ví dụ về âm sắc trong âm nhạc?

Hocguitarpro.com 20
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 4: VỊ TRÍ 7 NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC


1. Bảy tên nốt và ký hiệu

Để phân biệt những âm thanh cao, thấp khác nhau, ta sử dụng 7 tên
nốt:

Đô Rê Mi Fa Sol La Si

Ký hiệu C D E F G A B

Nốt thấp --> Nốt cao

Khi cần ký hiệu những nốt lên cao hay xuống thấp hơn nữa, ta chỉ cần
lặp lại 7 tên nốt này.

Ví dụ:

Nốt trên khuông nhạc

Nốt trên đàn piano

Hocguitarpro.com 21
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Nốt trên đàn guitar

2. Vị trí 7 nốt trên khuông nhạc

Nốt Sol

Ở bài học trước, chúng ta đã học về khóa Sol và nốt Sol. Bây giờ, ta sẽ
xác định vị trí của những nốt khác từ nốt Sol.

Theo tứ tự cao độ các nốt đã học ở trên, ta có vị trí 7 nốt như sau:

Tại vị trí của nốt Đô, ta thấy một đường kẻ ngắn, đây được gọi là
đường kẻ phụ.

Đường kẻ phụ

Ngoài 5 đường kẻ chính và 4 khe chính, ta cần có thêm các đường kẻ


phụ và khe phụ để có thể ghi được nhiều âm thanh cao, thấp khác nhau.

Hocguitarpro.com 22
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Ví dụ:

Tuy nhiên, trong phần đầu của cuốn sách, ta chỉ thực hành với 5 nốt
Đô, Rê, Mi, Fa, Sol nên các bạn chỉ cần học thuộc vị trí 5 nốt này là được.

3. Yêu cầu bài học

 Học thuộc vị trí của 5 nốt Đô, Rê, Mi, Fa, Sol trên khuông nhạc.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu 1: Ghi tên gọi các nốt.

Câu 2: Viết các nốt tương ứng với tên nốt lên khuông nhạc (áp dụng với
5 nốt đã học trong bài).

Hocguitarpro.com 23
Nhạc lý cơ bản & thực hành

Hocguitarpro.com 24
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 5: NỐT TRÒN – NỐT TRẮNG – NỐT ĐEN


1. Lý thuyết

Để thể hiện trường độ của nốt nhạc, ta sử dụng 7 loại hình nốt sau:

Nốt tròn trắng đen móc móc móc móc


đơn kép tam tứ

Tuy nhiên, trong bài học này, ta chỉ thực hành với 3 loại hình nốt: nốt
tròn, nốt trắng và nốt đen.

Giá trị trường độ của 3 loại hình nốt trên như sau:

Nốt tròn trắng đen

4 phách 2 phách 1 phách

Lưu ý:

 Số phách được ghi như trên chỉ đúng trong một số trường hợp.
 Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp tính giá trị trường
độ của các loại hình nốt trong những bài học sau.
 Ở bài học này, ta sẽ học như trên để đơn giản nội dung học và
thực hành.

2. Phương pháp thực hành


2.1. Thực hành với nốt tròn

Ta có bài thực hành như sau:

Hocguitarpro.com 25
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Ở những bài học trước, ta đã học một phách tương ứng với một lần
dậm chân xuống và nhấc chân lên (hoặc ngược lại).

1 phách

Như vậy, nốt tròn có giá trị trường độ là 4 phách sẽ tương ứng với 4
lần dậm chân xuống và nhấc chân lên.

Nốt tròn sẽ được đánh ở đầu phách 1 và giữ nó ngân vang hết 4
phách.

1 phách 2 phách 3 phách 4 phách

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

2.2. Thực hành với nốt trắng

Ta có bài thực hành như sau:

Nốt trắng có giá trị trường độ là 2 phách sẽ tương ứng với 2 lần dậm
chân xuống và nhấc chân lên.

Hocguitarpro.com 26
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Nốt trắng sẽ được đánh ở đầu phách 1 và giữ nó ngân vang hết 2
phách.

1 phách 2 phách

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

2.3. Thực hành với nốt đen

Ta có bài thực hành như sau:

Nốt đen có giá trị trường độ là 1 phách sẽ tương ứng với 1 lần dậm
chân xuống và nhấc chân lên.

Nốt đen sẽ được đánh ở đầu phách 1 và giữ nó ngân vang hết 1
phách.

1 phách

Hocguitarpro.com 27
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

3. Yêu cầu bài học

 Học thuộc giá trị trường độ của 3 loại hình nốt đã học trong bài:
nốt tròn, nốt trắng và nốt đen.
 Nắm được phương pháp thực hành với 3 loại hình nốt trên.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Hocguitarpro.com 28
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 4:

Câu 5:

Câu 6:

Hocguitarpro.com 29
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 6: DẤU CHẤM DÔI & NỐT MÓC ĐƠN


1. Dấu chấm dôi
1.1. Giới thiệu về dấu chấm dôi

Dấu chấm dôi có tác dụng làm tăng thêm ½ giá trị trường độ của nốt
nhạc đứng trước nó.

Ví dụ:

Ban đầu 4 phách 2 phách 1 phách

Thêm dấu chấm dôi + 2 phách + 1 phách + 0,5 phách

Tổng 6 phách 3 phách 1,5 phách

1.2. Phương pháp thực hành

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

2. Nốt móc đơn

Trong những bài học trước, ta đã học và thực hành về 3 loại hình nốt:
nốt tròn, nốt trắng và nốt đen.

Ở bài học này, ta sẽ học thêm một loại hình nốt nữa, đó là nốt móc
đơn.

Nốt móc đơn có giá trị trường độ là ½ phách (0,5 phách).

Hocguitarpro.com 30
Nhạc lý cơ bản & thực hành

Nốt tròn trắng đen móc đơn

4 phách 2 phách 1 phách ½ phách

3. Dấu chấm dôi áp dụng với nốt đen

Ví dụ:

Ở những bài học trước, ta đã học:

Một phách tương ứng với một lần dậm chân xuống và nhấc chân lên
(hoặc ngược lại)  ta có thể hiểu đơn giản là một phách có 2 mũi tên.

1 phách

Nửa phách tương ứng với một lần dậm chân xuống hoặc một lần
nhấc chân lên  ta có thể hiểu đơn giản là nửa phách có 1 mũi tên.

½ phách ½ phách

Vậy 1,5 phách sẽ có 3 mũi tên.

1,5 phách

Hocguitarpro.com 31
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Bây giờ ta sẽ vẽ các mũi tên tương ứng với số phách vào bài thực
hành.

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

Bài tập thực hành:

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

4. Yêu cầu bài học

 Hiểu được tác dụng của dấu chấm dôi và phương pháp thực hành.
 Học thuộc giá trị trường độ của nốt móc đơn.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

5. Bài tập thực hành

Câu 1:

Hocguitarpro.com 32
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 2:

Câu 3:

Câu 4: Trong bài tập này, ta có thêm nốt La.

Câu 5:

Hocguitarpro.com 33
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 7: THỰC HÀNH TIẾT TẤU MÓC ĐƠN


1. Tiết tấu móc đơn

Ở những bài học trước, ta đã học về nốt móc đơn có giá trị trường độ
là ½ phách.

Nốt tròn trắng đen móc đơn

4 phách 2 phách 1 phách ½ phách

Hai nốt móc đơn đứng cạnh nhau, ta có thể nối chúng lại bằng một
gạch ngang.

2. Phương pháp thực hành

Ta có bài thực hành sau:

Nốt móc đơn có giá trị trường độ là ½ phách, tương ứng với một mũi
tên. Ta sẽ vẽ các mũi tên tương ứng với số phách vào bài thực hành như
sau:

Hocguitarpro.com 34
Nhạc lý cơ bản & thực hành
3. Yêu cầu bài học

 Nắm được phương pháp thực hành khi có nhiều nốt móc đơn kết
hợp.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3.1:

Câu 3.2:

Hocguitarpro.com 35
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 4: Trong bài tập này, ta có thêm nốt Đô.

Thật là hay

Hocguitarpro.com 36
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 8: THỰC HÀNH VIẾT TIẾT TẤU


Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tập viết tiếu tấu để các bạn
có thể hiểu rõ hơn về nhịp, phách.

Trước khi vào bài học, ta sẽ có quy ước như sau:

Chúng ta sẽ thay chữ phách bằng chữ nghìn để thuận tiện hơn trong
quá trình thực hành.

Nốt tròn trắng đen móc đơn

4 phách 2 phách 1 phách ½ phách

Đổi thành 4 nghìn 2 nghìn 1 nghìn 500 đồng

Lưu ý: nốt móc đơn bằng ½ phách nên sẽ có mệnh giá là 500 đồng.

2
1. Thực hành viết tiết tấu với nhịp
4

2
Nhịp có 2 phách trong một ô nhịp, tương ứng với 2 nghìn.
4

Chúng ta có thể sử dụng bất cứ mệnh giá nào (tương ứng với 4 loại hình
nốt ở trên) để viết tiết tấu trong một ô nhịp, yêu cầu là phải đủ 2 nghìn
(tương ứng với 2 phách).

Ví dụ:

2 nghìn 2 nghìn 2 nghìn 2 nghìn 2 nghìn

Nhận xét: bao nhiêu nốt trong một ô nhịp không quan trọng, quan
trọng là phải đủ số phách (không thừa phách và không thiếu phách).

Hocguitarpro.com 37
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Lưu ý:

Khi viết tiết tấu, ta chỉ quan tâm đến trường độ nên không cần kẻ
khuông nhạc. Các bạn có thể tập luyện viết tiết tấu theo cách trình bày ở
ví dụ trên.

3
2. Thực hành viết tiết tấu với nhịp
4
3
Nhịp có 3 phách trong một ô nhịp, tương ứng với 3 nghìn.
4

Chúng ta có thể sử dụng bất cứ mệnh giá nào (tương ứng với 4 loại hình
nốt ở trên) để viết tiết tấu trong một ô nhịp, yêu cầu là phải đủ 3 nghìn
(tương ứng với 3 phách).

Ví dụ:

3 nghìn 3 nghìn 3 nghìn 3 nghìn

4
3. Thực hành viết tiết tấu với nhịp
4
4
Nhịp có 4 phách trong một ô nhịp, tương ứng với 4 nghìn.
4
Chúng ta có thể sử dụng bất cứ mệnh giá nào (tương ứng với 4 loại hình
nốt ở trên) để viết tiết tấu trong một ô nhịp, yêu cầu là phải đủ 4 nghìn
(tương ứng với 4 phách).

Ví dụ:

4 nghìn 4 nghìn 4 nghìn 4 nghìn

4. Yêu cầu bài học

 Nắm được phương pháp viết tiết tấu cho đủ số phách trong một ô
nhịp.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Hocguitarpro.com 38
Nhạc lý cơ bản & thực hành
5. Bài tập thực hành

2 3 4
Viết tiết tấu với nhịp , và
4 4 4

Mỗi nhịp một bài, mỗi bài có 4 ô nhịp khác nhau.

Hocguitarpro.com 39
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 9: THỰC HÀNH ĐỌC TIẾT TẤU


Trong bài học này, chúng ta sẽ thực hành đọc tiết tấu những bài tập
đã viết ở bài học trước.

1. Vẽ mũi tên tương ứng với số phách

Ta sẽ vẽ các mũi tên tương ứng với số phách vào bài thực hành như
sau:

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

Hocguitarpro.com 40
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Thực hành đọc tiết tấu

Với cách trình bày viết tiết tấu như trên, chúng ta sẽ không biết đó là
nốt Đô, Rê hay Mi… vậy nên, ta sẽ đọc các nốt là Palm.

Lưu ý: xem video hướng dẫn và thực hành.

3. Yêu cầu bài học

 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu 1: Trong bài tập này, ta có thêm nốt Si

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Hocguitarpro.com 41
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 5:

Hocguitarpro.com 42
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 10: CHÙM 4 NỐT MÓC KÉP


1. Nốt móc kép

Trong bài học này, ta sẽ học thêm một loại hình nốt mới, đó là nốt
móc kép.

Nốt móc kép có giá trị trường độ là ¼ phách (0,25 phách).

Nốt tròn trắng đen móc đơn móc kép

4 phách 2 phách 1 phách ½ phách ¼ phách

Một nốt đen sẽ bằng bốn nốt móc kép.

Bốn nốt móc kép đứng cạnh nhau, ta có thể nối chúng lại bằng hai
gạch ngang. Mục đích là nhóm bốn nốt móc kép lại thành một phách
giúp chúng ta dễ nhìn và thực hành khi đọc bản nhạc.

Lưu ý: khi nối hai nốt móc đơn thành một phách, ta sẽ dùng một gạch
ngang. Khi nối bốn nốt móc kép thành một phách, ta sẽ dùng hai gạch
ngang.

Hocguitarpro.com 43
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Phương pháp đánh số tiết tấu

Ví dụ 1:

Lưu ý: ta chỉ dậm chân vào số 1.

(Xem video hướng dẫn và thực hành).

Ví dụ 2:

(Xem video hướng dẫn và thực hành).

3. Yêu cầu bài học

 Học thuộc giá trị trường độ của nốt móc kép.


 Nắm được phương pháp đánh số tiết tấu và áp dụng thực hành.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu 1:

Hocguitarpro.com 44
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Câu 5:

Hocguitarpro.com 45
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 11: CÁC DẠNG TIẾT TẤU TỪ CHÙM 4


Từ chùm 4 nốt móc kép, ta có thể biến tấu thành 5 dạng tiết tấu khác
có xuất hiện nốt móc kép trong đó.

Như vậy, nếu tính cả chùm 4 nốt móc kép thì ta sẽ có 6 dạng tiết tấu
có nốt móc kép.

1. Giới thiệu về 6 dạng tiết tấu có nốt móc kép

Bảng tóm tắt 6 dạng tiết tấu có móc kép gồm: loại hình nốt và phách.

Nhận xét: mỗi dạng tiết tấu trên đều có tổng số phách là 1.

Cách nhớ 6 dạng tiết tấu trên:

 Một dạng 4 nốt


 Ba dạng 3 nốt
 Hai dạng 2 nốt

Hocguitarpro.com 46
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Phương pháp đánh số tiết tấu cho 6 dạng

3. Ví dụ

4. Yêu cầu bài học

 Học thuộc 6 dạng tiết tấu có nốt móc kép và phương pháp đánh số
tiết tấu cho 6 dạng đó.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Hocguitarpro.com 47
Nhạc lý cơ bản & thực hành
5. Bài tập thực hành

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Câu 5:

Hocguitarpro.com 48
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 6: Tổng hợp 1

Câu 7: Tổng hợp 2, có nốt Mi

Hocguitarpro.com 49
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 12: LIÊN 3 ĐƠN


1. Giới thiệu về dạng tiết tấu liên 3 đơn

Tổng giá trị trường độ của liên 3 đơn sẽ tương ứng với giá trị trường
độ của một nốt đen.

2. Phương pháp đánh số tiết tấu

3. Yêu cầu bài học

 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

4. Bài tập thực hành

Câu1:

Câu 2:

Hocguitarpro.com 50
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 3:

Hocguitarpro.com 51
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 13: LẶNG TRÒN – LẶNG TRẮNG – LẶNG ĐEN


1. Giới thiệu về các loại hình dấu lặng

Dấu lặng là ký hiệu dùng để diễn tả sự im lặng trong âm nhạc.

Tương ứng với các loại hình nốt, ta có các loại hình dấu lặng.

Trong phạm vi bài học này, ta chỉ tìm hiểu và thực hành về lặng tròn,
lặng trắng và lặng đen.

lặng tròn lặng trắng lặng đen

4 phách 2 phách 1 phách

Khi đọc tiết tấu, ta sẽ đọc dấu lặng là “nghỉ”.

2. Yêu cầu bài học

 Học thuộc cách viết và giá trị trường độ của các loại hình dấu lặng
đã học trong bài.

 Làm bài tập nhiều lần đến khi nhuần nhuyễn

3. Bài tập thực hành

Câu 1:

Hocguitarpro.com 52
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 2:

Câu 3: Thêm nốt Fa, Sol

Câu 4:

Câu 5:

Hocguitarpro.com 53
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 14: DẤU LẶNG ĐƠN


1. Giới thiệu về dấu lặng đơn

Ở bài học trước, ta đã tìm hiểu về 3 loại hình dấu lặng là: lặng tròn,
lặng trắng và lặng đen.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một loại hình
dấu lặng nữa, đó là dấu lặng đơn.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2: trường hợp này được gọi là nghịch phách (xem video).

2. Yêu cầu bài học

 Học thuộc giá trị trường độ của dấu lặng đơn.


 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

3. Bài tập thực hành


Câu 1:

Hocguitarpro.com 54
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 2:

Hocguitarpro.com 55
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 15: DẤU LẶNG KÉP


1. Giới thiệu về dấu lặng kép
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu và thực hành với dấu lặng
kép.

2. Yêu cầu bài học


 Học thuộc giá trị trường độ của dấu lặng kép.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.
3. Bài tập thực hành
Câu 1:

Câu 2: Có thêm nốt La

Hocguitarpro.com 56
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 16 (Phần 1): DẤU NỐI


1. Giới thiệu về dấu nối

Dấu nối được sử dụng để nối hai hay nhiều nốt nhạc liền kề và có
cùng cao độ.

Các nốt nhạc được nối với nhau sẽ chỉ đánh một lần duy nhất vào nốt
đứng đầu và giữ cho nó ngân vang hết giá trị trường độ của những nốt
được nối phía sau.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

2. Yêu cầu bài học

 Hiểu rõ { nghĩa của dấu nối.


 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

3. Bài tập thực hành

Câu 1:

Hocguitarpro.com 57
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Hocguitarpro.com 58
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 16 (Phần 2): DẤU NỐI


1. Dấu nối với liên 3 đơn và biến tấu
1.1. Một số dạng biến tấu từ liên 3 đơn và phương pháp đánh số
tiết tấu

Biến tấu 1:

Biến tấu 2:

1.2. Áp dụng dấu nối với liên 3 đơn và biến tấu

Áp dụng dấu nối với liên 3 đơn.

Áp dụng dấu nối với biến tấu 1.

Áp dụng dấu nối với biến tấu 2.

Hocguitarpro.com 59
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Yêu cầu bài học

 Học thuộc phương pháp đánh số tiết tấu đã học trong bài.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

3. Bài tập thực hành

Câu 1:

Câu 2:

Hocguitarpro.com 60
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 17: ĐẢO PHÁCH & DẤU LUYẾN


1. Giới thiệu về đảo phách

Ở những bài học trước, chúng ta đã học về nghịch phách.

Nghịch phách

Đảo phách

Phân biệt dấu nối và dấu luyến

Dấu nối Dấu luyến

2. Yêu cầu bài học

 Hiểu rõ về đảo phách và dấu luyến.


 Phân biệt được nghịch phách, đảo phách và dấu luyến.
 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

3. Bài tập thực hành

Tổng hợp lại các nốt nhạc đã học trên khuông nhạc.

Hocguitarpro.com 61
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Hocguitarpro.com 62
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 18: GIÁ TRỊ TRƯỜNG ĐỘ CỦA NỐT NHẠC


1. Công thức tính giá trị trường độ của các loại hình nốt
1.1. Mối quan hệ về giá trị trường độ giữa các loại hình nốt

Mối quan hệ về giá trị trường độ giữa các nốt nhạc được thể hiện
như hình sau:

1.2. Công thức tính giá trị trường độ của các loại hình nốt

Công thức tính giá trị trường độ của các loại hình nốt như sau: lấy nốt
tròn chia cho số bên dưới của số chỉ nhịp.

Số bên dưới của


số chỉ nhịp

Hocguitarpro.com 63
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2
Ví dụ 1: Xác định giá trị trường độ của các loại hình nốt trong nhịp
4

Số bên dưới là 4, ta lấy nốt tròn chia cho 4.

= =
4 4

Kết luận:

Một phách bằng một nốt đen. Từ nốt đen, ta suy ra giá trị trường độ
của các loại hình nốt khác như sau:

4 phách 2 phách 1 phách ½ phách ¼ phách

Nhận xét:

2 3 4 có số ở dưới là 4, nên giá trị trường độ của các


Nhịp
4 4 4 loại hình nốt trong 3 nhịp này đều giống nhau.

3
Ví dụ 2: Xác định giá trị trường độ của các loại hình nốt trong nhịp
8
Số bên dưới là 8, ta lấy nốt tròn chia cho 8.

= =
8 8

Kết luận:

Một phách bằng một nốt móc đơn. Từ nốt móc đơn, ta suy ra giá trị
trường độ của các loại hình nốt khác như sau:

Hocguitarpro.com 64
Nhạc lý cơ bản & thực hành

8 phách 4 phách 2 phách 1 phách ½ phách

Nhận xét:

3 6 có số ở dưới là 8, nên giá trị trường độ của các


Nhịp
8 8 loại hình nốt trong 2 nhịp này đều giống nhau.

2
Ví dụ 3: Xác định giá trị trường độ của các loại hình nốt trong nhịp
2
Số bên dưới là 2, ta lấy nốt tròn chia cho 2.

= =
2 2

Kết luận:

Một phách bằng một nốt trắng. Từ nốt trắng, ta suy ra giá trị trường
độ của các loại hình nốt khác như sau:

2 phách 1 phách ½ phách ¼ phách ⅛ phách

2. Yêu cầu bài học

 Học thuộc công thức tính giá trị trường độ của các loại hình nốt
dựa theo số chỉ nhịp.
 Thực hành lại các ví dụ nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Hocguitarpro.com 65
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 19: NHỊP 3/8 & 6/8


Xem video hướng dẫn và thực hành các bài tập sau:

Câu 1:

Câu 2:

Hocguitarpro.com 66
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 20: CUNG & DẤU HÓA


1. Khái niệm
1.1. Cung

Cung là đơn vị đo khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc.

Hai nốt nhạc gồm nốt gốc và nốt ngọn. Nốt có cao độ thấp hơn là nốt
gốc, nốt có cao độ cao hơn là nốt ngọn.

Ta có thể hiểu cung giống như là mét vậy.

Bảng hệ thống cung

1 cung ½ cung

Lưu ý: ngoặc cong nhẹ là 1 cung, ngoặc nhọn là ½ cung.

Ví dụ:

2 cung 3 cung

1 cung ½ cung

1.2. Dấu hóa

Dấu hóa là một ký hiệu trong âm nhạc, được sử dụng để thay đổi cao
độ của nốt nhạc.

Trong bản nhạc, dấu hóa được viết ở phía trước của nốt nhạc cần sử
dụng dấu hóa.

Hocguitarpro.com 67
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Có 3 loại dấu hóa thường dùng:

Dấu thăng : tăng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung.

Dấu giáng : giảm cao độ của nốt nhạc xuống nửa cung.

Dấu bình : hủy bỏ ảnh hưởng của dấu thăng hoặc dấu giáng, trả
cao độ của nốt nhạc về vị trí bình thường.

Dấu hóa có tác dụng ngay tại nốt nhạc sử dụng dấu hóa và cả những
nốt có cùng cao độ đứng đằng sau nó, nhưng chỉ giới hạn trong một ô
nhịp đó.

Vẫn đánh Sol thăng. Đánh Sol bình thường.

Vì có dấu bình nên ta đánh Sol bình thường.

Hocguitarpro.com 68
Nhạc lý cơ bản & thực hành
2. Yêu cầu bài học

 Hiểu rõ về cung và dấu hóa.


 Làm bài tập nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

3. Bài tập thực hành

Câu 1: Thực hành đoạn nhạc sau.

Câu 2: Thực hành đoạn nhạc sau.

Hocguitarpro.com 69
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 21: HÓA BIỂU


1. Khái niệm

Hóa biểu là hệ thống các dấu thăng hoặc dấu giáng được đặt ở đầu
mỗi khuông nhạc trong bản nhạc (nằm sau khóa Sol).

Ví dụ 1: Happy birthday to you.

Hóa biểu không có dấu thăng hoặc dấu giáng.

Ví dụ 3: Jingle bells.

Hóa biểu có 2 dấu giáng.

Lưu {:

 Số chỉ nhịp chỉ đặt một lần ở đầu bản nhạc.


 Khóa Sol và hóa biểu được đặt ở tất cả các khuông nhạc (dòng
nhạc) trong bài.

Hocguitarpro.com 70
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Ví dụ 2: We wish you a Merry Christmas.

Hóa biểu có 2 dấu thăng.

2. Ý nghĩa

Hóa biểu có 2 { nghĩa:

 Cho ta biết giọng của bài nhạc (tone).


 Tác động đến cao độ các nốt nhạc trong bài.

2.1. Xác định giọng của bài nhạc thông qua hóa biểu và nốt kết thúc
bài nhạc.

(Xem bảng tóm tắt hóa biểu và nốt kết thúc bài nhạc ở phần cuối của bài học).

Ví dụ 1: Xác định giọng của bài Happy birthday to you.

Hóa biểu không có dấu thăng hoặc dấu giáng.

Nốt kết thúc bài nhạc là nốt Đô.

 Kết luận: bài nhạc được viết ở giọng Đô trưởng (xem bảng tóm tắt hóa
biểu).

Ví dụ 2: Xác định giọng của bài We wish you a Merry Christmas.

Hocguitarpro.com 71
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Hóa biểu có 2 dấu thăng.

Nốt kết thúc bài nhạc là nốt Rê.

 Kết luận: bài nhạc được viết ở giọng Rê trưởng (xem bảng tóm tắt hóa
biểu).

2.2. Hóa biểu tác động đến cao độ các nốt nhạc trong bài như thế
nào?

Ví dụ 1: Happy birthday to you.

Đối với bản nhạc này, hóa biểu không có dấu thăng hoặc dấu giáng,
nên khi diễn tấu, chúng ta sẽ chơi theo đúng cao độ các nốt đã viết trong
bài (chơi bình thường).

Ví dụ 2: We wish you a Merry Christmas.

Hocguitarpro.com 72
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Đối với bản nhạc này, hóa biểu có 2 dấu thăng là Fa thăng và Đô
thăng, nên khi diễn tấu, nếu gặp nốt Fa và nốt Đô thì ta cần phải đánh
thành Fa thăng và Đô thăng.

Ví dụ 3: Jingle bells.

Đối với bản nhạc này, hóa biểu có 2 dấu dáng là Si giáng và Mi giáng,
nên khi diễn tấu, nếu gặp nốt Si và nốt Mi thì ta cần phải đánh thành Si
giáng và Mi giáng.

3. Yêu cầu bài học

 Hiểu được khái niệm và { nghĩa của hóa biểu

Lưu ý: nếu ta học thuộc hóa biểu các giọng theo cách học vẹt thì sẽ
rất khó nhớ và mau quên. Cách tốt nhất để thuộc và nhớ lâu là hãy tìm
nhiều bản nhạc và thực hành đánh nốt theo. Cách học này sẽ giúp chúng
ta luyện ngón, luyện cảm âm và thuộc được hóa biểu các giọng.

Hocguitarpro.com 73
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BẢNG TÓM TẮT HÓA BIỂU VÀ NỐT KẾT THÚC BÀI NHẠC

Giọng Đô trưởng – Giọng La thứ Giọng Sol trưởng – Giọng Mi thứ

Giọng Rê trưởng – Giọng Si thứ Giọng La trưởng – Giọng Fa thăng thứ

Giọng Mi trưởng – Giọng Đô thăng thứ Giọng Si trưởng – Giọng Sol thăng thứ

Giọng Fa thăng trưởng – Giọng Rê thăng thứ Giọng Đô thăng trưởng – Giọng La thăng thứ

Giọng Fa trưởng – Giọng Rê thứ Giọng Si giáng trưởng – Giọng Sol thứ

Giọng Mi giáng trưởng – Giọng Đô thứ Giọng La giáng trưởng – Giọng Fa thứ

Giọng Rê giáng trưởng – Giọng Si giáng thứ Giọng Sol giáng trưởng – Giọng Mi giáng thứ

Giọng Đô giáng trưởng – Giọng La giáng thứ

Hocguitarpro.com 74
Nhạc lý cơ bản & thực hành

BÀI 22: DẤU HỒI TẤU


1. Một số ký hiệu dấu hồi tấu

Dấu hồi tấu sẽ giúp trình bày bản nhạc gọn gàng hơn.

Ví dụ:

Không sử dụng dấu hồi tấu.

Có sử dụng dấu hồi tấu.

Hocguitarpro.com 75
Nhạc lý cơ bản & thực hành

1.1. Dấu tái đoạn

Chơi lại một đoạn nhạc, câu nhạc.

Thường kết hợp với ký hiệu

Lưu ý: trong phạm vi tài liệu này, chúng ta sẽ quy ước gọi

là cửa 1 và cửa 2.

Ví dụ:

Diễn tấu:

1 2 3 4 5 6 7 8 9

2 3 4 5 6 10 11 12

Diễn giải:

Bắt đầu chơi từ ô nhịp 1, đến ô nhịp 9, gặp dấu tái đoạn, ta quay lại ô
nhịp 2.

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 2, đến ô nhịp 6, ta bỏ cửa 1 (ô nhịp 7, 8, 9) nhảy


qua cửa 2 (ô nhịp 10, 11, 12) và chơi đến hết bài.

Hocguitarpro.com 76
Nhạc lý cơ bản & thực hành

1.2. Dấu hoàn (Segno)

Chơi lại cả bài hoặc một đoạn nhạc.

Thường kết hợp với dấu Coda hoặc chữ Fine.

Ví dụ:

Diễn tấu:

1 2 3 4 5 6 7 8

9 10 11 12 13 14 15 16

1 2 3 4 5 6 7 8

Diễn giải:

Bắt đầu chơi từ ô nhịp 1, đến ô nhịp 16, gặp ký hiệu D.S al Fine (quay
lại dấu Segno và chơi cho đến khi gặp chữ Fine là kết bài), khi đó ta quay lại ô
nhịp 1.

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 1, đến ô nhịp 8 là kết bài (ô nhịp 8 có chữ Fine).

Hocguitarpro.com 77
Nhạc lý cơ bản & thực hành

1.3. Dấu Coda

Chỉ hoạt động khi được nhắc bởi dấu hoàn (Segno).

Ví dụ:

Hocguitarpro.com 78
Nhạc lý cơ bản & thực hành
Diễn tấu:

1 2 3 4 5 6 7 8 9

2 3 4 5 6 7 8 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 20

2 3 4 5 6 7 8 9

2 3 4 5 6 7 8 10 11

12 13 14 15 16 17 18 19 21

22 23 24 25 26

Diễn giải:

Bắt đầu chơi từ ô nhịp 1, đến ô nhịp 9, gặp dấu tái đoạn, ta quay trở
lại ô nhịp 2.

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 2, đến ô nhịp 8, ta bỏ cửa 1 (ô nhịp 9), nhảy
sang cửa 2 (ô nhịp 10).

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 10, đến ô nhịp 20, gặp ký hiệu D.S al Coda
(quay lại dấu Segno và chơi cho đến khi gặp Coda), khi đó ta quay lại ô nhịp 2.

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 2, đến ô nhịp 9, gặp dấu tái đoạn, ta quay trở
lại ô nhịp 2.

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 2, đến ô nhịp 8, ta bỏ cửa 1 (ô nhịp 9), nhảy
sang cửa 2 (ô nhịp 10).

Tiếp tục chơi từ ô nhịp 10, đến ô nhịp 19, gặp ký hiệu To Coda (nhảy
đến ô nhịp có dấu Coda), ta nhảy sang ô nhịp 21 (có dấu Coda) và chơi đến hết
bài.

2. Yêu cầu bài học

 Hiểu rõ { nghĩa của các dấu hồi tấu đã học trong bài.
 Thực hành lại các ví dụ nhiều lần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Hocguitarpro.com 79

You might also like