You are on page 1of 48

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING

------------------------

KHOA MARKETING

LỚP HỌC PHẦN: 2111101075603

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


NGHIÊN CỨU MARKETING 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH MUA GÓI TOUR DU LỊCH


“NGỦ TRÊN XE BUÝT” DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI GẶP VẤN
ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ
Nhóm 09

1. Trần Như Bình 2021003890


2. Nguyễn Ngọc Bảo Châu 2021003784
3. Nguyễn Thuỳ Linh 2021003922

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING

------------------------

KHOA MARKETING

LỚP HỌC PHẦN: 2111101075603

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


NGHIÊN CỨU MARKETING 1

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH MUA GÓI TOUR DU LỊCH


“NGỦ TRÊN XE BUÝT” DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI GẶP VẤN
ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ
Nhóm 09

Trưởng nhóm: Nguyễn Ngọc Bảo Châu


ĐT: 0333864217
Email: baochau.ufm.mar@gmail.com

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
NHÓM 09

1. Thời gian: Thứ 7 ngày 11/12/2021


2. Hình thức: trực tuyến
3. Thành viên có mặt: 03
4. Thành viên vắng mặt/Lý do: 0
5. Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Nguyễn Ngọc Bảo Châu
6. Thư ký cuộc họp: Trần Như Bình
7. Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau:

STT Họ và tên MSSV Số Điện Mức độ hoàn Ký tên


thoại thành công việc
(%)

1 Nguyễn Ngọc 2021003784 0333864217 100%


Bảo Châu

2 Trần Như Bình 2021003890 0765907215 100%

3 Nguyễn Thuỳ 2021003922 0762503639 100%


Linh

Buổi họp đánh giá kết thúc vào lúc: 20 giờ 55 phút cùng ngày.

Thư ký (ký và ghi họ tên) Nhóm trưởng (ký và ghi họ tên)

Trần Như Bình Nguyễn Ngọc Bảo Châu

i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu................................................................4
1.7. Kết cấu đề tài...........................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................5
2.1. Các khái niệm nghiên cứu........................................................................................5
2.1.1. Khái niệm ý định mua hàng của người tiêu dùng.............................................5
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về tour du lịch “ngủ trên xe buýt”..................................6
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”
dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ:.........................................................7
2.2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài:.........................................................................11
2.2.1. Tháp nhu cầu của Maslow:.............................................................................11
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu......................................................................................13
2.3.1. Tính hữu ích....................................................................................................13
2.3.2. Chất lượng dịch vụ.........................................................................................14
2.3.3. Giá cả.............................................................................................................15
2.3.4. Ảnh hưởng của xã hội.....................................................................................15
2.3.5. Quảng cáo......................................................................................................16
2.3.6. Nhận thức về hành vi được kiểm soát.............................................................16
2.4. Mô hình nghiên cứu...............................................................................................17
2.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu.......................................................................18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................21
3.1. Mô tả quy trình nghiên cứu....................................................................................21
3.2. Phương pháp định tính...........................................................................................22
3.2.1. Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính..........................................................22
3.2.2. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính...................................................22
iii
3.2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu sơ bộ......................................................22
3.2.2.2. Các bước thành lập một buổi thảo luận nhóm..........................................22
3.2.2.3. Xây dựng dàn bài thảo luận:.....................................................................23
3.2.3. Phân tích dữ liệu.............................................................................................24
3.2.3.1. Mô tả dữ liệu............................................................................................24
3.2.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................27
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng......................................................................30
3.3.1. Xác định kích thước mẫu................................................................................30
3.3.2. Thu thập dữ liệu..............................................................................................30
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 32
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 34

iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Thang hệ thống cấp bậc đòi hỏi Maslow......................................................11
Hình 2.2: Mô hình quá trình thông qua quyết định mua hàng của Philip Kotler..........13
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất.........................................................................18

v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết.................................................................................17
Bảng 2.2: Thang đo về tính hữu ích.............................................................................18
Bảng 2.3: Thang đo về chất lượng dịch vụ..................................................................19
Bảng 2.4: Thang đo về giá cả.......................................................................................19
Bảng 2.5: Thang đo về ảnh hưởng xã hội....................................................................20
Bảng 2.6: Thang đo về quảng cáo................................................................................20
Bảng 2.7: Thang đo về đánh giá của khách hàng.........................................................20
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu...................................................................................21
Bảng 3.2: Mô tả dữ liệu...............................................................................................23
Bảng 3.3: Phân nhóm các biến độc lập........................................................................24
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ nghiên cứu định tính..........................................................27

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. TĐ: Thái độ
2. CL: Chất lượng dịch vụ
3. NT: Nhận thức hành vi được kiểm soát
4. GC: Giá cả
5. YT: Ý thức về sức khỏe
6. HI: Sự hữu ích
7. QC: Quảng cáo
8. AH: Ảnh hưởng xã hội
9. YĐ: Ý định

vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:

Cuộc sống luôn chuyển động và phát triển hàng ngày, hàng giờ. Do đó, đòi hỏi con
người phải lao động, học tập,… không ngừng nghỉ từng giây, từng phút. Nỗi lo của cơm
áo, gạo tiền, áp lực cuộc sống, không có đủ thời gian để ngủ hay thói quen sinh hoạt
không khoa học, ảnh hưởng của công nghệ,… đã và đang khiến cho ngày càng nhiều
người gặp vấn đề giấc ngủ.

Theo Handbook of Clinical Neurology, mỗi người dành đến một phần ba cuộc đời
để ngủ. Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ người bị rối loạn giấc ngủ chiếm khoảng 23% dân số, trong đó
50% người bị mất ngủ suốt hơn 1 tháng. Ở Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ
người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo
một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP. Hồ Chí Minh,
kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30%
bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, các bác
sĩ cho biết, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tuy nhiên bệnh
mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ
khoảng 35-40%). Không có một giấc ngủ ngon giấc là mối lo của rất nhiều người. Bởi nó
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống: khiến người ta dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ,
năng suất làm việc giảm xuống,… Đặc biệt, đây có thể là khởi đầu của một bệnh lý thực
tổn. Trong thời kỳ đại dịch Covid – 19, cùng với nỗi sợ nhiễm viruss, việc hạn chế đi lại,
giãn cách xã hội cùng với thực tế mới của làm việc tại nhà, thất nghiệp tạm thời, con cái
phải học online, thiếu tiếp xúc với anh/chị/ em họ hàng, bạn bè… vô tình làm ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm lý và làm gia tăng số người gặp vấn đề về giấc ngủ.

Theo một số nghiên cứu, một người số gặp vấn đề về giấc ngủ nhưng cứ đi phương
tiện công cộng thì buồn ngủ, vô tình hình thành phản xạ có điều kiện. Nhận thấy dược
điều đó tour du lịch “ngủ trên xe buýt” – chuyến tham quan cho phép khách hàng chỉ cần
ngủ trên xe buýt được tạo ra.
1
Trước một mô hình du lịch mới mẻ, triển vọng và thú vị cùng với thực trang về vấn
đề giấc ngủ mà rất nhiều người đã và đang gặp phải. Nhóm quyết định chọn đề tài “
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe
buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ” nhằm khảo sát nhu cầu mua gói
du lịch “ngủ trên xe buýt”, đồng thời tìm hiểu các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến ý định sử dụng gói du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn
đề về giấc ngủ.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định được các nhân tố và mức độ ảnh 
hưởng của chúng đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những
người gặp vấn đề về giấc ngủ. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra một số mục tiêu cụ thể như
sau:  

 Tổng hợp một số lí thuyết liên quan hành vi mua gói tour du lịch “ngủ trên xe
buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ.

 Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo trong đo  lường
các nhân tố tác động đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho
những người gặp vấn đề về giấc ngủ.
 Xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định sử dụng mua
gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ.

Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau: 

 Câu hỏi 1: Các nhân tố nào tác động đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe
buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ?
 Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến ý định mua gói tour du lịch
“ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ như thế nào?

2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 

 Đối tượng nghiên cứu: Ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho
những người gặp vấn đề về giấc ngủ và các nhân tố tác động đến mua gói tour du
lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ.  
 Khách thể nghiên cứu: người tiêu dùng có hiểu biết và có nhu cầu tìm hiểu về
tour du lịch “ngủ trên xe buýt” và đang sinh  sống hoặc làm việc tại TP Hồ Chí
Minh.  

1.4. Phạm vi nghiên cứu 

 Phạm vi không gian: tại TP Hồ Chí Minh.


 Thời gian thực hiền đề tài nghiên cứu: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ
01/12/2021 đến 15/12/2021.

1.5. Phương pháp nghiên cứu 

 Nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước chính: nghiên cứu định tính và 
nghiên cứu định lượng. 
 Nghiên cứu định tính: dựa trên nền tảng lý thuyết và các mô hình nghiên  cứu
trước đây để dựng và phát triển các biến nghiên cứu, các khái niệm đo lường nhằm
mục đích xác định hệ thống thang đo lường phù hợp, đồng thời  kết hợp với
phương pháp thảo luận nhóm với các cá nhân có có hiểu biết và có nhu cầu tìm
hiểu về tour du lịch “ngủ trên xe buýt” để hoàn chỉnh thang đo chính thức với các
yếu tố thực sự tác động đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành
cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ.
 Nghiên cứu định lượng: Dựa trên bảng câu hỏi đã xây dựng tiến hành thu  thập
thông tin bằng khảo sát qua mạng các cá nhân có có hiểu biết và có nhu cầu tìm
hiểu về tour du lịch “ngủ trên xe buýt”.

3
1.6. Ý nghĩa và đóng góp mới của nghiên cứu

Việc nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học
sau. Góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học phát triển theo hướng đa dạng và phong
phú hơn.

Kết quả nghiên cứu giúp các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp có một
nguồn tham khảo cho các hướng tiếp cận có hiệu quả đến những vấn đề liên quan việc
phát triển tour du lịch “ ngủ trên xe buýt” ở TP. Hồ Chí Minh và ở Việt Nam hiện tại và
tương lai. Qua đó, tạo thêm được mô hình du lịch, du vụ mới mẻ và cải thiện được vấn đề
giấc ngủ của người dân, nâng cao chất lượng sống của con người.

1.7. Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu thành 3 chương với các nội dung như sau:

 Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của
đề tài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu.

 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trình bày khái niệm nghiên cứu, lý thuyết liên quan đến đề tài, các nghiên cứu liên
quan đến đề tài, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất.

 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Xác định mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu. Trình bày quy
trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu
định lượng và xây dựng thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu.

4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm nghiên cứu

2.1.1. Khái niệm ý định mua hàng của người tiêu dùng

Ý định được cho là chứa đựng những yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi, nó chỉ
ra mức độ mà một người sãn sàng thử, mức độ nỗ lực thực hiện để hoàn thành hành vi.
Khi con người có ý định mạnh mẽ để tham gia vào một hành vi nào đó thì họ có khả năng
thực hiện hành vi đó nhiều hơn (Ajjzen 1991, trang 181).

Ý định mua là “những gì chúng ta nghĩ chúng ta sẽ mua” (Park, trích trong Samin và
cộng sự, 2012 trang 206). Còn có thể được định nghĩa là quyết định hành động cho thấy
được hành vi của cá nhân tùy theo sản phẩm (Wang và Yang, trích trong Samin và cộng
sự, 2012, trang 206).

Các thành phần của ý định mua:

 Thái độ đối với hành vi:

Thái độ đối với hành vi chịu ảnh hưởng của những cảm xúc cá nhân thông thường
về việc thực hiện của hành vi. Niềm tin của cá nhân chính là nguồn gốc của thái độ
(Ajzen, 1991). Fishbein và Ajzen (1975) chỉ ra rằng những cá nhân mà có niềm tin mạnh
mẽ rằng những kết quả tích cực sẽ đến như là kết quả của việc thực hiện hành vi thì sẽ có
thái độ tích cực đối với hành vi. Ngược lại nếu họ có niềm tin mạnh mẽ rằng những kết
quả tiêu cực sẽ đến như là kết quả của việc thực hiện hành vi thì sẽ có thái độ tiêu cực đối
với hành vi. Niềm tin có được thông qua học hỏi, kinh nghiệm và đời sống xã hội xã hội
của cá nhân (Karen và cộng sự, 2008).

Ajzen (1991, trang 188) định nghĩa thái độ đối với hành vi là mức độ mà ca nhân có
sự đánh giá tốt/ không tốt hoặc là sự đánh giá hành vi đang được xem xét. Thái độ đới với
sư thực hiện hành vi càng tốt thì ý định thực hiện hành vi càng mạnh mẽ.

5
Thái độ đối với hành vi là sự đánh giá toàn diện của cá nhân về hành vi đó. Nó bao
gồm hai thành tố tác động cùng nhau: niềm tin về kết quả của hành vi và sự đánh giá tích
cực về mỗi đặc điểm của hành vi.

 Sự kiểm soát hành vi cảm nhận:

Ajzen (1991, trang 188) cho rằng sự kiểm soát hành vi nhận thức trong mô hình
TPB là “sự nhận thức của con người về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực  hiện
hành vi mong muốn”. Tầm quan trọng của sự kiểm soát hành vi thực tế là hiển nhiên: 
những nguồn lực và cơ hội có sẵn cho một cá nhân để quyết định khả năng hoàn thành
hành vi ở một mức độ nào đó.

Sự kiểm soát hành vi cảm nhận là mức độ mà cá nhân cảm thấy họ có khả năng thực
hiện hành vi, nó có hai mặt: mức độ kiểm soát hành vi của cá nhân và sự tự tin các cá
nhân đó đối với khả năng thực hiện/không thực hiện hành vi. Nó được xác định bởi niềm
tin kiểm soát về sức mạnh của yếu tố bên trong và tình huống bên ngoài có khả năng ngăn
cản hay trợ giúp việc thực hiện hành vi.

2.1.2. Giới thiệu tổng quan về tour du lịch “ngủ trên xe buýt”

Giấc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Trên thực
tế, nó cũng quan trọng như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Tuy nhiên có rất
nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên. Mọi người hiện đang ngủ ít hơn so với
trước đây và chất lượng giấc ngủ cũng giảm. Tuy nhiên, nhiều người lại có hiện tượng
ngủ gật trên các phương tiện công cộng. Lấy cảm hứng từ việc này, tour du lịch ngủ trên
xe buýt đã xuất hiện tại HongKong.

Theo một số nghiên cứu, nhiều người hình thành phản xạ có điều kiện, khi đi trên
các phương tiện công cộng người ta sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn bình thường. Đề tài nghiên
cứu được dựa trên TTO - Chương trình du lịch ngủ trên xe buýt đặc biệt dành cho các
hành khách thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ. “Hành lý” chỉ vỏn vẹn là chiếc tai nghe
hay miếng che mắt để du khách có thể đánh một giấc ngon lành đến ga cuối. Theo Hãng
thông tấn AP, tour du lịch kéo dài 5 tiếng đi khắp Hong Kong này được thiết kế nhằm

6
phục vụ những du khách mất ngủ, nhưng lại dễ dàng chợp mắt trên các phương tiện công
cộng. Chuyến đi có giá dao động từ 13-51 USD/người (khoảng 300.000 đến hơn 1 triệu
đồng), tùy theo loại chỗ ngồi ở tầng 1 hay tầng 2. Du khách chỉ cần “hành lý" là một chiếc
tai nghe hay miếng che mắt để ngủ ngon giấc hơn. Khách hàng có thể lựa chọn vị trí ngồi
của mình với mức giá tương ứng để phục vụ mục đích chụp hình tham quan, ngắm cảnh
hoặc là ngủ với lộ trình định sẵn.

Tour du lịch đặc biệt này đã thu hút nhiều sự quan tâm của người dân HongKong
ngay sau khi ra mắt. Vì chuyến đi này đã đáp ứng được nhu cầu về giấc ngủ của mọi
người, cho họ chất lượng dịch vụ tốt do đó tour du lịch “ngủ trên xe buýt” ngày càng phát
triển rộng rãi. Thấy được sự triển vọng, tiềm năng và hiệu quả của tour du lịch đặc biệt
này. Bên cạnh đó là thực trạng của những người gặp vấn đề giấc ngủ ở Việt Nam nói
chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Nhóm thấy rằng, bài nghiên cứu này có thể giúp ích
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam làm cơ sở để phát triển mô hình này trong thực tế.

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe
buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ: 

Có 4 nhóm yếu tố chính: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý.

Văn hóa:

Văn hoá là nguyên nhân đầu tiên cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con
người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào khác.

Khi lựa chọn mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”, những người có trình độ văn
hóa khác nhau sẽ có sự nhìn nhận khác nhau về chuyến đi này. Ví dụ: người có trình độ
văn hóa cao họ sẽ quan tâm đến vấn đề giấc ngủ của mình hơn do đó họ sẽ sẵn sàng bỏ ra
một khoản tiền (13-51 đô) để có được chất lượng giấc ngủ tốt. Người có trình độ văn hóa
thấp hơn họ sẽ không chi trả cho một chuyến đi chỉ để ngủ như vậy.

Xã hội: nhóm tham chiếu, gia đình

- Nhóm tham chiếu:

7
 Nhóm tham chiếu được hình thành từ tập hợp một số người có ảnh hưởng đến
hành vi cá nhân. Các nhóm tham chiếu thường là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
hàng xóm; vốn có ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi của các cá nhân thành viên.
 Những ý kiến, nhận xét về một dịch vụ/sản phẩm của nhóm tham chiếu sẽ rất
ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến ý định mua của cá nhân.
 Khi một cá nhân muốn thử tour du lịch “ngủ trên xe buýt”, họ có ý định rủ bạn
bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Tuy nhiên, khi những người này có ý kiến tiêu
cực về chuyến đi này thì chắc chắn phần nào sẽ ảnh hưởng đến ý định của cá
nhân muốn thử tour du lịch “ngủ trên xe buýt”.
- Gia đình:

Gia đình của người mua được coi là yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới hành vi mua vì:

 Sự biến động của nhu cầu hàng hoá/dịch vụ luôn gắn liền với sự hình thành và
biến động của gia đình.
 Những quyết định mua sắm của những cá nhân luôn chịu ảnh hưởng của các cá
nhân khác trong gia đình.

Cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống, cá tính.

- Tuổi tác:

Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”. 

 Tuổi trẻ: khi họ muốn sử dụng dịch vụ này, có một số sẽ muốn trải nghiệm thử
“tour du lịch ngủ” vì chuyến đi này cũng dành cho những người muốn chụp ảnh,
một số ít sẽ thử tour “ngủ trên xe buýt” vì gặp vấn đề về giấc ngủ.
 Tuổi trung niên: gặp vấn đề về giấc ngủ họ sẽ tìm đến tour du lịch này vì ở độ
tuổi này giấc ngủ rất quan trọng, nó làm ảnh hưởng đến nhiều việc khác và đặc
biệt là vấn đề sức khỏe.
 Tuổi già: còn tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi người sẽ có lựa chọn thử hay thử
tour du lịch “ngủ trên xe buýt”.
 Nghề nghiệp:

8
Nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua của khách hàng. Khách hàng có
nghề nghiệp khác nhau sẽ có hành vi mua hàng khác nhau.

Tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ và
những người thường tranh thủ thời gian ngủ trên các phương tiện công cộng trong quá
trình đi đến nơi làm việc. Do đó, tùy vào nghề nghiệp của mỗi người họ sẽ có cách nhận
thức khác nhau về tour du lịch độc đáo này.

 Tình trạng kinh tế:

Tình trạng kinh tế có ảnh hưởng đến việc quyết định chi tiêu hàng hoá, dịch vụ của
người tiêu dùng. Người có kinh tế tốt sẽ quan tâm, chăm soc bản thân nhiều hơn, chăm
chút cho giấc ngủ của họ nhiều hơn và ngược lại vì lựa chọn mua gói tour du lịch “ngủ
trên xe buýt” còn tùy vào tình hình tài chính của mỗi cá nhân.

 Lối sống:

Lối sống hay phong cách sống là một phác hoạ rõ nét về chân dung của một con
người mà trong đó hành vi của con người thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan
điểm của người đó trong môi trường sống.

Người có lối sống lành mạnh thì chắc hẳn một giấc ngủ ngon sẽ được họ quan tâm
rất nhiều vì vậy nếu họ có gặp vấn đề về giấc ngủ thì họ sẽ tìm cách khắc phục ngay.
Người có lối sống không lành mạnh phần lớn sẽ có không có chất lượng giấc ngủ ngon vì
vậy tour du lịch “ngủ trên xe buýt” sẽ cho họ tìm lại một giấ ngủ ngon là như thế nào.

Các nhân tố tâm lý: động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin, thái độ.

 Động cơ:

Động cơ: là nhu cầu thôi thúc bức thiết đến mức độ buộc con người phải hành động
để thoả mãn nó. Thỏa mãn nhu cầu của bản thân về một giấc ngủ ngon chính là động cơ
thôi thúc người tiêu dùng mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”.

 Tri giác:

9
Tri giác là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông
tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Người tiêu dùng tiếp
nhận các loại thông tin khác nhau và tri giác sẽ giúp họ hiểu được các thông tin ấy từ đó
đưa ra ý định có mua hay không tour du lịch “ngủ trên xe buýt”.

 Lĩnh hội:

Hành vi của con người chủ yếu là do tự mình tiếp nhận được, tức là lĩnh hội. Lĩnh
hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của mỗi người dưới ảnh hưởng của
kinh nghiệm mà họ tích luỹ được.

Mọi người tiếp nhận các thông tin về tour du lịch “ngủ trên xe buýt” và đưa ra quyết
định về ý định mua gói tour du lịch này.

 Niềm tin:

Niềm tin: là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó. Niềm tin là yếu tố cực kì
quan trọng quyết định đến ý định mua của người tiêu dùng. Khi khách hàng có niềm tin
về dịch vụ tour du lịch “ngủ trên xe buýt” thì chắc hẳn sẽ mua gói tour du lịch này để trải
nghiệm và có thể họ sẽ trở thành những khách hàng tiềm năng.

 Thái độ:

Thái độ: là sự đánh giá có ý thức những tình cảm, những xu hướng hành động có
tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.

Người mua sẽ tìm đến nhãn hiệu mà họ có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện. Thái độ
hình thành theo thời gian thông qua kinh nghiệm cá nhân và sự tiếp xúc xã hội và nó khá
bền vững.

Khi người tiêu dùng có được những thông tin cụ thể về tour du lịch “ngủ trên xe
buýt” họ sẽ xem xét, đánh giá và có thái độ tốt hoặc không tốt đối với loại tour du lịch
mới này. Từ đó, quyết định ý định mua của khách hàng.

10
 Các nhân tố khác: Cảm nhận sự thích thú; Mong đợi về giá; Nhận thức sự dễ sử
dụng; Ảnh hưởng xã hội; Nhận thức sự rủi ro khi sử dụng; Nhận thức sự tiện lợi, và một
khái niệm phụ thuộc là Ý định mua.

2.2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài:

2.2.1. Tháp nhu cầu của Maslow:

Hình 2.1: Thang hệ thống cấp bậc đòi hỏi Maslow

Hệ thống nhu cầu của Maslow là một lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi
Abraham Maslow trong bài viết "A Theory of Human Motivation" năm 1943 trong Đánh
giá Tâm lý học. Maslow sau đó đã mở rộng ý tưởng bao gồm những quan sát của ông về
sự tò mò bẩm sinh của con người. Các lý thuyết của ông song song với nhiều lý thuyết
khác về tâm lý học phát triển của con người, một số trong đó tập trung vào việc mô tả các
giai đoạn tăng trưởng ở người. Sau đó, ông đã tạo ra một hệ thống phân loại phản ánh nhu
cầu phổ biến của xã hội làm cơ sở và sau đó tiến tới những cảm xúc có được nhiều hơn.
Hệ thống nhu cầu của Maslow được sử dụng để nghiên cứu cách con người thực sự tham
gia vào động lực hành vi. Maslow đã sử dụng các thuật ngữ "sinh lý", "an toàn", "thuộc
về tình yêu", "nhu cầu xã hội" hoặc "lòng tự trọng" và "tự thể hiện" để mô tả mô hình mà
động lực của con người thường di chuyển.

Đòi hỏi sinh lý: đói, khát, chỗ ở, hướng về giới tính, những đòi hỏi thân thể khác.

11
 Đòi hỏi an toàn: an ninh và bảo vệ thoát khỏi thiệt hại vật chất và xúc cảm
 Đòi hỏi xã hội: sự ảnh hưởng, sự phụ thuộc, chấp nhận, tình bạn hữu.
 Đòi hỏi tôn trọng: những nhân tố tôn trọng bên trong như tự trọng, tự quản, thực
hiện, và những nhân tố tôn trọng bên ngoài như: địa vị, thừa nhận, chú ý.
 Đòi hỏi tự thể hiện: sự phát triển, phát huy tiềm năng của mình và tự hoàn thành
(nhiệm vụ)

  Điều này có nghĩa là để động lực phát sinh ở giai đoạn tiếp theo, mỗi giai đoạn
phải được thỏa mãn trong chính cá nhân họ:

Nghiên cứu ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” chính là nghiên cứu để
thỏa mãn đòi hỏi sinh lý của người tiêu dùng. 

2.2.2. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler, 1967) 

Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá
nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và
trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”. Để có thể đánh giá được những
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng, ta phải bắt đầu bằng việc xác
định được quy trình mua hàng của họ bắt đầu và kết thúc như thế nào, để từ đó tìm ra
những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định của họ để xây dựng nên mô hình hành vi
người tiêu dùng. Không hề ngẫu nhiên khi một khách hàng quyết định đi tới một cửa
hàng, ghé vào một quầy sản phẩm, chọn một mặt hàng trên kệ và lấy chúng với một số
lượng nhất định như vậy. Tất cả những hành động và quyết định ấy đều trải qua một quy
trình gồm 5 bước sau đây: 

 Bước 1: Xác định nhu cầu 


 Bước 2: Tìm kiếm thông tin
 Bước 3: So sánh 
 Bước 4: Mua hàng 
 Bước 5: Đánh giá sản phẩm 

12
Hình 2.2: Mô hình quá trình thông qua quyết định mua hàng của Philip Kotler

2.3. Các giả thuyết nghiên cứu

2.3.1. Tính hữu ích

Tính hữu ích của dịch vụ bắt nguồn từ động cơ cơ bản mà khách hàng chọn đến
dịch vụ hay nói cách khác là dịch vụ này phải đáp ứng được những nhu cầu cần thiết mà
khách hàng đặt ra ban đầu để quyết định sử dụng đến dịch vụ. Sự hữu ích mà dịch vụ tour
du lịch giấc ngủ mang lại được thể hiện qua: 

Thứ nhất là dịch vụ cải thiện được giấc ngủ cho khách hàng. Trong thang hệ thống
cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow, ở bậc thấp nhất thể hiện những đòi hỏi sinh lý của con
người, đây cũng chính là những nhu cầu cơ bản mà thường xuyên của con người như đói,
khát, nơi ở,... Và trong đó có giấc ngủ. Chính vì là nhu cầu thường xuyên nên con người
sẽ luôn tìm cách để có thể có được nhu cầu đó ví dụ như đối với một người bình thường
nếu chỉ cần không ngủ được trong một đêm, sang ngày sau họ đã bắt đầu mệt mỏi và
muốn tìm cách để cải thiện điều đó. 

Thứ hai, dịch vụ mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng. Những khách
hàng của dịch vụ này có thể là những người không bị các vấn đề về giấc ngủ, họ thích
một cảm giác mới lạ so với việc mà họ ngủ trên chiếc giường của họ. Sự đầy đủ tiện nghi
hay không gian độc đáo mới lạ dễ dàng thu hút được các khách hàng đến sử dụng dịch vụ
13
này. Ngoài ra, dịch vụ này thực sự còn rất mới mẻ, khách hàng sẽ cảm nhận được sự mới
mẻ khi nghe tên của dịch vụ, từ việc gây chú ý ban đầu ảnh hưởng và hình thành ý định
sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

Từ những yếu tố trên kết luận rằng tính hữu ích có ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử
dụng dịch vụ tour du lịch giấc ngủ. Do đó, giả thuyết số 1 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Tính hữu ích có tác động tích cực và cùng chiều (+) đến ý định
mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho người gặp vấn đề về giấc ngủ

2.3.2. Chất lượng dịch vụ

Lợi ích mà sản phẩm cung cấp được quy định bởi 3 thuộc tính: chất lượng – tính
năng – thiết kế. Các thuộc tính này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn sử
dụng sản phẩm của người tiêu dùng (theo Phillip Kotler – 1999). Trong đó, chất lượng
sản phẩm hay chất lượng dịch vụ là một trong ba thuộc tính đó. 

Chất lượng dịch vụ được người tiêu dùng xem là một phần quan trọng trong quá
trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đó là yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng dịch vụ đó, nếu dịch vụ này có chất lượng tốt và khách hàng cảm nhận chất lượng
đó như là không gian yên tĩnh, tiện nghi đầy đủ, nhân viên có thái độ phục vụ tốt... thì họ
sẽ có xu hướng thể hiện ưa thích dịch vụ đó hơn và sử dụng trong lâu dài và thường
xuyên.

Trong chất lượng dịch vụ, các yếu tố về cảm nhận chất lượng dịch vụ có vai trò
quan trọng đến việc hình thành một ấn tượng riêng về dịch vụ đó. Và cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.

Chất lượng dịch vụ sẽ củng cố niềm tin của người tiêu dùng khi họ lựa chọn mua
một dịch vụ nào đó nên yếu tố này thường được đo lường bằng nhận thức của khách hàng.
Tóm lại, giả thuyết số 2 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H2: Chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng cùng chiều (+) và trực tiếp đến ý
định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho người gặp vấn đề về giấc ngủ

14
2.3.3. Giá cả

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị dịch vụ mang lại, nghĩa là số lượng tiền
phải trả cho dịch vụ đó. Giá cả của dịch vụ nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh
giá trị của dịch vụ.

Khi quyết định sử dụng dịch vụ, người tiêu dùng thường tính toán giá với những
lợi ích mà dịch vụ mang lại cho họ, họ sẽ cảm nhận những thứ trước mắt có thể hình dung
được cụ thể là giá cả dịch vụ. Giá cả thể hiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà
khách hàng sẵn sàng chi trả để được thỏa mãn nhu cầu. Điều này cũng thể hiện đến việc
khách hàng sẽ lựa chọn các dịch vụ giá cả với giá cả phải chăng, bản thân khách hàng
không muốn mình bị thiệt về số tiền mình bỏ ra, họ muốn có thể là giá trị bằng hoặc cao
hơn với giá cả, đôi khi giá trị có thể nhỏ hơn giá cả nhưng mức chênh lệch phải là không
đáng kể.

Tóm lại, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng dịch vụ dựa trên việc so sánh
giữa giá trị và giá cả dịch vụ là bằng nhau hoặc giá cả nhỏ hơn giá trị. Do đó, giá thuyết
số 3 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H3: Giá cả có tác động cùng chiều (+) và trực tiếp đến ý định mua gói
tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho người gặp vấn đề về giấc ngủ

2.3.4. Ảnh hưởng của xã hội

Ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng ít nhiều vẫn luôn bị ảnh hưởng bởi
những người xung quanh, không chỉ ở môi trường bên ngoài mà còn trên nền tảng
Internet như các trang mạng xã hội, website,... Nếu những người khác đánh giá tốt dịch
vụ, họ tự tin quyết định sử dụng, còn nếu ngược lại thì người tiêu dùng bắt đầu hoài nghi
và có thể xóa bỏ ý định ban đầu. Cũng chính vì thế mà người tiêu dùng hiện nay có xu

15
hướng là họ muốn hạn chế đi những rủi ro mà họ gặp phải trong quá trình sử dụng dịch
vụ, vì thế mà họ luôn tham khảo các ý kiến từ người khác.

Nhóm tham khảo ảnh hưởng rất nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng
bao gồm người thân, bạn bè, đồng nghiệp...

Do đó, ảnh hưởng của xã hội thế hiện được tính phụ thuộc về ý định sử dụng dịch
vụ người tiêu đùng đối với những người xung quanh. Giả thuyết số 4 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H4: Ảnh hưởng của xã hội có tác động cùng chiều (+) và trực tiếp đến
ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho người gặp vấn đề về giấc ngủ

2.3.5. Quảng cáo

Quảng cáo được hiểu là hình thức lan truyền thông tin các sản phẩm đến với người
tiêu dùng một cách hiệu quả hơn, hay nói cách khác nó là một hoạt động truyền thông
gián tiếp giữa người với người, trong đó người muốn truyền tải thông tin phải trả phí để
các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra những thông tin thuyết phục các khách hàng
tiềm năng.

Các quảng cáo được xây dựng dựa trên các quy luật tâm lý cơ bản của con người
nhằm đánh vào các đòn tâm lý bằng những hiệu ứng tương tự. Cũng chình vì thế mà
người tiêu dùng dù khó tính thế nào vẫn ít nhiều luôn bị thu hút bởi các quảng cáo các
dịch vụ mà mình đang có nhu cầu hay đang muốn hướng đến trải nghiệm. Ngoài ra, các
quảng cáo phải có tính chân thật để thu hút người người xem nhiều hơn và từ đó họ bắt
đầu hình thành những ý định của bản thân. 

Tóm lại, quảng cáo như một yếu tố tâm lý tác động đến sự kích thích, tò mò của
người tiêu dùng. Do đó, giả thuyết số 5 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H5: Quảng cáo có tác động cùng chiều (+) và trực tiếp đến ý định mua
gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho người gặp vấn đề về giấc ngủ.

2.3.6. Nhận thức về hành vi được kiểm soát

16
Nhận thức là quá trình phản ánh của bộ não đến từ những suy nghĩ và kinh nghiệm
mà con người tiếp thu được ở cuộc sống xung quanh. Còn hành vi được biểu hiện qua
hành động được nhận biết thông qua những việc làm cụ thể mà một người nào đó thực
hiện. 

Người tiêu dùng sẽ chủ động việc mua vé sử dụng dịch vụ khi họ kiểm soát được
nhận thức về hành vi của mình. Qua đó, họ nhận thức được rằng họ có đủ tài chính, thời
gian, không bị ràng buộc bởi điều kiện nào để sử dụng được dịch vụ đó, từ đó họ chủ
động được việc mua vé để sử dụng dịch vụ đó. Nếu ngược lại, chắc chắn rằng việc chủ
động mua vé sử dụng sẽ không xảy ra. 

Chính vì vậy, nhận thức về hành vi được kiểm soát của bản thân khách hàng ảnh
hưởng rất nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ của người đó. Do đó, giả thuyết số 6 được đặt
ra như sau:

Giả thuyết H6: Nhận thức về hành vi được kiểm soát có tác động trực tiếp và
cùng chiều (+) đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người
gặp vấn đề về giấc ngủ.

Bảng 2.1 Tóm tắt các giả thuyết

Giả thuyết Biến Kỳ vọng của tác giả

H1 Tính hữu ích +

H2 Chất lượng dịch vụ +

H3 Giá cả +

H4 Ảnh hưởng xã hội +

H5 Quảng cáo +

H6 Nhận thức về hành vi được kiểm soát +

17
2.4. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào các lý thuyết liên quan và các đề tài nghiên cứu trước đó. Mô hình nghiên
cứu đề xuất sẽ bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc như sau:

Tính hữu ích

Chất lượng dịch vụ

Giá cả
Ý định mua gói tour du lịch “ngủ
trên xe buýt” dành cho những người
gặp vấn đề về giấc ngủ
Ảnh hưởng xã hội

Quảng cáo

Nhận thức hành vi


được kiểm soát

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Điều chỉnh thang đo và nghiên cứu mô hình với 5 yếu tố: Tính hữu ích, chất lượng
dịch vụ, giá cả, ảnh hưởng xã hội, quảng cáo, nhận thức về hành vi được kiểm soát.

Các yếu tố được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến
lớn với số càng lớn là càng đồng ý (1 - hoàn toàn không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 -
không ý kiến; 4 - đồng ý; 5 - hoàn toàn đồng ý)

Bảng 2.2: Thang đo về tính hữu ích

ST Biến quan sát Dựa theo thang đo


T

1 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thoải Tác giả nghiên cứu
18
mái hơn tự đề xuất

2 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thú vị
hơn

3 Trong tour có cung cấp những sản phẩm giúp dễ dàng đi


vào giấc ngủ hơn

Bảng 2.3: Thang đo về chất lượng dịch vụ

ST Biến quan sát Dựa theo thang đo


T

4 Nhân viên niềm nở khi giao tiếp với khách hàng Tác giả nghiên cứu
tự đề xuất
5 An ninh trên xe đảm bảo an toàn để mang đến trải
nghiệm tốt về giấc ngủ cho khách hàng

6 Có không gian riêng tư cho những người tham gia tour


du lịch

Bảng 2.4: Thang đo về giá cả

ST Biến quan sát Dựa theo thang đo


T

7 Giá cả của dịch vụ phù hợp với chất lượng. Tác giả nghiên cứu
tự đề xuất
8 Có nhiều mức giá với các dịch vụ tương xứng với giá cả
để khách hàng lựa chọn.

9 Giá cả phù hợp với khả năng tài chính của tôi.

19
10 Trong vé có ghi lộ trình rõ ràng cho tôi dễ dàng theo dõi.

11 Sự chỉ dẫn của nhân viên giúp tôi tin tưởng về chất lượng
dịch vụ

Bảng 2.5: Thang đo về ảnh hưởng xã hội

ST Biến quan sát Dựa theo thang đo


T

12 Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên Tác giả nghiên cứu
sử dụng dịch vụ. tự đề xuất

13 Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, hàng xóm của tôi sử
dụng dịch vụ.

14 Phương tiện truyền thông thường quảng bá dịch vụ khiến


tôi quyết định sử dụng.

15 Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt ủng hộ tôi
sử dụng dịch vụ.

Bảng 2.6: Thang đo về quảng cáo

ST Biến quan sát Dựa theo thang đo


T

16 Tôi biết đến dịch vụ thông qua các trang mạng xã hội Tác giả nghiên cứu
tự đề xuất
17 Tôi biết đến dịch vụ thông qua các áp phích, poster
quảng cáo ở các nơi công cộng

18 Tôi biết đến thông qua các nhân viên của công ty và nhân
20
viên trên xe buýt

Bảng 2.7: Thang đo về nhận thức về hành vi được kiểm soát


ST Biến quan sát Dựa theo thang đo
T

19 Bạn hoàn toàn tự chủ việc mua gói tour du lịch “Ngủ trên Tác giả nghiên cứu
xe buýt” tự đề xuất

20 Bạn cảm thấy bản thân có đủ thời gian để tham gia gói
tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mô tả quy trình nghiên cứu
Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”
dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ một cách đầy đủ và chính xác nhất, bài
nghiên cứu sẽ được triển khai theo trình tự gồm 02 giai đoạn:

 Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính có kết hợp định lượng.

 Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.

Bảng 3.1 Quy trình nghiên cứu

STT Giai đoạn nghiên Phương Kỹ thuật Số lượng


cứu pháp nghiên cứu người

nghiên cứu tham gia

1 Nghiên cứu sơ Định tính Thảo luận nhóm 15

bộ

2 Nghiên cứu chính Định lượng Khảo sát bằng bảng câu 120

21
thức hỏi

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm)

Theo phương pháp Tabachnick & Fidell (2007) cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính
theo công thức là n=50+8*m (m: số biến độc lập). Theo công thức thì n = 50 + 8*6 = 98,
vậy cỡ mẫu tối thiểu của bài nghiên cứu là 98, nhóm nghiên cứu chọn cỡ mẫu 120. 

3.2. Phương pháp định tính

3.2.1. Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính 

Nghiên cứu định tính giúp nhóm có thể phân tích được ý định mua gói tour du lịch
“ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ. Để biết rõ được ý định
từng người, tiến hành khảo sát trong một nhóm người cụ thể được xác định, sau đó rút ra
kết luận. Khẳng định lại các yếu tố hiện có trong mô hình và khám phá các yếu tố mới. 

3.2.2. Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính 

3.2.2.1. Các bước tiến hành nghiên cứu sơ bộ 


 Bước 1: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng như thuyết
hành vi người tiêu dùng (Philip Kotler) và thuyết Động Lực - Nhu Cầu (Abraham
Maslow, 1943)
 Bước 2: Từ các lý thuyết và mô hình, xây dựng thang đo nháp.
 Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm 15 người đối tượng là sinh viên trường Đại học
tài chính Marketing.
 Bước 4: Xây dựng bảng khảo sát dựa trên thang đo và khảo sát thử với mẫu được
chọn là 120.
3.2.2.2. Các bước thành lập một buổi thảo luận nhóm
 Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
gói du lịch “ngủ trên xe buýt” danh cho người gặp các vấn đề về giấc ngủ.
 Bước 2: Lập bảng câu hỏi các vấn đề liên quan. 

22
 Bước 3: Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm nghiên cứu: 
 Người chủ trì buổi thảo luận 
 Người ghi chép/ ghi âm 
 Người chuẩn bị hậu cần 
 Người hỗ trợ thông tin cho người tham gia 
 Bước 4: Lập kế hoạch cho buổi thảo luận 
 Cỡ mẫu: 10 người 
 Tiếp cận: gửi Form đăng ký lên các group học tập của các trường THCS,
THPT, đại học và các diễn đàn dân thành phố Hồ Chí Minh của các quận, các
cộng đồng người Sài Gòn. 
 Tính chi phí cho buổi thảo luận. 
 Xác định thời gian, địa điểm. 
 Bước 5: Các thành viên chạy thử trước buổi thảo luận nhóm trước khi thực hiện
chính thức.
 Bước 6: Tiến hành buổi thảo luận chính thức.
 Bước 7: Thu thập và sắp xếp lại bản ghi chép.
3.2.2.3. Xây dựng dàn bài thảo luận:
Giới thiệu: 
 Nhóm nghiên cứu là ai?
 Nghiên cứu vấn đề gì? 
 Tầm quan trọng của đề tài? 
 Tầm quan trọng của câu trả lời từ đáp viên? 
 Cam kết bảo mật thông tin. 
Nhóm câu hỏi gạn lọc: 
 Anh/ Chị/ Bạn có đang sống tại TP. Hồ Chí Minh không?
 Anh/ Chị/ Bạn có gặp vấn đề về giấc ngủ không?
 Anh/ Chị/ Bạn có biết đến tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” không?
Nhóm câu hỏi chính: 

23
 Các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” của
bạn.
 Với mức giá bao nhiêu bạn sẵn sàng bỏ tiền mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe
buýt”.
 Lý do mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” của bạn là gì?
Cảm ơn:
 Gửi lời cảm ơn đến đáp viên.

3.2.3. Phân tích dữ liệu

3.2.3.1. Mô tả dữ liệu
Bảng 3.2. Mô tả dữ liệu

Câu hỏi Câu trả lời


1. Anh/Chị/Bạn có gặp các vấn đề về Tất cả mọi người đều gặp vấn đề về giấc ngủ.
giấc ngủ hay không? (100%)
2. Anh/Chị/Bạn có biết đến tour du Tất cả mọi người đều biết đến tour du lịch
lịch “ngủ trên xe buýt” không? “ngủ trên xe buýt” (100%).

3. Các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết  Chất lượng dịch vụ (85,7%)
định mua gói du lịch “ngủ trên xe  Giá cả phù hợp (85,7%)
buýt” của bạn.  Trải nghiệm thú vị (71,4%)
 Sự an toàn trong suốt tour du lịch
(57,2%)

4. Với mức giá bao nhiêu bạn sẵn sàng  Dưới 100.000VNĐ/vé/người
gói du lịch “ngủ trên xe buýt”? (52,4%)
 Từ 100.000VNĐ đến 300.000VNĐ
(33,3%)
 Từ 300.000VNĐ đến 500.000VNĐ
(4,8%)

24
 Từ 500.000VNĐ đến
1.000.000VNĐ (0%)
 Trên 1.000.000VNĐ (9,5%)

5. Lý do mua gói tour du lịch “ngủ  Để cải thiện giấc ngủ (81%)
trên xe buýt” là gì?  Để có trải nghiệm thú vị, mới lạ hơn
đối với giấc ngủ (71,4%)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm)

3.2.3.2 Phân loại dữ liệu theo nhóm


Bảng 3.3: Phân nhóm các biến độc lập
Nhóm Diễn giả
 Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói
tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là một
ý tưởng tốt
Thái độ của bạn đối với gói tour du
 Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói
lịch “Ngủ trên xe buýt” dành cho
tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là một
những người gặp vấn đề về giấc ngủ
sự lựa chọn thông minh
(TĐ)
 Bạn có nghĩ rằng là lựa chọn mua gói
tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” sẽ đáp
ứng được nhu cầu về giấc ngủ của bạn

 Nhân viên niềm nở khi giao tiếp với


khách hàng
 An ninh trên xe đảm bảo an toàn để

Chất lượng dịch vụ (CL) mang đến trải nghiệm tốt về giấc ngủ
cho khách hàng
 Trong vé có ghi lộ trình rõ ràng cho tôi
dễ dàng theo dõi.

Nhận thức hành vi được kiểm soát  Bạn hoàn toàn tự chủ việc mua gói
25
tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”
 Bạn cảm thấy bản thân có đủ thời gian
(NT)
để tham gia gói tour du lịch “Ngủ trên
xe buýt”

 Giá cả của dịch vụ phù hợp với chất


lượng.
 Có nhiều mức giá với các dịch vụ

Giá cả (GC) tương xứng với giá cả để khách hàng


lựa chọn.
 Giá cả phù hợp với khả năng tài chính
của tôi.

 Bạn thường nghĩ về các vấn đề ảnh


hưởng đến giấc ngủ của mình
 Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với
sức khỏe của bạn
Ý thức về sức khỏe của bạn (YT)
 Gặp các vấn đề về giấc ngủ khiến bản
thân bạn mệt mỏi
 Giấc ngủ tốt giúp cho công việc của
bạn tốt hơn

 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi


cảm giác thoải mái hơn
 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi

Sự hữu ích (HI) cảm giác thú vị hơn


 Trong tour có cung cấp những sản
phẩm giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ
hơn

Quảng cáo (QC)  Tôi biết đến dịch vụ thông qua các

26
trang mạng xã hội
 Tôi biết đến dịch vụ thông qua các áp
phích, poster quảng cáo ở các nơi công
cộng
 Tôi biết đến thông qua các nhân viên
của công ty và nhân viên trên xe buýt

 Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng)


nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ.
 Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,
hàng xóm của tôi sử dụng dịch vụ.

Ảnh hưởng xã hội (AH)  Phương tiện truyền thông thường


quảng bá dịch vụ khiến tôi quyết định
sử dụng.
 Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và
sinh hoạt ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ.

 Tôi sẵn sàng sử dụng dịch vụ nếu gặp

Ý định mua gói tour du lịch « ngủ phải các vấn đề về giấc ngủ

trên xe búyt » (YD)  Tôi sẽ giành thời gian sử dụng dịch vụ


để cải thiện giấc ngủ cho bản thân

3.2.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính


Qua buổi thảo luận nhóm, chúng tôi đã tổng kết một số nhận định về cá yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua sắm online của người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19.

Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ nghiên cứu định tính

Thái độ của bạn đối với gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” dành cho

những người gặp vấn đề về giấc ngủ

27
Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là một
TĐ1
ý tưởng tốt

Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là một
TĐ2
sự lựa chọn thông minh

Bạn có nghĩ rằng là lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” sẽ
TĐ3
đáp ứng được nhu cầu về giấc ngủ của bạn

CL Chất lượng dịch vụ

  
Nhân viên niềm nở khi giao tiếp với khách hàng
CL1

An ninh trên xe đảm bảo an toàn để mang đến trải nghiệm tốt về giấc ngủ
CL2
cho khách hàng

CL3 Trong vé có ghi lộ trình rõ ràng cho tôi dễ dàng theo dõi.

NT Nhận thức hành vi được kiểm soát

NT1 Bạn hoàn toàn tự chủ việc mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”

Bạn cảm thấy bản thân có đủ thời gian để tham gia gói tour du lịch “Ngủ
NT2
trên xe buýt”

GC Giá cả

GC1 Giá cả của dịch vụ phù hợp với chất lượng.

Có nhiều mức giá với các dịch vụ tương xứng với giá cả để khách hàng
GC2
lựa chọn.

28
GC3 Giá cả phù hợp với khả năng tài chính của tôi.

YT Ý thức về sức khỏe của bạn

YT1 Bạn thường nghĩ về các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình

YT2 Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn

YT3 Gặp các vấn đề về giấc ngủ khiến bản thân bạn mệt mỏi

YT4 Giấc ngủ tốt giúp cho công việc của bạn tốt hơn

HI Sự hữu ích

HI1 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thoải mái hơn

HI2 Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thú vị hơn

HI3 Trong tour có cung cấp những sản phẩm giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn

QC Quảng cáo

QC1 Tôi biết đến dịch vụ thông qua các trang mạng xã hội

Tôi biết đến dịch vụ thông qua các áp phích, poster quảng cáo ở các nơi
QC2
công cộng

Tôi biết đến thông qua các nhân viên của công ty và nhân viên trên xe
QC3
buýt

AH Ảnh hưởng xã hội

AH1 Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch vụ.

29
AH2 Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, hàng xóm của tôi sử dụng dịch vụ.

Phương tiện truyền thông thường quảng bá dịch vụ khiến tôi quyết định sử
AH3
dụng.

AH4 Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt ủng hộ tôi sử dụng dịch vụ.

YD Ý định mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”

YD1 Tôi sẵn sàng sử dụng dịch vụ nếu gặp phải các vấn đề về giấc ngủ

YD2 Tôi sẽ giành thời gian sử dụng dịch vụ để cải thiện giấc ngủ cho bản thân

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 


3.3.1. Xác định kích thước mẫu 

Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân
tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước
lượng. Mẫu càng lớn thì tính chính xác càng cao nhưng lại tốn kém chi phí và thời gian.
Chính hạn chế đó nên kích thước mẫu được xác định ở mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo
đáp ứng nhu cầu của bài nghiên cứu. Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
phương pháp xử lý, độ tin cậy, kĩ thuật phân tích. 

Để tiến hành phân tích tốt nhất, theo Tabachnick & Fidell (1996), kích thước mẫu
n ≥ 8m + 50 (m là số lượng biến số độc lập trong mô hình). Đối với bài nghiên cứu này,
nhóm chọn cách phân tích hồi quy đa biến, tức cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo
công thức là n=50+8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Bài nghiên
cứu của nhóm có 6 biến độc lập, theo công thức thì n = 50 + 8*6 = 98, vậy cỡ mẫu tối
thiểu của bài nghiên cứu là 98, nhóm nghiên cứu chọn cỡ mẫu 120. Kích thước mẫu trên
lấy hơn mức tối thiểu để trừ hao các hao hụt xảy ra khi khảo sát.

3.3.2. Thu thập dữ liệu 

30
Nhóm tổ chức khảo sát nhóm đối tượng là người có vấn đề về giấc ngủ ở TP. Hồ
Chí Minh có biết đến gói du lịch “ngủ trên xe buýt”. Tổ chức khảo sát bằng Google Form
trên Facebook ở những group học tập học tập của các trường THCS, THPT, đại học và
các diễn đàn dân thành phố Hồ Chí Minh của các quận, các cộng đồng người Sài Gòn. 

Với việc nghiên cứu phương án định lượng, nhóm khảo sát sẽ tiến hành sử dụng
phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách tạo phần mềm khảo sát. Dựa trên phân tích định
tính, biên soạn một bộ câu hỏi bao gồm 29 câu hỏi gồm 9 nhóm trong đó có 3 câu hỏi về
tính hữu ích, 5 câu hỏi về chất lượng dịch vụ, 3 câu hỏi về giá cả, 4 câu hỏi về ảnh hưởng
xã hội, 3 câu hỏi về quảng cáo, 2 câu hỏi về nhận thức về hành vi được kiểm soát, 3 câu
hỏi về thái độ đối với tour du lịch “ngủ trên xe buýt” giành cho những người gặp vấn đề
về giấc ngủ, 4 câu hỏi về ý thức sức khỏe và 2 câu hỏi về ý định mua gói du lịch “ngủ trên
xe buýt”. Nghiên cứu sẽ phân tích kết quả khảo sát theo thang đo Likert.

31
KẾT LUẬN
Nhìn chung, cả tác động bên trong lẫn tác động bên ngoài đều làm ảnh hưởng đến
ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về giấc
ngủ. Dựa theo đó, các tác động bên trong bắt nguồn từ những yếu tố thực tế là những giá
trị mà người tiêu dùng sẽ nhận được khi tham gia gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” để
cải thiện những vấn đề về giấc ngủ của mình. Còn các tác động bên ngoài là những yếu tố
xã hội tác động vào ý thức của người tiêu dùng mà ý thức lại quyết định ý định mua của
họ.

Từ đó có thể thấy quá trình đưa ra ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt”
dành cho những người gặp vấn đề về giấc diễn ra một cách thống nhất và tác động qua lại
lẫn nhau giữa các yếu tố. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng có những ngoại lệ. Song
tóm lai, dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, có thể xác định được 6 yếu tố chính
ảnh hưởng đến ý định mua gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp
vấn đề về giấc ngủ: Tính hữu ích, chất lượng dịch vụ, giá cả, ảnh hưởng xã hội, quảng cáo
và nhận thức về hành vi được kiểm soát. Từ đó, đưa ra những nhận định đúng đắn về tính
khả thi và tiềm năng khi để phát triển gói tour du lịch “ngủ trên xe buýt” ở TP. Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

32
THAM KHẢO

 Trang Web: https://moh.gov.vn/


 Trang Web: https://vietnambiz.vn
 Trang Web: https://dulich.tuoitre.vn

33
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA GÓI TOUR DU


LỊCH “NGỦ TRÊN XE BUÝT” DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI
GẶP VẤN ĐỀ VỀ GIẤC NGỦ
Xin chào Anh/ Chị/ Bạn, 
Nhóm chúng tôi là sinh viên Khoa Marketing đến từ trường Đại học Tài chính -
Marketing. Hiện chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về "Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” dành cho những người gặp vấn đề về
giấc ngủ". Với mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định ý định của mua gói tour du
lịch “Ngủ trên xe buýt” của người tiêu dùng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm giúp cho các
doanh nghiệp tiếp cận khách hàng đúng đắn và kịp thời. Đồng thời, có hướng phát triển
mô hình và dự án trong tương lai.

Rất mong Anh/ Chị/ Bạn dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây.
Câu trả lời  của Anh/ Chị/ Bạn là nguồn dữ liệu quý giá giúp chúng tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu này  và xin yên tâm rằng mọi thông tin Anh/ Chị/ Bạn cung cấp sẽ hoàn toàn
được giữ bí mật và  chỉ được sử dụng cho nghiên cứu này. 

I. PHẦN GẠN LỌC 

Câu 1: Anh/ Chị/ Bạn có đang sống tại TP. Hồ Chí Minh không?
 Có (tiếp tục những phần tiếp theo) 
 Không (chuyển đến phần kết thúc) 
Câu 2: Anh/ Chị/ Bạn có gặp vấn đề về giấc ngủ không? 
 Có (tiếp tục những phần tiếp theo) 
 Không (chuyển đến phần kết thúc)
Câu 3: Anh/ Chị/ Bạn có biết đến tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” không?

34
 Có (tiếp tục những phần tiếp theo) 
 Không (chuyển đến phần kết thúc)
II. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Câu 1: Các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”
của bạn:
 Chất lượng dịch vụ
 Giá cả phù hợp
 Trải nghiệm thú vị
 Sự an toàn trong suốt tour du lịch
 Khác:……………
Câu 2: Với mức giá bao nhiêu bạn sẵn sàng bỏ tiền mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe
buýt”:
 Dưới 100.000 VNĐ/vé/người
 Từ 100.000 – 300.000 VNĐ/vé/người
 Từ 300.000 – 500.000 VNĐ/vé/người
 Từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ/vé/người
 Trên 1.000.000 VNĐ/vé/người
Câu 3: Lý do mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” của bạn là gì?
 Để cải thiện giấc ngủ
 Để có trải nghiệm thú vị, mới lạ hơn đối với giấc ngủ
 Khác:……………
Anh/ Chị/ Bạn đánh dấu (x) vào ô thích hợp cho những thông số được quy
định như sau:
 1. Rất không đồng ý 
2. Không đồng ý 
3. Bình thường 
4. Đồng ý 
5. Rất đồng ý

35
Thái độ của bạn đối với gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” dành 1  2  3  4  5
cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ

Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là
một ý tưởng tốt

Bạn có nghĩ rằng lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” là
một sự lựa chọn thông minh

Bạn có nghĩ rằng là lựa chọn mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”
sẽ đáp ứng được nhu cầu về giấc ngủ của bạn

Chất lượng dịch vụ 1  2  3  4  5

Nhân viên niềm nở khi giao tiếp với khách hàng

An ninh trên xe đảm bảo an toàn để mang đến trải nghiệm tốt về giấc
ngủ cho khách hàng

Trong vé có ghi lộ trình rõ ràng cho tôi dễ dàng theo dõi.

Nhận thức hành vi được kiểm soát 1  2  3  4  5

Bạn hoàn toàn tự chủ việc mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt”

Bạn cảm thấy bản thân có đủ thời gian để tham gia gói tour du lịch
“Ngủ trên xe buýt”

Gía cả 1 2 3 4 5

36
Giá cả của dịch vụ phù hợp với chất lượng.

Có nhiều mức giá với các dịch vụ tương xứng với giá cả để khách
hàng lựa chọn.

Giá cả phù hợp với khả năng tài chính của tôi.

Ý thức về sức khỏe của bạn 1  2  3  4  5

Bạn thường nghĩ về các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn

Gặp các vấn đề về giấc ngủ khiến bản thân bạn mệt mỏi

Giấc ngủ tốt giúp cho công việc của bạn tốt hơn

Sự hữu ích 1  2  3  4  5

Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thoải mái hơn

Việc ngủ trên xe buýt mang lại cho tôi cảm giác thú vị hơn

Trong tour có cung cấp những sản phẩm giúp dễ dàng đi vào giấc
ngủ hơn

Quảng cáo 1 2 3 4 5

Tôi biết đến dịch vụ thông qua các trang mạng xã hội

Tôi biết đến dịch vụ thông qua các áp phích, poster quảng cáo ở các
nơi công cộng

Tôi biết đến thông qua các nhân viên của công ty và nhân viên trên

37
xe buýt

Ảnh hưởng xã hội 1 2 3 4 5

Gia đình (ba mẹ, anh chị em, họ hàng) nghĩ rằng tôi nên sử dụng dịch
vụ.

Bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, hàng xóm của tôi sử dụng dịch vụ.

Phương tiện truyền thông thường quảng bá dịch vụ khiến tôi quyết
định sử dụng.

Tổ chức nơi tôi làm việc, học tập và sinh hoạt ủng hộ tôi sử dụng
dịch vụ.

Ý định mua gói tour du lịch “Ngủ trên xe buýt” 1 2 3 4 5

Tôi sẵn sàng sử dụng dịch vụ nếu gặp phải các vấn đề về giấc ngủ

Tôi sẽ giành thời gian sử dụng dịch vụ để cải thiện giấc ngủ cho bản
thân

III. THÔNG TIN NGƯỜI KHẢO SÁT (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
Câu 1: Giới tính của Anh/ Chị/ Bạn là: 
 Nam 
 Nữ 
 Khác:……… 
Câu 2: Nghề nghiệp của Anh/ Chị/ Bạn là: 
 Học sinh, sinh viên 

38
 Nhân viên văn phòng 
 Lao động phổ thông 
 Khác:……… 
Câu 3: Trình độ học vấn của Anh/ Chị/ Bạn là: 
 Trung học phổ thông 
 Trung cấp, cao đẳng 
 Đại học 
 Sau Đại học 
 Khác:……… 
Câu 4: Độ tuổi của Anh/ Chị/ Bạn là: 
 Dưới 10 tuổi 
 Từ 10 - 18 tuổi 3 
 Từ 19 - 25 tuổi 
 Từ 26 – 40 tuổi 
 Trên 40 tuổi 
Câu 5: Thu nhập hàng tháng của Anh/ Chị/ Bạn là (Bao gồm trợ cấp):  
 Dưới 03 triệu 
 Từ 03 triệu đến 05 triệu 
 Từ 05 triệu đến 07 triệu 
 Từ 07 triệu đến 20 triệu 
 Từ 20 triệu trở lên 
Bảng khảo sát đến đây là kết thúc. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của Anh/Chị/Bạn. Chúc Anh/Chị/Bạn và gia đình giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch.

39

You might also like