You are on page 1of 5

1.

Khái niệm của trốn thuế:

Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái
pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ
đóng thuế.
Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi
được xem là trốn thuế như sau:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau
90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ
khai thuế theo quy định của pháp luật;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền
thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán
hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu
vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm
tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu
trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải
nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ
khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017);
- Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không
đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ
quan quản lý thuế.
2. Ví dụ về trốn thuế

 Lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước trong các mặt hàng thủy sản chưa
qua chế biến, một giám đốc công ty ở Hà Tĩnh đã chỉ đạo nhân viên xuất hóa đơn
khống, trốn thuế gần 15 tỉ đồng.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Dũng là người sáng lập và đại diện pháp luật Công
ty TNHH Thực phẩm Quang Dũng với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác,
nuôi trồng thủy sản và bán buôn thực phẩm.

Trong quá trình làm giám đốc công ty, Dũng đã lợi dụng chính sách của nhà nước về
việc các mặt hàng thủy hải sản chưa qua chế biến khi xuất bán cho các doanh nghiệp
không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), nếu xuất bán cho khách hàng cá
nhân phải nộp 5% thuế GTGT. Nắm bắt được đa số khách hàng của công ty của mình
chủ yếu là khách hàng cá nhân, Dũng đã chỉ đạo nhân viên công ty kê khai bán hàng,
xuất hóa đơn khống cho khách hàng là các doanh nghiệp, mục đích là trốn 5% tiền
thuế GTGT.

Để thực hiện hành vi, Dũng đã chỉ đạo kế toán thuế của công ty phân bổ, xuất khống
hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp với giá trị mỗi hóa đơn dưới 20 triệu đồng để
không phải làm thủ tục thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Với thủ thuật trên, chỉ trong thời gian từ tháng 4-2021 đến tháng 3-2022, công ty của
Dũng đã xuất hơn 15.000 hóa đơn GTGT cho 623 doanh nghiệp trên địa bàn 35 tỉnh,
thành phố trên cả nước với giá trị hàng hóa chưa thuế ghi trên hóa đơn là 292 tỉ đồng,
số tiền trốn thuế GTGT khoảng 14,6 tỉ đồng.
Lực lượng chức năng tống đạt quyết định khởi tố vụ án đối với Trần Đình Dũng (Ảnh Công an
Hà Tĩnh).

Ví dụ 2:
Vụ án ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là "Út trọc", thượng tá, nguyên phó tổng giám
đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng) đã nhờ người nhà, người thân, bạn bè
đứng tên đại diện theo pháp luật, cổ đông hoặc thành viên góp vốn để thành lập
một số công ty.
Trong đó có Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đức Bình (Công ty Đức Bình),
Công ty cổ phần Đầu tư Cái Mép (Công ty Cái Mép)...
Trong quá trình hoạt động, từ tháng 3-2008 đến tháng 4-2016, Công ty Cái Mép đã
ký hợp đồng liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đơn vị quân đội trên 8
khu đất quốc phòng (bản chất là thuê đất).
Sau đó ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác khác để thu về khoản lợi
nhuận cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp
đồng (bản chất là cho đối tác khác thuê lại).

Lợi dụng công tác quản lý doanh nghiệp của các cơ quan thuế có lúc chưa thực sự
chặt chẽ, vì động cơ vụ lợi, Công ty Cái Mép mà đại diện là các bị can đã cố ý che
giấu doanh thu có được từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh (mà bản chất là cho thuê
tài sản) trên 8 khu đất quốc phòng.

Không thực hiện việc xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, không kê khai thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, dẫn đến không thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước trong một thời gian dài, đến kỳ kiểm tra thuế năm 2019 đối với
niên độ 2011-2018 mới được phát hiện.

Cáo trạng xác định trong giai đoạn 2011 - 2018, tổng doanh thu Công ty Cái Mép phải
thu theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác trên 8 khu đất quốc phòng là
133,6 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ông Hệ đã trực tiếp chỉ đạo ông Phạm Văn Diệt, thống nhất với ông Trần
Lê Toàn (kế toán trưởng Công ty Cái Mép) không kê khai thuế, kê khai không đầy đủ,
để ngoài sổ sách, không xuất hóa đơn các khoản thu của Công ty Cái Mép cho các
doanh nghiệp, cá nhân thuê lại các điểm đất quốc phòng để Công ty Cái Mép trốn
đóng thuế nhà nước từ năm 2011 đến năm 2018 số tiền 39,7 tỉ đồng.

You might also like