You are on page 1of 12

Ôn tập HDHTDNVN

Phần 1: Đúng sai giải thích ví dụ minh hoạ

6 câu (1c/1₫)

Ví dụ: Công ty TNHH AZTAX thành lập có 2 thành viên là B và C, vốn điều lệ
đăng ký là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, B và C có thể góp đủ vốn tại thời điểm làm hồ sơ
hoặc sẽ góp đủ vốn trong 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp lần đầu.

Các khái niệm chuỗi cung ứng

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị

trường” - Douglas M. Lambert, James R. Stock and Lisa M. Ellram

ví dụ:

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp,

đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản

xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng”

**– Chopra Sunil and Peter Meindl

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm

thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bán

sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng”

– Ganesham, Ran and Terry P.Harrision

Chu trình chuỗi cung ứng nhà máy bia

B1: Dự báo và lập kế hoạch ( khâu yếu nhất, dự báo k chính xác)

vn sống trong thời kì tự cung tự cấp, nên chưa coi trọng+ văn hoá
Dự báo ngành nào hot nhất khi ra trường

Học 1 vài chứng chỉ về....

Cơ sở xác định:

– Dự báo mua của khách hàng ( bộ phận sale): số lượng, chủng loại, thời gian cho
từng tháng, toàn bộ năm

– Khả năng sản xuất của nhà máy (máy móc, nhân lực, thời gian, bảo dưỡng bảo
trì thiết bị)

– Lượng hàng tồn kho, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng

– Lượng tồn nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất

B2: Mua hàng

Phòng mua hàng: Mua hàng theo kế hoạch sản xuất, yêu cầu của bộ phận kế hoạch

• Cơ sở xác định:

– Yêu cầu của bộ phận kế hoạch qua hệ thống mua hàng: số lượng, loại nguyên
vật liệu, chất lượng, thời gian, địa điểm, phương tiện vận chuyển

– Khả năng đáp ứng của nhà cung cấp

• Hoạt động:

– Gửi thông tin tới nhà cung cấp: số lượng, loại nguyên vật liệu,thời gian, địa
điểm, phương tiện vận chuyển.

– Làm hợp đồng, theo dõi đơn hàng. Theo dõi hệ thống Purchase (Mua hàng)

B3: Sản xuất

Phòng sản xuất: Sản xuất dựa trên kế hoạch

• Cơ sở xác định:

– Kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch

– Định mức nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất.
– Năng lực sản xuất của dây chuyền: Máy móc, nhân công, Kiểm soát chất lượng,
Bảo trì thiết bị

• Hoạt động:

– Sản xuất theo kế hoạch ( nấu bia, đóng chai, lon, thanh trùng, đóng thùng)

– Bảo trì

– Thông tin tới bộ phận liên quan ( Kho, phòng kế hoạch, chất lượng)

B4: Lưu trữ và vận chuyển thành phẩm

Cơ sở xác định:

• Lượng hàng sản xuất được3

• Đơn hàng từ bộ phận mua hàng

• Lượng vận tải ( xe tải, forklift).

• Nguồn nhân lực ( lái xe, bốc vác)

Hoạt động:

• Lưu trữ kho: xe forklift chuyển từ bô phận sản xuất sang kho ( kho trong nhà
máy, kho thuê); bố trí, phân loại, sắp xếp kho hàng theo nguyên tắc FIFO; đảm bảo
điều kiện bảo quản; Địa điểm tập trung vào khu vực đạt hiệu quả và tính kinh tế
cao.

• Nhận đơn hàng từ bộ phận mua hàng

• Xác định phương thức vận chuyển, bố trí phương tiện vận chuyển, thực hiện các
hợp đồng chọn gói cho các đối tác qua các hãng vận tải chuyên nghiệp, thực hiện
vận tải trọn gói đến các đại lý theo đơn hàng đúng thời điểm, số lượng, chất lượng.

• Xác định lượng hàng di chuyển, tồn kho hàng ngày có đối chiếu với bộ phận
mua hàng qua hệ thống

Câu hỏi: đúng/ sai. giải thích

1. Dn k phải là 1 loại chủ thể pháp luật


Sai

- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch
ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực
hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường.

- Doanh nghiệp là một loại chủ thể pháp luật (có tư cách chủ thể pháp lý độc lập)
và có ngành nghề kinh doanh

- Ví dụ: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng là doanh nghiệp được xác
lập tư cách (thành lập và đăng ký kinh doanh) vào năm 2005 theo thủ tục do pháp
luật; là một loại chủ thể pháp luật; có ngành nghề kinh doanh là thực phẩm và dịch
vụ ăn uống (F&B).

2. Chủ DN tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

Đúng

- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Ví dụ: Công ty tư nhân Nhật Minh khi bị phá sản thì cá nhân ông Nhật Minh sẽ
phải chịu toàn bộ trách nhiệm trả toàn bộ số nợ cho đến khi hết nợ thì thôi.

3. Thành viên hợp danh chỉ chịu trách nhiệm với số vốn đã góp

Sai

Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Ví dụ: Công ty hợp danh vận tải thủy-bộ

4. Phân phối là khâu yếu nhất trong chuỗi cung ứng


Sai

- Dự báo và lập kế hoạch là khâu yếu nhất trong quy trình chuỗi cung ứng, không
chính xác

- Do Việt Nam sống trong thời kì tự cung tự cấp, nên chưa coi trọng cùng với nền
văn hóa

- Vd: dự báo lượng tồn kho

5. Trong qúa trình hoạt động công ty cổ phần tối thiểu 2 tv và k vượt quá 50 tv

Sai

CTTNHH từ 2 tv trở lên

CTCP tối thiểu từ 3 tv trở lên và k giới hạn tối đa thành viên

Ví dụ:

6. Sx là b4 trong qtr sx CCU

Sai

B3

Nêu các bước trong quy trình chuối cung ứng

7. Hợp tác xã k phải là DN

Đúng

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,pháp nhân
có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra

hợp tác xã không thể hiện đầy đủ dấu hiệu bản chất của hình thức tổ chức kinh

doanh theo đúng ý nghĩa đích thực của khái niệm pháp lý này

- Ví dụ:

8. Sx là khâu yếu nhất trong qtr Ccu

SAI
Dự báo và lập kế hoạch là khâu yếu nhất trong quy trình chuỗi cung ứng

9. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp,

đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản

xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng.

Đúng

Đ/n của Chopra Sunil and Peter Meindl

10. DN tư nhân k có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro cao

Đúng

Vì theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp
nhân vì những lý do sau: Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập
với chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

11. Tv CTTNHH và CTCP chỉ chịu trách nhiệm với số vốn đã góp

Đúng

Đây là đặc điểm chung của 2 loại hình công ty

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có nghĩa vụ góp đủ, đúng hạn số vốn đã
cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

12. Htx là thiết chế kinh tế và mang tính chất cộng đồng

Sai

- Đ/n: Hợp tác xã là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia
đình,pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra
- hợp tác xã không thể hiện đầy đủ dấu hiệu bản chất của hình thức tổ chức
kinh
doanh theo đúng ý nghĩa đích thực của khái niệm pháp lý này

- Ví dụ về hợp tác xã - HTX Dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Liên Sơn (ở xã
Sơn Cẩm, T.P Thái Nguyên). HTX được thành lập từ năm 1976, tập trung vào các
hoạt động dịch vụ như thủy lợi, vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ
cho sản xuất của các hộ thành viên

13. Ctcp có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng kí KD

Sai

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ví dụ Công ty cổ phần thương mại dịch vụ cổng vàng

14. Cthd là loại hình ít đc sử dụng so với các loại hình cty khác ở VN

Đúng

Nhược điểm của công ty hợp danh:

CTHD là một hình thức doanh nghiệp mới và chỉ bắt đầu được bổ sung vào Luật
doanh nghiệp 2005

Thành viên hợp danh trong công ty cần có mối quan hệ quen biết và tin tưởng lẫn
nhau

Chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới

Khả năng huy động vốn không cao

15. Trong qtr h/đ của ctcp tối thiểu là 3tv và tối đa là 50

Sai

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa.

Ví dụ

15. Đánh giá năng lực lãnh đạo DNVVN gồm 4 yếu tố
Sai

- đánh giá năng lực lãnh đạo bao gồm 6 yếu tố:

1. Hoạch định chiến lược: NLĐ phải thấy được đặc trưng, đặc thù, đặc điểm

của ngành mà mình đang kinh doanh

thực sự quan tâm đến năng lực về tầm nhìn chiến lược cũng như cách thức để

cải thiện, nâng cao năng lực đó

thực sự hiểu được bản chất và thấy rõ được tầm quan trọng của tầm

nhìn chiến lược

2. Động viên khuyến khích

Động viên khuyến khích nv giữ chân nhân tài, để nv cống hiến hết mình cho cty

3. Phân quyền, ủy quyền

Các lãnh đạo DNNVV phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm về phân

quyền hay ủy quyền

Phân quyền đc dựa trên 3 yếu tố: tin cậy, năng lực, khả năng làm việc nhóm

4. Ra quyết định

nắm được quy trình ra quyêt định

biết cách lựa chọn giải pháp

=> phân tích xem liệu vấn đề đó đã thực sự là vấn đề hay chưa

5. Hiểu mình hiểu người

Chỉ có hiểu mình, hiểu người thì các nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra được những
đối sách hợp lý đối với các cấp dưới của mình, mới giao việc hay phân quyền hợp
lý.

=> hiểu mình - hiểu người chính là nhân tố thành công


tầm quan trọng của hiểu mình - hiểu người

nắm bắt được cách thức để hiểu mình, hiểu người

biết mình hiện tại đang ở đâu

Hiểu mình hiểu người biết năng lực của mình ntn, đối thủ ra sao

6. Giao tiếp

thấy rõ tầm quan trọng của giao tiếp và giao tiếp lãnh đạo

nắm được quan niệm mới trong giao tiếp lãnh đạo

biết được tầm quan trọng của lắng nghe trong giao tiếp

nắm bắt được các thủ thuật trong giao tiếp và giao tiếp lãnh đạo hiệu quả

- lấy ví dụ cho từng yếu tố : gắn tên nhà lãnh đạo

16. Ra quyết định dựa vào 5b: nhận ra vdd, x/đ nguyên nhân vấn đề, lựa chọn giải
pháp, đưa ra giải pháp, đánh giá vd 1 nhà lãnh đạo cụ thể

Sai

Đây là các bước giải quyết vấn đề

Kĩ năng ra quyết định gồm 3 bước:

1. Xác định nhu cầu ra quyết định


2. Chuẩn bị các căn cứ ra quyết định
3. Dự kiến các phương án quyết định và lựa chọn quyết định cho hợp lý

Phần 2: Phân tích tình hình covid ảnh hưởng đến hDkd của 1dn vừa và nhỏ vietj
nam (7 ý thách thức)

Du lịch, ngành “công nghiệp không khói”, là một trong những ngành bị ảnh hưởng
trực tiếp và nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, song song với tình trạng
chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, ngành du lịch trong nước đã nỗ lực
chủ động thích ứng và khôi phục hoạt động trong tình hình mới.
Ví dụ như Thực trạng hoạt động kinh doanh của CTY TNHH ẢNH VIỆT HOP
ON- HOP OFF VIỆT NAM trong bối cảnh sau dịch Covid-19

1. Vừa thoát khỏi khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh nghiệp
lại chật vật với bài toán khát vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh

Công ty muốn vay vốn để đầu tư phương tiện mới nhưng nhiều ngân hàng nói
là hết room tín dụng hoặc phải vay với lãi suất cao. Đó là chưa kể với điều kiện
để được vay quá khó khăn trong khi hai năm qua các DN du lịch tê liệt thì làm
sao để chứng minh báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất phải làm ăn có lãi.

Vốn tài chính của DN giống như mạch máu của cơ thể, nếu mạch máu gián
đoạn thì cơ thể nguy cấp liền. Chính vì vậy, đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô
cùng quan trọng đối với các DN, nhất là trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-
19 như hiện nay

2. Khó khăn khi tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Bên cạnh đó, muốn được hưởng chính sách ưu đãi lãi suất 2% theo Nghị định
31/2022 của Chính phủ thì DN cũng phải đáp ứng nhiều điều kiện ràng buộc vô
cùng khó khăn. Chẳng hạn như DN không có nợ xấu, phải có tài sản bảo đảm,
có phương án kinh doanh khả thi… Trong khi đó, sau hai năm kiệt quệ do dịch
COVID-19, DN du lịch khó có ai dám vay hàng loạt với số tiền lớn để tạo rủi ro
cho chính mình, mà họ sẽ phải cân đong đo đếm, căng não tính toán từng đồng
vốn vay sao cho hiệu quả.

3. Khó khăn trong thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao

Hiện phần lớn nguồn nhân lực vì cuộc sống đã chuyển đổi sang nghề khác, nay
mở cửa có những lao động tự nguyện quay lại, nhưng cũng nhiều lao động ổn
định công việc mới, nguồn thu nhập cao hơn nên nên không muốn quay lại
ngành. Do đó, vấn đề thiếu hụt nhân lực du lịch là vấn đề cấp bách, cần được
tính toán, bổ sung kịp thời.

4. Khó khăn về mặt bằng sản xuất


Doanh nghiệp chật vật tìm mặt bằng đậu xe khi có nhu cầu mở rộng kinh
doanh trở lại vì sau khi hết dãn cách xã hội cũng có nhiều doanh nghiệp đi
tìm
5. Khó khăn từ môi trường đầu tư

Hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường, khiến kênh huy động trái phiếu không
thể giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư trong ngắn hạn để giải quyết
các bài toán cấp bách.

6. Khó khăn do trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế

So với các quốc gia trên thế giới, trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam
còn thấp. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ ứng dụng
cho du lịch còn nhiều hạn chế.

việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh du lịch chiếm tỷ lệ thấp.
Nguyên nhân chính do doanh nghiệp vốn ít, kinh doanh nhỏ, lẻ nên khả năng tài
chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao.

7. Khó khăn do lạm phát


Chi phí hàng hóa và lao động tăng cao, giá xăng dầu tăng đột biến, căng
thẳng chuỗi cung ứng, khan hiếm lao động sau đại dịch và các cú sốc giá cả
liên tiếp là nguyên nhân chính làm gia tăng lạm phát. Khiến tất cả các chi
phí về xăng dầu, bảo trì bảo dưỡng, tiền lương lao động, bãi đỗ… tăng cao
khiến giá dịch vụ cũng phải tăng theo

Kiến nghị giải pháp

1. Lựa chọn dự án phù hợp để tiếp tục đầu tư; tạm dừng các dự án không cấp
bách, cần dòng tiền lớn. DN bán một phần tài sản để thanh toán các khoản
nợ hoặc giải quyết các nhu cầu chi trả cấp bách. Đàm phán với nhà đầu tư về
các phương án giãn nợ, hoãn nợ, thanh toán từng phần hoặc dùng phương án
hàng đổi hàng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thu tiền bán hàng để thu hồi
vốn sớm, kết hợp với các chiến lược marketing thu hút khách hàng, tìm kiếm
nguồn vốn từ nước ngoài.
2. triển khai tuyển dụng liên tục với nhiều chính sách thu hút nhân sự để có đội
ngũ nhân sự tốt trở lại làm việc với ngành du lịch sau mùa dịch.
3. Nhà nước nê có những chính sách khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi covid
đó là: Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh, Hỗ
trợ về vốn, Hỗ trợ về thuế, Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ
chức tín dụng, Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất,  Lùi thời
điểm đóng kinh phí công đoàn, Được vay tiền để trả lương ngừng việc cho
người lao động
4. Liên tục tìm kiếm nguồn lao động với các chính sách hấp dẫn để thu hút

You might also like