You are on page 1of 25

MỞ ĐẦU

Đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp tục là một thách thức đặc biệt không
chỉ với riêng Việt Nam và đối với toàn nhân loại. Nhưng chính trong thời điểm
này, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng nỗ
lực vượt qua mọi khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự
chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao và kịp thời của Ðảng, Chính phủ. Trong
buổi thảo luận này, chúng ta sẽ cùng làm rõ thực trạng thu - chi ngân sách Nhà
nước trong giai đoạn vừa qua và những vấn đề liên quan đến nợ công và giải
pháp năng cao quản lý nợ công trong thời gian tới.
Song song với những giải pháp phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ
vẫn đang đặt ra mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch, trong đó
chú trọng tới những giải pháp hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp trong nước,
đặc biệt là phát triển các DNQP theo hướng “tự chủ, tự cường, hiện đại và lưỡng
dụng”. Để đạt được tới mục tiêu trên, đòi hỏi các DNQP ở Việt Nam cần có
những giải pháp mang tính đột phá trong thực hiện tái cơ cấu tài chính các DN
này. Bởi vậy, việc thảo luận cụ thể thực trạng cơ cấu tài chính của các DNQP ở
Việt Nam, từ đó tìm ra những hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn tới
những tồn tại, từ đó đề xuất ra những giải pháp trực tiếp và gián tiếp nhằm thực
hiện tái cơ cấu tài chính các DNQP giúp đạt được mục tiêu kép, vừa nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho DN, vừa tái cơ cấu thành công các DN này
theo chủ chương của Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP là thực sự cần thiết. Tuy
nhiên, do hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thực tiễn của Học viên, nên nội
dung thảo luận sẽ chọn mẫu nghiên cứu đối với các DNQP điển hình thuộc Tổng
cục CNQP.

1
1. Vấn đề 1: Thực trạng thu - chi ngân sách nhà nước thời gian qua và các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu - chi ngân sách nhà nước trong thời
gian tới?
Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10, 11/2021), Chính phủ đã
trình Quốc hội báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước
(NSNN) năm 2021 và dự toán NSNN năm 2022. Tại thời điểm đó, nền kinh tế
chịu tác động nghiêm trọng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4 từ tháng
4/2021. Theo đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội dự kiến thu NSNN năm 2021
ước đạt 1.365,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán; tổng
chi NSNN ước đạt 1.709,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2 nghìn tỷ đồng (+1,3%) so
dự toán; bội chi NSNN trong phạm vi 4%GDP.
Từ cuối quý III năm 2021, nhờ đẩy mạnh thực hiện chiến dịch tiêm chủng
vắc-xin với quy mô và tốc độ bao phủ nhanh trên phạm vi toàn quốc, đã góp
phần kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để nền kinh tế chuyển sang giai đoạn
thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch. Cùng với đó, các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của dịch được thực hiện
đồng bộ, kịp thời, nhờ đó, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tăng
trưởng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 2,58%, lạm phát được
kiểm soát ở mức 1,84% (mục tiêu 4%), các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản
được bảo đảm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, thị trường tài chính phát
triển, thị trường tiền tệ ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Việt Nam
là quốc gia duy nhất trong các nước được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc
gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển vọng lên mức tích cực.
Hoạt động NSNN năm 2021 nhờ vậy cũng đạt kết quả khả quan hơn so
với thời điểm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (gọi tắt là báo cáo Quốc hội).
Cụ thể như sau:
* Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2021
- Dự toán thu NSNN là 1.343,3 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt
1.365,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với dự toán.
- Mặc dù nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh, tuy nhiên
nhờ đẩy nhanh tiêm chủng vắc-xin trên diện rộng, kết hợp với với thực hiện
quyết liệt, đồng bộ, kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch, hỗ trợ tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp và người dân, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu phục hồi
và tăng trưởng, qua đó tác động tích cực đến số thu NSNN.
- Bên cạnh đó, cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường phối hợp chặt chẽ
2
với các lực lượng chức năng tập trung triển khai các giải pháp chính sách thu
NSNN tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thu
NSNN trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh;
đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; làm tốt
công tác thanh tra, kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; quyết liệt xử lý,
thu hồi nợ đọng thuế; đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản phải thu vào
NSNN theo kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước.
- Kết quả thực hiện thu NSNN năm 2021 đạt 1.568,4 nghìn tỷ đồng, tăng
225,1 nghìn tỷ đồng (+16,8%) so dự toán, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với báo cáo
Quốc hội nhờ số thu NSNN đạt khá trong quý I và quý IV. Tỷ lệ động viên thu
NSNN năm 2021 đạt 18,7%GDP, riêng thu thuế và phí đạt 15,1%GDP; trong đó:
+ Thu nội địa: dự toán thu là 1.133,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt 1.304,6
nghìn tỷ đồng, vượt 171,1 nghìn tỷ đồng (+15,1%) so dự toán, tăng 1,1% so thực
hiện năm 2020. Hầu hết các khoản thu nội địa đều đạt và vượt dự toán, riêng
thuế bảo vệ môi trường đạt 91% so với dự toán chủ yếu do sản lượng tiêu thụ
xăng dầu giảm 7,6% so kế hoạch, đồng thời thực hiện chính sách giảm 30% mức
thuế đối với nhiên liệu bay theo Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày
21/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Thu từ dầu thô: dự toán thu là 23,2 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt gần
44,6 nghìn tỷ đồng, tăng 92,4% so dự toán do giá dầu thanh toán bình quân đạt
68,8 USD/thùng, tăng 23,8 USD/thùng so giá dự toán; sản lượng thanh toán đạt
8,86 triệu tấn, tăng 860 nghìn tấn so kế hoạch.
+ Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu: dự toán thu là
178,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện đạt gần 215,9 nghìn tỷ đồng, vượt 37,4 nghìn tỷ
đồng (+20,9%) so dự toán, trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
đạt 376,6 nghìn tỷ đồng; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ và thực tế phát
sinh là gần 160,8 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động xuất nhập khẩu trước đợt dịch lần thứ 4 và quý IV tăng trưởng
mạnh dẫn tới tổng kim ngạch cả năm 2021 đạt 668,5 tỷ USD tăng 22,6% so với
cùng kỳ năm 2020 (riêng kim ngạch có thuế tăng 27,2%). Trong đó kim ngạch
xuất khẩu tăng 19%; kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng 26,5% so với cùng kỳ
năm trước. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu lớn tăng đột biến
do lượng tăng như ô tô, quặng và khoáng sản…, do giá tăng như xăng dầu, dầu
thô nhập khẩu, dầu thô xuất khẩu, đặc biệt là sắt thép…., làm tăng thu NSNN
3
trong lĩnh vực này và số hoàn thuế giá trị gia tăng cũng tăng so với dự toán.
+ Thu viện trợ: dự toán thu là 8,13 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt
3,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,8 nghìn tỷ đồng (-58,8%) so dự toán.
Tóm lại, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và triển khai quyết liệt, hiệu quả các
giải pháp chính sách góp phần thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế, thực hiện
thu NSNN năm 2021 vượt dự toán Quốc hội giao 225,1 nghìn tỷ đồng (+16,8%),
đã đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch và các nhiệm vụ cấp bách
phát sinh.
* Kết quả thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2021
- Dự toán chi NSNN là 1.687 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện chi năm 2021
đạt 1.854,9 nghìn tỷ đồng, tăng 167,9 nghìn tỷ đồng (+10%) so với dự toán,
trong đó:
+ Chi đầu tư phát triển
Dự toán chi là 477,3 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt 515,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 38,6 nghìn tỷ đồng (+8,1%) so với dự toán.
Mặc dù trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy
nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công . Nhờ vậy, tính đến hết
thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2021 (31/01/2022), số vốn thực
hiện giải ngân ước đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó
vốn trong nước đạt 102,75% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 32,85% kế hoạch.
+ Chi trả nợ lãi: dự toán chi là 110 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước đạt gần
102,6 nghìn tỷ đồng, giảm 7,5 nghìn tỷ đồng (-6,8%) so dự toán, chủ yếu do
công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 phù hợp với tiến độ thu ngân
sách và giải ngân vốn đầu tư, không để tồn đọng vốn vay; kết hợp với tranh thủ
diễn biến thị trường thuận lợi, giảm lãi suất phát hành bình quân phải trả lãi
trong năm 2021 thấp hơn khi xây dựng dự toán; đồng thời không phát sinh các
khoản chênh lệch tỷ giá.
+ Chi thường xuyên: dự toán chi là 1.036,7 nghìn tỷ đồng; thực hiện ước
đạt 1.053,9 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1 nghìn tỷ đồng (+1,7%) so dự toán.
Công tác điều hành chi NSNN năm 2021 được thực hiện chủ động, chặt
chẽ, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực
sự cần thiết, chậm triển khai, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên gắn với sắp
xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công; rà soát, sắp
xếp các nhiệm vụ chi, tập trung ưu tiên nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-
4
19, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; đảm bảo cơ sở vật chất
và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
* Đánh giá hoạt động thu - chi NSNN năm 2021
Mặc dù về tổng thể, số thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán đặt ra
nhưng thực tế công tác thu ngân sách vẫn gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp
gặp khó về tài chính, vốn sản xuất, kinh doanh, kinh tế biên mậu không ổn định;
giao thông kết nối chưa đồng bộ; dịch vụ và kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như giảm số nộp ngân sách nhà nước. Chính sách quản lý đối với
hàng hóa xuất - nhập khẩu và chính sách quản lý chặt chẽ cửa khẩu phụ, lối mở
phía Trung Quốc đã làm giảm lượng giao dịch thương mại, ảnh hưởng đến hoạt
động thương mại, xuất - nhập khẩu, làm giảm số thu phí sử dụng công trình kết
cấu hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng khác trong khu vực cửa khẩu. Dịch
Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp... Những yếu tố đó có thể làm giảm số thu ngân
sách nhà nước tại khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Việc thu ngân sách thực tế luôn cao hơn dự toán thu Ngân sách Nhà nước
đặt ra yêu cầu về công tác dự báo thu Ngân sách Nhà nước cần chính xác và sát
với thực tế hơn. Bên cạnh đó, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan một số địa
phương có thể muốn dự báo thu ngân sách ở mức thấp hơn so với thu ngân sách
thực tế hàng năm để từ đó có khoản thưởng vượt thu từ ngân sách trung ương.
Đối với các khoản thu lệ phí, các cơ quan hành chính nhà nước được để
lại một phần để bù đắp chi phí thu, phần còn lại mới nộp vào NSNN. Việc để lại
như vậy làm một phần số thu lệ phí bị để ngoài ngân sách, đồng thời tỷ lệ để lại
chưa sát hoạt động của đơn vị, nên có đơn vị không đủ kinh phí để tổ chức thu,
có đơn vị thừa nguồn thu dẫn đến dư kinh phí hoặc sử dụng sai mục đích…
Phân tích đến thu - chi ngân sách không thể không đề cập tới vấn đề nợ
đọng, trốn thuế, thất thu thuế vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Hành vi trốn thuế,
gian lận thuế diễn ra ngày càng phức tạp với những hành vi ngày càng tinh vi và
khó phát hiện, gây thất thoát không nhỏ NSNN… Những năm qua, qua kiểm
toán, kiểm toán nhà nước khu vực XII nói riêng và các kiểm toán nhà nước khu
vực nói chung đã phát hiện hành vi vi phạm chính sách thuế diễn ra ở hầu hết
các địa phương, các loại hình doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra của cơ
quan thuế còn bỏ sót nhiều vi phạm của doanh nghiệp,… Mặc dù số DN được
5
kiểm tra, đối chiếu không nhiều và các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh do
kiểm toán nhà nước khu vực XII thực hiện kiểm toán đều có quy mô tương đối
nhỏ nhưng qua kiểm toán, kiểm toán nhà nước khu vực II đã kiến nghị tăng thu
nhiều tỷ đồng. Từ năm 2015 đến đầu tháng 6/2021, kiểm toán nhà nước khu vực
XII đã thực hiện đối chiếu 767 doanh nghiệp, kiến nghị truy thu nộp NSNN
215,5 tỷ đồng.
Đối với chi ngân sách, việc chi cao hơn so với dự toán và bội chi NSNN
còn xuất hiện cao hơn so với mức bội chi mà theo dự toán của Quốc hội đã đặt ra.
Nguyên nhân đến từ tình trạng tham nhũng ở một số dự án, dẫn đến việc chi tiêu
NSNN thường tăng cao hơn so với dự toán và được đánh giá là hiệu quả thấp.
* Một số giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động thu - chi NSNN thời gian tới
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính trong quản lý thu
NSNN mà trước mắt là nâng cao hơn nữa sự tiện lợi và hiệu quả trong giải quyết
các thủ tục hành chính về thuế và hải quan để góp phần tạo thuận lợi cho sản xuất,
kinh doanh phát triển; thực hiện tốt chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính
cũng giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và tạo thuận lợi để người nộp
thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu NSNN ở cấp chính quyền địa
phương và chính quyền trung ương; Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai
lệch dự báo thu NSNN. Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu để bổ sung chỉ tiêu tổng
thu chi ngân sách thực sau khi đã loại trừ lạm phát hàng năm khi đánh giá về kết
quả công tác ngân sách hàng năm. Vì sau khi loại trừ yếu tố lạm phát để có thể sẽ
đánh giá được nguồn lực tài chính thực sự từ nguồn thu ngân sách đáp ứng cho
chi tiêu hàng năm của Chính phủ, nhất là chi đầu tư phát triển vì cơ sở hạ tầng
máy móc thiết bị thường sẽ tăng giá do yếu tố lạm phát.
Hàng năm, công tác lập, giao dự toán thu NSNN đảm bảo bao quát hết
nguồn thu; rà soát, quản lý chặt chẽ các nguồn thu mới phát sinh, doanh nghiệp
mới thành lập, hộ kinh doanh mới ra kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có rủi
ro cao như: ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, kinh doanh bất động
sản,… các doanh nghiệp hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để quản
lý thuế kịp thời theo quy định. Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá,
phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực, từng sắc thuế và có phương án
chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.
- Tổng cục Thuế cần thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê
khai thuế của người nộp thuế, tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro,
6
những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát
tình hình tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận còn lại của năm
2021 để chủ động đôn đốc doanh nghiệp nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp, cổ
tức, lợi nhuận còn lại còn phải nộp theo quyết toán năm 2021, tạm nộp thuế, cổ
tức, lợi nhuận còn lại phát sinh các quý năm 2022 sát với thực tế của hoạt động
kinh doanh, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê
khai thuế, thực hiện ấn định thuế đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật về
thuế theo đúng qui định của Luật Quản lý thuế. Tăng cường quản lý chặt chẽ công
tác hoàn thuế ngay từ đầu năm, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, theo
đúng chính sách pháp luật thuế của Nhà nước, tạo điều kiện cho người nộp thuế
có thêm nguồn lực tài chính cho sản xuất, kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các
lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận,
thu hồi đầy đủ số tiền hoàn thuế bị gian lận vào NSNN. Tiếp tục triển khai mạnh
mẽ và có hiệu quả công tác hoàn thuế điện tử.
Đồng thời, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại
trụ sở cơ quan thuế, tập trung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với
các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa
xuất khẩu, các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân được hưởng các chính sách ưu
đãi miễn, giảm thuế, các giao dịch liên kết; giao dịch liên quan đến thương mại
điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, các giao dịch đáng ngờ. Trên cơ sở đó, tiếp
tục có biện pháp yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối
với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thương mại điện tử, kinh doanh trên nền
tảng số phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định (đặc biệt là các tổ chức
nước ngoài lớn như Facebook, Google, Youtube,...).
- Đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách; rà soát, xác định
những nguồn thu còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả,
tập trung vào một số lĩnh vực như: Các khoản thu từ đất; kinh doanh thương mại
điện tử; xây dựng cơ bản; kinh doanh xăng dầu; tăng cường công tác kiểm tra đối
với các đơn vị có khoản thu từ phí chuyển sang giá dịch vụ mà Nhà nước không
định giá; khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ cá nhân kinh doanh.
- Năm là, thực hiện phân bổ chi ngân sách tập trung, tránh dàn trải, lãng
phí; việc phân bổ, quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách phải tuân thủ Luật
Đầu tư công. Tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân
các dự án đầu tư công; quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
nguồn vốn được phân bổ, nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án; kiên quyết điều
7
chuyển vốn từ các dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân sang các dự án khác để
thanh toán khối lượng hoàn thành; hạn chế tối đa việc chuyển nguồn, phát sinh nợ
đọng xây dựng cơ bản mới.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án
hoàn thành sử dụng vốn nhà nước và có chế tài xử lý nghiêm đối với các trường
hợp chủ đầu tư vi phạm theo pháp luật hiện hành. Đồng thời thực hiện nghiêm việc
đầu tư xây dựng, mua sắm xe ô tô, tài sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm tiết kiệm, công khai, minh bạch.
2. Vấn đề 2: Thực trạng nợ công và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ
công ở Việt Nam?
* Thực trạng nợ công ở Việt Nam thời gian qua
- Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2010 - 2021, việc quản lý nợ công ở nước ta đã cơ bản
đáp ứng được các mục tiêu đề ra và đạt được một số kết quả quan trọng, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm
trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm gần
đây (Bảng 1).
Bảng 1. Các chỉ tiêu giám sát nợ công giai đoạn 2010 - 2021 (%)
Nợ công so với Nợ chính phủ so với Nợ nước ngoài của
Chỉ tiêu
GDP GDP quốc gia so với GDP
2010 56,3 44,6 42,2
2011 54,9 43,2 41,5
2012 50,8 39,4 37,4
2013 54,5 42,6 37,4
2014 58,0 42,6 37,4
2015 61,0 49,2 42,0
2016 63,6 52,6 44,7
2017 62,5 51,8 45,2
2018 58,4 50,0 46,0
2019 56,1 49,2 45,8
2020 56,8 50,8 47,9
2021 43,7% 39,5% 39,0%
Tầm nhìn 2030 60,0 50,0 45,0
(Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia)

8
Đến cuối năm 2020, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP có xu
hướng tăng trở lại trước chính sách nới lỏng tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế phục
hồi sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên vẫn đảm bảo duy trì trong giới hạn nợ được
Quốc hội cho phép.
Thứ hai, huy động được khối lượng vốn lớn cho ngân sách nhà nước
(NSNN) và cho đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm. Hầu hết vốn vay nợ công được sử
dụng trực tiếp cho các dự án đầu tư phát triển và trả nợ các khoản vay phát sinh
trong giai đoạn trước cho đầu tư công, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội đồng bộ, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ
mô trong những năm qua.
Thứ ba, thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nghĩa vụ
nợ đã cam kết với chủ nợ, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Nghĩa vụ
trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được
Quốc hội cho phép, bình quân giai đoạn 2010 - 2020 là khoảng 19,2% (so với
mức trần không quá 25%).
Thứ tư, khuôn khổ pháp lý, chính sách về quản lý nợ công, nợ Chính phủ
đã từng bước được hoàn thiện, hiệu quả quản lý nhà nước về nợ công được nâng
cao trong tình hình mới theo hướng chặt chẽ, hiệu quả hơn theo Nghị quyết số 07-
NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị. Luật Quản lý nợ công số
20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng,
Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả. Các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn luật như Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn
của Bộ Tài chính đã kịp thời được ban hành, góp phần tạo hành lang pháp lý
trong công tác quản lý nhà nước về nợ công, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ năm, những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính tập trung
thực hiện các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) theo
hướng bền vững, gắn phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục TPCP theo
hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn. Cả năm
2020 kỳ hạn phát hành bình quân khoảng 13-13,5 năm, tăng khoảng 1,9 lần so
với năm 2015 (6,9 năm); thời gian đáo hạn bình quân (ATM) danh mục TPCP
đạt khoảng 7,6-7,8 năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (năm 2011 là 1,84
năm và 2015 là 4,44 năm). Trong khi kỳ hạn bình quân TPCP đạt mức cao kỷ
lục thì lãi suất phát hành bình quân TPCP liên tục giảm cho thấy hiệu quả của
công tác phát hành TPCP. Trong giai đoạn 2016-2020, mặt bằng lãi suất đã giảm
9
từ mức 6,5%-8,0%/năm đối với các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm thời điểm đầu
năm 2016 xuống còn khoảng từ 1,2%-3,3%/năm (thời điểm cuối tháng
10/2020), trong đó kỳ hạn 5 năm đến 30 năm có lãi suất thấp nhất từ trước đến
nay. Việc lãi suất phát hành TPCP giảm đã tạo điều kiện cho Chính phủ tăng
vay nợ tại thị trường trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, qua đó góp phần tái
cơ cấu nợ công theo hướng bền vững.
Thứ sáu, thành quả củng cố tài khóa và kiềm chế nợ công tạo dư địa dự
phòng chính sách để ứng phó với rủi ro vĩ mô, góp phần cải thiện hệ số tín
nhiệm quốc gia. Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng quan hệ hợp tác với các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN), những thành tựu kinh tế - xã hội nước ta đạt
được được ghi nhận và phản ánh thông qua hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt
Nam từng bước được cải thiện. Việc nâng bậc XHTN quốc gia là thông điệp có
ý nghĩa hết sức tích cực, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, giảm chi phí
huy động vốn nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp (DN).
- Tồn tại hạn chế
Trong giai đoạn tác giả nghiên cứu (2010 - 2021), bên cạnh những kết quả
đạt được trên, công tác quản lý nợ công cũng phải đối diện với không ít khó
khăn, hạn chế.
Một là, cơ cấu nợ đã có sự thay đổi, tuy nhiên đặc điểm danh mục nợ
chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro; điều kiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém
thuận lợi hơn trước đây. Đặc điểm chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ ghi
nhận thách thức kép về điều kiện vay vốn nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, trong
khi thị trường vốn trong nước còn chưa thực sự phát triển. Quy mô thị trường
trái phiếu trong nước còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài
chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với
mức lãi suất thấp trong trung, dài hạn là tương đối khó khăn.
Hai là, việc quản lý, giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia có khó
khăn, bất cập cả về công cụ quản lý cũng như phương thức quản lý. Căn cứ Nghị
quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, nợ nước ngoài của quốc gia không quá
50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Mức trần đối với 2 chỉ tiêu này cho giai đoạn
2010-2021 được tính toán sử dụng khung phân tích bền vững nợ của Ngân hàng
Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế cho các quốc gia thu nhập thấp và được điều
chỉnh để phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.

10
Ba là, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có
xu hướng tăng nhanh. Trong những năm qua, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính
phủ so với thu NSNN diễn biến không đồng đều với xu hướng tăng nhanh vào
cuối giai đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản TPCP trong nước phát
hành trong giai đoạn trước để cân đối NSNN đã đến hạn trả nợ gốc. Mặt khác,
tình hình thu NSNN năm 2020 bị sụt giảm mạnh trước tác động của dịch Covid-
19, ước cả năm thu NSNN giảm 12,5% so với dự toán.
Bốn là, kỳ hạn TPCP chưa đa dạng, việc huy động vốn của Chính phủ gặp
một số áp lực nhất định tại một số thời điểm; thị trường TPCP chưa hình thành
đường cong lãi suất chuẩn đối với kỳ hạn ngắn và còn thiếu nhà đầu tư dài hạn.
Việc thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
25/2016/QH14 của Quốc hội đã góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng bền
vững. Tuy nhiên, việc tập trung huy động TPCP kỳ hạn dài trong các năm vừa
qua có một số khó khăn, cụ thể như: (i) Trên thị trường TPCP chỉ có các công cụ
kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, không có lãi suất tham chiếu cho các kỳ hạn ngắn;
(ii) Tại thời điểm thị trường có biến động mạnh không phát hành được kỳ hạn
ngắn, để ổn định thị trường,...
Năm là, việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA
và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm.
* Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công ở Việt Nam
Để đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của định hướng kế
hoạch vay, trả nợ công, thời gian tới, cần tiếp tục triển khai các giải pháp sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý nợ công và triển khai
công cụ quản lý nợ chủ động.
Tiếp tục rà soát các luật, nghị định, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để
hoàn thiện về quy định thể chế, chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, chính quyền địa phương đảm bảo nhất quán với quy định của Luật Quản lý
nợ công năm 2017. Nâng cao hiệu quả và tăng cường năng lực quản lý nợ công,
trong đó tập trung hình thành cơ quan quản lý nợ quốc gia chuyên nghiệp, hiện
đại theo thông lệ quốc tế theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ
Chính trị; nâng cao trình độ công chức làm công tác quản lý nợ; củng cố, hiện đại
hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nợ. Thống nhất thực hiện quản lý nợ
chính quyền địa phương; tăng cường năng lực cán bộ quản lý nợ chính quyền địa
phương đáp ứng yêu cầu theo dõi, đánh giá và quản lý rủi ro; xây dựng và kết nối
11
hệ thống thông tin nợ chính quyền địa phương,…
- Thứ hai, tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhiệm vụ vay của NSNN với
mức chi phí - rủi ro hợp lý.
Quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu
tư phát triển, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả
nợ. Các mục tiêu về tăng trưởng, bội chi, đầu tư công cần đảm bảo đồng bộ, thống
nhất với mục tiêu an toàn nợ. Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư
phát triển với chi phí - rủi ro hợp lý. Hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nguồn vốn
và phương thức vay trong nước và nước ngoài. Đối với huy động trong nước, đa
dạng hóa kỳ hạn phát hành, bao gồm cả kỳ hạn dưới 5 năm, để đáp ứng nhu cầu
của các nhà đầu tư, góp phần hình thành đường cong lãi suất chuẩn với đầy đủ
các kỳ hạn tham chiếu cho các công cụ nợ cũng như các thành phần kinh tế khác.
Việc huy động vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt
để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; tập trung cho các
dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, các dự án có khả
năng tạo nguồn thu ngoại tệ. Từng bước chuyển dịch từ vay cho chương trình, dự
án sang phương thức vay hỗ trợ ngân sách để gia tăng tính chủ động, hiệu quả
trong sử dụng vốn vay của Chính phủ. Phát triển đa dạng các sản phẩm, hàng hóa
trên thị trường; phát triển sản phẩm trái phiếu xanh để huy động vốn trong và
ngoài nước cho các dự án bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
- Thứ ba, quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó bao gồm nợ tự vay
tự trả của DN và tổ chức tín dụng, phù hợp. Tách bạch quản lý nợ nước ngoài khu
vực công và khu vực tư nhân, cân nhắc bỏ hạn mức trần đối với các khoản vay
nước ngoài của DN và tổ chức tín dụng không được Chính phủ bảo lãnh theo lộ
trình hợp lý.
- Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm trả nợ.
Theo quy định của Luật NSNN năm 2015, vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử
dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Hiệu quả sử
dụng vốn vay để bù đắp bội chi theo đó gắn chặt với hiệu quả phân bổ, sử dụng
đầu tư công. Đối với vốn vay được hòa đồng chung vào NSNN, bao gồm các
khoản vay trong nước: Cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc
gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, tạo sự lan
tỏa nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, dự án liên vùng, liên địa
phương. Vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ được sử
dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Sử dụng
12
vốn nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được
tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phải được kiểm soát một cách chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả đầu
tư, kế hoạch trả nợ và những tác động của vay vốn đến cân đối ngân sách, dư nợ
công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ.
- Thứ năm, tái cơ cấu nợ theo hướng bền vững, cải thiện chỉ tiêu an toàn
nợ; tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động để giãn áp lực trả nợ tập
trung cao vào một số thời điểm. Tiếp tục phát hành TPCP gắn với tái cơ cấu nợ
công, nợ Chính phủ theo hướng ưu tiên phát hành TPCP kỳ hạn dài khi thị trường
thuận lợi để vừa huy động vốn cho NSNN, vừa kéo dài kỳ hạn bình quân danh
mục nợ TPCP. Tận dụng điều kiện thuận lợi của thị trường để tích cực thực hiện
các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi để cơ cấu lại danh mục nợ trong nước và nước
ngoài của Chính phủ theo hướng an toàn, bền vững, góp phần giãn nghĩa vụ trả
nợ gốc qua các năm, giảm áp lực thanh khoản cho NSNN.
- Thứ sáu, quản lý, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN.
Đối với nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ, khẩn trương xử lý
dứt điểm các dự án gặp khó khăn trả nợ của giai đoạn trước liên quan đến vướng
mắc pháp lý, thủ tục hành chính và trách nhiệm của các đối tượng được bảo lãnh.
Bổ sung chế tài để nâng cao trách nhiệm thanh toán trả nợ của đối tượng được
bảo lãnh, tránh tình trạng chuyển nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp thành nghĩa vụ
nợ của Nhà nước khi Chính phủ phải trả nợ thay với vai trò là người bảo lãnh.
Tăng cường quản lý rủi ro tài khóa phát sinh từ hoạt động vay về cho vay
lại, tăng trách nhiệm trả nợ vay lại của gắn với sự chủ động quyết định vay của
địa phương, gắn trách nhiệm trả nợ vay lại với mức độ tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Thứ bảy, phát triển thị trường vốn trong nước.
Phát triển đa dạng các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường để đáp ứng nhu
cầu của các nhà đầu tư. Phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, hệ thống
quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dài
hạn trên thị trường. Nghiên cứu đưa TPCP vào rổ chỉ số trái phiếu quốc tế để thu
hút thêm các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài.
- Thứ tám, bố trí nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
- Thứ chín, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, công khai minh bạch
về nợ công.

13
3. Vấn đề 3: Thực trạng cơ cấu tài chính của các DNQP thuộc Tổng cục
CNQP?
“Cơ cấu tài chính của DNQP là sự kết hợp các nguồn vốn gồm: nguồn vốn
ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, nguồn nợ và VCSH, được sử dụng để hình thành
tài sản của DNQP nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất các mặt hàng quốc phòng,
hàng kinh tế theo yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh của đất nước và
sự phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ”.
Phân tích thực trạng cơ cấu tài chính của các DNQP thuộc Tổng cục
CNQP theo quan hệ sở hữu giai đoạn 2016-2021
a) Hệ số nợ của các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng
Bảng 3.1: Hệ số nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2016 - 2021
Năm
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Chỉ tiêu
Nợ phải trả (tỷđ) 15550.8 16574.7 14756.9 13569.8 15338.4 23547.8
Tổng tài sản (tỷđ) 27630 30797 30297 30773 34743 43687
Hệ số nợ (lần) 0.56 0.54 0.49 0.44 0.43 0.53
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán CTC khối DNQP thuộc Tổng cục
CNQP giai đoạn 2014-2019)
Qua bảng 3.1 cho thấy, nguyên nhân dẫn tới sự giảm đi của hệ số nợ tại các
DNQP thuộc Tổng cục CNQP giai đoạn 2016 - 2020 là do nợ phải trả của các DN
này có xu hướng giảm, đồng thời giá trị tổng tài sản lại có xu hướng tăng mạnh,
sang tới năm 2021, do có sự gia tăng nhanh chóng của nợ phải trả với tốc độ tăng
nhanh hơn giá trị tổng tài sản nên hệ số nợ của các DN này tăng lên mức 0.53. Hệ
số nợ trung bình của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP trong giai đoạn nghiên
cứu ở mức 0.495. Tuy nhiên, trong số các DN mẫu nghiên cứu, có 10/20 DN có
hệ số nợ trên mức trung bình (cá biệt có 06/20 DN có hệ số nợ từ 0.5 đến 0.7 và
01/20 DN là nhà máy Z173 có hệ số nợ cao nhất ở mức 0.74); có 01/20 DN có hệ
số nợ ở mức xấp xỉ mức trung bình và có 9/20 DN có hệ số nợ ở mức dưới mức
trung bình (trong đó có 03/20 DN có hệ số nợ từ 0.2 đến 0.3, đặc biệt có 01 DN là
Z111 có hệ số nợ thấp nhất ở mức 0.16).

14
Bảng 3.2: Hệ số nợ (D/A) và tỷ suất sinh lời VCSH của các DNQP thuộc
Tổng cục CNQP theo quy mô doanh thu giai đoạn 2016 - 2021
2016 2017 2018 2019 2020 2021 TB nhóm DN
Doanh
nghiệp D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE
(lần) (%) (lần) (%) (lần) (%) (lần) (%) (lần) (%) (lần) (%) (lần) (%)
DN quy
0.24 0.79 0.27 0.94 0.25 0.84 0.29 0.8 0.32 0.85 0.46 0.93 0.3 0.86
mô nhỏ
DN quy
mô trung 0.32 5.48 0.41 5.16 0.37 4.87 0.43 4.11 0.50 4.42 0.63 4.68 0.44 4.78
bình
DN quy
0.77 7.01 0.76 6.72 0.74 7.48 0.64 5.85 0.56 4.24 0.56 3.85 0.67 5.86
mô lớn
DNQP
thuộc
0.56 3.06 0.54 2.99 0.49 2.87 0.44 2.47 0.43 2.13 0.53 2.12
Tổng cục
CNQP
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán CTC khối DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2014-2019)
Qua bảng 3.2, có thể thấy, trong giai đoạn 2016 - 2021, các DN có quy
mô DT lớn thường biết tận dụng lợi thế từ đòn bẩy tài chính hơn so với nhóm
các DN có quy mô DT nhỏ và trung bình, điều này thể hiện ở chỗ nhóm DN có
quy mô lớn sử dụng hệ số nợ cao (trung bình 0.67) và cho kết quả ROE ở mức
cao hơn (trung bình 5.86%). Ngược lại, các DN có quy mô DT nhỏ thường thiên
về sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các nhu cầu SXKD của DN, gần như không
tận dụng được lợi ích của đòn bẩy tài chính trong việc gia tăng LN sau thuế và
tỷ suất LN trên VCSH, cụ thể: nhóm DN có quy mô nhỏ chỉ duy trì hệ số nợ ở
mức trung bình là 0.3 và kết quả tỷ suất LN trên VCSH chỉ ở mức trung bình là
0.86%. Như vậy, có thể thấy, giải pháp an toàn trong kinh doanh là sử dụng vốn
tự có với tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đôi khi không phải là hiệu quả, mà
kết hợp một cách hợp lý giữa VCSH và nợ phải trả để vừa đảm bảo an toàn, vừa
tận dụng được lợi ích khuếch đại từ đòn bẩy tài chính mới thực sự đem lại hiệu
quả tối ưu cho DN.
b) Cơ cấu nợ của các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà nợ phải trả của DN sẽ được chia
thành các thành phần khác nhau, cụ thể:
- Căn cứ theo thời gian sử dụng, nợ phải trả của DN được chia thành: Nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Căn cứ theo nguồn tài trợ nợ, nợ phải trả của DN được chia thành: Nợ
vay, nợ nhà cung cấp và nợ chiếm dụng.
* Cơ cấu nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP theo thời gian sử dụng
15
Như đã nghiên cứu ở bảng 3.6, nợ phải trả của các DNQP thuộc Tổng cục
CNQP giai đoạn 2016 - 2021 có nhiều biến động. Năm 2017, tổng nợ phải trả
tăng 6.6% so với năm 2016 và đạt mức hơn 16574 tỷ đồng, một số DN có tốc độ
gia tăng nợ phải trả lớn trong năm 2017 phải kể tới như: Z121 (nợ phải trả tăng
90% so với năm 2016), Z131 (nợ phải trả tăng 42% so với năm 2016)… Tuy
nhiên, sang tới giai đoạn 2017 - 2019, nợ phải trả của các DN trong Tổng cục lại
có sự sụt giảm 18.2% từ mức hơn 16574 tỷ đồng năm 2017 xuống còn hơn
13569 tỷ đồng năm 2019. Sang tới năm 2020, chứng kiến sự tăng nhẹ trở lại của
tổng nợ phải trả trong khối DN nghiên cứu, với mức tăng 13% so với năm 2019,
đưa nợ phải trả năm 2020 về mức hơn 15338 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2021, nợ
phải trả của các DN tăng 53% so với năm 2020 và đạt mức trên 23547 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn tới sự biến động này là do mặt bằng lãi suất ngân hàng có
nhiều biến động trong giai đoạn nghiên cứu ảnh hưởng tới quyết định vay và
quy mô nguồn vốn vay của các DN. Thêm vào đó, các DNQP thuộc Tổng cục có
những chiến lược, kế hoạch SXKD khác nhau, có những DN mở rộng sản xuất,
đầu tư máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu để phát triển SXKT, phục vụ
xuất khẩu nên cần một lượng vốn lớn từ bên ngoài. Mặt khác, có những DN chỉ
đa phần sản xuất theo những đơn đặt hàng của BQP nên không có nhu cầu huy
động thêm từ bên ngoài mà chỉ chờ đợi sự cấp và ứng vốn từ phía NN.
25000 120%

100% Nợ ngắn
20000 hạn(tỷđ)

80% Nợ dài
hạn(tỷđ)
15000
60% Nợ phải
trả(tỷđ)
10000
40% Tỷ trọng
nợ ngắn
hạn(%)
5000
20% Tỷ trọng
nợ dài
hạn(%)
0 0%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP theo thời gian
sử dụng nợ giai đoạn 2016 - 2021
Quan sát biểu đồ 3.3 có thể thấy, sự biến động trong nợ ngắn hạn của các
DNQP thuộc Tổng cục CNQP có xu hướng khá tương đồng với sự biến động
của nợ phải trả trong giai đoạn 2016 - 2021. Xét về mặt cơ cấu, nợ ngắn hạn
luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả, với mức
16
trung bình 79% trong tổng nợ là nợ ngắn hạn và 21% là nợ dài hạn. Đặc biệt,
trong giai đoạn 2 năm trở lại đây, tỷ trọng nợ dài hạn giảm xuống chỉ còn ở mức
dưới 10% trong tổng nợ, điều này khiến tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng liên tục từ
70% năm 2018 lên tới 96% vào năm 2021 (tương ứng với mức tăng 28.5%).
Việc duy trì nợ ngắn hạn ở mức cao dễ dẫn tới việc mất an toàn thanh khoản đối
với thanh toán ngắn hạn của các DN. Bởi lẽ, đặc trưng của các DNQP thuộc
Tổng cục CNQP là khối DN đòi hỏi tỷ trọng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài,
tuy nhiên chủ yếu nợ phải trả là các khoản nợ ngắn hạn (thời gian trả thông
thường là dưới 1 năm với các khoản nợ chủ yếu như: nợ ngắn hạn ngân hàng
thương mại, nợ nhà cung cấp hay nợ lương công nhân viên…), khi các khoản nợ
này đến hạn thanh toán cùng một lúc, sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng mất khả năng
thanh toán, gây khó khăn trong việc giải quyết công nợ cho DNQP và ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh các sản phẩm đang trong quá trình sản
xuất của DN.
* Cơ cấu nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP theo nguồn tài trợ nợ
Căn cứ vào nguồn tài trợ nợ đối với các DNQP thuộc Tổng cục CNQP,
luận án sẽ phân chia thành nợ vay và nợ khác (gồm nợ chiếm dụng và nợ nhà
cung cấp)
25000 120%

Nợ vay(tỷđ)
100%
20000
Nợ khác(tỷđ)
80%
15000 Tổng nợ(tỷđ)
60% Tỷ trọng nợ
10000 vay
40%
Tỷ trọng nợ
5000 khác
20%

0 0%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP theo nguồn
tài trợ nợ giai đoạn 2016 - 2021
Qua biểu đồ 3.4, có thể thấy, hầu như nguồn tài trợ nợ của các DNQP
thuộc Tổng cục CNQP giai đoạn 2016 - 2021 đến từ khoản nợ khác, nói cách
khác là các DN này sử dụng rất ít nợ vay để tài trợ cho các nhu cầu về vốn.
Trong cả giai đoạn nghiên cứu, trung bình tỷ trọng nợ khác trong tổng nợ của
các DN này là 96%, và chỉ có 4% trong tổng nợ của DN là nợ vay. Các DN duy
17
trì cơ cấu nợ này tương đối ổn định trong giai đoạn 2016 - 2021, chỉ có năm
2018, tỷ trọng nợ vay tăng gấp hơn 3 lần so với tỷ trọng nợ vay năm 2017, điều
này được lý giải là do năm 2018 lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại
và tổ chức tín dụng trong nền kinh tế có xu hướng giảm 20% so với năm 2017,
tạo điều kiện giúp DN giảm chi phí lãi vay và mạnh dạn hơn trong việc quyết
định vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn. Trong nợ vay của các DNQP thuộc Tổng
cục CNQP, có tới 99% là từ vay nợ ngân hàng, cụ thể: vay ngắn hạn ngân hàng
chiếm 80% trong tổng nợ vay, vay dài hạn ngân hàng chiếm 19% trong tổng nợ
vay, còn lại 1% là vay nợ từ nguồn khác. Có thể thấy, hình thức vay nợ của các
DNQP thuộc Tổng cục CNQP giai đoạn vừa qua còn thiếu tính đa dạng, việc áp
dụng các hình thức khai thác vốn từ kênh thuê tài chính hay phát hành trái phiếu
đều còn hạn chế.
Các khoản nợ khác mà DN có được hầu như đến từ các khoản nợ tạm ứng
BQP (chiếm khoảng 36% tổng nợ phải trả, bao gồm: nợ tạm ứng vốn sản xuất
hàng quốc phòng theo các đơn đặt hàng, nợ tạm ứng ngân sách đặc biệt cho các
DN hoạt động trong lĩnh vực QPAN và nợ tạm ứng khác), nợ thu nộp ngân sách
(chiếm khoảng 0.75% tổng nợ phải trả, bao gồm: nợ nộp ngân sách quốc phòng,
nợ nộp ngân sách NN, nợ bảo hiểm xã hội), nợ nhà cung cấp (chiếm khoảng
17% tổng nợ phải trả), khoản người mua ứng trước tiền hàng (chiếm khoảng
20% - 40% tổng nợ phải trả),...Sử dụng các khoản nợ này với tỷ trọng lớn sẽ
giúp DN giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên các DNQP thuộc
Tổng cục sẽ không tận dụng được lợi thế của tấm chắn thuế. Mặt khác, nguồn
vốn chiếm dụng và nợ nhà cung cấp thường có thời gian sử dụng ngắn, nếu lạm
dụng một cách quá mức, không cân đối được về mặt kỳ hạn giữa nguồn hình
thành và nguồn sử dụng sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng tới uy
tín, và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của DNQP. Một trong những hoạt động chủ
lực của DNQP thuộc Tổng cục CNQP là sản xuất các mặt hàng quốc phòng,
phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, thông qua những đơn đặt hàng của BQP đi kèm
với khoản vốn ứng trước cho các đơn đặt hàng đó, dẫn tới DN gần như ỉ lại sự
“rót vốn” từ Bộ mà thiếu đi tính linh hoạt trong việc khai thác nguồn vốn tài trợ
cho hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, tự do hóa thương
mại quốc tế, nếu chỉ chờ đợi từ đơn đặt hàng của BQP, e rằng các DNQP thuộc
Tổng cục sẽ thiếu đi tính cạnh tranh, sự năng động và khó khăn trong phát triển
bền vững. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng nợ chiếm dụng, nợ nhà cung cấp giúp
tận dụng những ưu thế về chi phí sử dụng vốn, thì các DNQP cũng cần có sự đa
18
dạng hóa trong phương thức khai thác vốn từ những nguồn khác nhau trong nền
kinh tế.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu nợ theo hình thức tài trợ có thể thấy: đa
phần các khoản nợ của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP giai đoạn 2016-2021
là nợ chiếm dụng và nợ nhà cung cấp. Nợ vay chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng nợ của các DN này. Hình thức vay nợ của các DNQP chưa thực sự đa dạng,
hầu hết chỉ vay nợ từ ngân hàng mà chưa tận dụng triệt để hình thức thuê tài
chính hay phát hành giấy nợ (trái phiếu).
c) Cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng
Bảng 3.5: Cơ cấu VCSH của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2016 - 2021
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2016 2017 2018 2019 2020 2021
Chỉ tiêu
Vốn của chủ sở hữu 3900.0 5460.0 5461.1 5795.0 8115.7 13496.7
Quỹ đầu tư phát triển 326.2 392.1 455.3 512.3 457.1 516.7
Nguồn Vốn đầu tư XDCB 7853.0 8370.2 9623.7 10895.9 10831.8 6124.7
Lợi nhuận chưa phân phối 0 0 0 0 0 1.08
VCSH 12079.2 14222.3 15540.1 17203.2 19404.6 20139.18
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quyết toán CTC khối DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2016-2021)
Qua bảng số liệu 3.5 có thể thấy, VCSH của các DNQP thuộc Tổng cục
CNQP tăng liên tục qua các năm 2016 - 2021, với tốc độ tăng trung bình là
11%/năm. Lý do dẫn tới sự gia tăng này là do các DNQP có sự tăng lên cả về vốn
của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và vốn đầu tư XDCB.
Giai đoạn nghiên cứu cũng là khoảng thời gian chứng kiến những diễn biến
phức tạp trên biển Đông, tình hình chính trị, an ninh có nhiều biến động, bởi vậy,
NN và BQP đã đầu tư củng cố tiềm lực quốc phòng thông qua các dự án đầu tư vào
các DNQP với nhiều dây chuyền sản xuất đặc thù, chuyên dụng và hiện đại, điển
hình như: dự án đầu tư 5127 tỷ đồng vào dây chuyền sản xuất súng bộ binh tại nhà
máy Z111, dự án đầu tư sản xuất đạn con, sản xuất tên lửa chống tăng thế hệ mới,
sản xuất tàu ngầm cứu hộ, tàu tuần tra cao tốc, dự án dây chuyền sản xuất pháo hoa
và kho chứa vật tư quốc phòng tại nhà máy Z121…
Phân tích kỹ hơn về cơ cấu VCSH của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2016 - 2021, cho thấy đa phần đến từ nguồn vốn đầu tư XDCB và vốn
19
của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và LN chưa phân phối chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng VCSH. Vốn của chủ sở hữu có xu hướng tăng liên tục
trong giai đoạn 2016 - 2021 với mức tăng trung bình 30%/năm, tỷ trọng vốn của
chủ sở hữu trong tổng nguồn VCSH của DN dao động từ 32% - 67%. Nguồn
vốn đầu tư XDCB của các DN cũng có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2016 -
2019 với mức tăng trung bình là 9%/năm, tuy năm 2020 có sự sụt giảm nhẹ
khoảng 1% so với năm 2019 nhưng vẫn cho thấy nguồn vốn đầu tư XDCB là
nguồn vốn có tỷ trọng cao nhất (khoảng 61%) trong nguồn VCSH của các
DNQP. Sang tới năm 2021 con số này có tiếp tục giảm 43% so với năm 2020,
tuy nhiên vẫn chiếm khoảng 30% trong tổng VCSH của các DNQP. Điều này
cho thấy sự đầu tư cho phát triển CNQP nói riêng và tiềm lực quốc phòng nói
chung của NN và BQP trong thời gian qua là rất lớn. Bên cạnh đó, hàng năm các
DNQP thuộc Tổng cục CNQP còn thường xuyên trích quỹ đầu tư phát triển, với
tỷ lệ trích khoảng 20% LN sau thuế, quỹ này có xu hướng tăng liên tục trong
giai đoạn 2016 - 2019 từ 326 tỷ đồng (năm 2016), lên đến 512 tỷ đồng (năm
2019), tuy nhiên đến năm 2018 có sự sụt giảm nhẹ 11% so với năm 2019, đạt
giá trị 457 tỷ đồng, sự sụt giảm này là do năm 2020 các DNQP thuộc Tổng cục
đã sử dụng quỹ vào việc phát triển nghiên cứu khoa học và đổi mới dây chuyền
sản xuất. Tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển chỉ chiếm trung bình 3% trong tổng
VCSH và khá ổn định trong giai đoạn nghiên cứu.
Như vậy, qua phân tích cơ cấu VCSH của các DNQP thuộc Tổng cục CNQP
giai đoạn 2016 - 2021 có thể thấy VCSH của các DN này tăng liên tục qua các năm.
Trong đó, tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trong tổng VCSH trung bình là cao nhất
(khoảng 56%), tiếp đến là vốn của chủ sở hữu (khoảng 41%), và quỹ đầu tư phát
triển chiếm khoảng gần 1% trong tổng VCSH và cuối cùng là LN chưa phân phối
chỉ chiếm khoảng 0.01% trong tổng VCSH của nhóm các DNQP.
Tóm lại, qua phân tích thực trạng cơ cấu tài chính của các DNQP thuộc
Tổng cục CNQP có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ cấu tài chính
của các DN này vẫn còn tồn tại một số những hạn chế sau:
Thứ nhất, chưa phát huy được tác động tích cực của đòn bẩy tài chính
trong điều hành chính sách tài chính của DN
Thứ hai, cơ cấu tài chính chưa phát huy được lợi ích “lá chắn thuế” từ
việc sử dụng nợ vay.
Thứ ba, tỷ trọng nợ ngắn hạn đang ở mức khá cao, điều này có thể dẫn tới
rủi ro tài chính cho DNQP thuộc Tổng cục CNQP.
20
Thứ tư, chưa đa dạng hình thức khai thác vốn.
Thứ năm, chưa có sự chủ động trong việc mở rộng quy mô VCSH.
4. Vấn đế 4: Giải pháp tái cơ cấu tài chính các DNQP ở Việt Nam trong
thời gian tới?
Dựa trên định hướng “Đẩy mạnh phát triển CNQP, an ninh theo hướng tự
chủ, tự cường, hiện đại và lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp
quốc gia, góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất
nước”, định hướng “Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp quân
đội” của Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP, đồng thời qua phân tích thực trạng cơ
cấu tài chính của các DNQP ở vấn đề 3, một số giải pháp thực hiện tái cơ cấu tài
chính các DNQP ở Việt Nam trong thời gian tới như sau:
1. Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả tại các DNQP
2. Xác định giới hạn an toàn và quản trị rủi ro trong việc sử dụng nợ
của các DNQP
3. Đa dạng hóa nguồn tài trợ và các hình thức vay nợ, đặc biệt là các
hình thức vay nợ dài hạn
4. Các DNQP chủ động mở rộng VCSH.
5. Thay đổi tư duy nhận thức về quản trị DN của lãnh đạo các DNQP
6. Xây dựng chiến lược khai thác và sử dụng nợ phù hợp với chiến lược
kinh doanh của DNQP
7. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và xây dựng nguồn nhân
lực chất lượng cao đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ tài chính tại các
DNQP
8. Hoàn thiện bộ máy quản lý
9. Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể cho các sản phẩm kinh tế
Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới giải pháp số 1 và giải pháp số 4, cụ thể:
Giải pháp1: Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả tại các DNQP
* Cơ sở đề ra giải pháp
- Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ mang lại cơ hội để tăng lên sức
mạnh cho đồng vốn của DN. Các DNQP thuộc Tổng cục CNQP qua phân tích
định tính và định lượng cho thấy, đa số các DN sử dụng đòn bẩy tài chính ở
mức cao sẽ cho HQKD vượt trội hơn các DN chỉ sử dụng vốn tự có.
- Các yếu tố kinh tế vĩ mô bên ngoài DN như tăng trưởng GDP, tỷ lệ
lạm phát hay lãi suất đều có những tín hiệu tích cực, tạo điều kiện thuận lợi
cho các DN tiếp cận nguồn vốn bên ngoài một cách dễ dàng và thuận lợi
21
- Hầu như các DNQP thuộc Tổng cục CNQP thời gian qua chưa tận
dụng một cách triệt để những lợi thế của thị trường, chưa sử dựng đòn bẩy tài
chính một cách tích cực và hiệu quả, dẫn tới hiệu quả SXKD chưa cao
* Nội dung giải pháp
- Các DNQP thuộc Tổng cục cần cần khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng
- Các DNQP thuộc Tổng cục cần gia tăng nợ phải trả trong cơ cấu tài
chính bằng cách tăng nợ vay
* Biện pháp thực hiện
- Khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng từ việc ứng trước tiền hàng
từ BQP thông qua những đơn đặt hàng SXQP. DNQP xây dựng kế hoạch cụ
thể, chi tiết, chính xác lượng vốn cần thiết cho những đơn đặt hàng này, đề
xuất, tham mưu cho Tổng cục để đề nghị cục TC ứng vốn cho DN.
- Tiếp tục khai thác, tận dụng nguồn vốn ứng trước tiền hàng từ phía
các đối tác trong nền kinh tế thông qua đàm phán, xây dựng các điều khoản
chặt chẽ trong hợp đồng.
- Mở rộng quy mô nợ vay thông qua việc vay nợ các NHTM, tổ chức
tín dụng, thuê tài chính và phát hành các công cụ nợ trên thị trường. Quy mô
nợ vay dựa trên nhu cầu thực tế đảm bảo tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
* Điều kiện thực hiện giải pháp
- Thứ nhất, BQP ứng vốn đúng hạn, đầy đủ theo kế hoạch
- Thứ hai, DN phải xây dựng được uy tín, thương hiệu dựa trên chất
lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng
- Thứ ba, DN phải có đội ngũ cán bộ tài chính giỏi chuyên môn để kịp
thời tham mưu cho cấp lãnh đạo
- Thứ tư, DN cần không ngừng nâng cao HQKD và có được sự ủng hộ
từ phía lãnh đạo các cấp.
Giải pháp 2: Các DNQP chủ động mở rộng VCSH
* Cơ sở để ra giải pháp
- Đa phần VCSH của DNQP thuộc Tổng cục CNQP đến từ NSNN cấp,
dẫn tới thiếu chủ động về nguồn vốn trong thanh toán và tài trợ cho SXKT
- VCSH của các DN này chưa được cấp đủ theo đăng ký kinh doanh
ban đầu, dẫn đến các DN không được khấu trừ toàn bộ chi phí lãi vay khi tính
thuế thu nhập DN

22
- VCSH của các DN này thời gian qua còn hạn chế do hoạt động SXKD
còn ở mức khiêm tốn, khiến LN để lại không đủ lớn để vừa trích lập quỹ, vừa
giữ lại tăng VCSH.
* Nội dung giải pháp
- Các DNQP thuộc Tổng cục CNQP cần chủ động gia tăng VCSH thông
qua việc gia tăng LN để lại bằng cách rà soát, cắt giảm tối đa các khoản mục
chi phí
- Các DNQP thuộc Tổng cục CNQP cần chủ động gia tăng VCSH thông
qua việc gia tăng LN để lại bằng các giải pháp tăng doanh thu cho DN
* Biện pháp thực hiện
- Rà soát, cắt giảm tối đa các khoản mục chi phí thông qua việc công
khai trong đấu thầu, mua sắm, nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu đầu vào
phục vụ sản xuất. Đồng thời, các DN nên cân nhắc nhập khẩu nguyên vật
liệu từ các quốc gia thuộc khối EU, TPP… để tận dụng tối đa lợi ích về
thuế suất từ các hiệp định EVFTA, CPTPP…
- Tích cực, linh hoạt tổ chức cho 1 số bộ phận, phân xưởng hoạt động
sản xuất vào ca đêm để tránh thời gian cao điểm về giá điện, giúp tiết giảm
chi phí, gia tăng LN cho DN.
- Tích cực, linh hoạt tổ chức cho 1 số bộ phận, phân xưởng hoạt động
sản xuất vào ca đêm để tránh thời gian cao điểm về giá điện, giúp tiết giảm
chi phí, gia tăng LN cho DN.
* Điều kiện thực hiện giải pháp
- Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm
- Thứ hai, cần thương xuyên thực hiện phân tích tài chính Dn để chỉ
ra kết quả tích cực, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp
thích hợp
- Thứ ba, đưa công tác phân tích hoạt động kinh tế (pt thị trường, dự
báo biến động của thị trường, phân tích SWOT) trở thành hoạt động
thường xuyên của DN
KẾT LUẬN
Nội dung thảo luận của chuyên đề 2 giúp củng cố các kiến thức về tài của
các chủ thể trong nền kinh tế. Từ nội dung thảo luận của chuyên đề này đã rút ra
thực trạng thu - chi NSNN và nợ công ở Việt Nam. Đồng thời, vận dụng kiến
thức lý thuyết của chuyên đề 2 giúp học viên phân tích được thực trạng cơ cấu
tài chính của các DNQP ở Việt Nam và để xuất những giải pháp thực hiện tái cơ
23
cấu tài chính các DNQP trong thời gian tới theo chủ trương của Đảng, Nhà
nước, QUTW, BQP.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Phân tích vai trò của tài chính công trong quá trình phát triển nền kinh
tế- xã hội của các quốc gia.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới Thu NSNN?
3. Bội chi NSNN : Nguyên nhân và giải pháp?
4. Trình bày hiểu biết về tổ chức hệ thống NSNN ở Việt Nam hiện nay?
5. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp? Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới quyết định tài chính doanh nghiệp?
2. Phân tích những ưu điểm và nhược điểm các kênh huy động vốn của
doanh nghiệp?
3. Đầu tư và quản lý tài sản của doanh nghiệp?
8. Hãy cho biết yếu tố rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định tài
chính của hộ gia đình?
9. Các nguyên tắc quản lý tài chính hộ gia đình?
10. Các hoạt động tài chính mà hộ gia đình có thể gặp phải?

Ngày tháng năm 2022


NGƯỜI BIÊN SOẠN

GIẢNG VIÊN
Đại úy, TS Nguyễn Thị Thúy Linh

24
25

You might also like