You are on page 1of 5

CA LÂM SÀNG

Bệnh nhân Hoàng Văn T, 18 tuổi vào viện vì vết thương chảy máu ở tay trái sau ngã xe
máu. Bệnh nhân tỉnh táo, mạch 90 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, khám thấy mặt
trước cánh tay trái có 1 vết thương dài 5cm, lộ cơ. Mặt trước ngoài cẳng tay trái có 01 vết
thương dài 10cm, sâu khoảng 1cm, chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân có vùng sây xước, đau
rát ở khuỷu tay cùng bên. Kết quả chụp X quang không có hình ảnh gãy xương. Bác sĩ
chỉ định xử lý như sau: Vết thương chảy máu được rửa, khâu 6 mũi bằng chỉ line; vùng
sây xước chỉ rửa sạch bằng nước muối sinh lý, sát trùng bằng dung dịch bêtadine.

CÂU HỎI THẢO LUẬN


2. Về mặt cấu trúc vi thể, vết thương chảy máu xảy ra khi nào?
-Vết thương chảy máu ở tay trái:

+Mặt trước cánh tay trái có 1 vết thương dài 5cm, lộ cơ.
+Mặt trước ngoài cẳng tay trái có 01 vết thương dài 10cm, sâu khoảng 1cm, chảy
máu

- Không có hình ảnh gãy xương:

=> Bệnh nhân bị tổn thương phần mềm, chưa ảnh hưởng đến xương. Về mặt cấu
trúc vi thể, các mô tổn thương lần lượt là:
+) Biểu mô
+) Mô liên kết chính thức
+) Mô cơ

1, Biểu mô

- Phủ mặt ngoài cơ thể, không có mạch máu và mạch bạch huyết
- Tế bào biểu mô là loại mô có khả năng tái tạo nhanh và mạnh
=> Khi tổn thương ở lớp tế bào biểu mô sẽ không gây chảy máu mà chỉ bị sây
xước.
2, Mô liên kết

-Mô liên kết có khoảng gian bào rộng, chứa


chất căn bản và sợi liên kết, vùi trong chất
gian bào là nhiều loại tế bào khác nhau, chứa
nhiều mạch máu.

=> Khi mô liên kết bị tổn thương sẽ làm cho


vết thương chảy máu
3, Mô cơ

- Mặt trước ngoài cẳng tay trái có 01 vết thương dài 10cm, sâu khoảng 1cm, chảy
máu
=> Khi vết thương sâu khoảng 1cm thì lúc này mô cơ có thể cũng đã bị tổn thương.
Do mô cơ có chứa nhiều mạch máu nên khi tổn thương sẽ gây chảy máu.

You might also like