You are on page 1of 3

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CA LÂM SÀNG
CLS1:
Bệnh nhân P, 50 tuổi, khoảng 1 tháng nay bệnh nhân thấy người gày sút nhanh
(giảm 5 kg so với tháng trước), khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi. Khám lâm sàng:
Mạch: 80 lần/phút, huyết áp: 125/85 mmHg.
Tim: nhịp tim đều tần số 80 lần/phút.
Bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ týp II, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm, với kết
quả như sau:
Kết quả XN máu: Glucose: 35,0 mmol/L
HbA1C: 10,8%
Nồng độ Insulin máu: 5,1 µUI/ml (2,3- 28,4 µUI/ml)

Tổng phân tích nước tiểu 10 chỉ số :


Chỉ số Bình thường Kết quả
Tỷ trọng 1,010-1,030 1,030
pH (5-6) 5-6 6,0
Bạch cầu Âm tính Âm tính
Hồng cầu Âm tính Âm tính
Nitrit Âm tính Âm tính
Protein Âm tính Âm tính
Glucose Âm tính 3+
Cetonic Âm tính 2+
Bilirubin Âm tính Âm tính
Urobilirubin 0,2-1,0 EU/dL Bình thường
Sau khi điều trị nội trú 10 ngày, BN được xuất viện và lập sổ theo dõi và điều trị ĐTĐ ngoại trú tại
bệnh viện tuyến tỉnh.

Câu hỏi thảo luận Buổi 1:


Câu 1. Hãy nhận định kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trên.
xét nghiệm Kết quả Người bình thường Nhận định
xét nghiệm
Glucose 35,0 mmol/L 3,9 - 5,5 mmol/L Tăng cao
HbA1C 10,8 % 4-6% Tăng gấp 2 lần
Nồng độ 5,1 µUI/ml (2,3- 28,4 µUI/ml) 2,3-28,4 µUI/ml Trong khoảng bình thường
insulin máu
Câu 7: Những xét nghiệm nào được thực hiện hàng tháng (xét nghiệm thường xuyên)
ở bệnh nhân đái tháo đường?
trong qua trình điều trị bệnh nhân cần làm những xét nghiệm gì để đánh giá hiệu quả của
việc điều trị cũng như phát hiện sớm những biến chứng xảy ra
+ Định lượng HbA1c
+ Định lượng Fructosamin.
Fructosamin là sản phẩm tạo thành do phản ứng glycosyl hóa giữa glucose và các protein
trong huyết thanh
+ Định lượng Microalbumin niệu
là Albumin bài xuất trong nước tiểu
thuật ngữ
Đái tháo đường (diabetes) Rối loạn glucose lúc đói (Impaired fasting glucose)?
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm
khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối
loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu,
thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
 Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
 Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
 Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng
chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
 a, Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn
(không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -
14 giờ)

rối loạn glucose lúc đói: Đây là khi lượng đường trong máu trong cơ thể tăng lên, nhưng không đủ cao để có nghĩa là người
đó mắc bệnh tiểu đường. IFG có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng glucose hiệu quả như bình thường. Điều này là do một
lớp chất béo bao quanh các tế bào của cơ thể, ngăn không cho insulin thực hiện công việc của nó và đưa glucose vào các tế
bào của cơ thể để tạo năng lượng. Tình trạng này có thể đảo ngược bằng cách giảm cân và do đó chất béo xung quanh các tế
bào biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn không giảm cân, không chắc là cuối cùng bạn sẽ không mắc bệnh Tiểu đường Loại 2.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường


 
Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ
nên người bệnh không nhận biết được.
 Đi tiểu thường xuyên
 Cảm thấy rất khát
 Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
 Mệt mỏi nhiều
 Nhìn mờ
 Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
 Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
 Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)
Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance)?
. Rối loạn dung nạp glucose được định nghĩa là mức glucose trong hai giờ từ 140 đến 199 mg mỗi dL (7,8 đến 11,0
mmol) trong xét nghiệm dung nạp glucose đường uống 75 g và rối loạn đường huyết lúc đói được định nghĩa là
mức glucose từ 100 đến 125 mg mỗi dL (5,6 đến 6,9 mmol mỗi L) ở bệnh nhân nhịn ăn. Các mức glucose này cao
hơn mức bình thường nhưng dưới mức chẩn đoán bệnh tiểu đường

HbA1C? Fructosamin?
Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của
đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.
Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm
nhất trong vòng 4 tuần lễ.
Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.
Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l.
Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ bạn đang kiểm soát đường huyết kém.
Khi HbA1c < 6.5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết tốt.

Fructosamine hay còn gọi là cetoamin được tạo thành bằng cách glycosyl hóa các protein bằng glucose,
Protein trong máu, đặc biệt là albumin, có thể phản ứng tự nhiên với glucose hoặc các monosaccarit khác, dẫn đến
một loạt các sản phẩm. Khi nồng độ glucose vẫn tăng liên tục, các phân tử glucose có xu hướng liên kết vĩnh viễn
với hemoglobin (Hb) và với một loạt các cấu trúc của protein huyết thanh, bằng một quá trình gọi là glycosyl hóa
không enzyme (còn gọi là glycation)
Nồng độ này trong máu phụ thuộc vào nồng độ glucose huyết tương. Khi lượng đường trong máu cao liên tục kéo
dài sẽ khiến cho quá trình glycosyl hóa protein chuyển thành sự gia tăng nồng độ fructosamine, do đó có thể xác
định tình trạng bệnh tiểu đường thông qua cách kiểm tra lượng protein đã glycosyl hóa.
 Glycosylated hemoglobin (HbA1C): cung cấp thông tin về mức glucose trung bình trong 120 ngày qua, dựa và việc
gắn của glucose vào hemoglobin của hồng cầu. Do liên quan đến tuổi thọ trung bình của hồng cầu cho nên HbA1C
cho thấy mức glucose trung bình của 2 - 3 tháng qua.
 Fructosamine : xuất phát từ phản ứng glycation của Protein huyết thanh và liên quan đến thời gian bán hủy của
albumin nên nó thể hiện nồng độ glucose trung bình trong vòng 10 - 20 ngày trước khi lấy máu. 

You might also like