You are on page 1of 39

MỤC LỤC

1. DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN CHÍNH TRONG TRẠM BIẾN ÁP


VÀ PHÂN CÔNG NHIÊM VỤ..............................................................................2
2.DAO CÁCH LY..................................................................................................11
3. MÁY BIẾN DÒNG............................................................................................14
4. CHỐNG SÉT VAN............................................................................................16
5.MÁY CẮT...........................................................................................................17
6. MÁY CẮT ĐIỆN ÁP.........................................................................................24
7.TỤ BÙ..................................................................................................................30
8.DAO TIẾP ĐỊA .................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................38

Page | 1
DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
TRẠM BIẾN ÁP 110KV LIÊN CHIỂU
STT Kí hiệu Thiết bị điện
1 171 Máy cắt đường dây 110 kV mạch số một
2 CS171 Chống sét của đường dây 171
3 171-76 Dao tiếp địa ngoài của đường dây 171
4 171-7 Dao cách ly ngoài của đường dây 171.
5 171-75 Dao Tiếp địa ngoài của máy cắt phía dao
cách ly 171-7
6 171-15 Dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly
171-1
7 171-1 Dao cách ly nối với thanh cái số 1 của
máy cắt 171
8 TI171 Máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV
nối với máy cắt 171
9 TU171 Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kv
nối với máy cắt 171
10 172 Máy cắt đường dây 110kV mạch số 2
11 CS172 Chống sét của đường dây 172
12 172-76 Dao tiếp địa ngoài của đường dây 172
13 172-7 Dao cách ly ngoài của đường dây 172
14 172-75 Dao Tiếp địa ngoài của máy cắt phía dao
cách ly 172-7
15 172-25 Dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly
172-1
16 171-2 Dao cách ly nối với thanh cái số 1 của máy
cắt 172
17 TI172 Máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV
nối với máy cắt 172
18 TU172 Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kv
nối với máy cắt 172
10 131 Máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp
110 kV
Page | 2
11 131-14 Tiếp địa của thanh cái phía dao cách ly
131-1
12 131-1 Dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của
máy cắt 131
13 131-15 Dao tiếp địa máy cắt 131 phía dao cách ly
131-1
14 TI131 Máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV
nối với máy cắt 131
15 132 Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kv
nối với máy cắt 172
16 132-14 Tiếp địa của thanh cái phía dao cách ly
132-1
17 132-1 Dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của
máy cắt 132
18 132-15 Dao tiếp địa máy cắt 132 phía dao cách ly
132-1
19 TI132 Máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV
nối với máy cắt 132
15 T1 Máy biến áp số 1 (63 MVA)
16 115 ± 9 x1.78%/24/11KV Phía cao áp định mức là 115kV/hạ áp
24kV, có 18 nấc phân áp và 1 nấc trung
gian nữa là 19 nấc. Mỗi nấc lệch nhau
1,78%*115kV.
Cuộn tam giác có điện áp 11kV để khép
vòng sóng hài bậc cao
17 CS1T1 Chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp
110 kV
18 TI1T1 Máy biến dòng điện của máy biến áp T1
phía 110 kV.
19 TI0T11 Biến dòng (TI) trung tính (O) MBA T1
(T1) số 1 (1)
20 TI0T12 Biến dòng (TI) trung tính (O) MBA T1
(T1) số 2 (2)
21 131-0 DCL trung trính MBA T1

Page | 3
22 CS0T1 Chống sét van trung tính máy biến áp T1
23 TI4T1 Máy biến dòng điện của máy biến áp T1
phía 22 kV.
24 CS4T1 Chống sét của máy biến áp T1 phía điện
áp 22 kV
25 C11 Thanh cái số 1 điện áp 110 kV
26 TUC11 Máy biến điện áp của thanh cái số 1 điện
áp 110 kV.
27 C41 Thanh cái 1 điện áp 22 kV
28 431 Máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp
22 kV
29 TI431 Máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV nối
với máy cắt 431
30 431-38 Dao tiếp địa của máy biến áp T1 phía 22
kV.
31 CC-TU4T1 Cầu chì của TU4T1
32 TU4T1  Máy biến điện áp của máy biến áp T1
phía 22 kV.
33 TUC41-14 Dao cách ly máy biến điện áp của thanh
cái số 1điện áp 22 kV nối tới phân đoạn 14
34 CC-TUC41 Cầu chì của TUC41
35 TUC41 Máy biến điện áp của thanh cái số 1 điện
áp 22 kV.
36 441 Máy cắt của máy biến áp tự dùng số 1 cấp
điện áp 22 kV
37 TI441 Máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV
nối với máy cắt 441
38 441-38 Dao tiếp địa của máy biến áp tự dùng
T1phía 22 kV.
39 TD41 Máy biến áp tự dùng số một cấp điện áp 22
kV.
40 471 Máy cắt đường dây 22 kV mạch số 1
41 TI471 Máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV
nối với máy cắt 471

Page | 4
41 471-76 Dao tiếp địa ngoài đường dây 471
43 473 Máy cắt đường dây 22 kV mạch số 3
44 TI473 Máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV nối
với máy cắt 473
45 473-76 Dao tiếp địa ngoài đường dây 473
46 475 Máy cắt đường dây 22 kV mạch số 5
47 TI475 Máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV nối
với máy cắt 475
48 475-76 Dao tiếp địa ngoài đường dây 475
49 477 Máy cắt đường dây 22 kV mạch số 7
50 TI477 máy biến dòng điện cấp điện áp 22 kV nối
với máy cắt 477
51 477-78 dao tiếp địa trung tính của đường dây 477
52 T1A,T2,T3,T4,T5,T6,T7,T8 MBA 6,28MVA-22/0,8/0,8kV(8 máy)
53 SS1.1,SS1.2,.... Biến tần 2,975MW(16 cụm)

Page | 5
DAO CÁCH LY

I. ĐỊNH NGHĨA
- Dao cách ly (Disconnecting Switch) là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện
cao áp không có dòng điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và
tạo nên khoảng cách an toàn, có thể nhìn thấy được giữa bộ phận đang mang dòng
điện và bộ phận cách điện, mục đích đảm bảo an toàn.
- Do đó ở những nơi cần sửa chữa luôn, người ta đặt thêm cầu dao cách ly ngoài các
thiết bị đóng ngắt.
II. CÔNG DỤNG
- Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp không tải,
dòng điện không tải của máy biến áp. Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp
đặt trước thiết bị bảo vệ như cầu chì, máy cắt. Ở một số dao cách ly thường có dao
nối đất đi kèm. Các bộ phận truyền động của dao cách ly thường được thao tác
bằng tay hoặc bằng điện cơ (động cơ điện).
- Do dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không thể cắt được dòng
điện lớn. Khi đóng ngắt dao cách ly ta phải ngắt hết tải ra khỏi mạch trước khi
đóng ngắt dao cách ly (đóng ngắt ở trạng thái không tải).Các tiếp điểm cần phải
làm việc đảm bảo khi có dòng điện định mức lâu dài chạy qua và có khả năng làm
việc tốt ở nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.Các tiếp điểm và các phần có
dòng điện chạy qua phải đảm bảo ổn định động và ổn định nhiệt.Dao cách ly và bộ
truyền động phải đảm bảo tin cậy, cần giữ vững ở vị trí đóng khi có dòng điện
ngắn mạch chạy qua, khi ở vị trí cắt cần phải cố định chắc chắn.
III. PHÂN LOẠI
- Theo kết cấu ta có: dao cách ly một pha, dao cách ly 3 pha.
- Theo môi trường lắp đặt ta có loại lắp đặt trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời.

Page | 6
- Theo kiểu truyền động của tiếp điểm, ta có dao cách ly kiểu chém, kiểu tru quay,
kiểu treo, kiểu khung truyền.
IV. CẤU TẠO

- Các bộ phận cơ bản của dao cách ly:

 Lưỡi dao
 Ngàm cái
 Dao tiếp địa
 Ngàm cố định DTĐ
 Khung giá đỡ
 Ngàm đực
 Chân đế
 Trụ sứ đỡ
 Thanh truyền động học
 Thanh truyền động ngang của DCL
 Thanh truyền động ngang của dao tự động

- Mỗi pha của DCL GW55-145 gồm có: Hai đế xoay được lắp chặt trên một khung giá
đỡ, hai trụ sứ đỡ được ghép chặt với hai đế xoay, hai đầu nối tiếp xúc hình trụ và hai lưỡi
dao làm bằng hợp kim nhôm, có thể quay ngang một góc 90 độ , trên hai lưỡi dao có lắp
một ngàm cái và một ngàm đực. DCL GW55-145 còn trang bị thêm dao nối đất.

- Tại điểm tiếp xúc giữa hai ngàm dao có phủ một lớp kim loại đặc biệt có khả năng chịu
tác động của hồ quang trong quá trình thao tác.

Page | 7
Page | 8
V. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC
- Dao cách ly gần giống như cầu dao hạ thế nhưng vì dao cách ly làm việc ở điện áp
cao nên các phụ kiện thường lớn hơn. Dao cách ly làm nhiệm vụ đóng và cắt mạch
điện khi không có dòng điện.
- Công dụng của nó là cách ly các bộ phận mạch điện khỏi các phần có điện để tiến
hành sửa chữa. Dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang.
- Thao tác dao cách ly bằng sào cách điện hoặc bằng bộ truyền động nối đến trục
truyền động. Đóng cắt dao cách ly có thể thực hiện bằng tay, bằng động cơ hoặc
có loại trang bị khác.
- Để đóng cắt dao cách ly ta tác động vào hệ thống truyền động, làm cho lưỡi dao
và ngàm cố định tiếp xúc (đóng) hoặc rời ra khỏi nhau (ngắt).
VI. LỰA CHỌN DAO CÁCH LY
Page | 9
- Nhiệm vụ chủ yếu của dao cách ly là tạo ra một khoảng hở cách điện trông
thấy được giữa bộ phận đang mang điện và bộ phận cách điện, nhằm đảm bảo
an toàn và tạo cho nhân viên sửa chữa thiết bị an tâm khi làm việc. Do đó ở
những nơi cần sửa chữa luôn đặt thêm dao cách ly ngoài các thiết bị đóng cắt,
dao cách ly không có bộ phận dập hồ quang nên không thể cắt dòng điện lớn. vì
vậy dao cách ly chỉ dùng để đóng cắt khi không có dòng.

VII. CÁC LƯU Ý KHI LÀM VIỆC VỚI DAO CÁCH LY

*Các lưu ý khi làm việc với dao cách ly.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và BHLĐ trong vận hành và sửa chữa.

- Không được lắp cần quay tay để thao tác đóng, mở bằng tay khi động cơ đang hoạt
động hoặc chưa cô lập nguồn điện cung cấp cho động cơ.

- Không được cố tình thao tác dao nối đất khi liên động cơ khí hay liên động điện
chưa thỏa mãn.

- Không được làm việc trên DCL nếu một phía của DCL còn mang điện.

- Khi đang đóng hay mở DCL, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường phải lập tức
ngừng khẩn cấp bằng cách cắt áp tô mát cấp nguồn động cơ tại tủ truyền động.

- Khi vệ sinh, bảo dưỡng sữa chữa DCL yêu cầu người làm việc không được trèo lên
sứ DCL.

VIII. BẢO DƯỠNG DAO CÁCH LY

- Khắc phục các khuyết tật phát hiện trong quá trình vận hành.

- Kiểm tra, hiệu chỉnh, bôi trơn các trục quay, khớp nối thanh truyền động.

- Kiểm tra tình trạng các đầu cốt, kẹp cực.

- Kiểm tra độ ăn mòn kim loại và khả năng bắt chặt của các chi tiết.

Page | 10
- Vệ sinh, kiểm tra tình trạng cách điện.

- Kiểm tra sự hoạt động của động cơ, contactor, bộ tiếp điểm phụ.

Page | 11
MÁY BIẾN DÒNG

I. KHÁI NIỆM
- Máy biến dòng hay còn gọi tắt là biến dòng, có tên Tiếng Anh là Current
Transformer (được ký hiệu là CT). Đây là một thiết bị không thể thiếu trong hệ
thống giám sát, đo lường điện năng.
- Biến dòng là loại máy biến điện áp thường được sử dụng để giảm một dòng điện
xoay chiều (AC). Nó tạo ra một dòng điện trong cuộn thứ cấp của nó tỷ lệ với
dòng điện đi qua nó theo một hệ số nhất định

Ví dụ: Các loại CT dòng 100/5A, 330/5A, 100/1A hay 500/1A,… Những thông số này
có nghĩa là khi cho dòng 100A hay 300A qua CT dòng thì ta thu được dùng 5A, 1A.
Trong thực tế, những thiết bị diều khiển như biến tần, PLC không đọc được dòng 5A
và 1A nên buộc phải siwr dụng thêm bộ chuyển đổi tín hiệu.

II. CẤU TẠO

- Primary Current: Dòng điện sơ cấp

- Secondary Winding: cuộn dây thứ cấp

- Hollow Core: lõi rỗng

- Ammeter : Đồng hồ đo dòng

III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG


- Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây
dẫn, xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên
cuộn dây và sẽ xuất hiện một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn cứ
vào số vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng.
IV. CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG
- CT dòng có hai chế độ làm việc cơ bản: chế độ ngắn mạch và chế độ hở mạch.
 Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp, thức cấp có phụ tải Z2

Page | 12
Tỷ số giữa dòng ngắn mạch sơ cấp trên dòng định mức gọi là bội số dòng của máy
biến dòng. Khi bội số này lớn, sai số CT tăng và sai số này còn phụ thuộc vào
dòng thứ cấp hoặc tải. Thường với mạch bảo vệ, bội số dòng điện của CT dòng
phải đạt giá trị sao cho sai số của nó dưới 10%.

 Chế độ hở mạch thứ cấp:


Khi thứ cấp hở mạch, phía thứ cấp sẽ có điện áp cảm ứng với biên độ rất cao gây
nguy hiểm cho người và các thiết bị thứ cấp. Để chống hiện tượng bảo hòa trong
mạch từ, người ta còn chế tạo ra máy biến dòng có khe hở không khí hay còn gọi
là biến dòng tuyến tính.
CT dòng có tỷ số dòng điện tỷ lệ nghịch với số vòng dây quấn. Do đó, hoàn toàn
có thể thay đổi tỷ số biến dòng bằng cách thay đổi số vòng dây quấn phía sơ cấp
hoặc thứ cấp.
V. PHÂN LOẠI MÁY BIẾN DÒNG
- Máy biến dòng dạng dây quấn:
 Cuộn sơ cấp của máy biến dòng sẽ được kết nối trực tiếp với các dây dẫn để đo
cường độ dòng điện chạy trong mạch
 Cường độ dòng điện trong biến dòng dạng vòng: “Vòng” sẽ không được cấu tạo ở
cuộn sơ cấp. Thay vào đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch sẽ được truyền và
chạy thẳng qua khe cửa hay lỗ cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỷ số vòng dây quấn
của máy biến dòng
 Máy hổng của “vòng” trong máy biến dòng. Một số máy biến dòng dạng hở hiện
nay đã được cấu tạo thêm chi tiết “chốt chẻ”, có tác dụng cho lỗ hổng hay khe cửa
của máy biến dòng có thể mở ra, cài đặt và đóng lại, mà không cần phải ngắt mạch
cố định.
- Máy biến dòng dạng khối: Đây là một trong các loại của máy biến dòng hiện
nay được ứng dụng trong các loại dây cáp, thanh cái của mạch điện chính, gần
giống như cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng dây duy nhất. Chúng hoàn toàn

Page | 13
tách biệt với nguồn điện áp cao vận hành trong hệ mạch và luôn được kết nối
với cường độ dòng điện tải trong thiết bị điện.
- Phân loại theo điện áp sử dụng: Biến dòng hạ thế, biến dòng trung thế, biến
dòng cao thế
VI. ỨNG DỤNG
- Máy biến dòng là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện
năng. Nói một cách dễ hiểu thì máy biến dòng điện là thiết bị điện dùng để biến đổi
dòng điện có trị số cao xuống dòng điện có trị số tiêu chuẩn 5A và 1A. Để cung cấp
điện áp an toàn cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
- Ngoài loại biến dòng kinh điển làm việc theo nguyên lý điện từ, hiện nay, còn có
biến dòng kiểu mới dùng cho lưới điện siêu cao áp nhằm giảm chi phí cho cách điện
của các biến dòng kinh điển.
- Máy biến dòng dạng khối, được ứng dụng trong các loại dây cáp, thanh cái của
mạch điện chính, gần giống như cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng dây duy nhất.
Chúng hoàn toàn tách biệt với nguồn điện áp cao vận hành trong hệ mạch và luôn
được kết nối với cường độ dòng điện tải trong thiết bị điện.
- Có hàng loạt các thiết bị ứng dụng đo lường và sử dụng máy biến dòng, ví dụ tiêu
biểu như thiết bị oát kế, máy đo hệ số công suất, đồng hồ đo chỉ số điện, rơ-le bảo vệ
hoặc ví dụ như cuộn nhả trong bộ phận ngắt mạch từ…

Page | 14
CHỐNG SÉT VAN

I. KHÁI NIỆM:
- Là một thiết bị được dùng để chống sét tốt và hoàn hảo nhất hiện nay. Nó có
chức năng là dùng để bảo vệ cho các trạm biến áp, trạm phân phối và các máy
điện khác.

II. CẤU TẠO :


- Bên ngoài: Là một ống sứ hay chất dẻo có kích thước và hình dạng tùy thuộc vào
cấp điện áp định mức sử dụng tại đó
- Bên trong: Bên trong của ống chứa hai bộ phận chính là khe hở phóng điện và
điện trở phi tuyến.
- Khe hở phóng điện: gồm nhiều cặp khe hở được ghép nối tiếp, mỗi cặp khe hở
được chế tạo bởi 2 đĩa đồng mỏng dập định hình. Ở giữa là một tấm đệm mica hoặc bìa
cách điện dày khoảng 1mm để tạo khe hở phóng điện. Số lượng cặp khe hở phóng điện
tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất thiết kế.
- Điện trở phi tuyến: gồm các tấm hình trụ tròn được ghép nối tiếp. Điện trở phi
tuyến có thể là Vilit; Tiri; hoặc ZnO…( hay được sử dụng nhất là Vilit)

Page | 15
III. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG:
- Khi điện áp đặt lên Vilit giảm xuống thì giá trị điện trở sẽ phải tăng lên để đảm
bảo an toàn. Ngược lại khi điện áp tăng thì điện trở giảm xuống một cách nhanh chóng
để đáp ứng nguyên lý qua lại

Page | 16
MÁY CẮT

I. ĐỊNH NGHĨA :
- Máy cắt điện là thiết bị đóng cắt điện áp cao ngay khi có dòng điện phụ tải hoặc
dòng điện ngấn mạch chạy qua.
(Ngoài khả năng đóng cắt máy cắt điện bằng tay, bao giờ đi kèm với nó, cũng có một
mạch điện điều khiển khiến cho máy có thể tự động cắt dòng được ngắn mạch đường
dây.
Vì vậy máy cắt điện không những là một thiết bị đóng cắt thông thường mà còn là thiết
bị bảo vệ đường dây khi bị ngắn mạch. Khi đóng cắt mạch điện áp cao hồ quang sinh
ra ở các tiếp điểm rất lớn, mặc dầu công suất đóng cắt rất nhỏ. Do đó vấn đề kỹ thuật
chủ yếu cần giải
quyết trong máy cắt điện là việc dập tắt hồ quang ở các tiếp điểm.)
 Máy cắt điện là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện ở mọi chế độ vận hành:
chế độ không tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt
dòng ngắt mạch là chế độ nặng nề nhất.
II. PHÂN LOẠI:
 Máy cắt không khí
- Máy cắt không khí là một khí cụ điện có tên viết tắt là ACB, một công cụ dùng để
đóng cắt và để bảo vệ các thiết bị điện trước những sự cố có thể xảy ra như: quá tải,
ngắn mạch.
- Cấu tạo máy cắt điện không khí ACB thì kết cấu khá phức tạp nhưng công nghệ lại
vô cùng đơn giản. Máy cắt điện ACB đòi hỏi cao về công tác bảo trì và bảo dưỡng định
kỳ.
- Buồng dập hồ quang được chế tạo theo kiểu khí nén và kết hợp các tấm ngăn làm
bằng thủy tinh hữu cơ. Các lá thép được xẻ rãnh hình V và các cuộn dây có chức năng
tạo từ trường để kéo dài hồ quang.
 Máy cắt hợp bộ

Page | 17
- Máy cắt hợp bộ là 1 thiết bị máy cắt điện dùng để đóng cắt , có buồng dập hồ quang.
Loại này có thể tháo máy ra để thay thế thí nghiệm định kỳ sửa chữa.
- Nó thường được chế tạo thành một dạng tủ điện đặt ở trong nhà (indoor). Máy cắt
hợp bộ thường sử dụng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp với 3 vị trí khác nhau:
service, test và isolator.
- Buồng dập hồ quang được chế tạo theo kiểu khí nén và kết hợp các tấm ngăn làm
bằng thủy tinh hữu cơ. Các lá thép được xẻ rãnh hình V và các cuộn dây có chức năng
tạo từ trường để kéo dài hồ quang.
 Máy cắt điện cao áp
- Máy cắt điện cao áp hay là máy cắt cao áp là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch
điện có mức điện áp từ 1000V trở lên ở các chế độ vận hành khác nhau.
- Máy ngắt điện cao áp dùng để đóng hay cắt mạch khi xuất hiện dòng phụ tải và khi
có dòng ngắn mạch. Máy cắt chân không hay còn có tên gọi tắt là VCB (Vacuum
Circuit Breaker) là một công cụ dùng để đóng cắt và bảo vệ quá tải cùng ngắn mạch.
- Máy cắt chân không VCB thường dùng ở mức điện áp trung áp từ 1kV – trên 40kV
và có thể đóng cắt dòng điện lớn từ 100A – 4000A
III. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Máy cắt LTB145D1/B bao gồm những phần chính sau: Trục cực máy cắt, khung đế máy
cắt, cơ cấu truyền động và giá đỡ.

- Trụ cực MC bao gồm sứ cách điện, buồng cắt và thanh truyền động, trụ cực chứa khí
SF6 để dập hồ quang và cách điện. Tiếp điểm động của buồng cắt được kết nối với thanh
truyền động đến cơ cấu chuyển hướng đến cần truyền động.
- Ba pha của máy cắt đặt trên một đế cực. Ba trụ cực được nối bằng ống đến buồng khí.
Mật độ của khí SF6 trong buồng được hiển thị bằng một chỉ thị mật độ và áp lực khí hiển
thị trên đồng đồng hồ áp lực.
- Máy cắt có bộ truyền động cơ khí bằng lò xo đặt trong tủ truyền động cơ khí được gắn
với đế cực. Năng lượng cần để thao tác, được tích năng trong lò xo đóng và lò xo cắt
chung cho cả 3 pha.

Page | 18
- Cực pha C được truyền động từ tủ truyền động qua một cơ cấu dẫn động và nối với các
trụ pha khác qua các cần liên kết.

Hình 1: Máy cắt trụ cực

 Đầu cực trên.


 Cách điện của buồng cắt.
 Hệ thống tiếp điểm tỉnh trên.
 Vòi phun.
 Xilanh trượt.
 Buồng tự thổi .
 Hệ thống tiếp điểm động dưới.
 Buồng nén.
 Đầu cực dưới.

Page | 19
IV. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA BUỒNG CẮT SF6

Hình 2: Mô phỏng quá trình dập hồ quang trong máy cắt.

1. Thân tiếp điểm trên.

2. Tiếp điểm tỉnh dập hồ quang

3. Tiếp điểm động dập hồ quang.

4. Buồng tự thổi.

5. Buồng thổi

6. Van một chiều.

7. Piston tỉnh.

8. Vòi phun.

9. Tiếp điểm chính tỉnh.

10. Tiếp điểm chính di động.

11. Van một chiều,

Page | 20
12. Xylanh thổi.

13. Van quá áp.

14. Thân tiếp điểm dưới.

- Máy cắt LTB145D1/B sử dụng công nghệ dập hồ quang theo nguyên lý tự thổi. Áp
lực khí cần thiết để dập tắt hồ quang được sinh ra trong buồng cắt bởi chính năng
lượng của dòng hồ quang. Khi tiết điểm bắt đầu tách rời nhau, hồ quang đốt nóng và
nâng áp suất trong buồng nén (2) tăng cao, thổi hồ quang và giải phóng năng lượng hồ
quang làm hồ quang bị dập tắt tại thời điểm 0 của dòng điện.

- Quá trình dập hồ quang được mô phỏng như hình 2.

+ Hình 2.1 mô phỏng máy cắt ở trạng thái đóng. Ở trạng thái này dòng điện đi từ đầu
cực trên đến thân tiếp điểm trên 1 → tiếp điểm chính tỉnh 9 → tiếp điểm chính động
10 → xylanh thổi 12 → thân tiếp điểm dưới → đầu cực dưới. Song song với dòng
điện mạch chính có một phần nhỏ dòng điện đi theo mạch đầu cực trên đến thân tiếp
điểm trên 1 → tiếp điểm dập hồ quang tỉnh 2 → tiếp điểm dập hồ quang động 3 →
xylanh thổi 12 → thân tiếp điểm dưới → đầu cực dưới.

+ Đầu tiên trong quá trình cắt, tiếp điểm chính (bao gồm tiếp điểm chính tĩnh 9 và tiếp
điểm chính động 10) mở ra (xem hình 2.2), hệ thống tiếp điểm dập hồ quang (tỉnh 2
và động 3) vẫn đóng. Lúc này dòng điện khép mạch qua tiếp điểm dập hồ quang
(Dòng điện đi từ đầu cực trên đến thân tiếp điểm trên 1 → tiếp điểm dập hồ quang
tỉnh 2 → tiếp điểm dập hồ quang động 3 → xylanh thổi 12 → thân tiếp điểm dưới →
đầu cực dưới).

+ Tiếp theo hệ thống tiếp điểm dập hồ quang mở ra (hình 2.3), hồ quang được sinh ra
tại đây và được thổi vào buồng 4, 5. Lúc đó xilanh thổi 12 chuyển động xuống phía
dưới và nén khí SF6 xilanh thổi 12 và piston tỉnh 7, khi áp lực khí SF6 trong buồng 5
đủ lớn (thắng áp lực khí SF6 tại buồng 4 do hồ quang sinh ra), Van 11 sẽ tác động và
khí SF6 tại buồng 5 sẽ thổi hồ quang về phía đối diện với chiều chuyển động của tiếp

Page | 21
điểm động thông qua van 11 đến khoảng trống giữa tiếp điểm dập hồ quang và miệng
vòi phun. Hồ quang được dập tắt tại đây khi dòng điện xấp xĩ không (xem hình 2.4 và
2.5).

- Trong trường hợp dòng sự cố lớn, khí SF6 buồng 4 và 5 bị đốt nóng bởi năng lượng
của hồ quang và được thổi vào trong xilanh nhiệt 12 với áp lực cao. Khi dòng điện
gần bằng không, khí được thổi ra khỏi xilanh thổi qua miệng phun và dập tắt hồ
quang. Khi này van 13 tác động giảm khí SF6 áp lực cao do sự nén giữa xi lanh 12 và
piston 7.

VII. CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG


Hình 3: Mô phỏng hoạt động của cơ cấu truyền động lò xo

Hình 3.1 Hình 3.2

Page | 22
- Kết cấu tủ máy cắt kiểu tự đỡ bằng thép không rỉ, có cấu tạo như hình 3.

+ Cơ cấu truyền động máy cắt máy cắt LTB145D1/B vận hành bằng lò xo tích năng.
+ Tiếp điểm động của buồng cắt được kết nối với bộ phận truyền động nhờ thanh cách
điện, trục quay, thanh trụ cực và thanh kết nối trong đế cực.
+ Năng lượng cần để thao tác đóng, cắt được tích năng trong lò xo đóng và truyền động
đóng cắt chung cho cả 3 pha.
- Hoạt động của cơ cấu truyền động lò xo:
+ Hình 3.1 mô tả cơ cấu truyền động tủ ở trạng thái máy cắt đóng. Lò xo đóng và lò xo
cắt đang được tích năng. Máy cắt sẵn sàng cho quá trình đóng lặp lại theo chu trình O –
0,3s – CO.

+ Tích năng lò xo đóng: Hình 3.4 mô tả quá trình tích năng lò xo đóng. Cuối quá trình
đóng môtơ 7 sẽ tự động khởi động nhờ công tắc hành trình 8 tích năng cho lò xo đóng 6.
Trục truyền động chính 5 và trục dẫn động 2 được giữ đứng yên bằng chốt đóng 4. Khi lò
đóng đã được tích năng đầy đủ, môtơ 6 bị cắt nhờ công tắc hành trình 8.

Page | 23
MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP

I. KHÁI NIỆM:
- Máy biến điện áp là một loại khí cụ điện dùng để hạ áp cao xuống điện áp thấp
tiêu chuẩn, an toàn cho đo lường và bảo vệ rơle
 Trị số điện áp thứ cấp lấy theo tiêu chuẩn nhà nước. Ở Liên xô Châu Âu là
100V hoặc 100/V, ở Anh và các nước Ả Rập là 100V, ở mỹ 120V
 Cuộn dây sơ cấp nối song song với mạch đo (có điện áp cao thế), cuộn thứ
cấp nối song song với các dụng cụ đo điện áp.
II. PHÂN LOẠI
- TU khô, TU dầu, TU 1 pha, TU 3 pha,…
 TU khô : thường được sử dụng ở cấp điện áp 35kV trở xuống.
 TU dầu : Sử dụng cho mọi yêu cầu .
- Với cấp điện áp cao người ta chế tạo theo kiểu phân cấp , phân áp .
 Phân cấp bằng cuộn dây: Gồm nhiều tầng lõi từ, cuộn dây sơ cấp được chia
đều trên các lõi, cuộn thứ cấp chỉ được cuốn trên lõi cuối cùng .
 Phân áp bằng tụ: Dùng bộ phân áp bằng tụ lấy một phần điện áp cao đưa vào
cuộn sơ cấp
III. Máy biến điện áp kiểu cảm ứng điện từ:
- Ký hiệu IVT (Inductive Voltage Transformer), IVT được chế tạo 3 pha (thường
cho cấp điện áp U≤35kV) hoặc 1 pha (U≥66kV) với 1 hoặc 2 cuộn thứ cấp. Tùy

Page | 24
theo điện áp cần thiết phía thứ cấp có thể sử dụng các loại IVT khác nhau, đấu nối
theo những sơ đồ khác nhau.
-

Sơ đồ sử dụng 3BU một pha, hai cuộn dây đấu Y0/Y0 , ở phía thứ cấp lấy được điện áp
pha và điện áp dây.

Page | 25
- Sơ đồ sử dụng 2 VT một pha mắc theo sơ đồ hình V/V để lấy điện áp dây.

- Sử dụng 3 VT một pha hoặc 1 VT 3 pha 5 trụ (lõi từ có 5 trụ , 2 trụ ngoài cùng
không quấn dây) 3 cuộn dây đấu Y0/Y0/Δ, ở phía thức cấp có thể lấy được điện áp
pha, điện áp dây và điện áp thứ tự không ở đầu cuộn tam giác hở. Để lấy được
điện áp thứ tự không ở cuộn tam giác hở thì trung tính của cuộn sơ cấp phải được
nối đất để có đường đi cho dòng thứ tự không I0 khi có chạm đất tạo từ thông Φ0.

Page | 26
- Sơ đồ sử dụng có 1 BU mục đích phát hiện chạm đất trong mạng có dòng chạm
đất bé.
IV. MÁY BIẾN ÁP KIỂU TỤ
- Ký hiệu CVT (Capacitive Voltage Transformer). Kích thước của VT tỷ lệ với điện
áp sơ cấp. Chi phí sản xuất VT cũng tỷ lệ với giá trị điện áp danh định. Cho nên sử
dụng CVT có tính kinh tế tốt hơn.
- Nguyên lý làm việc:
 VT kiểu tụ dùng bộ phân áp bằng tụ để lấy một phần điện áp cao (thường từ 10 –
15kV ) đưa vào cuộn sơ cấp và điện áp ra lấy trên cuộn thứ cấp cung cấp cho thiết
bị đo lường ,bảo vệ.
 Cấu tạo:Gồm hai bộ tụ điện mắc nối tiếp, đấu trực tiếp vào lưới cao áp; một cuộn
dây sơ cấp đấu song song với tụ chịu điện áp thấp từ 10 – 15kV; cuộn thứ cấp
cuốn cùng mạch từ với cuộn sơ cấp sẽ cung cấp điện áp ra thích hợp theo yêu cầu.
Để điện áp thứ cấp không thay đổi theo phụ tải, người ta mắc nối tiếp với cuộn sơ
cấp một kháng điện KĐ và bộ chống nhiễu N.

Page | 27
Máy biến điện áp kiểu tụ

V. MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP GHÉP TẦNG


- Khi điện áp lưới lớn hơn 110kV, cách điện giữa cuộn sơ cấp và lõi thép của IVT
sẽ gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này người ta chia cuộn dây sơ cấp của IVT
ra nhiều tầng với nhiều lõi thép.

Page | 28
- Cấu tạo
 Gồm nhiều tầng lõi từ xếp chồng lên nhau. Cuộn dâu sơ cấp được phân bố đều
trên tất cả các lõi. Cuộn thứ cấp chỉ ở trên lõi từ cuối; số tần lõi từ phụ thuộc vào
cấp diện áp và công nghệ chế tạo. Trên mỗi lõi thép được chia thành hai phần quấn
trên hai trụ đối diện nhau sao cho từ thông mà chúng sinh ra được cộng với nhau
trong mạch từ. Cuộn thứ cấp được quấn trên lõi thép cuối cùng (phía nối đất).
Cuộn liên kết làm nhiệm vụ liên hệ giữa từng cặp lõi thép, đảm bảo mạch liên kết
có tổng trở thấp giữa các tầng và đảm bảo phân phối đều điện áp trên các phần
cuộn dây sơ cấp. Cách điện của các cuộn dây trên từng lõi thép được tính toán để
chịu được phần điện áp sơ cấp đặt trên cuộn dây đó. Số tầng càng nhiều, điện áp
này càng thấp
- Nguyên lý làm việc: Vẫn dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ để biến đổi điện
áp cao bên cuộn dây sơ cấp sang điện áp thấp bên cuộn thứ cấp.

Page | 29
TỤ BÙ
I. KHÁI NIỆM:
- Tụ bù là thiết bị ngành điện được lắp đặt trong hệ thống điện để làm nâng cao hệ
số công suất.
- Công suất được truyền từ nguồn đến tải gồm công suất phản kháng và công suất
tác dụng. Công suất tác dụng là phần công suất sinh ra công hữu ích cho thiết bị có
đơn vị là W/ KW
II. CÔNG DỤNG
- Tụ bù điện được sử dụng trong rất nhiều loại hệ thống điện, lưới điện khác nhau,
tụ bù có tác dụng bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosphi
nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống điện và lưới điện. Sử dụng tụ bù
điện có thể làm giảm được một khoản tiền điện đáng kể hàng tháng.
- Tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống
bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn như: thiết bị đóng cắt (aptomat), thiết
bị điều khiển (contactor), cuộn kháng lọc sóng hài, bộ điều khiển tụ bù, thiết bị đo,
hiển thị,…
III. PHÂN LOẠI

Page | 30
- Có một số tiêu chí có thể căn cứ để phân loại tụ bù
 Dựa vào điện áp ta chia tụ bù điện ra làm 2 loại: tụ bù điện 1 pha và tụ bù điện 3
pha.
 Tụ bù điện 1 pha là loại có điện áp 230V-250V thường dùng trong các gia đình
hoặc những nơi tiêu thụ ít điện năng.
 Tụ bù điện 3 pha: tụ bù điện 3 pha sử dụng được cho nhiều loại điện áp khác nhau,
nhưng phổ biến nhất vẫn là loại điện áp 415V và 440V.
- Tụ bù điện sử dụng cho 2 loại điện áp này thường được lắp đặt trong các hệ
thống điện áp tương đối ổn định ở mức điện áp chuẩn. Tụ bù điện 3 pha được
sử dụng nhiều trong hệ thống điện lưới của những công trình xây dựng lớn như
cao ốc, bệnh viện, chung cư hay sử dụng trong các nhà máy, khu công nghiệp,

 Dựa vào cấu tạo: ta có tụ bù khô và tụ bù dầu.
 Tụ bù khô: Tụ bù điện khô là loại tụ bù có hình tròn dài, tương đối nhỏ gọn và dễ
dàng lắp đặt. Tụ bù điện khô chiếm rất ít diện tích trong tủ điện. Tụ bù điện khô
thường được lắp đặt và sử dụng cho các hệ thống điện có công suất hoạt động nhỏ,
chất lượng điện lưới tương đối tốt. Tụ bù điện khô có giá thành tương đối thấp,
phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Page | 31
 Tụ bù điện dầu: Tụ bù điện dầu là loại tụ bù điện có hình chữ nhật, có độ bền cao
hơn tụ bù khô. Tụ bù điện dầu sử dụng được cho tất cả các loại hệ thống điện, đặc
biệt là các hệ thống điện có công suất lớn, cần bù một lượng công suất có ích lớn.
IV. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG
- Tụ bù công suất phản kháng là phần công suất không sinh ra công hữu ích trong
quá trình biến đổi điện năng thành dạng năng lượng điện khác hoặc từ năng lượng
điện này sang năng lượng điện đơn vị là VAR/ KVAR (thành phần từ hóa).
- Khi truyền tải điện năng, dòng điện sẽ làm cho dây nóng lên tạo ra một lượng sụt
áp trên đường dây tải điện. Dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi được sử
dụng tụ bù để bù vào phần công suất phản kháng sẽ có tác dụng:
 Có tác dụng làm mát khi đường dây chỉ truyền tải dòng điện của công suất
 Làm tăng hệ số công suất bằng cách dùng bộ tụ bù làm nguồn phát công suất phản
kháng.
 Tụ bù sẽ thường gồm nhiều bước tụ, mỗi bước tụ của nó được điều khiển bằng
cotactor, việc mở hay đóng contactor sẽ thay đổi số lượng của tụ bù vận hành song
song.
 Tụ bù phản kháng được sử dụng cho tất cả các hệ thống nguồn điện sử dụng các
phụ tải có tính cảm kháng cao, thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hoặc khu vực
trạm biến áp cho các công trình công nghiệp như: văn phòng, chung cư, bệnh viện,
nhà máy,…
V. CÁCH LỰA CHỌN TỤ BÙ
- Để đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu, khi lựa chọn tụ bù cần đảm bảo các yếu tố
như:
 Công suất của hệ thống cần lắp đặt tụ bù, từ đó lựa chọn thiết bị có điện áp phù
hợp nhất để tiết kiệm chi phí tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng.
 Lựa chọn loại tụ bù có công suất phù hợp với hệ thống.
 Tìm hiểu các hãng sản xuất, tính năng, chất lượng,… trước khi mua tụ bù trung
thế.

Page | 32
DAO TIẾP ĐỊA
I. KHÁI NIỆM:
- Tiếp địa hay còn gọi là nối đất , hoặc tiếp đất là một trong những phương pháp
phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị điện, điện tử.
Ta hiểu rằng quá trình truyền năng lượng điện tức thời phóng thẳng xuống đất nhờ
sự trợ giúp của dây điện trở thấp được gọi là quá trình nối đất. Việc nối đất điện
được thực hiện bằng cách nối phần không mang dòng của thiết bị hoặc trung tính
của hệ thống cung cấp với đất.
- Chủ yếu, sắt mạ kẽm được sử dụng để tiếp đất. Các nối đất cung cấp đường dẫn
đơn giản để rò rỉ điện . Dòng điện ngắn mạch của thiết bị truyền đến trái đất có thế
năng bằng không. Do đó, bảo vệ hệ thống và thiết bị khỏi bị hư hỏng.
II. PHÂN LOẠI:

Page | 33
- Thiết bị điện chủ yếu bao gồm hai phần không mang dòng điện. Các bộ phận này
là trung tính của hệ thống hoặc khung của thiết bị điện. Từ nối đất của hai bộ phận
không mang điện của hệ thống này , có thể phân loại nối đất thành hai loại.
 Nối đất trung tính
 Nối đất thiết bị.
III. NỐI ĐẤT TRUNG TÍNH
- Trong nối đất trung tính, trung tính của hệ thống được nối trực tiếp với đất nhờ sự
trợ giúp của dây GI. Nối đất trung tính còn được gọi là nối đất hệ thống. Loại tiếp
đất như vậy chủ yếu được cung cấp cho hệ thống có cuộn dây hình sao. Ví dụ, nối
đất trung tính được cung cấp trong máy phát điện, máy biến áp, động cơ, v.v
IV. NỐI ĐẤT THIẾT BỊ
- Loại nối đất như vậy được cung cấp cho thiết bị điện. Phần mang dòng không của
thiết bị như khung kim loại của chúng được nối với đất nhờ sự trợ giúp của dây
dẫn. Nếu bất kỳ lỗi nào xảy ra trong thiết bị, dòng điện ngắn mạch đi qua đất nhờ
sự trợ giúp của dây. Do đó, bảo vệ hệ thống khỏi bị hư hỏng.
V. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NỐI ĐẤT
- Việc nối đất là rất cần thiết vì những lý do sau
- Nối đất bảo vệ nhân viên khỏi dòng điện ngắn mạch.
- Nối đất cung cấp đường dẫn dễ dàng nhất cho dòng điện ngắn mạch ngay cả sau
khi cách điện bị hỏng.
- Việc nối đất bảo vệ thiết bị và nhân viên khỏi sự gia tăng điện áp cao và phóng
điện sét.
- Việc nối đất có thể được thực hiện bằng cách nối điện các bộ phận tương ứng
trong hệ thống lắp đặt với một số hệ thống dây dẫn điện hoặc điện cực đặt gần đất
hoặc dưới mặt đất. Tấm tiếp địa hoặc điện cực dưới mặt đất có rãnh sắt phẳng, qua
đó tất cả các bộ phận kim loại không mang dòng điện của thiết bị được kết nối.

Page | 34
- Khi sự cố xảy ra, dòng điện sự cố từ thiết bị chạy qua hệ thống nối đất xuống đất
và do đó bảo vệ thiết bị khỏi dòng điện sự cố. Tại thời điểm xảy ra sự cố, các dây
dẫn chạm đất tăng đến điện áp bằng điện trở của thảm đất nhân với sự cố chạm
đất.

Page | 35
- Cụm tiếp điểm được gọi là nối đất. Các dây dẫn kim loại kết nối các bộ phận của
lắp đặt với tiếp đất được gọi là kết nối điện. Nối đất và nối đất với nhau gọi là hệ
thống nối đất.
VI. TẠI SAO PHẢI NỐI ĐẤT BẢO VỆ THIẾT BỊ ?
- Ý nghĩa đầu tiên và cũng là to lớn nhất của nối đất bảo vệ thiết bị là để đảm bảo sự
an toàn cho người sử dụng điện.
- Ở Việt Nam việc có cách nối đất bảo vệ ngôi nhà của mình thì chưa được quá chú
trọng. Trong trường hợp có những cơn bão lớn, sét đánh hay chập điện thì thiệt hại
có thể là rất lớn.
- Muốn đảm bảo an toàn thì vỏ kim loại của các đồ điện gia dụng phải được nối với
dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng máy giặt và tủ lạnh nhất thiết phải có dây tiếp

đất.
VII. CÁCH NỐI ĐẤT BẢO VỆ THIẾT BỊ AN TOÀN, ĐƠN
GIẢN
- So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều
vì vậy dòng điện sẽ qua đó và truyền xuống đất. Để phát huy tốt nhất tác dụng tiếp
đất của dây tiếp đất thì dây tiếp đất phải được tiếp xúc tốt khoảng đất rộng, điện
trở của dây không quá 4 ôm

Page | 36
- Một cách nối dây bảo vệ tiếp đất sáng tạo
- Nếu ở chung cư hoặc nhà riêng nhưng không có sẵn hệ thống tiếp đất (ổ cắm 3
chấu), vẫn có cách nối đất bảo vệ an toàn. Ta có thể tận dụng chính khung cửa
bằng kim loại (có thể là khung cửa sổ, cửa ra vào, khung nhôm, khung sắt…) hoặc
bất kỳ phần kim loại nào có chân chôn vào tường/sàn vài cm.
- Lấy 1 sợi dây kim loại (không cần to, thậm chí cả dây con chuột máy tính/cục sạc
bị hư cũng được nhưng phả có vỏ bọc) nối từ vỏ các thiết bị điện rồi cho tiếp xúc
trực tiếp với phần kim loại của vật đó.
- Lưu ý : nếu có lớp sơn thì phải cạo đi, nếu có lớp bụi bẩn, keo…phải lau
chùi/cạo cho lộ hẳn phần kim loại ra, và phải chắc chắn chân của vật này tiếp
xúc trực tiếp vào tường (có những khung cửa được bắt khoan vào tường thông
qua những con ốc đã bọc nhựa bên ngoài thì sẽ mất tác dụng dẫn điện).
VIII. TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT
- CÁCH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA
 Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
 Chôn các điện cực xuống đất.
 Chọn và lắp kim thu sét
Page | 37
 Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất
IX. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NỐI ĐẤT
- Về cơ bản, cách nối đất bảo vệ thiết bị an toàn cũng là để đảm bảo an toàn cho
người dùng. Để nói chính xác hơn thì việc nối đất là nhằm giảm trị số dòng
điện chạy qua cơ thể đến mức không gây nguy hại cho con người. Điều này
xảy ra khi các vật liệu không mang điện áp như khung máy, vỏ máy do cách
điện pha mà vỏ bị hỏng, dẫn đến mang điện.

Page | 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://fluke.com.vn/dien-tu/noi-dat-la-gi-cach-trien-khai-noi-dat-thiet-bi-dien-an-
toan/
https://mbt.com.vn/tin-tuc/cau-dao-cach-ly-va-nhung-dieu-can-biet-ve-cau-dao-
cach-ly

https://bienapdonganh.vn/chong-set-van-la-gi-nguyen-ly-va-cau-tao-chong-set-van/

https://cokhitt.com/tu-dien-tu-bu/

https://fluke.com.vn/dien-tu/noi-dat-la-gi-cach-trien-khai-noi-dat-thiet-bi-dien-an-
toan/

Page | 39

You might also like