You are on page 1of 3

Tài sản 

là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm


giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó.

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có


thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư cho đơn vị.

“Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành nên tài sản”

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn luôn chặt chẽ và không tách rời.

Đối với mỗi thực thể trong doanh nghiệp (thực thể hữu hình hoặc thực thể
vô hình), như nhà xưởng, thiết bị, …, đều cần nhìn nhận ở hai mặt:

 Mặt Tài sản: Thực thể đó là gì? Phục vụ cho mục đích gì?
 Mặt Nguồn vốn: Thực thể đó từ đâu mà có?

Như vậy, tại mọi thời điểm xét về mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn, Tổng TÀI SẢN của đơn vị luôn bằng Tổng NGUỒN VỐN.

Trong chủ đề Nguồn vốn, các bạn đã được biết:

NGUỒN VỐN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ

=> TÀI SẢN = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ,

hay: VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN

Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản là đánh giá về cơ cấu tài sản và
sự biến động quy mô, cơ cấu tài sản và các nguyên nhân tác động.

Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản giúp cho nhà quản trị Công ty cổ
phần và các nhà quản lý khác biết được tình hình tăng giảm tài sản, phân bổ
tài sản của Công ty cổ phần, biết được việc quản lý và sử dụng tài sản của
Công ty cổ phần trong kỳ có hợp lý hay không? các nguyên nhân nào ảnh
hưởng đến sự biến động và cơ cấu của tài sản?

Từ đó, giúp cho nhà quản trị Công ty cổ phần có các biện pháp để quản lý và
sử dụng tài sản phù hợp, giúp cho các chủ thể quản lý khác có các quyết định
quản lý đúng đắn.

Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân
đối kế toán. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán
thể hiện dưới dạng quy mô và tỷ trọng.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN


Xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ
trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó, đánh giá cơ cấu tài
sản và sự biến động của cơ cấu tài sản từ khái quát đến chi tiết.

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số
tương đối của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản. Qua đó đánh giá khái quát
sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của Công ty cổ
phần và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.

Khi phân tích tình hình tài sản, nhà phân tích cần chú ý đến đặc điểm ngành
nghề kinh doanh của Công ty cổ phần. Bên cạnh đó, nhà phân tích cần quan
tâm đến tác động của các loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và chính
sách tài chính của Công ty cổ phần trong việc tổ chức huy động vốn.

Cụ thể:

 Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả
năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn;
 Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản
xuất kinh doanh từ khâu dự trữ đến khâu bán hàng;
 Sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của công việc
thanh toán và chính sách tín dụng của Công ty cổ phần đối với khách
hàng;
 Sự biến động của tài sản cố định cho thấy quy mô và năng lực sản xuất
của Công ty cổ phần…

2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn là đánh giá tình hình huy
động nguồn vốn về quy mô, cơ cấu và các nguyên nhân tác động. Phân tích
tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho nhà quản trị
Công ty cổ phần và các nhà quản lý khác về khả năng huy động vốn, về mức
độ độc lập, tự chủ về tài chính, thấy được sự đóng góp từng nguồn vốn và
trách nhiệm cũng như yêu cầu quản lý của Công ty cổ phần đối với từng bộ
phận nguồn vốn. Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào các chỉ tiêu nguồn
vốn trên bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu nguồn vốn
trên bảng cân đối kế toán thể hiện dưới dạng quy mô và tỷ trọng.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Là xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số, đồng thời so sánh
tỷ trọng từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó đánh giá chính
sách huy động vốn của Công ty cổ phần, mức độ mạo hiểm tài chính thông
qua chính sách đó đồng thời thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài
chính của Công ty cổ phần. Nếu tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu càng nhỏ
chứng tỏ sự độc lập về tài chính của Công ty cổ phần càng thấp và ngược lại.

PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN


Thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số
tương đối của tổng nguồn vốn, từng chỉ tiêu nguồn vốn. Qua đó, đánh giá
khái quát về khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần và đánh giá chi tiết
sự biến động từng chỉ tiêu nguồn vốn.

You might also like