You are on page 1of 8

CÁC HÀM CƠ BẢN

1. Hàm VLOOKUP( )

Hàm VLOOKUP( ) cho phép tìm kiếm 1 giá trị cho trước trên cột đầu tiên của 1 bảng
để trả về giá trị cần tìm tương ứng.
Ví dụ:
Tại ô B3, tìm Họ và tên dựa vào MSV cho trước và bảng Danh sách sinh viên?

Phân tích đề bài:

Sử dụng hàm VLOOKUP( ) để giải quyết bài toán trên như sau:

Cụ thể các tham số của hàm VLOOKUP( ):


CÁC HÀM CƠ BẢN

*Lưu ý về BẢNG PHỤ (Table_array):


Khi chọn bảng phụ, cột đầu tiên chọn phải là cột chứa các giá trị để so sánh với giá trị
cho trước.
Ví dụ: A02 là giá trị cho trước --> bôi đen bắt đầu từ cột MSV.

*Lưu ý về CÁCH ĐẾM số thứ tự cột kết quả trả về trên bảng phụ
(Col_index_num):
Khi đếm số thứ tự trên bảng phụ, cột chứa giá trị để so sánh luôn là cột số 1, không
quan tâm trước cột đó có bao nhiêu cột khác.
Ví dụ: A02 là giá trị cho trước để so sánh --> Cột MSV trong bảng phụ là cột số 1, Họ và
tên là cột số 2.
CÁC HÀM CƠ BẢN
*Lưu ý về KIỂU TÌM KIẾM (Range_lookup):

*Lưu ý về KIỂU TÌM KIẾM (Range_lookup):

*Lưu ý: Tình huống điền dữ liệu ĐỒNG LOẠT:

Yêu cầu: điền Tên 100 nhân viên tương ứng với mỗi Mã nhân viên cho trước.
CÁC HÀM CƠ BẢN
Cách thực hiện:

Khi cần điền tên cho 100 nhân viên, thì bạn không thể gõ 100 công thức.
Từ việc phân tích ví dụ trước, bạn hãy làm như sau:
1. Nhập hàm điền tên cho nhân viên ở dòng đầu tiên như bình thường
2. Sửa công thức dòng 1 để khi Copy công thức này xuống các dòng phía dưới thì công
thức vẫn luôn đúng:
- Xác định tham số nào thay đổi trong công thức mỗi dòng ==> địa chỉ tương đối
- Xác định tham số nào cố định trong công thức tất cả các dòng ==> địa chỉ tuyệt đối
(nếu công thức sử dụng Name Range – thì không cần dùng địa chỉ tuyệt đối (tìm hiểu về
Name Range ở phần tiếp theo)

- Các hằng số thì luôn không đổi.


3. Dùng chức năng AutoFill để copy công thức cho các dòng còn lại

Như vậy, để có thể copy công thức cho các ô phía dưới, công thức ở ô B19 là:

2. Hàm HLOOKUP( )

Hàm HLOOKUP( ) cho phép tìm kiếm 1 giá trị cho trước trên dòng đầu tiên của 1
bảng để trả về giá trị cần tìm tương ứng.
Ví dụ: Tại ô B2, tìm Điểm ưu tiên dựa vào khu vực cho trước và bảng Điểm ưu tiên
theo khu vực?

Sử dụng hàm HLOOKUP( ) để thực hiện ví dụ trên như sau:


CÁC HÀM CƠ BẢN

Cụ thể các tham số của hàm HLOOKUP( ):

*Lưu ý về BẢNG PHỤ, CÁCH ĐẾM SỐ THỨ TỰ DÒNG KẾT QUẢ TRẢ VỀ,
KIỂU TÌM KIẾM, TẠO CÔNG THỨC ĐỒNG LOẠT tương tự như hàm
VLOOKUP( ).

3. Cách tạo bảng phụ cho hàm LOOKUP khi tham số cuối cùng là

4. Ví dụ:
- Yêu cầu 1: Lập bảng phụ XẾP LOẠI dựa vào các mốc ĐIỂM dưới đây.
- Yêu cầu 2: Tìm XẾP LOẠI cho mức điểm 650 dựa vào bảng phụ vừa tạo.
CÁC HÀM CƠ BẢN

*Yêu cầu 1: Lập bảng phụ XẾP LOẠI dựa vào các mốc điểm dưới đây:

- B1: Chọn vị trí đặt bảng phụ bất kỳ và nhập giá trị dòng tiêu đề bảng. Cột đầu
tiên trong bảng phụ là cột chứa giá trị so sánh.
(Trường hợp này chọn ô D1 để bắt đầu nhập)

- B2: Điền các giá trị xếp loại vào cột Xếp loại theo thứ tự tăng dần của trục.
CÁC HÀM CƠ BẢN

- B3: Điền các mốc điểm vào cột Điểm

Nguyên tắc nhập các giá trị điểm:


+ Điểm phải nhập theo thứ tự tăng dần
+ Mốc điểm cần nhập là giá trị bắt đầu của mỗi trường hợp
Ví dụ: TH1: 400 <= Điểm < 700 là Trung bình --> Giá trị bắt đầu là 400
TH2: 699 < Điểm < 800 là Khá --> Giá trị bắt đầu là 700
TH3: 800 <= Điểm < 900 là Giỏi --> Giá trị bắt đầu là 800
TH4: Điểm >= 900 là Xuất sắc --> Giá trị bắt đầu là 900
- B4: Định dạng bảng phụ
CÁC HÀM CƠ BẢN

Khi làm bài kiểm tra, không bắt buộc phải làm bước này, nếu còn thời gian thì mới làm.
*Yêu cầu 2: Tìm XẾP LOẠI cho mức điểm 650 dựa vào bảng phụ vừa tạo.

Sử dụng hàm VLOOKUP để giải quyết bài toán trên như sau:

- Trường hợp này, tham số thứ 4 của hàm Vlookup (Range_lookup) là 1 vì giá trị 650
không xuất hiện trong cột đầu tiên của bảng phụ mà chỉ thuộc khoảng
400<=Điểm<700 --> Tìm kiếm tương đối.
- Cách tạo bảng phụ khi dùng hàm HLOOKUP( ) tương tự như hàm VLOOKUP( ).

You might also like