You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Học phần Nguyên Lý Quản Lý Hải Quan

TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢN LÍ RỦI RO TRONG HẢI QUAN
(RISK MANAGEMENT IN CUSTOMS)

Họ và tên sinh viên: Dương Minh Châu


Lớp: HQ001
MSSV: 31211023509
Mã học phần: 22C1CUS50403201
Giáo viên phụ trách: Nguyễn Hồng Thắng

`
TP. HỒ CHÍ MINH – 2022
Mục lục
I.Rủi ro trong lĩnh vực hải quan:............................................................................................................

1. Khái niệm rủi ro trong lĩnh vực hải quan:.............................................................................3


2. Khái niệm về quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan:............................................................4
II. Tầm quan trọng của việc quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan:........................................................

III. Kinh nghiệm của Hải quan một số nước về hệ thống quản lí rủi ro:.................................................

1. Kinh nghiệm của Hải quan Mỹ:............................................................................................6


2. Kinh nghiệm của Hải quan Italia:.........................................................................................7
3. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật:.........................................................................................7
IV. Thực trạng áp dụng quản lí rủi ro trong hải quan tại Việt Nam:.......................................................

1.Quá trình tiếp cận quản lí rủi ro của Hải quan Việt Nam:....................................................................

2. Các cấp độ quản lí rủi ro trong Hải quan ở Việt Nam:.........................................................9


2.1 QLRR cấp chiến lược (được thực hiện bởi Tổng cục Hải quan).............................................

2.2 QLRR cấp hoạch định triển khai (được thực hiện bởi các Cục Hải quan địa phương)...........

2.3 QLRR cấp chiến thuật (được thực hiện tại các chi cục Hải quan, điểm thông quan nội
địa và bởi cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ trực tiếp tại hiện trường).............................................

IV. Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh hệ thống
quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam:...............................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, tốc độ và khối lượng thương mại quốc tế ngày càng tăng, được thúc
đẩy bởi những tiến bộ công nghệ đối với các hoạt động thương mại toàn cầu, đã ảnh
hưởng đáng kể đến cách thức các cơ quan hải quan thực hiện trách nhiệm của mình.
Đồng thời, trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, để đạt được sự cân bằng thích
hợp giữa tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ theo
quy định của pháp luật thì quản lí rủi ro là một giải pháp tối ưu nhất cho các cơ quan
Hải quan.
Ở các nước, dù hải quan hoạt động thủ công hay dựa trên hệ thống đều có thể áp
dụng nguyên tắc quản lí rủi ro. Trong tiến trình hiện đại hóa ngành Hải quan, đây là
một giải pháp đóng một vai trò quan trọng. Bài tiểu luận này, sẽ nêu ra ngắn gọn về rủi
ro trong lĩnh vực hải quan từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc quản lí rủi ro
trong lĩnh vực hải quan. Đồng thời, nêu lên kinh nghiệm về việc áp dụng quản lí rủi ro
trong hải quan tại một số nước và thực trạng áp dụng QLRR ở Việt Nam, từ đó đề xuất
cho Việt Nam một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh hệ
thống quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan.
I.Rủi ro trong lĩnh vực hải quan:
1. Khái niệm rủi ro trong lĩnh vực hải quan:
Trong mọi nơi, mọi mặt của đời sống xã hội rủi ro đều tồn tại và đối với lĩnh
vực hải quan cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, với mỗi ngành nghề và lĩnh vực khác
nhau, rủi ro tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Với khái niệm rủi ro trong lĩnh
vực Hải quan cũng được định nghĩa khác nhau:
Đối với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO): Rủi ro là sự không tuân thủ và
chấp hành pháp luật về hải quan.
Đối với quan điểm của Hải quan Mỹ, rủi ro là mức độ không tuân thủ pháp luật
làm tổn thất hoặc thiệt hại đến thương mại, công nghiệp hoặc cộng đồng.
Hải quan là cơ quan quản lí hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện
vận tải, hành lý xuất nhập cảnh qua biên giới nhằm bảo vệ an ninh kinh tế của quốc
gia, bảo vệ cộng đồng xã hội và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hợp tác quốc

1
`
tế dựa trên tính tuân thủ luật pháp về hải quan và các quy định khác có liên quan.
Những hành vi tiềm ẩn sự không tuân thủ pháp luật, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ
của cơ quan hải quan đều bị coi là vi phạm và phải được ngăn ngừa, hạn chế ở mức
cao nhất.
2. Khái niệm về quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan:
Theo tổ chức Hải quan thế giới WCO (Cẩm nang về quản lí rủi ro), quản lí rủi
ro hải quan được hiểu là “việc áp dụng có hệ thống các thủ tục quản lí và thông lệ
mang đến cho Hải quan những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề vận chuyển
hàng hóa hoặc lô hàng đặt ra vấn đề rủi ro”.
“Quản lí rủi ro là việc áp dụng một cách hệ thống các chính sách quản lí, qui
trình thủ tục nhằm xác định, phân tích, đánh giá và tiến hành các biện pháp đối phó
với rủi ro”-Hải quan New Zealand định nghĩa.
Đối với Việt Nam, quản lí rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được Bộ
Tài chính ban hành thông tư số 175/2013.TT-BTC vào ngày 29/11/2013. Theo đó,
quản lí rủi ro trong hoạt động hải quan sẽ là sự áp dụng có hệ thống các quy định pháp
luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro
có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lí hải quan, quản lí thuế, làm cơ sở để
cơ quan hải quan phân bổ hợp lí nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lí hải
quan, quản lí thuế. Những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận
tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro
để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần
thiết ở mức độ phù hợp, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
Mục đích của việc quản lí rủi ro trong hải quan không chỉ nhằm đảm bảo thực
hiện công tác kiểm soát hải quan mà qua đó còn tạo sự thuận lợi cho hoạt động thương
mại.
Dựa vào việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin của các đối tượng (tổ
chức, cá nhân) thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất
cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; các tổ chức cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là
đối tác hoặc có liên quan đến hoạt động này, các cơ quan hải quan sẽ áp dụng quản lí
rủi ro. Ngoài ra, cơ sở để phục vụ cho việc quản lí rủi ro của cơ quan hải quan còn là
các thông tin về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; quốc gia, khu vực xuất nhập khẩu hàng
hóa hoặc là địa điểm trung chuyể hàng hóa vào Việt Nam; thông tin về chính sách
quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; chính sách ưu
đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ưu đãi về hạn ngạch thuế quan của Việt
Nam hoặc giữa Việt Nam với các quốc gia.
Cơ quan hải quan áp dụng quy trình quản lí rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan theo trình tự quy định. Để điều chỉnh, bổ sung việc thực hiện hoạt động hải quan
một cách hiệu quả, cơ quan hải quan theo dõi, kiểm tra đánh giá lại việc thực hiện nội
dung các bước theo quy trình; đo lường, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về hải
quan của các tổ chức, cá nhân.
Khi đã thực hiện đúng theo các quy định và quy trình nhưng không phát hiện
được những hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì công chức hải quan thực hiện
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy trình QLRR
được miễn trừ trách nhiệm cá nhân.
II. Tầm quan trọng của việc quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, việc áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh
vực hải quan là vô cùng cần thiết. Bởi vì nhờ có sự áp dụng QLRR mà hàng hóa được
thông quan một cách nhanh chóng hơn, cơ quan hải quan đạt được mục tiêu tiến tới sự
cải cách hiện đại hóa.
Áp dụng quản lí rủi ro trong hải quan là phương pháp quản lý mang tính logic
và hệ hệ thốngthống sẽ đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm
soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật; giúp cho công tác quản lí không bị dàn trải,
giảm bớt áp lực về khối lượng công việc thông qua việc xác định đối tượng có rủi ro
cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lí đối với số đối tượng này; giảm thiểu các
thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò can thiệp của cán bộ hải quan trong quá trình làm
thủ tục hải quan… Từ đó, tạo tiền đề thuận lợi cho cho các khâu nghiệp vụ tiếp theo.
Bên cạnh lợi ích to lớn của việc áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan đem lại
cho công tác quản lí của ngành Hải quan mà nó còn mang lợi những ý nghĩa thiết thực
cho Doanh nghiệp. Cụ thể, như sau:
Thứ nhất, Quản lí rủi ro là nền tảng của việc tự động hóa hải quan, góp phần giảm
thiểu thủ tục hải quan.
Tiếp theo, Nhờ dựa vào sự phân tích các đối tượng trọng điểm, tập trung vào các đối
tượng rủi ro cao nên các đối tượng chấp hành tốt, trong diện rủi ro thấp sẽ được tạo
thuận lợi trong thủ tục hải quan. Việc này sẽ khuyến khích các Doanh nghiệp tự
nguyện tuân thủ để được hưởng các ưu đãi về thủ tục hải quan.
Ngoài ra, áp dụng quản lí rủi ro trong công nghệ thông tin nhằm minh bạch hóa các
hoạt động thủ tục hải quan, qua đó giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm bớt vai trò
can thiệp của cán bộ hải quan. Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị lệ thuộc vào
thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh; đặc biệt loại trừ các tệ nạn gây phiền hà
sách nhiễu có thể nảy sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Hơn nữa, để thúc đẩy sự hợp tác, quan hệ đối với các doanh nghiệp, hướng tới các
chuẩn mực quốc tế, quản lí rủi ro tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với
cộng đồng DN, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đặc biệt, đối với cá DN có kim ngạnh xuất nhập khẩu lớn và đảm bảo tuân thủ pháp
luật xuất nhập khẩu , các cơ quan hải quan sẽ xem xét lựa chọn tham gia chương trình
DN ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi, gia tăng năng
lực cạnh tranh, được áp dụng thủ tục thông quan hàng hóa nhanh hơn rất nhiều từ cơ
chế ưu tiên này.
III. Kinh nghiệm của Hải quan một số nước về hệ thống quản lí rủi ro:
1. Kinh nghiệm của Hải quan Mỹ:
Hải quan Mỹ là cơ quan duy nhất và thống nhất quản lí biên giới, cơ quan Hải
quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) có vai trog đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an
ninh nước Mỹ và người dân Mỹ.
Cơ quan này đã đưa ra sáng kiến An ninh Container (CSI) để giải quyết những
mối đe dọa an ninh biên giới và thương mại toàn cầu do các phần tử khủng bố có khả
năng sử dụng các container vận chuyển bằng đường biển để mua bán vũ khí. CSI đề
giải quyết những mối đe dọa an ninh biên giới và thương mại toàn cầu do các phần tử
khủng bố có khả năng sử dụng các container có tiềm ẩn rủi ro phải được nhận diện và
kiểm tra tại các cảng xuất ở nước ngoài trước khi chúng được chất lên tàu để tới Mỹ.
CBP đã đặt các đội quân tinh nhuệ lấy từ CBP và lực lượng kiểm soát Hải quan và
Nhập cư để phối hợp làm việc với các cộng sự người nước sở tại. Nhiệm vụ của họ là
xác định, kiểm tra trước và chỉ đạo các biện pháp nghiệp vụ để điều tra những lô hàng
có tiềm ẩn rủi ro tới Mỹ.
2. Kinh nghiệm của Hải quan Italia:
Hải quan Italia được thành lập từ năm 1859 và là tổ chức hải quan có bề dày
truyền thống nhất châu Âu. Hải quan Italia đã xây dựng và triển khai thành công hệ
thống tự động hóa hải quan trên cơ sở tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và các hoạt động
liên quan khác theo hướng đơn giản và tuân theo các chuẩn mực của Công ước Kyoto
sửa đổi của WCO.
Là quốc gia có đường biên giới biển dài ở châu Âu, Hải quan Italia đã được đầu
tư thích đáng về phương tiện kiểm soát cảng biển và kiểm tra hàng hóa vận chuyển
đường biển. Hiện Hải quan Italia có 28 máy soi container (nhiều nhất so với các cơ
quan Hải quan trong khối EU) được bố trí tại hầu hết cảng biển của nước này.
3. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật:
Trên thế giới, Nhật Bản là một trong những nước có cơ quan hải quan tiên tiến
nhất. Kinh nghiệm của Nhật Bản về tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan rất hữu
ích cho các nước đang trong quá trình cải cách và hiện đại hóa.
Ngay từ rất sớm, hải quan Nhật bản đã áp dụng kỹ thuật quản lí rủi ro, đặc biệt
là với các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu của
Nhật Bản chuyển từ hệ thống hải quan tính thuế sang hệ thống người nhập khẩu tự
khai báo và tính thuế. Mục tiêu chính của việc làm này là khuyến khích người nhập
khẩu nộp thuế hải quan trên cơ sở khai báo mà người đó cho là chính xác. Tuy nhiên,
các khai báo tự nguyện không phải lúc nào cũng chính xác do thiếu kiến thức hoặc
chưa hiểu đúng về các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc về hoạt
động thương mại quốc tế. Việc kiểm tra và rà soát kĩ các tờ khai có thể sẽ làm chậm
việc thông quan hàng hóa. Chính vì vậy, hải quan Nhật phải sử dụng tiêu chí đánh giá,
phân tích rủi ro.
Hải quan Nhật chủ yếu quản lí rủi ro bằng việc sử dụng các tiêu chí: mức độ tuân thủ
pháp luật của doanh nghiệp; hồ sơ kiểm tra sau thông quan trước đó; hồ sơ thông quan,
số thuế có khả năng gian lận; sự gia tăng bất thường trong kim ngạch nhập khẩu;...
IV. Thực trạng áp dụng quản lí rủi ro trong hải quan tại Việt Nam:
1.Quá trình tiếp cận quản lí rủi ro của Hải quan Việt Nam:
Tại Việt Nam trước năm 1997, khái niệm về quản lí rủi ro trong Hải quan vẫn
còn rất xa lạ. Trong giai đoạn 1997-2001, Hải quan Việ Nam đã áp dụng phân luồng
hành khách tại các cửa khẩu sân bay quốc tế thành 3 nhóm: luồng xanh, luồng vàng và
luồng đỏ, nhưng chỉ ở mức sơ khai, chưa thể hiện được các nguyên tắc quản lí rủi ro.
Đến năm 2001, phương pháp quản lí rủi ro đã được xuất hiện tại Việt Nam tuy nhiên
vẫn chưa được công nhận chính thức được thể hiện thông qua luật Hải quan đã qui
định những hình thức, căn cứ để tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá. Mãi đến năm
2005, quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 đã bổ sung, cụ thể hoá Luật Hải
quan thì qui trình quản lí rủi ro mới có được cơ sở và trở thành công cụ quan trọng
trong hoạt động quản lí kể từ 01/01/2006.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế về quản lí rủi ro và thực tiễn hoạt
động của ngành Hải quan, hhải quan Việt Nam chú trọng xây dựng, phát triển và tổ
chức áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, chuyên sâu trong các khâu hoạt động nghiệp vụ
hải quan. Từ đó, đảm bảo được cả về số lượng, chất lượng và có năng lực trình độ
chuyên sâu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, xây dựng,
nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin hải quan và thông tin nghiệp vụ hải quan đảm
bảo cập nhật, chia sẻ, trao đổi cung cấp thông tin trong và ngoài ngành, đáp ứng cơ
bản các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Hải quan.
2. Các cấp độ quản lí rủi ro trong Hải quan ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, có 3 cấp thực hiện quản lí rủi ro trong Hải quan:
2.1 QLRR cấp chiến lược (được thực hiện bởi Tổng cục Hải quan)
Tổng cục Hải quan là cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành hải quan
về các phương diện: xây dựng, ban hành, sửa đổi bổ sung bộ tiêu chí quản lí rủi ro;
ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện quản lí rủi ro; xây dựng, thu thập, cập
nhật, quản lí, vận hành và kiểm soát bảo mật hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan
trong và ngoài nước có liên quan để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp
vụ hải quan phục vụ quản lí rủi ro; và xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo nguồn nhân
lực.
2.2 QLRR cấp hoạch định triển khai (được thực hiện bởi các Cục Hải quan địa
phương)
Các cục Hải quan là những cơ quan trung gian trong phân cấp QLRR. Từ
những thông tin, dữ liệu thu thấp được từ Tổng cục Hải quan và những thông tin thu
thập dựa vào tình hình thực tế trên địa bàn quản lí, Cục Hải quan địa phương sẽ cung
cấp cơ sở dữ liệu thông tin một cách đầy đủ nhất, phục vụ các chi cục hải quan cửa
khẩu trong việc phân định mức độ rủi ro và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng
hóa.
2.3 QLRR cấp chiến thuật (được thực hiện tại các chi cục Hải quan, điểm thông
quan nội địa và bởi cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ trực tiếp tại hiện trường)
Khi phát hiện thêm các yếu tố rủi ro mới, các đơn vị sẽ căn cứ vào tình hình
thực tế và các thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu được cung cấp, các đơn vị chủ
động triển khai lực lượng, trang thiết bị vật chất, bố trí công việc để đạt được hiệu quả
cao nhất. Sau đó, sẽ báo cáocáo ngay cho Cục Hải quan cấp chủ quản để cập nhật, bổ
sung dữ liệu thông tin, làm cơ sở xác định rủi ro cho các lô hàng tiếp theo.
IV. Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh hệ thống
quản lí rủi ro trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam:
*Đối với Nhà nước:
Để tạo điều kiện cho ngành hải quan có thể áp dụng một cách phổ biến quản lí
rủi ro ở mọi công đoạn trong hoạt động quản lí hải quan. Chính phủ nên tạo cơ chế và
hỗ trợ về mặt pháp lí, thủ tục, ngoại giao để ngành hải quan có thể thu thập được thông
tin từ nước ngoài phục vụ hoạt động phân tích và phòng ngừa rủi ro, nhất là hỗ trợ của
các cơ quan của chính phủ ở nước ngoài.
Chính phủ cần hỗ trợ ngành hải quan đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ
hải quan có trình độ học vấn và tri thức khoa học cao làm việc trong hệ thống
đảm bảo thông tin cho quản lí rủi ro.
*Đối với Tổng cục Hải quan:
Tổng cục Hải quan cần phải quan tâm đến mảng công việc quản lí rủi ro này
nhiều hơn nữa nhằm hiện đại hóa và hội nhập, bằng các việc như ưu tiên đầu tư
phương tiện hiện đại cho các khâu thông quan hàng hóa, nhất là khâu xử lý tờ khai trên
cơ sở nguồn thông tin về rủi ro và kiểm tra hàng hóa trực tiếp để đảm bảo tốc độ thông
quan nhanh; phối hợp chặt chẽ bộ phận hải quan cửa khẩu với bộ phận kiểm tra sau
thông quan để nâng cao hiệu quả quản lí rủi ro; ưu tiên bố trí cán bộ có trình độ cho
khâu phân tích và thu thập thông tin rủi ro,...
Quản lí rủi ro trong hải quan là việc áp dụng một cách hệ thống các thông lệ và
thủ tục quản lí nhằm cung cấp thông tin cần thiết để xử lí rủi ro.
*Đối với các doanh nghiệp:
Để tránh được các rủi ro hải quan, các doanh nghiệp cần:

 Thứ nhất, trước khi giao dịch hàng hóa cần làm rõ những vấn đề sau: Đó là loại
mặt hàng gì? Có thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay không? Hàng
hóa có cần phải có hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành
trước khi nhập khẩu hay không? Nếu có, thì của cơ quan nào và kiểm tra lại với
đối tác nước ngoài để đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đúng theo hợp đồng mà
doanh nghiệp đã kí kết.
 Thứ hai, doanh nghiệp nên chọn đại lí khai báo hải quan uy tín.
 Thứ ba là việc thuê dịch vụ của đại lí hải quan phải được giao kết bằng văn bản
và quy định rõ quy trình thực hiện khai báo giám sát của doanh nghiệp quyền
của doanh nghiệp và trách nhiệm của đại lí hải quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần yêu cầu đại lí hải quan nhân viên khai báo gửi cho
doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bản dự thảo tờ khai
hải quan để kiểm tra trước khi truyền tờ khai. Đối với hàng hóa bị phân luồng đỏ,
trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa doanh nghiệp cần làm việc với phía đối tác để xác
định hàng hóa được gửi có đúng với chứng từ xuất nhập khẩu hay không. Trong
trường hợp có nhầm lẫn, phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan bằng văn bản. Để
có thể đảm bảo cho công tác kiểm tra hàng hóa thực tế, doanh nghiệp cần kiểm tra
thực tế với cơ quan hải quan giải trình rõ ràng về nhầm lẫn sai sót nếu có.

LỜI KẾT
Trong bối cảnh hội nhập và đáp ứng nhu cầu được yêu cầu của thương mại quốc tế,
quản lí rủi ro là một công cụ trọng yếu của các cơ quan Hải quan. Để thực hiện được
tốt nhất, các cơ quan Hải quan cần phải chủ động phát hiện, xử lý trước những rủi ro
tiềm ẩn trong từng công đoạn, từng mắt xích trọng yếu từ đó tạo được điều kiện thuận
lợi cho thương mại quốc tế.
Vì thế, trong hoạt động của cơ quan Hải quan hiện đại, ngành Hải quan cần xây dựng
lực lượng làm công tác QLRR chuyên nghiệp hóa, đó là nguyên tắc dẫn đường từ đó
hướng đến mục tiêu bảo vệ cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.customs.gov.vn
www.mof.gov.vn
www.tapchicongthuong.vn

You might also like