You are on page 1of 61

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ RỦI RO THUẾ


Tài liệu tham khảo
• Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
• Thông tư 31/2021/TT-BTC ngày ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Bộ Tài
chính, quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
• Quyết định 253/QĐ-BTC ngày 20/03/2017 của Bộ tài chính: Bộ tiêu chí và
chỉ số phân tích thông tin và đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong in, phát
hành và sử dụng hóa đơn.
• Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017 về áp dụng quản lý rủi ro
(QLRR) trong công tác phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro
trong việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn
Nội dung chính
3.1 Rủi ro về thuế
3.2 Quản lý rủi ro thuế ở Việt Nam
3.1 Rủi ro thuế
• Rủi ro thuế là gì
• Các loại rủi ro thuế
• Quan niệm về quản lý rủi ro thuế
Rủi ro thuế là gì
• OECD: Rủi ro về thuế là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh
từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong một môi
trường, hoàn cảnh cụ thể
• WB: Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế của
người nộp thuế dẫn đến thất thu trong quản lý thu thuế
• Việt Nam: nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế,
phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của
người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước trong quản
lý thu thuế
Phân loại rủi ro về thuế
• Mục đích phân loại
• Giúp nhận diện đúng, kịp thời các loại rủi ro
• Góp phần kiểm soát việc thực hiện kế hoạch thuế (theo chiến lược quản lý của
cơ quan thuế, Chiến lược của DN)
• DN chủ động trong việc tương tác và làm việc hiệu quả với cơ quan thuế khi
thanh tra, kiểm tra
• Góp phần nhận diện các cơ hội tiết kiệm thuế
Phân loại RR thuế
1. Rủi ro cụ thể/tổng quát
2. Rủi ro kỹ thuật/phi kỹ thuật
3. Rủi ro theo trình tự thực hiện thủ tục thuế
(1) Rủi ro Cụ thể - RR tổng quát (7 loại)

RR cụ thể: 4 loại Rủi ro tổng quát: 3 loại

•Rủi ro nghiệp vụ •Rủi ro cộng hưởng


•Rủi ro hoạt động •Rủi ro quản lý
•Rủi ro tuân thủ •Rủi ro uy tín
•Rủi ro kế toán, tài
chính
(2) Phân loại: Rủi ro kỹ thuật và rủi ro Phi kỹ thuật
• Rủi ro kỹ thuật
• Ảnh hưởng của việc tính toán, kê khai, làm việc với cơ quan thuế

• Rủi ro phi kỹ thuật


• Không đủ sự chuẩn bị, nguồn lực để xử lý các vấn đề về thuế
(3) Phân loại rủi ro thuế theo trình tự thực hiện thủ tục thuế

Rủi ro đăng ký thuế Rủi ro khai thuế Rủi ro nộp thuế Rủi ro thông báo

• Đã đăng ký nhưng • Là rủi ro làm giảm • Rủi ro khiến thuế • Rủi ro cơ quan
có sai sót dẫn đến số thu về thuế do phải nộp giảm do thuế do vô tình
không đăng ký NNT không khai số cần nộp vào hay cố ý thông báo
thành công báo chính xác các NSNN không được sai mức thuế phải
• Thuộc đối tượng yếu tố cấu thành thanh toán đúng nộp từ đó ảnh
phải đăng ký thuế nghĩa vụ thuế, hậu hạn hưởng tới số
nhưng lại không quả là lượng thuế thu
đăng ký nhằm trốn • Giảm số thuế được.
thuế phải nộp theo
• Thông tin của NNT quy định
lưu giữ trên hệ • Gia tăng số thuế
thống bị sai khiến được hoàn theo
thông tin về cơ sở quy định
thuế bị sai lệch
QUẢN LÝ RỦI RO THUẾ
• TẠI CƠ QUAN THUẾ
• CQT thực hiện phân loại, đánh giá NNT dựa trên hệ thống tiêu thức rủi
ro về thuế, nhằm xác định NNT có mức độ tuân thủ thấp và khả năng
gian lận về thuế cao để xử lý cải thiện tuân thủ và phòng ngừa hành vi
không tuân thủ.

• TẠI DOANH NGHIỆP


• Xây dựng mô hình quản trị rủi ro về thuế
• Lập kế hoạch thuế
3.2 Quản lý rủi ro thuế ở Việt Nam
3.2.1 Quản lý rủi ro thuế tại cơ quan thuế
3.2.2 Quản lý rủi ro thuế tại doanh nghiệp
3.2.1 Quản lý rủi ro thuế tại cơ quan thuế
• QLRR trong quản lý thuế tại CQT
• Nguyên tắc QLRR
• Nghiệp vụ QLRR chính
QLRR trong quản lý thuế tại CQT là gì?
• Là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ
thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế,
mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ trong quản lý thuế.
Tổ chức nhân lực và công cụ QLRR
• Ban Quản lý rủi ro (trực thuộc Tổng cục Thuế): chuyên trách thực hiện
các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tuân thủ thuế
• TCT ban hành 3 bộ tiêu chí, chỉ số nhằm áp dụng quản lý rủi ro trong
quản lý thuế
• Triển khai ứng dụng phân tích thông tin rủi ro NNT (TPR) về phân tích
rủi ro NNT để thực hiện việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên toàn
ngành Thuế
Nguyên tắc QLRR tại CQT
• Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ
tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật về thuế và quản lý thuế.
• Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin
từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục
vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
• Đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, dựa trên
phân đoạn người nộp.
• Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp. Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân
thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy
mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.
• Công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân khi đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông
tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro
• Khi ứng dụng gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro và xử lý khi có thay đổi thông tin dẫn đến thay
đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế mà ứng dụng quản lý rủi ro chưa
tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro thì việc điều chỉnh được thực hiện thủ công bằng phê duyệt hoặc
văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền.
Nghiệp vụ QLRR thuế tại CQT
1. Đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu QLRR
2. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin QLRR
3. Thiết lập, cập nhật các chỉ số để phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro
người nộp thuế
4. Phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế; xác định mức độ rủi ro người nộp thuế; xác định
mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các trường hợp giám sát trọng
điểm
5. Căn cứ kết quả xác định mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để áp dụng biện
pháp quản lý thuế và xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể đối với người nộp thuế.
6. Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế.
7. Thực hiện thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp
dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.
(1) Nhận diện các rủi ro, sai phạm thường gặp
của người nộp thuế
Cơ quan thuế thực hiện rà soát các rủi ro, sai phạm thường gặp của
người nộp thuế trong việc thực hiện quy định tại Điều 17 Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 hoặc quy định hiện hành để xác định các rủi ro
chính cần được xử lý, người nộp thuế có rủi ro lớn và hướng xử lý.
Lưu ý: Điều 17 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 – trách nhiệm của
NNT
(2) Thu thập, quản lý thông tin quản lý rủi ro
• Chương II – Thông tư số 21/2021
• Trường hợp thông tin kê khai sai, không đầy đủ phát hiện trong quá
trình phân tích rủi ro, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp, giải
trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu và thời hạn thông
báo của cơ quan thuế để đảm bảo đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và
phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được chính xác.
(3)Thiết lập các chỉ số để đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro NNT

• Căn cứ kết quả đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và yêu cầu quản lý
rủi ro quy định tại bước 1, thông tin quản lý rủi ro và ứng dụng công
nghệ thông tin => thiết lập, cập nhật các chỉ số tiêu chí, trọng số dùng
đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro
người nộp thuế.
NNT có dấu hiệu rủi ro được xác định thông qua
• Bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ
• Bộ tiêu chí phân loại rủi ro đối với doanh nghiệp và cá nhân
(Thông tư số 31/2021/TT-BTC)
Đánh giá tuân thủ
• Gồm 9 tiêu chí tại phụ lục 1, Thông tư số 31/2021/TT-BTC
Phân loại rủi ro
• Phân loại rủi ro theo bộ tiêu chí phân loại đối với từng nhóm NNT
• Doanh nghiệp: 97 tiêu chí (phụ lục 2, Thông tư số 31/2021/TT-BTC)
• Cá nhân: 71 tiêu chí (phụ lục 3, Thông tư số 31/2021/TT-BTC)
(4) Xác định mức rủi ro
Người nộp thuế được phân đoạn theo điều kiện xác định phù hợp với
yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ khi thực hiện việc phân tích,
đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp
thuế.
Việc thực hiện phân tích, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và
mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện bằng các phương pháp
quy định tại Điều 5 Thông tư số 21/2021
(5) Đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

• Đánh giá tuân thủ


• Phân loại mức độ rủi ro đối với NNT là doanh nghiệp
• Phân loại mức độ rủi ro tổng thể
• Xác định rủi ro theo nghiệp vụ quản lý thuế

• Phân loại mức độ rủi ro đối với NNT là cá nhân


Đánh giá tuân thủ (tiêu chí PL1)

Mức 2:
Mức 1: Mức 3: Mức 4:
Tuân thủ trung
Tuân thủ cao Tuân thủ thấp Không tuân thủ
bình
Phân loại mức độ rủi ro NTT là DN

Phân loại mức độ rủi ro tổng thể: Dựa Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý

vào đánh giá tuân thủ + tiêu chí PL2 thuế: Dựa vào phân loại RR tổng thể+ tiêu chí PL2

Rủi ro
cao
Hạng 5: DN
rủi ro rất
Hạng 4: DN
cao. Rủi ro
rủi ro cao.
Hạng 3: DN trung
rủi ro
Hạng 2: DN
trung bình.
bình
Hạng 1: DN rủi ro thấp
rủi ro rất Rủi ro
thấp. thấp
Phân loại mức độ rủi ro đối với NNT là cá nhân (tiêu chí PL3)

Rủi ro cao

Rủi ro
trung bình

Rủi ro
thấp
Xử lý kết quả phân
loại tuân thủ

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Phân tích bản chất hành vi, xác định biện pháp nâng cao tuân thủ

Giám sát trọng điểm


về thuế

Giám sát trọng điểm: Giám sát theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn, trong
từng thời kỳ.
Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro NTT là DN

Phân loại mức độ rủi ro tổng thể Phân loại mức độ rủi ro trong các
nghiệp vụ quản lý thuế

1. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế;

2. Quản lý rủi ro về đăng ký thuế; kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở


Tất cả các Hạng: Tiếp tục được phân loại rủi ro
của cơ quan thuế; hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của
trong các nghiệp vụ quản lý thuế
người nộp thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết
Hạng 4, hạng 5: Giám sát trọng điểm về thuế
định hành chính thuế; quản lý hóa đơn, chứng từ; giám sát trọng
điểm v.v
Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi
ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
1. Quản lý tuân thủ pháp luật thuế
1. Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn
tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
2. Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các
biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các
chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo
giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế;
b) Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển
khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp
thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp
thuế;
2. Quản lý rủi ro về đăng ký thuế
1. Trường hợp người nộp thuế có
2. Trường hợp người nộp thuế
thay đổi thông tin đăng ký thuế 3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực
thông báo tạm ngừng hoạt động 4. Đối với trường hợp còn lại
làm thay đổi cơ quan thuế quản lý mã số thuế
kinh doanh
trực tiếp:
• a) Rủi ro cao: Cơ quan thuế nơi • a) Rủi ro cao: Tăng cường thực • Ưu tiên theo kết quả xếp hạng rủi • Thường xuyên rà soát các trường
chuyển đi và cơ quan thuế nơi hiện các biện pháp quản lý thuế ro từ cao xuống thấp để thực hợp có dấu hiệu rủi ro cao để xác
chuyển đến phối hợp thực hiện theo quy định, phù hợp với tình hiện thanh tra, kiểm tra quyết định danh sách cần kiểm tra, xác
kiểm tra tại trụ sở của cơ quan hình thực hiện nghĩa vụ thuế của toán thuế tại trụ sở của người minh tình trạng hoạt động tại địa
thuế, thanh tra hoặc kiểm tra tại người nộp thuế để xử lý kịp thời nộp thuế theo quy định. điểm kinh doanh.
trụ sở của người nộp thuế theo nợ thuế, hóa đơn, hành vi vi • Cập nhật trạng thái giải thể, phá
quy định pháp luật hiện hành; phạm (nếu có); sản hoặc ngừng hoạt động trên
• b) Rủi ro trung bình: Cơ quan • b) Rủi ro trung bình và rủi ro hệ thống ứng dụng đăng ký thuế
thuế nơi chuyển đến thực hiện thấp: Thực hiện các biện pháp đối với các trường hợp đã hoàn
đưa vào giám sát, đề nghị người quản lý thuế theo quy định; thực thành nghĩa vụ về thuế theo quy
nộp thuế giải trình bổ sung thông hiện đánh giá tuân thủ pháp luật định. Áp dụng các biện pháp đôn
tin tài liệu khi có yêu cầu của cơ thuế, phân loại rủi ro cho kỳ đốc người nộp thuế hoàn thành
quan thuế; đánh giá tiếp theo. nghĩa vụ thuế trước khi giải thể,
• c) Rủi ro thấp: Chưa thực hiện phá sản, ngừng hoạt động theo
việc kiểm tra, giám sát; thực hiện quy định.
đánh giá tuân thủ pháp luật
người nộp thuế, phân loại rủi ro
cho kỳ đánh giá tiếp theo.
3. Quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ
sở của cơ quan thuế
Rủi ro cao Rủi ro trung bình và rủi ro thấp

• Thực hiện phân tích hồ sơ, • Chưa thực hiện kiểm tra hồ
lập danh sách trình thủ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ
trưởng cơ quan thuế kế quan thuế; thực hiện đánh
hoạch kiểm tra tại trụ sở của giá tuân thủ pháp luật, phân
cơ quan thuế, thực hiện loại rủi ro hồ sơ khai thuế
kiểm tra hồ sơ khai thuế tại của người nộp thuế cho kỳ
trụ sở của cơ quan thuế theo đánh giá tiếp theo.
quy định;
4. Quản lý rủi ro trong quản lý hoàn thuế
1. Phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế
a) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau
b) Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
c) Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có
dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải
trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế
của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp
dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ.

2. Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế


a) Việc sắp xếp thứ tự kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được cơ quan thuế thực hiện trên cơ sở tổng điểm rủi ro từ cao xuống thấp trong thời hạn
năm (05) năm kể từ ngày có quyết định hoàn thuế:
a1) Rủi ro cao (đối với hồ sơ hoàn thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Thực hiện kiểm tra,
thanh tra trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a2) Rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a3) Rủi ro thấp: Thực hiện kiểm tra, thanh tra trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày ban hành quyết định hoàn thuế;
a4) Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế có thể kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế sớm hơn thời hạn nêu trên.
b) Tổng cục Thuế quy định cụ thể về kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kết hợp với thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế theo quy định.
5. Quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra tại trụ sở
của người nộp thuế
1. Cơ quan thuế lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế phải đảm bảo:

a) Trường hợp được lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế không dưới 90% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra
theo kế hoạch hàng năm;

b) Trường hợp được lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lượng trường hợp được thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hàng năm.

2. Lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh, tra kiểm tại trụ sở của người nộp thuế

Căn cứ danh sách người nộp thuế phân loại theo các mức rủi ro về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế lựa chọn các trường hợp thanh tra, kiểm tra
tại trụ sở của người nộp thuế như sau:

a) Lựa chọn trường hợp thanh tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống.

b) Lựa chọn trường hợp kiểm tra: Lựa chọn người nộp thuế dự kiến đưa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của người nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không
trùng lặp với người nộp thuế đã được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Việc áp dụng quản lý rủi ro trong lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế phải tránh trùng lặp, chồng chéo theo quy định tại Luật
Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế có thông tin tin cậy làm giảm mức độ rủi ro của người nộp thuế tới mức thấp hoặc có cơ sở cho rằng mức độ rủi ro của người nộp
thuế là thấp chưa đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cơ quan thuế quyết định không lựa chọn người nộp thuế đó vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra và lựa chọn người nộp thuế
khác theo quy định để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Trường hợp trong công tác quản lý thuế, có thông tin được thu thập và xác minh được người nộp thuế có dấu hiệu rủi
ro cao thì cơ quan thuế lựa chọn bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về các quyết định thay đổi của mình.

d) Việc xây dựng và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; danh sách bổ sung, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp
thuế tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Cơ quan thuế căn cứ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc rủi ro từ phân tích nghiệp vụ, thông tin từ thực tế công tác quản lý thuế để xác định nội
dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra thuế.
6. Quản lý rủi ro trong quản lý nợ thuế và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Rủi ro cao: Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan thuế lựa chọn người nộp thuế
có khả năng thu hồi được số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, người nộp
thuế có số thuế nợ lớn, người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ
trốn, người nộp thuế xuất cảnh ra nước ngoài để thực hiện tăng tần suất đôn
đốc; hoặc ưu tiên triển khai trước trong danh sách người nộp thuế cần áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
2. Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện theo dõi, đôn đốc và áp dụng các
biện pháp thu nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
7. Quản lý rủi ro trong quản lý hóa đơn, chứng từ;

• Rủi ro cao: Đưa vào danh sách thực hiện rà soát, kiểm tra tại trụ sở của cơ quan
thuế, bổ sung kế hoạch kiểm tra thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế hàng năm
theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, thanh tra
thực hiện chuyển hình thức sử dụng hóa đơn đang thực hiện sang thực hiện mua
hóa đơn của cơ quan thuế hoặc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
hoặc thực hiện các biện pháp quản lý hóa đơn khác theo quy định hiện hành; quyết
định hình thức sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn lần đầu;
• Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện chọn mẫu để rà soát, kiểm tra, xử lý và
tăng cường hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định pháp luật về hóa đơn.
8. Quản lý rủi ro đối với người nộp thuế thuộc
trường hợp kiểm soát, giám sát trọng điểm
Các trường hợp giám sát trọng điểm
a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy
định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
b) Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành
vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu
thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
d) Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ,
danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao và người nộp thuế không giải
trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu
cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
Xử lý kết quả phân loại rủi ro cá nhân
1. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

a) Rủi ro cao: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau:

- Rà soát, kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan làm cơ sở xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

-Lập danh sách kiểm tra, khảo sát để xác định lại doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức có liên quan.

b) Rủi ro trung bình: Lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào danh sách khảo sát doanh thu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; tiếp tục thực hiện phân loại rủi ro cho kỳ đánh giá
tiếp theo;

c) Rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

2. Đối với cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh)

a) Rủi ro cao: Lựa chọn vào danh sách kiểm tra, xác minh thực tế và tổ chức thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định hiện hành;

b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.

Trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thông qua tổ chức chi trả thu nhập thì được kiểm soát qua việc phân tích dấu hiệu rủi ro của tổ
chức chi trả thu nhập.

3. Đối với cá nhân có các khoản thu liên quan đến đất đai, tài sản gắn liền với đất

a) Rủi ro cao: Thực hiện phân tích hồ sơ, lập danh sách trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ
sở cơ quan thuế theo quy định hiện hành đối với cá nhân và tổ chức có liên quan;

b) Rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Lưu hồ sơ, thực hiện phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
(6) Theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi
về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế
• Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị
quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro
trong quản lý thuế theo quy định
• Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng
và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.
(7) Thu thập, xử lý, sử dụng, lưu trữ, thông tin; điều chỉnh, bổ sung việc
áp dụng quản lý rủi ro phù hợp để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.

a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ,
đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro
trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý
rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
Làm sao biết doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
theo xếp loại của CQT?
• Dựa vào thông tin của cơ quan thuế công bố
• http://gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt

• Tra cứu hóa đơn


• http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/dnrrvp.html
THỰC HÀNH
- Đánh giá tuân thủ
- Phân loại rủi ro
3.2.2 Quản lý rủi ro thuế tại doanh nghiệp
• Sử dụng các mô hình quản trị rủi ro tại DN
• Mục đích: Kiểm soát thuế, giúp DN thuận lợi thúc đẩy quản trị và giải quyết
cũng như giảm thiểu rủi ro về thuế.
• Cách thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ thuế
• Thiết lập các cấu trúc và các quy trình bắt buộc

• Biện pháp QLRR thường áp dụng: Lập kế hoạch thuế


Rủi ro trọng yếu (ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng
số tiền phạt hoặc thuế phải nộp…)
Yếu tố Tiêu chí đánh giá Lưu ý
Tiền thuế, tiền phạt phải nộp Lớn Tương quan về DT, CP, tài sản của
thêm, tiền chậm nộp Trung bình công ty
Nhỏ

Tần suất Có tính hệ thống Tần suất xảy ra rủi ro


Thường xuyên
Không thường xuyên

Ảnh hưởng trọng yếu Trọng yếu Đánh giá dựa trên mục tiêu của
Không trọng yếu công ty (mục tiêu lợi nhuận,
thương hiệu, truyền thông, mối
quan hệ với cơ quan quản lý v.v)
Doanh nghiệp lo lắng về thuế

Kế toán Thuế
Đánh giá và ước tính Tuân thủ và chính xác

Grace area (vùng xám –không


Vùng sương mù
trung thực, không hợp lý)

Hợp lý/không hợp lý Tuân thủ/không tuân thủ


Trốn thuế - tránh thuế - lập kế hoạch thuế
Trốn thuế Tránh thuế Lập kế hoạch thuế

• Bất hợp pháp • Hợp pháp • Hợp pháp


• Phát sinh các khoản • Còn rủi ro, có thể • Phát sinh rất thấp
nợ thuế phát sinh nợ thuế hoặc không phát sinh
• Hoạt động: che dấu • Hoạt động: vận dụng nợ thuế hay phạt
thông tin; tạo thông các phương pháp thuế
tin không có thực; trong khuôn khổ pháp • Hoạt động: lên kế
khai man, khai khống; luật để tối ưu chi phí hoạch tổng quát, tìm
trốn thuế thuế kiếm vận dụng nhiều
giải pháp thuế khác
nhau nhằm tối ưu chi
phí thuế
Kế hoạch thuế hiệu quả
Kế hoạch thuế hiệu quả phải đáp ứng các mục tiêu
• Tiết kiệm thuế hợp pháp cho DN
• Áp dụng phương pháp linh hoạt hướng về mục tiêu kinh doanh để có
thể vận dụng các thay đổi trong tương lai
• Tuân thủ, phù hợp với các thay đổi pháp luật và có khả năng giải thích
trong trường hợp khiếu nại
• Minh bạch khi cần cung cấp các thông tin cho Cơ quan thuế
Căn cứ lập KH Thuế
• Dòng tiền (giá trị thời gian của tiền)
Vd: đóng thuế sớm hay sát thời hạn nộp bằng cân đối đầu ra, đầu vào…

• Cơ sở tính thuế
Vd: Thu nhập tính thuế cao hay thấp nhờ vào vận dụng việc lập các khoản dự
phòng được phép để giảm thuế TNDN

• Chênh lệch thuế


Vd: Lựa chọn địa điểm đầu tư có ưu đãi thuế suất
Phương pháp lập KH thuế
Phương pháp phổ biến là tận dụng các ưu đãi thuế về:
1. Không gian
2. Thời gian
3. Tái cấu trúc DN
4. Hiệp định quốc tế
5. Cơ cấu lại các hoạt động kinh tế hiện tại của DN
Phương pháp: Tận dụng ưu đãi thuế về không gian
• Xem xét chính sách thuế theo không gian: trong cùng lãnh thổ, khác
lãnh thổ, toàn cầu
• Thành lập DN, mở chi nhánh
Phương pháp: Tận dụng ưu đãi thuế về thời gian
• Xem xét chính sách thuế theo thời gian: trong cùng lãnh thổ, khu vực,
thế giới
• DN tận dụng các cơ hội ưu đãi thuế về thời gian để tiết kiệm thuế
Phương pháp: Tận dụng ưu đãi thuế về tái cấu trúc DN

• Tái cấu trúc: Mua bán, sáp nhật, chia tách DN


• DN lựa chọn hình thức tổ chức các chi nhánh để tối ưu hóa thuế
• Nhiều ưu đãi thuế chỉ áp dụng với DN mới thành lập => DN tìm những
DN còn ưu đãi thuế để thực hiện việc tái cấu trúc
Phương pháp: Tận dụng ưu đãi thuế về Hiệp định thuế quốc tế

• Hiệp định quốc tế về thuế: Hiệp định thuế, Hiệp định thương mại tự
do…
• Luật trong nước không có hoặc không ưu đãi bằng, DN tận dụng để ưu
đãi thuế
Phương pháp: Tận dụng ưu đãi thuế về cơ cấu lại
doanh nghiệp
• Nghiên cứu ảnh hưởng thuế từ việc mua sắm tài sản, nợ, vốn, doanh thu, chi phí để
tối tưu chi phí thuế
• Xem xét quy định về ưu đãi đầu tư mới hoặc chọn các hoạt động SXKD đang được
ưu đãi thuế như hoạt động NCKH và phát triển công nghệ, sản xuất phần mềm,
hoạt động công nghệ cao v.v. để tìm kiếm các cơ hội;
• Cơ hội tăng chi phí được trừ bằng các khoản chi hợp pháp theo quy định của pháp
luật
• DN ban hành các quy chế tài chính để hạn chế các khoản chi phí không được trừ
trong quá trình hoạt động cũng như quy định các chứng từ để tăng chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN
• Cơ cấu lại vốn (vốn góp, vốn vay/vốn chủ sở hữu)
Cách tiếp cận khác về Lập Kế hoạch thuế
• Theo sự phát triển của DN
• Thành lập
• Hoạt động
• Tái cơ cấu
• Đầu tư ra nước ngoài
• Lập kế hoach theo từng loại thuế
• Theo thời gian
• Dài hạn
• Ngắn hạn
• Theo mục đích dự án
• Theo sự thay đổi của từng quy định thuế
Một số lưu ý khi lập kế hoạch thuế
• So sánh luật thuế hiện tại với quá khứ
Ví dụ:
Thời điểm ghi nhận với thuế TNDN: thời điểm hoàn thành dịch vụ (không căn cứ vào lúc
xuất hóa đơn)
Thời điểm ghi nhận với thuế GTGT: hoàn thành dv hoặc xuất hóa đơn
DV thu tiền trước phải xuất hóa đơn GTGT (ghi nhận sớm hơn)

• Thuận lợi các luật thuế hiện tại, mối liên hệ giữa các loại thuế khác nhau
• Cơ hội tăng chi phí nội bộ
• Các vấn đề hóa đơn, chứng từ
Hệ thống kiểm soát nội bộ (về thuế)
• Hệ thống KSNB (COSO II)
• Môi trường kiểm soát
• Đánh giá các rủi ro
• Hoạt động kiểm soát
• Thông tin và báo cáo
• Giám sát
Mô hình quản lý Rủi ro về thuế

Ban Giám Các cấp


đốc quản lý
Cấp độ hoạch định Cấp độ thực thi
• Xây dựng chính sách QLRR thuế • Đảm bảo nguồn lực và năng lực
• Đánh giá chính sách định kỳ thực thi chính sách của BGĐ
• Đảm bảo việc kiểm soát và lưu trữ
thông tin tài chính, vấn đề bảo mật
• Giải quyết vấn đề về cập nhật quy
định, chính sách thuế
CÁC NỘI DUNG CẦN LƯU Ý
• Rủi ro thuế
• Tiêu chí xếp hạng tuân thủ thuế
• Tiêu chí phân loại rủi ro thuế đối với DN
• Tiêu chí phân loại rủi ro thuế đối với cá nhân
• Áp dụng quản lý rủi ro thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế của cơ
quan thuế
• Quản lý rủi ro thuế trong doanh nghiệp

You might also like