You are on page 1of 2

Bài 41: PHENOL

I. TRẮC NGHIỆM
Bài 1. Hợp chất thơm X có CTPT là C7H8O
a, Số đồng phân của hợp chất thơm X là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
b, Số đồng phân của X có phản ứng với Na là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
c, Số đồng phân của X vừa phản ứng với Na vừa phản ứng với NaOH là:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Bài 2. Hợp chất thơm X có CTPT là C8H10O
a, Số đồng phân không tác dụng với Na và NaOH là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
b, Số đồng phân X thỏa mãn sơ đồ sau là:
X + NaOH  không phản ứng
polime
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 3. Hợp chất hữu cơ X có công thức C6H6O2. Biết X tác dụng với KOH theo tỷ lệ số mol 1:2, Vậy số đồng phân cấu
tạo của X là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 4. Cho phenol (X), p-crezol (CH3-C6H4-OH) (Y), rượu benzylic (Z). Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?
A. X và Y B. X và Z C. Y và Z D. X,Y và Z
Bài 5 . Câu nào sau đây không đúng ?
A. Phenol cũng có liên kết hidro liên phân tử
B. Phenol có liên kết hidro với nước
C. Nhiệt độ sôi của phenol thấp hơn nhiệt độ sôi của etylbezen
D. Phenol ít tan trong nước lạnh
Bài 6. Thứ tự tăng dần độ ta trong nước của dãy nào sau đây đúng ?
A. bezen < phenol < etanol B. benzen < etanol < phenol
C. phenol <benzen < etanol D. etanol < benzen < phenol
Bài 7. Chất hữu cơ Y có CTCT: C8H10O. Y phản ứng với CuO, to tạo sản phẩm có khả năng phản ứng tráng gương và
thỏa mãn sơ đồ:
polistiren. Vậy CTCT của Y là: CH2-OH
A. C6H5-CH2CH2OH B. H3C-CH-OH C. D. C6H5-O-CH2-CH3

Bài 8. Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Na và dd NaOH B. Nước Br2 C. dd NaCl D. Hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc
Bài 9. Phenol có thể phản ứng với chất nào sau đây ?
A. dd NaOH, Na B. dd Br2, dd HNO3 C. dd C2H5COOH, dd H2SO4 D. A, B đúng
Bài 10. Lấy 11,75g phenol cho phản ứng hết với nước brom dư, hiệu suất phản ứng 64%. Khối lượng kết tủa trắng thu
được bằng bao nhiêu (trong các giá trị sau):
A. 26,48g B. 64,65g C. 41,375g D. Cả A, B, C đều sai
Bài 11. Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45 gam dung dịch HNO3 63% (H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng; hiệu suất
100%). Hỏi khối lượng axit picric (2,4,6-trinitro phenol) thu được là bao nhiêu (trong các giá trị sau):
A. 50g B. 34,35g C. 35g D. 45,85g
Bài 12. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (X) gồm 2 phenol (Y) và (Z) đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 83,6g CO2 và 18g
H2O. Tổng số mol của (Y) và (Z) thu được bằng bao nhiêu (trong các giá trị sau):
A. 0,3 mol B. 0,25 mol C. 0,2 mol D. 0,15 mol
Bài 13. Trung hòa hết 9,4 gam phenol bằng V ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 10% so với lượng cần dùng). Hỏi V có
giá trị bao nhiêu ( trong các số sau):
A. 80ml B. 90ml C. 110ml D. 115ml
Bài 14. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt ba chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là:
A. Na B. dd NaOH C. dd Br2 D. Quỳ tím
Bài 15. Cho 15,5g hỗn hợp 2 phenol A và B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của phenol tác dụng vừa đủ với 0,5 lít
dung dịch NaOH 0,3M. Công thức phân tử của 2 phenol và % khối lượng của hỗn hợp là:
A. C7H7OH (69,68%) và C8H9OH (30,32%) B. C6H5OH (69,68%) và C7H7OH (30,32%)
C. C6H5OH (30,32%) và C7H7OH (69,68%) D. Kết quả khác
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của hợp chất thơm có CTPT C7H8O và gọi tên.
Có bao nhiêu hợp chất: a/ td được với Na. b/ td được với dd NaOH
Bài 2: viết phương trình xảy ra.(nếu có)
1) Khi cho phenol tác dụng với Na, dd NaOH, dd Br2 dư, dd HNO3 dư.
2) Ancol Benzylic (C6H5-CH2-OH) tác dụng với: K, dd KOH; HBr.
3) Thổi khí CO2 vào dd natriphenolat.
Bài 3: Nhận biết các chất lỏng.
1) Hex-1-in , Stiren, Phenol, Ancol Etylic
2) Ancol etylic, Glixerol, phenol, Toluen
3) Hex-1-in, Phenol, Glixerol, Hex-1-en
4) Phenol, glixerol, stiren, benzen, nước.
5) Benzen; phenol; rượu benzylic; stiren; toluen
Bài 4: Cho m gam hh Y gồm Phenol và Etanol tác dụng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Mặt khác thì m
gam hh Y tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M.
a) xác định m gam
b) Tính % khối lượng các chất trong hh Y.
Bài 5: cho 6,51 gam hỗn hợp gốm ancol metylic, ancol etylic, phenol tác dụng với Na dư thì thu được 1,232 lít khí
Hidro(đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa hết với 200 g dung dịch NaOH 10% . tính % khối lượng các chất
trong hỗn hợp?
Bài 6: Cho 62,4g dung dịch gồm phenol, rượu etylic có lẫn nước tác dụng với Na kim loại thì thu được 11,2 lít khí
(đktc) . Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Tìm thành phần %
về khối lượng của hỗn hợp
Bài 7 : a/Xác định thành phần % khối lượng hỗn hợp (A) gồm benzen, phenol và rượu etylic, biết rằng :
* 71,1(g) (A)trung hòa vừa đủ 2 lít dung dịch NaOH 0,25M
* 142,2(g) (A) tác dụng với Na dư giải phóng 14,784lít H2 (đo ở 27,3 C , 1 atm)
b/ Tách phenol ra khỏi 71,1(g) hỗn hợp (A) ở trên rồi cho lượng phenol này tác dụng với 630 (g) HNO3
Tính số mol HNO3 còn lại sau pư.
Bài 8:Tìm CTPT và CTCT các chất trong mỗi trường hợp sau:
a/0,54g một đồng đẳng của phenol (đơn chức) trung hòa vừa đủ bởi 10ml NaOH 0,5M
b/Đốt cháy hoàn toàn 1,22g một rượu thơm đơn chức thu được 3,52 g CO2
Bài 9: Hỗn hợp gồm axit benzoic và phenol làm mất màu vừa đủ 1,5kg nước Brom 3,2%. Để trung hòa các chất sau thí
nghiệm phải dùng 180,2ml dung dịch NaOH 10% (D=1,11 g/ml). Xác định thành phần %hỗn hợp
Bài 10: Cho 36,1 gam hỗn hợp X gồm phenol và hex-1-en tác dụng với dung dịch brom thì cần vừa đủ 480g dd Br2 30%.
Sau phản ứng thấy xuất hiện m gam kết tủa trắng. tìm giá trị m?
Bài 11: A là hợp chất hữu cơ có 67,75% C; 6,45 % H; 25,8%O. Tìm CTPT, CTCT phù hợp của A Biết :
* tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 5.
* 1,24 g A tác dụng Na dư thu được 0,224 lít H2 (đkc)
* 2,48 g A tác dụng vừa đủ 20ml NaOH 1 M

You might also like