You are on page 1of 5

1.

Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp – cấu trúc của ancol, phenol, andehit (các chất thường gặp) (2
câu) – biết
1. Metanol có công thức là
A. CH3OH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3COOH.
2. Số các đồng phân ancol ứng với C3H8Ox (x>0) là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
3. Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là
A. bậc 2. B. bậc 3. C. bậc 1. D. bậc 4.
4. Ứng với công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất của benzen
A.3 B.4 C.5 D.6
5. Ứng với công thức phân tử C8H10O có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất của benzen tác dụng với NaOH:
A.8 B.7 C.5 D.6
2. Tìm ctpt khi biết hàm lượng nguyên tố (1 câu) – biết
1. Trong X (ancol no đơn chức mạch hở), oxi chiếm 34,783% về khối lượng. Phân tử khối của X là
A. 46. B. 74. C. 60. D. 32
2. Andehit no đơn chức mạch hở X có hàm lượng % C là 66,67%. X là
A. Propanal B. 2-metyl propanal C. etanal D. etandial

3. Tính chất vật lý. (1 câu) - biết


1. Dãy các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là
A. CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, C2H6 B. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH
C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH D. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH
2. Chất nào sau đây là chất lỏng ở nhiệt độ thường
A. Phenol B. P-crezol C. HCHO D. CH3CH(CH3)OH
4. Ứng dụng của các chất: HCHO, CH3CHO, C2H5OH, glixerol, phenol. (1 câu) – biết.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol dùng để điều chế phẩm nhuộm.
(b) Fomon được dung để ngâm xác động vật, tẩy uế , diệt trùng.
(c) Glixerol dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm như chất giữ ẩm.
(d) Etanol được dùng để pha thêm vào xăng trong động cơ đốt trong.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
5. Phản ứng điều chế: CH3OH, C2H5OH, CH3CHO, HCHO, Phenol. (1 câu) – biết
1. Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa là
A. Anđehit axetic. B. Etylclorua. C. Etilen. D. Tinh bột.
2. Cho các phản ứng sau :
-axetilen tác dụng với nước có xt Hg2+; -oxi hóa metanol bởi CuO, t0
- oxi hóa etien có xúc tác ; - propin hợp nước có xt Hg2+;
- Đun nóng metanol với H2SO4 đặc ở 170oC;
Có bao nhiêu trường hợp tạo ra andehit:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
6. Tính chất hóa học của ancol, phenol: tác dụng với Na, NaOH, nước brom, Cu(OH) 2, CuO (2 câu): 1
biết, 1 hiểu.
1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH. B. Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
C. NaOH, MgO, HCOOH (xúc tác). D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
2. Cho các chất sau: C2H5OH, dung dịch C6H5ONa, dung dịch C6H5OH, dung dịch NaOH, khí CO2, HCl . Cho
từng cặp chất tác dụng với nhau có xt , số cặp chất có phản ứng xẩy ra là
A. 7 B. 4 C. 5 D. 6
3. Hợp chất nào dưới đây vừa có phản ứng làm mất màu dung dịch nước brôm vừa tác dụng được với natri kim
loại?
A. Propan-1-ol. B. Ancol anlylic. C. Etanol. D. Andehit acrylic.
1
4. Đun nóng từ từ hh etanol và propan-2-ol với H2SO4 đặc có thể thu được tối đa số sản phẩm hữu cơ là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
5. Ancol nào sau đây khi bị oxi hóa bởi CuO tạo ra andehit:
A. propan-2-ol B. Ancol benzylic C. 2,2 –dimetylpropanol D. m-crezol
6. X là hợp chất thơm có 6 nguyên tử C. 1 mol X có thể tác dụng với 2 mol NaOH. Số chất X thõa mãn:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 0
7. Chất tạo kết tủa khi phản ứng với nước brom là:
A. Phenol B. Metanol C. Etanol D. Ancol benzylic.
7. Tính chất của andehit: phản ứng tráng gương, phản ứng với brom, H2 (1 câu)-hiểu
1. Chất nào sau đây tác dụng với AgNO3/NH3 không theo tỷ lệ mol 1:4
A. CHO-CHO B. HCHO C. CH≡C-CH2-CHO D. CHO-CH2-CHO
2. Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
0

t ,C

B. CH3CO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.
t 0 ,C


C. CH3CHO + H2 CH3CH2OH.
t 0 ,C


D. 2CH3CHO + 5O2 4CO2 + 4H2O.
3. Cho dãy chất sau: benzandehit, propenal, propanon, etandial, axetilen, butanal. Số chất tạo kết tủa khi tác
dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 là
A. 3 B. 2 C. 2 D. 5
8. Hiện tượng thí nghiệm: những phản ứng có dấu hiệu đặc trưng. (1 câu) – hiểu
1. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch hoặc chất lỏng X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X, Y và T Kim loại Na Sủi bọt khí không màu
Z và T Dung dịch Br2 Dung dịch mất màu
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Tạo dung dịch màu xanh lam
Z Dung dịch AgNO3/NH3 dư Có kết tủa gương bạc
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. ancol etylic, etilenglicol, axetandehit, ancol benzylic. B. ancol etylic, axetandehit, glixerol, phenol.
C. glixerol, ancol etylic, axetandehit, metanol. D. metanol, glixerol, axetandehit, phenol.
2. Cho glixerol vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2, hiện tượng quan sát được là:
A. Kết tủa Cu(OH)2 tan tạo dung dịch màu xanh lam B. Có bọt khí xuất hiện
C. Kết tủa đổi màu từ xanh sang vàng D. Kết tủa Cu(OH)2 tan tạo dung dịch trong suốt không màu
3. Cho các chất sau: propenol, o-crezol, etanal, glixerol, metanal, propanon, ancol benzylic. Số chất làm mất
màu nước brom: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
9. Bài toán về phản ứng thế của chất chứa OH (1 câu) – Vận dụng
1. Cho 0,94 gam C6H5OH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 20. B. 40. C. 30. D. 10.
2. Cho 6,04 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H 2 (đktc). Hãy cho
biết khi cho hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 11,585 gamB. 6,62 gam C. 9,93 gam D. 13,24 gam
3. Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam CH3OH (metanol) và 4,6 gam C3H8O3 (glixerol) tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu
được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,20. C. 6,16. D. 3,08.
4. Cho 6,0 gam một ancol X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với Na dư thấy có 1,12 lít khí H 2 thoát ra
(đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H8O. B. C3H8O. C. C4H10O. D. C2H6O.
10. Bài toán về phản ứng tráng gương (1 câu) – vận dụng
1. Cho 0,94 g hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. CTPT của hai anđehit là

2
A. etanal và metanal. B. etanal và propanal. C. propanal và butanal. D. butanal và pentanal.
2. Tỉ khối hơi của anđêhit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu
được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH2-CHO. B. CH2=CH-CHO. C. CH2=CHCH2CHO. D. OHC-CHO.
3. Cho 4,8 gam CH3OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với AgNO 3
trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 48,6. C. 32,4. D. 64,8.
4. Cho dung dịch chứa 4,4 gam CH 3CHO tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư). Sau phản ứng thu được m
gam bạc. Giá trị m là
A. 10,8 gam. B. 21,6 gam. C. 32,4 gam. D. 43,2 gam.
5. Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là
A. 10,2. B. 10,9. C. 14,3. D. 9,5.
11. Bài toán về phản ứng tách nước (1 câu) – vận dụng
1. Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức với H 2SO4 đặc ở 140ºC thu được 21,6 gam nước và 72 gam
hỗn hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của 2
ancol là:
A. C3H7OH và CH3OH B. C2H5OH và C3H7OH C. CH3OH và C2H5OH D. C3H7OH và C4H9OH
2. Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam
chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của
X là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
3. Thực hiện phản ứng tách nước với một ancol đơn chức A ở điều kiện thích hợp sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn được chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với A bằng 1,7. Xác định công thức phân tử ancol A
A. CH3OH B. C4H9OH C. C3H7OH D. C2H5OH
12. Bài toán đốt cháy. (1 câu) – vận dụng
1. Đốt cháy một anđehit X đơn chức, mạch hở cần dùng 8,4 lít O 2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam
H2O. Mặt khác cho X phản ứng với H2 thu được hợp chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là
A. ancol metylic. B. axit axetic. C. axit fomic. D. ancol etylic.
2. Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một ancol X thu được 1,344 lít CO 2 (đktc) và 1,44 gam H2O.Công thức phân tử
của X là:
A. C3H8O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C3H8O3
3. X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam
CO2. Công thức của X là
A. C3H7OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C2H4(OH)2.
4. Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam hh 2 anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp thu được 1,568 lít CO 2 (đktc).
CTPT của 2 anđehit là
A. CH3CHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO. C. C2H5CHO và C3H7CHO. D. Kết quả khác.
5. Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ 4,032 lít O2 (đktc).
Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
13. Nhận định đúng sai. (1 câu) – lý thuyết vận dụng cao
1. Chọn phản ứng sai:
A. Phenol + dung dịch brôm  axit picric + axit brômhiđric.
t0
B. Ancol benzylic + đồng(II) oxit   Andehit benzoic + đồng + nước.
0

C. Propanol-2 + đồng(II) oxit   Axeton + đồng + nước.


t

D. Etilen glycol + đồng(II) hidroxit  dung dịch màu xanh thẫm + nước.
2. Cho các phát biểu sau:
1. Phenol làm mất màu dung dịch brom do phenol dễ dàng tham gia phản ứng cộng hơn benzen.
2. Phenol có tính axit mạnh hơn ancol.

3
3. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt phenol và ancol.
4. Phản ứng của ancol với CuO luôn tạo andehit hoặc xeton.
5. Andehit acrylic có thể phản ứng tối đa với 2 mol brom trong nước hoặc 2 mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
6. Số mol Ag thu được trong phản ứng tráng gương luôn bằng ½ số mol nhóm CHO.
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
14. Bài toán tổng hợp liên quan đến nhiều phản ứng. (1 câu) – vận dụng cao.
1. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít
CO2 và 7,65 gam nước. Mặt khác khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít hiđro.
Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các thể tích khí đo ở đktc. A và B có công
thức phân tử lần lượt là
A. CH4O và C2H6O B. C2H6O và C3H8O C. C2H6O2 và C3H8O2 D. C3H8O2 và C4H10O2
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp thu được 0,66 gam CO 2 và 0,45 gam nước.
Nếu tiến hành oxi hoá hoàn toàn hỗn hợp ancol trên bằng CuO, sản phẩm tạo thành cho tác dụng hết với dung
dịch chứa AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa Ag thu được là:
A. 1,08 gam. B. 3,24 gam. C. 1,62 gam. D. 2,16 gam.
3. Hỗn hợp X gồm hexan, etanol, glixerol, etilenglicol, axit axetic trong đó số mol của axit axetic bằng tổng số
mol các chất còn lại. Cho m gam X tác dụng với một lượng dư Na thu được 728 cm3 khí H2 (đkc). Đốt cháy m
gam hỗn hợp trên rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lit dd Ba(OH)2 0,1M thu được 14,775 g kết tủa và
khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 6,575 g so với trước phản ứng. Giá trị của m là
A. 2,72 B. 3,24 C. 2,84 D. 2,48.
4. Hỗn hợp M gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có cùng loại nhóm chức với công thức phân tử tương ứng là
CH4O, C2H6O, C3H8O3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 10,08 lít CO 2 (ở đktc)
và 12,60 gam H2O. Mặt khác, 18,6 gam M hòa tan được tối đa 3,675 gam Cu(OH) 2. Phần trăm khối lượng của
X trong M gần nhất là
A. 25. B. 37. C. 18. D. 16.
5. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilenglicol và 0,2 mol ancol M thu được 35,2 gam CO 2
và 19,8 gam H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,3 mol H2. Vậy ancol M là
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C4H10O2

B. TỰ LUẬN: 3 CÂU – 4 ĐIỂM


1. Sơ đồ chuyển hóa từ hydrocacbon đến andehit (1,5 điểm – 6 pthh) – Biết + hiểu.
CH3COOC2H5 (23) (24)
C2 H 4 C2H4(OH)2 (25) OHC-CHO
(3)
(2) (4) (5)
(1) (11)
C6H12O6 C2H5OH C4H6 Cao su Buna
(10)
(6) (8) (9) (13) (12)
(7) (14) (15) (16)
CH3CHO C2H5Cl CH3COOH CH3COONa CH4 C4H10
(21) (17)
(22)

C2H2 C2H6 CH3OCH3 CH3OH HCHO


(20) (19) (18)
2. Nhận biết hoặc hiện tượng thí nghiệm (1 điểm) – hiểu.
Bài 1. Trình bày pp hóa học để nhận biết các chất lỏng: Hex-3-en-1-ol, Glixerol, phenol, propanol, benzandehit.
(không cần viết pthh)
Bài 2. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và giải thích bằng pthh:
1. Cho Glixerol tác dụng với Cu(OH)2
2. Cho 1 mẫu Na vào cốc đựng C2H5OH nguyên chất.
3. Cho propanal tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3.
4
4. Cho Formalin vào cốc đựng nước brom.
3. Bài toán về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc 1. (1,5 điểm) – vận dụng.
1. Dẫn m gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO dư đun nóng. Ngưng tụ phần hơi thoát ra được hỗn hợp X
gồm anđehit, ancol etylic và H2O. Biết ½ lượng X tác dụng với Na (dư) giải phóng 3,36 lít H 2 (ở đktc), còn 1/2
lượng X còn lại tác dụng với dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo được 25,92 gam Ag.
a. Viết pthh xảy ra.
b. Tính giá trị của m.
2. Đem oxi hóa 2,76 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng, thu được dung dịch A có chứa anđehit, axit, ancol
và nước. Một nữa lượng dung dịch A cho tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac,
thu được 3,024 gam bạc kim loại. Một nữa dung dịch A còn lại trung hòa vừa đủ 10 ml dung dịch NaOH 1M.
a. Viết pthh xảy ra.
b. Tính thành phần trăm khối lượng ancol etylic đã bị CuO oxi hóa.
3. Oxi hoá 1 ancol đơn chức (có số C lớn hơn 1) bằng O2 có mặt chất xúc tác thu được hỗn hợp X trong đó có
0,6 mol axit cacboxylic. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với Na thu được 13,44 lít H 2
(đktc) và hỗn hợp Y, làm khô Y thu được 48,8 gam chất rắn khan. Phần hai, tác dụng với AgNO 3 / NH3 dư thu
được 21,6 g bạc. Viết pthh xảy ra và xác định ancol đã dùng.

You might also like