You are on page 1of 5

(Ngày ra đề) (Ngày duyệt đề)

Giảng viên ra đề: Người phê duyệt:


(Chữ ký và Họ tên) (Chữ ký, Chức vụ và Họ tên)

(phần phía trên cần che đi khi in sao đề thi)

Học kỳ/năm học


ĐÁP ÁN THI CUỐI 2 2019-2020
Ngày thi 31/7/2020
KỲ
Môn học Đo lường và tự động hóa
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM
KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU Mã môn học ME2003
Thời lượng 70 phút Mã đề 001
Ghi - Được sử dụng tài liệu là 1 tờ A4 viết tay
chú: - Nộp lại đề thi cùng với bài làm

Câu 1 (1 điểm): (L.O.1)


Vẽ sơ đồ thể hiện các cấp độ tự động hóa ? Nêu vắn tắt chức năng của các cấp độ này?
Giải:

(hoặc sv có thể vẽ sơ đồ khối thể hiện 5 cấp độ)


Mức 0_cụm chức năng: kết hợp bộ điều khiển, cảm biến, bộ phận tác động để thực hiện một
chức năng của thiết bị một cách tự động.
Mức 1_thiết bị tự động độc lập: tích hợp các cụm chức năng nhằm thực hiện tự động một
nhiệm vụ cụ thể (nguyên công) của công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
Mức 2_dây chuyền tự động: tích hợp các thiết bị tự động theo quy trình công nghệ nhằm sản
xuất, chế tạo một loại sản phẩm tự động.
Mức 3_nhà máy tự động: tích hợp các dây chuyền tự động nhằm sản xuất tự động các loại sản
phẩm khác nhau.
Mức 4_nhà máy sản xuất tự động tích hợp máy tính: truyền thông dữ liệu sản xuất, giao tiếp
tự động giữa các hệ thống sản xuất và hệ thống hỗ trợ sản xuất.

Trang 1
Câu 2 (1 điểm): (L.O.2)

Cho đầu đo lực kiểu treo có Pmax = 45tấn, hệ số hiệu chỉnh (V0/Vs)* = 5mV/V, nguồn điện cung
cấp cho cầu Wheatstone Vs = 8V. Khi tiến hành thực hiện một phép đo lực thì giá trị điện áp
nhận được V0 là 8mV. Hãy xác định lực P đo được là bao nhiêu ?

Giải:

Lựa P đo được theo các thông số nhận được như trên là:

𝑉
( 0⁄𝑉 )
𝑠
(8𝑚𝑉⁄8𝑉)
𝑃= ∗ . 𝑃𝑚𝑎𝑥 = . 45 𝑡ấ𝑛 = 9 𝑡ấ𝑛
𝑉0 5𝑚𝑉/𝑉
( ⁄𝑉 )
𝑠

Câu 4: (2đ) Các thông số kỹ thuật của cảm biến laser đo sự dịch chuyển của một điểm đo
được cho như sau:
- Tầm đo ±10mm
- Khoảng cách điểm đo: 40mm
- Độ phân giải: 3μm
- Độ tuyến tính: 1% giá trị đo lớn nhất
- Thời gian đáp ứng: 0.15ms
- Tín hiệu ra tuyến tính: 4-20mA tương ứng với tầm đo.
Hãy trả lời:
a) Giải thích ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên
b) Giả sử khoảng cách từ cảm biến đến đối tượng là 36mm. Hãy xác định giá trị tín
hiệu dòng điện ra?
c) Tính sai số của phép đo do yếu tố không tuyến tính trong các điều kiện trên.
d) Xác định độ nhạy của cảm biến
Giải:

a) - Tầm đo là vùng giá trị khoảng dịch chuyển mà cảm biến có thể xác định được so với điểm
đo.
- Khoảng cách điểm đo là khoảng cách từ điểm đo tới đầu cảm biến tại giá trị dịch chuyển bằng
0
- Độ phân giải là giá trị nhỏ nhất của giá trị đo mà cảm biến xác định được.
- Độ tuyến tính là độ sai lệch của giá trị đo so với đường tuyến tính lý thuyết giữa giá trị đo và
giá trị tín hiệu ra. Ở đây là 1% giá trị đo lớn nhất.
- Thời gian đáp ứng là khoảng thời gian giữa thời điểm giá trị vật lý thay đổi đến thời điểm giá
trị điện nhận được.
b)Tín hiệu ra tuyến tính 4-20mA cho khoảng cách đo từ 30mm tới 50mm, vì tầm đo dịch
chuyển là ±10mm tại khoảng cách điểm đo là 40mm.
Như vậy, khoảng cách từ cảm biến đến đối tượng là 36mm thì tín hiệu dòng điện thu được là
{[(20mA-4mA)/(50mm-30mm)]*6mm} + 4mA= 8,8mA
c) Sai số của phép đo do yếu tố không tuyến tính: 1% *10mm=0,1mm
d) Độ nhạy của cảm biến: giá trị điện/giá trị vật lý = [(20mA-4mA)/(50mm-30mm)] =
0,8mA/mm

Trang 2
Câu 3: (1đ) Vẽ và giải thích nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ kiểu cặp nhiệt điện
(TC_thermocouple). Vẽ sơ đồ khối thể hiện nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nhiệt hiển thị
dạng số (LED 7 đoạn).
Bài giải:
Cảm biến cặp nhiệt điện hoạt động theo hiệu ứng Seeback gồm 02 kim loại A va B có độ linh
động điện tử khác nhau liên kết với nhau, tín hiệu output là điện áp.
A
B

Cảm biến cặp Bộ khuếch Bộ chuyển đổi Bộ điều Tập hợp


nhiệt điện đại ADC khiển các LED
hiển thị
Câu 5 (5 điểm): Cho hệ thống vận chuyển, phân phối đá Silic trong nhà máy sản xuất ximăng
bắt đầu từ băng chuyền 1 và kết thúc công đoạn này bằng băng chuyền 2 như hình dưới:

a) Có mấy cụm chức năng trong hệ thống vận chuyển này ? (1 điểm) (L.O.5.1)
b) Trong hệ thống trên có mấy đối tượng điều khiển ?. Xác định từng trạng thái điều khiển
của các đối tượng điều khiển? (1,5 điểm) (L.O.5.2)
c) Trên cơ sở đã xác định được các đối tượng điều khiển như câu b), hãy vẽ mạch động lực
cho hệ thống ? (1,5 điểm) (L.O.5.3)
d) Vẽ lưu trình hoạt động của hệ thống và giải thích đầy đủ các trạng thái hoạt động của hệ
thống ? (1 điểm) (L.O.5.3)
Giải:

a) Có 04 cụm chức năng: cung cấp sản phẩm; giữ sản phẩm; nâng sản phẩm; vận
chuyển sản phẩm
b) Hệ thống vận chuyển này có 04 đối tượng điều khiển gồm:
- Động cơ truyền động của băng chuyền 1
- Xy lanh 1 (van phân phối) bộ phận cấp liệu
- Xy lanh 2 (van phân phối) di chuyển bàn trượt
- Động cơ truyền động của băng chuyền 2.

Trang 3
STT Đối tượng điều khiển Trạng thái điều khiển Ký hiệu
1 Động cơ truyền động của Chạy thuận (tới) Y31
băng chuyền 1 (Y1)
2 Xy lanh 1 (van phân phối) Chạy ra_đóng cửa cấp liệu Y12
bộ phận cấp liệu (Y2)
Chạy vào_mở cửa cấp liệu Y11
3 Xy lanh 2 (van phân phối) Chạy ra_chuyển thùng đựng liệu Y21
di chuyển bàn trượt (Y3)
Chạy vào_lấy thùng đựng liệu Y22
4 Động cơ truyền động của Chạy thuận (tới) Y41
băng chuyền 2 (Y4)

c) Mạch động lực cho hệ thống:

Trang 4
e) Vẽ lưu trình hoạt động của hệ thống và giải thích đầy đủ các trạng thái hoạt động của hệ
thống

Chủ nhiệm Bộ môn Cán bộ giảng dạy

PGS.TS.Nguyễn Trần Hà ThS. Lưu Tuấn Anh

Trang 5

You might also like