You are on page 1of 97

TỔNG QUAN THỰC TRẠNG

NGÀNH DƯỢC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

ThS.DS Ngô Ngọc Anh Thư


NỘI DUNG
1.TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

1.TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

1.XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI TRONG TƯƠNG
LAI

1.SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

2
3
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Ngành dược phẩm thế giới: tăng trưởng chậm, nhóm pharmerging (22 nước đang phát triển)
tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng
▪ Những năm gần đây, dân số thế giới tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60, cùng môi trường
sống đang ngày càng bị ô nhiễm nặng đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu về dược phẩm trong chăm
sóc sức khỏe cộng đồng và tác động mạnh tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới. Hiện
nay có tới 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành để điều trị 5 nhóm bệnh chính đó là: tiểu
đường, ung thư, hen suyễn hô hấp, kiểm soát mỡ máu, hệ miễn dịch.
▪ Doanh số bán thuốc theo toa trên thế giới năm 2016 đạt 768 tỷ USD tăng 3,6% so với năm
2015. Doanh số bán thuốc theo toa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới với mức tăng
trưởng hàng năm kép (CAGR) là 6,5% và đạt 1,06 nghìn tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, 32%
doanh số bán hàng tăng đến từ các loại Orphan drug (+95 tỷ USD).

4
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Ngành dược phẩm thế giới: tăng trưởng chậm, nhóm pharmerging (22 nước đang phát triển)
tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng
▪ Tuy nhiên, hiện tại khi mà ngành dược tại các các thị trường đã phát triển (chiếm tỷ trọng lớn
hơn 63%) như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu đã có sự chững lại khiến cho ngành dược phẩm
toàn cầu không còn tăng trưởng mạnh như trước và bước dần vào giai đoạn bão hòa, tăng trưởng
bình quân năm 4%- 7%. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nhóm 22 nước pharmerging cho dù
nhóm này chỉ chiếm khoảng 24% tỷ trọng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 8%.
Những năm gần đây, hoạt động mua bán sát nhập (M&A) giữa các tập đoàn dược phẩm trên toàn
cầu diễn ra mạnh mẽ cũng phần nào giúp cho ngành dược toàn cầu duy trì được sự tăng trưởng.
▪ Doanh số bán thuốc theo toa trên thế giới giai đoạn 2008- 2016 liên tục tăng và đạt 768 tỷ
USD năm 2016. Dự tính tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2017- 2022 khoảng 6,5% và doanh số
năm 2022 đạt 1.059,7 tỷ USD.

5
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

Hình 3-1 Doanh số bán thuốc theo toa trên thế giới giai đoạn 2008- 2022
Trong năm 2016, với doanh số 41,6 tỷ USD Pfizer là công ty có doanh số bán thuốc theo toa cao
nhất toàn cầu. Dự kiến tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016- 2022 của Pfizer khoảng 1% và doanh
số khoảng 49,7 tỷ USD xuống vị trí số 2 sau công ty Novartis.
6
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

Hình 3-2 Doanh số bán thuốc kê toa trên thế giới của top 10 công ty
Humira, Revlimid, Opdlvo, Keytruda, Eliquis nhiều khả năng sẽ là 5 sản phẩm dược phẩm bán chạy
nhất trong vòng 5 năm tới. Trong đó, Humira vẫn sẽ là sản phẩm bán chạy nhất cho dù sẽ có sự giảm nhẹ
khoảng 1%/năm và doanh số năm 2022 dự báo sẽ đạt 15,9 tỷ USD.

https://thegioithuocmoi.com/2021/05/04/top-10-loai-thuoc-co-doanh-thu-hang-dau-the-gioi-nam-2020/ 7
8
9
10
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
 Top 10 công ty dược phẩm lớn nhất trên thế giới năm 2020
▪ Doanh thu bán hàng là những con số cụ thể nhất, quyết định vị thế của các công ty dược
phẩm trên thị trường quốc tế. Sự phát triển của đa số những công ty này không chỉ trong 1 lĩnh
vực dược phẩm, y tế mà còn nhiều lĩnh vực liên quan khác.
▪ Các thứ hạng có sự thay đổi liên tục do nhiều yếu tố tác động của xã hội cụ thể như đại
dịch Covid – 19, áp lực giá cả, các sản phẩm mới ra mắt, tình trạng mất bằng sáng chế ở 1 số
công ty,…Tuy nhiên, hầu như các công ty top đầu thường đảm bảo sự có mặt trong danh sách,
chỉ thay đổi ít nhiều về vị trí.

11
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
 Top 10 công ty dược phẩm lớn nhất trên thế giới năm 2020
Top 10 Công Ty Dược Lớn Nhất Thế Giới Năm 2021

https://trungtamthuoc
.com/bai-viet/top-10-
cong-ty-duoc-lon-
nhat-the-gioi-nam-
2020

13
14
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số
▪ Trong những năm gần đây nhu cầu về dược phẩm trong nước ngày càng lớn do quá trình gia tăng dân số
(95,5 triệu dân), thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục (2.385 USD), nhu cầu chăm sóc y tế cũng như
chi tiêu cho dược phẩm ngày càng nhiều. Ngoài ra do dự mở rộng bảo hiểm y tế cũng làm tăng nhu cầu về
thuốc của người dân.
▪ Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tăng từ 9,85 USD năm 2005 lên 22,25 USD năm
2010 tăng gần gấp đôi 37,97 USD năm 2015. Mức tăng trưởng trung bình đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-
2015 và sẽ duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại
Việt Nam năm 2017 khoảng 56 USD, dự báo con số này sẽ tăng lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD
trong năm 2025.
▪ Tuy ngành dược trong nước đã có nhiều thay đổi cũng như tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình hình sản
xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm
trong nước số còn lại phải thông qua nhập khẩu. Hiện tại cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất
dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh
nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO.

15
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

16
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số
▪ Sản xuất trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực
tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài). Trung bình mỗi năm tiêu thụ
khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại trong đó 80%- 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu
(hơn 50% đến từ Trung Quốc).
▪ Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược, các doanh nghiệp lớn ngoài ngành không đứng ngoài mà
đã bắt đầu có những hành động cụ thể tham gia vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Trong đó nổi bật là sự gia
nhập của tập đoàn Vingroup và tập đoàn Masangroup khi mà tập đoàn Vingroup thành lập công ty cổ phần
Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và xây dựng dự án nghiên cứu sản xuất thuốc 2.200 tỷ đồng quy
mô gần 10ha dự kiến xây dựng vào quý 3 năm 2018. Còn Masangroup thì nhắm đến các sản phẩm gia dụng
chăm sóc cá nhân, nghiên cứu ngành dược phẩm và phương án M&A sẽ nhắm vào các đối tác có công nghệ.
▪ Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối qua đấu thầu thuốc bán cho bệnh viện (kênh ETC)
đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC),
trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.

17
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số

18
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1.Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số
▪ Sự phát triển của kênh ETC là do chính sách bảo hiểm y tế của Chính phủ, tỷ lệ người dân
tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao dẫn đến việc chi tiêu thuốc cho khu vực này sẽ ngày càng
chiếm chủ đạo trong tương lai; khối bệnh viện tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ góp phần gia
tăng thuốc trong khối điều trị; ngoài ra nhận thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao sẽ làm
nhiều người đến bệnh viện hơn.
▪ Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng và các xu hướng chính của ngành dược, Vietnam Report
dẫn dự báo và phân tích của nhiều tổ chức quốc tế chuyên ngành cho thấy, dù gặp nhiều khó khăn
về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu
nhập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức
khỏe ngày càng cao, sẽ là động lực cho ngành Dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.

19
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số

▪ Theo IQVIA, giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 103,912 tỷ đồng (+2% YoY), đạt tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 6% trong giai đoan 2018-2020.

▪ Tốc độ tăng trưởng của ngành dược năm 2020 chậm lại so với các năm trước do việc siết chặt các
biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện và thu nhập của người lao động giảm do hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của đại dịch.

▪ Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng với khoảng 233 nhà máy sản xuất, 200 cơ
sở xuất nhập khẩu, 4,300 đại lý bán buôn, và hơn 62,000 đại lý bán lẻ.

▪ Kênh ETC là động lực tăng trưởng của toàn ngành. Kênh ETC là động lực tăng trưởng chính của
ngành dược trong năm 2020 với mức tăng 5% trong năm 2020 lên khoảng 76 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ
CAGR là 9% trong giai đoang 2018-2020.
20
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Ngành dược phẩm Việt Nam: Có sự phân hóa lớn, nhóm triển vọng cao chỉ là thiểu số

▪ Dù kênh OTC có sự tăng trưởng bất thường trong thời điểm trước cách ly xã hội, tập trung vào các sản
phẩm giảm đau, hạ sốt, thuốc sát trùng, nước rửa tay, thuốc tăng sức đề kháng. Nhưng sự sụt giảm của tổng
cầu sau đó làm giá trị kênh OTC trong năm 2020 sụt giảm 9% còn 28 nghìn tỷ đồng.

▪ Thuốc ngoại chiếm ưu thế ở những phân khúc thuốc có giá trị cao. Kết thúc 4M 2021, thuốc nhóm 1
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đấu thầu thuốc kênh ETC (39%), tương đương 12.5 ngàn tỷ đồng.
Trong đó, thuốc ngoại vẫn chiếm tỷ trọng chi phối thuốc nhóm 1 (98%).

▪ Thuốc ngoại cũng thống trị thuốc biệt dược gốc (99%) và chiếm tỷ trọng cao (60%) thuốc nhóm 2.

▪ Doanh nghiệp Việt Nam tập trung đấu thầu vào thuốc nhóm 3 và thuốc 4. Thuốc nhóm 3, và nhóm 4
chiếm tỷ trọng lần lượt là 18% và 21% trong tổng giá trị trúng thầu kênh ETC trong 4M 2021. Trong đó,
giá trị trúng thầu của các công ty Việt Nam tại nhóm 3 và nhóm 4 lần lượt là 82% và 99%.
21
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
2. Top 10 công ty dược uy tín dẫn đầu thị trường ngành dược Việt Nam năm 2021
Top 10 Công ty Dược uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty
được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm
gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về
công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong
tháng 10 và 11 năm 2020.

Hình 3-3 Danh sách 1: Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm uy tín năm 2021

22
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
2. Top 10 công ty dược uy tín dẫn đầu thị trường ngành dược Việt Nam năm 2021

Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty Dược uy tín năm 2020, tháng 11/2021

Hình 3-4 Danh sách 2: Top 10 Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế Việt Nam
uy tín năm 2021

23
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
2. Top 10 công ty dược uy tín dẫn đầu thị trường ngành dược Việt Nam năm 2021

Hình 3-5 Danh sách 3: Top 5 Công ty Đông dược Việt Nam uy tín năm 2021

24
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

25
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

26
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Ngành dược phẩm thế giới có sự phân hóa lớn
▪ Sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người tại các nước phát triển chững lại ở mức 3 - 4 liều
thuốc mỗi ngày, trong khi mức tiêu thụ tại các nước đang phát triển và chưa phát triển
đang ở mức rất thấp, chỉ xấp xỉ 1 liều thuốc mỗi ngày. Vào năm 2020, IMS Health dự
báo tổng tiêu thụ dược phẩm toàn cầu ước tính sẽ tăng lên mức 4,5 tỷ liều, tăng 24% so
với năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng 4,4%). Hơn 50% dân số thế giới sẽ dùng hơn 1
liều thuốc mỗi ngày vào năm 2020, so với mức 30% dân số dùng thuốc hàng ngày vào
năm 2005, chủ yếu đến từ sự gia tăng tiêu thụ của nhóm quốc gia đang phát triển, bao
gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Việt Nam…

27
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Ngành dược phẩm thế giới có sự phân hóa lớn
▪ Mức tiêu thụ bình quân đầu người theo sản lượng của nhóm các quốc gia đang phát
triển tiếp tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2020, xấp xỉ 50 liều/năm và vẫn còn khoảng
cách khá xa so với mức 400 - 500 liều/năm tại các nước phát triển. Mức tiêu thụ của các
nước phát triển đã tương đối ổn định, bình quân khoảng 4 liều mỗi ngày, trong khi mức
tiêu thụ bình quân tại các nước đang phát triển chỉ xấp xỉ 1 liều mỗi ngày, và chưa đến
0,5 liều mỗi ngày tại các quốc gia kém phát triển.

28
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI

Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do

a) Tính cạnh tranh trong ngành ngày càng cao;

b) Sự bành trướng của các loại thuốc generic và

c) Các chính phủ đang muốn giảm áp lực cho ngân sách an sinh xã hội.

29
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do
▪ Tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phát minh thuốc ngày càng cao: 20 năm trước đây,
phải mất nhiều năm các hãng dược phẩm mới có thể mô phỏng và sao chép cơ chế hoạt
động của các loại thuốc mới để tạo ra các loại thuốc tương tự. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ sự
phát triển của công nghệ điện toán và công nghệ sinh học, các loại thuốc mới tung ra thị
trường thường phải chịu sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm tương tự với cùng tác dụng
(nhưng cơ chế hoạt động có thể khác nhau, đặc biệt là các loại thuốc sinh học). từ khâu
nghiên cứu, thử nghiệm cho đến bán hàng và hậu bán hàng.

30
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do
▪ Sự bành trướng của các loại thuốc generic: về mặt lý thuyết, các loại thuốc generic chỉ có
thể tác động xấu đến kết quả kinh doanh của các thuốc phát minh khi hết hạn bảo hộ bản
quyền nhờ ưu thế giá rẻ.
▪ Tuy nhiên, trên thực tế, với hấp lực từ miếng bánh lợi nhuận quá lớn, nhiều nhà sản xuất
thuốc generic sẵn sàng vi phạm bảo hộ bản quyền và chấp nhận rủi ro pháp lý, kiện cáo để
sản xuất và kinh doanh các phiên bản generic của các thuốc vẫn còn bảo hộ, đặc biệt tại các
nước đang phát triển nơi thu nhập đầu người thấp và các nước chưa có quy định chặt chẽ về
sở hữu trí tuệ. Tình trạng này làm giảm đáng kể nguồn thu của các hãng dược phẩm lớn, từ
đó ảnh hưởng xấu đến ngân sách tái đầu tư cho R&D các loại thuốc mới.

31
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do
▪ Áp lực giảm tải ngân sách y tế từ các chính phủ: Tình trạng già hóa dân số đang lan rộng
trên toàn cầu, không dừng lại ở các nước phát triển mà đang dần trở nên phổ biến tại các
nước đang phát triển, từ đó ngày càng tạo áp lực lớn hơn lên ngân sách an sinh xã hội hàng
năm.
▪ Do đó, chính phủ nhiều quốc gia đang đẩy mạnh cắt giảm các khoản chi cho y tế thông qua
các biện pháp phổ biến như kiểm soát giá thuốc bằng mệnh lệnh hành chính, áp dụng cơ
chế đấu thầu thuốc vào hệ thống y tế quốc gia, xây dựng lại danh mục hoàn trả của bảo
hiểm y tế hay áp dụng các chương trình đồng chi trả giữa bảo hiểm y tế và người bệnh. Đặc
biệt, một số quốc gia (như Ấn Độ, Trung Quốc) xây dựng các bộ luật riêng cho phép các
DN trong nước vi phạm một cách có chọn lọc các quyền bảo hộ sáng chế của thuốc phát
minh nhằm đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội trong nước.
32
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do
▪ Áp lực dư luận xã hội và điều kiện ràng buộc khắt khe: Dược phẩm là một trong những
ngành nhạy cảm ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người, là nhóm ngành phòng thủ
luôn tồn tại trong bất cứ nền kinh tế hay quốc gia nào, do đó, có rất nhiều chủ thể cùng theo
dõi, kiểm tra, giám sát, phê bình… hoạt động của các doanh nghiệp dược phẩm.
▪ Thống kê Reuters cho thấy không có bất cứ ngành công nghiệp nào có nhiều cổ đông, nhiều
cơ quan quản lý cũng như các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động như ngành dược phẩm
từ khâu nghiên cứu, thử nghiệm cho đến bán hàng và hậu bán hàng.

33
CÁC XU HƯỚNG CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH
DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
Áp lực giảm giá thuốc ngày càng gia tăng, chủ yếu do
▪ Do đó, các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới luôn phải đối mặt với rủi ro lớn xuyên suốt
quá trình hoạt động của mình: cân bằng giữa lợi ích cổ đông (bán giá càng cao càng tốt)
và lợi ích khách hàng (bệnh nhân – bán giá càng thấp càng tốt). Các quốc gia trên thế giới
đều đang từng bước hoàn thiện các quy định và chế tài kiểm soát sự gia tăng của giá thuốc
ở mức hợp lý, do đó, so sánh với các ngành công nghiệp khác, môi trường kinh doanh và
điều kiện kinh doanh của ngành dược phẩm được xem là khắc nghiệt hơn đáng kể.

34
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Thực tế tăng cường và thực tế ảo
▪ Đây là một khái niệm không quá xa lạ với giới công nghệ, bởi các thiết bị như kính tiếp
xúc kỹ thuật số của Google, hay kính Hololens và Oculus Rift của Microsoft. Nhưng hãy
tưởng tượng một ngày, BN có thể nhìn thấy cơ chế hoạt động của các phân tử thuốc trước
mắt họ ngay khi mở nhãn hộp thuốc thay vì đọc tờ thông tin thuốc dài nhàm chán. Dược sĩ
trong phòng lab có thể theo dõi tiến trình thí nghiệm bằng các thiết bị thực tế tăng cường.
▪ Trong nhà máy dược phẩm, công nhân có thể bắt tay ngay vào sản xuất mà không qua đào
tạo, bởi hệ thống sẽ cho nhân viên mới biết họ phải làm gì và làm như thế nào.

35
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Trí tuệ nhân tạo (A.I – Artificial Intelligence)
▪ Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu & phát triển y khoa sẽ làm thay đổi ngành dược
phẩm từng ngày. Máy tính có nhận thức (Cognitive computers), chẳng hạn như chiếc máy tính
Watson của hãng IBM, đã được sử dụng nhiều trong các phương thức phân tích dữ liệu cỡ lớn,
không chỉ trong nghiên cứu di truyền mà còn trong công nghệ sinh học.

▪ Johnson & Johnson đang hợp tác với nhóm IBM Watson Discovery Advisor để “dạy” Watson cách
đọc và hiểu các báo cáo khoa học mà các kết quả thử nghiệm lâm sàng chi tiết sẽ được dùng để phát
triển và đánh giá các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Trong khi Sanofi tìm cách tăng tốc
việc phát hiện ra các điều trị thay thế cho các thuốc hiện có.

36
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Trí tuệ nhân tạo (A.I – Artificial Intelligence)
▪ Kết quả là Watson có thể truy cứu hàng triệu trang văn bản từ các tạp chí y học và các thử
nghiệm lâm sàng từ trước tới nay, các ca bệnh nhân tương tự trước đó bao gồm cả hồ sơ y
tế, kết cục điều trị cũng như ghi chú của bác sĩ và đưa ra phân tích, đánh giá trong vòng vài
phút. Điều này giúp làm giảm đáng kể chi phí và cải thiện tiến trình điều trị. Điều này cũng
sẽ định hình phương thức nghiên cứu & phát triển thuốc mới. Nó có thể dẫn đến sự kết thúc
thử nghiệm trên người thông qua mô phỏng chi tiết và đầy đủ về sinh lý của con người. Kỷ
nguyên của chúng ta hiện nay, với việc đang thử nghiệm các loại thuốc mới trên người thực,
có thể sẽ trở thành phi đạo đức trong tương lai.
▪ Điều gì sẽ sảy ra nếu các siêu máy tính có thể kiểm tra hàng ngàn các loại thuốc trên hàng tỷ
mô hình sinh lý của cơ thể con người chỉ trong vài giây?

37
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Bệnh nhân tự quyết định
▪ Sẽ không còn những BN thụ động chờ đợi vào những sáng chế khoa học mới của các hãng
dược phẩm. Không! Họ sẽ tự khởi động các công ty CNSH riêng của mình để phát triển các
loại thuốc mới mà họ muốn, hoặc mua lại những công ty khác nếu công ty của họ thất bại.
▪ Bệnh nhân sẽ biết từng hoạt động của các công ty dược và công ty y tế cũng như cách họ giao
tiếp với các bệnh nhân, người được chăm sóc bằng cách theo dõi các công ty đó trên các
phương tiện truyền thông. Một khi được tự quyết định, bệnh nhân sẽ có những kỳ vọng rất
cao.
▪ Và nếu những kỳ vọng ấy không được đáp ứng, họ sẽ tiếp tục tìm những giải pháp riêng cho
mình.

38
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Công nghệ nano

▪ Công nghệ nano liên quan đến công nghệ vi mô với kích thước từ 1-100 nanomet (một tờ báo dày khoảng
100.000 nanomet). Do kích thước cực nhỏ, các hạt nano có thể dễ dàng di chuyển khắp cơ thể con người thông
qua hệ tuần hoàn. Các hạt nano là những cỗ máy sinh học hoặc vật liệu cấu trúc nano đơn giản, đã được chứng
minh hiệu quả trong điều trị ung thư và làm giảm độc tính.

▪ Công nghệ nano đang được phát triển nhanh chóng. Thông qua công nghệ nano mới, các nhà nghiên cứu có
thể theo dõi khi BN uống thuốc, để kiểm soát sự tuân thủ. Các hạt, khi bị tiêu hóa, sẽ gửi tín hiệu để chứng
minh rằng thuốc đã được uống và các thông tin đó sẽ được báo cáo lại bác sĩ và BN thông qua ứng dụng di
động (trên smartphone).

▪ Các chuyên gia y tế cũng đang nghiên cứu khả năng sử dụng robot thu nhỏ được gọi là nanobots. Nanobots
được lập trình sẵn để thực hiện các nhiệm vụ bên trong cơ thể con người. Nanobots được thiết kế trong dạng
viên uống hoặc tiêm, thậm chí có thể tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc thực hiện các nhiệm vụ phẫu
thuật nội khoa. Trong tương lai, công nghệ nano kỳ vọng sẽ thay thế hoàn toàn các phẫu thuật y khoa và là giải
pháp cho các bệnh nan y như ung thư, HIV,… hiện nay.
39
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
“Thuốc in 3D”
▪ Gần đây, thuốc động kinh Spritam (levetiracetam) đã trở thành “thuốc in 3D” đầu tiên được
chấp thuận bởi FDA. Nhà sản xuất, công ty Dược phẩm Aprecia, nói rằng họ tạo ra viên
thuốc qua một quá trình in ba chiều, tức là trải các phân tử thuốc thành từng lớp chồng lên
nhau cho đến khi đủ liều lượng.
▪ Kỹ thuật này cho phép các viên thuốc để cung cấp một liều cao hoạt chất – lên đến 1.000
mg – trong khi vẫn đủ độ xốp để hòa tan một cách nhanh chóng. Thuộc tính mới này đặc
biệt có lợi cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc uống thuốc, và khó tuân thủ phác
đồ điều trị.

40
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
“Thuốc in 3D”

▪ Các nhà nghiên cứu tại Trường Dược thuộc Đại học London đã phát triển một kỹ thuật để bào chế
thuốc in 3D trong các hình dạng khác nhau, từ “kim tự tháp” đến “bánh rán”, sử dụng một kỹ thuật
được gọi là “phun nóng chảy” (hot melt extrusion). Các hình dạng khác nhau (điều mà các công
nghệ sản xuất truyền thống hiện nay không làm được) phóng thích hoạt chất ở tốc độ khác nhau,
nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ phóng thích thuốc phụ thuộc không phải chỉ diện tích bề mặt, mà là tỷ lệ
giữa diện tích bề mặt với khối lượng. Ví dụ, một viên thuốc hình kim tự tháp, giải phóng thuốc
chậm hơn so với một viên thuốc hình khối lập phương hoặc hình cầu, giúp quá trình hấp thụ được
kiểm soát tốt hơn.

▪ Bước đột phá này sẽ mở ra con đường mới cho thuốc in 3D trong tương lai – một lĩnh vực mà sẽ
thay đổi không chỉ phương thức sản xuất thuốc, mà còn cả hệ thống sử dụng thuốc. Bằng những
điều chỉnh nhỏ trong phần mềm trước khi in, các bệnh viện có thể điều chỉnh liều cho từng bệnh
nhân, một quá trình cá nhân hóa hoàn toàn không tốn kém. Và thay vì việc đến nhà thuốc mua
thuốc, bệnh nhân có thể “tải” liều thuốc về và tự in thuốc tại nhà. 41
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Y học chính xác và Y học cá thể hóa hoàn toàn
▪ Y học chính xác là một cách tiếp cận tích hợp thông tin lâm sàng và phân tử để hiểu được
cơ sở sinh học của bệnh. Thông tin này có thể thu được bằng cách chuyển đổi ADN vào
dữ liệu thông qua một quá trình được gọi là giải mã gen (genome sequencing). Các nhà
nghiên cứu có thể sử dụng dữ liệu này để xác định các điểm bất thường của gen, hoặc dấu
ấn sinh học (biomarkers), để hiểu loại thuốc nào sẽ có hiệu quả cao nhất trên từng bệnh
nhân, và bệnh nhân nào sẽ có khả năng gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều này giúp
hỗ trợ trong việc phát triển các liệu pháp nhắm vào mục tiêu (targeted therapy) mới và đặt
lại mục tiêu cho các thuốc hiện có.

42
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Y học chính xác và Y học cá thể hóa hoàn toàn
▪ Phương pháp điều trị nhắm vào mục tiêu được thiết kế để phù hợp di truyền với từng cá
thể bệnh nhân, nên thử nghiệm gen là cần thiết để xác định phương pháp điều trị hiệu quả
nhất trước khi điều trị được thực hiện. Sự hiểu biết mối quan hệ giữa một loại thuốc và
gen của bệnh nhân cho phép bác sĩ chỉ định đúng loại thuốc, đúng liều, ngay lần đầu tiên
– dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn và giảm tác dụng phụ.
▪ Nhờ vào chương trình “Sáng kiến Y học chính xác” của Tổng thống Obama với mức đầu
tư 215 triệu USD và một loạt các công ty nghiên cứu gen, các dự án nghiên cứu bộ gen đã
được khởi động. FDA tiến hành các chương trình cấp tốc cho các liệu pháp nhắm vào mục
tiêu, để giảm thời gian hiện thực hóa những phương pháp điều trị mới cho thị trường.

43
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Y học chính xác và Y học cá thể hóa hoàn toàn
▪ Tại Anh, các hãng Dược phẩm: GlaxoSmithKline, Roche, AstraZeneca, Biogen, AbbVie
và các công ty khác được cho là đang làm việc với công ty Genomics Anh về dự án của
họ trong thiết lập trình tự 100.000 bộ gen của 70.000 bệnh nhân nằm trong chương trình y
tế quốc gia mắc bệnh hiếm và ung thư. Cả Roche và Pfizer cũng đã đồng ý ký hợp đồng
với 23andMe – một công ty hàng đầu về kiểm tra và phân tích gen – để truy cập vào dữ
liệu cộng đồng bệnh nhân mắc Parkinson và bệnh Crohn, để tìm manh mối nguyên nhân
di truyền của chúng.

44
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Y học chính xác và Y học cá thể hóa hoàn toàn
▪ Sự phát triển của công nghệ nghiên cứu gen sẽ cho phép chúng ta có các điều trị phù hợp
với bản thân, điều mà hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày nay chưa làm được. Một khi bệnh
nhân có thể sở hữu một tập tin lớn chứa dữ liệu DNA của mình, họ có thể làm việc với
bác sĩ để có được các loại thuốc cá nhân phù hợp với riêng họ thay vì các thuốc “bom tấn”
được sản xuất cho mẫu gen “trung bình” của hàng triệu người dân với các đặc điểm di
truyền và trao đổi chất khác nhau. Điều gì sẽ sảy ra nếu công nghệ số có thể nhanh chóng
kết nối mối liên quan giữa đặc điểm gen, tính nhạy cảm của thuốc và liều lượng sử dụng?
Lúc này, nếu các hãng dược phẩm lớn không cung cấp cho bệnh nhân loại thuốc phù hợp
với yêu cầu, họ sẵn sàng quay lưng lại hoặc tự lựa chọn điều trị riêng cho mình.

45
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Cảm biến sinh học
▪ Các viện nghiên cứu dược phẩm đã bắt đầu tận dụng lợi thế của công nghệ mHealth (tên
gọi chung của các ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên điện thoại di động) để tiến hành các
nghiên cứu lâm sàng. Điện thoại thông minh với bộ vi xử lý mạnh mẽ và cảm biến tiên tiến
có thể theo dõi chuyển động, lấy số đo và ghi lại thông tin rất hữu ích trong các nghiên cứu
thị trường và cho phép mọi người tham gia vào nghiên cứu một cách dễ dàng hơn. Càng
nhiều người đóng góp dữ liệu, dữ liệu thu được càng lớn, cỡ mẫu càng đại diện trung thực
hơn cho dân số, và kết quả thu được càng chính xác, do đó, một ứng dụng mHealth có tiềm
năng tiếp cận tới một số lượng khổng lồ các cá nhân trong khu vực địa lý rộng lớn.
▪ Apple hiện đang có một số ứng dụng mHealth cho các nghiên cứu lâm sàng trên iPhone,
bao gồm cả các ứng dụng nhắm mục tiêu điều trị bệnh Parkinson, đái tháo đường, tim
mạch, hen suyễn và ung thư vú, đã được phát triển bởi các viện nghiên cứu hàng đầu.
46
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Cảm biến sinh học
▪ Hơn thế nữa, cảm biến mHealth không chỉ giới hạn cho điện thoại thông minh; thiết bị đeo
như smartwatches (ví dụ. Apple Watch, Samsung Gear) và máy nghe nhạc thể thao (ví dụ.
Fitbit, Jawbone, Garmin) chứa thiết bị đo gia tốc và định vị toàn cầu (GPS) và các cảm
biến có khả năng chụp, đọc sinh trắc học. Khi các cảm biến này trở nên tiên tiến và chính
xác hơn, có tiềm năng rất lớn cho việc sử dụng các thiết bị đeo để thu thập dữ liệu thử
nghiệm lâm sàng từ xa trong thời gian thực, và được thiết lập trong thế giới thực. Thiết bị
di động và thiết bị đeo đã được sử dụng hoặc đang được phát triển cảm biến sinh học để có
thể theo dõi nhịp tim, giấc ngủ, căng thẳng, nhiệt độ, lượng đường trong máu, oxy trong
máu, và các phép đo khác rất hữu ích trong các thử nghiệm lâm sàng.

47
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM THẾ GIỚI
TRONG TƯƠNG LAI
Cảm biến sinh học
▪ Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của những thiết bị này đến từ kết nối Internet, cho phép các
thông tin mà chúng thu thập được đồng bộ hóa với các thiết bị khác hoặc được chia sẻ ngay
lập tức với bác sĩ và các nhà nghiên cứu. Điều này có thể tạo ra một sự thay đổi cho các
công ty dược và các công ty nghiên cứu thị trường: bệnh nhân sẽ không cần đến trung tâm
nghiên cứu hoặc bệnh viện để tham gia các thử nghiệm lâm sàng nữa, tất cả có thể được
làm từ xa thông qua cảm biến sinh học.

48
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Trình độ phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam và định vị trên bản đồ thị trường
dược phẩm thế giới
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5
mức phát triển,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
▪ Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.
▪ Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu.
▪ Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được
một số dược phẩm.
▪ Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

49
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Trình độ phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam và định vị trên bản đồ thị trường
dược phẩm thế giới
Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong
quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ…
Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu
kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và
100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước áp
lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.

50
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược Việt Nam
▪ Nhóm sản xuất: các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các công ty dược nội
địa, các công ty dược FDI.
▪ Nhóm phân phối: các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ.
▪ Nhóm bán lẻ: bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tư nhân… Đây là nhóm trực tiếp phân
phối thuốc tến tay người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi giá trị.

51
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

52
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản
xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Thiếu hụt nguồn cung do ảnh hưởng
bởi sự đứt gãy của chuỗi cung ứng

Hình 3-7 Tình hình nhập khẩu nguyên liệu


làm thuốc tại Việt Nam

53
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80-90% nhu cầu ở
Việt Nam. Trung Quốc và Ấn Độ là 02 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất
cho Việt Nam, chiếm lần lượt 63,7% và 16,7% tỷ trọng nguyên liệu dược phẩm nhập
khẩu năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm 2020, do nguồn cung tại Trung Quốc và Ấn Độ
bị ảnh hưởng, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ
lần lượt là 27,2 triệu USD và 9,4 triệu USD. Tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập
khẩu trong 02 tháng đầu năm 2020 do đó cũng giảm 30,8% yoy, đạt 46,5 triệu USD.
Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ,
chiếm tỷ trọng 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu

54
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Nguyên liệu đông dược: Theo báo cáo của Cục QLDvà BYT, đến 90% nguồn nguyên
liệu đông dược sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc do nguồn cung tại
Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không thể trồng tại Việt Nam do khí
hậu không phù hợp. 10% nguyên liệu còn lại chủ yếu tập trung vào các loại thảo dược
khá phổ biến tại Việt Nam như Artiso, Đinh Lăng, Cam Thảo, Cao Ích Mẫu, Diệp Hạ
Châu…

55
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Các nguyên liệu sản xuất dược phẩm này thường thông qua 2 con đường để tiếp cận với
công ty dược.
▪ Con đường trực tiếp: Làm việc và thỏa thuận trực tiếp với các công ty có văn phòng đại
diện tại Việt Nam hoặc đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu về Việt Nam.
▪ Con đường gián tiếp: Thông qua các công ty trung gian chuyên về cung ứng nguyên liệu
dược phẩm.

56
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Phân loại nguyên liệu dược phẩm: Dựa vào các tiêu chí chủ yếu sau: độ tinh khiết, tác dụng dược
lý, công nghệ sản xuất, uy tín của nhà sản xuất…, có thể phân loại nguyên liệu dược phẩm thành 2
nhóm chính
▪ Nguyên liệu chất lượng cao độ tinh khiết cao, thân thiện với sức khỏe con người và được các tổ
chức lớn về dược phẩm như USFDA (Mỹ) hoặc EMA (Châu Âu) cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Hiện nay, chứng nhận CEP là một tiêu chí khá phổ biến để đánh giá chất lượng của nhà sản xuất
(chứng chỉ cho phép xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào thị trường Châu Âu).
▪ Nguyên liệu giá rẻ: Đa phần được sản xuất bởi các nhà sản xuất Trung Quốc và Ấn Độ với giá
thành rẻ hơn nhiều lần so với nguyên liệu chất lượng cao. Do hạn chế về trình độ công nghệ cũng
như kinh phí đầu tư lớn cho hệ thống cơ sở hạng tầng, máy móc thiết bị, kỹ thuật sản xuất… nên
các nguồn nguyên liệu này thường có độ tinh khiết không cao, tồn dư các hóa chất phụ trợ xúc tác
trong quá trình sản xuất khá lớn.

57
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Nhà cung ứng nguyên liệu
▪ Phân loại nguyên liệu dược phẩm:
▪ Với đặc thù của ngành dược phẩm, giá nguyên liệu đầu vào thường chiếm từ 50% - 80% giá vốn
hàng bán của thành phẩm  chênh lệch trong giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến biên lãi
gộp của các DN,
▪ Thị trường nguyên liệu dược phẩm trong nước đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà
cung ứng nước ngoài (chủ yếu xoay quay 3 nhóm: Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc).
▪ Ngoài ra, các DNSX dược phẩm nội địa cũng đang chạy đua trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên
liệu mới nhằm cân đối giữa chất lượng với giá thành sản xuất phù hợp với định hướng phát triển và
phân khúc khách hàng của từng DN

58
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế giới và chỉ thực sự phát
triển từ sau năm 1990. Do đó, ảnh hưởng từ giai đoạn chiến tranh kéo dài và thời kỳ bao cấp khó
khăn vẫn còn hiện hữu. Việc mỗi tỉnh thành phố đều có ít nhất một doanh nghiệp dược nhà nước
(hoặc có gốc nhà nước) phụ trách cả sản xuất và phân phối dược phẩm là một trong những hệ quả
để lại từ thời bao cấp.
Cả nước hiện có khoảng 233 doanh nghiệp sản xuất thuốc (thống kê đến 30/04/2020). Hầu hết
các doanh nghiệp này đều tập trung sản xuất các dòng thuốc phổ biến thông thường trong khi đó
các thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại lại không được quan tâm. Do đó,
xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các
doanh nghiệp nội địa. Phân khúc thuốc đặc trị, chuyên khoa…với giá trị cao hoàn toàn do các
doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Tại Việt Nam, các nhà sản xuất dược phẩm có thể chia thành nhiều nhóm theo các tiêu chí
phân loại như sau:
59
60
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Phân loại theo hình thức sở hữu
▪ Nhóm doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đại diện cho
nhóm này là các doanh nghiệp như: Sanofi Aventis Việt Nam, Euvipharm, United Pharma
(Philippines), OPV, Thai Nakorn Patana…
▪ Nhóm doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa. Đa phần các doanh nghiệp nhóm này
đều có gốc gác nhà nước với cổ đông lớn là SCIC hoặc Tổng công ty dược Việt Nam
(Vinapharm). Đại diện là các doanh nghiệp đang niêm yết như: Dược Hậu Giang,
Imexpharm, Domesco, Traphaco… hoặc một số doanh nghiệp chưa niêm yết như:
Pymepharco, Bidiphar, Mekophar…
▪  Hoạt động M&A các nhà máy sản xuất dược phẩm nội địa của Việt Nam?

61
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Phân loại theo hình thức sở hữu
▪  Hoạt động M&A các nhà máy sản xuất dược phẩm nội địa của Việt Nam?

62
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Phân loại theo hình thức sở hữu
▪  Hoạt động M&A các nhà máy sản xuất dược phẩm nội địa của Việt Nam?

63
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Phân loại theo phân khúc sản phẩm
▪ Nhóm sản phẩm chất lượng cao: các doanh nghiệp đại diện cho nhóm này bao gồm:
Sanofi Aventis, Euvipharm, United Pharma, Thai Nakon Patana…(FDI), Imexpharm,
Domesco (niêm yết), Pymepharco, Stada, Bidiphar, Savipharm… (chưa niêm yết).
▪ Nhóm sản phẩm phân khúc bình dân: các doanh nghiệp tiêu biểu cho nhóm này: Dược
Hậu Giang, Traphaco, Dược Cửu Long (niêm yết)… và hầu hết các doanh nghiệp dược
phẩm nội địa còn lại.

64
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Phân loại theo chiến lược kinh doanh
▪ Nhóm tăng trưởng nhanh nhờ đầu tư mạng lưới và marketing: Dẫn đầu nhóm này là Dược Hậu
Giang và Traphaco: Trọng tâm của chiến lược này là tập trung vào một nhóm sản phẩm chủ lực với
các đặc điểm chính: dễ sản xuất, phổ thông, giá rẻ, dễ sử dụng, chủ yếu bán ở kênh thương mại,
vòng quay sản phẩm nhanh… đi kèm với một chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm trên diện
rộng với kinh phí đầu tư lớn nhằm tăng độ phủ, độ nhận diện sản phẩm trên phạm vi lớn.
▪ Nhóm tăng trưởng ổn định và bền vững nhờ đầu tư có chiều sâu vào chất lượng sản phẩm:
Dẫn đầu nhóm này các doanh nghiệp FDI như: Sanofi Aventis, United Pharma… và các doanh
nghiệp nội địa như: Imexpharm, Domesco (niêm yết), Pymepharco, Stada, Bidiphar, Mekophar…
▪ Nhóm còn lại: Đặc điểm chung của nhóm này là tiềm năng tăng trưởng không rõ ràng do nhiều vấn
đề như: định hướng chiến lược của ban lãnh đạo, sản xuất dàn trải nhiều dòng sản phẩm, không có
các dòng sản phẩm mới nổi bật để tạo lực đẩy tăng trưởng, quy mô hoạt động còn quá nhỏ và chỉ
dừng lại ở tầm địa phương… 65
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đáng chú ý:
▪ Dược Hậu Giang: Doanh nghiệp sản xuất tân dược lớn nhất Việt Nam
▪ Imexpharm: Doanh nghiệp sản xuất thuốc chất lượng cao chuyên về kháng sinh tiêm
▪ Domesco: Doanh nghiệp mạnh về sản xuất thuốc tim mạch, tiểu đường, béo phì…
▪ Traphaco: Doanh nghiệp sản xuất đông dược lớn nhất Việt Nam.
▪ Pymepharco: Doanh nghiệp sản xuất tân dược chất lượng cao (chưa niêm yết)
▪ Bidiphar 1: Doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất thuốc ung thư (chưa niêm yết)
▪ Tham khảo thêm chi tiết về các doanh nghiệp sản xuất khác
▪ Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa đang niêm yết
▪ Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa chưa niêm yết

66
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Nhà sản xuất dược phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm đáng chú ý:
▪ Ngành dược Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường khi phải giải quyết vấn đề lớn nhất về định
hướng phát triển: phát triển theo chiều rộng hay phát triển theo chiều sâu, chiến lược nào sẽ giúp
doanh nghiệp đi được xa hơn và phát triển bền vững hơn?
▪ DHG và TRA đã và đang thu hút các nhà đầu tư tài chính nhờ các con số tăng trưởng ấn tượng,
nhưng vẫn chưa thể thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài nào vì
nguyên nhân: sau khi thị trường đã tăng trưởng mạnh trong một thời gian ngắn, lúc thị trường đã bão
hòa với các dòng sản phẩm phổ thông dễ sản xuất và dễ bị cạnh tranh, DHG và TRA có thể sáng tạo
ra dòng sản phẩm mới có tính đột phá, có hàm lượng đầu tư chất xám cao, hay có thể chuyển sang
sản xuất/có khả năng sản xuất/có kinh nghiệm sản xuất các dòng sản phẩm đặc trị hay không?

67
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM

▪ Do đó, tác giả cho rằng phát triển theo chiều sâu là sự lựa chọn đúng đắn khi doanh nghiệp tạo
ra được nền tảng vững chắc cho mình và phù hợp với xu hướng phát triển chung của các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm trên thế giới. Minh chứng cụ thể là việc DMC đã có sự tham gia
của cổ đông chiến lược CFR Pharmaceutical S.A (Chile) trong khi IMP đã và đang được nhiều
tập đoàn dược phẩm nước ngoài đặt vấn đề muốn trở thành cổ đông lớn/cổ đông chi phối (rào
cản duy nhất đang giới hạn room 49% của khối ngoại) khi các tập đoàn này thấy được khả
năng biến hai doanh nghiệp trên thành nhà sản xuất dược phẩm cho họ ngay tại Việt Nam vói
chi phí thấp hơn. Ngoài 2 doanh nghiệp nêu trên, các doanh nghiệp chưa niêm yết như
Pymepharco, Bidiphar, Euvipharm, Savipharm cũng đã thu hút được dòng vốn đầu tư của các
cổ đông chiến lược là các tập đoàn dược phẩm nước ngoài.

68
TIÊU ĐIỂM NGÀNH DƯỢC PHẨM

69
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Các doanh nghiệp gia công – sản xuất nhượng quyền
▪ GIA CÔNG: Theo định nghĩa của BYTVN, gia công là thực hiện gia công một, một số
hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình sản xuất thuốc (nhận nguyên liệu, công đoạn chế
biến, đóng gói kể cả đóng gói vào bao bì cuối cùng và dán nhãn).
▪ Đây là hình thức sản xuất khá phổ biến tại VN, thường xảy ra giữa các doanh nghiệp dược
quy mô nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm quy mô lớn. Doanh thu từ loại hình
sản xuất này thường được ghi nhận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dưới dạng
doanh thu từ cung cấp dịch vụ, doanh thu khác… và thường chiếm tỷ trọng không lớn trong
cơ cấu doanh thu. Chất lượng sản phẩm trong hoạt động gia công thường có sự biến động
rất lớn và phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của bên đặt gia công.

70
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Các doanh nghiệp gia công – sản xuất nhượng quyền
▪ SẢN XUẤT NHƯỢNG QUYỀN: Đây là một hình thức gia công cao cấp, trong đó, đơn vị nhượng
quyền sản xuất thường là các tập đoàn dược phẩm lớn nước ngoài, mục đích là muốn sản xuất các
loại thuốc của họ ngay tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp hơn so với thuốc nhập khẩu, phù
hợp với mặt bằng giá cả tại Việt Nam và vẫn đảm bảo được chất lượng hiệu quả như thuốc nguyên
bản.
▪ Doanh nghiệp sản xuất nhượng quyền phải đáp ứng các yêu cầu về nhà máy, trình độ sản xuất, bảo
quản… Tập đoàn nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất cho doanh
nghiệp (phải ký hợp đồng bảo mật). Giá thành các dược phẩm nhượng quyền sẽ thấp hơn khoảng
30% so với dược phẩm gốc. Điểm khác biệt lớn nhất giữa thuốc gia công và thuốc sản xuất nhượng
quyền là chất lượng dược phẩm. Một số các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất nhượng
quyền mạnh tại Việt Nam: Imexpharm, Pymerpharco, Savipharm, Bidiphar, OPV…

71
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Các doanh nghiệp gia công – sản xuất nhượng quyền
▪ Biên lợi nhuận của hoạt động gia công dao động trong khoảng 1 - 10% tùy theo mức độ phức tạp.
Biên lợi nhuận của hoạt động sản xuất nhượng quyền dao động trong ngưỡng 20 - 30%.
▪ Tác giả cho rằng sản xuất nhượng quyền đang là hướng phù hợp với ngành dược Việt Nam hiện nay,
giúp các doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi và áp dụng ngược lại các kinh nghiệm kiến thức đã học
hỏi vào sản xuất sản phẩm của mình, rút ngắn đáng kể thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu, mày mò
ban đầu.
▪ Mặt khác, tác giả cho rằng hình thức gia công thuốc đang tiềm ẩn rủi ro khá lớn khi doanh nghiệp
dược phẩm nước ngoài có thể lách quy định về hạn chế chào thầu thuốc ngoại bằng cách thuê gia
công hoặc thành lập một đơn vị gia công bước cuối trong nước để hợp thức hóa xuất xứ của thuốc.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa có quy định cụ thể cho trường hợp này.

72
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Tình hình nhập khẩu Dược phẩm tại Việt Nam

Hiện nay, nói về thị trường thuốc tại Việt Nam chủ yếu được cung ứng bởi hai nguồn chính, một
là thuốc sản xuất trong nước và hai là thuốc nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành công
nghiệp dược trong nước cũng đã có những bước tiến đáng kể.
Thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 47% nhu cầu. Thuốc sản xuất trong nước
chỉ đáp ứng được khoảng 47% nhu cầu. Theo Tổng Cục Hải Quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3.3
tỷ USD dược phẩm (+7.4% YoY) trong năm 2020, với CAGR vào khoảng 9% trong giai đoạn
2018-2020.
Kháng sinh vẫn là nhóm dược phẩm dẫn đầu về kim ngạch, hiện thị phần nhập khẩu của nhóm
thuốc này chiếm khoảng 48.5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm.
Thị trường nhập khẩu thuốc chủ yếu từ các nước như Pháp, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ý, Hàn
Quốc, Bỉ, v.v.
73
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Tình hình nhập khẩu Dược phẩm tại Việt Nam

74
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
Bức tranh phân hóa

Hình 3-8 Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành Dược

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các doanh nghiệp Dược tháng 10 năm 2020 75
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
▪ Sự bùng phát của đại dịch khiến cho nhu cầu về dược phẩm tăng đột biến với các dòng thuốc
tăng cường sức đề kháng. Các bệnh viện và cả khách hàng cá nhân đều có nhu cầu tích trữ thuốc để
phòng dịch. Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành vật tư y tế việc sản xuất, cung cấp các trang thiết
bị y tế, các dụng cụ bảo hộ trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra đã góp phần tăng doanh thu
đáng kể cho các doanh nghiệp này, thậm chí có những doanh nghiệp doanh thu thuần và lợi nhuận
tăng trưởng ba con số so với cùng kỳ năm 2019.
▪ Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp ngành dược và vật tư y tế nào cũng được hưởng lợi mà
tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Dược tương đối phân hóa trong đại dịch Covid-19. Bên
cạnh những doanh nghiệp lãi khủng, tăng trưởng mạnh, ngành Dược cũng ghi nhận nhiều doanh
nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận, trong đó có doanh nghiệp ghi nhận lỗ do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Mặc dù, tình hình đã được cải thiện sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên theo
đánh giá của nhiều doanh nghiệp Dược trong khảo sát của Vietnam Report, mức phục hồi vẫn chưa
đạt như trước khi có đại dịch.
76
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

Top 5 khó khăn của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

Theo kết quả khảo sát của


Vietnam Report, Top 5 khó khăn của
doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19:
78,6% doanh nghiệp gặp khó khăn khi
nhu cầu người sử dụng sản phẩm dược
thay đổi; 57,1% khó khăn khi tiếp cận
khách hàng mới, đứt gãy chuỗi cung
ứng trong kinh doanh, giá hàng hóa đầu
vào tăng và 35,7% doanh nghiệp khó
khăn với sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong ngành.

77
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
 Top 5 khó khăn của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19
▪ Nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu hiện chiếm tỷ trọng khoảng 80-90% nhu cầu ở Việt Nam. Trong đó,
Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nguồn cung nguyên liệu dược phẩm lớn nhất, lần lượt chiếm 63,7% và 16,7% tỷ
trọng nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu năm 2019. Dịch bệnh hầu như đã cắt đứt chuỗi cung ứng nguyên
liệu của ngành Dược trong 6 tháng đầu năm vì Trung Quốc và Ấn Độ - 2 công xưởng cung cấp nguyên liệu
Dược lớn nhất thế giới bị gián đoạn với số người nhiễm Covid rất cao. Việc khan hiếm nguyên liệu trong
chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với chi phí vận chuyển, phân phối tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid-
19 dẫn đến đẩy giá nguyên liệu tăng cao.
▪ Thêm vào đó, Chính phủ yêu cầu kê khai thông tin người đến mua thuốc ho, hạ sốt, các sản phẩm khẩu
trang và cồn sát khuẩn không được tăng giá cùng giãn cách toàn xã hội đã làm cho kênh OTC (kênh bán lẻ
của các nhà thuốc, hiệu thuốc) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đối với kênh ETC (kênh đấu thầu trong bệnh
viện), việc siết chặt để đảm bảo không có lây nhiễm trong bệnh viện kéo theo số bệnh nhân tới khám rất
hạn chế, thậm chí một số nơi đã đóng cửa các khoa không cấp thiết nên kênh phân phối này hầu như bị
khóa chặt.
78
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

Top 5 khó khăn của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19
▪ Nhu cầu của người sử dụng sản phẩm dược thay đổi, giảm lượng cầu ở các kênh bệnh viện, các sản phẩm
thuốc chưa thiết yếu, tăng nhu cầu cho các sản phẩm phòng bệnh như khẩu trang, nước rửa tay, các sản
phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch. Sự thay đổi đã gây những khó khăn nhất định với các doanh nghiệp
dược, bởi trên thực tế thị phần các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch thuộc về sản phẩm nước
ngoài, số lượng doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất đã giảm từ hơn 4.190 doanh nghiệp xuống còn
300 doanh nghiệp sau khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP siết chặt tiêu chuẩn sản xuất HS-GMP cho sản phẩm
bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng từ tháng 07/2019.
▪ Trong khi đó, khẩu trang hay nước rửa tay đều không phải mặt hàng kinh doanh chính của các doanh nghiệp
dược phẩm. Thị phần các sản phẩm này còn gặp sự cạnh tranh của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất vật tư y
tế, sản phẩm vệ sinh cá nhân, v.v. Khi tình trạng khan hiếm mặt hàng khẩu trang y tế tiếp tục xảy ra tại phần
lớn các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị phòng chống dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp hóa chất, dệt
may chuyển hướng sản xuất sản phẩm phòng chống dịch, khiến thị trường này lại trở nên cạnh tranh gay gắt
hơn.
79
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

Top 5 khó khăn của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19
▪ Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, một tín hiệu đáng mừng là xã hội đã có
cái nhìn tích cực về ngành y tế nói chung và ngành Dược Việt Nam nói riêng. Thuốc và trang
thiết bị y tế của Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang
các thị trường có yêu cầu rất nghiêm ngặt như Mỹ, Đức, Nhật, v.v.
▪ Đại dịch Covid-19 tạo ra những khó khăn, thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội đáng kể, là dịp để
doanh nghiệp nhìn lại mình, tái cấu trúc hoạt động, đẩy nhanh đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa
ngành Y học. Covid-19 dẫn đến sự phá hủy nhưng lại có cái mới sinh ra, “trong cái khó ló cái
khôn”, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng, khai thác để biến nguy thành những cơ hội. Có những
doanh nghiệp trước đây nửa năm chưa ra sản phẩm mới, nhưng khi đại dịch Covid-19 bùng phát,
đã nhanh chóng đưa ra sản phẩm tăng cường sức đề kháng, sát khuẩn để chống dịch.

80
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
 Đánh giá uy tín truyền thông của các doanh nghiệp Dược
▪ Khi nói về danh tiếng của công ty trong ngành Dược phẩm, thông thường không phải các sản
phẩm khiến mọi người nói những điều tích cực hoặc tiêu cực về công ty, mà là nhận thức của mọi
người về công ty được hình thành từ kinh nghiệm trong quá khứ hoặc sự đưa tin của phương tiện
truyền thông. Theo đó, khi công chúng không có kinh nghiệm trực tiếp với một công ty, tác động
của việc đưa tin của phương tiện truyền thông lên kiến ​thức và quan điểm của công chúng về
công ty đó sẽ tác động rất lớn.
▪ Sự chủ động của doanh nghiệp trên truyền thông cũng được đánh giá là yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro uy tín truyền thông của doanh nghiệp. Theo thông lệ, để đảm
bảo thông tin chính xác và tăng độ tin cậy với các đối tượng tiếp nhận, ít nhất 1/3 lượng thông tin
về doanh nghiệp trên truyền thông cần được dẫn nguồn từ doanh nghiệp và các lãnh đạo cấp cao
của doanh nghiệp (thành viên của Ban quản trị/Ban lãnh đạo).
81
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
 Đánh giá uy tín truyền thông của các doanh nghiệp Dược
▪ Dữ liệu phân tích Media Coding cho thấy các doanh nghiệp Dược trong nghiên cứu của
Vietnam Report ngày càng chủ động công bố thông tin. Trong giai đoạn 11/2018 - 10/2019, các
bài báo từ nguồn doanh nghiệp công bố chỉ chiếm 9%, còn lại do các phương tiện truyền thông
đưa tin. Giai đoạn 11/2019 - 10/2020, lượng tin từ nguồn doanh nghiệp công bố tăng lên đến
11,4%, tuy có cải thiện so với giai đoạn trước nhưng chưa đạt yêu cầu.

82
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

•Top 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông

Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp ngành Dược năm 2019–2020

83
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

▪ Khi dịch bệnh xảy ra, các doanh nghiệp Dược được thể hiện vai trò và trách nhiệm xã hội, ủng hộ sản
phẩm sức đề kháng, cam kết giữ giá sản phẩm khi nhu cầu của người dân tăng cao... Vì thế, bên cạnh các
chủ đề hay xuất hiện về Tài chính/ Kết quả kinh doanh, Cổ phiếu, Sản phẩm, Hình ảnh/ Pr trong các năm
trước thì năm nay xuất hiện thêm chủ đề trách nhiệm xã hội cho thấy sự đồng hành của các doanh nghiệp
Dược cùng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch.

▪ Xét về tin tích cực-tiêu cực theo nhóm chủ đề: Trong 5 chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông,
chủ đề về sản phẩm có tỷ lệ tin tích cực cao nhất là 11,5% với những tin về thu hồi sản phẩm, chất lượng
thuốc và vật tư, thiết bị y tế không đảm bảo, trong khi mức an toàn của tỷ lệ tin tiêu cực là 10%.

▪ Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích
cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên
20%. Trong số doanh nghiệp được nghiên cứu có 44% doanh nghiệp đạt được mức 10%, và 40,7% doanh
nghiệp đạt ngưỡng trên 20%, trong khi so với cùng kỳ năm trước chỉ có 23% số doanh nghiệp đạt được tỷ lệ
an toàn 10%.
84
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

 Xu hướng bình thường mới trong ngành Dược phẩm


▪ Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến thị trường y tế và ngành Dược phẩm với những
tác động đáng kể trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng
và lập kế hoạch phù hợp để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
▪ Kết quả khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành Dược phẩm của Vietnam
Report đã chỉ ra 5 xu hướng chủ đạo với ngành Dược phẩm trong ngắn hạn và dài hạn.

85
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
▪ Xu hướng trong ngắn hạn và dài hạn với ngành Dược phẩm

86
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
▪ Xu hướng trong ngắn hạn
▪ Thay đổi phương thức quảng cáo sản phẩm: Trước đây, các doanh nghiệp thường tổ chức các
sự kiện giới thiệu sản phẩm theo hình thức trực tiếp (offline), quảng cáo trên truyền hình, phát
thanh thì hiện nay đang áp dụng digital marketing, tư vấn và bán hàng online.

87
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
▪ Xu hướng trong ngắn hạn
▪ Thay đổi quy trình nghiên cứu và phát triển
▪ Trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc nghiên
cứu sản xuất nhằm tìm ra phương hướng chống lại dịch bệnh Covid-19 có vai trò rất quan trọng, và
là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến
ngày 24/9/2020, có 187 loại vắc-xin Covid-19 đang triển khai nghiên cứu trên toàn thế giới, trong
đó có 38 vắc-xin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng (9 vắc-xin thử nghiệm lâm sàng giai
đoạn III; 3 vắc-xin trong giai đoạn II; 26 loại đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai giai đoạn I),
149 loại đang trong quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng. Việt Nam là một trong 42 quốc gia có thể
sản xuất vắc-xin trên thế giới, với 4 nhà sản xuất trong nước VABIOTECH, POLYVAC, IVAC,
NANOGEN cũng đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển. Có thể thấy những nỗ lực hết
mình của các nhà sản xuất, các cơ quan nghiên cứu và các quốc gia trong phát triển vắc-xin với tốc
độ nhanh chóng và quy mô chưa từng thấy.
88
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
▪ Xu hướng trong ngắn hạn
▪ Thay đổi quy trình nghiên cứu và phát triển
▪ Do nhu cầu cấp thiết, một số nhà phát triển vắc-xin đang nén quá trình lâm sàng cho SARS-
CoV-2 bằng cách chạy đồng thời các giai đoạn thử nghiệm. Các cơ quan quản lý của nhiều nước
cũng đã bắt đầu ban hành Hướng dẫn nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng và đăng ký cấp
phép cho vắc-xin Covid-19. Đại dịch cũng cho thấy tầm quan trọng của các thử nghiệm lâm sàng
trong quy trình đánh giá tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp điều trị tiềm năng cũng như
các loại vắc-xin phòng ngừa, trước khi được chuyển đến các bệnh nhân.

89
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

 Xu hướng trong dài hạn


▪ Hướng đến tự cung, tự cấp, chủ động nguồn nguyên liệu trong ngành Dược
Sự thiếu hụt nguyên liệu Dược phẩm trong ngắn hạn do lệnh cấm xuất khẩu của những nhà cung
cấp chính là Ấn Độ và Trung Quốc, đã khiến chính phủ nhiều nước cân nhắc việc tự cung tự cấp
trong chuỗi cung ứng và đã công bố các quy định để tránh thiếu hụt trong cuộc khủng hoảng như
vậy.

90
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

 Xu hướng trong dài hạn


▪ Áp dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh nhiều hơn
▪ Để tăng hiệu quả hoạt động và cung cấp thông tin chi tiết về kinh doanh và khoa học trong các
hoạt động R&D, sản xuất và thương mại, các công ty dược phẩm đang ngày càng chú trọng ứng
dụng công nghệ. 90,9% doanh nghiệp Dược trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá đại dịch
Covid-19 đã đẩy nhanh hơn công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp tạo
ra phương thức vận hành công ty mới cũng như tạo ra phương thức kinh doanh mới để dẫn đầu thị
trường. Về phương pháp, công cụ mà doanh nghiệp đang và dự kiến sẽ áp dụng để thúc đẩy
chuyển đổi số, khảo sát cũng ghi nhận: 81,2% doanh nghiệp áp dụng hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp (ERP); 45,5% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ dựa trên đám mây (Cloud); 36,4%
doanh nghiệp triển khai báo cáo thông minh (BI-Business Intelligence), dữ liệu lớn (Big Data),
Internet vạn vật kết nối (IoT).
91
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
 Xu hướng trong dài hạn
▪ Áp dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh nhiều hơn
▪ Công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để phân tích và thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu
đó, R&D được đẩy nhanh, các thử nghiệm lâm sàng được tối ưu hóa và bệnh nhân đạt được kết quả
mong đợi. Ngoài ra, AI còn được sử dụng trong một số trường hợp: Dự đoán kết quả và đề xuất các
hành động tốt nhất tiếp theo, tự động hóa quy trình làm việc, dự đoán sự tuân thủ của bệnh nhân và
đề xuất các phương pháp can thiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp Dược áp dụng công cụ Trí tuệ nhân tạo (AI)
trong khảo sát của Vietnam Report đã đạt 18,2%.

92
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19
 Xu hướng trong dài hạn
▪ Áp dụng công nghệ trong sản xuất và kinh doanh nhiều hơn
▪ Với gần 45% dân số Việt Nam sử dụng smartphone (theo thông tin từ Adsota) đã tạo điều kiện để
Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho các công nghệ mới liên quan đến khám chữa bệnh, đặc
biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Một số công ty Dược phẩm đã phối hợp với công ty công
nghệ để phát triển các app bán thuốc, tư vấn trực tuyến, giao hàng tận nhà cho người dân, giúp họ
được trải nghiệm y tế chất lượng và uy tín ngay tại nhà. Ngoài ra, nền tảng mạng xã hội của Việt
Nam dành riêng cho cộng đồng nhà thuốc và nhân viên y tế, tổ chức trực tuyến các chương trình đào
tạo đến hội thảo, cập nhật thông tin y khoa cũng được phát triển.

93
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

▪ Xu hướng M&A trong ngành Dược


▪ Thị trường Dược phẩm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển đến từ nhân khẩu học, chi tiêu cho
chăm sóc sức khỏe tăng và các chính sách ưu tiên của Chính phủ. Tuy nhiên, công ty dược Việt
Nam không có lợi thế sản xuất nhóm thuốc chất lượng cao. Trong phân khúc thuốc generic, hiện nay
các doanh nghiệp nội địa, mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong nước, số còn lại phải
nhập khẩu. Thêm vào đó, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, nhiều hàng rào bị dỡ bỏ, doanh nghiệp
dược EU có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam.
Điều này sẽ tạo một làn sóng M&A mạnh mẽ hơn với ngành Dược trong thời gian tới, tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp Dược phẩm Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nghiên cứu và phát
triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng cao.

94
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

▪ Triển vọng tăng trưởng ngành Dược: Khó có nhiều đột phá
▪ Những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nền kinh tế
của Việt Nam sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, do đó mức độ hồi phục của Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều rủi ro. Chính
phủ đặt mục tiêu mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 là 6%. Theo dự báo của Fitch Solution, thì
tăng trưởng ngành dược Việt Nam năm 2021 hồi phục và đạt 8,7%. Ngành Dược Việt Nam còn nhiều cơ hội
phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức khi nguồn nguyên liệu phụ thuộc từ nước ngoài, công tác nghiên
cứu và phát triển các loại thuốc bằng sáng chế còn hạn chế và chỉ có thể sản xuất thuốc gốc.
▪ Bên cạnh đó, nguy cơ M&A và sự tham gia vào thị trường từ các tập đoàn đa quốc gia với tiềm lực tài
chính vững chắc sẽ là trở ngại lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược Việt Nam. Các chuyên
gia và doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành Dược trong
giai đoạn 2020-2021 sẽ rất khó đột phá. Kết quả thống kê cho thấy 35,7% chuyên gia và doanh nghiệp cho
rằng ngành Dược sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng; 28,6% lựa chọn tăng trưởng khả quan, tốt hơn một chút; và chỉ
có 7,1% đánh giá tăng trưởng mạnh, tốt hơn nhiều.
95
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
 Tình hình ngành Dược 9 tháng đầu năm 2020 trước tác động của đại dịch Covid-19

Hình 3-9 Triển vọng tăng trưởng ngành Dược Việt Nam
Nguồn: Khảo sát doanh nghiệp và chuyên gia ngành Dược, tháng 10 năm 2020

96
▪Thank you!

97

You might also like