You are on page 1of 61

GIỚI THIỆU KHUNG KIẾN TRÚC CPĐT VIỆT NAM, PHIÊN

BẢN 2.0 VÀ HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG,


CẬP NHẬT KIẾN TRÚC CPĐT/CQĐT

T R Ì N H B À Y: C Ụ C T I N HỌC HÓA – B Ộ T HÔN G T I N V À T R U Y Ề N T HÔN G

1
Nội dung
I. Giới thiệu chung về Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0

II. Các điểm đổi mới của Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0

III. Quy trình lập, phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí

IV. Quy trình khảo sát phục vụ xây dựng, cập nhật Kiến trúc

V. Quy trình xây dựng Kiến trúc mục tiêu

VI. Thảo luận

2
GIỚI THIỆU CHUNG

3
Giới thiệu chung
Ngày 31/12/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số
2323/QĐ-BTTTT ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản
2.0. Theo đó, căn cứ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0, các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử
cấp bộ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kiến trúc Chính quyền
điện tử cấp tỉnh, phiên bản 2.0.
Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) cấp bộ, Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp
tỉnh, phiên bản 2.0 được xây dựng trên cơ sở nâng cấp, cập nhật các nội dung từ phiên
bản 1.0.

4
Giới thiệu chung
Các nội dung cơ bản trong Kiến trúc Chính phủ điện tử
Nghiệp vụ
a) Tầm nhìn;

Các miền lõi kiến trúc


Dữ liệu
b) Mục tiêu;
Ứng dụng
c) Phạm vi áp dụng;
Công nghệ
d) Nguyên tắc;
An toàn thông tin
đ) Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính phủ điện tử;
e) Các Kiến trúc Chính phủ điện tử thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ; Kiến trúc dữ
liệu; Kiến trúc ứng dụng; Kiến trúc công nghệ; Kiến trúc an toàn thông tin.
g) Tổ chức triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử:

5
CÁC ĐIỂM MỚI CỦA KHUNG KIẾN TRÚC CPĐT
VIỆT NAM, PHIÊN BẢN 2.0

6
Các điểm mới
Cập nhật nội dung
Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam,
phiên bản 2.0 cập nhật nội dung, đưa ra
các thành phần cơ bản: mục đích và
phạm vi áp dụng, các nội dung khung
Đưa ra mô hình tham chiếu kiến trúc, các mô hình tham chiếu, sơ
Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, đồ khái quát Chính phủ điện tử Việt
phiên bản 2.0 đưa ra 05 mô hình tham Nam và tổ chức thực hiện.
chiếu về nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng,
công nghệ và an toàn thông tin để các
Ban hành danh mục
bộ, ngành, địa phương cần phải tham
chiếu trong quá trình xây dựng, cập Ban hành danh mục các hệ thống thông
nhật Kiến trúc CPĐT, CQĐT, phiên tin, cơ sở dữ liệu tạo nền tảng Chính
bản 2.0. phủ điện tử Việt Nam kèm theo Kiến
. trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên
bản 2.0.

7
Mục đích của mô hình tham chiếu

01 Mô hình tham chiếu là nội dung 02 Mô hình tham chiếu bao gồm
danh mục các thành phần cơ bản
mà các bộ, ngành, địa phương
tham chiếu trong quá trình xây đã được chuẩn hóa sẽ giúp cho
dựng Kiến trúc Chính phủ điện việc xây dựng nội dung Kiến trúc
tử của mình. Chính phủ điện tử của các bộ,
02 ngành, địa phương được đồng
bộ, thống nhất, tăng khả năng
kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.

8
Nghiệp vụ Dữ liệu
Cung cấp một Khung chung mô tả các Cung cấp một Khung chung mô tả, phân
Mô hình
nghiệp vụ phổ biến của các cơ quan nhà loại các thành phần dữ liệu cơ bản của các
nước, việc mô tả này độc lập với cấu trúc cơ quan nhà nước dựa trên các nghiệp vụ, tham
tổ chức của các cơ quan nhà nước và tạo việc mô tả này độc lập với cấu trúc tổ
điều kiện phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước khi cùng chung nhóm nghiệp vụ.
chức của các cơ quan nhà nước và chỉ ra
khả năng chia sẻ, sử dụng lại dữ liệu giữa
chiếu
Mô hình tham chiếu nghiệp vụ là cơ sở để các cơ quan. Mô hình tham chiếu dữ liệu
xây dựng Kiến trúc nghiệp vụ. Mô hình là cơ sở để xây dựng Kiến trúc dữ liệu.
tham chiếu nghiệp vụ chi tiết được mô tả Mô hình tham chiếu dữ liệu chi tiết được
trong Phụ lục I của Quyết định số mô tả trong Phụ lục II của Quyết định
2323/QĐ-BTTTT, ngày 31/12/20219 của số 2323/QĐ-BTTTT, ngày 31/12/20219
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông. thông.

9
Ứng dụng Công nghệ
Cung cấp một Khung chung mô tả, phân Cung cấp một Khung kỹ thuật phân loại
loại các thành phần ứng dụng cơ bản phục
vụ các mục tiêu nghiệp vụ của các cơ
các tiêu chuẩn và công nghệ để hỗ trợ và
cho phép triển khai các thành phần ứng Mô hình
quan nhà nước, việc mô tả này cho phép dụng. Mô hình tham chiếu công nghệ là
xác định các khả năng hợp nhất, tích hợp cơ sở để xây dựng Kiến trúc công nghệ. tham
ứng dụng khi cùng cung cấp các dịch vụ Mô hình tham chiếu công nghệ chi tiết
cho nghiệp vụ. Mô hình tham chiếu ứng
dụng là cơ sở để xây dựng Kiến trúc ứng
được mô tả trong Phụ lục IV của Quyết
định số 2323/QĐ-BTTTT, ngày
chiếu
dụng. Mô hình tham chiếu ứng dụng chi 31/12/20219 của Bộ trưởng Bộ Thông
tiết được mô tả trong Phụ lục III của tin và Truyền thông.
Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT, ngày
31/12/20219 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông.

An toàn thông tin


Cung cấp một Khung mô tả các thành phần bảo đảm an toàn thông tin cần triển
khai áp dụng khi phát triển Chính phủ điện tử. Mô hình tham chiếu an toàn thông
tin là cơ sở để xây dựng Kiến trúc an toàn thông tin. Mô hình tham chiếu an toàn
thông tin chi tiết được mô tả trong Phụ lục V của Quyết định số 2323/QĐ-
BTTTT, ngày 31/12/20219 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

10
QUY TRÌNH TỔNG THỂ
Thực hiện nhiệm vụ Xây dựng,
cập nhật Kiến trúc Chính phủ
điện tử/Chính quyền điện tử,
phiên bản 2.0

11
LẬP ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ

12
1. Lập và phê duyệt Đề cương và dự toán xây dựng Kiến trúc
CPĐT/CQĐT, Phiên bản 2.0

Bước I: Trình phê duyệt Đề cương và dự toán Xây dựng


Kiến trúc CPĐT/Chính quyền điện tử, phiên bản 2.0

•Lập tờ trình xin chủ trương Kiến trúc CPĐT/CQĐT, phiên bản 2.0.
•Ở bước này, hình thức thực hiện của các tỉnh, bộ ngành có thể khác
nhau. Nhưng cùng chung bản chất là cần sự chấp thuận và phê duyệt
của cấp có thẩm quyền, tạo cơ sở về nội dung công việc và dự kiến kinh
phí thực hiện để triển khai bước tiếp theo.
Trong đó:
•Nội dung đề cương: Căn cứ theo Công văn số 39/THH-CSCNTT V/v
mẫu Đề cương Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 2.0.
•Nội dung dự toán chi tiết: Gồm Tổng hợp chi phí, Dự toán chi tiết chi
phí khảo sát, Dự toán chi tiết chi phí lập Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên
bản cập nhật 2.0.

13
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.1. Dự toán Chi phí khảo sát

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN

TT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị (đồng) Ghi chú

1 Chi phí chuyên gia Ccg


2 Chi phí quản lý (%)*Ccg Cql
3 Chi phí khác Ck
4 Thu nhập chịu thuế tính trước %* (Ccg+Cql+Ck) TN
5 Thuế giá trị gia tăng %* (Ccg+Cql+Ck+TN) VAT
6 Chi phí dự phòng %* (Ccg+Cql+Ck+TN+VAT) Cdp
Tổng cộng Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp Ctv

14
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.1. Dự toán Chi phí khảo sát
Các định mức, đơn giá để tính dự toán chi phí Khảo sát:
o Phương pháp tính: Căn cứ theo Quyết định số 1688/QĐ-BTTTT ngày 11/10/2019 của Bộ Thông tin và
Truyền thông V/v sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông công bố Định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;
o Chi phí khảo sát: được lập theo hướng dẫn tại Công văn số 1951/BTTTT-ƯDCNTT ngày 04/7/2013 của
Bộ Thông tin và Truyền thông V/v hướng dẫn lập dự toán chi phí khảo sát dự án ứng dụng CNTT sử
dụng nguồn vốn NSNN;
o Mức lương ngày công chuyên gia tư vấn khảo sát: Mức tiền công 01 người/ngày = Mức lương tối thiểu
vùng cao nhất do Nhà nước quy định/22 ngày theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của
Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;
o Chi phí ngày công khảo sát = 4.420.000đ/ 22 (theo mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số
90/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động);
o Chi phí đi lại, chi phí lưu trú, công tác phí phục vụ khảo sát thực tế theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC
ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

15
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.1. Dự toán Chi phí khảo sát (Ví dụ)
Giá trị
Khoản mục chi phí Ký hiệu Diễn giải Căn cứ tính
(Đồng)
I Chi phí chuyên gia Ccg Ccg1+Ccg2+Ccg3
1 Khảo sát thực tế Ccg1 Ccg1.1+Ccg1.2 Chi phí khảo sát thực tế tại … điểm
Chi phí khảo sát tại Sở TTTT Ccg1.1 02 người*2 ngày*Chi phí ngày công CV 1951/BTTTT- ƯDCNTT
Chi phí khảo sát tại các điểm khác Ccg1.2 02 người*0,5 ngày*Chi phí ngày công*29 điểm CV 1951/BTTTT- ƯDCNTT
Lập Đề cương nhiệm vụ khảo sát (phương án điều Vận dụng điểm a, Khoản 1, Điều 3, TT
2 Ccg2 Mức chi phí áp dụng thấp hơn mức tối đa
tra, khảo sát) và các mẫu phiếu khảo sát số 109/2016/TT-BTC
Phân tích, đánh giá số liệu điều tra, khảo sát và lập Vận dụng điểm b, Khoản 1, Điều 3, TT
3 Ccg3 Mức chi phí áp dụng thấp hơn mức tối đa
Báo cáo kết quả khảo sát số 109/2016/TT-BTC
II Chi phí quản lý Cql 55%xCcg CV 1951/BTTTT- ƯDCNTT
III Chi phí khác Ck Ck1+Ck2+Ck3+Ck4
1 Chi phí đi lại phục vụ khảo sát thực tế Ck1
1.1 Chi phí vé máy bay khứ hồi TT số 40/2017/TT-BTC (Tạm tính)

1.2 Chi phí thuê xe đưa đón chuyên gia TT số 40/2017/TT-BTC (Tạm tính)
Chi phí thuê xe cho chuyên gia trong quá trình khảo
1.3 TT số 40/2017/TT-BTC (Tạm tính)
sát thực tế
Chi phí lưu trú chuyên gia khảo sát trong quá trình
2 Ck2 TT số 40/2017/TT-BTC
khảo sát thực tế
3 Công tác phí cho các chuyên gia khảo sát Ck3 TT số 40/2017/TT-BTC
4 Văn phòng phẩm Ck4 Dự toán chi tiết Bảng 1.1
IV Thu nhập chịu thuế tính trước TL 6%*(Ccg+Cql+Ck) CV1951/BTTTT- ƯDCNTT
Tổng cộng trước thuế G Ccg+Cql+Ck+TL
V Thuế giá trị gia tăng GTGT 10%*(Ccg+Cql+Ck+TL)
Tổng cộng chi phí sau thuế G+GTGT

16
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0

2.2. Dự toán Chi phí xây dựng Kiến trúc CQĐT

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ TƯ VẤN

TT Khoản mục chi phí Diễn giải Giá trị (đồng) Ghi chú
1 Chi phí chuyên gia Ccg
2 Chi phí quản lý (%)*Ccg Cql
3 Chi phí khác Ck
4 Thu nhập chịu thuế tính trước %* (Ccg+Cql+Ck) TN
5 Thuế giá trị gia tăng %* (Ccg+Cql+Ck+TN) VAT
6 Chi phí dự phòng %* (Ccg+Cql+Ck+TN+VAT) Cdp
Tổng cộng Ccg+Cql+Ck+TN+VAT+Cdp Ctv

17
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0

2.2. Dự toán Chi phí xây dựng Kiến trúc CQĐT


• Căn cứ Đề cương nội dung công việc thực hiện;
• Căn cứ nội dung công việc theo Công văn số 39/THH-CSCNTT V/v mẫu Đề
cương Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 2.0;
• Phương pháp tính: Căn cứ theo Quyết định số 1688/QĐ-BTTTT ngày
11/10/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông V/v sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 2378/QĐ-BTTTT;
• Lương chuyên gia tư vấn (CGTV) áp dụng Thông tư số 02/2015/TT-
BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

18
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.2. Dự toán Chi phí xây dựng Kiến trúc CQĐT (Ví dụ)
Ngày công Thành tiền
STT Nội dung công việc Ghi chú
M4 M3 M2 M1 (Đồng)
I Chi phí lập Kiến trúc Chính quyền điện tử
I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
2. Phạm vi áp dụng
II. TẦM NHÌN KIẾN TRÚC
III. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC
IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CQĐT
VI. KIẾN TRÚC HIỆN TẠI
1. Kiến trúc nghiệp vụ
1.1. Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ hiện tại
1.2. Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông (đối với các nghiệp vụ liên thông)
2. Kiến trúc ứng dụng Nội dung công việc căn cứ theo công
2.1 Hiện trạng các ứng dụng đang sử dụng văn số 39/THH-CSCNTT ngày
2.2. Mô tả nhu cầu phát triển hoặc nâng cấp các thành phần ứng dụng (nếu có) 13/01/2020 của Cục Tin học hóa V/v
3. Kiến trúc dữ liệu mẫu Đề cương Kiến trúc
3.1 Hiện trạng các cơ sở dữ liệu CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật 2.0
3.2 Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu
3.3 Mô tả nhu cầu về xây dựng các cơ sở dữ liệu hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu (nếu có)
3.4. Khác (nếu có)
4. Kiến trúc Công nghệ
4.1 Sơ đồ mạng hiện tại
4.2 Hiện trạng hạ tầng CNTT tại Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ
4.3 Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các đơn vị
4.4 Khác (nếu có)
5. Kiến trúc An toàn thông tin
5.1. Mô hình hiện trạng ATTT
5.2. Mô tả hiện trạng các phương án đảm bảo ATTT

19
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.2. Dự toán Chi phí xây dựng Kiến trúc CQĐT (Ví dụ)
Ngày công Thành tiền
STT Nội dung công việc Ghi chú
M4 M3 M2 M1 (Đồng)
5.3. Mô tả hiện trạng các phương án quản lý ATTT
5.4. Khác (nếu có)
6. Ưu điểm, hạn chế
VII. KIẾN TRÚC MỤC TIÊU
1. Sơ đồ tổng quát quát CPĐT
2. Kiến trúc Nghiệp vụ
2.1 Nguyên tắc Nghiệp vụ
2.2 Danh mục nghiệp vụ
2.3 Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ
2.4 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ
2.5 Sơ đồ liên thông nghiệp vụ
2.6 Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước thuộc Bộ
Nội dung công việc căn
3. Kiến trúc Dữ liệu
cứ theo công văn số
3.1 Nguyên tắc Dữ liệu
39/THH-CSCNTT ngày
3.2 Mô hình dữ liệu
13/01/2020 của Cục Tin
4. Kiến trúc Ứng dụng
học hóa V/v mẫu Đề
4.1 Nguyên tắc Ứng dụng
cương Kiến trúc
4.2 Sơ đồ giao diện ứng dụng
CPĐT/CQĐT phiên bản
4.3 Sơ đồ giao tiếp ứng dụng
cập nhật 2.0
4.4 Ma trận quan hệ ứng dụng - ứng dụng
4.5 Sơ đồ tích hợp ứng dụng
4.6 Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng
4.7 Các yêu cầu về duy trì hệ thống ứng dụng
4.8 Danh sách ứng dụng
5. Kiến trúc công nghệ
5.1 Nguyên tắc công nghệ
5.2 Sơ đồ mạng
5.3 Hạ tầng Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ
5.4 Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật
5.5 Dự báo công nghệ
6. Kiến trúc An toàn thông tin
6.1 Nguyên tắc an toàn thông tin 20
2. Dự toán chi phí Khảo sát và xây dựng, cập nhật Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0
2.2. Dự toán Chi phí xây dựng Kiến trúc CQĐT (Ví dụ)
Ngày công Thành tiền
STT Nội dung công việc Ghi chú
M4 M3 M2 M1 (Đồng)
6.2 Các loại kiểm soát ATTT
6.3 Mô hình an toàn thông tin
6.4 Phương án đảm bảo ATTT
6.5 Phương án quản lý ATTT
6.6 Phương án dự phòng thảm hoạ
6.7 Phương án giám sát liên tục công tác đảm bảo ATTT
6.8 Phương án đánh giá, duy trì công tác đảm bảo ATTT Nội dung công việc căn cứ theo
6.9. Khác (nếu có) công văn số 39/THH-CSCNTT
VIII. PHÂN TÍCH KHOẢNG CÁCH ngày 13/01/2020 của Cục Tin học
IX. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI hóa V/v mẫu Đề cương Kiến trúc
1. Danh sách các nhiệm vụ CPĐT/CQĐT phiên bản cập nhật
2. Lộ trình triển khai các nhiệm vụ 2.0
3. Giải pháp quản trị kiến trúc
4. Giải pháp về nguồn nhân lực
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
6. Giải pháp về tài chính
X. PHỤ LỤC (nếu có)
XI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (nếu có).

II Chi phí quản lý (55%*CG) (QL) Quyết định số 1688/QĐ-BTTTT

III Chi phí khác (K) (Văn phòng phẩm) Dự toán chi tiết Bảng 2.1

IV Thu nhập chịu thuế tính trước (6%*(CG+QL+K)) (TN) Quyết định số 1688/QĐ-BTTTT
Tổng cộng trước thuế
V Thuế VAT (10%*(CG+QL+K +TN))
Tổng cộng sau thuế

21
3. Lựa chọn Nhà thầu tư vấn khảo sát và xây dựng, cập nhật
Kiến trúc CPĐT/CQĐT, Phiên bản 2.0

Thực hiện theo quy định của pháp


luật về đấu thầu

22
QUY TRÌNH KHẢO SÁT PHỤC VỤ
XÂY DỰNG, CẬP NHẬT KIẾN TRÚC

23
1. Quy trình khảo sát tổng quát

Lập Báo
Tổng cáo kết
hợp số quả khảo
Thực liệu, sát
hiện khảo phân tích
sát kết quả
Nhiệm
vụ khảo
sát

24
2. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát

1. Đơn vị thực hiện:


- Chủ đầu tư nếu đủ năng lực;
- Thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm.
2. Nội dung:
- Mục đích khảo sát
- Phạm vi khảo sát
- Các loại công tác khảo sát dự kiến
- Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến
3. Phê duyệt
- Chủ đầu tư phê duyệt

25
3. Phương pháp thực hiện khảo sát

Khảo sát thực tế tại các điểm khảo sát


Khảo sát qua các phần mềm hỗ trợ: Google sheet, Limesurvey…
Khảo sát qua mẫu phiếu khảo sát
o Xác định số lượng mẫu phiếu khảo sát theo đơn vị cần khảo sát;
o Bổ sung thêm các mẫu phiếu cho các đơn vị đặc thù nếu cần thiết;
o Đảm bảo thu thập các nội dung, phù hợp với mục tiêu, quy mô khảo
sát, tiêu chuẩn khảo sát được nêu tại Nhiệm vụ khảo sát gồm các câu
hỏi khảo sát có nội dung liên quan đến: Về nghiệp vụ; Về ứng dụng;
Về dữ liệu; Về Công nghệ; Về An toàn thông tin; Ưu điểm, hạn chế.

26
4. Lập Báo cáo kết quả khảo sát

Nội dung Báo cáo kết quả khảo sát


a) Tên nhiệm vụ khảo sát được duyệt;
b) Đặc điểm, quy mô đầu tư;
c) Quy trình, phương pháp và thiết bị (nếu có) dùng cho khảo sát;
d) Số liệu, kết quả khảo sát thực tế
đ) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;
e) Đề xuất giải pháp kỹ thuật - công nghệ
g) Kết luận và kiến nghị;
h) Các phụ lục có liên quan để minh họa cho kết quả khảo sát thu được
(nếu có).
Báo cáo kết quả khảo sát là cơ sở cho việc lập tài liệu Kiến trúc
CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0

27
4. Lập Báo cáo kết quả khảo sát

Nội dung hiện trạng thể hiện trong Báo cáo kết quả khảo sát bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
 Về nghiệp vụ (tập trung bao gồm các nội dung sau, trong đó yêu cầu thể hiện tối thiểu ở mức
khái quát):
 Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ hiện tại;
 Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ liên thông (đối với các nghiệp vụ liên thông);
 Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong phạm vi Kiến trúc
 Về ứng dụng, bao gồm các nội dung sau:
 Hiện trạng các ứng dụng đang sử dụng - trình bày chi tiết hiện trạng khai thác, vận hành
các ứng dụng các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiến trúc đang sử dụng. (bao gồm cả
các ứng dụng không tự triển khai);
 Mô tả nhu cầu phát triển hoặc nâng cấp các thành phần ứng dụng (nếu có).

28
4. Lập Báo cáo kết quả khảo sát
 Về dữ liệu, bao gồm các nội dung:
 Hiện trạng các cơ sở dữ liệu - trình bày chi tiết hiện trạng khai thác, vận hành các CSDL thuộc
các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiến trúc đang sử dụng (các CSDL chuyên ngành, CSDL dùng
chung, …..) (bao gồm cả các CSDL không tự triển khai); Hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu - trình
bày hiện trạng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước (các Bộ, các cấp chính quyền).
Cụ thể hình thức kết nối, chia sẻ; nội dung chia sẻ; tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật;
 Mô tả nhu cầu về xây dựng các cơ sở dữ liệu hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu (nếu có) - trình bày nhu
cầu, lý do cần xây dựng các CSDL hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu);
 Khác (nếu có).
 Về Công nghệ, bao gồm các nội dung sau:
 Sơ đồ mạng hiện tại;
 Hiện trạng hạ tầng CNTT tại Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ;
 Hiện trạng hạ tầng CNTT tại các đơn vị (các đơn vị thuộc phạm vi tác động của kiến trúc);
 Khác (nếu có).

29
4. Lập Báo cáo kết quả khảo sát
 Kiến trúc An toàn thông tin, bao gồm các nội dung:
 Mô hình hiện trạng ATTT
 Mô tả hiện trạng các phương án đảm bảo ATTT
 Mô tả hiện trạng các phương án quản lý ATTT
 Khác (nếu có)
 Ưu điểm, hạn chế
 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động ứng dụng CNTT xây dựng
CPĐT:
 Ngoài ra thu thập các thông tin về: Quy định, Kế hoạch, Dự án, Nghị quyết… của tỉnh liên
quan đến hoạt động ứng dụng CNTT, cải cách hành chính
 Các thông tin về Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội của địa phương
 Các đánh giá cần chỉ ra:
• Các ưu điểm, hạn chế;
• Những điểm đạt được và chưa đạt được so với các văn bản đã ban hành Quy định của
Chính phủ, Bộ TTTT.
30
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KIẾN TRÚC MỤC TIÊU

31
1. Áp dụng mô hình tham chiếu trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, Phiên
bản 2.0 để xây dựng, cập nhật Kiến trúc CPĐT/CQĐT, Phiên bản 2.0 của các
Bộ, ngành, địa phương

32
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)

BRM cấu trúc theo ba mức thể hiện các


chức năng nghiệp vụ của CQNN:
• Miền nghiệp vụ, thể hiện các lĩnh vực
nghiệp vụ phổ biến mà CQNN thực thi
(mức cao nhất)
• Mỗi Miền nghiệp vụ được chia nhỏ
thành các Nhóm nghiệp vụ (thể hiện ở
mức giữa).
• Mỗi Nhóm nghiệp vụ lại được tổ chức
thành các Loại nghiệp vụ (thể hiện ở
mức dưới cùng).

Cấu trúc Mô hình tham chiếu nghiệp vụ BRM

33
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)
Nguyên tắc phân loại:
 Cấp 1. Miền nghiệp vụ
Các Miền nghiệp vụ mô tả bản chất chức năng CQNN và các công việc liên quan tới hoạt động
của CQNN, phân cấp ở mức cao nhất trong cấu trúc BRM. Dựa theo chức năng, đối tượng
quản lý và tính chất các hoạt động của CQNN, Miền nghiệp vụ được phân loại thành các
Nhóm nghiệp vụ khác nhau.
 Cấp 2. Nhóm nghiệp vụ
Nhóm nghiệp vụ bao gồm các chức năng của CQNN, phân cấp ở mức giữa trong cấu trúc
BRM. Các chức năng được nhóm theo Nhóm nghiệp vụ, độc lập với chức năng, nhiệm vụ của
các Bộ, ngành, địa phương.
 Cấp 3. Loại nghiệp vụ
Loại nghiệp vụ được phân rã từ Nhóm nghiệp vụ, bao gồm các chức năng nhỏ hơn thực hiện
chức năng của CQNN, phân cấp ở mức thấp nhất trong cấu trúc BRM. Các chức năng nhỏ hơn
bao gồm các nghiệp vụ, quy trình, thủ tục liên quan để thực hiện một chức năng cụ thể.
34
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)

Các Miền nghiệp vụ phân chia các hoạt


động của CQNN thành 05 Miền riêng biệt: Kinh tế -
xã hội
1) Kinh tế - xã hội (BRM001);
2) Xã hội (BRM002);
Quản lý
Xã hội
3) Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh, trật nguồn lực
Miền
tự an toàn xã hội (BRM003); Nghiệp vụ
4) Hỗ trợ hoạt động của CQNN (BRM004);
5) Quản lý nguồn lực (BRM005). Hỗ trợ Đối ngoại,
Quốc phòng
hoạt động và An ninh,
của Chính trật tự an
phủ toàn xã hội

35
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)

- Bước 1: Xác định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị của Bộ/tỉnh
- Bước 2: Xác định các thủ tục hành chính công của các cơ quan, đơn vị của Bộ/tỉnh
- Bước 3: Xây dựng mô hình tham chiếu nghiệp vụ của Bộ/tỉnh dựa trên BRM của
Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0:
 Bước 3.1: Lập bảng với đầy đủ miền, nhóm nghiệp vụ theo BRM của Khung
Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0
 Bước 3.2: Gán chức năng, nhiệm vụ, các TTHC (nếu có) theo các cơ quan, đơn
vị của Bộ/tỉnh;
 Bước 3.3: Tổng hợp kết quả phân tích tại các bước 3.2 để xác định mô hình
tham chiếu nghiệp vụ của Bộ, tỉnh.
- Bước 4: Thực hiện xây dựng các nội dung của Kiến trúc nghiệp vụ theo hướng dẫn
tại Văn bản số 39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa.

36
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)

37
2. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Nghiệp vụ (BA) dựa trên Mô
hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM)
Các nội dung cần trình bày trong Kiến trúc Nghiệp vụ:
- Nguyên tắc Nghiệp vụ: Nội dung này trình bày, mô tả các nguyên tắc nghiệp vụ.
- Danh mục nghiệp vụ: Thể hiện cụ thể danh sách các lĩnh vực nghiệp vụ; tham chiếu mô hình tham chiếu
nghiệp vụ trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 2.0 khi đề xuất.
- Kế hoạch hoạt động nghiệp vụ: Thể hiện nội dung mục tiêu cần đạt được về chức năng/khả năng, thời
gian, mức độ ưu tiên triển khai của từng nghiệp vụ để giải quyết các vấn đề tại hiện trạng.
- Sơ đồ quy trình nghiệp vụ: Thể hiện sơ đồ quy trình nghiệp vụ ở mức khái quát, xác định luồng nghiệp vụ
không liên thông của các cơ quan, đơn vị trong Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0.
- Sơ đồ liên thông nghiệp vụ: Thể hiện sơ đồ quy trình nghiệp vụ ở mức khái quát, xác định luồng nghiệp vụ
liên thông của các cơ quan, đơn vị trong Kiến trúc CPĐT/CQĐT phiên bản 2.0.
- Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước thuộc Bộ hoặc tổ chức chính quyền: Thể hiện được sơ đồ và mô tả
tóm tắt về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ hoặc tổ chức chính quyền.

38
3. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Dữ liệu (DA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Dữ liệu (DRM)

DRM cấu trúc theo 03 mức. Mức cao nhất là Miền dữ liệu, tương ứng với Miền
nghiệp vụ trong mô hình BRM. Mỗi Miền dữ liệu được chia nhỏ thành các nhóm
gọi là Mục dữ liệu, thể hiện mức giữa trong cấu trúc DRM. Mục dữ liệu thể hiện
các thông tin yêu cầu xử lý nghiệp vụ tương ứng tại Nhóm nghiệp vụ trong mô
hình BRM. Mức thấp nhất trong cấu trúc DRM gọi là Tiểu mục dữ liệu. Tiểu
mục dữ liệu thể hiện các thông tin chi tiết đáp ứng yêu cầu xử lý bởi các chức
năng nghiệp vụ trong mô hình BRM. Mô hình DRM đại diện cho dữ liệu cần
thiết cho các chức năng nghiệp vụ và dịch vụ do CQNN cung cấp.

39
3. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Dữ liệu (DA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Dữ liệu (DRM)
Cấp độ Thành phần Mô tả

Cấp độ 1 Miền dữ liệu Danh mục dữ liệu được khái quát hóa
trên cơ sở các Miền nghiệp vụ của
CQNNvà các hoạt động điều hành
của CQNN

Cấp độ 2 Mục dữ liệu Danh mục dữ liệu chi tiết hơn phục
vụ các Nhóm nghiệp vụ (không phụ
thuộc Bộ, ngành, cơ quan nào thực
hiện)

Cấp độ 3 Tiểu mục dữ liệu Danh mục chi tiết của dữ liệu cần
thiết của CQNN để thực hiện các
Loại nghiệp vụ tương ứng (không phụ
thuộc Bộ, ngành, cơ quan nào thực
hiện)

40
3. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Dữ liệu (DA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Dữ liệu (DRM)

- Bước 1: Chuẩn bị bảng với các miền, mục, tiểu mục dữ liệu theo DRM của Khung Kiến
trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 và mô hình tham chiếu nghiệp vụ BRM của Bộ/tỉnh
đã xây dựng.
- Bước 2: Phân tích quy trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cùng các TTHC (nếu có)
để xác định thông tin, dữ liệu và đối tượng trao đổi theo từng đơn vị.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả phân tích tại bước 2 để xác định mô hình tham chiếu dữ liệu
của Bộ/tỉnh.
- Bước 4: Thực hiện xây dựng các nội dung của Kiến trúc dữ liệu theo hướng dẫn tại Văn
bản số 39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa.

41
3. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Dữ liệu (DA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Dữ liệu (DRM)

42
3. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Dữ liệu (DA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Dữ liệu (DRM)
Các nội dung cần trình bày trong Kiến trúc Dữ liệu:
- Nguyên tắc Dữ liệu: Nội dung này trình bày, mô tả các nguyên tắc dữ liệu.
- Mô hình dữ liệu: Thể hiện tối thiểu mức khái niệm; đáp ứng yêu cầu quy định tại Chương II, Thông tư số
13/2017/TT-BTTTT. Các đối tượng dữ liệu tham chiếu mô hình tham chiếu dữ liệu.

43
4. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Ứng dụng (AA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Ứng dụng (ARM)

Mô hình tham chiếu ứng dụng (ARM) cung cấp một Khung chung mô tả, phân
loại các thành phần ứng dụng cơ bản phục vụ các mục tiêu nghiệp vụ của các cơ
quan nhà nước, việc mô tả này cho phép xác định các khả năng hợp nhất, tích
hợp ứng dụng khi cùng cung cấp các dịch vụ cho nghiệp vụ. Mô hình tham
chiếu ứng dụng là cơ sở để xây dựng Kiến trúc ứng dụng.

44
4. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Ứng dụng (AA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Ứng dụng (ARM)

Cấp độ Thành phần Mô tả

Cấp độ 1 Miền chức năng Là phân loại tổng quát của ứng dụng dựa trên
ứng dụng chức năng và hoạt động của CQNN

Cấp độ 2 Nhóm dịch vụ Là danh mục cụ thể hơn của ứng dụng để thực
ứng dụng hiện được chức năng và dịch vụ nghiệp vụ do
CQNN cung cấp

Cấp độ 3 Loại dịch vụ Là các dịch vụ ứng dụng chi tiết có sẵn trong
ứng dụng mỗi danh mục ứng dụng để có thể thực hiện các
chức năng và dịch vụ nghiệp vụ do CQNN
cung cấp

45
4. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Ứng dụng (AA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Ứng dụng (ARM)

- Bước 1: Căn cứ hiện trạng phát triển CPĐT/CQĐT của Bộ/tỉnh, các yêu cầu nghiệp vụ, mục
tiêu/định hướng tin học hóa xử lý nghiệp vụ và Mô hình tham chiếu ứng dụng trong Khung
Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 để xác định các ứng dụng của Bộ/tỉnh cần có.
- Bước 2: Phân tích và xây dựng bảng danh sách các ứng dụng kèm theo mô tả chung về ứng
dụng; định hướng, mục tiêu tin học hóa; đề xuất nâng cấp/đầu tư phát triển mới/kế thừa sử
dụng (nếu TW đã đầu tư); mức độ ưu tiên của các ứng dụng.
- Bước 3: Xây dựng các nội dung khác của Kiến trúc ứng dụng theo hướng dẫn tại Văn bản số
39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa.

46
4. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Ứng dụng (AA) dựa trên Mô hình
tham chiếu Ứng dụng (ARM)

47
4. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Ứng dụng (AA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Ứng dụng (ARM)

Các nội dung của Kiến trúc ứng dụng cần trình bày:
- Nguyên tắc Ứng dụng;
- Sơ đồ giao diện ứng dụng;
- Sơ đồ giao tiếp ứng dụng
- Ma trận quan hệ ứng dụng - ứng dụng
- Sơ đồ tích hợp ứng dụng
- Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng
- Các yêu cầu về duy trì hệ thống ứng dụng
- Danh sách ứng dụng

48
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)

Mô hình tham chiếu công nghệ (TRM) cung cấp một Khung kỹ thuật phân loại
các tiêu chuẩn và công nghệ để hỗ trợ và cho phép triển khai các thành phần ứng
dụng. Mô hình tham chiếu công nghệ là cơ sở để xây dựng Kiến trúc công nghệ.
Mô hình được tổ chức theo một hệ thống phân cấp, TRM phân loại các tiêu
chuẩn và công nghệ hỗ trợ chung cho việc phân phối, trao đổi và xây dựng khả
năng nghiệp vụ và các thành phần dịch vụ ứng dụng có thể được sử dụng và tận
dụng trong kiến trúc dựa trên thành phần (CBA) hoặc dịch vụ (SOA) (CBA hoặc
SOA, sau đây được sử dụng đồng nghĩa).

49
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)
Cấp độ Thành phần Mô tả

Cấp độ 1 Miền dịch vụ Đại diện cho một lớp kỹ thuật hỗ trợ xây
hạ tầng kỹ dựng, trao đổi và phân phối các thành phần
thuật, công dịch vụ một cách an toàn. Mỗi miền dịch vụ
nghệ công nghệ bao gồm nhiều Nhóm danh mục
dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và tiêu
chuẩn dịch vụ công nghệ. Hệ thống phân
cấp này cung cấp khung để nhóm các tiêu
chuẩn và công nghệ hỗ trợ trực tiếp miền
dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.

Cấp độ 2 Nhóm dịch vụ Là việc phân loại các công nghệ và tiêu
hạ tầng kỹ chuẩn liên quan đến chức năng nghiệp vụ
thuật, công hoặc công nghệ mà các dịch vụ phục vụ.
nghệ Tiếp đến, mỗi nhóm dịch vụ bao gồm một
hoặc nhiều tiêu chuẩn dịch vụ.

Cấp độ 3 Loại dịch vụ về Xác định các tiêu chuẩn và công nghệ hỗ
các tiêu chuẩn trợ Nhóm dịch vụ. Để hỗ trợ, tạo thuận lợi
và công nghệ cho các cơ quan thực hiện ánh xạ vào TRM,
nhiều tiêu chuẩn dịch vụ cung cấp các thông
số kỹ thuật hoặc công nghệ minh họa.

50
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)
Mô hình tham
chiếu Công nghệ
(TRM)

Miền dịch vụ hạ
tầng kỹ thuật, công
nghệ

Nhóm dịch vụ hạ
tầng kỹ thuật,
công nghệ

Loại dịch vụ về
các tiêu chuẩn và
công nghệ

Thành phần 1 Thành phần 2 Thành phần 3 Thành phần n

51
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)

- Bước 1: Xây dựng mô hình tham chiếu Công nghệ của Bộ/tỉnh theo mô hình tham chiếu
công nghệ trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 theo cách sau:
- Bước 1.1: Lập bảng với các miền, nhóm, loại dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ theo
mô hình tham chiếu.
- Bước 1.2: Xác định chi tiết các thành phần hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ tương
ứng với miền, nhóm, loại dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho các thành
phần kiến trúc nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng đã đề xuất các bước trên.
- Bước 1.3: Xác định mức độ ưu tiên, mô tả nội dung cần triển khai theo Kiến trúc
CPĐT/CQĐT, Phiên bản 2.0.
- Bước 2: Xây dựng các nội dung của Kiến trúc công nghệ theo hướng dẫn tại Văn bản số
39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa.

52
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)

-> Miền Dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, công Mã TRM trong KTCPĐT VN, Mô tả tóm tắt Các dịch vụ về tiêu chuẩn và công nghệ
nghệ TRM001 Phiên bản 2.0
-> Mã nhóm dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, TRM001.001 Truy cập và Phân phối dịch vụ
công nghệ TRM
-> Mã loại dịch vụ ứng dụng TRM TRM001.001.001 Trình duyệt web
-> Xác định các dịch vụ về tiêu chuẩn và Internet Explorer
công nghệ thành phần để xây dựng Mô Safari
hình tham chiếu Công nghệ cấp Bộ/Tỉnh Firefox
Chrome

53
5. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Công nghệ (TA) dựa trên Mô
hình tham chiếu Công nghệ (TRM)

Các nội dung của Kiến trúc Công nghệ cần trình bày:
- Nguyên tắc công nghệ
- Sơ đồ mạng: Thể hiện sơ đồ mạng sử dụng trong Chính phủ điện tử; bao gồm các loại mạng
LAN, WAN, mạng TSLCD, mạng không dây, khác (nếu cần thiết))
- Hạ tầng Trung tâm dữ liệu/Phòng máy chủ: Thể hiện các nội dung bao gồm quy hoạch TTDL, cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của TTDL (dựa trên mô hình tham chiếu).
- Danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật: Thể hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật sẽ được
áp dụng để triển khai; cần xây dựng để áp dụng;
- Dự báo công nghệ: Thể hiện các dự báo, xu hướng công nghệ sẽ được sử dụng trong quá trình
triển khai hiện thực hóa Kiến trúc CPĐT/CQĐT, Phiên bản 2.0.

54
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)

Mô hình tham chiếu an toàn thông tin (Security Reference Model - SRM) cung
cấp một Khung mô tả các thành phần bảo đảm an toàn thông tin cần triển khai
áp dụng khi phát triển Chính phủ điện tử. Mô hình tham chiếu an toàn thông tin
là cơ sở để xây dựng Kiến trúc an toàn thông tin. SRM xây dựng hệ thống an
toàn thông tin thống nhất thông qua thành phần: Mục tiêu, Rủi ro và Kiểm soát.
Các thành phần này sau đó được chia thành 06 hợp phần chi tiết. Mỗi nội dung
này phải được giải quyết ở cấp độ tổ chức và hệ thống.

55
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)
1) Mục tiêu: Các mục tiêu bảo đảm an toàn thông tin đối với
các hệ thống thành phần trong Khung CPĐT. Cụ thể, Hệ
thống thông tin cần được thực hiện bảo vệ theo quy định của
pháp luật căn cứ vào cấp độ an toàn của hệ thống thông tin,
yêu cầu an toàn tối thiểu và phương án bảo vệ.
2) Rủi ro: Các nguy cơ, rủi ro mất an toàn thông tin và biện
pháp kiểm soát. Cụ thể, các hệ thống thông tin cần được kiểm
tra, đánh giá, xác định và quản lý các rủi ro; các nguy cơ, rủi
ro đối với hệ thống cần có biện pháp kiểm soát để giảm thiểu
mức độ rủi ro thông qua phương án bảo vệ.
3) Kiểm soát: Các biện pháp kiểm soát, đánh giá sự tuân thủ.
Cụ thể, việc thực thi bảo vệ các hệ thống thông tin cần được
kiểm soát sự tuân thủ quy định của pháp luật và đánh giá hiệu
quả của phương án bảo vệ.
56
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)
Mục tiêu
1 Hợp phần
1
1.1

Thành phần
1.1.1
2 Rủi ro,
1.1.2 Kiểm soát 3
nguy cơ và Tuân thủ
1.1.3
Biện pháp … Yêu cầu kiểm
kiểm soát n.n.n soát
ATTT

57
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)

- Bước 1: Xây dựng mô hình tham chiếu ATTT của Bộ/ tỉnh theo mô hình tham chiếu ATTT
trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 theo cách sau:
- Bước 1.1: Lập bảng với các mục tiêu, rủi ro, kiểm soát cùng các hợp phần chi tiết, ngữ
cảnh theo mô hình tham chiếu;
- Bước 1.2: Xác định đầy đủ các nội dung yêu cầu về đảm bảo ATTT trong bảng tại Bước
1.1; đảm bảo phù hợp với các nội dung mô tả ngữ cảnh tương ứng trong Khung Kiến
trúc CPĐT Việt Nam, Phiên bản 2.0.
- Bước 2: Xây dựng các nội dung của Kiến trúc ATTT theo hướng dẫn tại Văn bản số
39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa.

58
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)

-> Miền Rủi ro SRM002 Mã SRM trong KTCPĐT VN, Ngữ cảnh Nội dung mô tả
Phiên bản 2.0
-> Hợp phần chi tiết của SR002 SRM002.001 Nguy cơ, rủi ro
-> Ngữ cảnh chi tiết trong hợp phần SRM002.001.001 Các nguy cơ, rủi ro mất an toàn
thông tin xuất pháp từ bên ngoài hệ
thống
-> Xác định cụ thể nội dung chi tiết tương DDOS
ứng với ngữ cảnh để xây dựng Mô hình Deface
tham chiếu ATTT cấp Bộ/Tỉnh APT

59
6. Xây dựng, cập nhật Kiến trúc ATTT (SA) dựa trên Mô hình
tham chiếu ATTT (SRM)

Các nội dung của Kiến trúc ATTT cần trình bày:
- Nguyên tắc an toàn thông tin
- Các loại kiểm soát ATTT
- Mô hình an toàn thông tin
- Phương án đảm bảo ATTT
- Phương án quản lý ATTT
- Phương án dự phòng thảm hoạ
- Phương án giám sát liên tục công tác đảm bảo ATTT
- Phương án đánh giá, duy trì công tác đảm bảo ATTT
- Khác (nếu có).
60
Cục Tin học hoá
Bộ Thông tin và Truyền thông

You might also like