You are on page 1of 2

Lịch Sử

Câu 1: Tại sao nói cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với
nước Nga và thế giới
Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới
trong lịch sử phát triển của nhân loại.
 Đối với nước Nga:
Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người
ở Nga:
- Làm thay đổi tình hình đất nước và xã hội Nga, giải phóng nhân dân lao động…
- Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
 Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới
- Cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
⇒ Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư
bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 2: tại sao Nga thực hiện chính sách kinh tế mới. Tác dụng của chính sách kinh tế mới đối với nước
Nga.
Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nước Nga đi lên xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết
sức khó khăn:
-Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề: sản lượng nông nghiệp bằng 1/2 so với trước chiến tranh (1920).
Công nghiệp giảm 7 lần, nhiều vùng lâm vào dịch bệnh, nạn đói trầm trọng.
-Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế, chính trị.
-Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp.
-Trong bối cảnh đó, 3/1921 nước Nga Xô Viết thực hiện chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
 Tác dụng:
-Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được khôi phục và phát triển nhanh chóng: 1925 sản xuất công-
nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
-Đời sống nhân dân được cải thiện, khối liên minh công - nông được củng cố vững chắc.
-Tháng 12/1922 Liên bang Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô ) ra đời trên cơ sở bình đẳng và
tự nguyện giữa các dân tộc nhằm củng cố và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Cộng Hòa trong công cuộc
bảo vệ và phát triển Liên bang Xô Viết.
Câu 3: phân tích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết của các nước tư bản trong cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1929 đến năm 1933
 Nguyên nhân:
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => “cung” vượt quá “cầu”.
 Hậu quả: Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
- Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
 Hướng giải quyết khủng hoảng:
* Mĩ - Anh - Pháp:
- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.
- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.
* Đức - Italia - Nhật Bản:
- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc
gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
Câu 4: Nêu diễn biến và kết quả của cách mạng Tháng 2 năm 1917? cách mạng Tháng 2 năm 1917 có tính
chất gì
- Diễn biến
+ Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
+ Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
+ Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.
+ Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
+ Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết)
+ Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Vì: lãnh đạo
cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ
nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 5: Hãy làm rõ đặc điểm của quá trình phát xít hóa ở Đức và ở nước Nhật trong những năm 30 của thế
kỷ XX
- Quá trình phát xít hóa ở Đức: diễn ra nhanh hơn Nhật, từ năm 1933, Chính phủ Hít-le đã ráo riết thiếp
lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng
sản Đức.
- Quá trình phát xít hóa ở Nhật: Do những bất đồng trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức
tiến hành chiến tranh xâm lược, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ năm 1937,
sau khi cuộc chiến tranh trong nội bộ chấm dứt, Nhật Bản mới tập trung vào công việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
⇒ Quá trình phát xít hoá ở Đức diễn ra nhanh chóng hơn so với quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản

Cre: Phạm Nguyễn Ái Tịnh – 11B1

You might also like