You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

VLU
UNIVERSITY

KHOA THƯƠNG MẠI

TIỂU LUẬN MODULE 3 – SỬ DỤNG VĂN BẢN

ẨM THỰC SÀI GÒN

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Tuyết Nhung


Giáo viên hướng dẫn: Huỳnh Văn Sơn
MSSV: 2273401150992 LỚP: 71K28MARK23

TP.Hồ Chí Minh, ngày…,tháng….,năm….


MỤC LỤC
Chương 1. Một ẩm thực Sài Gòn đặc sắc, phong phú...........................................4
Chương 2. Những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn................................4
Chương 3. Ẩm thực Sài Gòn xưa..........................................................................5
Chương 4. Ẩm thực thành phố Hồ Chí Minh ngay nay.........................................5
Chương 5. Những món ăn nổi tiếng khi nói đến ẩm thực Sài Gòn........................6
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Thầy và Cô của

trường Đại học Văn Lang, đặc biệt là các Thầy Cô bộ môn tin học đại cương của nhà

trường đã tạo điều kiện cho em được học tập ở khoa để có nhiều thông tin cần thiết hoàn

thiện đề tài này, và em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy Cô bộ môn đã nhiệt tình hướng

dẫn em hoàn thành tốt bài Tiểu Luận

Em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Sơn bộ môn Tin học Cơ bản đã hướng

dẫn em. Trong thời gian thực hiện luận văn này, Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em

rất nhiều

Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô trường Đại học Văn Lang đã tận tình

giảng dạy em trong thời gian qua.

TP.HỒ CHÍ MINH, ngày 25 tháng 3 năm 2023

Đỗ Thị Tuyết Nhung


Chương 1. Một ẩm thực Sài Gòn đặc sắc, phong phú
 Ẩm thực được khái niệm là một hệ thống đặc biệt bao
gồm quan niệm của con người, nghệ thuật bếp
núc, chế biến thức ăn cũng như thói quen và nếp
sinh hoạt. Thông thường, mỗi vùng miền sẽ đặt
tên theo văn hóa hoặc theo địa danh để nói lên những đặc
trưng riêng về nền ẩm thực địa phương.
 Ẩm thực Sài Gòn là sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa không chỉ trong
nước mà cả nước ngoài.
 Với ẩm thực của người Sài Gòn, đây không chỉ đơn giản chỉ là vấn đề ăn
uống và chế biến các món ăn mà còn là tập tục, thói quen và văn hóa tinh thần
của con người. Sự sầm uất, nhộn nhịp và phát triển của Sài Gòn xưa hay
thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã thu hút những người dân từ mọi miền đổ
về. Họ đến và mang theo những công thức đặc biệt về món ăn địa phương nơi
họ sinh ra.
 Không chỉ vậy, nền ẩm thực từ các nước trên thế giới bao gồm Trung Quốc và
một số quốc gia phương Tây đã có sự du nhập vào Sài Gòn từ thuở xa xưa.
Chính vì những yếu tố khách quan này cùng với sự tiếp thu, sáng tạo kết hợp
với phương thức và món ăn truyền thống đã tạo nên một nền ẩm thực Sài Gòn
đặc sắc, phong phú ngày nay.

Chương 2. Những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn

S
ài Gòn là tên gọi trước đây của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ngày nay
người ta vẫn sử dụng cái tên này, nhất là khi nói đến những nét văn hóa
truyền thống. Trong tâm thức của mỗi người dân Sài Gòn thì đây là một
thành phố không ngủ. Bất kể là bạn ra đường vào khung giờ nào cũng đầy ắp
người hoạt động. Để tìm một quán ăn ở Sài Gòn là khá dễ dàng bởi quán xá mọc
lên rất nhiều và dường như mở cửa 24/24.
Do vậy mà tại thành phố hoa lệ này, bạn sẽ không quá khó để nhận diện về
những nét đặc trưng trong ẩm thực Sài Gòn - Nam Bộ
Chương 3. Ẩm thực Sài Gòn xưa
Đến với thành phố không biết nghỉ tại Việt Nam, Không chỉ có hủ tiếu
bạn sẽ thấy một nơi hoành tráng, nguy ngoa và kiêu mà các món như phở
hãnh. Những tòa nhà chọc trời, những con đường Tàu bay, phá lấu,
đông nghịt người, hàng quán, phố xá mọc lên mọi hàng mía ghim, gánh
nơi với đủ tất cả các hình thức kinh doanh. hàng rong của mẹ già,
Mặc dù phát triển hiện đại một cách vượt bậc so xe mực nướng, trà đá
với các tỉnh, khác trong cả nước nhưng Sài Gòn vỉa hè đường ray,...
không hề mất đi những nét văn hóa truyền thống. đều là hình ảnh gắn
Một Sài Gòn xưa luôn hiện lên trong mắt bao liền với người Sài
người với những ký ức tuổi thơ các món quen Gòn. Đơn sơ, mộc
thuộc, dân da mạc nhưng chứa chan
cái tình, trải qua biết
Hủ tiếu là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, du
bao thế hệ, từng ngày
nhập đầu tiên vào Việt Nam tại Sài Gòn. Vị thanh
theo dõi sự trưởng
mát, đậm đà, pha trộn cùng nhiều loại nguyên liệu
thành và phát triển
đã làm nên hủ tiếu Sài Gòn gắn liền với con người
của nhịp sống hiện đại
nơi đây suốt bao năm tháng lịch sử. Những xe hủ
nơi thành phố sầm
tiểu mái che đơn sơ bốc khói nghi ngút dọc các vỉa
uất, hoa lệ.
hè, lề đường đã trở thành hình ảnh đi sâu vào kí ức
của người Sài Gòn.
Xe hủ tiếu gõ nghi ngút khói là nét văn hóa rất
riêng của người Sài Thành.

Chương 4. Ẩm thực thành phố Hồ Chí Minh ngay nay
Nói đến hào nhoáng và hiện đại, người ta sẽ nghĩ đến cái tên thành phố Hồ
Chí Minh. Nhưng thực chất, mọi du khách trong và ngoài nước, khi muốn nói
đến văn hóa ăn uống của con người nơi đây lại quen gọi là ẩm thực Sài Gòn. Vì
cách gọi này gần như bao hàm cả nét đặc trưng, nghệ thuật ăn uống và thể hiện ý
nghĩa lịch sử theo năm tháng của người dân.
Nếu nói đến ẩm thực của người Sài Gòn ngày nay, với những hội nhập và
phát triển theo nhịp sống hiện đại, các món ăn cũng đã có sự chuyển mình
không ngừng. Bên cạnh nền ẩm thực xưa cổ thì các món đơn giản, hè phố thể
hiện sự năng động, thu hút giới trẻ như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, các
loại gỏi, ốc, xiên chiên, xoài cốc lắc,...

Bên cạnh đó, những con đường ăn uống tổng hợp các món ăn vặt, món ăn
đường phố hay những đặc sản nổi tiếng của các địa phương và quốc gia khác
như trà sữa, há cảo, tokboky, bún thịt nướng, lẩu, đồ nướng, bún bò Huế, mì
Quảng, xôi gà, bánh béo, nậm, lọc,... Chính sự đa dạng từ món ăn truyền thống
cho đến hiện đại cùng với những biến tấu độc đáo đã làm nên một nền ẩm thực
Gài Gòn ngay nay vô cùng đồ sộ.

Chương 5. Những món ăn nổi tiếng khi nói đến ẩm thực Sài Gòn
Nói về ẩm thực thì không thể nào bỏ qua các món ăn tạo nên nét riêng mà
chỉ cần nghĩ đến Sài Gòn, người ta sẽ kể ngay về nó.

Bánh mì Sài Gòn


Không chỉ riêng Sài Gòn mà bánh mì đã là một trong những nền văn hóa
nổi tiếng của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Bánh mì gần như có mặt ở
mọi nơi trên lãnh thổ nhưng từng vùng miền lại có những thói quen, cách kết
hợp khác nhau.

Bánh mì đại diện cho văn hóa ẩm thực Sài Gòn vừa thể hiện hình ảnh món
ăn Việt độc đáo với bạn bè năm châu.
Dạo một vòng quanh Sài Gon, bạn có thể bắt gặp hàng chục chiếc xe bán
bánh mì với nhiều hình thức như pate, xíu mại, thịt nguội, thịt nướng, dăm bông,
chả lụa,... Điểm đặc biệt của ổ bánh mì Sài Gòn là phần vỏ khá to, ruột xẻ đôi
cho khá nhiều nhân với đủ loại hương vị. Đặc biệt chính là phần nước chang để
tạo nên độ đậm đà mà theo công thức riêng của người Sài Gòn.
Mặc dù không thiếu nơi bán bánh mì tại Sài Gòn nhưng nếu có dịp đến
đây, hãy ghé lại tiệm bánh mì Huỳnh Hoa, số 26 Lê Thị Riêng, Bến Thành,
Quận 1. Có thể mức giá 30.000 đồng/ 1 ổ bánh mì là cao nhưng thật sự rất đáng
đồng tiền.
Phở Sài Gòn
Một trong những món ăn mà không ít
người phải trầm trồ khi nói đến ẩm thực Sài
Gòn là phở. Đây cũng là một món đặc trưng
làm nên tên tuổi cho nền ẩm thực Việt trên
trường quốc tế. Nếu phở Hà Nội mang hương
vị đậm đà thì tại Sài Gòn, cái ngọt dịu với chút
cay nồng, nhẹ nhàng của ớt sừng lại là điều
khiến con người ta phải vấn vương.
Bạn có thể ăn phở vào bữa sáng, thay thế cơm trưa hay tối. Thậm chí
những bữa lỡ bỗng dưng thấy đói thì một tô phở Sài Gòn cùng dĩa rau thơm tươi
ngon quả là một ý tưởng tuyệt vời.
Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm là một Bạn có thể ăn cơm sườn nướng ở bất kỳ
món ăn làm nên vẻ nơi đâu tại Việt Nam nhưng cái hương vị riêng
đẹp độc đáo cho văn của Sài Gòn thì không thể trộn lẫn vào đâu.
hóa ẩm thực của Miếng sườn sẽ được tẩm ướt gia vị trước khi
người Sài Gòn. Cơm nướng. Mùi nước tương sẽ kích thích mũi bạn
tấm được làm từ dù ở khá xa. Người Sài Gòn có thể biến tấu cơm
những hạt tấm kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác
gạo bị vỡ như trứng ốp la, bì lớn, xúc xích,.... Nếu
khi xay trưa nay ăn gì ở Sài Gòn thì đừng chần
xát ăn chừ, hãy thử ngay món cơm tấm vừa no lại
kèm một thơm ngon nhé! Cơm tấm là món ăn rất
miếng phổ biến của người Sài Gòn.
sườn lớn nướng và
một ít dưa leo, cà
chua.
Bánh tráng trộn Sài Gòn
Một trong những món ăn thương hiệu mà bất cứ người trẻ nào đến với Sài
Gòn cũng đều nhất định phải thử bằng đường là bánh tráng trộn. Cách chế biến
đơn giản với sự kết hợp của các nguyên liệu là bánh tráng, táo tàu, rong biển, bò
khô, xoài, trứng cút, hành phi,... tất cả sẽ được trộn lẫn với loại nước sốt me
chua ngọt và rau răm. Bánh tráng trộn Sài Gòn đôi khi có thể thay đổi một số
nguyên liệu theo công thức người bán.

Cái lạ miệng, thơm ngon lại cần bằng các vị của bánh tráng trộn với những
chiếc ghế cóc bên gánh hàng rau đã không còn trở nên xa lạ với người Sài Gòn.
Đặc biệt với những người trẻ xa quê, đây chính là kỉ niệm tuyệt vời bên bạn bè ở
lứa tuổi mới lớn mà suốt cuộc đời cũng không được đánh mất.

You might also like