You are on page 1of 31

Tranh tài giải pháp PBL 296

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA ĐIỀU DƯỠNG

GIÁO TRÌNH

TRANH TÀI GIẢI PHÁP PBL 296


LƯU HÀNH NỘI BỘ

ĐÀ NẴNG – 2022
Tranh tài giải pháp PBL 296

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu giáo trình nội bộ Tranh tài giải pháp PBL được tham khảo và biên soạn
dựa theo chương trình giáo dục Đại học & Cao đẳng chuyên ngành Điều Dưỡng của
trường Đại học Duy Tân, trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Tài liệu được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực Điều dưỡng của
trường, bao gồm chi tiết các bài giảng về kỹ năng của người điều dưỡng, gồm 5 bài
được biên soạn theo số tiết đã quy định.

Trong quá trình biên soạn tác giả có tham khảo nhiều ý kiến của các đồng nghiệp
có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều dưỡng, đã cập nhật những thông tin, kiến thức mới
về lĩnh vực điều dưỡng và đổi mới phương pháp biên soạn để sinh viên có thể áp dụng
các phương pháp học tích cực.

Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh
viên về môn Tranh tài giải pháp PBL cũng như giúp sinh viên có thể tiếp thu và vận
dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 1
Tranh tài giải pháp PBL 296

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .........................................................................................................................................................1

MỤC LỤC ...............................................................................................................................................................2

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ...............................................................................................................................4

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA VÀO VẤN ĐỀ ........................................................5

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................... 5


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................... 5
1. PBL LÀ GÌ? ............................................................................................................................................................. 5
2. LỢI THẾ HỌC TẬP BẰNG PBL ............................................................................................................................ 5
3. CÁCH THỨC HỌC TẬP ......................................................................................................................................... 5
4. YÊU CẦU KHI HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PBL ............................................................................................. 6
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ........................................................................................ 6
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 6
Bài 2: GAME 1: TRÌNH DIỄN VỚI RỐI................................................................................................................7

GAME 2: ĐỘNG NÃO............................................................................................................................................7

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................... 7


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................... 7
1. GAME 1: TRÌNH DIỄN VỚI RỐI .......................................................................................................................... 7
2. GAME 2: ĐỘNG NÃO ............................................................................................................................................ 8
3. CÂU HỎI THẢO LUẬN ......................................................................................................................................... 9
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ........................................................................................ 9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 10
BÀI 3: GAME 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG..........................................................................................................11

GAME 4: TẠO MỘT CON THÚ ..........................................................................................................................11

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................. 11


B. NỘI DUNG BÀI HỌC ................................................................................................................................. 11
1. GAME 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ...................................................................................................................... 11
2. GAME 4: TẠO MỘT CON THÚ .......................................................................................................................... 11
3. CÂU HỎI THẢO LUẬN ....................................................................................................................................... 12
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 12
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 13
BÀI 4: GAME 5: CHUYỀN TAY NHAU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .....................................................................14

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 2
Tranh tài giải pháp PBL 296

GAME 6: RAO BÁN MẶT TRĂNG ....................................................................................................................14

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................................................. 14


B. NỘI DUNG BÀI HỌC ................................................................................................................................. 14
1. GAME 5: CHUYỀN TAY NHAU VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................................ 14
2. BÀI TẬP ĐỘNG NÃO .......................................................................................................................................... 14
3. GAME 6: RAO BÁN MẶT TRĂNG ..................................................................................................................... 16
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 17
BÀI 5: GAME 7: BÀO CHẾ THUỐC CẢM .........................................................................................................17

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................. 18


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................. 18
1. GAME 7: BÀO CHẾ THUỐC CẢM ..................................................................................................................... 18
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 19
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 19
BÀI 6: GAME 8: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG ............................................................................20

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................. 20


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................. 20
1. GAME 8: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG ......................................................................................... 20
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 22
BÀI 7: GAME 9: LÀM CHO CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRỞ NÊN THUẬN LỢI HƠN ....................23

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................. 23


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................. 23
1. GAME 9: LÀM CHO CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRỞ NÊN THUẬN LỢI HƠN ................................. 23
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 24
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 24
BÀI 8: ISBAR – CÔNG CỤ TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHI BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH HIỆU QUẢ..............25

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC ............................................................................................................................. 25


B. NỘI DUNG BÀI HỌC............................................................................................................................. 25
1. Giới thiệu về công cụ trao đổi thông tin khi bàn giao người bệnh ISBAR ............................................................. 25
2. Bài tập ứng dụng công cụ ISBAR .......................................................................................................................... 29
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ...................................................................................... 30
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 30

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 3
Tranh tài giải pháp PBL 296

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

STT Nội dung bài Trang Số tín chỉ

Lý thuyết

1 Bài 1: Đại cương về phương pháp học tập dựa vào vấn đề 5–6 1

2 Bài 2: Game 1: Trình diễn với rối 7 – 10 1


Game 2: Động não

3 Bài 3: Game 3: Bài tập tình huống 11 – 13 2


Game 4: Tạo một con thú

4 Bài 4: Game 5: Chuyền tay nhau vấn đề cần giải quyết 14 – 17 2


Game 6: Rao bán mặt trăng

5 Bài 5: Game 7: Bào chế thuốc cảm 18 – 19 2

6 Bài 6: Game 8: Giải quyết tình huống lâm sàng 20 – 22 2

7 Bài 7: Game 9: Làm cho công việc của điều dưỡng trở nên 23 – 24 2
thuận lợi hơn

8 Bài 8: ISBAR - Công cụ trao đổi thông tin khi bàn giao người 25 – 30 3
bệnh hiệu quả

Tổng số 15

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 4
Tranh tài giải pháp PBL 296

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA VÀO VẤN ĐỀ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Trình bày được định nghĩa và lợi thế khi học tập dựa vào vấn đề.
2. Phân tích cách thức học tập và các yêu cầu khi học tập dựa vào vấn đề.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. PBL LÀ GÌ?

PBL là chữ viết tắt của Project (problem) based learning – học qua dự án (hoặc học qua
giải quyết vấn đề); đây là phương pháp học tập dựa trên việc người học được giao dự án (vấn
đề) và cùng với đồng đội của mình thực hiện dự án (vấn đề) đó. Hai đặc điểm quan trọng của
PBL là tính chất ‘mở’ trong quá trình giải quyết vấn đề và tạo ra được sản phẩm (giải quyết 1
vấn đề) theo yêu cầu.

Để đạt được kết quả như mong muốn, chương trình học được chia làm 3 cấp ứng với các
yêu cầu cần thiết để hoàn thành sản phẩm.

2. LỢI THẾ HỌC TẬP BẰNG PBL

 Phát triển các kỹ năng giao tiếp, trình bày, khả năng thuyết phục và óc sáng tạo.

 Phát triển năng lực tìm tòi và tính hiếu kỳ về các sự khác lạ trong đời sống.

 Cần linh động trong việc quản lý và phân phối thời gian và các tài nguyên khác dành
cho việc làm đồ án/dự án.

 Phát triển năng lực làm việc nhóm.

 Phát triển hiểu biết về sự vận hành của thế giới quanh ta.

 Ý thức được giá trị của vai trò cá nhân trong các hoạt động tập thể để mang giá trị mới
cho xã hội.

3. CÁCH THỨC HỌC TẬP

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 5
Tranh tài giải pháp PBL 296

Hình thức: game shows, thảo luận nhóm, trình diễn, biện luận…

4. YÊU CẦU KHI HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP PBL

Yêu cầu về phía người học:

+ Chia thành các nhóm nhỏ (4-6 thành viên), có nhóm trưởng.

+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho bài học (theo hướng dẫn của giáo viên).

+ Yêu cầu tất cả các thành viên phải tích cực tham gia vào hoạt động của nhóm.

+ Không giới hạn sáng tạo trong việc trình bày về ý tưởng của bản thân.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu bằng Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.
2. Hmelo-Silver, C. E. (2004). Problem-based learning: What and how do students
learn?. Educational psychology review, 16(3), 235-266.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 6
Tranh tài giải pháp PBL 296

Bài 2: GAME 1: TRÌNH DIỄN VỚI RỐI

GAME 2: ĐỘNG NÃO

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Phân tích và giải quyết được tình huống.
2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 1: TRÌNH DIỄN VỚI RỐI

1.1. Yêu về dụng cụ:

• Bàn lớn có gầm che bên dưới (nếu không có thể sử dụng khăn trải bàn để che gầm
bàn).

• 5 tờ giấy báo, 4 tờ giấy trắng A4 (số lượng tùy vào số lượng thành viên trong nhóm).

• Bút viết bảng lớn.

• 10 ống hút.

• Băng keo (băng keo 2 mặt).

1.2. Nội dung

• Mỗi nhóm phải tạo ra những con rối từ các nguyên liệu đã cho và có thể tìm thấy: mũ,
tất…

• Sau khi hết thời gian, hãy sử dụng bàn làm sân khấu và yêu cầu từng nhóm lên trình
diễn màn múa rối độc đáo của đội mình.

• Mọi thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào màn trình diễn múa rối của đội
mình.

• Thời gian : 15 phút

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 7
Tranh tài giải pháp PBL 296

2. GAME 2: ĐỘNG NÃO

2.1. Nối tất cả 9 điểm bằng 4 đường thẳng mà không hề nhấc bút lên.

● ● ●

● ● ●

● ● ●

2.2. Bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu hình vuông?

2.3. Theo các bạn “Một quả trứng cộng ba quả trứng bằng bao nhiêu?”

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 8
Tranh tài giải pháp PBL 296

2.4. Con người phát minh ra một thứ giúp nhìn xuyên qua bức tường dày. Theo các bạn
đây là phát minh gì?

3. CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Phát huy khả năng sáng tạo khi làm việc theo nhóm là dễ hay khó? Tại sao?

Câu 2. Phần nào trong hoạt động này gây ra nhiều khó khăn cho nhóm của bạn nhất?
Vì sao?

Câu 3. Việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm có quan trọng trong hoạt động
này không?

Câu 4. Bằng cách nào các thành viên trong nhóm có thể thảo luận với nhau một cách
hiệu quả?

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu bằng Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 9
Tranh tài giải pháp PBL 296

- Thuyết trình theo nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 10
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 3: GAME 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

GAME 4: TẠO MỘT CON THÚ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Phân tích và giải quyết được tình huống.
2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


1.1. Tình huống 1:
Vấn đề nhức nhối cho cả nhóm: bạn để ý thấy rằng một thành viên chia sẻ phần việc chung
của nhóm ít hơn những thành viên khác.
Nếu là trưởng nhóm, bạn sẽ là gì?
Nếu bạn là một thành viên của nhóm, bạn sẽ làm gì?
1.2. Tình huống 2:
Có một người bệnh khó tính, bà ấy không cho phép bất cứ sinh viên điều dưỡng thực tập
nào làm các thủ thuật trên người mình.
Là 1 sinh viên thực tập được phân công chăm sóc người bệnh này, em sẽ làm thế nào để
thay đổi tình thế trên?
1.3. Tình huống 3: Kẻ cắp thời gian của nhóm
Bạn đang tổ chức một cuộc họp nhóm. Rất nhiều thời gian bị lãng phí bởi những câu
chuyện vô bổ.
Bạn nên làm gì bây giờ?
Bạn nên làm gì sau này?

2. GAME 4: TẠO MỘT CON THÚ

2.1. Dụng cụ

- Giấy báo, mỗi thành viên trong nhóm có 1 tờ.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 11
Tranh tài giải pháp PBL 296

- Nhãn thư, mỗi thành viên trong nhóm có 1 tờ.

- Băng keo 2 mặt.

2.2. Nội dung


Hướng dẫn:
• Mỗi thành viên có 1 tờ giấy báo và 1 tờ nhãn thư.
• Trước tiên, mỗi thành viên – làm việc độc lập nhau –tạo ra các bộ phận của một con
thú.
• Sau đó, cả nhóm sẽ cùng nhau ráp thành một con thú hoàn chỉnh.
• Các bạn không được phép nói chuyện với nhau trong suốt thời gian ráp thú này.
• Khi hết thời gian, cả nhóm sẽ trình bày với người trông nom sở thú (lãnh đạo nhóm)
về con thú mới này.
• Người trông nom sở thú sẽ cảm thấy thú vị khi nghe về những thói quen, môi trường
sinh sống tự nhiên, và những đặc điểm cơ thể của con thú đó.
• Đến cuối phần trình bày nếu các bạn thuyết phục được người trông sở thú mua con thú
đó thì các bạn sẽ nhận được 20 điểm thưởng.

3. CÂU HỎI THẢO LUẬN


Câu 1: Bạn có học được cách để trở thành một thành viên có hiệu quả trong một nhóm
không?
Câu 2: Một nhóm có thể làm những việc gì để xử lý những vấn đề trong các tình huống
này?
Câu 3: Những tình huống này giống gì hay khác gì so với những tình huống của nhóm
bạn?
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu bằng Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 12
Tranh tài giải pháp PBL 296

- Thảo luận nhóm.

- Thuyết trình theo nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. John Lamer, John Mergendoller, Suzie Boss, Setting the standard for project based learning,
BIE, 2015.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 13
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 4: GAME 5: CHUYỀN TAY NHAU GIẢI QUYẾT


VẤN ĐỀ

GAME 6: RAO BÁN MẶT TRĂNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích và giải quyết được tình huống.

2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 5: CHUYỀN TAY NHAU VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

• Yêu cầu mỗi người nghĩ ra một vấn đề hoặc mối quan tâm chung liên quan đến nghề
nghiệp, tương lai của ngành học mình đang học.

• Mỗi người sẽ viết vấn đề của mình lên giấy.

• Sau khi cho một vài phút để các thành viên trong nhóm nghĩ và viết ra vấn đề của
họ chuyền mảnh giấy đó sang cho người bên phải.

• Người đó sẽ đọc vấn đề mà họ vừa nhận được và ghi nhanh những suy nghĩ đầu tiên
xuất hiện trong đầu nhằm giải quyết vấn đề. Thời gian phản hồi cho phép là 30 giây.

• Lặp lại quy trình luân chuyển này 30 giây 1 lần, và tiếp tục cho đến khi mỗi người
nhận lại được mảnh giấy của chính họ.

• Hết thời gian cho phép, họ có thể thảo luận một số giải pháp mang tính thực tiễn hơn
mà họ đã nhận được.

2. BÀI TẬP ĐỘNG NÃO

2.1. Bài tập 1

Cần chuyển bao nhiêu quả bóng đỏ để được hình xếp như quả bóng xanh?

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 14
Tranh tài giải pháp PBL 296

2.2. Bài tập 2

Màu còn thiếu là màu gì?

2.3. Bài tập 3

Có 8 đồng xu giống hệt nhau về hình thức nhưng có một đồng nặng hơn bảy đồng còn
lại sau 2 lần cân bằng cân đĩa hãy xác định đồng xu nặng hơn?

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 15
Tranh tài giải pháp PBL 296

2.4. Bài tập 4

Bạn có thể di chuyển một que diêm được xếp như hình dưới để thành một hình
vuông từ bốn que diêm này không?

2.5 Bài tập 5

Tìm hình còn thiếu?

3. GAME 6: RAO BÁN MẶT TRĂNG

2.1. Dụng cụ

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 16
Tranh tài giải pháp PBL 296

- 1 bức tranh vẽ mặt Trăng.

- 1 tờ bìa áp-phích quảng cáo lớn.

- Bút marker (bắt buộc).

1.2. Nội dung

Hướng dẫn:

Công nghệ hiện đại cuối cùng cũng giúp chúng ta có thể lên đến mặt Trăng!

Nhóm của bạn có thể thống nhất hành động như là một đại lý du lịch chính thức quảng bá
cho chuyến bay lên mặt Trăng, tuy có hơi đắt đỏ.

Sử dụng các nguyên vật liệu ở trên để tạo ra một mẫu quảng cáo thuyết phục mọi người
chi tiêu tiền cho chuyến bay lên mặt Trăng.

Sinh viên sẽ được thông báo khi thời gian còn lại chỉ 1 phút.

Khi hết thời gian, các bạn có 15 phút để trình bày mẫu quảng cáo.

Nhóm sẽ có điểm thưởng nếu có những ý tưởng chứa đựng nội dung về chuyên ngành
học.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC


a. Nội dung:
- Trình bày bằng bảng.
- Trình chiếu Powerpoint.
- Đặt vấn đề, trao đổi.
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình theo nhóm
b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 17
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 5: GAME 7: BÀO CHẾ THUỐC CẢM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Phân tích và giải quyết được tình huống.
2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 7: BÀO CHẾ THUỐC CẢM

1.1. Dụng cụ:


- 1 cái bao ni lông màu đen.
- 1 ống bằng giấy A4.
- 1 cái muỗng nhựa.
- 1 hộp hình khối rỗng.
- 5 quả bóng.
- 5 ống hút uống nước .
- 1 quả chanh.
1. 2. Nội dung
Hướng dẫn:
- Một công ty dược rất lớn đã bào chế thành công một loại thuốc chữa cảm lạnh thông
thường.
- Công ty quyết định chọn nhóm các bạn làm kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo với
mục đích khuyến khích người tiêu dùng chọn loại thuốc này.
- Các bạn có 20 phút để sử dụng các dụng cụ đã cho ở trên để tạo ra một quảng cáo trên
ti vi nói về những lợi ích của dược phẩm này.
- Mẫu quảng cáo của các bạn phải nêu được (1) tên của dược phẩm, (2) những lợi ích
mà dược phẩm này mang lại cho người bị bệnh, và dĩ nhiên là (3) những tác dụng phụ
mà người dùng thuốc có thể gặp phải.
- Các bạn sẽ được thông báo về thời gian khi chỉ còn lại 1 phút.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 18
Tranh tài giải pháp PBL 296

- Khi hết giờ các bạn sẽ có 5 phút để trình bày mẫu quảng cáo với công ty dược phẩm
để được chấp thuận.
- Cả nhóm sẽ nhận được 3 điểm thưởng nếu mọi thành viên trong nhóm đều có tham gia
thuyết trình.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 19
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 6: GAME 8: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LÂM


SÀNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích, giải quyết được tình huống.

2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 8: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Hướng dẫn:
- Mỗi nhóm bốc thăm ngẫu nhiên một tình huống lâm sàng dưới đây và tham gia thảo
luận cách giải quyết trong 15 phút.
- Khi hết thời gian, nhóm sẽ phân vai và diễn lại tình huống, đồng thời giải quyết thỏa
đáng các tình huống được giao. Mọi thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào tiểu
phẩm ngắn của nhóm mình.
1.1. Tình huống 1

Một phụ nữ đưa chồng bị chấn thương chân đến phòng cấp cứu của bệnh viện lúc 1h. Bác sĩ
khám và viết phiếu cho người bệnh đi chụp phim. Người nhà dìu bệnh nhân đi chụp phim.
Điều dưỡng trực miệng quát và chỉ tay về phía chiếc cáng bảo: “Cáng đó lấy mà đẩy chồng
đi, sao lại dắt chồng đi bộ”. Người nhà cố gắng dìu bệnh nhân nằm lên cáng. Vì chỉ có một
mình với cái cáng nên chiếc cáng cứ xoay không đi thẳng hướng. Một người nhà bệnh nhân
khác thấy vậy chạy đến giúp người bệnh lên cáng và cùng hỗ trợ đẩy bệnh nhân đi chụp
phim.

Bạn là điều dưỡng có mặt tại đó, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
1.2. Tình huống 2

Một cụ già khoảng 70 tuổi, sau khi đi khám bệnh và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, cụ
muốn quay lại khoa khám bệnh theo lời dặn của bác sĩ. Vì tuổi cao nên cụ không nhớ đường

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 20
Tranh tài giải pháp PBL 296

quay về khu khám bệnh. Khi nhìn thấy một cô nhân viên y tế, cụ hỏi đường đi. Cô nhân viên
này vừa nghe điện thoại vừa chỉ bâng quơ và nói: “nhà kia kìa, chỗ có nhiều ghế ngồi ấy”.
Ông cụ đi mãi cũng chưa tìm thấy khoa khám bệnh.

Bạn là điều dưỡng có mặt tại đó, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
1.3. Tình huống 3

Tại khoa hồi sức cấp cứu, người nhà bệnh nhân có ý kiến: “Mẹ tôi bị tai biến nằm ở khoa đã
15 ngày. Hàng ngày tôi thấy, khoa chỉ cho người nhà vào thăm 3 lần (Sáng, trưa, tối), mỗi lần
khoảng 2 giờ, còn lại người nhà phải ra ngoài. Vài lần vào thăm thấy mẹ tôi rất khát nước,
quần ướt dầm dề và nằm nguyên tư thế ban đầu. Tôi nghĩ điều dưỡng khoa mình rất tốt,
nhưng không đủ thời gian để chăm sóc liên tục cho từng người bệnh. Vậy tôi xin đề xuất
được người nhà vào trong buồng bệnh chăm sóc người thân, vừa đỡ vất vả cho điều dưỡng,
vừa chăm sóc chu đáo cho NB trừ những lúc làm các kỹ thuật chuyên môn ”.

Bạn là điều dưỡng tại khoa, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
1.4. Tình huống 4

Bệnh nhân Nguyễn Văn T 65 tuổi điều trị tại khoa Nội đã 3 ngày mà chưa biết tên cô điều
dưỡng phụ trách phòng. Sáng nay gặp cô tại buồng bệnh, ông hỏi: “Cô cho tôi biết tên để tiện
giao tiếp”. Cô điều dưỡng trả lời: “Tên của cháu được treo ngoài cửa ra vào”.

Bạn là điều dưỡng có mặt tại đó, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
1.5. Tình huống 5

Điều dưỡng A thực hiện y lệnh tiêm kháng sinh và nói với người bệnh: ‘Cháu tiêm kháng
sinh cho bác”. BN rất sợ đau, sau khi tiêm vào bắp xong, điều dưỡng A nói với người bệnh:
“Cháu tiêm xong rồi, bác nghỉ đi nhé” và đi ra khỏi buồng bệnh. Người bệnh rất đau cứ xuýt
xoa mãi. Một người bệnh nằm giường sát bên cạnh liền nói: “Ông đau chứ gì? Vậy trước khi
tiêm ông có đưa phong bì cho cô điều dưỡng không?”. Người bệnh ngạc nhiên hỏi: “Tiêm mà
cũng cần phong bì à?”.

Bạn là điều dưỡng có mặt tại đó, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
1.6. Tình huống 6

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 21
Tranh tài giải pháp PBL 296

Tại một phòng cấp cứu, người nhà bệnh nhân đang rất lo lắng trước tình trạng của người
bệnh và đã to tiếng với điều dưỡng. Người điều dưỡng không giữ được bình tĩnh cũng đã to
tiếng với bệnh nhân.

Bạn là điều dưỡng có mặt tại đó, bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.
2. Bộ câu hỏi giải quyết tình huống Hội thi Điều dưỡng trưởng giỏi thanh lịch ngành y tế, 2018.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 22
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 7: GAME 9: LÀM CHO CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRỞ
NÊN THUẬN LỢI HƠN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Phân tích, giải quyết được tình huống.

2. Phối hợp, hoạt động nhóm và phát huy kỹ năng trình bày trước đám đông.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. GAME 9: LÀM CHO CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRỞ NÊN THUẬN LỢI
HƠN

1.1. Dụng cụ:

• 3 cái khăn ăn bằng giấy.

• 2 sợi dây dài 30cm.

• 5 quả bóng nhỏ.

• 15 cái tăm xỉa răng.

• 5 cái ly giấy.

• 10 ống hút.

• 1 tờ bìa để gấp hộp.

• Băng keo.

1.2. Nội dung

Hướng dẫn:

• Sinh viên có 3 phút để lên kế hoạch mà không được chạm vào nguyên vật liệu.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 23
Tranh tài giải pháp PBL 296

• Sau đó, sinh viên sẽ có 15 phút để tạo ra một công cụ hoặc một máy móc mới mà sẽ
giúp cho công việc của điều dưỡng dễ dàng thực hiện hơn.

• Khi hết thời gian, nhóm của bạn sẽ trình bày trong 5 phút để giới thiệu phần phát minh
của mình và giải thích cách thức hoạt động của công cụ/ máy móc đó và cũng như vai
trò của nó trong công việc của người điều dưỡng như thế nào.

• Sinh viên sẽ nhận được 10 điểm thưởng nếu như phát minh của nhóm nêu ra được vấn
đề khó khăn đặc biệt đối với điều dưỡng và giải quyết được nó.

C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu bằng Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại kiến thức
chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn đề.
Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 24
Tranh tài giải pháp PBL 296

BÀI 8: ISBAR – CÔNG CỤ TRAO ĐỔI THÔNG TIN KHI BÀN


GIAO NGƯỜI BỆNH HIỆU QUẢ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Mô tả lợi ích của công cụ trao đổi thông tin khi bài giao người bệnh ISBAR và các
yếu tố của nó.
2. Áp dụng công cụ ISBAR trong các tình huống bàn giao người bệnh.
3. Hoạt động nhóm và thực hành kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Giới thiệu về công cụ trao đổi thông tin khi bàn giao người bệnh ISBAR

1.1. Công cụ ISBAR là gì?


- ISBAR được sử dụng đầu tiên trong quân đội, đặc biệt trong ngành công nghiệp tàu
ngầm hạt nhân, sau đó là trong ngành hàng không rồi mới đến ngành y tế. ISBAR là
bộ công cụ giúp truyền đạt thông tin hiệu quả trong công tác chăm sóc của điều
dưỡng. ISBAR mang lại cho người sử dụng khả năng thích ứng, thực hiện và đánh giá
một thông tin lâm sàng trong một cuộc bàn giao trên lâm sàng của điều dưỡng.
- Công cụ ISBAR thể hiện một cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa trong giao tiếp có thể được
sử dụng trong mọi tình huống.
1.2. Lợi ích của ISBAR?
- Đảm bảo đầy đủ thông tin khi bàn giao người bệnh.
- Là một công cụ dễ dàng để truyền đạt thông tin.
- Đảm bảo những đề xuất rõ ràng và chuyên nghiệp.
- Tạo sự sự tự tin trong giao tiếp.
- Công cụ giúp tập trung vào vấn đề chứ không tập trung vào những người đang giao
tiếp.
1.3. Tại sao nên sử dụng công cụ ISBAR?

Lý do chính để sử dụng ISBAR là vì:


Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 25
Tranh tài giải pháp PBL 296

- Dễ nhớ và sử dụng.
- Có thể được sử dụng để trình bày thông tin rõ ràng trong mọi tình huống.
- Giúp sắp xếp thông tin theo thứ tự trước khi nói.
- Chuẩn hóa giao tiếp giữa mọi người.
1.4. Công cụ ISBAR được dử dụng ở đâu?

Công cụ IBAR có thể được sử dụng trong mọi tình huống bàn giao thông tin người bệnh. Ví
dụ:

• Thay đổi ca trực


• Chuyển viện
• Cấp cứu y tế hoặc sơ tán
• Tài liệu thủ tục
• Báo cáo, ghi nhớ và giao ban

ISBAR

Introduction
Situation Background
Giới thiệu
Tình huống Assessment Recommendation
Nền tảng
Đề nghị/
Đánh giá
Khuyến cáo

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 26
Tranh tài giải pháp PBL 296

 Bạn là ai?

I ntroduction – Giới thiệu:


 Vai trò của bạn là gì?
 Bạn ở đâu và tại sao bạn truyền đạt thông tin?
 Xác định người bạn cần truyền đạt thông tin là
ai?

S ituation – Tình huống:


 Tình huống gì đang xảy ra ở thời điểm này và

ở đâu?

 Những thông tin cơ bản giúp nhận định về
B ackground – Nền tảng: các nguyên nhân có thể dẫn đến tình huống
này?

A ssessment – Đánh giá:


 Theo đánh giá của bạn thì nguyên nhân chính


dẫn đến tình huống ở đây là gì?



R ecommentdation – Đề nghị:  Nên làm gì để giải quyết nguyên nhân dẫn
đến tình huống này

Bộ môn Điều dưỡng cơ bản - Khoa Điều dưỡng - Đại học Duy Tân 27
Tranh tài giải pháp PBL 296


Ví dụ của việc sử dụng bộ công cụ ISBAR:

Giới thiệu:
Tôi tên là A, điều dưỡng trực đêm ở khoa Chấn thương chỉnh hình, có tình huống
cấp cứu, xin báo bác sĩ K trực khoa việc sau đây:

Tình huống:
Bà B 78t, ở phòng 22, khoa Chấn thương chỉnh hình, đột ngột khó thở và than đau
vùng trước ngực, độ bão hòa oxy hạ thấp còn 88%, nhịp thở là 28 l/phút, nhịp tim là
110 l/phút và huyết áp là 85/50 mmHg.

Nền tảng:
Cách đây 2 ngày, bà B được phẫu thuật thay khớp háng do bị gãy cổ xương đùi. Bà
có tiền sử cao huyết áp và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ khoảng 5 năm nay nhưng chỉ
được điều trị và theo dõi thường xuyên tại bệnh viện địa phương 3 tháng nay. Hai
ngày sau phẫu thuật, bà B bị đau nhiều nên nằm bất động trên giường. Bà đã được
tiêm thuốc phòng ngừa huyết khối (Lovenox 0,4 ml/40 mg, 1 ống tiêm dưới da) và
cho uống thuốc tim mạch (1 viên Amlor 5mg và 1 viên Imdur 60mg) đầy đủ theo y
lệnh của bác sĩ.

Đánh giá:
Theo đánh giá của tôi trong tình huống này bà B có thể bị biến cố tim mạch cấp
như nhồi máu cơ tim hay biến cố ở phổi cấp như thuyên tắc phổi cấp, gây ra tình trạng
khó thở và đau ngực của bà.

Đề nghị:
Tôi đề nghị hỗ trợ ngay cho bà B thở oxy 6 l/phút, thiết lập ngay một đường truyền
tĩnh mạch và xin bác sĩ K trực khoa cho y lệnh theo dõi và chăm sóc người bệnh.

Tóm tắt ISBAR trong tình huống trên như sau:

I Giới thiệu Điều dưỡng trực báo bác sĩ K trực khoa chấn thương chỉnh hình

S Tình huống Bà B ở phòng 22, khó thở và đau ngực.

Hậu phẫu thay khớp háng ngày thứ 3/Cao huyết áp, bệnh cơ tim

28
Tranh tài giải pháp PBL 296

thiếu máu cục bộ, bất động sau mổ do đau, đang dùng Lovenox
B Nền tảng
0,4 ml/40 mg, 1 ống tiêm dưới da, 1viên Amlor 5mg và 1 viên
Imdur 60mg.

A Đánh giá Biến cố tim mạch hay phổi cấp.

Thở oxy 6 lít/ phút, lập đường truyền tĩnh mạch, xin y lệnh khẩn
R Đề nghị cấp của bác sĩ K trực khoa.

2. Bài tập ứng dụng công cụ ISBAR

2.1. Bài tập 1

Đọc đoạn hội thoại sau và thảo luận theo nhóm trong 5 phút để tìm ra phần nào là I, S,
B, R?

Xin chào! tôi là Suem Sue, điều dưỡng ở Khoa Ngoại. Tôi muốn bạn đến và gặp một
bệnh nhân nam 21 tuổi, đang bị dị ứng với kháng sinh với các biểu hiện ngoài da.
Bệnh nhân đang được điều trị nhiễm trùng vết thương ruột thừa và đái tháo đường
type 1. Tôi vừa cho bệnh nhân uống thuốc Gentamicin, Metronidazole và Ampicillin
liều đầu tiên. Sau khi uống, bệnh nhân cảm thấy lo lắng và xuất hiện đỏ ửng với một
vết ban đỏ ở ngực và cánh tay. Huyết áp của bệnh nhân bình thường. Bạn có thể nhanh
chóng đến gặp bệnh nhân ngay được không? Trong lúc chờ đợi, bạn muốn tôi làm gì
trong lúc này?

I - Xin chào! tôi là Sue, Điều dưỡng tại Khoa Ngoại

S - Tôi muốn bạn đến và gặp một bệnh nhân nam 21 tuổi, đang bị dị ứng với kháng
sinh với các biểu hiện ngoài da.

B - Bệnh nhân đang được điều trị nhiễm trùng vết thương ruột thừa và đái tháo đường
type 1. Tôi vừa cho bệnh nhân uống thuốc Gentamicin, Metronidazole và Ampicillin
liều đầu tiên.

A - Sau khi uống, bệnh nhân cảm thấy lo lắng và xuất hiện đỏ ửng với một vết ban đỏ
ở ngực và cánh tay. Huyết áp của bệnh nhân bình thường.

29
Tranh tài giải pháp PBL 296

R - Bạn có thể nhanh chóng đến gặp anh ta ngay được không? Trong lúc chờ đợi, bạn
muốn tôi làm gì trong lúc này?

2.2. Bài tập 2


- Trong lớp tự bắt cặp với nhau, mỗi cặp nghĩ về một tình huống để áp dụng
ISBAR trong cuộc trò chuyện bàn giao thông tin người bệnh.
- Hướng dẫn:
 Sinh viên có 15 phút để suy nghĩ về tình huống của nhóm mình.
 Sinh viên sẽ được thông báo khi thời gian còn lại chỉ là 1 phút.
 Khi hết thời gian, mỗi cặp có 5 phút để trình bày tình huống của mình.
C. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

a. Nội dung:

- Trình bày bằng bảng.

- Trình chiếu bằng Powerpoint.

- Đặt vấn đề, trao đổi.

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày theo nhóm.

b. Sau khi học xong lý thuyết sinh viên vận dụng làm bài tập để hệ thống hóa lại
kiến thức chương.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aldrich, R., Duggan, A., Lane, K., Nair, K., & Hill, K. (2009). ISBAR revisited:
identifying and solving barriers to effective clinical handover in inter-hospital
transfer–public report on pilot study. Newcastle: Hunter New England Health.

2. Trần Nhật Tân (2019). Giảng dạy theo PBL phương pháp học tập dựa trên giải quyết vấn
đề. Đà Nẵng, Việt Nam: NXB thông tin và truyền thông.

30

You might also like