You are on page 1of 5

Trang 1/3 – Mã đề 102

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HK2 - NĂM HỌC: 2022 – 2023
TRƯỜNG THCS – THPT SAO VIỆT MÔN: KHTN 7
Ngày: ……………………………….
Thời gian: 60 Phút
Mã đề: 102 – Đề gồm 03 trang
NỘI DUNG ĐỀ
(Đề gồm 8 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận)
I. Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Câu 1. Mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là:
A. các vitamin được tổng hợp từ lá. B. nước và muối khoáng.
C. các hormone được tổng hợp từ rễ. D. các chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
Câu 2. Cho các biểu hiện sau:
(1) Môi khô nứt nẻ (2) Mệt mỏi (3) Sốt (4) Chóng mặt
Số biểu hiện của người bị thiếu nước là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 3. Ở thực vật trên cạn, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra qua:
A. lục lạp của lá. B. mạch gỗ của thân.
C. khí khổng của lá. D. mạch gỗ của lá.
Câu 4. Quan sát vòng đời của ếch và của gà dưới đây:

Vòng đời của gà Vòng đời của ếch


Điểm khác nhau cơ bản trong vòng đời của gà so với ếch là:
A. có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
B. không xảy ra nhiều biến đổi đột ngột về hình thái.
C. xảy ra nhiều sự biến đổi đột ngột về hình thái.
D. không có giai đoạn hợp tử phát triển thành phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
Câu 5. Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là
A. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. B. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.
C. được di truyền từ bố mẹ. D. có số lượng nhất định và bền vững.
Câu 6. Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian cá sẽ chết do
A. hệ thống ống khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.
B. mang cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.
C. túi khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.
D. da cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.
Câu 7. Sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra trong
A. hô hấp. B. quang hợp và hô hấp.
C. quang hợp. D. hấp thụ khoáng, quang hợp và hô hấp.
Câu 8. Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?
A. Bệnh quáng gà. B. Bệnh bướu cổ. C. Bệnh suy tim. D. Bệnh còi xương.
II. Tự luận (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Thoát hơi nước để cho khí khổng mở ra, qua đó CO2 xâm nhập vào lá để cung cấp cho quá trình quang hợp tổng
hợp nên các chất hữu cơ cho cây. Như vậy, sự thoát hơi nước và quang hợp của lá có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mới mở ra để cho CO2 đi vào. Nếu hạn chế mất nước bằng cách đóng khí khổng thì
CO2 không thể vào lá và quang hợp bị ức chế. Chính vì vậy mà nhà sinh lí thực vật nổi tiếng người Nga Timiriazep đã
nói: "Cây phải chịu thoá hơi nước một cách bất hạnh để mà dinh dưỡng tốt...". Stocker đã ví mối quan hệ giữa hai quá
trình đó là sự mâu thuẫn giữa "đói" và "khát”.
Thực vậy, cây muốn hạn chế hạn nguy hiểm bằng cách đóng khí khổng lại để tránh cơn "khát" nước thì sẽ tự đưa
mình vào chỗ "đói" không thể cứu vãn nổi..”
Trang 2/3 – Mã đề 102
[Trích: Hoàng Minh Tấn - Giáo Trình Sinh Lí Thực Vật - NXB Đại Học Sư Phạm 2006]
a. Chứng minh cấu tạo của khí khổng phù hợp với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
b. Vào những ngày nắng nóng, sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
c. Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước
cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây?
Câu 3. (2.0 điểm)
a. Quan sát hình 1 và mô tả đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người bằng cách chú thích các vị trí
(1), (2), (3) và (4).

(1)

(2)

(3)

(4)

Hình 1. Sơ đồ mô tả đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người
b. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người gồm những hoạt động nào?
Câu 3. (2.0 điểm)
a. Xác định các tập tính sau là tập tính bẩm sinh hay học được.
(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.
(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.
(3) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.
(4) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.
(5) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.
(6) Khỉ đi xe đạp
b. Lấy 2 ví dụ khác về tập tính bẩm sinh ở động vật.

-------------------- HẾT ------------------------

Trang 3/3 – Mã đề 102


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HK2 - NĂM HỌC: 2022 – 2023
TRƯỜNG THCS – THPT SAO VIỆT MÔN: KHTN 7
Ngày: ……………………………….
Thời gian: 60 Phút
Mã đề: 102 – Đề gồm 03 trang
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm
Đề\câu 1 2 3 4 5 6 7 8
101 C A A C D B D B
102 B D C B B B B D
103 A A D D D A D C
104 D D D B A B A A
II. Tự luận
Câu Đáp án Thang điểm chi tiết
Câu 1. (3.0 điểm) a. a. Mỗi ý 0.25 đ
a. Chứng minh cấu tạo của khí - Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát b. Mỗi ý 0.25đ
khổng phù hợp với chức năng trao vào nhau. c. Mỗi ý 0.25đ
đổi khí ở thực vật. - Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài
b. Vào những ngày nắng nóng, sự mỏng.
trao đổi khí của cây diễn ra mạnh - Đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai
hay yếu? Vì sao? tế bào hạt đậu.
c. Sau những trận mưa lớn kéo b.
dài, hầu hết cây trong vườn bị - Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những
ngập úng lâu và bị chết. Theo em, ngày trời nắng nóng.
tại sao khi bị ngập nước cây lại - Khi trời nắng nóng, khí khổng đóng lại để hạn chế
chết mặc dù nước có vai trò rất sự mất nước.
quan trọng đối với sự sống của - Giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng.
cây? => Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực
vật.
c. Khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai
trò rất quan trọng đối với sự sống của cây vì:
- Khi đất bị ngập úng, nước tràn vào các khe đất
chiếm chỗ của oxygen
- Khi ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen
nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ
- Điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào
lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút
nước và chất khoáng
- Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ
cây ngập trong nước.
Câu 2. (2.0 điểm) a. Mỗi ý 0.25 điểm
(1) Khoang mũi
a. Chú thích hình sơ đồ mô tả
(2) Khí quản
đường đi của các loại khí qua
(3) Tiểu phế quản
các cơ quan hô hấp ở người.
(4) Phế nang
b. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở
b.
người thông qua những hoạt
- Thu nhận
động nào?
- Biến đổi thức ăn
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Thải các chất cặn bả.
Câu 3. (2.0 điểm) a. Mỗi ý 0.25
a. Xác định các tập tính sau là tập - Tập tính học được: 4, 5, 6
tính bẩm sinh hay học được: - Tập tính bẩm sinh:1, 2, 3.
(1) Khi lỡ chạm tay vào nước b. Học sinh lấy ví dụ.
nóng, con người liền rụt tay lại.
(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.
(3) Chim mẹ mớm mồi cho chim

Trang 4/3 – Mã đề 102


non.
(4) Cá nổi lên mặt nước khi nghe
tiếng chuông.
(5) Bạn học sinh thức dậy vào 5
giờ sáng mỗi ngày.
(6) Em cảm thấy buồn ngủ vào
lúc 10 giờ tối.
b. Lấy 2 ví dụ khác về tập tính
bẩm sinh ở động vật.

Trang 5/3 – Mã đề 102

You might also like