Rice Value Chain

You might also like

You are on page 1of 20

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN

CHUỖI GIÁ TRỊ GẠO VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NÔNG HỘ


Giới thiệu lớp học
Đối tượng học viên
● Cán bộ khuyến nông
● Cán bộ nông nghiệp
● Nông dân trồng lúa gạo
Kết quả tập huấn
Sau khi hoàn thành lớp tập huấn, học viện có thể:
● Hiểu được khái niệm chuỗi giá trị
● Mô tả và vẽ được sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo
● Giải thích được các tác nhân và vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo
● Giải thích được các mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi giá trị lúa gạo
● Hiểu được các yếu tố bên ngoài hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
● Hiểu được cách tính chi phí, lợi nhuận, giá trị gia tăng trong từng khâu trong chuỗi
giá trị lúa gạo
● Nắm được các kỹ năng lập kế hoạch tài chính; tính toán chi phí, lợi nhuận; và các
cách thức cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho nông hộ
Thời gian lớp học
6 tiếng
Nội dung tập huấn và phân bổ thời lượng
Bài học Chủ đề Thời lượng
(phút)
Bài 1 Khái niệm chuỗi giá trị 40
Bài 2 Sơ đồ chuỗi giá trị 40
Bài 3 Chi phí-lợi nhuận trong chuỗi giá trị 45
Bài 4 Quản lý tài chính nông hộ 120

Phương pháp tập huấn


Lớp tập huấn sử dụng phương pháp tập huấn đa dạng, trực quan, tương tác giữa giảng
viên và học viên
● Bài tập/Trò chơi
● Hoạt động và thảo luận nhóm
● Giảng bài
Các lưu ý đối với giảng viên:
● Sử dụng bài trình chiếu để hướng dẫn quá trình học, không phụ thuộc hoàn toàn
vào bài trình chiếu
● Giới thiệu chủ đề tập huấn một cách rõ ràng khi bắt đầu từng bài học
● Có thể điều chỉnh các bài học và thời lượng của từng bài học phù hợp với từng đối
tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn
● Tăng cường tính tương tác thông qua đặt các câu hỏi gợi mở
● Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để các học
viên có thể học từ chính trải nghiệm của họ
● Trích dẫn các ví dụ để giải thích và minh họa cho các chủ đề
● Truyền tải các thông điệp tập huấn đơn giản và chính xác
● Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và địa bàn tập huấn
Cách thức đánh giá học viên
Kết quả tập huấn có thể được đánh giá như sau:
Nội dung Phương pháp
Kiến thức Quan sát/Tương tác
Kỹ năng Kết quả làm việc nhóm
Phiếu bài làm

Các công cụ, dụng cụ và tài liệu cần chuẩn bị


● Thiết bị trình chiếu, bút chỉ
● Bảng trắng, bút viết bảng các màu
● Bảng đính ghim, ghim, băng dính
● Giấy A0
● Bút bi, bút chì, bút dạ các màu
● Giấy màu các loại
Cấu trúc bài giảng
Giảng viên có thể điều chỉnh chương trình để phù hợp với nhu cầu học viên
Thời Hoạt động Tài liệu sử dụng
lượng
Mở đầu và giới thiệu chung
10 phút Chào các học viên và chào mừng họ đến
với lớp tập huấn
Giới thiệu bản thân với các học viên

Hỏi: Các anh/chị có biết sản phẩm lúa gạo


của mình đang được bán ở thị trường nào
không?
(Một số trả lời có)
Hỏi: Các anh chị có biết yêu cầu của thị
trường đối với sản phẩm của mình là gì
không
(Một số trả lời có)
Hỏi: Các anh chị có biết lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất của mình ra sao không?
(Một số trả lời có)
Nói: Tôi tin rằng tất cả các anh/chị ngồi
đây đều muốn biết chúng ta đang ở đâu
trong chuỗi giá trị và hưởng lợi thế nào
trong chuỗi giá trị?
(Đa số trả lời có)

Nêu mục tiêu của buổi tập huấn


Với buổi tập huấn này, hi vọng rằng từ các
hiểu biết về chuỗi giá trị, vai trò và mối
quan hệ giữa các bên và các kỹ năng quản
lý tài chính nông hộ, chúng ta có thể chủ
động quản lý hoạt động sản xuất của mình
và chủ động trong các mối quan hệ với các
bên, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Giới thiệu kết cấu bài giảng

Bài 1: Khái niệm về chuỗi giá trị

20 phút Khởi động tạo hứng khởi bằng hoạt động


“Con đường lúa gạo”

Hoạt động 1. Con đường lúa gạo

Hoạt động 1. Con đường lúa gạo


Mục tiêu Mục tiêu của trò chơi là giúp học viên hình dung hạt
gạo của họ đã được sản xuất, chế biến và tiêu dùng
như thế nào, từ đó dẫn dắt đến khái niệm về chuỗi giá
trị
Thời lượng
Số lượng học viên Tất cả học viên
Tài liệu/phương pháp Giấy A0, bảng ghim, ghim, giấy màu
Các bước 1. Chia học viên thành 3-4 nhóm, tùy thuộc vào số
lượng học viên
2. Phát cho các nhóm giấy A0 và giấy màu trắng
3. Trong 15 phút, từng nhóm sử dụng giấy màu
trắng viết lên các công đoạn cụ thể mà sản phẩm
gạo của họ được giao dịch, thông qua trao đổi
tìm câu trả lời cho các câu hỏi:
● Lúa trồng thế nào?
● Sau khi thu hoạch, lúa được chế biến thế nào?
● Sau đó, lúa được bán đi đâu?
● ....
Các công đoạn được nối với nhau bằng mũi tên
4. Giảng viên sẽ đi giữa các nhóm để hướng dẫn
thêm
5. Sau 15 phút, các nhóm cử đại diện lên trình bày
kết quả.
Các hình vẽ có thể không đầy đủ do người nông dân
thường chỉ biết sản phẩm lúa gạo của mình đến
thương lái hoặc 1 công ty xay xát.
Tóm lại Nói: Chúng ta có rất nhiều sơ đồ khác nhau, rõ ràng là
chúng ta ít nhiều có ý niệm về một chuỗi các hoạt
động trong sản xuất lúa gạo, mặc dù chưa đầy đủ.

Thời Hoạt động Tài liệu sử dụng


lượng

Nói: Các ý niệm về một chuỗi các hoạt


động với sự tham gia của các bên trong sản
xuất và thương mại một sản phẩm gợi mở
cho chúng ta về khái niệm chuỗi giá trị.

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về


chuỗi giá trị.

Để dễ hiểu nhìn chung có thể hiểu chuỗi


giá trị bao gồm:
● Các bên tham gia
● Các hoạt động tương ứng của từng bên
● Sự liên kết giữa các bên và hoạt động
tương ứng để mang đến một sản phẩm
hoặc dịch vụ cuối cùng qua các công
đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng
● Ở mỗi một công đoạn, sản phẩm lại
được tạo thêm giá trị

Giá trị tăng thêm có thể được tạo ra bằng


nhiều cách, có thể hữu hình hoặc vô hình
miễn là được một đối tượng khách hàng
sẵn sàng chi trả. Một số ví dụ trong slide.
Có thể mời một số học viên cho một số ví
dụ.
Bài 2: Sơ đồ chuỗi giá trị

Nói: như vậy, với khái niệm về chuỗi giá


trị như vậy, chúng ta hãy cùng hoàn thiện
sơ đồ chuỗi giá trị của chúng ta.
Ở phần này, chúng ta sẽ xác định rõ hơn
các bên tham gia, vai trò của các bên và
mối liên kết giữa các khâu như thế nào.

Hoạt động 2. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo

Hoạt động 2. Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo


Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động này là giúp học viên tự vẽ
được sơ đồ chuỗi giá trị mà họ tham gia, định vị được
rõ các bên tham gia, vai trò của các bên
Thời lượng
Số lượng học viên Tất cả học viên
Tài liệu/Phương pháp Giấy A0, bảng ghim, ghim, giấy màu
Các bước 1. Chia học viên trở lại nhóm của hoạt động 1
2. Phát cho các nhóm giấy A0 và giấy màu
3. Các nhóm lần này sẽ lựa chọn cụ thể một sản
phẩm cuối cùng mà nhóm muốn vẽ sơ đồ chuỗi
giá trị. Ví dụ: gạo Jasmine, gạo ST24,...
4. Nhóm xem xét và hoàn chỉnh chi tiết lại các
công đoạn trong hoạt động 1.
5. Tiếp theo, nhóm cùng nhau trả lời câu hỏi: Ai
chịu trách nhiệm về các công đoạn đó và điền
vào giấy màu vàng, sau đó dán lên phía trên
giấy ghi các công đoạn.
6. Nhóm tiếp tục thảo luận và ghi chi tiết các hoạt
động cụ thể của đối tượng chịu trách nhiệm ở
từng công đoạn để làm rõ vai trò của họ. Các
nội dung này được ghi trên giấy màu xanh và
dán phía dưới giấy ghi các công đoạn.
7. Ở từng công đoạn, các nhóm tiếp tục thảo luận
các giá trị tăng thêm có thể được tạo ra như thế
nào. Các giá trị này được ghi vào các giấy màu
đỏ và dán phía dưới các hoạt động cụ thể
8. Sau 15 phút, các nhóm cử đại diện lên trình bày
kết quả
9. Cả lớp thảo góp ý và thảo luận chung để hoàn
chỉnh sơ đồ các chuỗi giá trị
Trong quá trình làm việc nhóm, giảng viên sẽ đi giữa
các nhóm để hướng dẫn thêm

Tóm lại Nói: Đây chính là sơ đồ chuỗi giá trị lúa gạo cụ thể mà
các bạn đang là một thành phần trong đó với vai trò rất
quan trọng. Tuy nhiên, ai đang là người hưởng lợi
nhiều nhất trong chuỗi giá trị này.

Thời Hoạt động Tài liệu sử dụng


lượng
Nói: Như vậy, chúng ta đã vẽ được chuỗi
giá trị cụ thể mà mình đang tham gia. Nhìn
rộng ra, chuỗi giá trị gạo tại ĐBSCL như
sau. Nhìn vào chuỗi giá trị này, các bạn có
thể thấy rõ hơn mình đang ở đâu trong
chuỗi giá trị của vùng.
Nói: Vậy, chúng ta đang liên kết với nhau
và với các bên như thế nào?
Hỏi: Hiện nay có các anh chị nào đang
tham gia tổ hợp tác hay HTX không?
Một số trả lời có
Hỏi: Có anh chị nào đang tham gia ký kết
hợp đồng nông sản với doanh nghiệp
không
Một số trả lời có
Nói: Tổ hợp tác/HTX chính là một hình
thức liên kết ngang. Liên kết ngang là liên
kết giữa cùng một nhóm tác nhân với nhau
như liên kết giữa các nông dân thành các tổ
hợp tác, HTX; liên kết giữa các doanh
nghiệp thành hiệp hội;...Còn liên kết dọc là
liên kết giữa nhóm tác nhân này với nhóm
tác nhân khác, điển hình là liên kết giữa
nông dân và doanh nghiệp dưới hình thức
hợp đồng nông sản.
Hiện nay, hình thức HTX kiểu mới đang
được khuyến khích giữa các hộ nông dân
và hợp đồng nông sản cũng đang rất phổ
biến.
Một số điểm cần lưu ý đối với HTX kiểu
mới:
- Thành viên tham gia dưới dạng góp vốn
và được trả dựa trên lợi nhuận kinh doanh
hàng năm dựa trên sự tự nguyện, chia sẻ
lợi ích và rủi ro.
- HTX chỉ sở hữu những tài sản chung, tài
sản cá nhân của mỗi hộ được thừa nhận
- Không phải do nhà nước điều hành, tự
quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ
- Không bị giới hạn về địa giới hành chính,
ngành nghề đăng ký kinh doanh
HTX kiểu mới hoạt động gần như một DN,
có đầy đủ quyền ra quyết định sản xuất,
đàm phán và chủ động về kế hoạch kinh
doanh
Một số điểm cần lưu ý đối với hợp đồng
nông sản:
- Hợp đồng nông sản giúp bà con chủ động
được thị trường.
- Người dân, HTX có quyền đàm phán
mức giá, hình thức thanh toán.
- Tránh được rủi ro nhưng năm sản phẩm
rớt giá. Tuy nhiên, cần chấp nhận mức giá
không cao bằng thị trường ngoài những
năm giá đạt đỉnh
Hoạt động 3: Ai hỗ trợ chuỗi giá trị

Hoạt động 3: Ai hỗ trợ chuỗi giá trị


Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động này là giúp học viên hiểu rằng
chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả còn có sự hỗ trợ từ
môi trường bên ngoài và họ có thể chủ động tìm kiếm
và tiếp cận các nguồn hỗ trợ này
Thời lượng
Số lượng học viên Tất cả học viên
Tài liệu/Phương pháp Sơ đồ chuỗi giá trị đã vẽ, giấy màu, ghim
Các bước 1. Chia học viên trở lại nhóm
2. Phát cho các nhóm giấy màu
3. Từng người trong nhóm viết vào 2 mẩu giấy: 1
mẩu viết ai hỗ trợ và 1 mẩu giấy viết hỗ trợ gì
4. Từng người trong nhóm ghim các mẩu giấy
phía trên hoặc phía dưới nhóm tác nhận nhận
được hỗ trợ
5. Cả nhóm cùng thảo luận và sắp xếp lại các hỗ
trợ theo từng đối tượng hỗ trợ
6. Nhóm làm tương tự cho những hỗ trợ mà họ
biết cho các tác nhân khác
Các học viên có thể không biết đến nhiều các hỗ trợ.

Tóm lại Nói: Hiện nay có nhiều hỗ trợ cho các chuỗi giá trị
nhưng rõ ràng không có nhiều người nông dân biết và
hưởng lợi từ các hỗ trợ đó

Thời Hoạt động Tài liệu sử dụng


lượng
Để hỗ trợ cho chuỗi giá trị phát triển có
nhiều dịch vụ và chính sách của nhà nước,
các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức
quốc tế
Bài 3: Chi phí-lợi nhuận trong chuỗi giá trị

Tiếp theo, chúng ta cùng chơi một trò chơi


để xem ai thu được nhiều lợi nhuận hơn

Hoạt động 4: Trò chơi đóng vai

Hoạt động 4. Trò chơi đóng vai


Mục tiêu Mục tiêu của hoạt động này là giúp học viên có khái
niệm về việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong
chuỗi giá trị, từ đó có động lực hơn trong việc nâng
cao vị thế và lợi nhuận của mình.
Thời lượng
Số lượng học viên Tất cả học viên
Tài liệu/Phương pháp Các tờ giấy mệnh giá tiền
Các bước 1. Các học viên được chia thành các nhóm
2. Các nhóm phân vai, một số người sẽ đóng 1 vai
trong chuỗi giá trị
3. Mỗi người sẽ được phát một số tiền nhất định
và một mảnh giấy mô tả hiện trạng của mình
4. Người nông dân sẽ dùng tiền đi mua đầu vào và
sản xuất lúa, bán cho người thu mua
5. Người thu mua đi mua lúa và bán lại cho tác
nhân, cứ như vậy cho đến người tiêu dùng.
6. Một mức giá thị trường sẽ được đưa ra ở từng
công đoạn để các nhóm tự đàm phán và giao
dịch.
7. Cuối cùng, từng cá nhân sẽ tính toán xem mình
lãi được bao nhiêu tiền.
8. Sau đó cả nhóm thống nhất và cùng tình toán %
chi phí và lợi nhuận của từng bên đóng góp
trong chuỗi giá trị theo hướng dẫn của giảng
viên
9. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
10.Thảo luận chung: Nhận xét và đánh giá của các
học viên về kết quả

Tóm lại Nói: Mặc dù các chi phí chưa được tính toán một cách
đầy đủ nhưng các bạn có thể hiểu được cơ bản các
đóng góp vào chi phí và lợi nhuận của các tác nhân
trong chuỗi để có các nhận định và đánh giá xác thực.

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng


Nói: Trên thực tế, từ các nghiên cứu
đã có, phân bổ chi phí và lợi nhuận của
các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo
ĐBSCL như trên slide, trong đó người
nông dân vẫn đang được hưởng lợi
nhuận tương đối thấp.
Vậy có những cách nào để có thể nâng
cao được giá trị gia tăng cho chuỗi nói
chung và người nông dân nói riêng
● Rút ngắn chuỗi
● Ứng dụng khoa học công nghệ
● Tăng cường chế biến sâu
● Đóng gói
● Thương hiệu
Thời Hoạt động Tài liệu sử dụng
lượng
Bài 4: Quản lý tài chính nông hộ

Bây giờ, tôi cần chia mọi người thành hai


nhóm để cùng tham gia một phần thi nhỏ.

Hoạt động 5: Chi phí và nguồn thu từ


lúa

Hoạt động 5: Chi phí và nguồn thu từ lúa


Mục tiêu - Liệt kê các chi phí và nguồn thu từ sản xuất lúa gạo.
- Cho người tham gia thấy được sự thiếu xót trong kê
khai nếu không quản lý tài chính
Thời lượng
Số lượng học viên Tất cả học viên
Tài liệu/Phương pháp Giấy A0, Bút viết
Các bước 1. Chia làm 2 đội chơi thảo luận để viết danh mục các chi
phí và nguồn thu từ sản xuất lúa.
2. Hai đổi treo kết quả.
3. Nhận xét kết quả sự khác nhau, thừa thiếu giữa các đội
thi.

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng


Nói: Cảm ơn hai nhóm. Chúng ta cùng
dành một tràng vỗ tay cho hai nhóm.
Chúng ta hãy nhìn kết quả của hai nhóm
có thể thấy các bác đã liệt kê rất nhiều và
đầy đủ về chi phí và các nguồn thu trong
quá trình sản xuất lúa. Nhưng rõ ràng là
hai nhóm có sự khác nhau về kết quả,
điều đó có thể thấy chúng ta chưa thể nhớ
hết được các khoản chi cũng như nguồn
thu từ sản xuất lúa của chúng ta. Điều đó
đặt ra bài toán cần phải quản lý tài chính
nông hộ.
Nói: Vậy để quản lý tài chính nông hộ,
đầu tiên chúng ta cần biết quản lý tài
chính là gì. Hiểu cách đơn giản nhất,
Quản lý tài chính là quản lý nguồn thu
tiền và quản lý việc phân phối, tiêu tiền

Hỏi: Có bác nào ở đây từng tự hỏi mình


không biết tiền đi đâu hết mà hết mùa vụ
này đến mùa vụ khác vẫn thiếu tiền cho
sản xuất không ạ?
Hầu hết mọi người trả lời CÓ
Nói: Do thực tế đa phần các hộ nông dân
hiện nay nguồn vốn phục vụ sản xuất đều
còn khó khăn, nguồn tiền quay vòng từ vụ
trước phục vụ cho vụ sau. Tuy nhiên, hoạt
động chi tiêu sinh hoạt diễn ra thường
xuyên. Việc không quản lý tài chính có
thể dẫn đến sử dụng nguồn tiền vốn cho
sản xuất vào mục đích khác, không hiệu
quả.
Như kết quả các bác đã liệt kê ở trên
(Thường thiếu chi phí cho lãi xuất ngân
hàng, trả chậm phân bón, điện xăng dầu
và nguồn thu từ phụ phẩm rơm rạ), các
bác có thể thấy chúng ta đã quên đi chi
phí phải trả tiền lãi cho việc trả chậm
phân bón. Chi phí tiền điện, xăng dầu
trong quá trình sản xuất. Quản lý tài chính
giúp các bác tính đúng, tính đủ nhất các
chi phí trong sản xuất, từ đó chúng ta biết
được lãng phí ở đâu và cải thiện quá trình
canh tác hướng tới bền vững
Nói: Trong quản lý tài chính, một số thuật
ngữ dễ gặp nhất mà chúng ta cần biết là:
- Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí các
chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm.
- Doanh thu là tổng giá trị kinh tế thu về
từ quá trình sản xuất
- Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng
của hoạt động sản xuất

Hoạt động 6: Phép trừ

Hoạt động 6: Phép trừ


Mục tiêu - Tìm hiểu về nguồn thu và các chi tiêu của hộ nông dân
vùng ĐBSCL.
- Phát hiện sự bất hợp lý trong chi tiêu gia đình thường làm
thâm hụt vốn sản xuất
- Cung cấp kỹ năng quản lý tài chính
Thời lượng 15 phút

Số lượng học viên Tất cả học viên

Tài liệu/Phương pháp Giấy A0 (bảng), Bút viết


Các bước 1. Giảng viên gọi một bác nông dân bất kỳ để hỏi.
2. Hỏi bác nông dân về nguồn thu và số tiền thu được hàng
năm. Vừa hỏi vừa viết lên bảng. Hỏi cho năm 2018
3. Hỏi bác nông dân về nguồn chi theo thứ tự sau hỏi cho
năm 2018, vừa hỏi vừa viết lên bảng:
- Chi phí cho con học.
- Chi phí cho sinh hoạt hàng ngày (xăng xe, điện nước, ăn
uống, điện thoại),
- Chi phí ăn nhà hàng (nhậu),
- Mua tài sản cố đinh (Nhà, xe, đồ dùng)
- Mua xổ số
- Đám hội, du lịch
4. Làm lại từ bước 1 đến 3 với 1 đến 2 bác nông dân khác.
5. Làm phép tính trừ thu nhập hàng năm với các chi phí.
6. Phần tiền còn lại là nguồn vốn có thể tiết kiệm và đầu tư
sản xuất.
7. Nhận xét xem khoản tiền này có đủ cho sản xuất không?
Đưa ra nhận xét cần phải lập kế haochj tài chính
Tóm lại Nói: Các bác có thể dễ dàng nhận thấy, nếu dùng số các bác
cung cấp, khi lấy doanh thu, thu nhập một năm của hộ các
bác trừ đi các khoản chi trong năm, chúng ta sẽ không còn
tiền để phục vụ hoạt động sản xuất hoặc có rất ít. Một vụ
mùa xảy ra rủi ro, các bác hoàn toàn không có khả năng
phục hồi sản xuất.

Thời lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng


Nói: Vậy kỹ năng đầu tiên của quản lý tài
chính là lập kế hoạch tài chính phù hợp.
Kế hoạch tài chính ở đây chính là tự dự
đoán nguồn thu tiền của nông hộ và các
khoản chi tiêu.
Kỹ năng thứ 2 cho quản lý là quản lý việc
chi tiêu. Chắc các bác ở đây đã ít nhiều
nghe và biết về sản xuất theo hướng Việt
Gap và sổ tay nhật ký đồng ruộng hay
nhật ký nông hộ đúng không ạ? Trong đó
có phần về mua bán phân thuốc, công sản
xuất chính là đang giúp chúng ta biết
được mình dã chi tiêu những gì và chi bao
nhiêu.
Để biết được điều này chúng ta cần học
cách tính toán chi phí lợi nhuận và đưa ra
các giải pháp nâng cao khả năng tài chính
Hỏi: Các bác có thấy việc quản lý tài
chính nông hộ là cần thiết không ạ?
Hầu hết mọi người trả lời CÓ
Nói: Vậy sau đây, tôi sẽ cung cấp cho
các bác một số công cụ phục vụ quản
lý tài chính nông hộ.
Đầu tiên là công cụ đơn giản và đã
quen thuộc với nhiều các bác ở đây.
Khi tham gia VietGAP, chúng ta được
yêu cầu ghi chép Nhật ký đồng ruộng.
Hỏi: Có bác nào ở đây đã sử dụng sổ
ghi chép nhật ký này không ạ?
Có một vài người trả lời CÓ
Hỏi: Các bác có bao giờ ngồi tính toán
lại xem một vụ mùa mình đã chi tiêu
hết bao nhiêu và thu được bao nhiêu
chưa ạ?
Có thể có người trả lời CÓ
Hỏi: Các bác có thấy khi tính toán như
vậy sẽ giúp chúng ta thấy được lợi
nhuận và dễ dàng đưa ra các quyết
định sản xuất cho vụ mùa tiếp theo
như thay đổi phương thức sản xuất,
thay đổi giống,… không ạ?
Có người sẽ trả lời CÓ
Nói: Vâng, đây chính là công cụ đơn
giản nhất, phổ biến nhất đang được áp
dung với ưu điểm Dễ áp dụng, chi phí
rẻ. Tuy nhiên công cụ có nhược điểm
phải tự theo dõi, tính toán, tổng hợp,
cộng trừ bằng tay mất thời gian.
Nói: Vì vậy cháu sẽ giới thiệu cho mọi
người một công cụ khác là các phần
mềm quản lý tài chính
Hỏi: Cho hỏi các bác nào ở đây đang
dùng điện thoại thông minh ạ?
Hầu hết trả lời CÓ
Nói: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm
hỗ trợ quản lý tài chính, quản lý sản
xuất như RNM, Trồng cây,…; Phần
mềm quản lý tài chính: Sổ thu chi –
Misa, Money Lover,…). Phương thức
này có ưu điểm có báo cáo tài chính hỗ
trợ quản lý. Một số phần mềm có kèm
nhắc nhở nếu các chi phí tăng quá cao
như sử dụng nhiều giống, phân thuốc.
Tuy nhiên phương thức này cũng có
nhược điểm đòi hỏi người dùng phải
thành thạo sử dụng điện thoại thông
minh.
Tuy nhiên có lẽ đây cũng không phải
nhược điểm quá lớn phải không ạ?

You might also like