You are on page 1of 34

CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM CỔ SINH VẬT HỌC

Câu 1: Hóa thạch được tìm thấy chủ yếu trong loại đá nào?
A. Đá magma
B. Đá trầm tích
C. Đá biến chất
D. Cả 3 loại đá trên
Câu 2: Vết tích của sinh vật để lại từ bao nhiêu năm trở lên mới được xem là hóa thạch?
A. 100 năm
B. 1000 năm
C. 10000 năm
D. 50000 năm
Câu 3: Trong loại hóa thạch body fossils, có bao nhiêu dạng biến đổi chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Các hóa thạch của voi mammoth được bảo tồn trong điều kiện nào?
A. Ngâm trong hố nhựa bitum
B. Ướp lạnh trong băng
C. Giam trong hổ phách
D. Trong điều kiện khác
Câu 5: Đây là phương cách hóa thạch gì?
A. Khuôn trong
B. Vật đúc khuôn trong
C. Khuôn ngoài
D. Bảo toàn nguyên vẹn cốt bộ
Câu 6: Dấu vết nào không được xếp vào dấu vết hóa đá trong quá trình sinh hoạt của sinh
vật?
A. Dấu vết bò, hang lỗ C. Vỏ trứng
B. Xác lột D. Phấn hoa
Câu 7: Đơn vị phân loại Lớp trong tiếng Latin là?
A. Class B. Order C. Phylum D. Genus
Câu 8: Trong đơn vị phân loại, bộ là một tập hợp của?
A. Một số giống C. Một số loài
B. Một số họ D. Một số lớp

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


Câu 9: Khi tên loài được đặt theo tên người nữ thì đuôi được thêm ký tự gì?
A. al C. il
B. ae D. ie
Câu 10: Khi đặt tên cho phụ họ, người ta căn cứ theo tên giống và thêm chữ gì?
A. idea B. inae C. acea D. tales
Câu 11: Ký hiệu gen. nov. được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Tên giống mới được đề xuất mà trùng với tên giống đã có
B. Tên loài mới được giới thiệu lần đầu
C. Tên loài mới có một số đặc điểm giống với loài đã biết
D. Tên giống mới được giới thiệu lần đầu
Câu 12: Lịch sử phát triển của cổ sinh vật học được chia thành mấy giai đoạn lớn?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 13: Tên gọi nào sau đây biểu thị cho một giống chưa biết rõ tên loài?
A. Sirifer sp
B. Dielasma ex gr.
C. Luciella cf. perlimbata
D. Tectarea robinsoni gen. et sp. nov.
Câu 14: Để chỉ đơn vị phân loại phụ lớp, người ta thêm chữ gì trước tên lớp?
A. Super
B. Re
C. Sub
D. In
Câu 15: Đâu là tên của một bộ?
A. Lingulida
B. Spiriferidae
C. Spiriferinae
D. Claratatus
Câu 16: 238U có thời gian bán rã khoảng?
A. 1 nghìn năm
B. 1 triệu năm
C. 1 tỷ năm
D. 4,5 tỷ năm

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


Câu 17: Để xác định mẫu hóa thạch có tuổi nhỏ hơn 100000 năm, người ta thường sử dụng
đồng vị phóng xạ nào?
A. 14C B. 235U C. 238U D. 40K
Câu 18: Đại cổ sinh gồm bao nhiêu kỷ?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 19: Thế Eocene thuộc kỷ nào?
A. Paleogene B. Neogene C. Quaternary D. Miocene
Câu 18: Một mẫu hóa thạch được xác định là hóa đá vào thế Holocene, vậy mẫu hóa thạch
đó có tuổi khoảng?
A. 1000 năm B. 10000 năm C. 20000 năm D. > 25000 năm
Câu 19: Kỷ Triat kéo dài khoảng bao lâu?
A. 40 triệu năm
B. 50 triệu năm
C. 60 triệu năm
D. 70 triệu năm
Câu 20: Kỷ Cambri bắt đầu cách đây bao lâu?
A. 485 triệu năm
B. 500 triệu năm
C. 521 triệu năm
D. 541 triệu năm
Câu 21: Thế nào có thời gian tồn tại dài nhất trong kỷ Paleogen?
A. Paleocene C. Eocene
B. Neocene D. Miocene
Câu 22: Kỷ nào có thời gian tồn tại ngắn nhất trong đại Cổ sinh?
A. Silua B. Pecmi C. Ocdovic D. Cambri
Câu 23: Kỷ Krêta gồm bao nhiêu thế?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24: Đại cổ sinh kéo dài trong bao lâu?
A. 250 triệu năm C. 350 triệu năm
B. 300 triệu năm D. 380 triệu năm
Câu 25: Sự kiện tuyệt chủng giai đoạn nào được xem là nghiêm trọng nhất trong lịch sử?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Neo-proterozoic – Cambrian
B. Cretaceous – Paleogene
C. Ocdovician – Siluarian
D. Permian – Triassic
Câu 26: Kỷ Phấn trắng là tên gọi khác của kỷ gì?
A. Triat B. Devon C. Jura D. Krêta
Câu 27: Kỷ Đệ tứ bắt đầu vào khoảng thời gian cách nay bao lâu?
A. 11700 năm C. 2,5 triệu năm
B. 1,2 triệu năm D. 23 triệu năm
Câu 28: Các loài cá cổ thống trị trong các biển vào thời kỳ nào?
A. Silua B. Devon D. Pecmi D. Ocdovic
Câu 29: Loài sinh vật nào đã bị tiêu diệt hoàn toàn vào cuối kỷ Krêta?
A. San hô vách đáy C. Cúc đá
B. Bọ ba thùy D. Chân rìu
Câu 30: Các loài động vật bốn chân đầu tiên có nguồn gốc từ Cá vây mấu lên sống trên đất
liền trong thời kỳ nào?
A. Cuối Cacbon C. Cuối Devon
B. Đầu Denvon D. Đầu Cacbon
Câu 31: Các loài động vật nguyên sinh có thể sống trong môi trường nào?
A. Nước biển C. Nước ngọt
B. Trong bùn, đất D. Tất cả các môi trường trên
Câu 32: Các loài động vật nguyên sinh để lại hóa đá có nghĩa định tầng tốt vào giai đoạn
nào?
A. Cuối Pecmi
B. Cuối Krêta
C. Cuối Cacbon
D. Cả A và B
Câu 33: Phụ lớp Sarcodina có tên theo tiếng việt là?
A. Trùng roi C. Trùng bào tử
B. Trùng thịt D. Trùng bùn
Câu 34: Phụ lớp quan trọng nhất của lớp Sarcodina là?
A. Phụ lớp Heliozoa
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
B. Phụ lớp Foraminifera
C. Phụ lớp Radiolaria
D. Phụ lớp Rhizopoda
Câu 35: Vỏ tự tiết của Trùng lỗ không thể là loại vật liệu nào?
A. Chất kitin B. Chất giả kitin C. Chất vôi D. Chất silic
Câu 36: Vỏ cát là tên gọi khác của loại vỏ nào?
A. Vỏ dính kết B. Vỏ tự tiết C. Vỏ vôi D. Vỏ silic
Câu 37: Đây là loại vỏ gì của Trùng lỗ?
A. Vỏ đơn phòng
B. Vỏ phòng một dãy
C. Vỏ cuộn xoắn theo mặt phẳng
D. Vỏ cuộn xoắn
Câu 38: Yếu tố nào quyết định hình dạng vỏ của Trùng lỗ?
A. Kích thước
B. Sự phân vách
C. Điều kiện sống
D. Chất liệu vỏ
Câu 39: Các cá thể vi cầu trong chu trình sinh sản của Trùng lỗ còn được gọi là gì?
A. Sizon B. Gamon C. Gamet D. Zigot
Câu 40: Phụ lớp Trùng lỗ được phân thành bao nhiêu bộ?
A. 13 B. 14 C. 15 D. 16
Câu 41: Sinh vật sau thuộc bộ nào?
A. Fusulinida
B. Textulariida
C. Miliolida
D. Rotalida
Câu 42: Bộ nào sau đây có kích thước hiển vi?
A. Fusulinida
B. Textulariida
C. Miliolida
D. Rotalida
Câu 43: Cấu trúc nào chia vỏ ngoài của Trùng thoi thành nhiều múi?

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


A. Vòng tăng lớn
B. Đường vách
C. Gờ dọc
D. Gờ ngang
Câu 44: Sinh vật sau thuộc bộ nào?
A. Fusulinida
B. Textulariida
C. Miliolida
D. Rotalida
Câu 45: Các dạng Trùng bánh xe sống trôi nổi thường có phòng dạng hình gì?
A. Hình thoi C. Hình quả trám
B. Hình đĩa dẹt D. Hình cầu
Câu 46: Trùng bánh xe có ý nghĩa tạo đá vào giai đoạn nào?
A. Jura B. Krêta C. Triat D. Paleozoi
Câu 47: Các hóa đá của Trùng lỗ được bắt gặp từ kỷ nào?
A. Cambri B. Ocdovic C. Sulua D. Devon
Câu 48: Giống Fusulina thuộc phụ lớp nào?
A. Phụ lớp Heliozoa
B. Phụ lớp Foraminifera
C. Phụ lớp Radiolaria
D. Phụ lớp Rhizopoda
Câu 49: Đại đa số các loài thuộc phụ lớp Radiolaria sống theo kiểu gì?
A. Trôi nổi B. Bám đáy C. Nằm trên mặt đáy D. Kí sinh
Câu 50: Phụ lớp Radiolaria được chia thành bao nhiêu bộ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 51: Cấu trúc xương của động vật thuộc ngành Ruột khoang được cấu tạo chủ yếu bằng?
A. Chất kitin B. Chất vôi C. Chất silic D. Chất hữu cơ
Câu 52: Lớp nào để lại nhiều hóa đá nhất trong ngành Ruột khoang?
A. Lớp Hydrozoa C. Lớp Scyphozoa
B. Lớp Anthozoa D. Tất cả các lớp trên
Câu 53: Tại sao các hóa thạch San hô thường có ý nghĩa trong việc định tướng đá?

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


A. Vì chúng bị chôn vùi và biến đổi dưới đáy
B. Vì chúng được bảo tồn tại chỗ
C. Vì chúng có khả năng bám đáy tốt
D. Vì chúng sống gần mặt nước, không sâu lắm
Câu 54: Điều nào không đúng khi nói về san hô?
A. Phần miệng của San hô có hình tròn
B. San hô có thể sống dạng đơn thể
C. Phần thân mềm của San hô có 2 lớp tế bào
D. San hô có thể sinh sản kiểu vô tính hoặc hữu tính.
Câu 55: Lớp Anthozoa được chia thành bao nhiêu phụ lớp?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 56: Phụ lớp nào có kích thước nhỏ nhất?
A. Tabulata C. Heliolitoidea
B. Tetracoralla D. Hexacoralla
Câu 57: Các ống thông thương của Tabulata có vai trò gì?
A. Liên lạc với nhau trong quá trình dinh dưỡng
B. Làm cho ổ cá thể thêm vững chắc
C. Là nơi các thể con mọc ra
D. Câu A, B đúng
Câu 58: Cấu tạo xương nào chưa phổ biến ở San hô vách đáy?
A. Vách đáy B.Vách ngang C. Vách dọc D. Cột giả
Câu 59: Các đại biểu đầu tiên của San hô vách đáy xuất hiện từ khi nào?
A. Silua B. Devon C. Cambri D. Cacbon
Câu 60: Các bộ San hô thuộc phụ lớp Tetracoralla có hình dạng nào phổ biến nhất?
A. Hình trụ B. Hình tháp C. Hình nón D. Hình sừng
Câu 61: San hô bốn tia không có ý nghĩa định tầng trong tuổi nào?
A. Devon B. Cacbon C. Ocdovic D. Pecmi
Câu 62: Đặc điểm tiến hóa qua trọng của San hô bốn tia so với các loài trước đó là?
A. Có các vách ngăng thẳng đứng C. Có các vách ngang phức tạp
B. Có hệ thống mô xốp D. Có thể sống đơn lẻ
Câu 63: Các vách ngăng thẳng đứng của San hô bốn tia còn được gọi là?

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


A. Trabecula C. Rugosa
B. Septa D. Strepec
Câu 64: Trong quá trình hình thách vách dọc của San hô bốn tia, khi khoang mới được chia
đôi bằng một vách dọc nguyên thủy thì hai bên của vách được gọi là gì?
A. Vách chính – phụ C. Vách trái – phải
B. Vách chính – đối D. Vách trước – sau
Câu 65: Loài Tryplasma altaica thuộc bộ nào?
A. Tabulata B. Tetracoralla
B. Hexacoralla D. Octacoralla
Câu 66: Sinh vật sau thuộc phụ lớp gì?
A. Tabulata
B. Tetracoralla
C. Hexacoralla
D. Octacoralla
Câu 67: Đâu là sinh vật thuộc phụ lớp Tetracoralla?

A B

C D
Câu 68: Ở Việt Nam, các hóa đá của San hô bốn tia được tìm thấy chủ yếu trong địa tầng có
tuồi nào?
A. Devon – Pecmi C. Ocdovic – Cacbon
B. Silua – Pecmi D. Cambri – Silua
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 69: Bộ nào đóng vai trò là hóa thạch chỉ đạo?
A. Tabulata C. Tetracoralla
B. Hexacoralla D. Octacoralla
Câu 70: Điều kiện nhiệt độ nước biển thích hợp để San hô sinh sống là?
A. 15 - 25°C C. 20 -25°C
B. 18 - 22°C D. Trên 25 °C
Câu 71: Ở Bọ ba thùy, cơ quan nào đảm nhiệm vai trò của cơ quan xúc giác?
A. Miệng C. Các chi ở khiên đầu
B. Râu D. Gai má
Câu 72: Ngành động vật Không xương sống nào có số loài đông nhất mà người ta đã biết
được?
A. COELENTERATA C. MOLLUSCA
B. ARTHROPODA D. ECHINODERMATA
Câu 73: Các loại giáp của các loài Chân khớp không thể được cấu tạo từ loại vật liệu gì?
A. Chất cutincun C. Chất kitin
B. Chất kitin nhiễm vôi D. Chất silic
Câu 74: Đâu không phải là một phụ ngành của ngành ARTHROPODA?
A. Branchiata C. Merostomata
B. Chelicerata D. Tracheata
Câu 75: Các đại biểu của Bọ ba thùy bắt đầu suy giảm mạnh từ khi nào?
A. Cambri B. Silua C. Pecmi D. Ocdovic
Câu 76: Sang đến đầu Pecmi, số lượng các loài Bọ ba thùy đã gần như tuyệt chủng, chỉ còn
lại:
A. 1 giống B. 1 họ C. 1 bộ D. 1 phụ lớp
Câu 77: Các rãnh yên chính thức chia yên đầu thành các phần được gọi là gì?
A. Phiến yên B. Thùy yên C. Đốt yên D. Múi yên
Câu 78: Người ta phân chia đường khâu mặt của Bọ ba thùy ra thành mấy kiểu?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 79: Đây là đường khâu mặt kiểu gì?
A. Má trước
B. Má sau
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
C. Má giữa
D. Góc má
Câu 80: Bộ nào sau đây có đường khâu mặt kiểu má trước?
A. Redlichiida C. Ptychopariida
B. Corynexochida D. Phacopida
Câu 81: Bộ nào sau đây có số đốt tối đa nhiều nhất?
A. Redlichiida C. Ptychopariida
B. Corynexochida D. Phacopida
Câu 82: Phát biểu nào sau đây đúng về Bọ ba thùy?
A. Từ các đại biểu tuổi Cambri đến tuổi Silua, người ta thấy có hiện tượng tăng kích
thước khiên đuôi.
B. Kích thước khiên đuôi luôn nhỏ hơn khiên đầu
C. Ở khiên đuôi không bao giờ có gai
D. Các loài có khiên đuôi nhỏ, dễ dàng cuộn lại khi bị kẻ thù tấn công để bảo vệ cơ thể
Câu 83: Trong các giai đoạn phát triển của Bọ ba thùy, có mấy giai đoạn là ấu trùng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 84: Các loài Bọ ba thùy chuyên sống chui rút trong bùn không có đặc điểm nào sau
đây?
A. Mắt phát triển
B. Các gai má dài, nhọn
C. Phần riềm trước của khiên đầu sắc cạnh
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 85: Ở Bọ ba thùy người ta phân biệt được bao nhiêu kiểu cuộn thân cơ bản?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 86: Trong các kiểu cuộn thân của Bọ ba thùy, kiểu nào là phổ biến hơn cả?
A. Cuộn cầu B. Cuộn đôi C. Cuộn đĩa D. Cuộn dẹt
Câu 87: Các loài Bọ ba thùy sống chủ yếu trong môi trường biển có độ sâu như thế nào?
A. Biển nông C. Biển sâu
B. Ven bờ biển (rất nông) D. Biên rất sâu
Câu 88: Ngành Trilobita được chia thành bao nhiêu phụ ngành?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 89: Bộ nào có đông đại biểu nhất của lớp Bọ ba thùy?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Ptychopariida C. Redlichiida
B. Phacopida D. Agnostida
Câu 90: Bộ nào là đại biểu cuối cùng của bọ ba thùy còn tồn tại sang đến Pecmi?
A. Ptychopariida C. Redlichiida
B. Phacopida D. Agnostida
Câu 91: Ý nào không đúng khi nói về bộ Agnostida?
A. Bộ này có ý nghĩa định tầng tốt
B. Phần mình có từ 2 – 4 đốt
C. Khiên đầu và khiên đuôi giống nhau, khó phân biệt được
D. Chúng bị tiêu duyệt hoàn toàn vào cuối Ocdovic
Câu 92: Đây là một hóa đá thuộc bộ nào?
A. Ptychopariida
B. Redlichiida
C. Phacopida
D. Lichida
Câu 93: Giống Edelsteinaspis là một giống tiêu biểu thuộc bộ nào?
A. Redlichiida
B. Ptychopariida
C. Corynexochida
D. Olenellida
Câu 94: Bộ Redlichiida tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Cambri – Ocdovic
B. Cambri sớm – Cambri giữa
C. Cambri giữa – Ocdovic
D. Cambri muộn – Ocdovic
Câu 95: Các đại biểu đầu tiên của bộ Ptychopariida xuất hiện từ khi nào?
A. Cambri giữa
B. Cambri sớm
C. Cambri muộn
D. Ocdovic sớm
Câu 96: Đây là một đại biểu thuộc bộ nào?
A. Redlichiida
B. Ptychopariida
C. Corynexochida
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
D. Phacopida
Câu 97: Bộ Phacopida có tuổi trong giai đoạn nào?
A. Ocdovic sớm – Devon muộn C. Cambri sớm – Ocdovic muộn
B. Cambri giữa – Ocdovic muộn D. Cambri sớm – Cambri muộn
Câu 98: Đâu không phải là một bộ thuộc phụ lớp Polymera?
A. Lichida B. Odontopleurida C. Eodiscida D. Olenellida
Câu 99: Arphus expansus là một loài thuộc bộ nào?
A. Phacopida C. Ptychopariida
B. Redlichiida D. Lichida
Câu 100: Loài nào sau đâu không thuộc bộ Ptychopariida?
A. Ogmasaphus praetextus
B. Aeglina sp
C. Triarthrus becchii
D. Paradoxides sp

Câu 101: Sinh vật sau không thể tồn tại trong kỷ nào?
A. Cambri
B. Ocdovic
C. Silua
D. Pecmi
Câu 102: Đặc điểm nổi bật nhất của thân mềm của động vật ngành MOLLUSCA là?
A. Đối xứng tỏa tia C. Cơ thể phân đốt
B. Đối xứng hai bên D. Có vỏ cứng
Câu 103: Các động vật Thân mềm hô hấp bằng?
A. Mang B. Da C. Phổi D. Cả A, C đúng
Câu 104: Lớp Pelecypoda còn có tên là?
A. Chân bụng B. Chân đầu C. Chân rìu D. Chân thuyền
Câu 105: Ở Việt Nam, hóa đá của lớp nào là quan trọng nhất trong ngành Thân mềm?
A. Gastropoda B. Cephalopoda C. Pelecypoda D. Scaphopoda
Câu 106: Lớp Chân bụng được chia thành bao nhiêu phụ lớp?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 107: Lớp nào gồm các đại biểu có khả năng sống trong môi trường không khí và thở
bằng phổi?
A. Gastropoda B. Scaphopoda C. Pelecypoda D. Cephalopoda
Câu 108: Các loài chân bụng sống ở chỗ có trầm tích vụn lắng đọng nhanh thường mang
đặc điểm gì trên vỏ?
A. Mang nhiều gai
B. Có vỏ trơn nhẵn
C. Thường có các động vật ký sinh
D. Vỏ thường cuộn xoắn thành nhiều vòng
Câu 109: Tập hợp các vòng quấn chính thức nằm dưới vỏ nguyên sinh của động vật lớp
Chân bụng được gọi là?
A. Ống quấn C. Thân chính
B. Khúc quấn D. Thân giữa
Câu 110: Đây là một bộ thuộc phụ lớp nào?
A. Optisthobranchia
B. Pulmonata
C. Prosobranchia
D. Ectocochlia
Câu 111: Sinh vật này có thể tìm thấy trong tìm tích có tuổi?
A. Pecmi
B. Ocdovic
C. Krêta
D. Cambri
Câu 112: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Các sinh vật thuộc bộ Archaeogastrpoda thường có vỏ trơn nhẵn
B. Giống Bellerophon có tuổi định tầng trong tuổi Ocdovic – Pecmi
C. Phần nắp ở miệng dùng để đậy thân mềm được gọi là yếm
D. Phụ lớp Pulmonata có tên tiếng Việt là phụ lớp Mang sau
Câu 113: Các giống thuộc phụ lớp Neogastropoda thường có kiểu quấn gì?
A. Quấn ôm B. Quấn choàng C. Quấn khít D. Quấn tiếp xúc
Câu 114: Giống Viviparus là một giống tiêu biểu của bộ Mesogastropoda. Hãy cho biết nó
có giá trị định tầng các đá có tuổi gì?

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


A. Krêta – Đệ tứ C. Neogen – nay
B. Paleogen – nay D. Krêta – Đệ tam
Câu 115: Hình dạng vỏ đặc trưng của các giống bộ Archaeogastropda là gì?
A. Hình tháp
B. Hình dĩa (cuộn xoắn theo mặt phẳng)
C. Hình nón
D. Hình ốc sên
Câu 116: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt lớp Gastropoda với các lớp khác trong ngành
MOLLUSCA là gì?
A. Cơ thể quấn trên một mặt phẳng
B. Cở thể gồm 2 mảnh đối xứng qua mặt phẳng ghép vỏ
C. Cơ thể gồm 2 phần đối xứng qua mặt phẳng đi qua mỏ
D. Cở thể quấn trên một trục
Câu 117: Đường xoắn nằm ở vị trí tiếp xúc giữa các vòng quấn của động vật lớp Chân bụng
được gọi là?
A. Đường khâu C. Đường quấn
B. Đường ghép vỏ D. Đường tiếp xúc
Câu 118: Gờ xoắn là loại tô điểm có đặc điểm:
A. Chạy theo mặt cắt ngang vòng vỏ
B. Chạy theo mặt cắt dọc trục vỏ
C. Chạy song song với đường khâu
D. Chạy cắt xiên qua đường khâu
Câu 119: Sinh vật sau thuộc phụ lớp nào?
A. Optisthobranchia
B. Pulmonata
C. Prosobranchia
D. Ectocochlia
Câu 120: Các hóa đá của bộ Neogastropoda không thể tìm thấy trong đấ có tuổi:
A. Jura B. Pecmi C. Triat D. Paleogen
Câu 121: Bộ nào thuộc lớp Gastropoda còn tồn tại đến ngày nay?
A. Archaeogastropoda
B. Neogastropoda
C. Mesogastropoda
D. Tất cả các bộ trên
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 122: Đặc điểm khác biệt về phần cứng của phụ lớp Optisthobranchia so với các phụ lớp
khác là?
A. Vỏ rất mỏng, có hki trong suốt
B. Vỏ rất dày
C. Vỏ mang nhiều gai, mấu
D. Vỏ công sinh, nghĩa là sống trong vỏ của loài khác
Câu 123: Bộ Pelecypoda được chia thành bao nhiêu bộ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 124: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt lớp Pelecypoda với các lớp khác trong ngành
MOLLUSCA là gì?
A. Cơ thể quấn trên một mặt phẳng
B. Cở thể gồm 2 mảnh đối xứng qua mặt phẳng ghép vỏ
C. Cơ thể gồm 2 phần đối xứng qua mặt phẳng đi qua mỏ
D. Cở thể quấn trên một trục
Câu 125: Bộ nào khác với các bộ còn lại?
A. Pelecypoda C. Bivalvia
B. Lamellibranchiata D. Scaphopoda
Câu 126: Cấu trúc thân mềm nào của Chân rìu giúp cho hai mảnh vỏ của nó được giữa chặt
với nhau?
A. Dây chằng B. Cơ đóng trước C. Cơ đóng sau D. Các răng
Câu 127: Quan hệ giữa ống xi-phông và vịnh áo ở lớp Pelecypoda được thể hiện như thế
nào?
A. Ống xi-phông càng lớn, vịnh áo càng sâu
B. Ống xi-phông càng lớn, vịnh áo càng nông
C. Có ống xi-phông thì không có vịnh áo
D. Ống xi-phông và vịnh áo không có quan hệ gì
Câu 128: Phát biểu nào không đúng khi nói về lớp Chân rìu?
A. Đa số Chân rìu có đỉnh vỏ lệch về phía bờ sau
B. Tô điểm ở vỏ của Chân rìu rất đa dạng
C. Khi đường áo không hoàn chỉnh thì nó có vịnh áo
D. Vết bám cơ sau thường lớn hơn vết bám cơ trước
Câu 129: Chân rìu được phân thành các bộ dựa vào đặc điểm nào?
A. Sự đối xứng của các mảnh vỏ

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


B. Sự tương quan kích thước của các dấu cơ
C. Cấu tạo chi tiết các bộ răng
D. Đặc điểm thân mềm
Câu 130: Bộ nào có các răng giống nhau gần như hoàn toàn?
A. Dysodonta C. Taxodonta
B. Heterodonta D. Pachyodonta
Câu 131: Ở bộ Heterodonta, các răng bên nằm ở vị trí như thế nào so với răng chính?
A. Song song B. Xiên C. Cắt ngang và vuông góc D. Nằm chồng lên
Câu 132: Ở bộ nào, chỉ còn có một dấu cơ và dấu cơ tiến vào giữa vỏ?
A. Taxodonta C. Pachyodonta
B. Dysodonta D. Schizodonta
Câu 133: Cấu tạo vỏ của Pelecypoda gồm mấy lớp?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 134: Hóa đá của Pelecypoda có tính chỉ đạo đối với địa tầng nào ở Việt Nam?
A. Pecmi B. Silua C. Triat D. Krêta
Câu 135: Đặc điểm nào không chính xác khi nói về bộ Taxodonta?
A. Hai mảnh vỏ bằng nhau và đối xứng nhau
B. Đường áo thường không hoàn chỉnh và có vịnh áo khá sâu
C. Răng gồm nhiều răng nhỏ xếp thành một dãy
D. Vỏ có thể trơn nhẵn, không có trang sức
Câu 136: Bộ nào hiện nay không còn nữa, mà chỉ có thể tìm thấy hóa thạch?
A. Heterodonta C. Taxodonta
B. Pachyodonta D. Dysodonta
Câu 137: Các đại biểu đầu tiên của bộ Dysodonta xuất hiện trong kỷ?
A. Cambri B. Ocdovic C. Devon D. Pecmi
Câu 138: Vỏ của Dysodonta có đặc điểm?
A. Thường phồng C. Thường ít phồng
B. Thường rất phồng D. Không bao giờ dẹt
Câu 139: Myophoria là giống tiêu biểu cho bộ nào thuộc lớp Pelecypoda?
A. Dysodonta
B. Heterodonta
C. Pachyodonta
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
D. Desmodonta
Câu 140: Sinh vật trong hình bên thuộc bộ nào?
A. Taxondonta
B. Dysodonta
C. Heterodonta
D. Pachyodonta
Câu 141: Sinh vật sau tuyệt chủng vào thời gian nào?
A. Krêta
B. Jura
C. Cacbon
D. Ocdovic
Câu 142: Bộ nào có thời gian tồn tại lâu nhất trong các bộ thuộc lớp
Pelecypoda?
A. Heterodonta
B. Schizodonta
C. Dysodonta
D. Taxodonta
Câu 143: Ở hình bên là một đại biểu thuộc bộ:
A. Răng khác
B. Răng xẻ
C. Răng yếu
D. Răng dày
Câu 144: Các bộ nào có cùng thời gian tồn tại?
A. Dysodonta và Pachyodonta
B. Pachyodonta và Taxondonta
C. Dysodonta và Desmodonta
D. Taxodonta và Dysondonta
Câu 145: Hiện tượng giống nhau về hình dạng giữa bộ Răng dày và San hô được gọi là?
A. Tiến hóa cùng chiều C. Lệch hướng tiến hóa
B. Đồng quy hình dạng D. Đồng hình tự nhiên
Câu 146: Lớp nào đạt đến trình độ tiến hóa cao nhất trong ngành MOLLUSCA?
A. Pelecypoda C. Gastropoda
B. Cephalopoda D. Scaphopoda

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


Câu 147: Thượng bộ Dạng cúc đá là:
A. Nautiloidea B. Ammonoidea C. Endoceratoidea D. Actinoceratoidea
Câu 148: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt lớp Cephalopoda với các lớp khác trong ngành
MOLLUSCA là gì?
A. Cơ thể quấn trên một mặt phẳng
B. Cở thể gồm 2 mảnh đối xứng qua mặt phẳng ghép vỏ
C. Cơ thể gồm 2 phần đối xứng qua mặt phẳng đi qua mỏ
D. Cở thể quấn trên một trục
Câu 149: Phần yên của đường vách là những đoạn……..trên đường vách.
A. Cong về phía sau C. Nghiêng về bên trái
B. Nghiêng về bên phải D. Lồi về phía trước
Câu 150: Người ta phân biệt được mấy kiểu đường vách của Cephalopoda?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 151: Sắp xếp các kiểu đường vách theo chiều tăng dần của trình độ tiến hóa?
A. Agoniaties, Goniatites, Ammonites, Ceratites
B. Ammonites, Ceratites, Agoniatites, Goniatites
C. Ammonites, Ceratites, Goniatites, Agoniatites
D. Agoniatites, Goniatites, Ceratites, Ammonites
Câu 152: Loại đường vách nào có đặc điểm: yên cong dịu, thùy bị khía răng cưa nhỏ?
A. Agoniatites B. Goniatites C. Ceratites D. Ammonites
Câu 153: Bộ nào chỉ xuất hiện rồi biến mất hoàn toàn trong một thời gian ngắn, khoảng 25
triệu năm?
A. Clymeniida
B. Ceratitida
C. Goniatitida
D. Lytoceratida
Câu 154: Kiểu quấn nào thường làm xuất hiện rốn quấn giả, nông trên vỏ Cúc đá?
A. Quấn khít
B. Quấn choàng
C. Quấn ôm
D. Quấn nhả vòng

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


Câu 155: Loài sinh vật sau thuộc bộ nào?
A. Lytoceratida
B. Ammonitida
C. Ceratitida
D. Goniatitida
Câu 156: Bộ Lytoceratida có đường vách thuộc kiểu?
A. Agoniatites C. Goniatites
B. Ceratites D. Ammonites
Câu 157: Bộ nào gồm nhiều giống có giá trị định tầng quốc tế nhất?
A. Goniatitida C. Phylloceratida
B. Ammonitida D. Lytoceratida
Câu 158: Các dạng cúc đá bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
A. Đầu Devon C. Cuối Denvon
B. Đầu Cacbon D. Cuối Cacbon
Câu 159: Amal-thues, Virgatites, Crioceratites, Scholoenbachia là những giống tiêu biểu
thuộc bộ nào?
A. Lytoceratida
B. Ammonitida
C. Phylloceratida
D. Ceratitida
Câu 160: Cuối Devon – Đầu Cacbon là giai đoạn phát triển cực thịnh của bộ nào?
A. Lytoceratida C. Goniatitida
B. Ammonitida D. Ceratitida

Câu 170: Các hóa đá của động vật Dạng cúc đá ở Việt Nam chủ yếu thuộc bộ nào?
A. Cúc đá C. Cúc sừng
B. Sừng lá D. Sừng cuộn
Câu 171: Sinh vật trong hình bên có đường vách kiểu gì?
A. Agoniatites
B. Goniatites
C. Ceratites
D. Ammonites

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


Câu 172: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt ngành BRACHIOPODA với các lớp thuộc ngành
MOLLUSCA là gì?
A. Cơ thể quấn trên một mặt phẳng
B. Cở thể gồm 2 mảnh đối xứng qua mặt phẳng ghép vỏ
C. Cơ thể gồm 2 phần đối xứng qua mặt phẳng đi qua mỏ
D. Cở thể quấn trên một trục
Câu 173: Các động vật thuộc ngành Tay cuộn có kiểu sống như thế nào?
A. Trôi nổi C. Sống lê trên mặt đáy
B. Sống chui rút trong bùn D. Bám đáy
Câu 174: Hai mảnh vỏ của Tay cuộn bao gồm:
A. Mảnh bụng và mảnh lưng C. Mảnh trái và mảnh phải
B. Mảnh trước và mảnh sau D. Mảnh trên và mảnh dưới
Câu 175: Ở mặt ngoài của các lớp vỏ của Tay cuộn thường được phủ một lớp vật liệu gì?
A. Vôi C. Phốt phát
B. Kitin D. Chất giả kitin
Câu 176: Người ta chia cấu trúc vỏ của Tay cuộn ra thành mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 177: Phiến đenta có chức năng gì trong đời sống của Tay cuộn?
A. Là nơi cho lỗ cuống chui ra lúc con vật còn non
B. Là nơi cho lỗ cuống chui ra lúc con vật trưởng thành
C. Là nơi để các tay chui ra lúc con vật còn non
D. Là nơi cho các tay chui ra lúc con vật trưởng thành
Câu 177: Đâu là tên gọi của lỗ cuống?
A. Chilidium C. Notothirium
B. Delthyrium D. Foramen
Câu 178: Lớp Articulata được chia thành mấy bộ?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 179: Bộ nào không thuộc lớp Articulata?
A. Orthida C. Strophomenida
B. Lingulida D. Pentamerida
Câu 180: Bộ Tay cuộn nào có vỏ giả xốp?
A. Rhynchonellida C. Orthida
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
B. Spiriferida D. Strophomenida
Câu 181: Thượng họ Atrypacea thuộc lớp nào?
A. Trilobita C. Cephalopoda
B. Articulata D. Inarticulata
Câu 182: Tay cuộn sống theo kiểu nào thì khi trưởng thành cuống vẫn còn phát triển?
A. Cố định kiểu cái neo C. Kiểu chui rúc
B. Nằm tự do trên mặt đáy D. Gắn chặt mỏ vào đáy
Câu 183: Ở nước ta, Tay cuộn có giá trị định tầng tốt nhất trong đá có tuổi:
A. Devon B. Pecmi C. Triat D. Cacbon
Câu 184: Hầu hết cá nhóm Tay cuộn có khớp đều bắt nguồn từ bộ nào?
A. Spiriferida
B. Orthida
C. Rhynchonellida
D. Terebratulida
Câu 185: Động vật trong hình bên thuộc thượng họ gì?
A. Trypacea
B. Productacea
C. Spiriferacea
D. Terebratulacea
Câu 186: Các Tay cuộn năm múi bị tiêu diệt hoàn toàn vào thời gian nào?
A. Pecmi B. Silua C. Devon D. Cacbon
Câu 187: Trong các giống sau, giống nào có đường khớp dài và thẳng rất đặc trưng?
A. Orthis B. Productus C. Rhynchonella D. Spirifer
Câu 189: Bộ Rhynchonellida còn được gọi là?
A. Tay cuộn mỏ cong
B. Tay cuộn năm múi
C. Tay cuộn thẳng
D. Tay cuộn mỏ rõ
Câu 190: Loại trang sức nào phổ biến nhất ở các giống Tay cuộn xoắn?
A. Gờ tỏa tia C. Gờ đồng tâm
B. Gai nhọn D. Không có trang sức
Câu 191: Đây là sinh vật thuộc bộ nào?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Spiriferida
B. Rhynchonellida
C. Terebratulida
D. Schophomenida
Câu 192: Chọn ý khôn chính xác khi nói về các loài Tay cuộn:
A. Tay cuộn mỏ cong có hình dạng quả lê đặc trưng
B. Các giống thuộc thượng họ Rhynchonellacea còn sinh sống đến ngày nay
C. Đường khớp của Tay cuộn hình trăng thường ngắn và hơi cong
D. Hai mảnh vỏ của bộ Orthida thương đều phồng
Câu 193: Thượng họ Productacea sống trong giai đoạn nào?
A. Silua – Pecmi
B. Ocdovic – Devon
C. Silua – Denvon
D. Ocdovic – Silua
Câu 194: Thời kỳ phồn thịnh của thượng họ Spiriferacea là vào kỷ nào?
A. Triat B. Pecmi C. Cacbon D. Devon
Câu 195: Bộ Orthida đã tuyệ chủng cách đây khoảng:
A. 200 triệu năm C. 300 triệu năm
B. 250 triệu năm D. 360 triệu năm
Câu 196: Hệ thống chân mút của Da gai không có vai trò gì?
A. Dẫn nước C. Bắt mồi
B. Di chuyển D. Bám đáy
Câu 197: Các tay của Da gai thường đối xứng tỏa tia và phân nhánh theo bội số của mấy?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 198: Phụ ngàng Da gai có cuống được chia thành mấy lớp?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 199: Lớp Dạng phao biển là:
A. Carpoidea C. Cystoidea
B. Blastoidea D. Crinoidea
Câu 200: Các phiến xương đài của lớp Cystoidea có đặc điểm là:
A. Thường sắp xếp theo một trật tự nhất định
B. Có tính vững chắc cao
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
C. Không sắp xếp theo một trật tự nào cả
D. Các phiến thường có hình dạng đồng nhất
Câu 201: Trong các lớp sau, thì lớp nào có cuống ngắn nhất?
A. Carpoidea C. Cystoidea
B. Blastoidea B. Crinoidea
Câu 202: Phần đài của dạng nụ biển do bao nhiêu phiến cứng tạo nên?
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
Câu 203: Phần nền đài của lớp Blastoidea gồm bao nhiêu phiến?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 204: Các lỗ nằm ở gần miệng, xen kẽ với các rãnh nuôi dưỡng trên đài của Blastoidea
có vai trò gì?
A. Hút nước vào
B. Thoát nước
C. Bài tiết
D. Trao đổi khí
Câu 205: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về cuống của Dạng nụ biển?
A. Cuống có tiết diện tròn
B. Cuống thường rất ngắn
C. Một số loại không có cuống
D. Tiết diện cuống ít thay đổi theo chiều dài cuống
Câu 206: Bộ phận nào của Huệ biển dễ để lại hóa thạch nhất?
A. Đài C. Cuống
B. Tay D. Tất cả các bộ phận trên
Câu 207: Nền đài của Huệ biển được tạo nên từ bao nhiêu phiến?
A. 3 B. 4 C. 5 D.6
Câu 208: Các Huệ biển nguyên thủy được bắt nguồn từ?
A. Dạng phao biển
B. Dạng quả biện
C. Dạng nụ biển
D. Dạng hộp biển
Câu 209: Các loài Huệ biển cổ phồn thịnh nhất trong kỷ nào?
A. Devon B. Cacbon C. Silua D. Pecmi
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 210: Cuống của Huệ biển thường có đặc điểm?
A. Đặc xít ở giữa
B. Chỉ có tiết diện tròn
C. Hay thay đổi kích thước
D. Thường phân nhánh kiểu rễ cây chỗ bám đáy
Câu 211: Lớp nào có giá trị định tầng tốt nhất trong ngành ECHINODERMATA?
A. Crinoidea C. Echonoidea
B. Blastoidea D. Ophiuroidea
Câu 212: Lớp Ophiuroidea có hình dạng ngoài gần giống với lớp nào nhất?
A. Echinoidea C. Ophiocistia
B. Holothuroidea D. Asteroidea
Câu 213: Lớp nào thường khó để lại hóa đá nhất trong ngành ECHINODERMATA?
A. Echinodermata C. Holothuroidea
B. Blastoidea D. Ophiuroidea
Câu 214: Các phiến xương của Cầu gai được chia thành mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 215: Chọn phát biểu không chính xác về Cầu gai:
A. Nguồn gốc của Cầu gai bắt nguồn từ Dạng phao biển
B. Cầu gai hình tim là một loại thuộc nhóm Cầu gai lệch
C. Cơ thể của Cầu gai luôn đối xứng tỏa tia bậc 5
D. Miệng và hậu môn bao giờ cũng thẳng hàng
Câu 216: Đây là sinh vật thuộc lớp?
A. Blastoidea
B. Echinoidea
C. Asteroidea
D. Crinoidea
Câu 217: Đâu là một giống Cầu gai đều đặn phổ biến?
A. Echinocoris C. Cidaris
B. Holaster D. Echinobrussus
Câu 218: Các đại biểu đầu tiên của Cầu gai có mặt từ?
A. Cacbon B. Silua C. Devon D. Ocdovic
Câu 219: Loài nào sau đây không thuộc lớp Cầu gai?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Gulevites vulgaris C. Fordesiocrinus mecki
B. Stinachinus bigranularis D. Hemicidaris rauracien
Câu 220: Ngành Động vật có dây sống được chia thành bao nhiêu phụ ngành chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 221: Phụ ngành nào có mức tiến hóa thấp nhất trong ngành CHORDATA?
A. Tunicata B. Acrania C. Cratonia D. Vertebrata
Câu 222: Các hóa đá cổ nhất của động vật Có xương sống được phát hiện trong thời gian
nào?
A. Cuối Silua C. Cuối Cambri
B. Đầu Ocdovic D. Cuối Ocdovic
Câu 223: Đặc điểm nào không chính xác khi mô tả chung về các động vật thuộc nhánh
Không hàm (Agnatha) thuộc ngành CHORDATA?
A. Không có răng
B. Có vây bơi thành đôi
C. Xương trong hoàn toàn bằng sụn
D. Phần giáp là các tấm cứng có thể có hoặc không
Câu 224: Căn cứ vào cấu trúc của bộ giáp, người ta chia lớp Ostracodermi (Da giáp) thành
mấy bộ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 225: Trong các bộ của Da giáp, bộ nào có hình thái ngoài gần giống với các loài Cá
nhất?
A. Thelodonti C. Osteostraci
B. Heterosiraci D. Anaspida
Câu 226: Trong các loại vẩy cá, thì loại nào phổ biến ở các loài cá hiện đại?
A. Vẩy tấm C. Vẩy xương
B. Vẩy sừng D. Vẩy răng
Câu 227: Đâu là tên gọi của lớp Cá xương?
A. Osteichthyes C. Chondrichthyes
B. Acanthodii D. Placodermi
Câu 228: Trong các lớp Cá gai – lớp cá nguyên thủy nhất bị tiêu diệt hoàn toàn vào thời
gian nào?
A. Cascbon B. Triat C. Pecmi D. Silua
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 229: Loại xương nào của lớp Cá da phiến dễ để lại hóa đá hơn cả?
A. Xương vây C. Xương đuôi
B. Xương hàm D. Xương sống
Câu 230: Đặc điểm tiến hóa của lớp Placodermi so với nhánh Ostracodermi là gì?
A. Da được bao bọc bằng những tấm xương cứng
B. Hàm đã có răng
C. Có xương bằng sụn
D. Có đầu tách biệt với thân và cử động được
Câu 231: Cá mập là một đại diện tiêu biểu còn sống đến ngày nay của lớp Cá gì?
A. Cá xương B. Cá sụn C. Cá da phiến D. Cá gai
Câu 232: Đa số các hóa thạch tìm được của Cá sụn là bộ phận nào trên cơ thể?
A. Xương sống B. Hộp sọ C. Răng D. Các vây bơi
Câu 233: Phụ lớp nào là tổ tiên của những động vật Bốn chân đầu tiên?
A. Phụ lớp Cá phổi C. Phụ lớp Cá vây mấu
B. Phụ lớp Cá vây tia D. Phụ lớp Hậu môn đối
Câu 234: Chọn phát biểu sai về lớp Cá xương:
A. Các loài Cá xương đầu tiên sống trong các vũng trũng nước ngọt
B. Bộ xương trong hóa xương hoàn toàn, xương ngoài là lớp vẩy
C. Các đại biểu đầu tiên được tìm thấy trong đá có tuổi Devon sớm
D. Lớp Cá xương được chia thành ba bộ căn cứ vào cấu trúc vây bơi và cơ quan hô hấp
Câu 235: Trong các bộ sau, bộ nào có xương cứng nhất?
A. Chondrostei C. Holostei
B. Teleostei D. Các bộ có xương cứng như nhau
Câu 236: Đặc điểm khác biệt lớn nhất của bộ Teleostei so với các bộ cổ hơn là?
A. Vây đuôi kiểu đồng thùy
B. Đa số có vẩy vòng và vảy lược
C. Có lớp giáp cứng bảo vệ đầu
D. Có bộ xương trong hóa xương hoàn toàn
Câu 237: Sinh vật ở hình bên là giống tiêu biểu cho phụ lớp Cá nào?
A. Phụ lớp Cá phổi
B. Phụ lớp Cá vây tia
C. Phụ lớp Cá vây mấu

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


D. Phụ lớp Cổ khớp
Câu 238: Cá xương cứng bắt đầu chiếm ưu thế trong các biển vào thời gian nào?
A. Triat
B. Jura
C. Krêta
D. Paleogen
Câu 239: Trong thượng lớp Bốn chân (Tetrapoda), lớp nào có trình độ tiến hóa cao nhất?
A. Amphibia
B. Reptilia
C. Aves
D. Mammalia
Câu 240: Thời kỳ phồn thịnh nhất của lớp Lưỡng cư là trong kỷ nào?
A. Devon
B. Cacbon
C. Pecmi
D. Triat
Câu 241: Những nhóm Lưỡng cư có đuôi bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Cách đây 200 triệu năm
B. Cách đây 250 triệu năm
C. Cách đây 145 triệu năm
D. Cách đây 66 triệu năm
Câu 242: Các loài Bò sát bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
A. Devon
B. Cacbon
C. Pecmi
D. Triat
Câu 243: Đại đa số cá loài Bò sát bị tiêu diệt vào khoảng thời gian nào?
A. Cuối Jura
B. Đầu Jura
C. Đầu Krêta
D. Cuối Krêta
Câu 244: Đâu không phải mộ phụ lớp của lớp Bò sát?
A. Anapsida (Khuyết cung)
B. Ichthyopterygia (Thằn lằn cá)
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
C. Thecodontia (Thằn lằn hộp)
D. Lepidosauria (Thằn lằn vây)
Câu 245: Các loài Rùa là một đại diện thuộc lớp Bò sát nào?
A. Khuyết cung
B. Đồng cung
C. Thằn lằn vây
D. Vây thằn lằn
Câu 246: Thằn lằn cổ rắn là tên gọi khác của lớp Bò sát nào?
A. Đồng cung
B. Thằn lằn vây
C. Vây thằn lằn
D. Thằn lằn chính
Câu 247: Hãy cho biết sinh vật sau thuộc phụ lớp nào của lớp Bò sát?
A. Đồng cung
B. Thằn lằn vây
C. Vây thằn lằn
D. Thằn lằn chính
Câu 248: Các loài Rắn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?
A. Đầu Jura
B. Cuối Jura
C. Đầu Krêta
D. Cuối Krêta
Câu 249: Nhóm Cá sấu chính thức (Crocodilia) – nhóm duy nhất còn đại biểu đến ngày nay
là một nhóm thuộc phụ lớp gì?
A. Synapsida
B. Lepidosauria
C. Archosauria
D. Sauropterygia
Câu 250: Bộ Thằn lằn nào là loài động vật ăn thịt to lớn nhất trong lịch sử?
A. Thecodontia B. Saurischia
C. Pelycosauria D. Therapsida
Câu 251: Giống Diplodocus hay còn được gọi là Thằn lằn hai não, gồm một bộ não trên đầu
và một trung tâm thần kinh nằm ở đâu nữa?
A. Chân sau B. Đuôi C. Mông D. Chi trước
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 252: Giống nào sau đây không thuộc nhóm Thằn lằn kinh khủng?
A. Thằn lằn sấm B. Thằn lằn hộ pháp
C. Thằn lằn ba sừng D. Thằn lằn bay không răng
Câu 253: Loài sinh vật sau có nguồn thức ăn chính là gì?
A. Thực vật
B. Động vật
C. Ăn tạp
D. Chỉ ăn côn trùng
Câu 254: Nhóm Thằn lằn có cánh (Pterosauria) là động vật có xương sống đầu tiên ngự trị
môi trường trên không vào thời gian nào?
A. Pecmi B. Triat C. Jura D. Krêta
Câu 255: Bộ nào thuộc lớp Bò sát là tổ tiên của các loài Chim?
A. Răng hộp B. Răng thú C. Cung thú D. Hông chim
Câu 256: Các loài thú Có vú xuất hiện lần đầu tiên vào kỷ nào?
A. Pecmi B. Triat C. Jura D. Krêta
Câu 257: Lớp Có vú được chia thành mấy phụ lớp?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 258: Hóa đá của Hổ răng kiếm (Machairodus) được tìm thấy trong trầm tích có tuổi gì?
A. Krêta B. Jura C. Paleogen D. Quarter-nary
Câu 259: Họ Equidae là một họ thuộc bộ nào?
A. Perissodactyla B. Artiodaclyta
C. Carnivora D. Proboscidia
Câu 260: Trong quá trình phát triển guốc của họ Ngựa, vào giai đoạn nào thì chân của
chúng có 4 ngón rõ?
A. Oligocen B. Miocen C. Eocen D. Pliocen
Câu 261: Giống nào có các đặc điểm gần giống với Ngựa hiện đại nhất?
A. Eohippus B. Mesohippus C. Mohippus D. Merychippus
Câu 262: Bộ Linh trưởng (Primates) được chia thành bao nhiêu phụ bộ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 263: Giống người vượn Pitheranthropus được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Indonesia B. Trung Quốc C. Đức D. Châu Phi
Câu 264: Thủy tổ xa xưa của loài người hiện đại (Neandecan) được phát hiện lần đầu ở đâu?
A. Trung Quốc B. Đức C. Châu Phi D. Trung Quốc
Câu 265: Loài người Neandecan xuất hiện từ khi nào?
A. Paleocen B. Eocen C. Miocen D. Pliocen
Câu 266: Ngành nào được xem là ngành Thực vật cổ nhất?
A. BACTERIOPHYTA B. CYANOPHYTA
C. DIATOMEAE D. FUNGI
Câu 267: Ngành Tảo nào có hình dạng bề ngoài giống với các loài Thực vật Cấp cao?
A. Tảo nâu B. Tảo lam C. Tảo bánh xe D. Tảo lục
Câu 268: Ngành Tảo nào có giá trị định tướng đá chính xác?
A. Tảo đỏ B. Tảo silic C. Tảo lam D. Tảo lục
Câu 269: Các di tích cổ nhất của Nấm được tìm thấy trong địa tầng có tuổi gì?
A. Silua B. Devon C. Cacbon D. Pecmi
Câu 270: Các ngành thực vật cấp cao được cho là có nguồn gốc từ ngành tảo nào?
A. Tảo đỏ B. Tảo lam C. Tảo lục D. Tảo nâu
Câu 271: Các thực vật đầu tiên lan tràn trên mặt đất thuộc ngành gì?
A. SPHENOPSIDA C. BRYOPSIDA
B. PSILOPSIDA D. LYCOPSIDA
Câu 272: Chọn ý sai khi nói về ngành PSILOPSIDA:
A. Chúng có nguồn gốc từ Tảo nâu và Tảo silua
B. Chúng bị tiêu diệt hoàn toàn vào cuối Devon
C. Rễ đã phân hóa và có chức năng hút nước
D. Thân thường trần trụi, không mang lá
Câu 273: Thời kỳ phồn thịnh của ngành LYCOPSIDA là giai đoạn nào?
A. Cacbon – Pecmi C. Decon - Cacbon
B. Cacbon – Triat D. Devon - Triat
Câu 274: Ngành LYCOPSIDA còn được gọi là ngành thực vật dạng gì?
A. Rêu B. Đốt C. Thạch tùng D. Dương xỉ
Câu 275: Đây là một hóa thạch thực vật thuộc lớp gì?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. Liguatae
B. Calamariae
C. Aspermae
D. Gymnospermae
Câu 276: Bộ phận nào của thực vật dạng Thạch tùng dễ để lại hóa đá?
A. Lá B. Thân C. Rễ D. Cả A, B, C
Câu 277: Các loại Cây vẩy đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào?
A. Cuối Cacbon C. Đầu Pecmi
B. Cuối Devon D. Đầu Devon
Câu 278: Đặc điểm nổi bật để phân biệt ngành SPHENOPSIDA với các ngành thực vật Cấp
cao khác là gì?
A. Thân có nhiểu mắc lá C. Thân có các gờ dọc song song
B. Thân phân đốt D. Lá chỉ có 1 mạch lá ở giữa
Câu 279: Bộ Equisetales là một bộ thuộc lớp nào?
A. Liguatae
B. Calamariae
C. Gymnospermar
D. Filicinae
Câu 280: Hóa đá sau của bộ nào?
A. Equisetales
B. Calamiales
C. Cycadales
D. Cayoniales
Câu 281: Loài thực vật sau phồn thịnh vào thời gian nào?
A. Devon
B. Cacbon
C. Pecmi
D. Triat
Câu 282: Ngành Thực vật Dạng Dương xỉ được chia thành bao
nhiêu lớp?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 283: Nhìn chung, các ngành thực vật Cấp cao phát triển phồn thịnh và để lại hóa đá
trong đá có tuối nào là phổ biến nhất?

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234


A. Devon B. Pecmi C. Triat D. Cacbon
Câu 284: Đặc điểm khác biệt cơ bản để phân biệt bộ Equisetales với bộ Calamiales là gì?
A. Vị trí mọc của lá C. Vị trí tương quan giữa các gờ
B. Cách sắp xếp của lá trên thân D. Hình dạn lá
Câu 285: Lá chính của lớp Dương xỉ thường có hệ gân kiểu gì?
A. Lông chim B. Mạng lưới C. Song song D. Tỏa tia
Câu 286: Chọn phát biểu sai về lớp Dương xỉ?
A. Các hóa đá được tìm thấy của Dương xỉ chủ yếu là vết in của lá
B. Loại lá nhỏ mọc trên lá chính được gọi lá lá chét
C. Phụ lớp Dương xỉ nguyên thủy hiện nay đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
D. Các giống Dương xỉ tiêu biểu thường được tìm thấy trong than có tuổi Pecmi ở nước
ta
Câu 287: Bộ Caytoniales thường được tìm thấy trong trầm tích có tuổi nào ở Việt Nam?
A. Triat B. Pecmi C. Cacbon D. Krêta
Câu 288: Giống Lepidodendron một giống tiêu biểu thuộc ngành nào?
A. SPHENOPSIDA C. PSILOPSIDA
B. LYCOPSIDA D. PTEROPSIDA
Câu 289: Nhựa cây của bộ nào có khả năng tạo thành hố phách?
A. Cycadales C. Liguatae
B. Calamiales D. Coniferales
Câu 290: Bộ phận nào của Cycadales có khả năng để lại hóa thạch cao?
A. Thân B. Cành C. Lá D. Rễ
Câu 291: Lớp hạt kín có tên là?
A. Gymnospermae B. Filicinae C. Aspermae D. Angiospermae
Câu 292: Đặc điểm gân lá của lớp Cycadales là?
A. Gân lá nhỏ và thanh
B. Gân lá không nổi rõ
C. Gân lá rõ và thô
D. Gân lá phân nhánh
Câu 293: Thực vật hạt kín được chia thành mấy phụ lớp?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
Câu 294: Các loại thực vật Hai lá mầm xuất hiện vào thời gian nào?
A. Krêta muộn B. Krêta sớm C. Paleocen D. Eocen
Câu 295: Hình bên là hóa đá của bộ nào?
A. Equisetales
B. Calamiales
C. Cycadales
D. Cayoniales
Câu 296: Hóa đá nào không phải của bộ Caytoniales?

A B

C D
Câu 297: Phương pháp nghiên cứu bào tử phấn hoa có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp
hợp nào?
A. Xác định tuổi địa tầng không có hóa đá lớn
B. Xác định tướng đá
C. Xác định điều kiện cổ môi trường
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 298: Sự khác nhau cơ bản để phân biệt các giống cây bằng bào tử phấn hoa là gì?
A. Hình thái bên ngoài C. Thành phần vật chất
B. Cấu trúc mô tế bào D. Cả 3 ý trên
Câu 299: Các thực vật thuộc ngành nào thường để lại nhiều di tích bào tử phấn hoa trong
các địa tầng?
Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234
A. SPHENOPSIDA B. BRYOPSIDA
B. LYCOPSIDA D. PTEROPSIDA
Câu 300: Taeniopteris là giống phổ biến trong các địa tầng chứa than tuổi Triat – Krêta ở
nước ta, hãy cho biết giống Taeniopteris thuộc bộ nào?
A. Caytoniales B. Cycadales
B. Calamitales D. Equisetales

Ôn tập Cổ sinh vật học – Trần Minh Quân – 146234

You might also like