You are on page 1of 25

1

DÀN Ý SƠ LƯỢC – VĂN XUÔI 12 – KÌ 2

VỢ CHỒNG A PHỦ- Tô Hoài


I. TIỂU DẪN: Có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hóa
khác nhau của nước ta.
1. TÁC GIẢ:
Thành công ở những tp viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây
Bắc.

2. TÁC PHẨM:
- Tố cáo tội ác của bọ TDPK.
a. Đại ý:

- Phản ánh số phận đau khổ của người dân lao động miền núi.

- Ca ngợi con đường giải phóng và vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của
họ.

b. Tóm tắt: - Mị- một cô gái trẻ đẹp với nhiều đức tính tốt đẹp.

- Vì món nợ truyền kiếp nên bị bắt về nhà Pá Tra làm vợ A Sử để gạt nợ

- Cô đã bị bóc lột nặng nề về thể xác lẫn tinh thần

- Trong đêm tình mùa xuân, do tác động của ngoại cảnh, bữa tiệc của nhà Pá
Tra, Mị trỗi dậy và muốn đi chơi xuân. Mị lấy váy hoa, uống rượu, nhẩm
theo bài hát, tiếng sáo, nhớ về quá khứ,Mị thấy mình còn trẻ,…Bị A Sử trối
đứng nhưng vẫn thả hồn theo tiêng sáo.

- Trong đêm mùa đông, lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn dửng dưng vô
cảm. Sau đó do thấy dòng nước mắt của AP, Mị đồng cảm và có hành động
phản kháng mạnh mẽ đó là cởi trói cứu AP.

II. ĐỌC- HIỂU:


2

1. NHÂN VẬT MỊ:


a/ Trước khi về làm dâu:
– Là người con hết mực hiếu thảo (Định ăn lá ngón tự tử nhưng sợ ba khổ vì món nợ nên
thôi).

– Mị có nhan sắc (tết đến, trai đứng nhẵn cả vách buồng nhà Mị) và tài năng (thổi lá hay
như thổi sáo)

– Yêu cuộc sống (Có người yêu, vui xuân cùng mọi người,…)

b/ Khi về làm dâu bị bóc lột lẫn thể xác lẫn tinh thần:

- Về thể xác:

- Bị bóc lột sức lao động nặng nề (công việc quần quật: “bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt
đời như thế”; đàn bà nhà này, hơn ba mươi tuổi thì lưng đã còng vì làm việc quá nặng;…)

– Nhiều lần bị A Sử hành hạ, đánh đập (Lần 1: Trói đứng khi Mị muốn đi chơi xuân; Lần
2: Đạp vào mặt Mị khi Mị ngủ quên lúc thoa thuốc cho hắn; Lần 3: Đánh Mị ngã xuống
bếp khi Mị ngồi thổi lơ tay cạnh chỗ A Phủ bị trói)

- Về tinh thần:

–  Bị nhốt trong căn buồng tối tăm (buồng Mị kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông
bằng bàn tay…nhìn ra ngoài không biết là sương hay là nắng; Mị nghĩ mình sẽ ngồi đấy
cho đến chết)

–  Bị trói buộc bởi con ma “thần quyền” (lúc nào Mị cũng nghĩ mình đã về trình ma nhà
nó thì chỉ có việc chết rũ xương ở đây nên Mị không hề bỏ trốn)

- Hậu quả:

–  Biến mình trở thành con thú, thậm chí hơn cả con thú(lúc nào cũng như con rùa nuôi
trong xó cửa; coi mình thua cả con trâu con ngựa vì con ngựa lúc nhai cỏ còn được gãi
chân còn đàn bà con gái nhà này suốt ngày chỉ biết vùi đầu vào công việc;…)

–  Tê liệt về cảm xúc (lúc nào cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi; không thèm tự vẫn khi
ba đã mất vì Mị cho rằng sống lâu trong cái khổ nên quen khổ rồi;… )
3

c/ Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân:

- Yếu tố tác động:

- Thiên nhiên(cỏ gianh vàng ửng; gió và rét dữ dội; những chiếc váy hoa đã thấy đem ra phơi
như những con bướm sặc sỡ; …)

- Hoạt động vui xuân(tiếng cười đùa của những đứa trẻ; mọi người tụ tập vui chơi; âm thanh
của tiếng sáo, của những bài hát quen thuộc;…)

– Bữa tiệc rượu nhà Pá Tra( ăn tết với chiêng đánh ầm ĩ; người ốp đồng nhảy lên run bần bật;
bữa cơm lại tiếp bữa rượu)

- Diễn biến tâm lý của Mị:

- Lén lấy hũ rượu uống ực từng bát.

- Mị thổi sáo bằng chiếc lá

- Nhớ về quá khứ tươi đẹp.

- Mị thấy hồn phơi phới, thấy mình còn trẻ và muốn đi chơi xuân

- Mị khóc và muốn tự tử.

- Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bên tai

- Mị xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng

- Mị quấn tóc, rút lấy váy hoa

- Bị A Sử trói đứng, quấn tóc lên cột

- Vẫn thả hồn theo tiếng sáo.


4
d/ Sự phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ:

- Hoàn cảnh:

- A Phủ đánh nhau với A Sử vì sự hỗn xược của A Sử nên bị bắt làm con ở nhà Pá Tra.

- Vì để hổ ăn mất một con bò nên AP bị trói đứng.

– Nhiều đêm Mị ngồi thổi lửa hơ tay cạnh A Phủ.

- Diễn biến tâm lý của Mị:

- Lúc đầu Mị tỏ ra dửng dưng vô cảm (thản nhiên thổi lửa, hơ tay; nếu AP là cái xác chết
đứng cũng thế thôi )

- Khi thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại đã tác động
mạnh mẽ.

- Nhớ lại quá khứ có lúc mình cũng đã từng bị trói đứng như thế đồng cảm

- Mị thốt lên “chúng nó thật độc ác” nhận thức được tội ác của nhà Pá Tra.

- Mị sợ mình sẽ thay vào chỗ AP nếu AP chạy trốn được.

- Rút con dao cắt lúa, cắt dây cởi trói cho AP.

- Mị vụt chạy theo AP và nói “AP cho tôi đi”


5
2. NHÂN VẬT A PHỦ:

a/ Trước khi thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra

- Có số phận bất hạnh:

- Mất hết người thân từ bé.

- Lúc mười tuổi đã có cá tính mạnh mẽ

- Từng bị bắt bán cho người Thái.

- Không chịu ở cánh đồng thấp, AP trốn lên núi cao và lưu lạc đến Hồng Ngài.

- Tết đến anh vẫn bộ quần áo cũ và độc một cái vòng vía trên cổ.

- AP không lấy được vợ vì hủ tục lạc hậu (không bố mẹ, không ruộng, không bạc)

- Có phẩm chất tốt đẹp:

- Yêu lao động, giỏi giang, có sức khỏe (biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và
săn bò tót rất bạo; AP chạy nhanh như ngựa; lấy được AP là bằng được con trâu tốt
trong nhà)

- Tâm hồn phóng khoáng, yêu đời (tết đến, dù chẳng có quần áo mới AP cũng đem sáo,
khèn, con quay, quả pao đi tìm người yêu;… )
6

b/ Sau khi trở thành nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra


- Hoàn cảnh trở thành nô lệ:

- Vì hành động hống hách của AS nên AP đã đánh AS ghét thói cường quyền, bạo
ngược.

- Bị bắt về xử kiện, bị đánh đập dã man, không hề khóc, van xin, chỉ im như tượng đá
Bất khuất, gan dạ.

- AP thua kiện phải vay Pá Tra một trăm bạc trắng để nộp phạt  trở thành nô lệ nhà Pá
Tra để trả nợ bản án chung thân.

- Bị ngược đãi và phải gánh vác nhiều việc nặng nhọc (săn bò tót, bẫy hổ, chăn ngựa,
quan năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò bãi, nương rừng)

- Lòng ham sống và khao khát tự do mãnh liệt trong đêm mùa đông:

- Bị trói đứng chỉ vì để hổ ăn mất một con bò (bị trói đứng vào cột bằng dây mây từ
chân lên đến vai)

- Khát vọng sống mãnh liệt (đêm đến, AP cúi xuống, nhay đứt hai vòng dây, nhích dần
dây dây trói một bên tay)

- Lúc sắp chết, AP đã khóc (Dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại)
khiến Mị cảm động.

- Mị cắt dây trói, AP đã được tự do.


7
3/ NGHỆ THUẬT:

- NT xây dựng nhân vật đặc sắc (AP chủ yếu được khắc họa qua hành động; Mị được
khắc họa chủ yếu qua tâm lý)

- Cốt truyện hấp dẫn (Nhều tình tiết hấp dẫn li kì nối tiếp nhau).

- Tình huống truyện độc đáo (nhất là tình huống Mị bị bắt về trình ma, Mị và AP bị trói
đứng).

- Văn phong mang đậm phong vị miền núi.

VỢ NHẶT- Kim Lân


I. TIỂU DẪN:
1/ TÁC GIẢ:
- Chuyên viết về đề tài nông thôn và người nông dân.

- Văn phong đậm chất nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ.

2/ TÁC PHẨM:
a/ Đại ý:

- Tố cáo tội ác của bọn TD-PX đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Thể hiện được thảm cảnh của nhân dân trong nạn đói ấy.

- Khẳng định: ngay bên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống và khát khao
tổ ấm gia đình.

b/ Tóm tắt

- Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945.

- Tràng – một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng đã tình cờ
có nhặt vợ

- Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và bốn bát bánh
đúc.
8

- Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư.

- Bà cụ Tứ thấy con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình
và thương con, thương nàng dâu đói khổ.

- Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về
làng, họ sẽ đi phá kho thóc Nhật, lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:


1/ NHÂN VẬT TRÀNG:
a/ Hoàn cảnh xuất thân:

- Là một nông dân nghèo.

- Sống với bà mẹ già.

- Làm nghề đẩy xe bò thuê.


Tràng khó lấy vợ
- Anh có ngoại hình xấu trai

- Anh lại là dân ngụ cư.

- Có tình trẻ con, có phần dở hơi.

b/ Tràng là người tốt bụng, cởi mở nên chàng đã nhặt được vợ:

- Giữa cái khung cảnh tối sầm lại vì đói khát, Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ.Cuộc
gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà không tên diễn ra thât chóng vánh chỉ qua hai lần
gặp mà chỉ gặp ở đường và chợ để rồi “nên vợ, nên chồng”

- Lần gặp thứ nhất : Trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng hò chơi cho đỡ mệt
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò thì lại đây dẩy xe bò với anh nì….”. Không ngờ, thị ra
đẩy xe cho anh và còn liếc mắt cười tít nữa. Tràng thích lắm vì từ khi cha sinh mẹ đẻ
đến giờ mới có một người con gái cười với hắn tình tứ đến như thế.

- Lần gặp thứ hai, ở quán nước ngoài chợ. Ban đầu, Tràng không nhận ra vì thị khác
quá, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi nhận ra rồi, trong lời
đáp “ăn gì thì ăn, chả ăn giầu” Tràng sẵn sàng đãi thị bốn bát bánh đúc. Sau đó, Tràng
nói đùa với thị “Này … rồi cùng về”, nhưng thị đã theo Tràng về thật. Khi quyết định
“đèo bòng” Tràng cảm thấy “chợn” nhưng “chậc kệ”.
9

- Chính sự tốt bụng và cởi mở của Tràng đã đem đến cho Tràng hạnh phúc
10
c/ Diễn biến tâm lý Tràng sau khi “nhặt” được vợ:

- Trên đường về nhà

+ Mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt.

+ Ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đầy xe bò về.

- Khi về ngang qua xóm ngụ cư

+ Tâm trạng của anh hôm nay phớn phở, cười tủm tỉm, hai con mắt thì sáng
lên lấp lánh.

+ Mọi người tronng xóm tỏ ra đầy tò mò và ngạc nhiên cùng những lời xì
xào, bàn tán.

+ Việc Tràng có vợ như mang một luồng sinh khí mới cho cả ngôi làng.

+ Tràng rất hãnh diện, rất đắc ý, mặt cứ vênh lên như thể chứng tỏ với mọi
người- Tràng đã có vợ.

- Tràng khi đưa vợ về đến nhà

+ Bỗng anh cư xử rất lễ độ (xăm xăm nhấc tấm phên rách ra và câu nói
“Không có người đàn bà nhà cửa ra thế đấy” ta hiểu rằng có vợ rồi người đàn
ông ăn nói cục cằn kia bỗng văn hóa hẳn lên.)

+ Đề ý, quan tâm đến thái độ của cô vợ (Ánh mắt của anh đã để ý đến cô vợ
nhặt và thắc mắc với lòng mình “Quái, sao nó lại buồn thế nhỉ?”)

+ Tràng sốt ruột, hồi hộp chờ mẹ về để ra mắt cô vợ mới “nhặt”(Khi mẹ về,
sau lời giới thiệu, Tràng cũng hồi hộp, lo lắng đợi chờ câu trả lời của mẹ, và chỉ
khi người mẹ nói “Các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”
Tràng mới thở đánh phào một cái.)

+ Có rất nhiều lần Kim Lân nhắc đến nụ cười của Tràng để nhấn mạnh đến
niềm khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm gia đình để thách thức với cái
đói đang tung lưới bủa vây.
11

- Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau

+ Tràng thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái lửng lơ”.

+ Anh cảm động, hạnh phúc khi mọi thứ đều thay đổi bởi bàn tay của vợ và mẹ anh:
nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước sạch sẽ; mấy chiếc quần áo rách như
tổ đỉa vẫn vắt ở góc nhà đã thấy đem ra sân hong; hai cái ang nước vẫn để khô cong
duới gốc cây ổi giờ đã kín nước đầy ăm ắp.

+ Anh mới thấy mình nên người. Anh nghĩ đến tương lai, đến sự sinh sôi nảy nở của
hạnh phúc để rồi vui sướng, phấn chấn tràn ngập trong lòng (Tràng thấy “thương yêu
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con
đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn
chấn tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn
phận phải lo lắng cho vợ con sau này”).

+Anh thấy vợ mình hôm nay cũng khác hẳn: đó là một người đàn bà hiền hậu, đúng
mực, không có vẻ gì chao chát, chỏng lỏn nữa.

+ Và trong bữa cơm đầu tiên, bữa cơm của 3 con người đang khốn khổ vì cái đói (chỉ
ăn rau chuối thái chấm muối; mỗi người hai bát chóa loãng, cùng với nồi cháo cám),
nhưng tràn ngập sự đầm ấm, hoà hợp.

+ Hình ảnh khép lại tác phẩm trong óc Tràng là hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người đói
đi trên đê Sộp. Gợi cho người đọc nghĩ về Việt Minh, về Cách mạng tháng Tám vĩ đại,
về sự vùng dậy của những người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại cơm áo,
giành lại sự sống cho bản thân, giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
12
2/ NHÂN VẬT NGƯỜI “VỢ NHẶT”:
a/ Hoàn cảnh xuất hiện:

- Con số không tròn trịa: Không gia đình, người thân, Không
Cái đói đã
quê hương, không quá khứ, Không có tên, không có tuổi. cướp đi của
thị tất cả. Thị
là mẫu số
- Ngồi vêu bên đường xem có ai mướn gì thì làm nấy. chung cho số
phận nhiều
phụ nữ khác
- Ngoại hình cũng xấu xí

b/ Khi mới gặp Tràng:

- Lần gặp thứ nhất: có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ “Có khối cơm trắng mấy giò mà
ăn đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác đấy”

- Lần gặp thứ 2: Thị thật kém duyên. Chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra,
gầy (dẫn chứng)…Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “sà xuống
đánh… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc… ăn xong cầm đôi đũa quệt ngang
miệng, thở: Hà ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

- Cuối cùng, thị đã dễ dàng theo không Tràng về nhà làm vợ chỉ với một câu nói đùa
của anh: (Này nói đùa chứ có muốn về với tớ thì ra khuâng hàng lên xe rồi về)
13
c/ Sau khi trở thành vợ của Tràng:

- Trên đường về nhà chồng

+ Nếu như Tràng tỏ ra tự đắc thì thị tỏ ra xấu hổ vì mình đã theo không người
khác, vì những cái nhìn “săm soi”, vì những lời bông đùa, chồng ghẹo của người
dân ngụ cư.

+ Thị ngượng nghịu, thẹn thùng: bước sau Tràng 3-4 bước, “chân nọ bước díu cả
vào chân kia…cái nón rách tàng” che nửa khuôn mặt.

- Khi về đến nhà chồng

+ Thấy thất vọng khi thấy ngôi nhà “rúm ró” của Tràng. Sau đó “nén tiếng thở dài”
chấp nhận.--> Vì gia đình Tràng chính là chiếc phao cứu sinh của thị, mặc dù là phao
rách.

+ Thị e thẹn, ý tứ (ngồi mớm bên mép giường)

+ Cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến 2 lần và gọi bằng u)

+ Hành động khép nép, tay vân vê tà áo khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thật đáng
thương

- Buổi sáng hôm sau:

+ Thay đổi hoàn toàn về tâm trạng và tính cách (dậy thật sớm cùng mẹ chồng dọn
dẹp, thu vén lại nhà cửa)

+ Tràng cảm nhận được sự thay đổi tuyệt vời ấy (Tràng nom thị khác hẳn, một người
đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn…)

+ Trong bữa cơm đón nàng dâu, thị tỏ ra vui vẻ, bằng lòng với “niêu cháo lõng bõng…
lưng hai bát”. Khi cầm bát cháo cám trên tay vẫn điềm nhiên và vào miệng cam
chịu, chấp nhận gắn bó gđ Tràng.

+ Thị là người đem sinh khí và luồng tư tưởng, niềm lạc quan đến với gđ của Tràng hi
kể về cảnh tượng việc mọi người phá kho thóc chia cho dân nghèo.
14
3/ NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ:
a/ Hoàn cảnh xuất hiện:

- Bà mẹ nghèo khổ (Không có tiền cưới vợ cho con, ngôi nhà


rúm ró bên búi cỏ dại, cả nhà chỉ bấu víu vào nghề đẩy xe bò
thuê của anh Tràng,… )
Bà chính là
đại diện cho
- Từng trải, cuộc đời nhiều gian truân: Chồng và con đã mất,
những bà mẹ
chỉ còn lại thằng con trai xấu xí, ngẩn ngơ.
già ở nông
thôn VN
- Sức khỏe già yếu: đi đứng “lọng khọng”, vừa đi vừa “húng trước CM
hắng ho”

b/ Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi có nàng dâu:

-Thoạt đầu, bà rất đỗi ngạc nhiên (Vì Tràng hôm nay đon đả, khác hẳn; bà càng ngạc nhiên
hơn khi trong nhà xuất hiện thêm một người đàn bà; bà phấp phỏng, đứng sững lại; trong
đầu bà xuất hiện hàng loạt câu hỏi: “Quái sao lại có người đàn bà nào trong ấy nhỉ? Sao lại
chào mình bằng u?,…”; bà hấp háy cặp cặp mắt cho đỡ nhoèn)
Cái đói đã cướp đi sự nhạy cảm vốn có của người mẹ. Nó cũng khiến người ta cũng không
dám tin vào sự thật dù nó là sự thật.

- Khi vào nhà, bà băn khoăn ngồi xuống giường. Bà thật sự hiểu mọi cơ sự khi Tràng nói:
“Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!”

- Sau đó là sự tủi hổ, tủi thân đã hóa thành nước mắt (trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ
xuống hai dòng nước mắt, lòng bà ngổn nganng trăm mối, chồng chất bao nhiêu nỗi suy tư;
bà còn tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ: “người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi…còn mình thì…”)

- Tiếp đó là bà xót thương con (Thứ nhất là bà xót thương cho “số kiếp con mình” vì bà hiểu
rằng con người ta có khó khăn thì con mình mới có vợ; thứ hai là bà xót thương cho người
đàn bà, bà cảm thương cho tình cảnh khốn cùng của người con dâu, nhìn đứa con dâu mà
lòng đầy thương xót,…)

- Chuyển từ tủi hổ, xót thương, bà cảm thấy mừng lòng (các con đã phải duyên, phải kiếp với
nhau, u cũng mừng lòng) xua tan bao nỗi lo âu, phấp phỏng,…

- Vì thương con nên bà cũng lo lắng cho tương lai của con (liệu rằng chúng nó có nuôi nổi
nhau sống qua đươch cơn đói khát này không; cuộc đời nó liệu có hơn bố mẹ trước kia
không?; bà quay đi lén giấu những giọt nước mắt lo lắng; bà nghẹn lời, nước mắt cứ chảy
xuống ròng ròng;…)

- Cuối cùng là bà tỏ ra lạc quan (bà khyên nhủ con: “”không ai giàu ba họ, không ai khó bà
đời..vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá; bàn chuyện
mua đôi gà về nuôi…; Đặc biệt trong bữa sáng hôm sau. Bà dậy sớm cùng nàng dâu dọn dẹp
nhà cửa; khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên; trong bữa ăn bà đã cười rất tươi dù chỉ là nồi chè cám
đãi con,bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này)
15

RỪNG XÀ NU- Nguyễn Trung Thành


I. TIỂU DẪN:
1/ TÁC GIẢ:
- Trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.

2/ TÁC PHẨM:
a/ Đại ý:

- Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc TN cũng như
của dân tộc VN

- Khẳng đinh chân lý thời đại: “Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách
nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù”

b/ Tóm tắt
- Tác phẩm kể về Tnu và dân làng Xôman trong không gian những cánh rừng xà nu bạt
ngàn chạy tơi chân trời.

- Sau ba năm đi lực lượng, Tnu trở về thăm làng.

- Mọi người tập trung nghe cụ Mết kể về cuộc đời của Tnu.

- Anh mồ côi từ nhỏ, được dân làng nuôi, rất thông minh, gan dạ, sớm đi theo cách
mạng.

- Thằng Dục bắt anh không được nên hắn bắt mẹ con Mai (vợ con anh) tra tấn dã
man đến chết. Vì thương vợ con, anh chạy ra và bị bắt.

- Khi bọ ác ôn đốt 10 đầu ngón tay anh thành 10 ngọn đuốc, dân làng đã nổi dậy tiêu
diệt bọn chúng.

- Sau này, mặc dù bị thương nhưng anh vẫn tham gia giết giặc

- Đoạn kết, Tnu chia tay cụ Mết và Dít đi chiến đấu.


16
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1/ HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU:
a/ Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác
phẩm 

- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất
Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và
hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả
từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt.

- Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà
nu bát ngát đến chân trời, mà đã gần 20 lần nói đến “Rừng xà nu”. “Cây xà nu”, “nhựa xà nu”,
“lửa xà nu”… 
- Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm, nếu thiếu đi
hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần đến như vậy,
nhất là “các đồi xà nu – 4 lần”; “Rừng xà nu – 5 lần”

- Thủ pháp điệp trùng khi mô tả cây xà nu đó, vừa làm nền cho toàn bộ diễn biến của câu
chuyện, vừa gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về cây xà nu.

b/ Cây xà nu gắn bó mật thiết, trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của
dân làng Xô Man.

-  Xà nu gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như đã từ ngàn đời nay thân thuộc với dân
làng (ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, đuốc xà nu soi sáng đường rừng đêm, lửa xà nu
cháy bập bùng trong nhà ưng tập trung cả dân làng. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói
xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú, Mai học chữ…)

- Xà nu còn tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xôman (ngọn đuốc xà
nu cháy sáng trong tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào rừng sâu lấy giáo mác đã giấu kỹ về
chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khi dưới ánh đuốc xà nu. Giặc
đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu, lửa xà nu đốt lên lòng căm thù trong lòng người
dân Xôman. Rồi ngọn lửa đuốc xà nu soi sáng rực cả làng cái đêm khởi nghĩa; soi rõ xác 10 tên
lính nằm ngổn ngang quanh đống lửa …)
17
c/ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách
mạng

- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất
mát, đau thương của dân làng Xôman (Cái chết của bà Nhan, anh Xút, anh Quyết, mẹ con
Mai, thương tích của Tnu,…)

- Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất
khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền
Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù (Có những Cây xà nu cành lá xum xuê
như những con chim đã đủ lông mao, long vũ, đạn đại bác không gíêt nổi chúng. Những vết
thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể của chúng chóng lành như trên một cơ
thể cường tráng”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp như rừng
xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu như một ẩn
dụ trên đây trong khi mô tả Cây xà nu, đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng
thiên nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức
sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân Tây Nguyên giành tự do.)

- Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin
vào lý tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam (Cây xà nu rất
ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Cũng như Tnú, như
dân làng Xôman yêu tự do, khát khao ánh sáng. Bất chấp sự hủy diệt tàn khốc của bom đạn
kẻ thù, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt không gì tiêu diệt, tàn phá nổi
“Bên cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có 4, 5 cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn
như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, cũng như các thế hệ làng Xôman, lớp này kế tiếp lớp
khác đứng lên, tiếp tục cuộc chiến đấu)

- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi
nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng
chiến (Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa
sống như Cây xà nu bị chặt đứt ngay giữa thân mình, thì Dít đã lớn lên, và nhanh chóng đến
không ngờ trở thành Bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội. Rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo
của Dít cũng đang lớn lên tiếp bước đàn anh. Chính cụ Mết cũng đã khẳng định được cái sức
sống bất tử ấy như một chân lí giản dị: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ
ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.)
18
d/ Nghệ thuật xây dựng hình tượng cây xà nu:

– Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, khi dựng lên hình ảnh cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh
một số cây.

– Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng
đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng…

– Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức
nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ,
khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.

– Giọng văn đầy biểu cảm với những cụm từ được lặp đi lặp lại gây cảm tưởng đoạn văn giống
như một đoạn thơ trữ tình.

2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TNU

a/ Hoàn cảnh:

- Tnú vốn là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ chết sớm.

- Lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của dân làng Xô Man, là đứa con
chung của cộng đồng nên hội tụ vẻ đẹp cộng đồng.

b/ Tnu là người gan góc, dũng cảm:

– Xung phong đi nuôi giấu cán bộ, từ nhỏ đã giác ngộ lí tưởng cách mạng
(trước đó những người bị làm nhiệm vụ này đã bị sát hại dã man: anh Xút, bà
Nhan,..)

Tnú học chữ thua Mai, nhưng khi anh Quyết nói, Tnú cầm đá đập vào đầu
mình để nêu cao quyết tâm, Tnú ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình mà cố
gắng học.

- Đi rừng rất tháo vát, nhanh nhẹn, bị giặc bắt mà không run sợ, chỉ tay và
bụng “cộng sản đây này”, khi bị tra tấn Tnú vẫn kiên cường, vẫn trung
thành với Đảng.

- Sau khi Tnú vượt ngục trở về, anh Quyết đã hi sinh, Tnú đã thay anh lãnh
đạo dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí đánh giặc.

- Khi chứng kiến vợ con bị tra tấn, anh đã xông vào cứu vợ con.

- Tnú bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay, Tnú không kêu van “người cộng sản
không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”, ...
19

c/ Sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao

- Còn nhỏ đã tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng “Cán bộ là Đảng,
Đảng ... này còn”.

- Sau đêm kinh hoàng (vợ con bị giết), anh không bi quan mà gia nhập lực
lượng giải phóng quân trả thù cho dân làng, gia đình.

- Khi lập được chiến công, được nghỉ 1 ngày phép về thăm làng, anh đã
chấp hành đúng quy định.

d/ Có trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc

- Khi tham gia lực lượng giải phóng quân, anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương, chỉ
được về một đêm anh vẫn trở về.

- Là người chồng người cha hết lòng yêu thương vợ con: không chịu đựng
được cảnh vợ con bị bắt giết, Tnú lao ra cứu, dang hai cánh tay ôm lấy vợ con,
nhưng anh vẫn bị bọn giặc bắt.

- Yêu thương càng nồng nàn thì căm thù càng sâu sắc: ở Tnú có 3 mối thù lớn
là mối tù của bản thân (2 lần bị giặc tra tấn, lưng còn nhiều vết sẹo, bàn tay cụt
đốt), mối thù gia đình (vợ con bị giết), mối thù của buôn làng.

e/ Ý nghĩa nhân vật:

- Cuộc đời bi tràng và con đường đến với cách mạng của Tnu điển hình cho
con đường đến với cách mạng của người dân TN.

- Hình tượng nhân vật Tnu góp phần làm sáng tỏ chân lý của thời đại: phải
dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu trang vũ trang
là con đường tất yếu để tự giải phóng.

f/ Một số nét nghệ thuật

- xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp lí tưởng hóa.

- Ngôn ngữ đậm chất sử thi.


20

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA-Nguyễn Minh Châu

I. TIỂU DẪN:
1/ TÁC GIẢ:
- “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc)

- Cảm hứng đậm chất thế sự, triết lí nhân sinh (Sau năm 1975)

2/ TÁC PHẨM:
a/ Đại ý:

- Chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời (Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người
nghệ sĩ cần nhìn đời nhìn người một cách đa dạng, nhiều chiều)

- Rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực gia đình.

b/ Tóm tắt

- Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền
Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật.

- Sau thời gian tìm kiếm anh đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền
ngoài xa.

- Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà, người phụ
nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình.

- Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ông
đánh bị thương.

- Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng
người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lý do vì
nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. 

- Qua câu chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời.
21

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:


1/ HAI PHÁT HIỆN CỦA NGHỆ SĨ PHÙNG:
a/ Phát hiện 1: Cảnh thẩm mỹ

- Vị thế của Phùng: nghệ sĩ nhiếp ảnh.

- Mục đích của chuyến đi: chụp bổ sung một bức ảnh buổi sáng có sương mù theo yêu cầu
của trưởng phòng (để xuất bản bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển).

-  Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

- Sự hình thành tác phẩm:


+  Mô tả khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
+ Bối rối, trong tim tưởng như có cái gì bóp thắt lại
+ Không phải lựa chọn gì nữa, bấm một hồi “liên thanh”

- Cảm hứng triết lí về nghệ thuật:


+ Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”: “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ; một vẻ đẹp
thực đơn giản và toàn bích” nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.
+ “Cái đẹp là đạo đức” cái đẹp “thanh lọc” tâm hồn, để tâm hồn con người cao khiết, không
gợn đục, thánh thiện.

- Nhận xét: Sự phát hiện ra cái đẹp trong nghệ thuật đôi khi là kết hợp của rung động và duyên
may. Nhìn ở góc độ này, nó là thứ dẫu sao còn tương đối dễ phát hiện, dễ thấy.
22
b/ Phát hiện 2: Cảnh phi thẩm mỹ

- Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ trước tôi đứng => gần, trực diện,
rõ nét.

-  Hình ảnh:
+ Người đàn bà: cao lớn, với những đường nét thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt
mỏi(…) tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách
rưới.
+ Người đàn ông: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng
lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.
+  Hình ảnh xấu xí, sù sì, trần trụi, thô mộc, gai góc của đời sống, đối lập với vẻ
lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên trong bức ảnh nghệ thuật.

- Hành động:
+ Người chồng: hùng hổ, rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp
vào lưng người đàn bà => hành động hung bạo, dã man, lạnh lùng, như một con
thú dữ.
+ Người vợ: cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không chống
trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
+  Đứa con: giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.
+ Phùng: bất ngờ, há hốc mồm,…

- Nhận xét: Phát hiện về một hiện thực gồ ghề, gai góc, ngang trái, phức tạp,
không dễ lí giải, khác xa, thậm chí đối lập với vẻ đẹp bình yên của tác phẩm nhiếp
ảnh.

c/ Ý nghĩa:

- Tạo tình huống độc đáo có ý nghĩa khám phá phát hiện đời sống.

- Chân lý rút ra: Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lý, mâu thuẫn Không thể đánh
giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, khám phá.

2/ CÂU CHUYỆN NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI Ở TÒA ÁN HUYỆN:


a/ Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài
nghèo khổ, lam lũ…  

- Theo lời mời của Đẩu, chánh án toà án huyện, người đàn bà hàng chài đã có mặt
ở toà án huyện. Trước lời đề nghị và giúp đỡ của Đẩu và Phùng, người đàn bà
dứt khoát từ chối.
- Tại toà án, chị kể về cuộc đời mình và gián tiếp giải thích lí do vì sao chị nhất
quyết không thể bỏ lão chồng vũ phu.
23

-  Nếu ban đầu mới đến toà, chị sợ sệt, lúng túng, một lạy quý toà, hai lạy quý toà
thì sau khi nghe lời khuyên của Đẩu, chị trở nên mạnh dạn, chủ động.

b/ Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về nhiều người:

- Người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu
sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha)

- Về người chồng của chị (bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh)

- Chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống
chưa nhiều)

- Về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong
cách nhìn nhận, suy nghĩ).
+Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà, thái độ của anh rất cương quyết.
+Nhưng khi nghe xong câu chuyện “một cái gì đó vỡ ra trong đầu vị Bao Công của
cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”.
+Cũng như Đẩu, nghệ sĩ Phùng im lặng sau câu chuyện của người đàn bà. Phùng
nhận thấy mình đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người; anh chỉ nhìn
người một cách phiến diện, nông nổi ngây thơ .
24
25

You might also like