You are on page 1of 2

Những đêm đông trên vùng cao buồn nẫu nà, dằng dặc.

Mị lặng lẽ như cái bóng, chẳng thiết tha mà


cũng chẳng chời đợi điều gì mà chỉ còn tìm chút an ủi bên bếp lửa, chỉ còn biết đến lửa.
Lúc đầu khi thấy A Phủ bị Pá Tra trói đứng ba ngày ba đêm đến gần chết, Mị vẫn thản nhiên “thổi lửa
hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Câu văn khiến ta rợn người trước sự lạnh
lẽo, tê dại trong tâm hồn Mị
Mị vô cảm trước nỗi khổ của A Phủ vì:
- cảnh đánh đập, trói người ở nhà Pá Tra quá quen thuộc “ngày trước người đàn bà làm dâu nhà này
cũng bị trói chết trong buồng tối”. Mị cũng từng bị A Sử trói đứng như thế kia
- ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.
Cái chết của Mị còn chẳng thiết, thì còn quan tâm đến sự sống của ai.
Ngọn lửa sưởi bùng lên nhưng tâm hồn Mị giá lạnh, vô cảm
“Một lần trở dậy, khi ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa
mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen lại.”
Từ “bò xuống” gợi tả dòng nước mắt từ từ lặng lẽ trong bất lực, tuyệt vọng.
Hình ảnh “hai hóm má đã xám đen lại.” cho ta thấy một gương mặt hốc hác, tiều tụy, xám xịt của
người sắp chết
Dòng nước mắt bất lực, tuyệt vọng của A Phủ làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong tâm hồn Mị, đưa
Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau
đi được.
Mị nhớ ra mình, xót thương mình
Rồi Mị nhớ đến người đàn bà bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nhận thức “chúng nó thật độc ác”
Mị đã gọi tên cha con thống lí Pá Tra, gọi bọn chúa đất là chúng nó, Mị nhận ra bản chất của chúng nó
là “độc ác”.
Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh
ngộ “ cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết.
Câu văn với điệp từ “chết” liên tiếp, cứ hai tiếng là một nhịp ngắt vang lên như một làn sóng tình cảm
dâng trào, dường như trong đầu Mị hiện lên viễn cảnh của A Phủ: sẽ chết
Thoáng qua sự so sánh giữa thân phận Mị và A Phủ: “ ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà
nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết thế ”
Mị nhận ra sự bất công vô lý
Và Mị nghĩ đến một ngày cha con thống lí bắt chết thay cho A Phủ “ Nghĩ thế trong tình cảnh này, làm
sao Mị cũng không thấy sợ”
Tình cảnh này là lúc sức sống hồi sinh mãnh liệt, lòng thương người mạnh hơn nỗi lo sợ cho chính
mình. Hơn nữa, kiếp sống đọa đày ở nhà Pá Tra với cái chết trên cọc của A Phủ cũng không khác gì
nhau.
Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ: rón rén, hốt hoảng thì thào
Từ láy biểu thị tâm trạng lo lắng.
Sợi dây trói A Phủ là những sợi dây hữu hình nhưng cũng là sợi dây vô hình: cường quyền, thần quyền
ràng buộc Mị bấy lâu. Mị cắt dây trói cho A Phủ
Một việc làm táo bạo, nguy hiểm nhưng quyết liệt. Mị vượt qua nỗi sợ hãi để chiến thắng bản thân.
Hành động của Mị vừa có tính tư giác, xuất phát từ động cơ cứu người, vừa có tính tự phát, có kế
hoạch cụ thể
A Phủ chạy “Mị đứng lặng trong bóng tối”
Câu văn đứng một mình một đoạn như chứa đầy sự dồn nén trong khoảng lặng tâm hồn Mị. Tâm lí Mị
đang ngổn ngang trăm mối. Lòng Mị rối bời với hai câu hỏi lớn. Nếu ở lại thì chắc chắn chết. Nếu chạy
theo A Phủ thì đi đâu, có thoát khỏi nhà thống lí không.
Trong cái “đứng lặng” đó, khát vọng sống, khát vọng tưn do trào dâng mãnh liệt, Mị phải lựa chọn cho
mình một con đường trong khoảnh khắc ngắn ngủi. Bản năng tự vệ tích cực đã khiến Mị sợ “ở đây thì
chết mất”
Mị chạy theo A Phủ “Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi”. Động từ “vụt chạy”,
“băng đi”
Gợi sức sống đang bung trào trong MỊ. Lòng tham sống của một con người như được thổi bùng lên
trong Mị. Mị như trở lại làm người đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận
Và lần đầu tiên sau bao tháng ngày câm nín vì sự đọa đày, Mị cất tiếng “A Phủ cho tôi đi”... “Ở đây thì
chết mất”
Đó là tiếng nói khao khát sống, khao khát tư do
Mị đang tự cứu mình sau khi cứu người. Đây là hệ quả tất yếu sau những gì đã diễn ra ở Mị. Từ đêm
tình mùa xuân đến đêm đông cứu A Phủ
Là một hành trình dài tìm lại chính mình và giải thoát mình khỏi những gông xiềng. Mị tự thoát ra khỏi
bóng đêm để tư vươn đến ánh sáng, tự đập vỡ không gian oi ngạt, cầm tù để mở ra cuộc đời mới cho
bản thân mình
So với chị Dậu của Ngô Tất Tố thì sức sống của Mị có thể không ngang tàng, quyết liệt bằng, nhưng ở
Mị, sức sống ấy một khi đã trỗi dậy thì có hướng đi rõ rệt. Chị Dậu vùng lên mãnh liệt để rồi đứng bơ
vơ trong đêm tối “Tối đen như cái tiền đồ của chị”. Mị thì đứng lặng trong bóng tối nhưng rồi Mị đã
“vụt chạy”, “băng đi”, vượt qua đêm tối cuộc đời mình để đến miền đời tươi sáng hơn. ( cả hai người
trốn khỏi Hồng Ngài, tìm đến một vùng đất mới, xây dựng hạnh phúc)

You might also like