You are on page 1of 95

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: KTN – PTB CHÓ, MÈO
NGÀNH, NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHÓ, MÈO

Mã môn học: MĐ 31

Thời gian môn học: 60 giờ ( Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 40 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

-Vị trí của Mô đun: Là mô đun chuyên nghành, được giảng dạy sau khi sinh viên học xong
các môn học Sinh lý học, Sinh hóa học, Vi sinh vật học, dược lý thú y, Chẩn đoán và điều
trị học.

- Tính chất của Mô đun : Là mo đun nghề trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề thú y

II. MỤC TIÊU MÔN HỌC

- Trình bày được đặc điểm sinh học của chó, mèo và ứng dụng chăm sóc, nuôi dưỡng phù
hợp.

- Lựa chọn mô hình nuôi chó mèo phù hợp, hiệu quả..

- Thận trọng, an toàn.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian


Thời gian (giờ)
STT Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm
số thuyết hành, tra
bài tập,
thảo
luận,thí
nghiệm
1 Bài 1: Bài mở đầu 2 1 1 0

1
2 Bài 2: Sinh học chó, mèo 2 1 1 0
Bài 3: Nhu cầu dinh dưỡng và thức
3 4 1 3 0
ăn
Bài 4: Chuồng nuôi và dụng cụ chăn
4 4 1 3 0
nuôi chó mèo
5 Bài 5: Nuôi dưỡng và chăm sóc chó
4 1 3 0
mèo
Bài 6: Phòng trị một số bệnh truyền
6 14 4 9 1
nhiễm thường xảy ra ở chó mèo.
Bài 7: Phòng trị một số bệnh nội khoa
7 10 4 6 0
thường xảy ra.
Bài 8: Phòng trị một số bệnh ký sinh
8 11 4 6 1
trùng thường xảy ra.
9 Bài 9: Ngoại khoa trên chó mèo 9 3 6 0
Tông cộng 60 20 38 2

2
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phân biệt được các giống chó mèo hiện có nuôi ở Việt Nam.
- Lựa chọn được một con chó khỏe để nuôi.
1.1. Hiện trạng nuôi chó mèo hiện nay
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về mọi mặt,
trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ. Cùng với sự phát triển chung
của ngành chăn nuôi, chăn nuôi chó, mèo đã và đang ngày càng được quan tâm và phát
triển.
1.2. Triển vọng của nghề nuôi chó mèo
Từ buổi sơ khai chó, mèo đã trở thành người bạn đồng hành với con người, người ta
nuôi chúng với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà, trông nom gia súc, đi săn,
phục vụ an ninh quốc phòng...
Ngày nay, triển vọng của nghề nuôi chó, mèo ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, ở
các nước Âu Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với con cái, chó mèo
nuôi trong nhà trở thành những con vật hết sức gần gũi đối với họ. Hay ở Việt Nam ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia đình khá giả có khuynh
hướng chọn nuôi các giống chó quý nhậpngoại để nhân giống và kinh doanh mang lại
những lợi nhuận lớn cho người chăn nuôi.
1.3. Pháp lệnh thú y quy định việc nuôi chó mèo.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh
dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:
a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức,
cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập
danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi
rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, tính biệt, màu lông, ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời
gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô).
3
b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y.
c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn
người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có
dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài
đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng;
d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.
Người nuôi chó vi phạm một trong các quy định nêu trên thì có thể bị xử lý như
sau:
Theo Điều 625 Bộ luật Dân sự thì “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật
gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường”. Nếu hai bên không thỏa
thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra
tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nuôi chó có hành vi thả rông chó ở khu dân cư hoặc dắt chó đi
cùng mà không có dây xích, không có rọ mõm (đối với con dữ) thì theo quy định tại Điều
7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ thì người nuôi chó có thể
bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu để chó gây
thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vật nuôi của mình gây ra.Để việc nuôi chó
được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự
giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ
vật nuôi chấm dứt vi phạm.
Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có
quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì
có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở
tại để được giải quyết.
Căn cứ mức độ vi phạm mà Ủy ban sẽ xử lý từ cảnh cáo đến phạt tiền và buộc người chủ
vật nuôi phải có biện pháp khắc phục.
1.4. Giới thiệu một số giống chó có nuôi ở Việt Nam
4
1.4.1. Giống chó nội :
- Giống chó vàng.
Có tầm vóc trung bình, cao 50-55 cm, nặng 12-15 kg, nuôi phổ biến ở nước ta đẻ giữ nhà,
săn thú và làm thực phẩm. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15-18 tháng tuổi, chó cái
sinh sản được ở tuôi 12-14 tháng, mỗi lứa để trung bình 5 con.
- Giống chó H’Mông.
Sống ở miền núi cao, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng. Cao 55-60 cm, nặng 18-20kg, được
dùng để giữ nhà và săn thú. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.
- Giống chó Lào.
Sống ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc
lớn hơn, cao 60-65 cm, nặng 18-25 kg. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.
- Giống chó Phú Quốc.
Có màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn hay lật theo kiểu “
rẻngooii”, lông vàng xám có các đường kẻ nhạt chạy theo dọc thân, tầm vóc tương tự
giống chó Lào. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 5 con.
1.4.2. Giống chó nhập nội đã đƣợc nuôi thích nghi ở Việt Nam.
- Giống chó becgie Đức (Berger)
Chó có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó nội, dài 110-112cm, cao 56-5cm đối
với chó đực và 62-66cm đối với chó cái, khối lượng 28-37 kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu
đen sẫm ở than và mõm; đầu, ngực và 4 chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi phân
thùy, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen, răng to, khớp răng cắn khít. Cổ chắc, ngực
nở hình ovan, u vai, lưng chắc rộng có độ dốc về phía sau, bụng thon, đuôi dài hình lưỡi
kiếm. Chân trước thẳng đứng, chân sau đứng hơi choãi về phía sau, khoeo chân sau giống
khoeo mèo.
Nuôi trong điều kiện nước ta chó đực có thể phối giống khi 24 tháng tuổi, chó cái có thể
sinh sản khi 18-20 tháng tuỏi, chó cái đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 4-8 con.
- Giống chó Dalmantian.
Giống chó này thường được gọi là bánh Pudding nhân nho khô vì bộ lông đốm của chúng.
Loài chó này rất thông minh, năng động, thân hình rắn chắc, cường tráng, có sức chịu
5
đựng rất bền bỉ, tôn trọng mệnh lệnh của chủ, thần kinh cân bằng, được sử dụng vào mục
đích thể thao và đa số chúng được nuôi làm chó, mèo tốt mã và tốt bụng trong gia đình.
Chó có tầm vóc trung bình cao: cao 56-61 cm, dài 112-113cm, nặng 32kg. Bộ lông
màu trắng mịn với những đốm đen trang điểm; lúc còn chó con bộ lông trắng tuyền, khi
lớn lên mới có các đốm đen; cổ dài; lưng thẳng có độ nghiêng về phía sau; chân cao thẳng,
chân sau có khoeo giống khoeo mèo; đuôi dài.
Chó đực có thể phối giống lúc 25-28 tháng tuổi, chó cái sinh sản khi được 20-22 tháng
tuổi, mỗi lứa đẻ 5-10 con.
- Giống chó Borzoi
Đây là giống chó săn lâu đời của nước nga, rất trang nghiêm, thích chạy phi, dịu
dàng và trầm tĩnh nhưng lại đầy năng lực. Loài chó này được nhập về Việt Nam để nuôi
làm cảnh và giữ nhà, thường được gọi là chó “ngao xù” vì có bộ lông xù dài. Chó có tầm
vóc trung bình, cao 63-74cm, dài 110-112 cm, nặng 33kg. Giống chó này dùng làm chó
triễn lãm thì tuyệt nhưng ít thành công ở các cuộc thi đua hay ứng xử phục tùng dù có thể
huấn luyện chúng làm chó kiểng khá dễ dàng. Bộ lông xù dài của chúng có nhiều màu
khác nhau,có thể là màu trắng xem lẫn các mảng nâu sẫm và vàng, có khi toàn thân màu
trắng nhưng mặt có màu vàng nâu. Đầu dài thô, mõm nhọn dài, tai cụp, cổ dài, ngực nở
sâu, lưng thẳng có độ nghiêng về cuối thân,chân trước cao thẳng đứng, chân sau choãi về
phía sau, khoeo có hình khoeo mèo.
Giống chó này chắc khỏe, dễ điều khiển, thân thiện với gia đình, trẻ em nhưng ghét người
lạ.
Chó đực có thể phối giống lúc 24-26 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản ở lứa tuổi 18-20
tháng,chó cái đẻ mỗi lứa từ 4-7 con.
- Giống chó Cavalier-King Charles Spariel (gọi tắt là chó Spaniel).
Giống chó này được nuôi để ắm bế, nổi tiếng từ năm 400 năm nay. Đặc biệt nó có khả
năng săn thú nhỏ. Chúng rất thân thiện nếu được đối xử nhẹ nhàng, thích chơi đùa và thích
đi bộ thật lâu dù không cần vận động nhiều. Chó có tầm vóc nhỏ, cao 36cm, năng 5-8kh,
tính tình dịu dàng, lúc nào cũng vẫy đuôi và ít ồn ào. Bộ lông mượt mà của chúng không
bao giờ cần xén tỉa mà chỉ cần được chải hàng ngày để giữu cho sạch sẽ. Giống chó này
6
có bộ lông màu đen và nâu vang, đỏ tuyền, tam thể hay đỏ pha trắng, có con lông xù màu
nâu sẫm xen các mảng nâu nhạt ở đầu và thân; trán quanh mõm, ngực và 4 chân màu
trắng. Đầu dài thô mỗm rộng,tai dài rộng và cụp, mắt to tròn, mũi phân thùy màu đen hoặc
nâu,cổ thẳng, ngực nở sâu , bụng thon, đuôi cộc, bàn chân chụm.
Chó có thân hình rắn chắc và ra sức, thần kinh cân bằng nhưng rất hung dữ và dũng cảm
khi tấn công kẻ địch.
Chó đực có thể phối giống lúc 20 tháng tuôi, chó cái có thể sinh sản lúc 16tháng tuổi. Chó
cái đẻ mỗi lứa từ 3-6 con.
- Chó Papillon
Papillon là giống chó thông minh, tình cảm, thích đùa giỡn. Chó có bộ lông dài xù
màu đỏ, đen hay tam thể trên nền trắng, lượn song màu hạt dẻ, đôi khi có màu vàng sẫm
hoặc màu trắng sữa. Cái đuôi lông xù của nó vắt trên lưng nên người ta gọi là “ Spaniel
đuôi sóc”. Bộ lông dài cần được chải hàng ngày để không bị rối.
Giống chó này có hình dạng rất ngộ nghĩnh: đầu to. Mõm rộng và rất ngắn hầu như liền tịt
với mũi, mũi rộng chia thùy,tai to có lông dài phủ xuống hai bên, hoặc mắt to đen hoặc
nâu sẫm, 4 chân thấp lùn. Ngoài ra còn có một giống chó Papillon khác có tai cụp gọi là
Phalene.
Chó có tầm vóc nhỏ, thấp lùn, cao 20cm, dài 38cm, nặng 5,0- 5,5 kg.
- Giống chó Pug
Đây là giống chó nhỏ, vui nhộn, ngộ nghĩnh, rất thông minh hiền lành,lại yêu mến trẻ em.
Người ta nuôi chó này làm cảnh vì chúng tốt bụng và thân thiện, dễ thích nghi với nơi ở
mới, có óc khôi hài, dễ dạy và là con vật cưng lý tưởng cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Bộ lông ngắn của giống chó này không cần chải nhiều, màu hung và mặt đen hoặc đen
láng toàn thân hoặc nâu nhạt, vàng sẫm nhưng khoang mắt, mũi, mõm có màu đen. Loài
chó Pug khỏe mạng , thần kinh cân bằng, đầu to thô, mõm ngắn và thô, mũi chia thùy, tai
cụp, ngực sâu, thân chắc rắn, đuôi ngắn và cuộn. Chóa cao 30-33cm, dài 50-55cm, nặng 5-
8kg. Giống chó này hay bị thương ở mắt nên khi nuôi cần lưu ý.
- Giống chó Chihuahua

7
Giống chó này từ xa xưa đã được nuôi làm cảnh ở các cung đình và các gia đình quý tộc
phong kiến Trung Quốc, ngày nay chó được nuôi làm cảnh ở hầu hết các nước trên thế
giới.
Ở nước ta , giống chó này còn được gọi là “cho fok hươu” vì hình dáng nó giống con
hươu thu nhỏ hoặc còn gọi là “chó bỏ túi” vì chó tầm vóc rất nhỏ, chỉ nặng 2,1-2,7 kg, cao
16-20 cm, dài 30cm, người ta có thể cho vào túi ba lo mang đi du lịch.
Bộ lông của giống chó này có màu vàng sẫm, hoặc màu nâu nhạt nhưng tai, mõm thường
có màu sẫm hơn.
Chó đực có thể phối giống khi 14 tháng tuổi, chó cái có thể sinh sản khi được 9-10 tháng
tuổi, mỗi lứa đẻ 3-6 con.
Loài chó này khỏe mạnh, mỗm dài, tai dài dựng đứng, bụng thon nhỉ, chân mảnh chắc,
đuôi ngắn, không thích người lạ, thậm chí tỏ ra hung dữ nên nuôi vừa làm cảnh vừa giữ
nhà rất tốt.
1.5. Một số vấn đề cần lƣu ý khi lựa chọn chó mèo để nuôi.
- Lựa chọn giống chó, mèo để nuôi: Tùy thuộc vào mục đích nuôi chó, mèo như để làm
cảnh, để giữ nhà hay để phục vụ quốc phòng an ninh… mà có những lựa chọn giống chó
nuôi cho phù hợp.
- Không gian sống cho chó, mèo: Trước khi quyết định nuôi chó, mèo người chăn nuôi
cần phải chuẩn bị trước nơi nuôi nhốt và không gian sống cho chó, mèo.
- Vấn đề về chi phí: Người chăn nuôi cần có những chuẩn bị trước vềtài chính khi quyết
định nuôi chó, mèo.
- Các bệnh liên quan đến chó, mèo: Ngoài những căn bệnh thường gặp trực tiếp gây hại
cho chó, mèo còn có những căn bệnh nguy hiểm từ chó mèo lây sang cho người như bệnh
giun đũa, bệnh giun móc, ve, rận… Do vậy yêu cầu người chăn nuôi cần có những biện
pháp phòng và điều trị bệnh cho chó, mèo.

Bài 2: SINH HỌC CỦA CHÓ MÈO


Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
8
- Biết được những đặc điểm sinh học cơ bản để chăm sóc chó mèo.
- Vận dụng sự hiểu biết này vào trong việc nuôi dưỡng và phòng bệnh chó mèo.
2.1. Cơ thể học của chó mèo
2.1.1. Cơ thể học của chó
- Hệ thống xương
Bộ xương của chó cũng như của các loại động vật có vú khác, là đòn bẩy của
chuyển động, là chỗ tựa của những phần mềm trong cơ thể, là cơ quan bảo vệ, là chỗ để
phát triển những cơ quan tạo máu (tủy xương đỏ), là kho dự trữ của những chất vô cơ
cũng như hữu cơ, tham gia vào những quá trình trao đổi chất và sinh học trong cơ thể.
Bộ xương chó cấu trúc từ 247 xương và 262 khớp. Cột sống bao gồm 7 đốt sống
cổ, 13 đốt sống ngực, 7 đốt sống thắt lưng, 3 đốt sống khum, 20 - 23 đốt sống đuôi (một
vài loài chỉ có 5 - 6 đốt sống đuôi, thường được gọi là chó cộc đuôi). Chó có 13 đôi xương
sườn.
Chân trước bắt đầu từ xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ và
xương quay), xương cổ tay (có 7 xương nhỏ), xương bàn tay (có 5 xương), xương ngón
tay (có 4 ngón 3 đốt, 1 ngón 2 đốt). Ở cuối những ngón chân là móng vuốt. Xương chân
trước liên kết với các đốt sống không phải là khớp mà bằng những cơ chắc chắn. Phía trên
xương bả vai là vây (u vai).
Chiều cao vây là chiều cao của chó và là một chỉ tiêu xác định giá trị giống của nó.
Sự lệch với tiêu chuẩn: Cao hơn giới hạn trên và thấp hơn giới hạn dưới được coi là
khuyết tật (là 1 trong những căn cứ để chấm điểm trong các cuộc thi, triển lãm về chó).
Xương chân sau bắt đầu từ xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ
chân (có 7 xương nhỏ), xương bàn chân có 4 hoặc 5 xương, xương ngón chân có 4 xương,
đôi khi mặt trong từ nửa trên xương bàn có 1 ngón bất toàn (huyền đề) - không phải ở cá
thể nào cũng liên kết với khối xương bàn chân. Ở nước ngoài, người ta coi nó như một
hiện tượng không mong muốn, có thể cắt bỏ nó khi chó còn non. Ở nước ta, một số người
quan niệm những ngón bất toàn ở chó có khả năng mang lại những cơ hội may mắn cho
chủ nhân của những con chó đó. Trong dân gian còn lưu truyền câu ca dao: Dù ai buôn
bán trăm nghề, không bằng nuôi chó huyền đề 4 chân.
9
Xương chân sau có một khớp nối với xương chậu (ổ cối), được cố định bằng các cơ
của nhóm cơ chậu đùi.
- Hệ thống cơ
Hệ thống cơ đóng vai trò quan trọng trong ngoại hình và mô hình hóa một cách nổi
bật cơ thể chó. Trong các tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp của chó, hệ cơ đóng vai trò chủ yếu.
Để chó có thân hình cân đối, hệ cơ cần được phát triển tốt, không có những dấu hiệu của
sự quá béo hay quá gầy. Các cơ của chó rất ít gân. Sự linh động của các nhóm cơ và
những khúc cong của cơ thể là những nét đặc biệt để phân biệt, chấm điểm chó khi chọn
giống hay trong các cuộc thi. Với mục đích bảo toàn năng lượng của cơ, chó thường ít
đứng mà thích nằm nhiều hơn, chúng sẵn sàng nằm và chờ đợi khi chẳng có việc gì bắt
buộc phải đứng.
- Hệ thống da
Hệ thống da có 3 lớp: Biểu bì (epiderme), chân bì (derme),mô liên kết dưới da
(hypoderme). Ở chân bì có nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến thơm, mao quản,
đầu mút thần kinh. Từ da đi ra những bó lông, cùng chung một bao lông. Mỗi bó riêng
biệt có 3 (hay nhiều hơn) lông dài và to, 6 - 12 lông nhỏ và mềm, tất cả tạo thành lớp che
phủ dầy và ấm cho chó về mùa đông, nhưng cũng thật sự phiền toái cho chúng khi mùa hè
đến. Ở nước ta, những giống chó nhiều lông ngoại nhập thường trở nên cáu bẳn, bức xúc
vào những ngày nóng nực, cần có chế độ tắm chải hợp lý hay cắt lông vào mùa hè cho
chúng.
Vào mùa đông, người ta ít quan sát thấy chó thay lông. Mùa xuân đến chó thường
thay lông. Mùa hè sự thay lông của chó thường kết thúc, không quan sát thấy lông con ở
chúng. Mùa thu lông bắt đầu mọc nhiều hơn. Hầu như tất cả cơ thể của chó được bao bọc
bởi lớp lông dầy (ngoại trừ gương mũi, đệm ngón chân, bao dịch hoàn của con đực, âm hộ
của con cái). Phía trên mắt, trên gò má, thái dương và ở môi trên phân bố một số lông dài
hơn và rất cứng.
Tuyến mồ hôi của chó chỉ có ở phía cuối của 4 chân, từ đó tiết ra mồ hôi. Sự tiết
mồ hôi của chó không có ở trên tất cả bề mặt da. Vì vậy, sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể
được điều chỉnh bằng đường hô hấp (phổi) là chính và nhờ vào sự bốc hơi của dịch niêm
10
mạc và nước bọt. Những ngày oi bức, chúng ta quan sát thấy chó thường há miệng, thè
lưỡi ra và thở rất nhiều để tăng cường sự thải nhiệt cho cơ thể. Lúc này cần thiết phải cho
chó ăn thức ăn loãng và uống nước đầy đủ.
2.1.2. Cơ thể học của mèo
2.2. Một vài chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của chó mèo
2.2.1. Các chỉ tiêu sinh hóa máu
Tỷ trọng: 1,051 – 1,062
pH: 7,32 – 7,68
Thời gian đông máu (phút): 4-8
Khối lượng máu (%/ khối lượng cơ thể): 5,6 – 13,0
Tỷ khối hồng cầu (%): 50,4
Fibrinogen (mg%): 0,58
Sức kháng của hồng cầu trong dung dịch NaCl (%)
+ Tối thiểu: 0,50 – 0,58
+ Tối đa: 0,40 – 0,46
+ Trung bình: 0,42 – 0,58
Tốc độ huyết trầm (mm)
+ Thời điểm 30 phút: 1
+ Thời điểm 1 giờ: 2
+ Thời điểm 2 giờ: 4
+ Thời điểm 24 giờ: 15
Hàm lượng đường tổng số (%): 0,09 – 0,11
Hàm lượng đường trong 100ml máu (mg): 60 - 87
- Thành phần tế bào máu
Hồng cầu (triệu/mm3): 5,5 – 8,5

11
Hàm lượng hemoglobin (đơn vị Sali): 60 - 80
Tiểu cầu (nghìn/mm3): 200 - 600
Bạch cầu (nghìn/mm3): 8 – 18 (trung bình 12)
Công thức bạch cầu (%)
+ BC ái kiềm 1 ( 0 - 2).
+ BC ái toan 3 (2 - 4).
+ BC đa nhân trung tính 74 (60 - 82).
+ BC đa nhân lớn 0,1 ( 0 - 0,3).
+ Limpho cầu 22 (13 - 32).
- Những thành phần khác của máu (mg%)
Canxi (giống chó lớn): 12,28
Canxi (giống chó nhỏ): 8,37
Natri: 331,3
Kali: 20,32
Magie: 1,7 – 2,9
Protein: 5,5 – 7,0
U rê: 15 - 40
Nitơ dư: 15 – 45
Phốt pho vô cơ: 2,5 – 5,0
Clorua: 350 - 410
Dự trữ kiềm: 50 - 60
2.2.2. Các chỉ tiêu sinh lý.
Thân nhiệt (0C)
Chó nhỏ 37,5 - 39,0
Chó lớn 37,5 - 39,0
Mạch đập trong trạng thái yên tĩnh (số lần/1 phút)
12
Chó nhỏ 100
Chó lớn 70 - 100
Nhịp thở của chó trong trạng thái yên tĩnh (số lần/1 phút)
Chó nhỏ 18 - 26
Chó lớn 14 - 22
Tương quan giữa hít vào và thở ra: 1/1,6
2.3. Cấu tạo và chức năng của bộ máy thần kinh
2.3.1. Cấu tạo
+ Tủy sống: Có cấu tạo ngoài là lớp màng cứng, trong là lớp màng nhện, giữa hai lớp
màng này hình thành xoang dưới màng cứng, trong màng nhện áp sát mô tủy sống là
màng nuôi, trong màng nuôi là mô tủy sống. Bên trong chất xám có hình chữ H. Chất xám
do thân các tế bào thần kinh tạo thành, chất trắng do sợi trục và đuôi gai tế bào thần kinh
tập trung tạo thành.
+ Não:
- Hành não
Là phần sau cuối cùng của nãobộ, nối não với tủy sống, sau cầu não, trước tủy sống, là nơi
xuất phát của các đôi dây thần kinh từ số 6 đến số12. Hành não là trung khu của hô hấp,
tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, bảo vệ cơ thể…
-Hậu não: Gồm có cầu não và tiểu não:
Cầu não nối giữa hành não và đại não.
Tiểu não nằm trên hành tủy và cầu não, sau bán cầu đại não.
-Trung não:Gồm cuống não và củ não sinh tư não sinh tư.
- Gian não: Nằm khuất dưới bán cầu đại não gồm 2 phần chính: vùng dưới đồi và vùng
trên đồi.
- Cùng não: Bao gồm bán cầu đại não, thể vân, các khí quan liên bán não và vỏ đại não.
2.3.2. Chức năng
+Tủy sống:
-Dần truyền xung động thần kinh
-Trung khu vận động của các cơ quan phần sau cơ thể gia súc
13
+ Não:
- Hành não:
Hành não là trung khu của hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, bảo vệ cơ thể…
-Hậu não:
Cầu não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh từ số 5 đến số 9 và là trung khung ủ và
trung khu hô hấp.
Tiểu não là trung khu giữ thăng bằng cơ thể và thính giác.
-Trung não:
Cuống não là nơi xuất phát của các đôi thần kinh số 3 và số 4
Củ não sinh tư: Gồm 4 củ ở mặt trên của cuống não. Chức năng tiếp nhận thị giác.
- Gian não:
Là trung ương cao cấp của hệ thần kinh thực vật
Điều hòa hoạt động tuyến yên
Điều tiết thân nhiệt
Điều hòa trao đổi chất
Điều hòa hoạt động sinh dục (thông qua tuyến yên)
- Cùn gnão:
Bán cầu đại não: gồm bán cầu bên traivà phải chiếm3/4 diện tích hộp sọ. Mặt trên
của bán cầu đại não có rất nhiều nếp nhăn và dày đặc hệ thống mao mạch.
Vỏ não là nơi cảm thụ tinh vi gồm nhiều bộ phận phân tích hợp lại, là cơ sở vật chất của
sự vận động cao cấp của hệ thần kinh, là cơ quan điều hòa tối cao của cơ thể. Chính vì lẽ
đó cơ thể động vật mới thích nghi được với ngoại cảnh, tồn tại và sống được.
2.4. Cấu tạo, chức năng bộ máy tiêu hóa
2.4.1. Cấu tạo

14
+Miệng: Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía
trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là
màng khẩu cái.Trong miệng có lưỡi và răng.
+ Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm dưới.
-Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều hướng
khác nhau khó tách rời.
+Răng được cấu tạo bởi ngà răng giống như xương chắc. Men răng cứng nhất bao bọc
bằng ngà răng làm răng trắng bóng.Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai răng.Tủy
răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu.
+ Hầu: Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu trong xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực
quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi.Yết hầu là nơi giao nhau(ngã tư) giữa
đường tiêu hóa và đường hô hấp.
+ Thực quản:chia làm 3 đoạn
- Đoạn cổ từ yế thầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườnsố1), 2/3 phía trước nó
đi trên khí quản,1/3phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bên trái khí
quản.
-Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hoành.
-Đoạnbụng: sau khi xuyên qua cơ hoành,thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổ vào
đầu trái dạ dày.
15
- Cơ thực quản: Ở chó,mèo suốt chiều dài đều là cơ vân.
+ Dạ dày:là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa.
Dạ dày được cấu tạo bởi 3l ớp:
-Lớp ngoài cùng: là tương mạc.
-Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ởt rong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở ngoài.
-Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và axít clohydric (HCl).
+ Ruột non:
- Ngoài là lớp tương mạc.
- Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa.
- Tronglà lớpniêmmạcmàuhồngnhạttạoranhiềunếpgấpdọcđểtăngdiện tíchbềmặttiếpxúcvới
thứcăn. Niêmmạcruộtcó cáctuyếntiết dịchruộtchứa cácmentiêuhóa:đạm,mỡvàbộtđường…
+ Ruộtgià:chialàmbalớp:
- Ngoàilàlớptươngmạc.
- Giữalà lớpcơ trơngồmcơ vòngvà cơdọc.
- Trong cùnglà lớp niêmmạc.niêmmạcruộtgiàkhôngcógấpnếpdọc,khôngcólông
nhungnhưngcónhiềunangbạchhuyết.
2.4.2. Chức năng
+ Lưỡi:Đưathứcăn vàothựcquảnvàphátra âmthanh.
+Răng: Làbộphậncứngnhấttrongxoangmiệngdùngđểcắt,xévànghiềnnát thứcăn.
+ Hầu: Nócónhiệmvụdẫnkhítừxoangmũi
xuốngthanhquản,dẫnthứcăntừmiệngxuốngthựcquản.
+ Thựcquản: Làốngdẫnthứcăntừ yết hầuxuốngdạ dày
+ Dạ dày: Chứcnăng tiêuhóacơhọclàchính(tíchtrữ,nhàotrộn,nghiềnnátthứcăn)mộtphần
tiêuhóahóahọc(nhởmendotuyếndạdầytiếtra).
+ Ruộtnontiêuhóahóahọc,phângiảithứcănthànhnhữngchất
đơngiảnnhất,hấpthụquacáctếbàobiểumôvàomáuvàbạchhuyết.
+ Ruột già: chủyếulàtáihấpthunướcvàépphânthànhkhuânđưara ngoài.
2.5. Cấu tạo chức năng bộ máy sinh dục.
2.5.1. Cấu tạo.
16
2.5.1.1. Hệsinhdụcđực.
Bộmáysinhdụcđựcgồmdịchhoàn,phụdịchhoàn(cảhainằm trongbao
dịchhoàn),ốngdẫntinh,niệuđạo,dươngvậtvàcáctuyếnsinhdụcphụ.
- Dịchhoàn(tinhhoàn):
Ngoàicùnglàmàngbaodịchhoàn(màngbaoriêng)baotoànbộdịch hoàn.
Tronglàlớpnhumôdịchhoàn,lớpnàychứacácốngsinhtinhnhỏuốn
lượnvàtổchứckẽ.Tổchứckẽcócácmạchmáu,thầnkinhvàtế bàokẽ(tế bào
lydig)tiếtrahócmônsinhdụcđực.
- Phụdịchhoàn: Ngoàilàlớpmạngsợi,tronglàcácốngsinhtinh,cùngvớitổ
chứckẽ.Cácốngsinhtinhtập trungthànhống dẫntinhrakhỏiđuôiphụdịch hoàn.
- Ốngdẫntinh:
Gồm3 lớp:ngoàilàmàngsợi,giữalà lớpcơ trơn,tronglà niêm mạc.
- Niệuđạovà dươngvật
Làbộphậnchungchotiếtniệuvàsinhdục,bắtđầutừ cổbóngđáiđếnđầu dươngvậtgồm2đoạn:
+Đoạntrongxoangchậu:kéodàitừ cổbóngđáiđếnvòngcungxươngngồi
nằmdướitrựctràng,trênxươnghángvàxươngngồi.Haibêncó3đôituyến
sinhdụcphụ.Ởsaucơthắtniệuđạo– cổbóngđáicólỗđổcủahaiốngphóng
tinh,đổtinhdịchvàolòngniệuđạokhigiaophối.
+Đoạnngoàixoangchậuhaydươngvật:đoạnnàytừ vòngcungxươngngồi
mentheováchbụngvàđượcdabụngbaobọc.Nómởraquamộtlỗphíasau
rốn.Dươngvậtcócấutạođặcbiệtđểtíchtrữmáulàmdươngvậtcươngcứng khigiaophối.
2.5.1.2. Hệsinhdụccái
- Buồngtrứng:
Cấutạo:ngoàilàlớpmàngmỏngtronglàlớpnhumôgồmhaimiền:
Miềnvỏ:ởngoàisátvớibềmặtbuồngtrứng.Miềnvỏ lànơisinhracác loạinangtrứngở
cácgiaiđoạnpháttriểnkhácnhaunhưnangtrứngsơ cấp,thứ cấpvànangtrứngtrưởngthành.
Miềntủyởtrong:chứacácmạchmáu,mạchbạchhuyếtvàcácsợithần
kinhchiphối,nuôidưỡngbuồngtrứng.
- Ốngdẫntrứng:
17
Ngoàilàtươngmạc.
Giữalàlớpcơtrơn.
Trongcùnglàlớptươngmạc.
- Tử cung (dạ con):
Gồm lớp màng sợi ở ngoài, giữa là 3 lớp cơ trơn dày có khả năng co giãn đàn hồi cao,
trong là niêm mạc có tuyến tiết dịch nhày.
- Âmđạo:
Ngoàilàmàngtươngmạc.
Giữalàlớpcơtrơngồmhailớp;cơ vòngở trong,cơdọcởngoài.
Trongcùnglàlớpniêmmạcmàuhồngnhạtcónhiềutếbàotiếtdịch.
Tiềnđìnhâmđạolàphầnngăncáchvớiâmhộgồmcó:
Gấpnếpmàngtrinh:làgấpnếpniêmmạcnằmngang.
Lỗđáilànơithoátnướctiểurangoài.
Hànhtiềnđìnhlàthểcươngcứngnằmhaibênlỗđái.
Tuyếntiềnđìnhnằmhaibênvàphíasauhànhtiềnđìnhtiếtdịchnhờnđổvàoâmđạolàmtrơnkh
igiaophối.
- Âmhộ:
Làbộphậncuốicùngcủabộmáysinhdụccái.Âmhộnằmdướihậumôn,
bêntrongcónhiềutuyếntiếtdịchnhàykhigiasúcđộngdục.
- Tuyến vú: Cấu tạo gồm các lớp sau
Lớp da, do da bụng kéo xuống hình thành, da mỏng, mịn, nhậy cảm.
Lớp vỏ, là lớp nằm sát da phát ra những vách ngăn đi vào trong chia vú làm nhiều thùy,
mỗi tiểu thùy chứa nhiều chùm tuyến sữa (như hình quả nho).
Mô tuyến chứa nhiều chùm tuyến, mỗi chùm tuyến có ống dẫn sữa hướng về bể sữa ở gần
núm vú.
Núm vú, là nơi đổ ra của ống dẫn sữa.
2.5.2. Chức năng
2.5.2.1. Hệsinhdụcđực
- Dịchhoàn(tinhhoàn):
18
Chứcnăngngoạitiếtlàsảnsinhratinhtrùngthamgiagiaophốivàthụtinh.
Chứcnăngnộitiết: tiếtrahoocmonsinhdụcđựcAndrogen,tạora đặctính sinhdụcphụở
conđực.
- Phụdịchhoàn:
Lànơitinhtrùnghoànchỉnhvềcấutrúcvàhìnhtháitrướckhixuấttinh.
Dựtrữvàcungcấpchấtdinhdưỡngchotinhtrùnghoạtđộng,thờigian
tinhtrùngởlạitrongphụdịchhoànlà2tháng,nếuquátinhtrùngsẽkỳhình
khôngcònkhảnăngthụtinh.
- Ốngdẫntinh: Là nơi dẫn tinh trùng từ dịch hoàn đi ra đổ vào lòng niệu đạo
- Niệuđạovà dươngvật:
Dẫntinhdịch,nướctiểuvàlàcơ quangiaophối.
2.5.2.2. Hệsinhdụccái
- Buồngtrứng:có2chứcnăng:
Ngoạitiết:sinhranangtrứngthamgiavàoquátrìnhgiaophối,thụtinh.
Nộitiết: tiếtrahócmônsinhdụccáiestrogenvàProgesteron(hócmôm
thểvàng).Cảhaihoocmonnàytạorađặctínhsinhdụcởconcái.
- Ốngdẫntrứng:
Là nơigặpnhaucủatrứngvàtinhtrùngxảyra quátrìnhthụtinhkhiconvật giaophối
Chứcnăngvậnchuyểntrứngvàhợptửvềtửcung
- Tửcung:lànơilàmtổcủathaikhiconvậtchửa.Độngvậtđơn thai,thailàmtổở
thântửcung.Độngvậtđathai,thailàmtổởsừngtửcung.
- Âmđạo:
Lànơitiếpnhậndươngvậtconđựckhigiaophốivàvận chuyểnthairangoàikhiconvậtđẻ.
- Âmhộ:
Trongâmhộcó âm vậttươngtựnhưdươngvậtthunhỏlànơitiếpnhậnkíchthíchkhigiaophối.
- Tuyến vú: Là nơi sinh sữa và thải sữa.

19
Bài 3: NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA CHÓ MÈO
Mục tiêu của bài
Học xong bài này người học có khả năng:
- Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho từng nhóm đối tượng vật nuôi.
- Chế biến được thức ăn cho từng nhóm đối tượng vật nuôi.
- Lựa chọn được một loại thức ăn phù hợp cho từng đối tượng vật nuôi.
3.1. Nhu cầu các chất
3.1.1. Nhu cầu chất đạm
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình bổ sung và tái tạo đạm cho cơ
thể. Protein có chức năng chủ yếu là nguồn hỗ trợ đạm và axit amin thiết yếu cho việc
tổng hợp các axit amin không thiết yếu. Axit amin cung cấp đạm cho quá trình tổng hợp
các hợp chất đạm và năng lượng cho quá trình phân giải. Có 10 loại axit amin không thể
thiếu trong khẩu phần ăn của chó: arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine,
methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, and valine. Khác với chó, ngoài những
axit amin trên, mèo còn cần thêm axit amin taurine.
Mỗi ngày, chó trưởng thành khỏe mạnh cần tối thiểu 2.62 g protein có giá trị sinh
học cao trên 1kg trọng lượng chuyển hóa của cơ thể (BWkg0.75) (theo NRC). Lượng protein
có giá trị sinh học cao tối thiểu mỗi ngày cho cún con từ 4 - 14 tuần tuổi và trên 14 tuần
tuổi lần lượt là 9.7 g và 12.5 g trên 1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể.
Mèo có nhu cầu protein cao hơn; mỗi ngày, mèo trưởng thành cần ít nhất 2.97 g và
mèo con cần ít nhất 9.4 g protein có giá trị sinh học cao trên 1kg trọng lượng cơ thể. Giá
trị sinh học của protein liên quan tới số lượng và chủng loại axit amin thiết yếu, mức tiêu
hóa và chuyển hóa của protein.
3.1.2. Nhu cầu chất bột đƣờng
Carbohydrate trong thực phẩm cho chó mèo bao gồm các loại đường có trọng lượng
phân tử thấp và cao, tinh bột, các loại phân tử đường đa không chứa tinh bột hoặc chất xơ.
Dựa trên chức năng, carbohydrate được chia thành 4 nhóm: hấp thụ được (đường đơn như
20
glucose, galactose và fructose); tiêu hóa được (đường đôi, những hợp chất
oligosaccharide), lên men được (đường lactose, những hợp chất oligosaccharide) và lên
men kém (các loại chất xơ như cellulose, một loại chất xơ không hòa tan).
Chó và mèo không có nhu cầu tối thiểu về tinh bột và các carbohydrate đơn, tuy
nhiên một số loại mô, chẳng hạn như ở não bộ hoặc hồng cầu (RBCs) cần glucose để có
năng lượng. Nếu không được cung cấp đủ carbohydrate từ thức ăn, cơ thể sẽ tự tổng hợp
glucose từ axit amin glucogenic và glycerol. Mèo tổng hợp glucose từ axit amin
glucogenic và glycerol nên chúng được xếp vào nhóm động vật ăn thịt. Ngược lại, chó
thường tổng hợp glucose từ carbohydrate trong thức ăn. Việc sử dụng protein để sản sinh
ra năng lượng ở chó khiến axit amin không phát huy được những chức năng như tổng hợp
các axit amin không thiết yếu và tăng cường cơ bắp. Carbohydrate trở nên thiết yếu trong
trường hợp chó, mèo có nhu cầu năng lượng cao như ở giai đoạn tăng trưởng, thai nghén
và cho con bú. Những carbohydrate có nguồn gốc khác nhau sẽ có những tác động sinh lý
khác nhau. Với mèo, carbohydrate hoàn toàn không cần thiết trong thực đơn của chúng
bởi protein và chất béo đã có thể cung cấp đủ axit amin glucogenic. Tuy nhiên,
carbohydrate không xơ được chế biến đúng cách rất tốt cho sức khỏe chó, mèo. Tinh bột
không được nấu chín rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng và tiêu chảy cho chó mèo.
3.1.3 Nhu cầu chất béo và chất xơ
- Chất béo
Nhu cầu chất béo ở chó, mèo là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giống loài. Chế độ ăn
hàng ngày tối ưu cho chó đang lớn nên chứa tối thiểu 8% chất béo trong lượng chất khô
(theo AAFCO) hoặc 5.9 g chất béo/1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể, hay tương đương
21.3 g chất béo/1000 kcal năng lượng chuyển hóa (ME) (theo NRC). Chó đang lớn mỗi
ngày cần ít nhất 5% chất béo trong lượng chất khô (theo AAFCO) hoặc 1.3 g chất béo/1
kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể, hay bằng 10 g chất béo/1000 kcal ME (theo NRC).
Khẩu phần ăn cho mèo đang lớn và mèo trưởng thành phải chứa tối thiểu 9% chất béo
trong lượng chất khô (theo AAFCO), hoặc 22.5 g chất béo/1000 kcal ME, tương đương
4.7 g chất béo đối với mèo đang lớn và 2.2 g chất béo đối với mèo trưởng thành trên 1 kg
trọng lượng chuyển hóa cơ thể (theo NRC).
21
Chó và mèo có nhu cầu riêng với từng axit béo thiết yếu (EFA) cụ thể, bao gồm axit
linoleic, một loại EFA có nhiều trong ngô và dầu đậu nành. Ngoài ra, mèo còn cần thêm
axit arachidonic. Khác với chó, mèo không thể tự chuyển hóa axit linoleic thành axit
arachidonic mà phải hấp thụ chúng từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cả axit linoleic và
axit arachidonic đều là axit béo omega-6. Mèo con và mèo trưởng thành cần lần lượt 5 g
và 0.2 g hai loại axit này trên 1kg thực đơn hàng ngày.
- Chất xơ
Chất xơ được định nghĩa là phần ăn được của thực vật và những carbohydrate tương
tự, không bị tiêu hóa cũng như hấp thụ trong ruột non và lên men một phần hoặc toàn bộ
trong ruột già. Mặc dù không phải thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn, nhưng một
lượng chất xơ vừa phải rất có lợi cho sức khỏe chó, mèo. Chất xơ tuy không bị thủy phân
bởi hệ bài tiết của động vật có vú, nhưng lại có những tác động nhất định lên đường ruột.
Tăng hàm lượng chất xơ trong bữa ăn có thể làm tăng lượng chất thải rắn, bình thường
hóa thời gian vận chuyển, biến đổi vi khuẩn trong ruột, quá trình lên men, quá trình hấp
thụ glucose cũng như động học insulin, tuy nhiên quá nhiều chất xơ sẽ giảm khả năng tiêu
hóa thức ăn.
3.1.4 Nhu cầu vitamin.
Lượng vitamin trong hầu hết thức ăn công nghiệp đều cao hơn mức nhu cầu của
chó, mèo. Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Chó, mèo (AAFCO) không có số liệu về
lượng vitamin C cần thiết trong thực đơn cho chó mèo, bởi chúng có thể tự tổng hợp trong
gan. Dù vậy, bổ sung vitamin C từ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng giúp cơ thể
loại bỏ chất cặn bã và chống oxi hóa.
AAFCO cũng không xác định yêu cầu về lượng vitamin K trong khẩu phần ăn cho chó,
mèo, vì vitamin K có thể được tổng hợp bởi những vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, bất cứ
điều kiện nào tạo ra biến đổi ở những vi khuẩn này có thể gây thiếu vitamin K. Vì vậy,
Hội đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Mỹ (NRC) khuyến khích hàm lượng vitamin K nên ở
mức 0.33 mg/1000 kcal ME (năng lượng chuyển hóa) đối với cún con, 0.45 mg/1000 kcal
ME ở chó trưởng thành, và 0.25 mg/1000 kcal ME ở mèo.
3.1.5 Nhu cầu về khoáng
22
Chất khoáng được chia làm ba loại chính: khoáng đa lượng (natri, kali, canxi,
photpho, magie) là khoáng chất cơ thể cần với lượng lớn, khoáng vi lượng thiết yếu (sắt,
kẽm, đồng, iot, flo, selen, crom) là khoáng chất cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, và
những khoáng chất vi lượng khác rất quan trọng với động vật dùng trong phòng thí
nghiệm, nhưng lại có vai trò không rõ ràng trong dinh dưỡng của chó, mèo (coban,
molypđen, catmi, asen, silicon, vanađi, kền, chì, thiếc). Chế độ dinh dưỡng của chó, mèo
cần phải đáp ứng được lượng chất khoáng cần thiết tương ứng với mật độ năng lượng.
Nếu nạp quá nhiều chất khoáng vào cơ thể, lượng chất khoáng thừa sẽ ảnh hưởng tiêu cực
tới khả năng hấp thụ chất khoáng của ruột. Tránh bổ sung chất khoáng một cách bừa bãi
bởi có thể gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.
Thiếu chất khoáng thường rất hiếm gặp ở chó, mèo có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Việc hấp thụ các chất canxi, photpho, natri, magie (ở cả chó và mèo) và đồng (ở chó) từ
thức ăn với mục đích chữa bệnh khá phổ biến.
Khoáng đa lượng
Tình trạng thiếu canxi và photpho thường không phổ biến ở những thú nuôi được
chăm sóc bằng khẩu phần ăn hợp lý và cân bằng. Những trường hợp ngoại lệ bao gồm các
thực đơn chứa nhiều thịt (nhiều photpho nhưng ít canxi) và thực đơn giàu phytate, một
chất có khả năng ức chế khoáng vi lượng. Ở chó và mèo, nhu cầu canxi và photpho tăng
lên trong quá trình tăng trưởng, mang thai và cho con bú. Ở chó, tỷ lệ tối ưu của
canxi/photpho nên từ xấp xỉ 1.2 – 1.4/1; tuy nhiên, theo Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn
Cho Chó, mèo (AAFCO) tỷ lệ tối thiểu là 1/1 và tối đa là 2.1/1. Tỷ lệ càng cao thì lượng
photpho càng ít, vì vậy việc cân bằng tỷ lệ hấp thụ hai loại chất khoáng này là rất cần
thiết. Tương tự, thiếu canxi và thừa photpho sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và dẫn
tới tình trạng dễ bị kích thích, chứng tăng cảm, giảm trương lực cơ với triệu chứng tê liệt
tạm thời hoặc vĩnh viễn kèm theo bệnh cường cận giáp thứ cấp (quá nhiều hooc môn
tuyến giáp trong máu). Khử khoáng xương, nhất là ở xương chậu và thân đốt sống, cũng là
hậu quả của thiếu canxi. Cho tới khi kết quả chụp X-quang xác định được các tổn thương
ở xương thì khử khoáng xương đã trở nên vô cùng trầm trọng. Thường thì đây là hậu quả
của việc thực đơn cho chó, mèo chứa chủ yếu là thịt, gan, cá và gia cầm.
23
Nạp quá nhiều canxi làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe trong quá trình
tăng trưởng (từ khi cai sữa cho tới một năm tuổi) ở những giống chó lớn. Khẩu phần ăn
thừa canxi (>3% lượng chất khô) gây ra cho chúng những triệu chứng trầm trọng như
hỏng xương sụn và giảm tái tạo xương, so với thực đơn có hàm lượng canxi thấp (1 – 3%
chất khô). Không có ghi nhận về các dấu hiệu đau thức, tổn thương xương và di chuyển
khó khăn ở những giống chó nhỏ và lớn chậm khi chúng có chế độ ăn giàu canxi.
Magie là đồng nhân tố thiết yếu của các con đường enzim chuyển hóa gian bào và hiếm
khi thiếu trong một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh và cân bằng. Tuy nhiên, khi bị thừa
canxi và photpho, những hợp chất khoáng không tan và không tiêu hóa sẽ hình thành
trong ruột và làm giảm khả năng hấp thụ magie. Biểu hiện thiếu magie ở cún con là suy
nhược cơ thể, hôn mê và yếu cơ. Magie thừa bị bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Ở mèo, có
bằng chứng chứng minh rằng nồng độ magie >0.3% (trong lượng chất khô) sẽ có hại cho
cơ thể nếu thực đơn của chúng có tính kiềm cao.
Khoáng vi lượng
Chó mèo có thể bị thiếu iot nếu thực đơn cho chúng chứa quá nhiều thịt (ở chó và
mèo) hoặc có chứa cá biển (ở mèo). Mèo con nếu thiếu iot sẽ có những biểu hiện tăng
năng tuyến giáp giai đoạn đầu, kèm theo chứng dễ bị kích thích, tiếp tục dẫn tới tăng năng
tuyến giáp và hôn mê. Ngoài ra còn có những báo cáo về tình trạng chuyển hóa canxi bất
thường, rụng lông và tái hấp thu thai nhi. Những chứng bệnh trên có thể được nhận định
dựa trên kích cỡ tuyến giáp (> 12 mg/100 g trọng lượng cơ thể) và mô bệnh học trong quá
trình khám nghiệm. Nguyên nhân dẫn tới tăng năng tuyến giáp ở mèo già, kèm theo tăng
thyroxine và triiodothyronine trong máu hiện vẫn chưa được xác định.
Sắt và đồng trong thịt có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, và chó, mèo thường ít khi bị thiếu
hai chất này, trừ trường hợp chế độ ăn của chúng chỉ gồm chủ yếu là sữa và rau. Tình
trạng thiếu sắt và đồng biểu hiện bằng bệnh thiếu máu và lông trắng ở chó, mèo sẽ chuyển
màu đỏ nhạt.
3.1.6 Nhu cầu về nƣớc
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất; thiếu nước trong vài ngày có thể dẫn tới
tử vong. Vì vậy, hãy đảm bảo nước tinh khiết luôn được đặt sẵn ở những vị trí thuận tiện
24
để khuyến khích chó, mèo uống nước. Điều này đặc biệt quan trọng với mèo bởi chúng
không thường xuyên uống nhiều nước.
Một vài phương pháp đã được sử dụng để ước lượng lượng nước cần thiết hàng
ngày. Bên cạnh các hướng dẫn chung về nhu cầu chất lỏng cho chó và mèo, vẫn có những
khác biệt giữa từng chó mèo. Lượng nước cần thiết phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao
gồm chế độ ăn, môi trường sống, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe. Độ ẩm trong
thức ăn đóng hộp dao động từ 60 đến hơn 87%. Thức ăn khô chứa 3 - 11% nước, và thức
ăn bán ẩm chứa 25 - 30% nước. Vì vậy, chó mèo ăn chủ yếu bằng thức ăn đóng hộp nhìn
chung sẽ cần nạp ít nước hơn chó, mèo ăn thức ăn khô.
Trong môi trường nhiệt trung lập, hầu hết các loài động vật có vú đều cần xấp xỉ 44
- 66 ml nước trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, có giả thiết cho rằng nhu cầu nước
liên quan mật thiết tới lượng thức ăn tiêu thụ. Trong trường hợp này, nhu cầu chất lỏng
duy trì (ml) cần cân bằng với nhu cầu năng lượng duy trì - MER (kcal). Một phương pháp
khác lại quy định lượng nước hấp thụ cao gấp 2 – 3 lần lượng chất khô. Khi uống nhiều
nước, chó mèo khỏe mạnh sẽ có khả năng tự điều hòa những chất hấp thụ vào cơ thể.
Không nạp đủ nước cho cơ thể là biểu hiện chó mèo mắc bệnh hoặc không được chăm sóc
cẩn thận. Thiếu nước là vấn đề nghiêm trọng dẫn đến các chứng rối loạn, bao gồm rối loạn
đường ruột, hô hấp và hệ bài tiết.
3.2 Các loại thực phẩm có thể làm thức ăn
Thịt, mỡ động vật, lúa, khoai tây, rau… là những thực phẩm tốt nhất để nuôi chó.
Những thức ăn lấy từ mỡ động vật (thịt, mỡ, sữa) có nhiều chất đạm, mỡ, cơ thể chó dễ
hấp thụ, nhưng việc cân đối nó không phải là điều đơn giản. Mặt khác, nếu chỉ dùng thức
ăn có nguồn gốc động vật còn dẫn đến tình trạng không đủ chất (thiếu vitamin). Giá thành
của những loại thức ăn này lại tương đối cao.
Những thức ăn lấy từ nguồn thực vật (gạo, hạt cốc, khoai tây, rau) giàu glucôxit, muối
khoáng và sau khi đã nấu chín, cơ thể chó dễ hấp thụ. Ngoài ra, những thức ăn này là
nguồn vitamin chính cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể chó.
Thịt là loại thực phẩm có giá trị cao nhất dùng để nuôi chó nghiệp vụ. Trong thịt có
chứa nhiều chất đạm (trung bình 18-20%), mỡ (2-5%) và cơ thể dễ hấp thụ. Thịt ngựa, thịt
25
bò (loại ít ngon) hoặc thịt cừu cũng được dùng để nuôi chó. Thịt lợn và các loại thịt khác
ít được dùng hơn do luợng đạm chứa trong nó ít hơn. Cũng có thể dùng thịt của các loài cá
biển để nuôi chó.
Nhiều nơi, thực phẩm loại kém chất lượng thu nhặt sau khi giết thịt các động vật nông
nghiệp tận dụng (đầu, chân, dạ dày…) để làm thức ăn thay thịt nuôi chó. Cho phép nuôi
chó bằng thịt những động vật bị chết, nhưng phải là những loại thịt không nhiễm bệnh
truyền nhiễm và được chứng nhận của bác sĩ.
3.3. Cách chế biến thức ăn
3.4. Giới thiệu một số loại thức ăn viên
- Dr. Clauder’s Puppy
Là thức ăn khô dành cho chó con dưới 12 tháng tuổi của Dr. Clauder’s, Đức.
Tác Dụng: Dr. Clauder’s Puppy cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và thành phần hoạt
động cần thiết cho chó con trong giai đoạn phát triển.
Phù Hợp Cho:Chó con dưới 12 tháng tuổi (không phân biệt giống chó)
Nguyên Liệu / Thành Phần
Thịt gia cầm ngô, bột ngô, bột gạo, sợi củ cải đường, mỡ gia cầm, hạt lanh, men, bột
trứng, vitamin, khoáng chất, FOS, Chondroitin, Glucosamine, vitamin (A, C, D3, E,
taurine), khoáng chất (sắt, đồng, mangan, kẽm, iot, selenium).
Hướng Dẫn Bảo Quản
Tránh độ ẩm. Lưu trữ ở nơi khô mát.
Đóng Gói / Thể Tích: 1.36 kg
Nhà Sản Xuất: Dr. Claudeer’s
Xuất Xứ: Đức.
- Maxi Adult.
Là sản phẩm thức ăn khô dành cho chó trưởng thành cỡ lớn từ 14 tháng tuổi đến 5 tuổi có
trọng lượng từ 25 - 50 kg (56 - 100 lbs) của Royal Canin, Pháp.
Ngay cả trong tuổi trưởng thành, chó trưởng thành giống lớn vẫn có thể bị ảnh hưởng của
những dấu hiệu lão hóa sớm, chẳng hạn bị nhạy cảm các sụn khớp xương, gặp những vấn
đề về tim hoặc hệ tiêu hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng glucosamine hydrochloride và
26
chondroitin sulfate - các hợp chất tự nhiên sinh ra trong cơ thể - giúp duy trì sức khỏe sụn
khớp. Vitamin E và vitamin C - các hợp chất quan trọng với chức năng chống oxy hóa tự
nhiên trong tế bào - giúp giống chó lớn duy trì sức khỏe tốt nhất trong cuộc sống. Maxi
Large Breed Adult cung cấp cho chó trưởng thành giống lớn một chế độ ăn uống đầy đủ
acidamin tối ưu giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Đối Tượng Sử Dụng: Chó cỡ lớn trên 14 tháng tuổi có trọng lượng từ 10 - 25 kg (21 - 55
lbs).
Nguyên Liệu: Thịt gà, gạo, ngô, bột bắp gluten, gạo nâu, yến mạch, bột củ cải khô (đường
bỏ đi), hương gà tự nhiên, muối, dầu cá cơm (EPA / DHA), dầu đậu nành, chất béo gà,
vitamins (A, B1, B2, B6, B12, C, E, D, D3), calcium, khoáng chất (kẽm, sắt sulfat,
mangan, đồng sulfat, iodat canxi, natri selenit)
Kích Cỡ / Thể Tích: Bao 4 kg và bao 16 kg
Nhà Sản Xuất: Royal Canin
Xuất Xứ: Pháp
- Kitten 36
Là sản phẩm thức ăn khô dành cho mèo con từ 4 – 12 tháng tuổi của Royal Canin, Pháp.
Kitten 36 được sản xuất với các thành phần được chọn lọc giúp mèo con dễ tiêu hóa hơn
và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, đảm bảo sự phát triển về cơ bắp và xương khớp của
mèo con tốt hơn và chắc chắn hơn. Mặc dù hệ thống miễn dịch của mèo con tiếp tục phát
triển trong thời kỳ này, tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như thời tiết và thay đổi nơi ở sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo con. Chính vì vậy, các vitamin và chất khoáng chứa
trong Kitten 36 sẽ hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé. Thêm vào đó, Kitten 36 với lượng
canxi dồi dào giúp giảm các hình thành cao răng cho mèo con và cung cấp đầy đủ dưỡng
chất để xương phát triển hoàn thiện.
Đối Tượng Sử Dụng: Mèo con từ 4 – 12 tháng tuổi
Nguyên Liệu: Thit gà, gạo lứt, bắp, mỡ gà, trứng sấy khô, bột lúa mì, bột củ cải khô, dầu
cá cơm (cung cấp EPA /DHA), dầu đậu nành, nấm men, men bia khô, chiết xuất hương
thảo và cúc vạn thọ (rosemary – marigold), vitamin (B1, B2, B6, B9, B12, C, D, D3 và E),
và khoáng chất (muối khoáng, kẽm, đồng)
27
Kích Cỡ / Thể Tích: Bao 400 gram, bao 2 kg và bao 10 kg
Nhà Sản Xuất: Royal Canin
Xuất Xứ: Pháp
- Fit 32
Là sản phẩm thức ăn khô dành cho mèo trưởng thành sống thả rông trên 12 tháng tuổi của
Royal Canin, Pháp.
Đối Tượng Sử Dụng: Mèo trên 12 tháng tuổi sống thả rông
Nguyên Liệu:
Thit gà, gạo, gạo lứt, bắp, mỡ gà, trứng sấy khô, bột lúa mì, bột củ cải khô, bột yến mạch,
bột bắp gluten, chất xơ từ đậu, dầu cá cơm (cung cấp EPA /DHA), dầu đậu nành, nấm
men, men bia khô, chiết xuất hương thảo và trà xanh (rosemary – green tea), vitamin (A,
B1, B2, B6, B12, C, D và E), và khoáng chất (muối khoáng, kẽm, đồng, canxi)
Kích Cỡ / Thể Tích: Bao 400 gram, bao 2 kg và bao 15 kg
Nhà Sản Xuất: Royal Canin
Xuất Xứ: Pháp

Bài 4: YÊU CẦU VỀ CHUỒNG NUÔI


Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
- Biết cách làm một chuồng nuôi cho một đối tượng.
- Biết cách lựa chọn chuồng cho từng đối tượng vật nuôi.
4.1. Yêu cầu về chuồng nuôi.
Khi xây dựng nhà ở cho chó, cần phải nhớ rằng chó sẽ ở đấy lâu dài.Vì vậy, nhà ở phải
đáp ứng nhu cầu về vệ sinh về sinh lý học như: chống mưa, chống nắng,gió, bụi, lạnh về
mùa đông, nóng về mùa hè cho chó, ngoài ra còn có tường( hàng rào) ngăn cách không để
người lạ, thú hoang thả rong lọt vào, tránh ồn ào.

28
Nên xây dựng chuồng chó ở nơi đất cao ráo, cách xa nhà ở của người, cách xa những khu
chăn nuôi và sản xuất khác. Vế hướng nhà ở miền bắc tốt nhất là làm nhà quay về hướng
nam, còn ở miền nam làm nhà quay về hướng đông bắc, nhà ở của chó phải cao ráo sạch
sẽ, sáng sủa, mát mẻ. Xung quanh nhà nên có hàng rào cây xanh để chắn gió, bụi và che
nắng vào mùa hè. Tốt nhất là ở miền nam nên trồng những cây có tán rộng, còn miền bắc
nên trồng những bụi cây dày vì nó chống bụi và chống gió rất tốt nhưng không che mất
ánh sáng mặt trời.
4.1.1 Cho chó mèo mang thai
4.1.2Cho chó mèo nuôi con và chó mèo con theo mẹ.
Chuồng khay đẻ làm bằng gạch hoặc gỗ được làm theo kiểu lắp ghép bằng vít gỗ,
chuồng khay đẻ dài 1m20, rộng 1m20, cao 50cm , thanh gỗ chặn để tránh chó mẹ nằm đè
lên chó con cao 10cm, rộng 10cm , đáy chuồng làm bằng giác giường có khe hở thoáng
cách nhau 1cm để tránh chó con bị kẹt chân có thể cuốn lại dễ dàng như 1 chiếc chiếu,
chuồng có cánh cửa mở ra đóng vào để cho chó mẹ ra vào chăm xóc bầy con , cũng như
khi đóng cửa chuồng lại thì chó con sẽ không tự trèo ra ngoài được khi mới chập chững
biết đi.
4.1.3. Chó mèo tách mẹ đển trƣởng thành sinh dục
Sau khi tách khỏi chó mẹ đến lúc được 06 tháng tuổi, chó được nuôi từng lớp theo từng
lứa tuổi. Những gian dành riêng cho loại chó này phải lớn hơn(6x6m) bốn phía vây bằng
thép lưới bên trong có chuồng bằng gỗ và có thể đựng được cho chó những đồ chơi những
chướng ngại vật không cao lắm như: hàng rào, thang, chong chóng.
4.1.4. Chó đực giống
Chuồng nuôi chó đực giống được xây dựng với kích thước như sau: dài 2m, rộng
1.5m, cao 2-2.5m, phía sau 1.5-2m. Phía trên chồng bọc bằng lưới để đưa ánh sáng vào
bên trong, ở phần dưới mỗi chuồng có lỗ chui kích thước lỗ 40x50cm, lỗ này để chó đi
vào chuồng. Về mùa hè lỗ này được mở rộng ra, về mùa đông che kín bằng bạt hoặc bao
tải dày.

29
Bài 5: NUÔI DƢỠNG CHĂM SÓC
Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
- Biết cách nuôi dưỡng từng loại đối tượng
- Biết cách chăm sóc nuôi phòng trị một số bệnh cho chó mèo
5.1.Chó mèo sau khi tách mẹ đến trƣởng thành sinh dục
Chó con sau khi mua về lúc mới hai tháng tuổi cần cho ăn một ngày ba bữa, bốn
tháng tuổi đến 10 tháng tuổi cho ăn hai bữa trong ngày, từ mười tháng tuổi có thể cho ăn
30
một bữa thật no trong ngày. Giờ ăn ta nên cho ăn vào một giờ cụ thể. Thức ăn thì cần
nhiều thịt, gan, trứng, rau, cơm, sữa, cà chua, khoai tây, xương (chó nhỏ dưới 7 tháng tuổi
không nên cho ăn xương ống chân gà và cá có thể làm chó hóc hoặc hỏng đường ruột. Tuy
nhiên nhữn giống chó to trưởng thành như béc giê, Rottweiler...thì việc cho ăn xương gà
và cá thì càng bổ và tốt chó bộ phận tiêu hoá)...Cho ăn nhiều chất bột sẽ làm chó béo phì
nên ta cho ăn chất bột một cách vừa phải. Một số giống chó to ăn rất khẻo mà nhiều nên ta
có thể mua những loại thực phẩm rẻ hoặc xin hoặc mua xương hoặc đồ ăn thừa từ một số
các nhà hàng, hàng cơm, hàng phở. Tuy nhiên không nên cho chó ăn những thực phẩm ôi
thiu, mất vệ sinh.
5.2 Chó mèo mang thai
Sau khi cho giao phối, dự đoán chó mèo có thể có chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài
khẩu phần ăn bình thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm từ 50 - 60
gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.
Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng
ở con cái như: trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần.
Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo
dài đến 65 ngày.
Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày
4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng.
5.3 Chó mèo nuôi con và chó con, mèo con theo mẹ.
5.3.1. Chó, mèo nuôi con.
Thức ăn chủ yếu của chó mèo con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi
dưỡng, chăm sóc chó mèo mẹ chu đáo. Cho chó mèo mẹ ăn 3 - 4 bữa/ngày bằng thức ăn
giàu dinh dưỡng. Nếu thấy chó mèo mẹ ít sữa, mèo con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm
sữa bò pha với nước ấm cho chó mèo mẹ uống để tăng thêm lượng sữa nuôi con.
5.3.2. Chó con, mèo con theo mẹ
Chó mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt và chúng có thể tự tìm vú mẹ để bú. Chó
mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho chó mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.
Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt.
31
Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi
mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ.
5.4. Chó đực giống
Khi tuyển chọn chó đực giống theo yêu cầu, cần phải xác định ngay từ lúc mới
được một tuần tuổi, lúc này đã có thể chọn những con đực có ngoại hình và thể chất tốt.
Những chó con sau khi được chọn sơ bộ, sẽ đánh dấu chăm sóc chu đáo hơn. Khẩu
phần ăn trong chăn nuôi chó đực giống cần có tỷ lệ đạm cao hơn, bổ sung thêm các loại
vitamin A, D, E nhưng không nên cho chó đực ăn nhiều mỡ ( chỉ nên cho ăn thịt nạc, tim,
gan,… và cá bỏ xương nấu chín), giảm bớt chất bột để đề phòng chó béo quá. Ngoài ra,
cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó đực các chất khoáng như canxi, đặc biệt là kẽm,
mangan là 2 nguyên tố ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục của chó đực.
Trước khi cho phối giống 7-10 ngày cần bồi dưỡng thêm 1 quả trứng/ ngày và sữa
bò tươi để tỷ lệ thụ thai cao.
Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách giúp đỡ chó nhảy đúng, tránh va
chạm nhiều, tránh “vờn” nhau kéo dài làm chó đực mệt quá hại đến sức khỏe.
Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực là 24 tháng tuổi và thời gian khai thác chó đực
khoảng 9-10 năm. Chó đực có thể phối giống vào các mùa trong năm. Nên cho chó nhảy
cách 7-10 ngày 1 lần.
Thời gian phối giống tốt nhất vào sáng sớm hoặc gần tối khi thời tiết dịu mát. Nơi
giao phối phải đảm vảo sạch sẽ, khô ráo và yên tĩnh. Sauk hi ăn no hoặc đi vận động 30
phút đến 1 giờ thì mới cho nhảy cái.
Thường xuyên cho chó đực giống dạo chơi, vận động ở sân bãi cỏ có cây xanh
bóng mát, có không khí trong lành, luôn luôn tắm chải cho chó sạch sẽ,bảo vệ cơ quan
sinh dục để tránh xây xát, viêm nhiễm.

32
Bài 6: PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƢỜNG XẢY RA.
Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phòng trị đựơc các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra.
6.1. Phòng và trị các bệnh do virus
6.1.1. Bệnh dại
* Định nghĩa
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh chủ yếu của
súc vật (chó, mèo...) lây sang người qua đường da và niêm mạc.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động.
Khi phát bệnh gây tử vong 100%.

33
* Mầm bệnh:
- Là virut dại, thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài.
- Pasteur chia vi rut dại ra làm 2 loại:
+ Virut dại đường phố: có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người.
+ Virut dại cố định: là virut dại được nuôi cấy và thích ứng trong phòng thí nghiệm, đã
giảm, mất độc lực và không gây bệnh dại. Được dùng để điều chế vacxin vì có cùng
kháng nguyên với virut dại đường phố.
- Sức đề kháng:
+ Có sức đề kháng kém: Bị bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, Ether, cồn Iôt, ở 60oC
chết trong 5 phút, ở 1000C chết trong 1 phút.
+ Tuy vậy, ở nhiệt độ phòng: virut có thể sống được từ 1 - 2 tuần. Vì vậy, đồ vật dính
nước bọt chó dại, người bị dại được coi là nguy hiểm.
* Đường lây.
- Qua da và niêm mạc: Virút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua
được da lành. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại,
người bị dại... mà trên người lành sẵn có vết thương...
- Qua đường hô hấp: Gặp ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại
cư trú.
* Triệu chứng.
- Thời kỳ ủ bệnh:Từ 10 ngày đến trên 1 năm. Trung bình từ 20 ngày đến 60 ngày. Nếu số
vết cắn nhiều, sâu và vị trí cắn ở gần thần kinh trung ương và giầu mạng lưới thần kinh
(đầu, mặt, cổ, bàn tay) thì thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn.
Trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau
ở nơi bị cắn.
- Thời kỳ toàn phát: Có 2 thể bệnh sau:
+ Thể hung dữ hoặc co cứng: Biểu hiện bệnh là một tình trạng kích thích tâm thần vận
động là chủ yếu.
- Khi thì bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh
chóng tiến tới hôn mê và tử vong.
34
- Khi thì ở trạng thái kích thích vận động là chủ yếu với biểu hiện: co cứng, run rẩy tứ chi,
co giật, co thắt họng và thanh khí quản gây triệu chứng sợ nước.
Khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co
thắt họng và rất đau.
Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan như:
luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng.v.v..
Nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích
thích sinh dục.
Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, xuất hiện nhiều
ảo giác.
Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình sau 3 đến 5 ngày do ngừng hô hấp và
ngừng tim.
+ Thể liệt: ít gặp hơn thể trên. Thường gặp ở người bị chó dại cắn đã tiêm vacxin nhưng
muộn. Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Lúc đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt leo kiểu
Landry: Đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên. Khi tổn thương tới
hành não thì xuất hiện liệt thần kinh sọ, ngừng hô hấp và tuần hoàn. Tử vong sau 4 đến 12
ngày.
* Chẩn đoán.
- Chẩn đoán xác định:
- Có tiền sử bị súc vật (chó, mèo...) cắn, cào, liếm hoặc làm thịt các súc vật có biểu hiện bị
dại như: chó, mèo đột ngột trở nên hung dữ không có lý do, cắn xé lung tung, cắn nhiều
người hoặc thay đổi tính nết như lấm lét, ủ dột, nằm xó tối.
- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh dại
- Xét nghiệm:
+ Xác định virut dại từ các bệnh phẩm: nước mắt, nước bọt, dịch não tuỷ, mảnh sinh thiết
não, da bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Trả lời kết quả sau 2 giờ.
+ Phân lập virút dại từ các bệnh phẩm trên bằng phương pháp nuôi cấy tế bào. Trả lời
trong 24 giờ. Thực tế, cả hai phương pháp trên ít được áp dụng và khó thực hiện.
35
+ Nếu bệnh nhân tử vong: Tìm tiểu thể Negri trong não ở vùng sừng Amon và các tổn
thương viêm não không đặc hiệu bằng kính hiển vi điện tử.
Chẩn đoán phân biệt:
Thể hung dữ phải chẩn đoán phân biệt với:
- Chứng ngộ độc rượu cấp: cũng đột ngột xuất hiện điên cùng với nhiều ảo giác. Nhưng
khác dại là không có co thắt họng, không rối loạn hô hấp. Cơn điên cuồng liên tục chứ
không từng cơn như bệnh dại. Có tiền sử nghiện rượu. Không có tiền sử bị chó, mèo cẵn.
- Loạn tâm thần cấp: cũng kích động đập phá, la hét liên tục nhưng không có tiền sử bị
chó cắn... Nếu bị chó cắn thì rất khó phân biệt, phải điều trị thử và theo dõi tiến triển để
phân biệt.
Thể co cứng có sợ nƣớc cần chẩn đoán phân biệt với:
- Viêm não do các virút khác: Không có tiền sử bị chó, mèo cắn, cào.
- Uốn ván thể sợ nước: Có dấu hiệu cứng hàm đầu tiên sau mới xuất hiện co thắt họng. Co
cứng toàn bộ cơ liên tục. Không nhất thời như bệnh dại.
- Bệnh tưởng bị bệnh dại sau khi bị chó thường cắn, gặp ở người lo sợ quá mức. Bệnh
nhân cũng sợ nước nhưng không sợ gió. Dùng thuốc an thần có thể bớt. Đôi khi cũng phải
theo dõi một thời gian mới phân định được.
Dại thể liệt cần chẩn đoán phân biệt với:
- Bệnh bại liệt ở trẻ em: Thường nhức đầu có sốt cao, viêm đường hô hấp. Rối loạn tiêu
hóa và đau cơ. Khi xuất hiện liệt thì có tính chất: Không có thứ tự nhất định, liệt nhẽo,
không đối xứng, thường liệt ở gốc chi - không có tiền sử bị chó cắn, mèo cào.
- Viêm não, tuỷ, viêm đa rễ và dây thần kinh sau tiêm vacxin, chế từ tổ chức thần kinh của
súc vật đã trưởng thành (cừu, dê...). Xuất hiện liệt từ 1 đến 4 tuần sau tiêm mũi đầu. Điều
trị bằng Corticoid có hy vọng khỏi được.
- Viêm tuỷ leo thể Landry do các nguyên nhân khác.
* Điều trị
- Điều trị tại chỗ vết thương sau khi bị súc vật cắn:
Sau khi bị súc vật (chó, mèo...) cắn, cào phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà
phòng; sau đó rửa lại vết thương bằng nước lọc và lau khô sát trùng vết thương bằng các
36
thuốc sẵn có như: cồn, cồn iôt, Ete... Tránh khâu vết thương sớm trừ vết thương ở mặt. Có
thể tiêm phòng uốn ván và cho kháng sinh.
- Điều trị huyết thanh kháng dại ( serum anti-rabies ):
Chỉ dùng cho các trường hợp bị cắn nặng: như vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn, bị cắn ở
đầu, mặt, cổ, tay bởi một con vật có biểu hiện dại.
- Tiêm càng sớ sau khi bị cắn càng có hiệu quả tốt.
- Tiêm trước khi tiêm vacxin
Cách tiêm: Có 2 loại huyết thanh kháng dại:
- Huyết thanh kháng dại khác chủng lấy từ ngựa đã miễn dịch cao. Tiêm miễn dịch 1 lần
duy nhất 40 UI/kg nặng. Có thể tiêm quanh vết cắn.
Để tránh tai biến sốc phản vệ có thể tiêm theo phương pháp Besredka và dùng thuốc
kháng Histamin tổng hợp và chỉ tiêm ở các trung tâm chống dại.
- Globulin miễn dịch, đồng chủng, đặc hiệu kháng dại. Tiêm bắp, vị trí ở mông một liều
duy nhất là 20 UI/kg nặng. Ưu điểm: Không có tai biến, chịu đựng tốt, nhưng có nhược
điểm là giá thuốc cao.
- Tiêm vacxin:
+ Chỉ định:
- Khi bị liếm, trên da có vết thương, bị cào, cắn bởi súc vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại mà
con vật ấy đã bị giết chết (mà không có điều kiện xét nghiệm để khẳng định bị dại hay
không), hoặc đã trốn mất hoặc bị động vật hoang dã cắn.
- Khi bị súc vật có vẻ khỏe mạnh cắn, phải theo dõi súc vật trong vòng 10 ngày. Nếu thấy
có bất kỳ biểu hiện ốm hoặc thay đổi tính tình cần tiêm ngay. Còn nếu vẫn khỏe thì không
cần tiêm.
+ Một số loại vacxin và cách tiêm:
-Vacxin cổ điển của Pasteur: được chế từ virut cố định, nuôi cấy trong tổ chức thần kinh
của súc vật đã trưởng thành được làm giảm độc (như vacxin Fermi hoặc Hemip) hoặc đã
bị giết chết (vacxin Semple). Loại này phải tiêm nhiều mũi và hay có tai biến thần kinh,
nên ngày nay rất ít được dùng.

37
- Vacxin Fuenzalida: được chế từ virut cố định cấy ở não chuột nhắt trắng mới đẻ được
bất hoạt bằng b Propiolacton. Tiêm 6 mũi trong da cách nhau 1 ngày với liều 0,2 ml/mũi
cho người lớn và 0,1 ml/1mũi cho trẻ con. Đây là vaxin của Việt Nam. Vacxin này có thể
gây ra tai biến: Dị ứng: tại nơi tiêm: Sần, quầng, ngứa. Toàn thân: Sốt, phát ban. Điều trị
bằng thuốc kháng Histamin.
Tai biến thần kinh: Viêm dây thần kinh, viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm tuỷ,
viêm não tuỷ. Loại tai biến này nặng nhưng ít gặp; điều trị bằng Corticoid.
- Vacxin của Viện Merieux (Pháp): được chế từ virut cấy trên tế bào lưỡng bội của người
(tiêm rất an toàn) được bất hoạt bằng b Propiolacton. Mỗi mũi tiêm: 1ml, tiêm dưới da
(không được tiêm bắp). Cách tiêm:
Khi bị cắn nhẹ và vừa: Tiêm 5 mũi vào các ngày (N): N0, N3, N7, N14, N30 hoặc
N0 tiêm 2 mũi ( sáng-chiều ), N7, N21 (4 mũi ngắn) hơn.
Khi bị cắn nặng: N0 tiêm huyết thanh kháng dại, sau đó tiêm vacxin N0, N3, N7,
N14 và N30 ; hoặc N0x2, N7, N21.
- Vacxin của Viện Pasteur (Pháp): được chế từ virut cố định cấy trên tế bào thận của bào
thai bò, được bất hoạt bằng b Propiolacton, tiêm rất an toàn. Mỗi mũi tiêm 2 ml dưới da
(không tiêm bắp). Ngày tiêm: giống như vacxin của Merieux.
- Điều trị khi đã lên cơn dại:
- Hiện nay chưa có thuốc gì có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại. Chỉ điều trị
triệu chứng: An thần, để ở nơi yên tĩnh, riêng biệt.
- Bệnh dại được coi là bệnh tối nguy hiểm nên khi săn sóc phải mặc đầy đủ trang bị (mũ,
mạng, quần áo, găng tay, ủng), rửa tay xà phòng kỹ sau khi săn sóc rồi sát trùng bằng cồn,
Ete. Các đồ vật (vải, dụng cụ riêng của bệnh nhân...) cần đốt huỷ. Các đồ sắt, giường, tủ,
sàn nhà... cần lau rửa bằng xà phòng và phun thuốc khử trùng.
* Phòng bệnh:
- Tiêm vacxin phòng dại bắt buộc cho gia súc, đặc biệt là chó, mèo.
- Tiêm vacxin phòng dại cho một số người có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với súc vật như:
Thú y, chăn nuôi gia súc ( chó, mèo...) chuyên nghiệp v.v....

38
6.1.2. Bệnh do Parvovirus.
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây
viêm ruột xuất huyết lẫn dịch nhầy và máu ói mửa nặng, bệnh thường nguy hiểm trên chó
con, tỷ lệ chết cao 50-100% thể viêm cơ tim xảy ra ở giai đoạn đầu trên chó con (2-4 tuần)
suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử số cao trên chó còn bú.
* Căn bệnh
- Do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó type 2 (CPV-2).
- Kích thước 18-24 nm, nhân chứa ADN đơn dòng thẳng, không có vỏ bọc.
- Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng lớn nhất khi làm lạnh, có thể giữ khả năng gây
bệnh đến 8 tháng ở nhiệt độ ôn hòa, ở 56 0C diệt 1 giờ, bị hủy diệt bởi sút và Javen và cá
thuốc sát trùng và các thuốc sát trùng như NOVACIDE hay NOVASEPT hay
NOVADINE.
* Dịch tể
- Tuổi mắc bệnh : bệnh nghiêm trọng ở 6-16 tuần tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi khác
đều có thể mắc bệnh.
- Nguồn virus chính là phân và nước.
- Virus xâm nhập phổ biến qua đường tiêu hóa.
- Lây lan trực tiếp: từ chó này đến chó khác, gián tiếp do tiếp xúc với môi trường vấy
nhiễm phân thú bệnh.
- Đối với thú chưa nhiễm bệnh thì mức độ cảm thụ có thể đến 100%, nhưng chó sau
khi tiêm chủng hoặc cảm nhiễm tự nhiên được miễn dịch.
* Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập 2-4 ngày virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm theo sự
phát triển của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus phát triển trong những khe
của tế bào ruột non, và xuất hiện trong phân 3-4 ngày. Sau khi bị nhiễm, đạt mức độ cao
nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus còn
nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế
bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm cơ thể thú suy giảm miễn dịch.
* Triệu chứng
39
Thể viêm ruột
- Thời gian nung bệnh 3-5 ngày.
- Tập trung trên chó 2-4 tháng tuổi, chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt kéo dài khi triệu chứng tiêu
chảy nặng xuất hiện.
- Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
- Ối mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu thối sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi
tùy vị trí virus tấn công vào ruột.
- Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.
- Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.
Thể viêm cơ tim
- Thường xảy ra với tỉ lệ thấp trên chó con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
- Thú suy tim, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm tím gan sưng, túi mật sưng, tim nhợt
nhạt, nhão, lớp mỡ quanh tim và cơ tim xuất huyết. Trong thể này các biểu hiện ruột
không rõ ràng, chó chết nhanh.
Thể kết hợp: làm chó chết nhanh
- Thoái hóa cơ tim, tim suy nhược, mất nước.
- Tiêu chảy ói mửa nặng, mất nước nhanh.
* Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
- Lách không có dạng đồng nhất.
- Hạch màng treo ruột triển dưỡng và xuất huyết, ruột nở rộng xung huyết hay xuất
huyết thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong
tróc.
- Gan có thể sưng, túi mật căng.
- Trong thể cơ tim thường thấy thủy thủng ở phổi.
Bệnh tích vi thể
- Hoại tử và tiêu chảy tế bào lympho trong mảng bayer.
- Trong trung tâm mầm, trong các hạch bạch huyết màng ruột. Trên chó con còn bú tùy

40
theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có bệnh tích, thủy thủng hoặc hoại tử, hóa sợi với sự
có mặt hay không những thể vùi ái bazơ trong nhân của sợi cơ tim.
* Chẩn đoán
- Dựa vào bệnh sử và những diễn biến của triệu chứng lâm sàng: viêm dạ dày ruột xuất
huyết, thường ở độ tuổi 6 tuần đến 6 tháng.
- Sốt không cao, có thể chết nhanh hoặc khỏi bệnh sau 5-6 ngày.
- Giảm số lượng bạch cầu sau 4-6 ngày nhiễm bệnh.
* Chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirius: Bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát triển
chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, số lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu chảy nhiều
nước có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
- Bệnh Carré: Sốt cao kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy ra
máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn Parvo vào giai đoạn
cuối của bệnh sẽ xuất hiện theo các triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, gang bàn
chân và da vùng gương mũi bị sừng hóa. Triệu chứng thần kinh xuất hiện trước khi chết.
* Điều trị:
Điều trị những triệu chứng đặt biệt là triệu chứng ói mửa và tiêu chảy:
+ Chóng ói: Dùng Primperan (Metoclopramide): 0,5-1mg/kg thể trọng.
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột: Dùng 1 trong 3 lọai sau:
. Phosphalugel: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
. Actapulgite: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
. Smecta: 1gói/20kg thể trọng, ngày 3 lần.
+ Chống tiêu chảy: Dùng Imodium: 1 viên/ 15kg thể trọng, ngày 2 lần, dùng 3 ngày.
- Chống mất nước và duy trì sự cân bằng chất điện giải dùng NOVA-ELECJECT
1ml/1-2 kg thể trọng tùy thuộc tình trạng mất sức, mất chất điện giải. Tiêm xoang bụng
hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần.
- Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm. Chọn 1 trong các loại sau:
+ NOVA-LINCO-SPECTIN: tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng, ngày 1-2 lần, 3-4 ngày liên
tục.
41
+ NOVA-ENROCIN 10%: tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, 3-4 ngày.
Chú ý: Nên cho chó nhịn ăn trong những ngày đầu tiên sau khi phát bệnh, các ngày sau
cho ăn thức ăn dễ tiêu, không chứa chất béo.
- Tăng cường sức đề kháng
+ Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể
trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
+ NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm
chậm vào tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi
khỏi bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVASEPT hoặc NOVACIDE.
* Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
+ Trên chó con: Chích vaccin lần đầu tiên vào lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau
3-5 tuần, đồng thời định kỳ hàng năm tiêm phòng trở lại.
+ Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất và mũi thứ hai cách
nhau 3-5 tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc lại.
+ Các loại vaccin phòng bệnh Parvovirirosis : Vanguard. Pluc.5 CV-L, Tetradog,
Hexadog hoặc Erican.
6.1.3Bệnh Carre
Bệnh carrê do Canine Distemper virus gây ra, là một loại virus có khả năng lây
nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, là một bệnh có tính truyền nhiễm cao, có tính
toàn cầu, chó ở mọi loài, mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh và lây nhiễm.
* Triệu chứng

42
Thời kỳ mới phát bệnh, bệnh biểu hiện giống cảm mạo, và viêm ruột, ho nhẹ, chảy
nước mũi, nước mắt, sốt (40 độ C trở lên) sốt liên tục 2-3 ngày sau đó tự giảm, ăn ít tiêu
chảy nhẹ, qua 2-4 ngày điều trị các tr.chứng trên hết,chó lại ăn nhưng ăn ít, thần kinh
không được tinh nhanh, gương mũi khô, 7-14 ngày chuyển qua giai đoạn 2 của bệnh.
Thân nhiệt lần thứ tăng cao (>40 độ C) Các loại thuốc giảm sốt không có hiểu quả rõ rệt
(có thể kéo dào 7-12 ngày) ăn kém chảy nước mũi, ho khục khoặc như bị hóc xương, hô
hấp tăng nhanh, thể bụng ngực hô hấp, giác mạc đỏ hồng, mắt ướt hoặc loét.
Hậu kỳ nhiệt độ thân nhiệt chuyển thành bình thường hoặc sốt nhẹ, ho, dử mũi khô
dần thành dạng mủ, mắt loét nhiều dử mắt dạng mủ, nhiều có thể không mở nổi mắt, (mắt
nửa nhắm nửa mở)mắt biến nhỏ, gầy nhanh, thích nằm hơn vận động, ăn ít, chọn thức ăn
hoặc hoàn toàn không ăn. Ỉa phân nát lẫn (có thể có lẫn máu, niêm mạc ruột.
Song song xuất hiện đế chân biến thành dầy lên, trên da vùng bụng bẹn trong xuất hiện
các nốt như hạt gạo màu hồng.
Mắt đầy dử, dạng mủ, khiến cho mắt khó mở ra thậm chí không mở ra được đế chân biến
dày lên
Thể thần kinh: Thể thần kinh phân làm 4 loại
- Miệng há – đớp, đầu và một chân giật giật. 2 chân hoặc cả 4 chân giật có qui luật.
- Vận động không phương hướng.
- Động kinh, không tự chủ được miệng cắn bất kỳ vật gì gần miệng, miệng chảy nước bọt
màu trắng, có khi có lẫn máu. tự động tiểu, đại tiện. co giật liên hồi không nghỉ. chạy loạn
cuối cùng toàn thân mất lực nằm một chỗ nghỉ.
chó đã chuyển sang giai đoạn thần kinh miệng không tự chủ được việc tiết nước bọt và có
co giật nhẹ
- Thân sau không động đậy được hoặc liệt.
Giai đoạn cuối thân sau liệt. bài tiết tiểu tiện và đại tiện không tự chủ được.
* Chẩn đoán
Care thời kỳ đầu có biểu hiện cảm mạo, sau đó chuyển sang cảm nhiễm các bệnh khác
như hô hấp tiêu hóa, thần kinh, chẩn đoán care tương đối khó. Nhất định dựa vào tr.chứng,
bệnh truyền nhiễm đang lưu hành, huyết học kiểm tra (thời kỳ đầu tổng số bạch cầu giảm
43
xuống còn 7×109/L thời kỳ sau tổng bạch cầu tăng cao từ 1~1,5 lần), dùng phương pháp
thử thuốc để phán đoán. Nhất định cần chẩn đoán phân biệt giữa care với cảm mạo.
* Chữa trị
Care không có cách chữa trị nào gọi là đặc biệt có tác dụng, nhưng nếu sớm phát hiện dựa
vào các phương pháp tổng hợp đối chứng chữa trị sẽ có nhất định một hiệu quả nào đó.
- Dùng huyết thanh, điện giải, vitamin
- Đối chứng bệnh điều trị
* Phòng bệnh
Chó phải tiêm phòng vắc xin đúng lich trình và kịp thời. Đặc biệt chó dưới 6 tháng tuổi
phải tiêm đủ 2 mũi phòng các bệnh mới được mua bán, vận chuyển lưu thông
Chó mới về, cần cách ly theo dõi 2 tuần nếu hoàn toàn khỏe mạnh mới được thả chung
đàn chó đang nuôi
Chó nghi ốm bệnh Carre cần báo BSTY thăm khám và cũng phải cách ly. Xác chết chó
bệnh Carre cần chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột, không thả trôi sông suối, nơi công cộng hoặc
làm thức ăn cho người và dộng vật khác
6.1.4. Bệnh viêm gan (hepatitis)
* Đặc điểm
Bệnh được phát hiện hầu hết khắp nơi trên thế giới. Bệnh viêm gan truyền nhiễm là bệnh
chỉ xảy ra ở loài chó với những biểu hiện gây sốt 2 pha, giảm mạnh lượng bạch cầu, viêm
kết mạc và đục giác mạc, gan sưng to. Tử số cao trên chó non.
* Căn bệnh
- Virus thuộc họ Adenoviridae, AND virus 1 sợi, không vỏ bọc, kích thướt 70-90nm.
- Sức đề kháng: Virus ổn định với dung dịch 0,5 % phenol trong nhiều ngày nhưng bị vô
hoạt bởi formalin 0,2 % trong 24 giờ.
- Đề kháng với chất làm tan lipid và có thể sống sót 10-14 tuần tại nhiệt độ phòng và 6-9
tháng ở 40C.
* Dịch tể
- Loài vật mắc bệnh: chó mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chó non thường cảm
nhiễm hơn cả.
44
- Nguồn virus chính: chất ở mũi, phân, nước tiểu, máu, những mô bị tổn thương. Virus
xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián
tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…
- Cơ chế gây bệnh: Sau khi nuôi nhốt, virus sẽ nhân lên đầu tiên ở những hạch amydate
và mảng payer ở ruột. Sau đó chúng vào máu và đến gây nhiễm những tế bào nội mô của
nhiều mô nhất là những cơ quan phủ tạng.
* Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh thì thay đổi từ 2-10 ngày.
- Sốt cao 40 0C, bỏ ăn, suy nhược, khát nước, sung huyết màng niêm, đặt biệt niêm mạc
miệng, có thể xuất huyết.
- Viêm hạch amygdate, viêm hầu họng, ói mửa, tiêu chảy phân sậm màu sưng gan, đau
đớn vùng bụng, viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi, nước mắt, thủy thủng dưới da
vùng đầu, cổ, thân.
* Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
- Hạch bạch huyết thủy thủng, sung huyết nhẹ, thường xuất huyết nhẹ.
- Hạch amygdate viêm sưng to.
- Có những đớm đỏ xuất huyết ở màng thanh dịch, mặt ngoài ruột và thường có ít dịch
xuất trong hay màu đỏ của máu trong xoang bụng.
- Gan có thể giữ kích thước bình thường hay sưng to, mềm, dễ vỡ, có sự biến đổi về màu
sắc, có đốm hoại tử.
- Điểm xuất huyết ở vỏ thận ( trên chó non), ở phổi.
- Xuất huyết ở não được ghi nhận ở một ít ca bệnh.
- Lách có thể sưng và xuất huyết.
- Đớm trắng xám có thể gặp ở vùng vỏ thận.
Bệnh tích vi thể
- Tế bào gan bị hoại tử và có sự nở rộng các xoang.
- Xuất huyết nhiều thể vùi trong nhân tế bào nội mô hay trong những tế bào nhu mô gan
trong tế bào Kuffer.
45
* Chẩn đoán
- Cần chần đoán phân biệt với bệnh
+ Bệnh Lepto: Viêm dạ dày ruột chảy máu, viêm lở lóet miệng vàng da và niêm mạc, tăng
số lượng bạch cầu.
+ Bệnh Carré: Xáo trộn hô hấp, tiêu chảy, xáo trộn thần kinh, chứng sừng hóa ở mồm và
bàn chân.
* điều trị
dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
+ novasone: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ nova-d.o.t: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ nova-enrocin 10%: 1ml/10kg thể trọng.
các liệu pháp hổ trợ:
- cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: dùng dung dịch lactated ringer 20-
500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. truyền thêm glucose 5% để cung
năng lượng.
+ nova-elecject: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch,
ngày 1-3 lần
+ nova-aminovita: 1ml/10 kg thể trọng. tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào
tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ nova-c.vit: 1ml/10kg thể trọng. tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi
bệnh.
+ nova-b.complex: 1ml/con. tiêm sâu vào bắp thịt.
+ nova-hepa b12: 2-5ml/ con/ lần.tiêm bắp thịt hoặc dưới da, 1 đến 2 ngày tiêm 1 lần cho
đến khi hết bệnh
- sát trùng nơi nhốt chó bằng novadine hoặc novaxide.
* Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.

46
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
6.2. Phòng trị các bệnh do vi khuẩn
6.2.1. Bệnh leptospira (canine leptospirosis )
* Đặc điểm
- Bệnh xoắn khuẩn là bệnh chung giữa người, gia súc và các loài động vật hoang dã.
- ở thể cấp tính chó biểu hiện sốt trong thời gian ngắn, viêm dạ dày, ruột chảy máu, viêm
loét miệng, đôi khi vàng da và xuất hiện triệu chứng thần kinh.
Trong thiên nhiên truyền bệnh Leptospirosis chủ yếu ở những con vật mang trùng
Leptospira và trở thành nguồn thải Leptospira trong thời gian dài
- Bệnh xoắn khuẩn của các loài động vật và người có thể chéo sang nhau.
- Những động vật ngặm nhấm có thể mang xoăn khuẩn (Leptospira) suốt đời, chúng liên
tục bài xuất vi trùng ra môi trường theo đường nước tiểu làm ô nhiễm nguồn nước và thức
ăn, và từ đó Leptospira sẽ truyền vào cơ thể chó cũng như các loài gia súc khác, trong điều
kiện nhất định phát sinh thành bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis).
* Triệu chứng
Thể xuất huyết: thường xảy ra ở chó trưởng thành. Bệnh xảy ra đột ngột. Chó sốt cao
(40,5 - 41,50C), bỏ ăn, hai chân sau yếu, có trường hợp xung huyết kết mạc mắt. Sang
ngày thứ hai nhiệt độ giảm xuống (37 - 380C). Chó ủ rũ, khó thở, bỏ ăn, khát nước, có
trường hợp nôn mửa. Trong ngày thứ 2 và thứ 3 ở niêm mạc miệng có những nốt xung
huyết, sau này trở thành hoại tử, miệng thở ra mùi hôi. ở thời kỳ sau của bệnh, chó ủ rũ
hoàn toàn, run cơ bắp, đau ở vùng bụng khi sờ nắn con vật, nôn ra máu, chảy máu mũi,
gầy rất nhanh, da
khô, mắt lõm, viêm kết mạc, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường, chó khó thở rồi chết.
ở chó con thấy những chấm xuất huyết ngoài da. Con vật bị táo bón, nước tiểu ít, phù mặt,
sưng các hạch vùng cổ.
Bệnh kéo dài 2 - 3 ngày, có khi 5 - 10 ngày. Tỷ lệ tử vong 65 - 90%.
Thể vàng da: thường xảy ra ở chó con. Bệnh thường phát triển từ từ cho đến khi vàng da.
Mức độ vàng da tăng và phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Thân nhiệt lúc đầu cao, khi
47
xuất hiện vàng da nhiệt độ giảm xuống thấp. Chó ủ rũ như ở thể xuất huyết. Khi bệnh phát
triển sự ủ rũ càng tăng lên. Trong một số trường hợp bệnh xảy ra đột ngột. Bệnh nhẹ
thường thấy ở chó trưởng thành. Hậu quả gây viêm kết mạc. Tỷ lệ tử vong 40 - 60%.
* Chẩn đoán
Cần chẩn đoán phân biệt với trường hợp ngộ độc thức ăn do nấm mốc (ở trường hợp này
cũng có triệu chứng như bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis).
* Điều trị
+ Kháng huyết thanh Leptospira bao gồm những serotyp Leptospira mà chó bị nhiễm.
Tiêm dưới da 10 - 30ml tuỳ theo lứa tuổi và trọng lượng con vật.
+ Tiêm kết hợp với Streptomyxin 10mg/kg thể trọng, Penixilin 10.000UI/kg, tiêm liên tục
trong 7 ngày.
+ Cho uống Tetraxylin và Cloramphelicol.
+ Rửa dạ dày và ruột, khi nôn có thể cho uống thuốc muối tẩy. Khi đau dạ dày cho uống
cồn thuốc phiện, đường Glucoza và thuốc trợ tim.
+ Rửa xoang miệng bằng thuốc tím loãng. Trường hợp léot miệng phải rữa bằng Iot
glixerin.
Khi có dịch Leptospirosis xảy ra thì việc làm tích cực nhất là tiêm vacxinLeptospira của
chó cho toàn bộ chó khoẻ trong vùng có bệnh.
6.2.2. Bệnh viêm khí phế quản truyển nhiễm.
* Đặc điểm của bệnh.
Bệnh gây ra nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi, chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng
vào đợt đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác... đều có khả năng mang
căn bệnh " Viêm khí quản- phế quản truyền nhiễm" - Infectious Trachebronchitis- hay còn
gọi là "Bệnh ho khan" "ho như tiếng ngỗng kêu", một số tài liệu dịch sang Tiếng Việt là
"Bệnh Ho ở cũi chó" ( Tiếng Anh: Kennel Cough).
* Nguyên nhân gây bệnh:
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như :
Bordetella bronchiseptica... Mycoplasma.
* Triệu chứng và phương thức lây lan:
48
- Bệnh lây lan nhanh làm chết nhiều chó với các triệu chứng ho khạc kéo dài từ 7- 21 ngày
do viêm đường hô hấp trên, mặc dù lúc đầu vẫn ăn khỏe, nhanh nhẹn, không sốt, khó có
thể biết chó đã mang bệnh. Quan sát kỹ: mắt không trong sáng, có rử ghèn, gương mũi
luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều
dịch chảy ra...bệnh chuyển sang mạn tính, chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi
khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre... tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra
dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó
thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.
- Bệnh thường diễn biến kéo dài tới nhiều tuần, thậm chí tới 2 tháng. Những con được
chữa trị theo triệu chứng, tưởng chừng đã khỏi, sau vài tuần bị lại, tỷ lệ tử vong rất cao.
Giai đoạn cuối của bệnh khi sức đề kháng giảm sút, chó chuyển sang: tiêu chảy có máu,
loạng choạng, run rẩy, xuất hiện từng cơn co giật động kinh.
- Bệnh lây thông qua môi trường, dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực
tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe, đặc biệt các nơi tập trung nhiều chó nguồn gốc
khác nhau hoặc không rõ nguồn gốc. Các giống chó ngoại như: Saint Bernard, Tibetan
Mastiff ( Thần khuyển Tây tạng ), Bulldog, Phốc sóc, Husky, Dachshund, Pug... sức đề
kháng kém hơn chó địa phương tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Chó nuôi tại miền Bắc
khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó nuôi ở miền Nam.
* Chẩn đoán bệnh.
- Chủ yếu căn cứ triệu chứng lâm sàng và Dịch tễ học ( phương thức lây lan). Chẩn đoán
xét nghiệm phân lập virus , vi khuẩn trong phòng thí nghiệm kết quả không cao và không
kịp thời. Chụp X-quang phổi chỉ rõ khi đã mắc bệnh kéo dài viêm phổi kế phát do vi
khuẩn.
* Phòng bệnh :
- Vaccine phòng bệnh này có trong liều vaccine đa giá các loại: 3-4-5-6-7 bệnh đang lưu
hành trên thị trường, nhưng hiệu quả miễn dịch thấp, việc tiêm vaccine đúng quy trình và
đủ lần tiêm cho chó dưới 6 tháng tuổi cực kỳ quan trọng để ngừa bệnh lây lan. Các Bác sỹ
thú y khuyến cáo: nên tiêm vaccine phòng bệnh parainfluenza 6 tháng 1 lần ngay cả với
chó trưởng thành.
49
- Biện pháp nuôi cách ly ít nhất 2 tuần những con chó mới về chưa có an toàn dịch, tẩy
trùng và để trống khu nuôi có dịch một thời gian là rất cần thiết. Giữ ấm, khô ráo, chế độ
ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả miễn dịch.
* Điều trị:
- Không có thuốc đặc hiệu. Phần lớn điều trị theo triệu chứng : Truyền bù dịch và điện
giải, năng lượng, kháng sinh chống các bệnh kế phát, trợ sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc
đặc biệt.
6.2.3. Bệnh tiêu chảy.
* Nguyên nhân.
Tiêu chảy là triệu chứng rất phổ biến ở chó. Hầu hết là hội chứng đẩy ra của ruột
khi chó ăn những thứ nó không nên ăn. Nhưng tiêu chảy có khi cũng là dấu hiệu của nhiều
bệnh nghiêm trọng như Carré hay Parvovirus.
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy thông thường như: stress, thay đổi thức ăn đột ngột, ăn
quá nhiều thức ăn thừa…cũng làm cho chó bị tiêu chảy nghiêm trọng nhưng mau chóng
khỏi bệnh.
* Triệu chứng.
Một trong những vấn đề nguy hiểm khi bị tiêu chảy là sự mất nước cơ thể. Mất
nước là thoát dịch cơ thể, thường gồm mất cả nước, chất điện giải và các khoáng chất. Do
dịch phân chứa nhiều nước và chó không ăn không uống. Sốt cũng làm gia tăng sự mất
nước. Bệnh trở nên nghiêm trọng nếu chó không uống nước đủ để bù lượng mất đi.
Trường hợp phổ biến khác gây mất nước là chó bị ói và tiêu chảy. Khi mất nước, da sẽ có
gợn sóng nhấp nhô. Dấu hiệu khác là khô miệng, dấu hiệu trễ hơn là trũng mắt, truỵ mạch
và có thể chết.
Nhanh chóng bù nước: Bằng đường uống pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho chó
uống hoặc chó không uống, dùng dung dịch điện giải cho vào bình hoặc ống tiêm (không
có kim) bơm vào bên trong má chó. Dùng 1 – 2ml/kg thể trọng/giờ tuỳ thuộc tình trạng
mất nước nhiều hay ít. Nếu tiêu chảy có kèm theo ói, việc cho uống sẽ càng kích thích làm
chó ói nhiều hơn, nên phải cấp nước bằng đường truyền dịch.

50
Chó con dưới 8 – 10 tháng tuổi thường mắc bệnh truyền nhiễm hơn chó lớn. Nếu chó có
bất kỳ biểu hiện nào sau đây, hãy nghĩ tới các nguyên nhân gây tiêu chảy nguy hiểm:
Carré, Parvovirus, Viêm gan, Lepto, Giardia, E.coli, Salmonella,…như: phân đen với các
sợi nhầy; phân có mùi thối khắm, tanh máu; phân chứa những mãnh to của hồng cầu; Tiêu
chảy kết hợp với ói; có vẻ đau nhiều khi rặn. Sốt, bỏ ăn, phờ phạc.
* Chẩn đoán.
Để chẩn đoán chính xác phải làm một số xét nghiệm cần thiết, chú ý kiểm tra phân
vì ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân tiên phát cho các bệnh đường tiêu hoá
chó.
* Điều trị.
Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy
nhiên, có thể sử dụng kháng sinh để kiểm soát tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.
* Các kháng sinh có thể chọn lựa:
+ Colamp: 1ml/5kg thể trọng kết hợp Metronidazone: 1ml/2kg thể trọng
+ Hoặc Vimefloro FDP: 1ml/5kg thể trọng kết hợp Septryl 240: 1ml/10kg thể trọng
+ Hoặc Vime-Sone: 1ml/5kg thể trọng
* Thuốc trị triệu chứng: Atropin 1ml/5kg thể trọng; B6 1ml/ 5kg thể trọng (khi có ói);
Vitamin K 1ml/ 5kg thể trọng (khi có ói máu, tiêu chảy máu); Phosphagel (khi có tiêu
chảy phân nhầy)
* Dịch truyền: Truyền theo thứ tự và tỉ lệ sau với tổng lượng 10 – 20 ml/kg thể
trọng/ngày: NaCl 0,9 % 30 %; Lactate ringer 50 %; Glucose 5 % 20 %
Bổ sung vào dịch truyền:
+ Glucose 30 % (nếu chó bị hạ đường huyết)
+ Để chó mau hồi phục, bổ sung: Aminovit 1ml/7 – 10kg thể trọng; Vimekat 1ml/5kg thể
trọng; Canlamin: 1ml/5kg thể trọng
+ Bổ sung Natri bicarbonate 1,4 % (nếu chó bị ceton huyết)
Chăm sóc sau bệnh
Cần có 3 – 5 ngày để chó trở lại bữa ăn bình thường sau khi kiêng ăn bằng những bữa ăn
nhỏ nhưng thường xuyên (3 – 5 lần/ngày) với những thức ăn dễ tiêu hoá. Nếu hết tiêu
51
chảy, tăng lượng ăn/bữa, giảm số bữa xuống 1 – 2 bữa/ngày. Sau đó dần dần cho thêm các
thức ăn khác vào để phục hồi bữa ăn như trước khi bệnh.
6.2.4. Bệnh do Salmonella.
Chó và mèo lại ít thấy các triệu chứng lâm sàng do salmonella mặc dù tập tính ăn
thịt sống là điều kiện giúp vi trùng xâm nhập vào đường ruột chúng.
* Nguyên Nhân::
Bệnh mắc phải do tiếp xúc trực tiếp với con vật bệnh hay ăn phải thức ăn có nhiễm trùng
salmonella. Thỉnh thoảng có thể phân lập đưọc từ ruột già hay hạch màng ruột ở những
chó có mang trùng nhưng không thể hiện triệu chứng bệnh. Gia súc bệnh thải vi trùng ra
bên ngoài gây nguy cơ nhiễm cho người và gia súc khác. Bệnh phát triển tùy thuộc vào
dòng vi trùng, tuổi gia súc và những nhân tố tác động phụ khác.
* Triệu Chứng::
Vi trùng salmonella không gây bệnh phổ biến ở chó. Nhưng khi bệnh thì có thể thấy các
dạng như tiêu chảy cấp tính và kéo dài, hoặc nhiễm trùng huyết, bệnh đặc trưng bởi bỏ ăn,
sốt, ói mửa, suy nhược trầm trọng và chết, thường thấy nhất ở chó sơ sinh, và những chó
đã già hoặc bệnh xảy ra sau khi con vật mới vừa bệnh viêm ruột dạ dày.
* Chẩn Đoán: :
Để chẩn đoán chính xác cần nuôi cấy vi trùng từ phân hoặc máu.
* Điều Trị::
Khi chó đã bị nhiễm trùng máu thì phải cho kháng sinh sớm.
Các thuốc khángsinh thích hợp là fluoroquinolones, sulphonamide,
chloramphenicol.
Khi con vậtbị tiêu chảy và ói thì có thể truyền dịch nếu cần. Cho ăn khẩu phần dễ
tiêu.

52
Bài 7: PHÕNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH NỘI KHOA THƢỜNG XẢY RA
Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phòng trị đựơc các bệnh nội khoa thường xảy ra.
7.1. Phòng và trị bệnh trên bộ máy vận động
7.1.1. Các tổn thƣơng
- Rơi, ngã:
Trên tầng lầu cao xuống, hoặc bế chó non tuột tay làm gẫy xương, dập nát phủ tạng, chấn
thương sọ não, liệt vận động, có thể tử vong.
- Chấn thương, tử vong do:
- Xe cộ chẹt khi đùa nghịch, đuổi ngau, sợ hãi chạy ngang hoặc trên đường giao thông.
Không những chết chó mà còn nguy hiểm với người và các phương tiện giao thông. Thả
rông động vật là vi phạm "Luật lệ giao thông" đấy.
- Bị đè, kẹt, rơi, đâm do các vật nặng, sắc nhọn: Thủy tinh, dao sắc, vật dụng: bàn ghế,
tủ...nuốt phải dị vật: đinh, kim nhọn, dao cạo râu, hóc xương to, xương cá... Có những con
chó mải đuổi săn chuột, côn trùng mà lao cả vào gương, kính tự gây tổn thương thân thể. -
Bị đánh đập hoặc vô tình bị người dẫm phải, nhất là chó non. Bị kẹp do đóng khép cửa
hoặc chết ngạt do nhốt trong thùng, hộp, túi, bao kín...
- Chó lạ, chó dữ tranh mồi hoặc tranh chấp bạn tình cắn xé nhau gây tổn thương, nhiễm
trùng uốn ván, lòi con người mắt, phải xử lý khoét mắt. Chó mèo cắn nhau, mèo có thể
làm mù mắt chó..
53
- Bị treo cổ, ngạt thở do cổ xích quá chặt, nhất là xích chó mèo trên cao, cạnh hàng rào,
gần cầu thang, cửa sổ, ban công, sân thượng khi rơi bị treo lơ lửng... Chớ xích vài con chó
gần nhau quá, bị rối, quấn xích do nô đùa với nhau cũng có thể làm chó chấn thương ,
thắt cổ ngạt thở, tử vong.
- Cháy bỏng do nước sôi, lửa, điện giật:
Hay xảy ra trong bếp ăn, để dây điện và đồ điện thấp hoặc trên sàn nhà, chó thường chơi,
ngứa răng nên hay gặm, cắn xé dây và công tắc, phích cắm, thậm chí gây hở điện còn vô
tình chết cả chó lẫn người. Để chó chơi đùa gần bếp lửa, gas rất nguy hiểm.
- Vô tình để đói, rét, nóng:
Bị mắc kẹt, nhốt do xây nhà mới có những chỗ lấp, hầm kín, bể phốt, đậy nắp toilet, đóng
cánh cửa tủ lạnh, làm trần nhà chống nóng, nhốt trên sân thượng mùa hè...thậm chí "cảm
nóng" trong mùa rét do sưởi chó mèo quá nóng. Nhốt chó mèo trong nhà khóa kín khi đi
du lịch, nghỉ lâu dài... Khi sưởi điện cho chó mèo vào mùa đông cũng cần có nhiệt kế đo
tại nơi chúng nằm để chỉnh nhiệt độ lý tưởng là 22-250C.
7.1.2. Gãy xƣơng
Gẫy xương là trường hợp xương bị phá hủy một phần hay toàn phần sự nguyên vẹn
về hình thái giải phẫu của nó. Khi xương bị gẫy kéo theo những tổn thương của các tổ
chức xung quanh như: cơ, gân, mạch máu, thần kinh bị đứt hay dập nát.
* Nguyên nhân và phân loại
- Nguyên nhân

Gẫy xương ở vật nuôi thường xảy ra do chấn thương cơ giới (tai nạn xe cộ, đánh
đập, đánh nhau, ngã từ trên cao xuống,.).
Vật nuôi bị mắc các bệnh về xương: còi xương, nhuyễn cốt, loãng xương.
Vật nuôi thường bị gẫy ở xương chi trong quá trình vận động, lao tác. Chó, mèo
thường có nguy cơ bị gẫy xương cao hơn so với trâu, bò, lợn do chúng là những loài hiếu
động, thường xuyên tiếp xúc với nguy hiểm.
- Phân loại.
* Căn cứ vào thời gian phát triển gẫy xương
Gẫy xương bẩm sinh: xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai, do sự tác động

54
của yếu tố ngoại cảnh lên cơ thể mẹ khi mang thai ở kỳ cuối.
Gẫy xương hậu sinh: là những trường hợp gẫy xương trong quá trình sinh trưởng,
phát triển của gia súc. Chủ yếu là do các tác động về cơ giới hay các quá trình bệnh lý của
xương.
* Căn cứ vào đặc điểm tôn thương của tô chức
Gẫy xương kín: xương có thể bị gẫy một phần hay hoàn toàn nhưng da vẫn ở trạng
thái hoàn chỉnh, không nhìn thấy đầu xương lòi ra.
Gẫy xương hở: gẫy xương kèm theo vết thương hở, đầu xương lòi ra ngoài. Trường
hợp gẫy xương này thường rất nguy hiểm, nguy cơ nhiễm trùng vào xương rất cao do bị
nhiễm bẩn khi lòi ra ngoài da hay do mảnh vụn của xương.
* Căn cứ vào mức độ tôn thương của xương
Gẫy xương hoàn toàn: xương bị gẫy rời ra
Gẫy xương không hoàn toàn: xương bị rạn nứt, không rời ra. Tổ chức bao bọc ngoài
xương không bị rách. Thông thường kiểu gẫy xương này hay gặp ở chó.
* Căn cứ vào hướng của vết gẫy so với trục xương
Gẫy ngang: mặt cắt vết gẫy vuông góc với trục của xương.
Gẫy xương chéo: vết gẫy tạo với trục xương thành một góc nhọn.
Gẫy xương dọc: vết gẫy cùng chiều với trục xương.
Gẫy xoắn: vết gẫy xoắn theo trục của xương.
Gẫy răng cưa: vết xương gẫy có hình răng cưa.
Gẫy phức tạp: vùng xương bị gẫy tạo thành nhiều mảnh vụn.
* Triệu chứng
Chó, mèo bị gẫy xương thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau đớn: hiện tượng đau biểu hiện rõ hay không phụ thuộc vào vị trí gẫy xương,

mức độ tổn thương của xương và tổ chức xung quanh. Hiện tượng đau xuất hiện ngay sau
khi gia súc bị gẫy xương, kéo dài đến ngày thứ 3 sau đó giảm dần.
- Rối loạn chức năng: gẫy xương cản trở chức năng sinh lý của cơ quan bị gẫy.

- Thay đổi hình thái: hình thái giải phẫu cơ quan của xương bị thay đổi về kích

thước, vị trí.

55
- Vùng xương bị gẫy tổ chức sưng, thủy thũng rất nặng.

- Khi cầm chân con vật lắc thì nghe tiếng lạo xạo như hai mảnh sành cọ vào nhau.

* Điều trị
Nắn chỉnh và sắp xếp các đầu xương, mảnh xương bị gẫy vào vị trí cũ. Việc nắn
chỉnh và sắp xếp phải được tiến hành trong điều kiện gây mê toàn thân hay gây tê cục bộ.
Chú ý: việc sắp xếp các đầu xương không để sai lệch, không để một phần tổ chức
nằm chèn giữa hai đầu xương gẫy.
Cố định xương: có rất nhiều phương pháp cố định xương.
- Bó nẹp

Dùng các thanh tre, gỗ được bào trơn; kích thước tùy theo chiều dài của xương gẫy
để làm nẹp cố định sương. Để đảm bảo sự lưu thông của máu, khi đặt nẹp cần dùng bông,
vải gạc quấn vào nẹp. Khi đặt nẹp phải đặt đối xứng từng đôi một, dùng băng cuộn để cố
định vị trí của nẹp rồi quấn chặt lại để cố định nẹp giữ chặt hai đầu xương. Trong những
thời gian nhất định nên nới lỏng băng cố định một ít để giảm hiện tượng phù nề do tắc
tuần hoàn cục bộ.
Hay sau khi đã chỉnh các xương về đúng trục giải phẫu của nó, dùng các nẹp bằng
thép không gỉ ép theo chiều dọc của xương sau đó cố định các thanh nẹp bằng dây buộc.
Việc sử dụng dây buộc có thể gây trở ngại tuần hoàn máu của màng xương do đó có thể
thay thế bằng các đinh ốc. Các thanh nẹp được khoan các lỗ ngang tương ứng với nhau,
dùng các đinh ốc cố định chúng lại.
- Đóng đinh nội tủy

Sử dụng các thanh kim loại không gỉ. Khoan một lỗ tại một đầu của đoạn xương bị
gẫy, rồi cho thanh kim loại vào trong ống xương để làm cốt, sau đó dùng băng thạch cao
để cố định xương. Phương pháp này thường dùng đối với tiểu gia súc, nhất là ở chó.
- Bắt vít

Khi các mỏm khớp bị gẫy rời khỏi trục xương, dùng các đinh vít bằng thép không gỉ
có độ dài tương ứng vít chúng vào.
Khi gẫy xương ống ở vị trí gần đầu xương, không cố định được bằng phương pháp
đóng đinh nội tủy hay bó nẹp thì có thể dùng hai đinh vít cố định chúng vào trục xương từ
56
hai phía.
- Đóng đinh ghim

Dùng để cố định khi các xương dẹt bị nứt.


- Bó bột thạch cao

Vải gạc được tẩm bột thạch cao. Khi tiếp xúc với nước thì mềm và khi khô thì cứng
lại theo hình dạng của vật bó bột
Đặt băng có đai hay khung sắt
Là những dụng cụ chuyên dụng, dùng để cố định gia súc bị gẫy, được chế tạo sẵn
theo hình dạng của chân gia súc.
7.2. Phòng trị các bệnh trên bộ máy tiêu hoá
7.2.1. Bệnh viêm miệng
Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vảy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng
hay lưỡi, đôi khi lan cả đến môi.
Là một bệnh nhiễm trùng của xoang miệng, bệnh này không phổ biến lắm.
* Nguyên Nhân
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm men Candida albican. Bệnh thường xảy ra ở chó, mèo
non hoặc ở những con lớn tuổi. Những điều kiện khác thường là do dùng kháng sinh kéo
dài, cơ thể suy giảm miễn dịch, suy nhược, làm biến đổi hệ vi khuẩn trong xoang miệng là
nhnữg điều kiện cho nấm phát sinh bệnh.
* Triệu Chứng
Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi những vãy trắng, hay màng giả trên niêm mạc miệng hay
lưỡi, đôi khi lan cả đến môi, bệnh tích thường nổi lên với sự sung huyết ở xung quanh và
bên ngoài còn ở dưới thì lóet, những bệnh tích này có thể lan tràn đến hầu hoặc thực quản.
Bệnh làm cho con vật đau. Có thể phân lập định danh nấm C. albican từ những bệnh tích.
* Điều Trị: :
Nên phân biệt với những bệnh gây viêm lóet khác. Các thuốc có thể dùng là:
- Ketoconazole 10 mg/kg, cho uống ngày 2 lần cho đến khi bệnh khỏi.
- Bôi potassium permanganate 1/3000 trong nước ngày một lần.
- Bôi dung dịch nystatin ngày bốn lần.
57
- Cố gắng cho chó ăn thức ăn lỏng dễ tiêu để chó dễ nuốt, và bổ sung các vitamine A, B, C
trong khẩu phần.
7.2.2. Bệnh viêm dạ dày ruột
* Đặc điểm của bệnh.
Bệnh viêm dạ dày - ruột do trúng độc thức ăn, hóa chất hay do kế phát từ bệnh
truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng. Bệnh làm trở ngại rất lớn tới tuần hoàn và dinh dưỡng ở
váchruột, làm cho cả lớp tổ chức dưới niêm mạc bị viêm, do đó làm cho vách dạ dày và
ruột bị sung huyết, xuất huyết, hóa mủ, hoại tử mà còn gây nên nhiễm độc và bại huyết.
Bệnh tiến triển nhanh và gây tỷ lệ chết cao.
* Nguyên nhân
- Do chăn nuôi không đúng phương pháp, thức ăn không đúng phẩm chất (thức ăn thối,
mốc, lên men) cho uống nước bẩn.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại kém vệ sinh
- Do trúng độc các loại hóa chất (photpho, thủy ngân, chì, axit mạnh, kiềm mạnh) gây
viêm niêm mạc đường tiêu hóa
- Do nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa: Salmonella, E. coli. Khi sức đề
kháng của cơ thể giảm, các loại vi khuẩn này phát triển gây bệnh.
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng đường ruột (giun, sán.)
* Triệu chứng.
Con vật kém ăn hoặc bỏ ăn, uể oải, khát nước. Khi bệnh nặng con vật ủ rũ, sốt cao,
mạch nhanh, run rẩy, vã mồ hôi và chết rất nhanh. Trước khi chết thân nhiệt hạ.
Biểu hiện thường thấy là vật bệnh ỉa chảy dữ dội, phân lỏng như nước, màu đen thối
khắm, có khi có lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột tróc ra), số lần đi ỉa
trong ngày tăng lên.
Bệnh súc có hiện tượng nôn mửa.
Do ỉa chảy mạnh, hố mắt trũng sâu, khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô,
mất đàn tính, lông xù. Khi ỉa chảy nhiều, đến giai đoạn cuối cơ vòng hậu môn bị liệt
nênphân tự động chảy ra ngoài, con vật nằm liệt.
Kiểm tra nước tiểu có albumin niệu, lượng nước tiểu giảm, tỷ trọng nước tiểu tăng.
58
Kiểm tra máu: số lượng hồng cấu, hàm lượng hemoglobin tăng, tỷ lệ bạch cầu đa
nhân trung tính tăng.
Nếu viêm dạ dày và ruột nhẹ, bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần, chữa tích cực con vật có thể
khỏi nhưng lâu hồi phục và thường hay chuyên sang thể mãn tính. Nếu gia súc nhiễm ở
thể nặng con vật có thể chết sau 2 - 3 ngày do mất nước và chất điện giải, nếu bệnh gây
nên do nguyên nhân trúng độc con vật chết sau 24 giờ.
* Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
* Phòng và trị bệnh
- Điều trị.
Nguyên tắc: Thải trừ chất chứa trong dạ dày, ruột, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa,
ức chế sự lên men để đề phòng trúng độc, bổ sung nước và tăng cường trợ sức trợ lực cho
con vật.
+ Hộ lý: Bệnh súc nhịn ăn 1 - 2 ngày, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu.
+ Thải trừ chất chứa trong ruột bằng một trong các loại thuốc tẩy sau đây: Magie sunfat,
natri sunfat cho uống.
+ Bảo vệ niêm mạc ruột:
Cho uống nước cháo gạo nếp (sau khi uống thuốc rửa ruột), ngày uống 3 - 4 lần.
Trường hợp ỉa chảy lâu nhưng không bị bệnh truyền nhiễm cho con vật uống Tanin để
cầm ỉa chảy (0,5 - 1g hòa nước cho uống) hoặc dùng các cây có chất chát như búp sim,
búp ổi, quả hồng xiêm xanh sắc đặc cho uống.
Ức chế lên men dùng Ichthyol co uống: 0,5 - 1g
+ Dùng kháng sinh để diệt khuẩn đường ruột như: Sulfat guanidin, Streptomycin,
Kanamycin, Gentamycin, Neomycin...
+ Bổ xung nước và chất điện giải: Dùng orezol hòa với nước cho vật bệnh uống hoặc tiêm
truyền tĩnh mạch dung dịch mặn - ngọt đẳng chương.
+ Giảm đau: Cho uống Belladon, dùng nước ấm thụt rửa ruột, tiêm dưới da Atropine.
- Phòng bệnh.
+ Đảm bảo vệ sinh thú y: vệ sinh chuồng cũi sạch sẽ, đảm bảo chuồng cũi ấm áp về mùa
59
đông và thoáng mát về mùa hè. Sử dụng nguồn nước sạch và đảm bảo vệ sinh ăn uống,
cho gia súc ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, không cho ăn thức ăn ôi thiu, mốc, lên men.
+ Tiêm phòng các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm như Care, Parvo.
7.2.3. Bệnh rối loạn tiêu hoá.
* Nguyên nhân
Hội chứng rối loạn tiêu hoá thường xảy ra do thay đổi thức ăn, thức ăn có tỷ lệ chất béo,
chất đạm tăng lên đột ngột, thức ăn nhiễm nấm mốc và độc tố của nấm mốc.
* Triệu chứng
Chó, mèo kém ăn , mệt mỏi, thích ăn rau xanh và uống nước. Phân lỏng màu xám xanh
hoặc xám vàng. Thức ăn không tiêu hoá hết còn thấy trong phân, nhất là cuống rau. Vi
khuẩn có sẵn trong hệ thống tiêu hóa phát triển lên men làm cho phân có mùi tanh khẳm.
Sau đợt tiêu chảy là bị táo bón, phân khô cứng. Hội chứng rối loạn tiêu hoá làm cho bộ
máy tiêu hoá của chó, mèo giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá thức ăn và hấp thu các
chất dinh dưỡng kém nên chó, mèo gầy còm, chậm tăng trọng, dễ mắc các bệnh khác. Một
số bị bệnh nặng sẽ chết trong tình trạng mất nước, kiệt sức.
* Phòng bệnh.
- Không thay đổi thức ăn mới một cách đột ngột, phải thay thế dần trong vòng ít nhất
1tuần.
- Khẩu phần cân đối theo từng lứa tuổi.
- Nên chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa trong ngày.
- Bổ sung thường xuyên men tiêu hóa vào khẩu phần ăn.
* Điều trị.
Kiểm tra kỹ thức ăn đang sử dụng, nếu phát hiện có nấm mốc, hư cũ, quá hạn thì phải
dừng ngay và thay bằng thức ăn khác.
- Giảm bớt tỷ lệ chất béo và chất đạm để cân bằng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn,
giảm bớt lượng thức ăn trong những ngày điều trị
- Bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn để tăng cường khả năng tiêu hoá
- Cho uống kháng sinh để diệt các loại vi khuẩn sinh bệnh cơ hội.

60
- Trợ sức bằng các loại thuốc thông thường: Vitamin B1, C, Na. Campho, Vime-C-
Electrolyte, Vimevit Electrolyte
7.2.4. Bệnh táo bón
Bệnh táo bón ở loài chó có thể đe doạ đến tính mạng của chúng nếu như bệnh không
được chữa trị một cách kịp thời và đúng cách. Phân bị khô, cứng cùng với những biểu
hiện căng thẳng, đi ngoài một cách khó khăn, lãng tránh hoặc thậm chí là không thường
xuyên đi tiêu, tất cả các dấu hiệu trên cho thấy chú chó của bạn đang gặp phải một vấn đề
rất trầm trọng đó chính là chứng táo bón.
* Nguyên nhân hình thành và triệu chứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chú chó của bạn mắc phải chứng táo bón, sau đây là
một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến cho chú chó của bạn dễ gặp phải chứng táo
bón :
- Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên ngoài tưởng chừng như không có gì đáng lo ngại nhưng lại
có thể khiến cho chó mèo gặp phải chứng táo bón không mong muốn, có khá nhiều
nguyên nhân từ môi trường sống. Sau đây là một vài trường hợp mà ta thường bắt gặp:
- Chó mèo chẳng may nuốt phải dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi, đá. Những dị vật này có
thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón.
- Một chế đố ăn uống không phù hợp cũng có thể trở thành một tác nhân gây khó khăn
cho việc đi ngoài của chó mèo: chế độ ăn quá nhiều hay quá ít chất xơ.
- Việc chó mèo bị nhốt hoặc bị xích quá lâu ngày sẽ khiến cho chúng cảm thấy bức bí
trong người, dễ dẫn đến căng thẳng và khó chịu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
tác động gây nên chứng táo bón.
- Điều kiện về môi trường hay đồ dùng vệ sinh của chó mèo (khay/hộp vệ sinh…) cũng là
một trong những nguyên nhân cần được lưu ý.
- Ảnh hưởng từ bên trong cơ thể
+ Các cơn đau: Nếu chó cảm thấy đau ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn
thương chỉnh hình gây cản trở đến việc các chú chó “hành sự” . Ngoài ra, viêm khớp cũng

61
khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn, từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ
sinh.
+ Tắc ruột: quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u (gây đau, rát, vướng
víu), lông tóc ( do quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột, thường xảy ra
ở những chú cún lông dài). Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng. Thoát vị xương
chậu, tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bón…
+ Thần kinh cơ cũng có thể là nguyên nhân. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng
của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu cũng dễ gây
nên tình trạng gián đoạn quá trình đào thải phân.
+ Rối loạn tiêu hóa: suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa
bất ổn định và mất cân bằng điện giải (tăng hạ kali máu bất thường…) Sự mất cân bằng
này gây mất nước, giảm co cơ ruột, kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong
ruột.
Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể dẫn đến hiện tượng phân tích tụ lâu ngày trong
cơ thể, khiến phân khô cứng lại do quá trình hấp thụ lại nước. Đây là lí do chính khiến chó
mèo bị táo bón.
* Cách hạn chế, ngăn ngừa chứng táo bón.
- Chế độ ăn uống giàu chất xơ
Người nuôi chómèo nên lưu ý về một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất xơ có
thể tích cực giúp hệ tiêu hoá của chó mèo được hoạt động ổn định và ngăn ngừa chứng táo
bón cho chúng.
- Cung cấp đủ nước cho chó mèo.
Nước là yếu tố thiết yết cần thiết để giữ cho sự trao đổi chất của chó mèo luôn được
ở trong điều kiện thuận lợi nhất và giúp ngăn ngừa chứng táo bón. Người ta thấy rằng ở
những chó mèo được chủ nuôi dưỡng bởi khẩu phần ăn có tới 78% hàm lượng có chứa
nước sẽ giúp chúng ít thiếu nước hơn những chó mèo còn lại của những chủ cho thức ăn
khô mà hàm lượng nước chỉ chứa từ 7 đến 12 %.
- Chế độ luyện tập thường xuyên.

62
Một chế độ luyện tập thường xuyên sẽ giữ cho đường tiêu hoá của chó mèo luôn
được trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Ngoài lợi ích phòng tránh các bệnh về béo phì và
các bệnh không mong muốn khác, một chú chó có hoạt động thể chất thường xuyên sẽ có
được sự trao đổi chất cao hơn và ít có khả năng bị táo bón.
7.3. Phòng trị các bệnh trên bộ máy hô hấp
7.3.1. Bệnh viêm mũi
Viêm mũi hay còn gọi là bệnh chảy nước mũi là sự thương tổn của niêm mạc mũi.
* Các nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh:
Bệnh viêm mũi thường hay xảy ra vào mùa xuân hay mùa thu. Nhiệt độ cơ thể giảm
xuống rõ rệt khi ở nơi gió lùa, tắm khi trời lạnh, dùng nước lạnh để tắm khi cơ thể đang
nóng bừng hoặc thức ăn không đủ năng lượng bảo vệ cơ thể và gây ra thương tổn niêm
mạc mũi. Nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm mũi có thẻ là do các chất kích thích khác
nhau trong không khí (khí thải, bụi, mốc, không khí nóng, phấn hoa), do côn trùng và dị
vật chui vào mũi hoặc do bị thương ở niêm mạc mũi.
Chảy nước mũi là sự thải ra từ 2 lỗ mũi 1 chất nước nhầy hoặc mủ. Chó thường hay
hắt hơi, lắc đầu, lấy mũi dụi dụi vào chân, dụi xuống đất hoặc vào các vật khác. Hơi thởi
của chó đầy tiếng ồn, hơi khò khè và mũi ẩm. Sau đó nước mũi khô lại ở các mép của 2 lỗ
mũi. Nếu không quan tâm đúng mức thì nước mũi chảy ra có thể có lẫn cả máu, chó thở
một cách khó khăn. Chó phải thở bằng mồm và nó ở vào một trạng thái rất khó chịu.
* Điều trị.
Việc cứu chữa ban đầu (sơ cứu - ND): Cần rửa 2 lỗ mũi cho chó khỏi bị nước mũi
và nước mũi khô bám quanh mép 2 lỗ mũi. Dùng dung dịch natri cacbonat để nhỏ mũi
hoặc dùng muối ăn dũng được. Cũng có thể dùng nước biển để rửa mũi cho chó. Dùng
dung dịch axit boric 2% để nhỏ mũi cho chó theo công thức 1 ngày nhỏ từ 2 đến 3 lần,
mỗi lần từ 6 đến 8 giọt. Bôi 2 lỗ mũi cho chó bằng vazolin.
Giải phóng chó bệnh khỏi công việc, nuôi chó ở nơi có không khí thoáng đãng khi
thời tiếp đẹp (không nên nhốt chó trong chuồng mà phải cho chúng ra tiếp xúc với không
khí thiên nhiên khi chời đẹp - ND), khi thời tiết xấu thì phải cho chúng ở nơi ấm áp và
sạch sẽ, không có gió lùa nhiệt độ phải thoáng đãng.
63
Phải nhốt chó tách riêng ra từng con một và hàng ngày phải đo nhiệt độ cho chó,
bởi có thể sự chảy mũi của chó cũng có thể là 1 trong những bệnh dịch hạch. Khi chó bị
bệnh phải mời bác sỹ thú y và việc điều trị cho chó phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
* Phòng ngừa bệnh viêm mũi:
Cần chống lạnh cho chó. Nuôi chó ở ơi sáng sủa, sạch sẽ và thoáng đãng. Khôg cho chó
luyện tập ở ơi có chất khí, bụi, mốc và nơi có không khí nóng
7.3.2. Bệnh viên khí quản
7.3.3. Bệnh viêm phế quản, phổi
7.3.3.1. Bệnh viêm phế quản.
* Khái niệm.
Viêm phế quản là quá trình viêm xảy ra ở phổi và phế quản (khí quản nhỏ) gây hiện
tượng thở khó, ho dai dẳng kéo dài ở chó.
Viêm phế quản ở chó dẫn đến sự bài tiết dịch nhầy trong đường hô hấp gây khó thở.
Dịch nhầy bít kín các ống dẫn khí làm ngăn cản quá trình vận chuyển và trao đổi khí ở
phổi đồng thời là nguyên nhân nguyên phát cho nhiều quá trình bệnh ở phổi. Viêm phế
quản có thể ở dạng cấp tính hoặc mạn tính.
* Nguyên nhân.
Do các yếu tố gây ô nhiễm: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại
Do bị nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu
khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), Klebsiella pneumoniae,
Bordertella bronchiseptica...
Do kế phát của một số bệnh như Care, viêm ruột, bệnh kí sinh trùng...
Do suy giảm hệ thống miễn dịch
* Triệu chứng.
- Thể cấp tính
Chó bệnh lờ đờ, sốt, suy nhược, kém ăn chảy nước mắt, nước mũi liên tục Vật ho
nhiều, ho dai dẳng liên tục, tiếng ho đục
Vật khó thở, thở nông, tiếng thở khò khè. Khi ho con vật có biểu hiện nôn khan,
thực chất là hiện tượng nôn giả do ho và kéo đờm trong khí quản.
64
Bệnh tích vi thể, thấy thành phế quản viêm sưng và biến đổi về mặt cấu trúc.
- Thể mạn tính
Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở chó già trên 6 năm tuổi và ở các giống chó
cảnh có kích thước nhỏ. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài, từ 2 - 3 tháng
Chó bị viêm phế quản mạn tính thường ho liên tục, dai dẳng, tiếng ho sâu, khản
đặc. Chảy nước mũi nhiều và lẫn mủ đặc. Xuất hiện tiếng ran khi vật hít vào, thở ra.
* Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: vật ho nhiều lần trong ngày và kéo dài, kết hợp với
phim chụp X quang để có kết luận chính xác.
* Điều trị.
Nguyên tắc chung: Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh kết hợp thuốc chữa
triệu chứng và thuốc bổ trợ, đồng thời hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
Giảm ho: Codein, hydrocodone ( TussiCaps, Hydrocodone Compound, Vicodin...),
butorphanol (Stadol...) có tác dụng tốt trong những trường hợp viêm phế quản không do vi
khuẩn
Thuốc làm giãn phế quản (theophylline, aminophylline, terbutaline, albuterol) có tác
dụng tốt trong các ca bệnh có biểu hiện khó thở.
Kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát : Gentamycin, Cefa. Doc, Kanacolin tiêm bắp
liều 1ml/5kg thể trọng
Thuốc kháng viêm nhóm Corticoid có tác dụng tốt trong trường hợp viêm phế quản
mạn tính: Hydrocortizon, Prednisone 1mg/kgP x 2 lần/ ngày, liệu trình 7 ngày. Thuốc có
tác dụng giảm viêm nên giảm ho đồng thời giảm tiết dịch nhầy.
Tiêu đờm: Mucolytic, Axetylcystein
Truyền dung dịch mặn - ngọt đẳng trương 20ml/1kg thể trọng/ ngày, ngoài ra cần thiết
sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực cho cơ thể như Vitamin Bi 2,5%, vitamin C,
B.complex, Vitamin B12 kết hợp tăng cường hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
- Hộ lý chăm sóc
Chó bị bệnh viêm phế quản đặc biệt nhậy cảm với các kích thích ô nhiễm: khói thuốc
lá, thuốc xịt, bụi bẩn, phấn hoa. Do đó, trong quá trình điều trị cần cách ly tuyệt đối hoặc
65
hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này
Kết hợp xoa bóp vùng ngực bằng các loại dầu nóng
* Phòng bệnh.
Nơi ở của chó, mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm
bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vacxin sau: dại, Care, viêm gan
truyền nhiễm, Parvo, Lepto... để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó
có khả năng đề kháng về hô hấp.
Một số bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo
Bài 1:
Cây mã đề 100 g
Cam thảo 2g
Nước sạch 400 ml
Đun sôi trong 30 phút, cho uống trongngày Bài 2:
Hoa đu đủ hấp với đường cho uống chữa ho, viêm phổi.
Bài 3:
Cao mật lợn 400 mg
Đường 20 g
Cho chó uống trong ngày, uống liên tục 6 - 7 ngày.
Bài 4:
Sài đất 1000g
Sâm đại hành 500 g
Cam thảo nam 100 g
Ba vị trên, rửa sạch cho thêm 1,5 lit nước đun sôi, cô dặc thành cao cho uống liều
50ml/lần, ngày uống 2 lần, uống liên tục trong 5 - 7 ngày.
Bài 5:
Vỏ cây dâu tằm 50g
Vỏ quýt 50g
Mã đề 50g
66
Các vị trên rửa sạch, cho thêm 1,5 lit nước vào đun sôi, cô đặc, cho uống 40 - 50 ml/lần,
uống liêntục 4 - 5 ngày.
7.3.3.2. Viêm Phổi
* Nguyên nhân
- Viêm phổi đốm do vi khuẩn thường là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn
thương ở phổi (kế phát từ bệnh ho cũi chó, viêm phế quản hay các quá trình bệnh lý ở
thực quản, khí quản...), sau đó bội nhiễm các loài vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp: có
thể là các vi khuẩn Gram âm: Pasturella, Klebsiella, Proteusspp. và E. Coli, hoặc vi
khuẩn Gram +: Staphylococcus, Streptococcus. Pseudomonal, Vi khuẩn kỵ khí:
Nocardia, Actinomyces,và Bacteroides spp.
- Do virus: thường do hậu quả của một số bệnh carre, cúm chó.
- Do nấm: thường do Coccodioidomycosis immitis hoặc Cryptococcus neoformans
- Kí sinh trùng: sự di hành của ấu trùng giun, sán đặc biệt giun tim
- Ngoài ra viêm phổi có thể do các nguyên nhân sau: viêm lan từ tổ chức gẩn: tim,vách
ngực; do dị ứng (khói thuốc, bụi, phấn hoa); hoặc do tác động của dịch lỏng tràn vào phổi:
sặc thức ăn, nước uống.
* Cơ chế sinh bệnh.
- Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm - Broncho Pneumonia) là loại viêm cấp tính. Tổn
thương chủ yếu ở các phế quản rồi lan ra các phế nang
- Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua hệ TKTW tác động vào phế quảnvả phế nang
làmcho vách phế quản và một số tiểu thùy phổi bị sung huyết, sau đó tiết ra dịch viêm
đọng lạitrong các phế quản và phế nang gây viêm, con vật có biểu hiện sốt.
- Do quá trình hô hấp của con vật, dịch viêm tràn sang các phế quản và phế nang khác
chưa bị viêm. Trong thời gian dịch viêm lan truyền thì cơ thể không sốt, nhưng khi dịch
viêm đọng lại và gây viêm thì cơ thể lại sốt. Do đó, biểu hiện sốt của vật bệnh: sốt theo
hình sin.
- Nếu điều trị không tích cực, quá trình viêm lan rộng làm giảm diện tích hô hấp của phổi,
đồng thời do quá trình sốt kéo dài gây rối loạn TĐC, con vật có thể trúng độc mà chết
hoặc kế phát sang viêm phổi hoại thư, lao phổi.
67
* Đặc điểm.
+ Viêm phế quản phổi có các đặc điểm:
- Tổn thương thành ổ có giới hạn rõ, phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành mạnh.
- Tổn thương xuất hiện dần dần kế tiếp nhau, tiến triển độc lập với nhau, nặng nhẹ khác
nhau.
- Ngay trong một ổ tổn thương, hình ảnh tổn thương cũng không đồng nhất mà có từng
vùng khác nhau.
- Tổn thương viêm có cả viêm phế quản lẫn viêm phế nang.
+ Đại thể
- Hai phổi phù, xung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp thuỳ phổi.
- Ô viêm nổi cao, có gianh giới rõ,nắm cứng chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc màu đỏ
sẫm.
- Mặt cắt có nước đục hoặc mủ chảy ra. Cắt miếng phổi thả vào nước chìm dần.
* Triệu chứng.
- Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống
theo hình sin
- Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài,
giảm đau.
- Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như
mủ và có mùi hôi thối
- Thở khó: thở nông và nhanh. Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxi, niêm
mạc mắt, miệng tím bầm
- Khi sờ nắn vùng phổi con vật có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác. Nghe
thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối
* Chẩn đoán.
Việc chẩn đoán phải dựa vào các triệu chứng lâm sang kết hợp với các kiểm tra sâu: X-
quang, kiểm tra máu.
Nên nghi ngờ chó bị bệnh khi thấy chó khỏe tiến triển các biểu hiện: ho, thở nhanh và
thở nông, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn kèm theo sốt mà con vật không có dấu hiệu sung huyết
68
tim hay phù phổi. Đặc biệt trong các trường hợp thấy chó đã có biểu hiện nôn hoặc ợ hơi,
có lịch sử bệnh phổi mạn tính, bệnh đường ruột hoặc có tiếp xúc với các chó khác (nuôi
nhốt, chó đàn, chó nuôi cũi).
Ngoài ra cần kiểm tra tần số hô hấp, nghe phổi để phát hiện vùng âm phế nang, tiếng
ran hay tiếng khò khè. Ho xuất hiện khi con vật có biểu hiện sốt hoặc khi kích thích khí
quản hoặc gõ vùng ngực.
Chụp X quang phổi thấy vùng mờ rải rác
* Điều trị.
- Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Việc lựa chọn kháng sinh tốt
nhất nên dựa vào kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể sử dụng một số nhóm
kháng sinh có hoạt phổ rộng:
Cephalexin
Sulfadiazine - trimethoprim
Enrofloxacin
Hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau
- Do quá trình sốt, chảy niêm dịch, ho làm cho vật mất cân bằng điện giải, cần cung cấp
nước và điện giải cũng như các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật
đặc biệt khi con vật trong giai đoạn chán ăn.
+ Truyền Ringerlactat 20ml/kgP/ngày + Glucoza 5%:
20ml/kgP/ngày
+ Kết hợp bổ sung các loại vitamin: C, B.complex, B1, B12.
- Cho con vật vào nơi âm áp, tránh gió lùa. Cho ăn thức ăn giàu sinh dưỡng, dễ ăn. Đặt
con vật nằm ở tư thế thoải mái, dễ thở.
- Thường xuyên mát xa vùng ngực ngày 4 - 6 lần để giúp vật dễ thở và đào thải dịch tiết
đường hô hấp.
- Dùng các hóa dược khác có tác dụng làm giãn phế quản giảm ho, an thần giảm đau dễ
thở như: Ephedrin, Dimedron tiêm bắp. Ngoài ra có thể kết hợp với việc dùng một số bài
thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo tương tự như điều trị bệnh viêm phế quản
* Phòng bệnh
69
Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng vào mùa
hè, kín ấm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh
cho chó, mèo: Care, Parvo virus, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto...và định kỳ tẩy giun
sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
7.4. Phòng trị các bệnh trên bộ máy sinh dục tiết niệu
7.4.1. Bệnh viêm thận
* Đặc điểm
- Quá trình viêm ở tiểu cầu thận, hoặc tổ chức kẽ thận của tiểu cầu thận. Tiểu cầu thận bị
dịch rỉ viêm thâm nhiễm.
- Bệnh gây ảnh hưởng tới quá trình siêu lọc của thận dẫn đến phù (do tích nước, muối ở tổ
chức) và gây nhiễm độc đối với cơ thể.
* Nguyên nhân
- Do kế phát từ một số bệnh
+ Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, đóng dấu lợn.).
+ Kế phát từ một số bệnh ký sinh trùng đ?ờng máu (tiên mao trùng, biên trùng)
+ Kế phát từ một số bệnh nội khoa (bệnh viêm dạ dy ruột, viêm gan, ...).
- Do bị nhiễm độc bởi hoá chất, nấm mốc thức ăn, độc tố thực vật.
- Do gia súc bị cảm lạnh, bị bỏng
Bệnh ít khi gặp ở thể nguyên phát, thường kế phát từ các bệnh khác, khi mắc bệnh con vật
thường có các triệu chứng sau:
- Gia súc sốt cao, toàn thân bị ức chế, bỏ ăn và đau ở vùng thận làm cho con vật đi đái khó
khăn, lưng cong.
* Triệu chứng.
- Con vật đi tiểu nhiều ở thời kỳ đầu (đa niệu), giai đoạn sau đi tiểu ít (thiểu niệu), nước
tiểu đục, có khi có máu.
-Xét nghiệm nước tiểu có protein niệu, huyết niệu, trụ niệu và tế bào biểu mô tiểucầu thận.
-Trong máu, số lượng bạch cầu tăng.
* Bệnh tích
70
-Thận bị sưng, mặt thận sung huyết hoặc lấm tấm sung huyết đặc.
-Hệ thống nội bì sưng làm cho tiểu cầu thận phình to, tế bào thượng bì của thận tiểu quản
bị thoái hoá hạt.
Thận sưng và xuất huyết
* Chẩn đoán
Căn cứ vào đặc điểm của bệnh là: phù, huyết áp cao, thiểu niệu, albumin niệu, ure huyết,
có các loại trụ niệu trong nước tiểu, vùng thận đau, hay kế phát viêm phổi và viêm ruột.
* Điều trị
- Hộ lý:
Cho gia súc nghỉ ngơi, không cho con vật ăn thức ăn có nhiều muối, thức ăn có nhiều
n?ớc, hạn chế cho uống n?ớc.
- Dùng thuốc điều trị
a. Dùng thuốc điều trị nguyên nhân chính
b. Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
c. Dùng các thuốc lợi niệu, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Glucoza 20% 1 - 2 lít 300 - 500ml
Cafein natribenzoat 20% 15 ml 5 - 10 ml
Canxi clorua 10% 50 - 70 ml 20 - 30ml
Urotropin 10% 50 - 70 ml 30 - 50ml
Vitamin C 5% 20 ml 10 ml
7.4.2. Bệnh viêm bàng quang
* Nguyên nhân
Viêm bàng quang là bệnh do vi khuẩn gây ra ở lớp niêm mạc bàng quang. Bệnh ở ống dẫn
nước tiểu ở cả con cái và con đực thường dẫn tới viêm bàng quang. Các nguyên nhân khác
bao gồm: tuổi cao, tiểu đường và sử dụng corticosteroid trong thời gian dài. Trong sinh
sản, con đực không được sử dụng lâu ngày có thể bị viêm tuyến tiền liệt trước, sau đó có
thể dẫn đến viêm bàng quang.
- Sỏi trong nước tiểu có thể gây ra hậu quả là viêm bàng quang. Vi khuẩn có thể phát triển
tại nơi mà sỏi hình thành và lớn dần.
71
* Triệu chứng
Triệu chứng chủ yếu của viêm bàng quang là: biểu hiện đau đớn thường xuyên khi con vật
đi tiểu. Nước tiểu có thể đục và có mùi không bình thường. Khi viêm thận xảy ra với con
cái thì có biểu hiện liếm âm hộ, có sự chảy mủ ở âm hộ.
* Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định bệnh bằng cách xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn, tế bào bạch cầu,
hồng cầu có trong nước tiểu.
* Điều trị
- Viêm bàng quang nên được điều trị sớm để ngăn cản bệnh gây ra ở thận. Bác sĩ thú y của
bạn sẽ chỉ định ra loại kháng sinh dùng để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh sẽ
dùng liên tục trong vòng 2 đến 3 tuần, sau đó nước tiểu nên được kiểm tra lại để chắc chắn
rằng bệnh đã được loại trừ.
- Các tác động thứ 2 là vấn đề như: sỏi bàng quang cần được bác sĩ thú y xử lí. Các tác
động thứ 2 được điều trị bằng kháng sinh phù hợp.
- Nước tiểu sẽ được theo dõi trong vòng 1 đến 2 tháng sau khi việc điều trị kếtthúc. Dạng
viêm bàng quang mạn tính có thể phải dùng kháng sinh thời gian dài.
7.4.3. Viêm ống thoát tiểu.
7.4.5.Sỏi đƣờng tiết niệu.
* Khái niệm về bệnh.
Sỏi hệ tiết liệu là một tình trạng bệnh lý gây ra bởi quá trình ứ đọng muối và các
khoáng chất trong hệ tiết niệu hình thành nên các cục rắn gọi là sỏi hệ tiết niệu.
Sỏi có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, và chúng có thể xuất hiện trên bất
cứ vị trí nào trong hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) hay có thể đồng
thời xuất hiện trên nhiều vị trí khác nhau.
Bệnh hay xảy ra ở chó đực nhưng thường nghiêm trọng hơn ở chó cái.
Bệnh ngày càng phổ biến, theo một nghiên cứu của trường Đại học thú y ở Bắc Mỹ
từ năm 1980 - 1995 chỉ ra rằng trong số các bệnh hệ tiết niệu có 21,3% là bệnh sỏi hệ tiết
niệu.

72
* Phân loại.
Có 4 loại sỏi hệ tiết niệu sau đây:
- Sỏi Struvite (Magnesium ammonium phosphate [(NH4) MgPO4. 6H2O])
Đây là loại sỏi phổ biến nhất ở chó chiếm khoảng 66% các trường hợp sỏi niệu ở
chó. Tất cả các giống chó đều có thể nhiễm bệnh và thường phổ biến hơn ở chó cái.
Sự bão hòa Magnesium ammonium phosphate trong nước tiểu là điều kiện tiên
quyết dẫn đến sự hình thành sỏi struvite.
Tuy nhiên, trong các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: viêm đường tiết niệu, nước tiểu kiềm,
chế độ ăn, di truyền thì viêm đường tiết niệu là nguyên nhân đáng kể nhất.
- Sỏi Canxi oxalate.
Đây là loại sỏi phổ biến ở người nhưng ít gặp trên chó, chỉ chiếm khoảng 3 - 10%.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, số ca bệnh sỏi niệu với thành phần cơ bản ban đầu là
canxi oxalate đã tăng lên đáng kể (25% số chó nhiễm sỏi niệu được nghiên cứu tại trung
tâm sỏi niệu trường đại học Minnesota).
Sỏi canxi oxalate phổ biến hơn ở giống đực so với giống cái và hầu hết ở chó già từ
2 - 8 năm tuổi. Chúng có thể được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu và có kích
thước đa dạng có thể từ vài mm cho đến vài cm.
- Sỏi Cystin (C6H12N2O4S2).
Cystine là một axit amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số chó có hàm lượng
cystine trong nước tiểu cao dẫn đến sự hình thành sỏi. Loại sỏi này phổ biến ở các giống
chó Duschund, English Bulldogs, Chihuahuas, Yorkshire Terriers. Có thể tìm thấy sỏi
cystine ở cả chó đực và chó cái nhưng phổ biến hơn ở chó đực.
Khả năng tan của cystine trong nước tiểu phụ thuộc vào độ PH, chúng không tan
trong nước tiểu toan và dễ tan hơn trong nước tiểu kiềm. Sỏi cystine chiếm khoảng 3,5 -
27% các trường hợp sỏi niệu ởchó, tỷ lệ này phụ thuộc vào các giống chó.
- Sỏi Urat (NH4.C5H4N4O3)
Đây là loại sỏi ít gặp ở chó, chiếm khoảng 2 - 8%. Tất cả các giống chó đều có thể nhiễm
sỏi nhưng hay gặp hơn ở giống chó đốm. Sỏi urat phổ biến ở chó đực và thường mắc ở độ

73
tuổi từ 3 - 6 tuổi. Sỏi urat thường có bề mặt trơn láng, chủ yếu xuất hiện trong bàng quang.
* Nguyên nhân
Tỷ lệ nhiễm bệnh, tính chất sỏi phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, lứa tuổi, giới tính,
chế độ ăn, các dị tật bẩm sinh ở thận, bệnh ở hệ tiết niệu, hóa chất và PH nước tiểu. Việc
hình thành sỏi niệu chính là do sự hòa tan quá mức một số loại muối, khi hàm lượng muối
lên quá cao đến mức độ không còn hòa tan được nữa thì các muối bắt đầu kết tinh và đóng
cục thành sạn. Những yếu tố dẫn đến việc giảm lượng nước tiểu hoặc gia tăng hàm lượng
muối chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi hệ tiết niệu.
Do thiếu những yếu tố bảo vệ thận: Bình thường nước tiểu chứa những chất giúp cơ
thể ngăn ngừa việc đóng sạn như: Magnesium, Citrate, Pyrophosphate, Enzymes (phân tố
hóa).
Những chất này có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các tinh thể muối nên hàm lượng
muối có thể lên cao hơn bình thương mà không kết tinh và bọc các tinh thể muối ngăn
không cho các tinh thể này bám vào thành của ống dẫn nước tiểu. Khi thiếu các yếu tổ bảo
vệ kể trên, cơ thể dễ bị sạn thận.
Do trọng mức acid của nước tiểu thay đổi: Sự thay đổi nồng độ acid của nước tiểu
có thể ảnh hưởng đến việc hình thành sạn hệ tiết niệu. Sạn uric acid và sạn cystine chỉ
hình thành trong môi trường acid của nước tiểu. Sạn calcium phosphate và struvite gia
tăng trong môi trường kiềm của nước tiểu.
Do có những yếu tố giúp tinh thể muối bám vào thành ống dẫn nước tiểu như viêm
đường tiết niệu, hẹp đường tiết niệu...
Do rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể gia súc làm cho hàm lượng một số
loại muối quá cao trong máu.
Do trở ngại về thần kinh làm cho nước tiểu ứ lại trong hệ tiết niệu.
Do chế độ ăn của gia súc, gia súc ăn thức ăn có quá nhiều chất khoáng như canxi,
phosphor. lại uống quá ít nước hoặc do thức ăn thiếu vitamin nhất là vitamin A.
* Triệu chứng
- Đau: Con vật đau vùng lưng, đứng ngồi không yên, đi lại khó khăn. Con vật có biểu hiện
đau thường là do sỏi di chuyền từ trên đài bể thận xuống gây căng niệu quản và tăng áp
74
lực trong lòng niệu quản. Nếu hòn sỏi to di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước,
thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố lưng. Ngược lại nếu hòn sỏi nhỏ di
chuyển xuống dưới gây đau lan xuống dưới nhưng dịu hơn, không đau dữ dội.
- Sốt, kém ăn, nôn mửa:Nếu sỏi gây viêm bể thận cấp tính thì con vật có biểu hiện sốt cao,
rét run làm cho con vật mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn có thể có biểu hiện nôn mửa.
- Đái ra máu: Thường gặp trong sỏi niệu quản, bàng quang hay niệu đạo, co viên sỏi kích
thích vào thành đường tiết niệu gây chảy máu.
- Đái đau, đái dắt, đái đục, đái mủ: Sỏi hệ tiết niệu gây viêm đài bể thận hay viêm bàng
quang làm cho con vật có biểu hiện đái đau, đái dắt, đái đục, có thể có mủ trong nước tiểu.
Con vật luôn luôn có biểu hiện muốn đi tiểu, đi tiểu rất khó khăn và mỗi lần đi tiểu lượng
nước tiểu ít.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra cặn nước tiểu thấy tế bào thượng bì của đường tiết niệu,
tùy theo vị trí của cuội niệu mà ta có thể tìm thấy tế bào thượng bì của nơi đó. Kiểm tra
huyết niệu và albumin niệu dương tính, tìm thấy cặn vô cơ trong nước tiểu.
* Chẩn đoán
- Dựa vào giống, giới tính và triệu chứng lâm sàng của bệnh như con vật mệt mỏi, chán
ăn, có thể sốt, nôn mửa. Đau vùng lưng, đứng ngồi không yên, đi lại khó khăn. Thường
dặn đái, đái khó, đái dắt hoặc không đái được. Con vật đái ra máu, trong nước tiểu có cặn
là các tinh thể muối.
- Kiểm tra nước tiểu (pH, cặn, vi khuẩn.)
- Chụp X-quang, siêu âm, chụp CT (Computerized Tomography)để phát hiện sỏi thận và
xác định vị trí viên sỏi.
* Phòng và trị bệnh
- Điều trị
+ Uống nhiều nước: Khi phát hiện sớm, có thể cho gia súc ăn những thức ăn dễ tiêu, cho
uống nhiều nước để tạo điều kiện tống sỏi ra ngoài. Trong thức ăn tránh cho gia súc ăn
những thức ăn chứa nhiều muối canxi, photpho.
+ Sử dụng các loại thuốc giảm đau như atropine, morfin, belladon... khi gia súc có biểu
hiện quá đau đớn
75
+ Dùng thuốc Tamsulosin: Giúp cơ giãn nghỉ và viên sạn đi qua dễ dàng hơn + Dùng
thuốc làm tan sỏi:
- Struvite: Acetohydroxamic acid (AHA) kết hợp với một số loại kháng sinh để ngăn chặn
sự nhiễm trùng hạn chế sự tăng trưởng của sỏi.
- Cystine: Thiola hoặc Penicillamine, chúng kết hợp với cystine làm tăng độ hòa tan của
cystine.
- Sỏi Urat: Allopurinol, ức chế emzym Xathiloxydase (chuyển hóa các tiền chất
Hypoxanthine và Xanthine thành acid uric),làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu.
- Sỏi Canxi oxalate: Chưa có thuốc làm tan sỏi.
+ Tán sỏi bằng sóng xung (extracorporeal shock wave lithotripsy - ESWL)
- Sóng xung được tạo ra bên ngoài cơ thể, đi qua da và mô tác động vào cấu trúc sỏi, phá
vỡ sỏi thành những hạt nhỏ và có thể thoát ra ngoài dễ dàng qua nước tiểu.
+ Tán sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic stone removal)
- Bác sĩ luồn một dụng củ nhỏ bằng sợi quang học gọi là ống nội soi niệu quản
(Ureteroscope) đi qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản sau đó loại bỏ viên sỏi bằng
1 thiết bị giống như các lồng hái trái cây hoặc tán vỡ nó bằng một công cụ đặc biệt phát
sóng xung.
+ Dùng máy tán sỏi:
- Ứng dụng sóng điện từ năng lượng cao đển tán sỏi qua da, tránh được các thủ thuật
ngoại khoa. Sỏi bị sốc sóng điện từ đánh vỡ thành mảnh nhỏ rồi theo dòng nước tiểu ra
ngoài.
+ Phẫu thuật:
- Là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp trên không có tác dụng hoặc không áp dụng
được các phương pháp trên.
+ Chỉ thực hiện phẫu thuật khi:
- Viên sỏi quá lớn không thoát ra được hay bị kẹt ở 1 vị trí nhất định trong hệ thống tiết
niệu.
- Chăn dòng chảy của nước tiểu
- Gây nhiễm trùng đường niệu tiếp diễn
76
- Tăng kích thước khi theo dõi trên phim X - Quang hay siêu âm (untrasound).
+ Trợ sức: vitamin B (B12), truyền dịch, truyền máu trong trường hợp phẫu thuật
+ Sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm nhiễm.
- Phòng bệnh
- Cho gia súc uống nhiều nước hàng ngày
- Ăn thức ăn, nước uống ít canxi, oxalate, purin.
- Dùng thuốc phosphate - xenlulo - sodic (phosphate de cellulose sodique) để giảm hấp
thucanxi ở ruột.
- Dùng thuốc lợi tiểu hypothiazid để tăng tái hấp thu canxi ở ống thận ở người có canxi
niệu cao.
- Dùng citrate potassium để ức chế kết tinh sỏi đối với gia súc có citrate thấp trong nước
tiểu.
- Với sỏi Struvite: Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn tiết niệu bằng các loại thuốc như
nitrofurantoin hoặc nibiol.
- Với sỏi systine: Dùng citrate potassium hạn chế sự kết tinh sỏi thông qua việc giữ pH
nước tiểu ở khoảng 6,5 - 7. Hoặc có thể dùng D-penicillamine hay a-
mercaptopropionylglycine để tăng hòa tan sỏi cystine.
- Với sỏi acid uric: Cho gia súc ăn ít thịt, cá. Dùng allopurinol để hạn chế tổng hợp acid uric dó đó giảm
lƣợng acid uric niệu.
7.4.6. Bệnh viêm âm đạo, tử cung.
* Nguyên nhân.
Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc
do tác động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho
vi khuẩn gây bệnh.
Do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm
xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập
vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn
Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella.
Do trùng roi (Trichomonas fortus), nấm (Candida albicans)

77
* Triệu chứng.
- Viêm cấp tính.
Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa
Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau.
Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt. Từ
cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch nhầy mùi
tanh khắm.
- Viêm mạn tính.
Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có
mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau.
Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động.
* Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh
Cho vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng thoáng mát, vệ sinh.
Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc
tím nhất là trước khi phối giống.
Tay của kỹ thuật viên hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đõ đẻ hay
khi can thiệp đẻ, mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng.
Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và
thụt rửa âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%.
- Điều trị.
Theo nguyên tắc chung là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, kết hợp
với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của
cơ thể.
Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi
ngày thụt rửa một lần, trong 3 - 5 ngày.
Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây:
Có thể dùng Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 Ul/kg thể trọng/ngày,
Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 - 7 ngày.
78
- Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm
Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn giới thiệu ở trên kết
hợpvới thuốc đặc trị trùng roi và nấm:
+ Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 - 7 ngày.
+ Ketomycin: chó 1 - 2 g/con, mèo 0,5 - 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống.
Điều trị liên tục trong 5 - 7 ngày.
+ Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày.
+ Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung
+ Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày,
mèo 1/2 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt.
Thuốc chữa triệu chứng: cầm máu bằng vitamin K, hồi phục tổ chức niêm mạc tử
cung, âm đạo: tiêm vitamin A, D, E.
Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo: tiêm bắp Atropin 1%
hay Primeran liều 1-2ml/con/ngày.
Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex
Truyền dung dịch mặn - ngọt đẳng trương 15 - 20 ml/kg thể trọng/ngày.
Truyền 2- 3ngày.
Bài thuốc nam chữa bệnh viêm tử cung, âm đạo chó, mèo
Lá bạch đồng nữ 500 g
Muối ăn 50 g
Nước sạch 3000 ml
Đun sôi trong 30 phút, chắt lấy nước để nguội, thụt rửa tử cung, âm đạo ngày 1 lần,
rửa liên tục trong 7 - 10 ngày.

Bài 8: PHÕNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƢỜNG XẢY RA


Mục tiêu của bài.
79
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phòng trị đựơc các bệnh ký sinh trùng thường xảy ra.
8.1. Phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng
8.1.1. Bệnh do ve
* Nguyên nhân.
- Có nhiều loài ve ký sinh trên chó, nhưng thường thấy nhất là loài ve Rhipicephalus
sanguineus, có hình quả lê và màu nâu đen, chiều dài ve từ 3 – 4,5 mm (khi chưa hút
máu), khi hút máu no kích thước cơ thể ve tăng lên nhiều lần.
- Vị trí ký sinh của ve chú yếu gần tai, mắt, vành tai, cổ, kẽ ngón chân, trường hợp nhiễm
ve nặng thì ve bám đầy cơ thể. Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm ve.
- Vết cắn của ve tạo nên vết thương cục bộ, mở đường cho vi khuẩn gây hại xâm nhập
vào, gây nhiễm trùng cục bộ hay nhiễm trùng toàn thân.
- Bên cạnh đó độc tố do ve tiết ra làm đầu độc cơ thể chó. Khi chó nhiễm ve ở cường độ
cao thì con vật bị mất máu và luôn luôn ở trong trạng thái bị kích thích, nên đôi khi chó có
biểu hiện cắn táp những người xung quanh, thậm chí là chủ nhà khi bị tác động nhẹ.
* Triệu chứng.
- Trường hợp nhiễm ve nhẹ, thấy ve bám ở trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón
chân. Khi chó nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể, chó bỏ ăn, gãi thường xuyên, chó
trong tình trạng mất máu, da tái nhợ, cơ thể gầy sọp, da lông xù xì, dầy lên, chó gậm, liếm
cào cấu thường xuyên.
* Phòng bệnh.
- tắm chó bằng chế phẩm shampoo for pet 2 tuần 1 lần nhằm giữ vệ sinh cho bộ lông.
- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.
- tiêm sg.sivermectin 0,25% với liều 1ml/8 kg thể trọng, 1 tháng tiêm 1 lần để phòng ve
chích hút cơ thể chó.
* điều trị
- tiêm dưới da sg.sivermectin 0,25%: 1ml/8 kg thể trọng, 1 tuần tiêm 1 lần, tiêm liên tục
trong 3 ngày
- tắm chó bằng shampoo for pet: 1 tuần tắm 1 lần cho đến khi hết ve.
80
- xịt thuốc sát trùng định kỳ nơi chó ở, xung quanh nhà.
- bổ sung thuốc bổ giúp mau phục hồi sức khỏe: vitavet ad, vitamine 1ml/5 kg thể trọng.
8.1.2. bệnh do sarcoptes và demodex
8.1.2.1 bệnh do sarcoptes
* Khái niệm về bệnh:
Đây là bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến của loài chó hầu khhắp thế giới do con
ghẻ có tên là Sarcoptes Canis gây ra. Đặc chưng của bệnh là chó bị ngứa ngáy khó chịu
suốt ngày đêm, ăn ngủ không yên, gầy còm sút cân, nếu không can thiệp kịp thời thì toàn
thân cơ thể chó bị rụng trụi lông tạo điều kiện cho các vi trùng kế phát sinh mủ làm cho da
chó bị dày cộm lên, sưng mọng mủ
* Nguyên nhângây bệnh:
Do loài ghẻ Sarcoptes Canis gây ra. Ghẻ trưởng thành đào các đường rãnh sâu và
ngoằn nghèo ở bên dưới lớp biểu bì của da chó, ghẻ cái đẻ trứng vào đó, mỗi ngày đẻ từ 1
đến 2 trứng tiếp dó ghẻ cái tiếp tục đào rãnh và nằm ngay tại đó không chịu chui ra khỏi
đường rãnh, trứng và phân của cái ghẻ luôn tồn tại trong đường rãnh đó. Chính vì thế mà
lớp biểu bì dưới da của chó bị phá huỷ nên các vi khuẩn gây mủ xâm nhập rồi sinh sôi nẩy
nở gây bệnh làm da chó sưng mọng đỏ lên rồi thành mủ đặc. Thời gian từ khi trứng phát
dục trở thành con ghẻ trưởng thành mất khoảng 10 – 15 ngày
* Triệu chứng:
Chó luôn ngứa ngáy khó chịu, mụn ghẻ thường xuất hiện ở chỗ da mỏng như bụng,
nách bẹn, gốc tai, xung quanh bầu vú, chó thường phải dùng chân gãi hay dùng răng gặm,
cắn vào chỗ ngứa. Do con ghẻ dùng vòi đào thành các đường rãnh làm cho các đầu mút
dây thần kinh bị kích thích gây ngứa
- Có hiện tượng dịch rỉ viêm tiết ra trên bề mặt da, lâu dần khô lại đóng thành vẩy két lại
có thể trong dịch lẫn cùng với các bạch cầu, lâm ba cầu tạo thành các mụn có mủ đặc bên
trong. Chó ngứa ngáy gãi liên tục làm mụn mủ vỡ loét ra
* Phòng trị bệnh.
+ Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó tốt nhất là tắm cho chó bằng nước
bồ kết, nước lá chát, lá đắng như lá ổi, lá soan, hạt mùi và đặc biệt chú ý không dùng sà
81
phòng tắm cho chó
Tiêu độc chỗ ở, chuồng trai, cũi chó bằng các dung dịch sát trùng Chloramin B 0,5%,
nước vôi 10% sau khi phun sát trùng cũi chuồng chó cần phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
+ Trị bệnh: có thể dùng một trong các thuốc sau đây
DEP (Dimethyl Photphate), Extopa, Trinaghe, Tribeloda bôi nên vùng da bị ghẻ hoặc
dùng các dung dịch Hanmectin, Ivermectin, Detolac tiêm dưới da cho chó.
8.1.2.2 . Bệnh do Demodex.
* Nguyên nhân.
Gây ra bởi con cái ghẻ có tên khoa học là Demodex canis, hình mũi tên nhọn, sát
thủ đâm chọc, chuyên đào khoét và nằm sâu trong bao lông, hút chất dinh dưỡng, dịch
nhờn bao lông của ký chủ gây tổn thương da và rụng lông rất nặng nề.
* Triệu chứng
Tổn thương nặng nhất là vùng quanh mi mắt. Mặt sưng đỏ chảy nước ở gan và kẽ
móng bàn chân.Toàn bộ da rụng lông, chảy ra dịch huyết tương lỏng, không đông mùi rất
hôi đặc trưng, không một loại nước thơm nào có thể át đựơc. Bệnh ít lây sang chó khác.
Có thể một đàn chó chỉ có một vài con mắc. Bệnh diễn biến lâu dài sẽ gây ngứa ngáy khó
chịu,thậm chí chó tự cắn xé để đã cơn ngứa. Bộ da hỏng dần, viêm nhiễm mủ kế phát.
Lông rụng nhiều,trơ trụi như con khỉ. Chó có thể chết do viêm cầu thận, viêm gan và rối
loạn vận mạch.
* Phương pháp điều trị:
Tương tự như phần trên, nhưng hiệu quả rất thấp. Có khi bệnh tình đỡ rất nhiều,
tưởng như đã khỏi nhưng sau một thời gian lại mắc lại (“khỏi giả”) rồi còn trầm trọng
hơn. Còn khi đã bị nặng, tổn thương da trầm trọng có dấu hiệu suy gan, thận thì xem như
rất xấu, Mặc dù dân gian có dùng nước điếu, dầu nhớt…để chữa nhưng không có cơ sở
khoa học để chứng minh.
Tắm bằng các loại nước lá chua chát đun đặc: là trà xanh, lá khế, lá xà cừ…có thể
cải thiện tình trạng viêm da. Tuyệt đối không dùng các loại xà- phòng, shampoo có độ
kiềm cao tắm cho chó ghẻ.

82
Hãy thận trọng khi dùng Ivermectin tiêm trị ghẻ, có thể gây trúng độc hệ thần kinh
trung ương của chó.
8.2. Phòng trị các bệnh sán dây
8.2.1. Bệnh do Dipylidium caninum.
* Nguyên nhân.
Có nhiều loại sán dây, sống ở loài chó có tên khoa học là Dipylidium caninum,
các đốt có hình nhƣ hột của quả dƣa chuột. Con trƣởng thành không dài hơn 30 cm,
và có 4 hay 5 lƣỡi câu rất nhỏ trên đầu.
Sán dây chỉ cần vật chủ duy nhất để phát triển, đó là bọ chét hoặc chấy của chó. Do
đó nếu chó không có bọ chét hoặc chấy cũng có nghĩa là nó sẽ không có sán dây.
Sán dây là động vật lƣỡng tính và cần một vật chủ trung gian để hoàn tất chu trình
biến hoá của nó.
Các đốt sán có chứa trứng sẽ đi ra ngoài theo phân, hoặc có thể tự nó di chuyển ra
ngoài qua hậu môn và bám vào những sợi lông gần đó. Bọ chét đẻ trứng của nó lên
đốt sán này, nhƣ vậy sẽ cung cấp chất dinh dƣỡng cho ấu trùng. Dầu sán dây phát
triển trên mình bọ chét con, khi bọ chét lớn lên và lại chui vào mình chó, nó đã mang
theo sán dây rồi. Bọ chét cắn chó, chó sẽ ngứa ngáy rồi cắn vào chỗ ngứa, nuốt luôn
cả bọ chét lẫn sán dây.
Vì trứng sán nằm bên trong đốt sán và khi theo phân ra ngoài các chất đốt nầy bị tan
rã ra nhiều mảnh, nên dù có dùng kính hiển vi cũng không thể nhận biết đƣợc chó có
sán dậy hay không. Nếu chó kén ăn, chỉ đòi ăn đồ ngon và tỏ ra không ngon miệng,
nó có triệu chứng có sán dây. Thật ra ngƣời ta vẫn chƣa biết nhiều về các triệu
chứng gây ra bởi sán dây. Thƣờng nó không gây ra triệu chứng gì, và có khi nhiều
triệu chứng có ở chó bị sán dây lại không phải do nó gây ra. Có trƣờng hợp những
con chó bị sán dây trong một thời gian dài mà vẫn không có biểu hiện gì cả.
Những con chó bị nhiều sán dây đôi khi vô tình rơi rớt các đốt sán ra ngoài, rớt vào
sàn nhà, thảm đồ đạc, giƣờng nệm. Mỗi lần một đốt sán hay một chuôỉ đốt qua hậu
môn chó đi ra ngoài đều gây ngứa ngáy và chó thƣờng ngồi xỗm xuống sàn nhà và
kéo lê cho đỡ ngứa. Có ngƣời trông thấy các đốt sán dây và lầm tƣởng cho đó là giun
83
kim, nhƣng thật ra giun kim là một loài giun đủa không có ở loài chó .
Sán dây không lây bệnh từ con chó nầy qua con khác hoặc từ chó lây sang ngƣời.
Sán dây trƣởng thành cần phải có bọ chét hoặc chấy để giúp nó sinh sản. Do đó, nếu
giữ cho chó sạch sẽ không có bọ chét và chấy thì hầu nhƣ chó không bao giờ có sán
dây.
Còn có nhiều loại sán dây khác sống ký sinh ở trong thịt và các phần khác của cá,
tôm cua, loài giáp xác, và cả ở thỏ rừng, thỏ nhà ; do đó ta không cho chó ăn các loại
thịt nầy (nhất là thịt sống ).
* Triệu chứng
Các dấu hiệu ở mèo nhiễm giun giúp cho việc chẩn đoán bệnh: mèo gầy còm, ốm yếu,
kém ăn, bụng to, thỉnh thoảng có giun tòi ra ở hậu môn.
* Điều trị
Dùng 1 trong 3 hoá dƣợc tẩy giun cho mèo:
- Levamisol: dùng liều 12-15mg/kg thể trọng, cho mèo uống thuốc hoặc trộn thuốc
vào thức ăn, tẩy 1 liều.
- Piperazin: dùng liều 0,3g/kg thể trọng, trộn thuốc với thức ăn cho mèo ăn vào buổi
sáng trƣớc khi cho ăn.
- Hanmectin: (Ivennectin) tiêm cho mèo theo liều 0,2mg/kg thể trọng.
* Phòng bệnh.
- Tẩy dự phòng cho mèo con 2 lần: lần 1 khi mèo con đƣợc 24-30 ngày tuổi, lần thứ 2
khi mèo con đƣợc 45 ngày tuổi bằng Piperazin hoặc Levamisol.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trƣờng sống của mèo.
8.2.2. Bệnh do Diphyllobothrium latum
8.2.3. Bệnh do Echinococcus
8.2.4. Bệnh sán dây khác (tuỳ vùng miền)
8.3. Phòng trị các bệnh giun tròn
8.3.1. Giun đũa
* Nguyên nhân

84
Do toxocara canis ký sinh trong ruột non chó mèo. Là bệnh phổ biến khắp thế giới
thường gặp chó mèo từ 1 – 4 tháng tuổi.
Chó mèo nhiễm phải do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng giun. Khi toxocara canis di
hành nó qua hệ tuần hoàn của chó mẹ mang thai gây nhiễm bệnh sang chó con sau đó nó
di hành ở hệ tuần hoàn chó con và gây bệnh ở gan, phổi và các cơ quan khác.
* Triệu chứng
- Con vật gầy còm, rụng lông, kém ăn, xơ xác.
- Bụng phình to và tụ lại nổi lên thành búi cứng, ấn vào thấy có hiện tượng nhu động.
- Do giun tác động vào thành ruột làm con vật bị nôn mửa, có khi nôn ra cả giun.
- Phân có màu trắng, thối khắm, có khi lẫn cả giun.
- Chó, mèo nhỏ khi bị bệnh nặng, ấu trùng di hành đến gan, phổi làm tổn thương các cơ
quan này.
- Do giun cướp chất dinh dưỡng của vật chủ và tiết độc tố nên chó, mèo có triệu chứng
thần kinh và co giật.
- Chó, mèo trưởng thành mắc bệnh ở thể mạn tính ăn uống kém, gầy còm, lông xơ xác và
thiếu máu. Đây là vật chủ trung gian truyền bệnh cho các con khác.
* Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh :
Thực hiện tốt khâu vệ sinh thú y: ăn chín, uống sôi.
Định kỳ vệ sinh chuồng bằng thuốc sát trùng cloramind B 0,5% hoặc nước vôi
10%.
Định kỳ kiểm tra phân để phát hiện bệnh đồng thời phân phải được tập trung ủ bằng
phương pháp sinh vật học.
Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo khoảng 4 -6 tháng /1 lần.
- Điều trị :
Dùng piperazin aclipinat với liều 0,1 – 0,3g/ kgP trộn vào sữa, thức ăn, nước uống
cho chó, mèo.
Dùng vermox với liều 80 – 100mg/kgP chia 02 lần uống trong 02 ngày.
Dùng levamisole với liều 15 – 20 mg/kgP cho uống 01 lần.
85
Dùng hanmectin với liều 1ml/ 10kgP tiêm dưới da.
Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực như : VTMC, B-complex hoặc truyền dung dịch
đẳng trương.
8.3.2. Giun móc
* Nguyên nhân
Bệnh giun móc do Ascylostomatosic canium gây nên, một trong những bệnh giun
tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó, mèo và một số loài ăn thịt thuộc họ chó (canidae).
Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm. Chó, mèo non thường mắc bệnh
nặng hơn chó, mèo trưởng thành.
Chó, mèo nhiễm bệnh giun tròn biểu hiện đặc trưng là thiếu máu, viêm ruột cấp và mãn
tính, có kèm theo chảy máu ruột, đặc biệt chó mèo non từ 2 - 4 tháng tuổi, khi mắc bệnh tỷ
lệ chết cao từ 60-80%.
Trứng giun móc theo phân thải ra ngoài, nở thành ấu trùng rồi thành ấu trùng nhiễm bám
vào thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh.
Chó, mèo nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa,
những giun trưởng thành sống ở ruột non, tập trung ở phần tá tràng.
Ấu trùng cảm nhiễm thải ra môi trường xung quanh, có thể qua da mà gây bệnh cho con
vật. Khi qua da chó mèo con, ấu trùng không gây ra phản ứng cục bộ, nhưng khi qua da
chó mèo trưởng thành, ấu trùng gặp sự phản ứng mạnh mẽ của da, thể hiện viêm tấy rõ rệt
do ấu trùng chết tạo ra.
* Triệu chứng.
Trong quá trình ký sinh trong đường tiêu hóa, gin móc gây ra các biến đổi bệnh lý do hai
yếu tố: Tác động cơ học và ảnh hưởng của độc tố.
- Vật bệnh nôn mửa liên tục,có khi nôn ra máu, bỏ ăn hay ăn rất ít do hậu quả chảy máu
niêm mạc ruột. Giun móc khi bám vào ruột hút máu tiết ra một chất khoáng đông và đưa
đến hiện tượng xuất huyết ruột, gây tổn thương, trên cơ sở đó các vi khuẩn gây bệnh có
điều kiện phát sinh và gây các bệnh truyền nhiễm khác.
- Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cấp tính và mãn tính, do tác động cơ giới và độc tố của giun
móc nên xuất hiện bệnh tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu màu cà phê hoặc màu đen có
86
dịch nhầy và mùi thanh khẳm.
Gia súc non thường chết do mất máu, mất nước.
- Xuất hiện hội chứng thần kinh do độc tố gin móc thấm vào máu đi khắp cơ thể.
- Khi gia súc khỏe và mắc giun móc lẫn đầu bệnh có thể nhẹ hơn và thời gian dài hơn,
biểu hiện chủ yếu hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột, tuy nhiên chỉ 2-3 tháng sau tự khỏi
bệnh khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, ăn sạch và uống sạch để ngăn ngừa ấu trùng giun móc.
- Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng, cũi nhốt chó mèo và môi trường xung quanh để diệt mầm
bệnh (phun Dipterex 1% diệt trứng giun Chloramin B 0,5% trong 10 phút hay nước vôi
10%).
- Hàng ngày dọn chồng, thu nhặt phân đổ vào hố xử lý.
- Định kỳ kiểm tra phân phát hiện mầm bệnh để dự phòng.
- Không thả rông chó mèo, không cho chó mèo bệnh tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây
nhiễm mầm bệnh.
- Định kỳ 4 tháng tẩy một lần để phòng lây nhiễm bằng một trong các loại hóa dược sau
đây: Mebendazol, Dovenix.
* Điều trị:
Nguyên tắc chung:
Tẩy giun móc bằng thuốc điều đặc trị
Điều trị triệu trứng và thuốc bổ trợ
- Thuốc tẩy: Có thể dùng một trong các loại thuốc
Mebendazol (Vermox): Loại thuốc chuyên dùng cho thú y do Hungari sản xuất,
Mebendazol tẩy được hầu hết các loại giun tròn ký sinh đường tiêu hóa mà còn có tác
dụng tẩy một số loại sán dây với vật nuôi.
Chó, mèo bệnh được cho uống với liều 80-100mg/kg thể trọng. Thuốc chia làm 2 lần,
uống trong 2 ngày để tẩy giun đũa và chia làm 3 lần uống trong 3 ngày để tẩy giun móc,
giun tóc và sán dây.
+ Dovenix: Thuốc do hãng Rhone – Merieux của Pháp sản xuất. Dovenix là dung dịch có
87
chứa 25% hoạt chất của Nitroxynil, tác dụng tốt với giun móc chó, an toàn không phản
ứng phụ.
Tiêm dưới da cho chó với liều 1ml/20-35kg thể trọng. Trước khi tiêm nên pha loãng thành
2,5%.
Chú ý: Dung dịch Dovenix có thể nhuộm màu làm bẩn tay và các dụng cụ khác, có thể
làm sạch bằng Natri hyposulfit 5%.
- Thuốc điều trị triệu chứng
+ Điều trị viêm ruột: Biseptol cho chó uống liều 1g/ngày, mèo uống 0,5g/ngày, ngày uống
2 lần.
Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp thịt, liều 0,5-1ml/con.
Chống chảy máu ruột: Vitamin K: Tiêm bắp liều 1ml/con với chó; 0,5ml/con với mèo,
ngày tiêm 2 lần.
- Bổ sung các thuốc trợ lực tăng sức đề kháng cơ thể như sau:
+ Truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương 100 – 500ml/10kg thể trọng/ngày.
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 3-5 ml/con.
+ Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B. complex tiêm bắp liều 3-5ml/ngày.
+ Vitamin B12: Chống thiếumáu, liều 100g/ngày.
+ Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipỉone, Dexamethasone): Giảm sót, an thần.
Tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng/ngày.
8.3.3. Giun chỉ tim chó
Giun tim là loại giun nhỏ, chúng vào cơ thể vật nuôi qua trung gian là loại muỗi
Aedes, Anophel và Culex spp. Chó bị nhiễm giun tim nặng, tim sẽ bị giãn nở, tắc nghẽn
tâm thất, phổi nổi nhiều khối u, gan bị viêm cấp tính, có thể dẫn tới tử vong. Bài này giới
thiệu một số kiến thức về giun tim và cách phòng trị bệnh giun tim cho chó nuôi.
* Dấu hiệu bệnh
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh (số lượng giun nhiễm), thời gian bị nhiễm (giai
đoạn của chu kỳ sống), và phản ứng miễn dịch của con vật bị nhiễm bệnh mà vật nuôi có
những triệu chứng khác nhau. Suốt giai đoạn đầu nhiễm bệnh, dấu hiệu bệnh có thế bao

88
gồm: ho kinh niên, khó thở, và không chịu được những bài tập thể dục. Khi bệnh tiến
triển, chó có thể ngất xỉu và xuất huyết.
* Chẩn đoán
Có thể phát hiện bệnh giun tim dựa vào những thí nghiệm, căn cứ trên những biểu hiện
lặp đi lặp lại của con vật, hoặc có thể dựa vào những kết quả phân tích về mặt hóa học của
thành phần máu và nước tiểu. Những phương pháp xét nghiệm này được chỉ dẫn từ nhà
sản xuất dụng cụ chăm sóc thú y. Khi tiến hành xét nghiệm, có thể xảy ra một số vấn đề
liên quan vì vậy cần phải làm đúng theo những hướng dẫn in trên nhãn sản phẩm. Những
xét nghiệm này dò ra những kháng nguyên ký sinh được hình thành trên những con giun
tim cái đã trưởng thành. Vì thế, cần phải xét nghiệm tối thiểu là 7 tháng khi bị tiêm nhiễm.
* Trị bệnh.
Cần tiêm một liều kháng sinh tích cực cho những con chó được chẩn đoán là nhiễm giun
tim. Liều lượng kháng sinh tiêm cho chó căn cứ tình trạng sức khỏe của con vật và lịch sử
khám bệnh của nó. Những xét nghiệm ban đầu về thành phần của phân, nước tiểu và máu
của chó cũng sẽ cho chúng ta biết phải tiêm bao nhiêu kháng sinh.
Để điều trị bệnh giun tim cho chó, chúng ta có thể thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hai
cách sau:
Thường thì phương pháp này thích hợp đối với chó đã trưởng thành. Theo viện nghiên
cứu thú y chuyên về giun tim ở Mỹ thì việc tiêm thuốc cho chó bị nhiễm giun tim chia ra
thành 2 đợt. Đợt 1 được tiêm ngay sau khi chẩn đoán là nhiễm giun, đợt 2 được tiêm cách
đợt 1 bốn tuần, chia làm hai mũi, mỗi mũi cách nhau 24 giờ. Thuốc sẽ được tiêm vào vùng
thắt lưng của chó.
*Phòng bệnh.
Dùng Ivermectin định kỳ:Cách chữa trị này cần thời gian điều trị khoảng 2 năm
để loại bỏ hoàn toàn những con giun tim trưởng thành. Tuy nhiên tốt nhất, nếu được thì
nên tiêm để chữa trị nhanh chóng cho chó nuôi, bởi vì nếu dùng Ivermectin thì những con
giun chỉ bị giết chết dần. Và nhiều trường hợp khi đã loại bỏ giun tim rồi thì bệnh phổi lại
phát triển.

89
Ngoài việc chọn phương thức chữa trị như trên, điều quan trọng là phải hạn chế những
hoạt động của chó từ 4-6 tuần. Bớt hoạt động sẽ làm giảm đi khả năng nghẽn mạch phổi
khi những con giun tim chết đi và được chuyển xuống phổi từ tim và động mạch phổi. Sáu
tháng kể từ khi việc điều trị hoàn tất, nên tiến hành một đợt kiểm tra kháng nguyên giun
tim và siêu giun tim để xác định hiệu quả của việc chữa trị.

Bài 9: NGOẠI KHOA TRÊN CHÓ MÈO


Mục tiêu của bài.
Học xong bài này người học có khả năng:
90
- Thiến mổ đựơc các trường hợp đơn giản
9.1. May các vết thƣơng
9.2. Thiến con đực
Triệt sản con đực ở Việt Nam thường gọi là thiến (neutering). Là một phẫu thuật
nhằm cắt bỏ tinh hoàn, đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testosterone cũng như
khả năng sản sinh tinh trùng của con vật.
Có rất nhiều trường hợp người ta triệt sản chó và mèo sớm như tiêm vaccine 8 tuần tuổi,
tuy nhiên, thời gian rất tốt nhất là sau khi chó hoặc mèo đã được phát triển tương đối toàn
diện, ít nhất là sau khi hệ thống miễn dịch của con vật đã làm việc tốt, các cơ quan gan,
thận, tim,.. có thể chịu đựng được thuốc mê. Nhưng cũng phải trước khi có khả năng tình
dục ở tuổi dậy thì. Tóm lại, thời gian tốt nhất để thiến là giữa 4 và 6 tháng tuổi cho cả và
chó mèo.
* Trình tự tiến hành thường như sau:
- Giảm đau: có thể gây mê hoặc gây tê. Nếu gây tê, việc cố định khá quan trọng, con vật
có thể phản ứng mạnh khi tiêm thuốc tê và khi thuốc tê không đáp ứng đủ. Thuốc tê
thường được tiêm bằng cách xuyên kim và bơm thuốc vào hai thừng dịch hoàn và vào bên
trong hai dịch hoàn.
- Lông được cạo sạch và tiệt trùng khu vực mỗ.
- Vết rạch thường theo chiều dọc, dứt khoát, càng nhỏ càng tốt. Có ý kiến cho rằng cần có
hai vết rạch, tuy nhiên, ở Việt Nam, một vết rạch là quá đủ để thực hiện, vì sau khi đã cắt
bỏ được một dịch hoàn, từ vết rạch đó ta có thể cắt bỏ dịch hoàn còn lại. Sau khi rạch đứt
phần da với vết mỗ mà theo bạn là đã đáp ứng được yêu cầu, bạn rạch tiếp phần dịch hoàn
và nên lách mũi dao sao cho vết rạch lên dịch hoàn càng rộng càng tốt. Điều đó sẽ tạo điều
kiện cho dịch hoàn bộc lộ ra khỏi âm nang nhanh hơn mà không cần mở rộng vết rạch da.
- Có thể tháo gở phụ hoàn hoặc không là điều không quan trọng. Mạch máu có thể được
thắt lại bởi chỉ khâu, mạch máu tự cột thắt hay dùng pinch để xoắn. Tuy nhiên việc dùng
chỉ khâu để thắt là tối ưu hơn cả.
- Khâu vết thương: ở những con vật nhỏ, việc vết rạch ngắn đồng nghĩa với việc không
cần khâu vết thương. Vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Ở những con vật lớn, vết thương
91
thường được khâu vá lại nhưng thường là những múi khâu không chặt, không lỏng. Dù
khâu hay không khâu vết thương cũng không nên quên bôi, rắc hay đặt một loại kháng
sinh diệt khuẩn nào đó trực tiếp vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một chú ý
nữa là không quên dùng gạc để thấm hết lượng máu tồn dư bên trong vết thương.
Nên theo dõi kiểm tra vết thương hàng ngày.
Chỉ khâu sẽ được cắt 10 ngày sau khi phẫu thuật. Tuyệt đối không được tắm sau phẫu
thuật ít nhất là 2 tuần.
9.3. Thiến con cái.
9.4. Cắt bỏ tử cung có mủ.
* Dụng cụ phẫu thuật:
- Lưỡi lam
- Nhíp
- Dao mổ
- Cây móc tử cung
- Forcep
- Chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910 hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc
3-0
- Kéo cắt chỉ
- Kẹp cầm kim
- Kẹp vải
- Kẹp mạch máu
- Kim may
* Hóa chất:
- Atropin: Chó: 1ml/10kgP, tiêm dưới da 15 phút trước khi tiêm thuốc gây mê.
- Acepromazine: Chó: Tiền mê 0,1-0,2mg/kgP, tiêm mạch hoặc tiêm thịt (tối đa không
quá 3mg)
- Lidocain.
- Nước oxy già.
- Iod
92
b) Chuẩn bị cho con vật trước khi mổ:
Cho thú nhịn ăn 12 giờ trước khi phẫu thuật để giảm thiểu sự ói mửa và hít chất trào
ngược vào trong quá trình gây mê. Ngưng cho uống nước 3-4 giờ trước khi cấp thuốc mê.
Cần phải quan sát, theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con vật. Nếu đánh giá tình
trạng con vật đủ khả năng vượt qua ca mổ thì mới tiến hành phẫu thuật.
c) Cách mổ:
Chú ý: Ở trên chó, thực hiện đường mổ ở giữa ngay sau rốn sẽ thuận tiện cho việc buộc
dây treo buồng trứng. Ở mèo, thực hiện đường mổ về phía sau sẽ thuận tiện để cột thân tử
cung.
* Gây mê: Tiêm Atropin với liều 1ml/10kgP dưới da. 15 phút sau tiêm Acepromazine vào
mạch liều 0,1-0,2mg/kgP cho chó, 0,25-0,5mg/kgP cho mèo và tiêm Lidocain (Chó:
1ml/3,4-4,5kgP, Mèo: 1ml/4,5kgP) gây tê màng cứng.
* Tiến hành mổ:
- Cạo lông sát trùng vùng mổ ở giữa bụng từ sụn mấu kiếm cho tới xương mu. Xác định
rốn. Thực hiện đường mổ ngay sau rốn, kéo dài về phía sau từ 4-6 cm qua da và mô dưới
da để bộc lộ đường trắng. Dùng nhíp để gắp đường trắng và nâng lên, dùng mũi dao mổ
chọc thủng 1 lỗ vào xoang bụng qua đường trắng phía trước nhíp, đưa cây hướng dẫn vào
xoang bụng và lật ngữa lưỡi dao mổ để mở rộng vết mổ về hai phía dọc theo cây hướng
dẫn.
- Dùng cây móc tử cung để móc sừng tử cung bên phải ra ngoài qua vết mổ, nếu không
xác định được vị trí của sừng tử cung bằng cây móc thì nâng đáy bàng quang lên và xác
định tử cung nằm ngay giữa kết tràng và bàng quang. Khi đã xác định được sừng tử cung,
dùng 1 forcep để kẹp ngang qua giữa sừng tử cung và buồng trứng. Dùng ngón cái và
ngón trỏ nắm màng bao buồng trứng, trong khi dùng ngón trỏ của tay kia để làm giãn dây
chằng hoặc tách rời dây treo buồng trứng gần với thận nhưng đừng làm đứt mạch máu
buồng trứng, để cho phép đưa buồng trứng ra ngoài vết mổ dễ dàng. Làm rách một lỗ nhỏ
ở phía sau dây chằng rộng gần với cuống buồng trứng, đặt hai forcep đối diện nhau ngang
qua cuống buồng trứng. Dùng chỉ tiêu Chromic catgut, Polydioxanone, Polyglactin 910
hoặc Polyglyconate 2-0 hoặc 3-0 để thực hiện 1 mối cột hình số 8 ngay vị trí của forcep
93
gần vối buồng trứng. Tiếp theo, cột thêm 1 mối nữa ở ngay vị trí của forcep ở xa buồng
trứng để ngăn ngừa chảy máu. Đặt một kẹp mạch máu ở dây tro gần với buồng trứng, cắt
ngay dây treo buồng trứng ở vị trí giữa kẹp và buồng trứng. Mở màng bao buồng trứng để
kiểm tra buồng trứng ở bên trong, mở kẹp ở cuống buồng trứng để quan sát xem có xuất
huyết hay không trước khi cho vào bên trong xoang bụng.
- Từ buồng trứng và sừng tử cung đã được tách rời, lần tìm sừng tử cung phía bên kia và
cũng làm tương tự. Sau khi đã tách rời được cả hai buồng trứng, lúc này đưa cả hai sừngtử
cung ra ngoài qua vết mổ và lật về phía sau. Với những chó cái đã sinh sản, dây chằng
rộng, tử cung lớn và có nhiều mạch máu thì tạo một lỗ thủng ở dây rộng tử cung chỗ gần
với thân tử cung, dùng forcep để kẹp dây rộng tử cung lại, sử dụng chỉ tiêu để cột và cắt
ngang, làm tương tự cho phía bên kia ( với chó cái chưa sinh sản thì không cần thao tác
này). Kế tiếp dùng 2 forcep để kẹp ngang qua tử cung và dùng chỉ tiêu để cột hai mối vào
đúng vị trí của hai cái kẹp, mối phía ngoài buộc theo kiểu số 8, mối trong buộc theo chu
vi. Sau khi cột xong, đặt kẹp hai bên ngoài mối cột và cắt ngang tử cung ở giữa hai kẹp.
Đưa phần tử cung còn lại vào xoang bụng. May thành bụng lại với 3 lớp: phúc mạcvà cơ
thẳng bụng, mô dưới da, và da.
d) Chăm sóc hậu phẫu:
Bôi thuốc sát trùng lên vết mổ ngày 2 lần, tiêm kháng sinh và Vitamin liên tục từ 3-5ngày.

94

You might also like