You are on page 1of 3

Mở đầu: Nhà văn Vũ Bằng đã viết trong ‘Món ngon Hà Nội’: “Sống trên đời, ăn

miếng dồi chó, chết xuống âm phủ, biết có hay không?”. Thậm chí, Bác Hồ cũng
từng nói rằng: “Thịt chó là món ăn độc đáo của Việt Nam và nhiều nước Châu Á,
Bác lấy làm lạ thấy có người Việt Nam không biết ăn thịt chó”. Trong xã hội hiện
đại, thịt chó được thương mại hóa, trở thành một món ăn có thể kinh doanh, cùng
với đó, Việt Nam ta đón nhận những làn sóng văn hóa mạnh mẽ từ nước ngoài. Từ
đó, bắt đầu nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều, tranh cãi về món ăn này từ môi trường,
sức khỏe, tâm linh và cả văn hóa. Tranh cãi, bàn tán đến mức gay gắt thì xuất hiện
nhiều ý kiến cực đoan cho rằng cần Cấm ăn thịt chó và họ miệt thị người ăn thịt
chó, gọi đó là những kẻ thiếu văn minh, vô lương tâm. Vậy, cấm ăn thịt chó, có
cần thiết không?
Bố cục: Để trả lời sáng tỏ cho câu hỏi này, tôi sẽ trả lời 3 luận điểm chính mà
những người đề xuất cấm ăn thịt chó đưa ra:
1. Ăn thịt chó nhiều bệnh tật, nguy hiểm cho con người – Có đúng không?
2. Ăn thịt chó làm gia tăng nạn trộm chó, làm mất an ninh trật tự - Đúng hay
sai?
3. Ăn thịt chó là không văn minh, vô văn hóa –Thế nào là văn hóa, văn minh?

1. Ăn thịt chó nhiều bệnh tật, nguy hiểm cho con người – Có đúng không?

Điều này không hoàn toàn chính xác. Thịt chó khi chế biến phải trải qua nhiều
công đoạn phức tạp, cầu kỳ, từ lúc vặt lông chó phải ngâm nước nóng đúng 70 0C,
hay sơ chế phải thui qua rơm để phần da đen trở nên vàng óng cho đến lúc chế biến
các món ăn từ luộc, hấp, nướng, rượu mận hay dồi chó cũng đều cần chín kỹ và đi
kèm với nhiều nguyên liệu giải độc, giàu dinh dưỡng như riềng, sả, mẻ, v.v…
Ngược lại, 100g thịt chó trung bình cung cấp 340kcal, 19g đạm, nhiều vitamin và
các vi khoáng, nhỉnh hơn các loại thịt hàng ngày như bò, lợn, gà. Đối với danh y
Tuệ Tĩnh, thịt chó như một phương thuốc trong y học (tác phẩm Nam Dược Thần
Hiệu). Năm 2004, bác sĩ Đỗ Tất Lợi đã hệ thống đầy đủ công dụng và liều dùng
các bộ phận của loài chó có tác dụng chữa bệnh. Tất nhiên, một số người mắc bệnh
thận, gout, gan, máu nhiễm mỡ và phụ nữ có thai cần kiêng thịt chó do đặc tính
nóng, nhiều chất của nó nhưng điều này cũng bình thường như mọi loại thịt khác.
Thịt chó đôi khi có thể nhiễm khuẩn, sán dây, dính bả thậm chí là virus dại nếu để
dính nước dãi vào món ăn nhưng đó là nhưng nguồn thịt bẩn, không rõ ràng mà
phần sau sẽ làm rõ hơn cho mọi người thấy đây không phải điều đáng lo.

2. Ăn thịt chó làm gia tăng nạn trộm chó, làm mất an ninh trật tự - Đúng hay sai?

Đây là một luận điểm vô lý và thiếu cơ sở về mặt số liệu. Năm 2014, số liệu thống
kê của các tổ chức quyền động vật ước tính VN tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó lấy
thịt. Có một luận điểm cho rằng. 70% lượng chó tiêu thụ đến từ việc trộm chó. Nếu
thật như vậy, thì mỗi tháng số chó bị trộm rơi vào khoảng 300 ngàn con, chia đều
cho khoảng 10 ngàn xã/phường/thị trấn ở VN, mỗi ngày mỗi xã, phường, thị trấn
sẽ mất 1 con chó, điều không tưởng ngay cả vào thời điểm nhức nhối nhất của nạn
trộm chó. Thực chất, nguồn cung chó thịt đến từ chăn nuôi chuyên nghiệp hoặc
nhập khẩu. Theo số liệu năm 2018 của Bộ Nông nghiệp, có khoảng 11 triệu con
chó được chăn nuôi trên cả nước.
Nhiều người cho rằng phải có cầu thì mới có nạn trộm chó, không sai, nhưng bản
thân việc ăn thịt chó không tác động nhiều lên nạn trộm chó. Khi một kẻ lấy trộm
cắp làm nghề, hắn sẽ trộm cắp thứ gì đó, và đơn giản, chó là một trong số những
thứ ấy mà thôi.
Tóm lại, để ngăn chặn hành vi trộm chó, đồng thời lại đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm thì như mọi loại thực phẩm khác, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát,
nguồn gốc xuất xứ, an toàn dịch tễ rõ ràng, nghĩa là không phải cấm mà cần quản
lý chặt chẽ.

3. Ăn thịt chó là không văn minh, không “văn hóa” – Vậy thế nào là văn minh?

Đầu tiên, xét trên góc độ lịch sử, dân tộc ta đã ăn thịt chó từ rất lâu trước đây. Đối
với người Việt, chó là loài động vật trông nhà, giữ của và tất nhiên là cả làm thịt.
Điều này được thể hiện câu ca dao “nhất vện, nhị vàng, tam khoang, tứ mực, gặp
lúc cùng cực, mới xực chó trắng” ấy là miêu tả cách chọn chó để thịt. Như vậy, thịt
chó là một món ăn mang tính truyền thống của văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Mặt khác, xét trên góc độ văn hóa, những người yêu cầu cấm ăn thịt chó vì họ nghĩ
cả xã hội cũng như họ, coi chó là bạn, là người thân chứ không chỉ là vật nuôi
trong nhà. Tôi cho rằng đó là góc nhìn của người phương Tây. Đối với người
phương Tây, chó luôn xuất hiện như một người bạn từ rất lâu rồi, nó là biểu tượng
cho lòng trung thành. Thậm chí ở Mỹ, có câu nói đùa về thứ tự ưu tiên là “phụ nữ,
trẻ em, con chó, đàn ông”. Còn với Việt Nam rõ ràng không có văn hóa coi chó
mèo là bạn. Đúng ra con trâu mới luôn là động vật tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam
– nền văn minh lúa nước, và lịch sử cũng ghi nhận đó là động vật duy nhất đã từng
có các luật cấm giết thịt bừa bãi từ thời phong kiến cho đến tận lúc chúng ta kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy vậy, một con trâu mà không kéo cày, kéo bừa
được nữa thì cũng trở thành thực phẩm mà thôi.
Còn để nói về sự văn minh, tôi xét đến việc người Nhật và các nước Bắc Âu vẫn
tồn tại văn hóa ăn thịt cá heo, cá voi mà cá heo thậm chí thông minh hơn chó rất
nhiều. Việc này bị phản đối không phải là do văn minh mà là cá heo và cá voi nằm
trong danh sách có khả năng tuyệt chủng. Bên cạnh đó, người phương Tây vẫn tồn
tại nhiều thú vui tiêu cực như săn gấu Bắc Cực. Quy chuẩn duy nhất đối với động
vật là giữ cân bằng hệ sinh thái – xét đến cùng vẫn là vì lợi ích con người – mà thịt
chó thì không hề làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Kết luận: Ăn thịt chó không nguy hiểm hơn các thứ thịt khác, không tác động
nhiều đến thực trạng trộm chó và đặc biệt đó là nét văn hóa ẩm thực có từ lâu của
Việt Nam. Thông điệp tôi muốn gửi tới là: “Những ai không ăn thịt chó, có quyền
không ăn, nhưng họ KHÔNG CÓ QUYỀN cấm người khác ăn thịt chó, lăng mạ,
sỉ nhục, xúc phạm người ăn thịt chó – Đó mới là không văn minh”

You might also like