You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA

Môn: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG

Lê Ngọc Minh, CQ59/01.01, STT 27

1. Chính phủ là cơ quan nào?

A. Hành pháp
B. Hành chính
C. Chấp hành, điều hành
D. Cả 3

Trả lời: D. Cả 3
(*Giải thích: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội).

2. Bộ máy nhà nước bao gồm mấy cơ quan? Đó là những cơ quan nào?

Trả lời:

Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước,
Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.

1
3. Vẽ sơ đồ hệ thống chính trị VN và giải thích cách thức hoạt động.

Trả lời:

Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Hệ thống chính trị


Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc


Nhà nước Cộng hòa
Đảng Cộng sản Việt Việt Nam và các tổ
xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chức chính trị đoàn
Nam
thể

Quốc hội Công đoàn Việt Nam

Chính Phủ Hội Liên hiệp Phụ nữ

Hội Nông dân Việt


Tòa án nhân dân
Nam

Đoàn Thanh Niên


Cộng sản Hồ Chí
Minh

Hội Cựu chiến binh


Việt Nam

Các thức hoạt động:

Hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động theo một cơ chế chủ đạo là: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo, định hướng
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước thể chế hóa đường lối, mục tiêu, chủ trương

2
lãnh đạo của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện. Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích rộng rãi của các giai
cấp, tầng lớp xã hội, của toàn thể Nhân dân lao động và yêu nước Việt Nam, là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân. Thông qua bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội của Nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai
trò, chức năng lãnh đạo đối với toàn xã hội, nhằm phát huy và thực hiện quyền làm chủ
của Nhân dân.

4. Ý nghĩa thực tiễn của nguyên tắc công khai

Trả lời:

Cơ sở lý luận:

Công khai là việc cán bộ, công chức hành chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ,
kịp thời và chính xác những thông tin chính thức có trong văn bản quản lý và phương
thức thực hiện công việc của mình cho các đối tượng có liên quan đến việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Minh bạch là những thông tin cần thiết được cung cấp cho người dân dưới các
hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống, trình độ dân trí
v.v... để họ dễ tiếp cận, dễ khai thác sử dụng vào những mục đích hợp pháp.

Ý nghĩa thực tiễn:

Tổ chức hoạt động hành chính của Nhà nước ta là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia
và lợi ích hợp pháp của công dân nên cần phải công khai, minh bạch. Công khai, minh
bạch sẽ giúp người dân giám sát được hoạt động của các cơ quan chức năng cũng như
các tổ chức được dân cử, từ đó đòi hỏi cơ quan nhà nước thực hiện đúng đắn các quy
định của pháp luật, làm cho các cán bộ, công chức có ý thức hơn trong việc thực hiện
chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy
định, tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn để trục lợi hoặc làm việc qua loa, hình thức.
Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch sẽ giúp xây dựng một nền hành chính công
cởi mở, trong sạch, có trách nhiệm với công dân và xã hội, đồng thời còn ngăn chặn tệ
tham nhũng, quan liêu xa rời quần chúng nhân dân của công chức.

You might also like