You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ DASHBOARD


BÁO CÁO QUẢN TRỊ TRONG EXCEL

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG LÝ


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC CÁT TƯỜNG
Lớp : 61-TTQL
Mã số sinh viên : 61133213

Khánh Hòa - 2023


PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 506/QĐ-ĐHNT, ngày 16 tháng 05 năm 2019 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang)
_______________________________________________________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/Viện:.......................................
PHIẾU ĐĂNG KÝ NHẬN ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/nhóm sinh viên đăng ký đề tài (sĩ số trong nhóm:……)
(1).....................................................MSSV:...............................Khóa:..............
(2).....................................................MSSV:...............................Khóa:..............
(3).....................................................MSSV:...............................Khóa:..............
Ngành:..............................................Khoa:........................................................
2. Tên đề tài đăng ký:
............................................................................................................................
3. Cán bộ hướng dẫn:
(1).......................................................................................................................
(2).......................................................................................................................
Sinh viên đã hiểu rõ yêu cầu của đề tài, cam kết thực hiện và hoàn thành theo đúng
nội dung, thời hạn đề ra.

Khánh Hòa, ngày….tháng….năm….

Ý kiến của cán bộ hướng dẫn Sinh viên

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng Bộ môn duyệt


(Ký và ghi rõ họ tên)

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/Viện:.......................................

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ


ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
(Dùng cho CBHD và nộp cùng báo cáo ĐA/KL/CĐTN của sinh viên)
Tên đề tài:......................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn:...................................................................................................
Sinh viên được hướng dẫn:...........................................MSSV:.....................................
Khóa:.................................Ngành:................................................................................

Lần KT Ngày Nội dung Nhận xét của GVHD

Kiểm tra tiến giữa tiến độ của Trưởng bộ môn

Đánh giá công việc hoàn thành:………%


Ngày kiểm tra:……………... Được tiếp tục: ☐ Không tiếp tục: ☐
Ký tên:

3
Lần KT Ngày Nội dung Nhận xét của GVHD

10

Nhận xét chung (Sau khi sinh viên hoàn thành Đồ án/Khóa luận/Chuyên đề tốt
nghiệp):
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm hình thức:......../10 Điểm nội dung:......./10 Điểm tổng kết:......../10
 Đối với ĐA/KLTN:
Kết luận cho sinh viên: Được bảo vệ:☐ Không được bảo vệ:☐

Khánh Hòa, ngày….tháng….năm….

Cán bộ hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa/Viện:.......................................

PHIẾU CHẤM ĐIỂM ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN/CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


(Dùng cho cán bộ chấm phản biện)
1. Họ tên người chấm:............................................................................................
2. Sinh viên/nhóm sinh viên thực hiện ĐA/KL/CĐTN (sĩ số trong nhóm:...........):
(1).....................................................MSSV:......................................................
(2).....................................................MSSV:......................................................
(3).....................................................MSSV:......................................................
Lớp:....................Ngành:.....................................................................................
3. Tên đề tài:
.......................................................................................................................................
4. Nhận xét:
- Hình thức:....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Nội dung:.....................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm hình thức:......../10 Điểm nội dung:......./10 Điểm tổng kết:......../10
 Đối với ĐA/KLTN:
Kết luận cho sinh viên: Được bảo vệ:☐ Không được bảo vệ:☐

Khánh Hòa, ngày….tháng….năm….

Cán bộ chấm phản biện

(Ký và ghi rõ họ tên)

5
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “PHÂN TÍCH VÀ THIẾT
KẾ DASHBOARD, BÁO CÁO QUẢN TRỊ TRONG EXCEL” là kết quả nghiên cứu
của chính bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Nguyễn Thị Hương Lý,
chưa từng công bố ở bất kỳ đề tài nào khác. Các số liệu trong đề tài này được thu thập
và sử dụng một cách trung thực. Những nội dung lý thuyết tham khảo đều sẽ được
trình bày cụ thể ở phần tài liệu tham khảo.

Khánh Hòa, ngày….tháng….năm 2023

Tác giả chuyên đề

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Cát Tường

6
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Xây dựng và phân tích dữ liệu bằng
Dashboard”, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba mẹ, người chịu nhiều vất vả
để nuôi em khôn lớn, cho em những điều tốt đẹp nhất. Cảm ơn ba mẹ đã luôn bên em,
quan tâm, động viên những lúc em gặp khó khăn. Em rất tự hào khi được là con của
ba mẹ.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên trường Đại học Nha Trang đã
hỗ trợ, chỉ dẫn và cung cấp rất nhiều kiến thức về các môn đại cương cũng như các
môn chuyên ngành trong suốt những năm tháng em học tập tại đây. Giúp em có được
cơ sở lý thuyết vững vàng để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Hương Lý, người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, hỗ trợ và cho em những lời khuyên, những hướng đi để em có thể hoàn thành tốt
chuyên đề.
Sau cùng, em xin cảm ơn các bạn, các anh chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong
thời gian em thực hiện đồ án.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Một lần nữa, em xin gửi đến gia đình, thầy cô và bạn bè lời cảm ơn chân thành
và tốt đẹp nhất!

7
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................10
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................. 12
1. Giới thiệu đề tài................................................................................................12
2. Mục tiêu chọn đề tài.........................................................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................12
4. Cấu trúc đề tài...................................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DASHBOARD.......................................................13
1.1 Khái niệm về Dashboard.................................................................................13
1.2 Thông tin Dashboard mang lại........................................................................13
1.3 Lợi ích của Dashboard....................................................................................13
1.4 Phân loại Dashboard.......................................................................................14
1.4.1 Dashboard chiến lược..................................................................................14
1.4.2 Dashboard hoạt động..................................................................................15
1.4.3 Dashboard phân tích...................................................................................16
1.4.4 Dashboard chiến thuật.................................................................................17
1.5 Nguyên tắc thiết kế Dashboard.......................................................................18
1.6 Bảng chỉ số kết quả thiết yếu (KPI Dashboard)..............................................19
CHƯƠNG 2: TÍNH NĂNG CỦA EXCEL ĐỂ TẠO DASHBOARD........................20
2.1 Excel Camera..................................................................................................20
2.2 Sparklines.......................................................................................................21
2.3 Định dạng điều kiện (Conditional Formatting)...............................................24
2.4 Exel Charts.....................................................................................................26
2.5 PivotTable.......................................................................................................30
2.5.1 Tạo PivotTables để tùy chỉnh phân tích dữ liệu...........................................30
2.5.2 Tạo PivotTables theo mẫu có sẵn................................................................32
2.5.3 Xuất một dữ liệu bất kỳ trong bảng PivotTable ra một bảng tính khác........33
2.6 PivotChart.......................................................................................................34
2.7 Slicer............................................................................................................... 35
2.7.1 Tạo Slicer cho PivotTable trong Excel........................................................35
2.7.2 Kết nối Slicer với nhiều PivotTable.............................................................37
2.8 Timeline..........................................................................................................37
2.9 Calculated Field..............................................................................................39

8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Trong những năm gần đây, báo cáo kiểu bảng điều khiển đã được sử dụng và
triển khai bởi nhiều ngành khác nhau, từ chăm sóc sức khỏe, nhân sự, tiếp thị, bán
hàng, hậu cần hoặc công nghệ thông tin, tất cả đều nhận thấy tầm quan trọng của việc
triển khai báo cáo dữ liệu như một cách để giảm chi phí và tăng năng suất của doanh
nghiệp tôn trọng của họ. Vì thế mà Microsoft Excel ra đời. Đây là một phần mềm hữu
ích hỗ trợ các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Excel có các công cụ và lệnh để người
dùng tạo các bảng tính, cơ sở dữ liệu cho từng từng kỳ một cách dễ dàng và xử lý khối
lượng lớn thông tin nhanh chóng.
Dashboard là một công cụ có sẵn trong Excel, giúp người dùng phân tích,
thống kê để lập nên các biểu đồ biểu diễn, dự đoán xu thế trong tương lai từ những
con số đầu vào khô khan, từ đó đề ra chiến lược, kế hoạch phát triển cho doanh
nghiệp.
2. Mục tiêu chọn đề tài
- Tiếp cận và nghiên cứu cách Dashboard hoạt động.
- Biết được cách làm việc của các công cụ hỗ trợ kinh doanh trong Excel.
- Ứng dụng được Dashboard vào phân tích dữ liệu kinh doanh của doanh
nghiệp với dữ liệu thực tế.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu lý thuyết về Dashboard.
- Tìm hiểu các công cụ của Excel như biểu đồ, Pivot Table, Pivot Chart,
Slicer, Dashboard,…
- Xây dựng Dashboard.
4. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan về Dashboard.
 Chương 2: Tính năng của Excel để tạo Dashboard.
 Chương 3: Áp dụng Dashboard phân tích dữ liệu thực tế.

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DASHBOARD
1.1 Khái niệm về Dashboard
Dashboard là một giao diện hiển thị dữ liệu, thông tin và chỉ số quan trọng trên
một trang web hoặc ứng dụng để giúp người dùng theo dõi và đánh giá hiệu quả của
các hoạt động, quy trình hoặc chiến dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng, thường
được thiết kế để cung cấp cho người dùng một cái nhìn tổng thể về hoạt động của họ,
thông qua việc hiển thị dữ liệu theo thời gian thực hoặc tổng hợp trong khoảng thời
gian nhất định
Ngoài việc cung cấp các dữ liệu chuyên sâu trong quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty, doanh nghiệp, Nó cũng cung cấp các công cụ để giúp người dùng
phân tích và hiểu rõ hơn về dữ liệu của họ, giúp họ đưa ra các quyết định kinh doanh
thông minh và hiệu quả hơn.
1.2 Thông tin Dashboard mang lại
Dashboard mang những thông tin thường liên quan đến nhiều hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Những thông tin này thường rất dễ hiểu, ngắn gọn và chỉ
chứa đựng những từ khóa quan trọng.
Thông tin, dữ liệu mà các Dashboard mang lại không chỉ là những tình hình
trong quá khứ hay hiện tại mà còn có các chỉ số dự đoán phù hợp trong tương lai.
Những dữ liệu này thường còn được thể hiện qua các đồ thị đa chiều, giúp cho việc so
sánh và theo dõi tình hình kinh doanh có thể được tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Các Dashboard có thể là tĩnh hoặc tương tác. Đối với Dashboard tương tác,
người dùng có thể thực hiện các lựa chọn và thay đổi chế độ xem, dữ liệu sẽ tự động
được cập nhập.
1.3 Lợi ích của Dashboard
Trong thời gian nhanh chóng nhất sẽ cung cấp cho người sử dụng những phân
tích dữ liệu mà mình mong muốn cho mực tiêu hiện tại. Từ đó kịp thời đưa ra những
quyết định kinh doanh hiệu quả.
Dashboard được tạo ra, được trình bày một cách dễ hiểu, sinh động bằng việc
diễn tả các thước đo, dạng biểu đồ, dạng bảng. Giúp người dùng theo dõi và quản lý
các hoạt động và quy trình kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Với thông tin trực quan
và dễ hiểu, người dùng có thể dễ dàng nhận ra các vấn đề và điều chỉnh các hoạt động
để đạt được hiệu suất tốt nhất.

10
Dashboard giúp cho bảng đánh giá, bảng báo cáo chất lượng hơn, làm người
xem có thể hiểu được khái quát toàn bộ vấn đề.
1.4 Phân loại Dashboard
Dashboard được phân ra làm bốn dạng thông dụng sau:

 Dashboard chiến lược (Strategic Dashboard) – tập trung vào các


chiến lược dài hạn và các chỉ số cấp cao.
 Dashboard hoạt động (Operational Dashboard) – hiển thị khung
thời gian ngắn hơn và quy trình hoạt động.
 Dashboard phân tích (Analytical Dashboard) – chứa một lượng lớn
dữ liệu được tạo ra bởi các nhà phân tích.
 Dashboard chiến thuật (Tactical Dashboard) – được đội ngũ quản
lý cấp trung sử dụng để theo dõi hiệu suất.

1.4.1 Dashboard chiến lược


Dashboard chiến lược được sử dụng để theo dõi các chiến lược tổ chức dài hạn
với sự trợ giúp của các KPI quan trọng. Chúng thường phức tạp trong quá trình tạo,
mang lại tác động trên toàn doanh nghiệp đối với doanh nghiệp và chủ yếu được sử
dụng bởi những người ra quyết định cấp cao.
Thường được sử dụng trong nhiều loại hình kinh doanh trong khi sắp xếp các
mục tiêu cốt lõi của công ty. Họ theo dõi các chỉ số hiệu suất so với các mục tiêu
chiến lược của toàn doanh nghiệp. Dó đó, các trang tổng quan này có xu hướng tóm
tắt tiến trình theo các khung thời gian đã đặt: tháng trước, quý hoặc năm trước. Khi
được phát triển, thiết kế và triển khai đúng cách, nó có thể giảm một cách hiệu quả
lượng thời gian cần thiết để hoàn thành KPI kinh doanh cụ thể, đồng thời giảm chi phí
vận hành.
Dashboard chiến lược được các CEO, CFO, CMO,…quan tâm nhiều vì nó xác
định những góc nhìn cụ thể, các đề xuất hành động mang tính chiến lược đã được cân
nhắc kỹ lưỡng và tính toán cẩn thận.
Dashboard này có thể giúp các nhà quản lý báo cáo kết quả bất cứ lúc nào để
các bộ phận và công ty có thể làm việc hướng tới mục tiêu theo đúng định hướng.
Để thiết kế một Dashboard chiến lược cần chú ý:

11
- Bảng Dashboard chiến lược sẽ giúp người dùng biết được chiến lược của
họ có đi đúng hướng không bằng cách hiển thị giá trị hiện thực, mục tiêu
và sử dụng các màu sắc xanh – vàng – đỏ để hiện thị hiệu suất tốt – xấu.
- Sử dụng thanh tiến trình hoặc đồng hồ đo để hiển thị tiến trình hướng tới
mục tiêu.
- Hiển thị xu hướng đơn giản bằng cách sử dụng biểu đồ thu nhỏ hoặc
biểu đồ đường không gắn nhãn.
- Đi vào tổng thể, không đào sâu chi tiết.

1.4.2 Dashboard hoạt động


Dashboard hoạt động được các công ty sử dụng để theo dõi và tối ưu hóa hiệu
suất của các hoạt động trong thời gian ngắn của họ. Vì chúng tập trung vào việc theo
dõi các quy trình hoạt động nên chúng thường được quản lý bởi những người ra quyết
định cấp dưới.

12
Những loại bảng điều khiển này được cho là những loại phổ biến nhất. Chúng
chủ yếu được sử dụng để theo dõi và phân tích các hoạt động của doanh nghiệp trong
một lĩnh vực kinh doanh nhất định.

1.4.3 Dashboard phân tích


Dashboard phân được sử dụng để hiển thị các thông tin phân tích chi tiết về dữ
liệu, giúp cho người sử dụng có thể phân tích và đưa ra quyết định dựa trên những
thông tin này. Dashboard phân tích bao gồm các biểu đồ, đồ thị, bảng dữ liệu, số liệu
thống kê, và các chỉ số liên quan đến kết quả phân tích.
Các Dashboard này hỗ trợ phân tích cho các nhà quản lý cấp trung, những
người thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, thiết kế dashboard cần phản
ánh trực tiếp các vấn đề và sắp xếp các vấn đề đó theo thứ tự tương thích với các hành
động được thực hiện.

13
1.4.4 Dashboard chiến thuật
Dashboard chiến thuật được sử dụng trong phân tích và giám sát các quy trình
do quản lý cấp trung thực hiện, nhấn mạnh vào phân tích. Sau đó, một tổ chức theo
dõi hiệu quả việc thực hiện mục tiêu của công ty và đưa ra các đề xuất phân tích cho
các chiến lược trong tương lai, phù hợp để giám sát các quy trình hỗ trợ các sáng kiến
chiến lược của tổ chức.

14
1.5 Nguyên tắc thiết kế Dashboard
- Quy tắc 1: Thiết kế cho một mục tiêu cụ thể: luôn hướng tới mục tiêu
cuối cùng và mục đích của người sử dụng khi dùng Dashboard.
- Quy tắc 2: Để tất cả thông tin lên một màn hình.
- Quy tắc 3: Giữ mọi thứ đơn giản: hạn chế sử dụng hiệu ứng đồ họa
không liên quan đến dự liệu.
- Quy tắc 4: Căn lề biểu đồ và các khối thông tin: luôn phải căn lề trái,
phải, trên, dưới các khối thông tin trong Dashboard.
- Quy tắc 5: Thống nhất: thống nhất sử dụng một loại biểu đồ; đồng nhất
màu sắc cho cùng một kiểu dữ liệu; đồng nhất vị trí chú thích của những
loại biểu đồ giống nhau.
- Quy tắc 6: Nổi bật những thông tin quan trọng: ưu tiên dữ liệu theo mức
độ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; thông tin quan trọng dùng màu
đậm và to hơn.
- Quy tắc 7: Rõ ràng: tiêu đề biểu đồ cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh viết tắt;
chú thích ngày cập nhật dữ liệu, ngày chốt thực chạy.
- Quy tắc 8: Rút gọn số có giá trị quá lớn, làm tròn số thập phân.
- Quy tắc 9: Nội dung phải có ngữ cảnh: dữ liệu cần có sự so sánh, quan
hệ (cùng kỳ, tăng trưởng, chỉ tiêu); thể hiện xu thế qua thời gian.
- Quy tắc 10: Không thiết kế giống báo cáo thông thường.
- Quy tắc 11: Loại bỏ dữ liệu thừa không cùng nội dung báo cáo.
1.6 Bảng chỉ số kết quả thiết yếu (KPI Dashboard)
2 KPI Dashboard là một công cụ trực quan cung cấp chế độ xem tập trung các
nguồn dữ liệu khác nhau để theo dõi và tối ưu hóa mục tiêu hiệu quả. Với sự trợ
giúp của các số liệu và KPI, các doanh nghiệp có thể có cái nhìn toàn cảnh về hiệu
suất của họ ở cấp độ hoạt động hoặc chiến lược.

15
Nhờ KPI Dashboard mà người điều hành có thể nắm bắt nhanh chóng hiện
trạng thực hiện chiến lược, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức tại bất
kì thời điểm nào của năm để có thể có những điều chỉnh cần thiết, đảm bảo doanh
nghiệp hay tổ chức vận hành theo đúng định hướng chiến lược.
Bảng chỉ số kết quả thiết yếu cũng góp phần tạo ra động lực để hoàn thành và
vượt mục tiêu khi nó luôn cho thấy sự so sánh trực quan giữa chỉ số thực tế và kế
hoạch.
KPI Dashboard thành công phải đầy đủ các yếu tố sau:
 Đặt mục tiêu và chỉ tiêu hữu hình cho từng bộ phận trong doanh nghiệp.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho trách nhiệm giải trình trong các mỗi bộ
phận.
 Cung cấp cập nhật theo thời gian thực về mục tiêu và tiến độ.

16
CHƯƠNG 2: TÍNH NĂNG CỦA EXCEL ĐỂ TẠO DASHBOARD
Để tạo được Dashboard, trước tiên cần phải có dữ liệu gốc. Có nhiều cách để
nhập dữ liệu vào Excel, từ việc nhập vào dữ liệu thực tế từ doanh nghiệp, sử dụng các
dữ liệu từ file Access hoặc tìm kiếm nguồn dữ liệu từ các trang web.
Nếu các dữ liệu có được là dữ liệu thô, chưa được sắp xếp và chỉnh sửa hợp lý
thì cần phải tiền xử lý. Những lỗi cần lưu ý là lỗi đánh máy, lỗi giá trị, nội dung trùng
lặp, các dấu và khoảng trống dư thừa,…
2.1 Excel Camera
Để chụp hình bảng tính Excel, theo cách thông thường sẽ dùng một số cách
chụp màn hình bằng phím tắt như PrtScr hay Alt + PrtSct,…Tuy nhiên hiện nay,
Excel đã tích hợp công cụ Camera để hỗ trợ người dùng cắt ảnh vô cùng tiện lợi.
Cách thêm Camera vào Excel:

 Chọn tab File trên thanh công cụ, sau đó chọn mục Options.
 Ở cửa sổ Excel Options, chọn Quick Access Toolbar. Tiếp theo chọn All
Commands trong danh sách Choose commands from và tìm đến Camera. Chọn
Add >>, sau đó OK để hoàn tất cài đặt.

17
Hình 2.1 Thêm Camera vào Excel
Để thực hiện chụp bảng tính trong Excel, đầu tiên chọn vùng bảng tính cần
chụp, sau đó nhấn chuột vào icon Camera.

Hình 2.2 Chụp hình bằng công cụ Camera


Nhấn đúp chuột vào một ví trí bất kỳ bạn muốn đặt ảnh, khi đó ảnh sẽ xuất

hiện.
Hình 2.3 Kết quả sau khi sử dụng Excel Camera
Hình ảnh sau khi chụp cũng có thể paste vào công cụ Paint, Photoshop hoặc
nếu muốn dán trực tiếp vào Word thì chỉ cần nhấn chuột phải vào hình ảnh vừa chụp,
chọn Cut và dán vào một vị trí mong muốn trong Word.
Dữ liệu trong hình chụp sẽ tự động thay đổi khi dữ liệu gốc thay đổi.
2.2 Sparklines

18
Sparkline trong Excel là dạng biểu đồ nhỏ hiển thị ngay trong ô dữ liệu của
bảng tính, không có hệ trục tọa độ. Biểu đồ Sparkline phản ánh hình ảnh và chuỗi giá
trị được chọn. Khi tăng/giảm kích thước các ô của Excel thì Sparkline thuộc ô nào sẽ
tự động chuyển đổi kích thước theo và nằm gọn ở ô đó.

Sparkline giúp dễ dàng quan sát, phân tích sự liên quan, xu hướng tăng/giảm,…
của một loạt dữ liệu và hạn chế nhầm lẫn như khi phân tích dữ liệu trên một đồ thị
lớn. Bên cạnh đó, Sparkline cũng tự động cập nhật dữ liệu nhanh chóng nếu dữ liệu bị
thay đổi.
Có 3 dạng Sparklines hiện nay trên bảng tính: Line, Column, Win/Loss.
 Line: là dạng biểu đồ đường thẳng biểu thị sự chênh lệch độ cao giữa
các giá trị.
 Column: là dạng biểu đồ cột, trong đó mỗi cột hiển thị một giá trị.
 Win/Loss: là dạng biểu đồ hiển biểu thị tính tích cực hoặc tiêu cực của
các giá trị (ví dụ như chi phi, lãi/lỗ).

Hình 2.4 Các loại Sparklines


Cách tạo Sparkline:

 Đầu tiên, tạo một bảng dữ liệu như sau:

Hình 2.5 Bảng dữ liệu

19
 Chọn ô cần thêm Sparkline và nhấn chuột vào tab Insert  Chọn một trong ba
loại Sparkline phù hợp tại nhóm Sparklines. Sau khi chọn xong sẽ xuất hiện hộp
thoại Create Sparklines. Tại ô Data Range, chọn vùng dữ liệu bạn muốn để vẽ
biểu đồ, ô Location Range chính là ô chứa Sparklines (thông thường sẽ mặc định
ô đã chọn lúc đầu).

Hình 2.6 Hộp thoại Create Sparklines

 Sau khi nhấn OK sẽ nhận được biểu đồ như ở ô E3. Tiếp theo, đặt chuột vào góc
phải bên dưới ô E3, xuất hiện dấu “+”, nhấn và rê chuột đến ô E8, ta có kết quả
như ảnh:

Hình 2.7 Sparklines Line


 Làm tương tự với Sparking Column hoặc Sparkline Win/Loss.

20
Hình 2.8 Sparkline Column

21
Để định dạng cho Sparkline:

 Đầu tiên nhấn vào Sparkline đã tạo, một tab mới tên Sparkline sẽ hiện ra trên
thanh công cụ. Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh thuộc tính của Sparkline như làm nổi
bật các điểm dữ liệu (Show), kiểu dáng (Style), màu sắc (Sparkline Color),…

Hình 2.9 Các kiểu định dạng Sparkline


2.3 Định dạng điều kiện (Conditional Formatting)
Định dạng điều kiện trong Excel cho phép người dùng áp dụng định dạng đặc
biệt cho các ô trong bảng tính đáp ứng các tiêu chí nhất định. Nó thường dùng để tìm
giá trị trùng lặp, thêm màu sắc, icon, thanh tiến trình, thang màu,… theo điều kiện,
nhằm nhấn mạnh hoặc phân biệt những dữ liệu và thông tin được lưu trữ trong bảng
tính.
Cách thêm định dạng điều kiện trong Excel:

 Chọn vùng/cột/dòng dữ liệu muốn định dạng điều kiện.


 Trên tab Home, nhóm Style, click vào mũi tên kế bên Conditional Formatting.
 Nhấn chọn một quy tắc điều kiện phù hợp.

22
Hình 2.10 Conditional Formatting
Các kiểu quy tắc định dạng có sẵn trong Conditional Formatting:
 Highlight Cells Rules – quy tắc đánh dấu màu ô theo giá trị.

Hình 2.11 Tô màu ô theo giá trị


 Top/Botton Rules – quy tắc xác định ô theo thứ hạng.

Hình 2.12 Tô màu ô theo thứ hạng


 Data Bars – định dạng mức độ lớn nhỏ của từng giá trị.

23
Hình 2.13 Định dạng mức độ lớn nhỏ của giá trị
 Color Scales – quy tắc sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng giảm theo độ
đậm nhạt của màu sắc.

Hình 2.14 Sắp xếp dữ liệu theo độ đậm nhạt của màu sắc
 Icon Sets – thêm biểu tượng vào ô giá trị.

Hình 2.15 Thêm biểu tượng vào ô giá trị


Ngoài các định dạng sẵn có, Conditional Formatting còn cho phép người dùng
tự tạo quy tắc riêng (New Rule) sao cho phù hợp nhu cầu sử dụng.
2.4 Exel Charts
Biểu đồ là tính năng vô cùng hữu ích trong Excel giúp người dùng trình bày dữ
liệu một cách trực quan, sinh động và thuận tiện trong quá trình đối chiếu và phân tích
thông tin.

24
Excel cung cấp khá nhiều kiểu biểu đồ khác nhau, trong đó có kiểu đồ thị hai
chiều và kiểu đồ thị ba chiều. Việc của người sử dụng là phải lựa chọn đúng loại biểu
đồ phù hợp với đặc điểm dữ liệu để phát huy tối đa công dụng của chúng.
Để xem các kiểu biểu đồ, chỉ cần click vào tab Insert, nhóm Charts.[10]

Hình 2.16 Các kiểu biểu đồ trong Excel 2019


 Biểu đồ Treemap (Treemap Chart): Đây là biểu đồ đặc biệt hữu dụng
khi muốn so sánh tỷ lệ các phần dữ liệu trong cùng cấp bậc. Tuy nhiên,

25
biểu đồ này không thể hiện được rõ ràng các cấp bậc từ cao nhất xuống
thấp nhất.
Hình 2.17 Biểu đồ Treemap
 Biểu đồ Sunburst (Sunburst Chart): biểu đồ biểu diễn dữ liệu theo thứ
bậc. Mỗi thứ bậc sẽ được biểu diễn bằng một vòng tròn. Khi xử lý nhiều
cấp độ, biểu đồ Sunburts sẽ cho thấy sự liên kết giữa các vòng tròn với
nhau. Biểu đồ này thường được sử dụng để thể hiện cách mà một thành
phần lớn phân thành các thành phần nhỏ hơn.

Hình 2.18 Biểu đồ Sunburst (Dân số thế giới năm 2017 – Nguồn: Wikipedia)
 Biểu đồ hình phễu (Funnel Chart): biểu đồ hình phễu hữu ích trong
trường hợp muốn hiển thị các giá trị ở nhiều giai đoạn khác nhau trong

26
một quá trình. Về cơ bản các giá trị trong biểu đồ hình phễu giảm theo
từng giai đoạn, vì vậy các thanh trong biểu đồ được sắp xếp trong giống
hình cái phễu.

Hình 2.19 Biểu đồ hình phễu

 Biểu đồ thác nước (Waterfall Chart): là loại biểu đồ được biến


đổi từ biểu đồ cột chồng. Sử dụng biểu đồ thác nước để biểu thị giá
trị ban đầu bị ảnh hưởng bởi số dương hoặc số nguyên âm.

27
Hình 2.20 Biểu đồ thác nước
 Biểu đồ kết hợp (Combo chart): là biểu đồ kết hợp giữa hai hay nhiều
loại biểu đồ để biểu hiện các loại thông tin khác nhau trong cùng một
biểu đồ.

Hình 2.21 Biểu đồ kết hợp (Khí hậu khu vực Nha Trang tháng 5 – Nguồn: NHCMF)
2.5 PivotTable
PivotTable là một trong những công cụ thống kê dữ liệu mạnh mẽ trong Excel
giúp người dùng có thể thu gọn dữ liệu tùy theo mục đích sử dụng để tạo báo cáo từ
hàng ngàn dữ liệu Excel có sẵn với những lợi ích vượt trội như:
 Thống kê dữ liệu nhanh chóng.
 Thao tác đơn giản, dễ sử dụng.
 Kiểm soát dữ liệu một cách chi tiết nhất.
Kết quả của PivotTable có thể tiếp tục được sử dụng để tính toán hay trích suất
dữ liệu để tạo ra các chỉ tiêu mới nhằm phục vụ các mục đích sử dụng khác.
2.5.1 Tạo PivotTables để tùy chỉnh phân tích dữ liệu
 Chọn toàn bộ bảng dữ liệu muốn tạo PivotTable.
 Trong tab Insert chọn PivotTable.
 Tại hộp thoại Creat PivotTable:

28
Hình 2.22 Hộp thoại Create PivotTable
Ở phần Choose the data that you want to analyze chọn Select a table or range.
- Select a table or range: là vùng dữ liệu muốn thống kê.
- Use an external data source: sử dụng các dữ liệu bên ngoài (thường ít
sử dụng do việc thống kê chủ yếu lấy dữ liệu từ bên trong trang tính của
Excel)
Ở phần Choose where you want the PivotTable report to be placed chọn Existing
Worksheet.
- New Worksheet: xuất hiện PivotTable ở một trang tính mới.
- Existing Worksheet: xuất dữ liệu ở trang tính đang sử dụng.
- Location: chọn vị trí muốn tạo bảng PivotTable.
 Sau đó nhấn OK để hoàn thành thao tác.
 Kéo các trường dữ liệu thích hợp vào các vùng tương ứng trong PivotTable căn cứ
vào yêu cầu của báo cáo:
- Filters: dùng để lọc dữ liệu.
- Columns: dữ liệu hiển thị theo cột.
- Rows: Dữ liệu hiển thị theo dòng.
- Values: Giá trị số.

29
Hình 2.23 Chọn các trường cho PivotTable
2.5.2 Tạo PivotTables theo mẫu có sẵn
Để tạo một bảng Pivot theo mẫu có sẵn bằng Recommened PivotTables trong
Excel:
 Chọn một ô bất kỳ trong bảng dữ liệu.
 Trên thanh công cụ, chọn Insert  Recommened PivotTables ở nhóm Tables.

Hình 2.24 Sử dụng Recommended PivotTables

30
 Cửa sổ gợi ý hiện lên các mẫu PivotTable, tại đây người dùng chỉ cần lựa chọn
bảng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Hình 2.25 Gợi ý mẫu PivotTable


2.5.3 Xuất một dữ liệu bất kỳ trong bảng PivotTable ra một bảng
tính khác
PivotTable không chỉ sử dụng để tính toán, phân tích mà còn cho phép trích
xuất dữ liệu từ bảng này sang bảng khác bằng cách nhấp đúp chuột vào một dữ liệu

bất kỳ.

31
Hình 2.26 Trích xuất dữ liệu từ PivotTable
2.6 PivotChart
PivotChart là công cụ dùng để tạo ra biểu đồ cho dữ liệu trong PivotTable.
Biểu đồ được tạo bằng tính năng PivotChart là một “biểu đồ động”, người dùng
có thể tùy chỉnh ẩn/hiện các trường tương tự như PivotTable.
Các bước thiết kế, định dạng biểu đồ tạo bằng PivotChart hoàn toàn tương tự
như các bước thiết kế, định dạng biểu đồ thông thường.
Để thêm PivotChart:

 Nhấn vào một vị trí bất kỳ trong bảng Pivot.


 Trên tab Analyze, nhóm Tools, chọn PivotChart.
 Chọn một biểu đồ phù hợp trong hộp thoại Insert Chart, sau đó nhấn OK.

Hình 2.27 Thêm PivotChart

32
Mọi thay đổi thực hiện đối với PivotTable sẽ được phản ánh ngay lập tức trong
PivotChart và ngược lại.
2.7 Slicer
Slicer là công cụ dùng để lọc dữ liệu trong PivotTable được giới thiệu trong
Excel 2010. Nó cung cấp các nút giúp người dùng thu gọn lượng lớn dữ liệu để phân
tích chuyên sâu, hiển thị các trường nào đang hiển hay đang ẩn trong PivotTable đã
lọc.
Bên cạnh đó, Slicers cũng được dùng để kết nối với nhiều Pivot Table, từ đó có
thể lọc dữ liệu nhanh từ một bảng, thay vì phải lọc dữ liệu trên từng bảng tổng hợp
riêng lẻ.
2.7.1 Tạo Slicer cho PivotTable trong Excel
 Nhấp vào một vị trí bất kỳ trong PivotTable.
 Trong Excel 2013, Excel 2016 và Excel 2019, nhấn vào tab Analyze trên thanh
công cụ (Hoặc nhấp vào Insert, chọn biểu tượng Slicer tại mục Filters). Lúc này,
hộp thoại Insert Slicers sẽ xuất hiện.

33
Hình 2.28 Cách tạo Slicer cho PivotTable

 Nhấp vào một hay nhiều trường muốn lọc, sau đó nhấn OK. Slicer sẽ hiển thị tất
cả các giá trị của trường dữ liệu được chọn như sau:

Hình 2.29 Trường dữ liệu được chọn

 Thực hiện lọc dữ liệu với Slicer: trong mỗi Slicer, để bỏ đi những giá trị không cần
thiết, nhấn giữ phím Ctrl (hoặc nhấp vào biểu tượng Multi-Select) và click vào
mục muốn bỏ.[11]

34
Hình 2.30 Lọc dữ liệu với Slicer

35
2.7.2 Kết nối Slicer với nhiều PivotTable
Nếu đã có một Slicer trên PivotTable, người dùng có thể dùng Slicer đó để lọc
thêm PivotTable khác. Việc này chỉ có tác dụng khi hai PivotTable dùng cùng nguồn
dữ liệu.

 Tạo một PivotTable khác có cùng nguồn dữ liệu với PivotTable có Slicer muốn tái
sử dụng.
 Nhấp chuột phải vào Slicer đã tạo trước đó (hoặc nhấn vào tab Slicer trên thanh
công cụ), nhấn chọn Report Connections, sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại Report
Connections(…), chọn tất cả các PivotTable muốn liên kết đến Slicer và nhấn
OK.[11]

Hình 2.31 Kết nối Slice với nhiều PivotTable


2.8 Timeline
Timeline là một dạng đặc biệt của Slicer, có công dụng lọc dữ liệu theo thời
gian trong bảng dữ liệu PivotTable.
Để thêm Timelines cho PivotTable:

 Nhấn vào một vị trí bất kỳ trong PitvotTable, chọn tab Analyze.
 Trong nhóm Filter, chọn Insert Timeline.

36
Hình 2.32 Kích hoạt Timeline cho PivotTable

 Đánh dấu vào các trường ngày trong hộp thoại Insert Timelines.
 Nhấn OK và Excel sẽ hiển thị thời gian bên cạnh PivotTable để có thể dễ dàng
tổng hợp thông tin theo ngày.

Hình 2.33 Kết quả khi thêm Timeline


Với Timeline được thiết lập, ngoài việc lọc theo ngày, Timeline còn có thể lọc
theo năm, quý hoặc tháng.[12]

37
Hình 2.34 Lọc theo cấp độ thời gian trong Timeline
2.9 Calculated Field
Calculated Field trong PivotTable có thể thực hiện tính toán giữa các trường có
sẵn và tạo nên một trường dữ liệu mới mà không cần thay đổi bảng số liệu gốc.
Ví dụ, nếu có trường Số lượng và Doanh thu của sản phẩm, thay vì kéo thành
nhiều cột trong Pivot Table, sau đó thực hiện tính toán bằng tay phép chia Đơn giá
một sản phẩm = Doanh thu/Số lượng, thì người dùng có thể sử dụng Calculated Field
để tạo một trường mới mà không cần phải thêm cột vào bảng dữ liệu đầu.
Để sử dụng Calculated Field của Pivot Table, đầu tiên nhấn vào vị trí bất kỳ
trong PivotTable, chọn tab Anlyze trên thanh công cụ  Chọn Fields, Items & Sets
 Chọn Calculated Field.

Hình 2.35 Kích hoạt Calculated Field


Tại hộp thoại Insert Calculated Field, đặt tên cho trường mới (ví dụ “Đơn
giá”), ở ô Formula nhập vào công thức bằng cách chọn trường cấu thành công thức,
ấn Insert Field rồi thêm các phép toán giữa các trường, sau đó nhấn Add và chọn
OK.

38
Hình 2.36 Hộp thoại Insert Calculated Field
Ưu điểm của cách làm này là khi kéo thả hay thay đổi trường trong PivotTable
thì việc tạo mới một Field giúp kết quả luôn đảm bảo chính xác. Bởi vì, nếu tính bằng
tay dựa trên công thức ngoài trên một PivotTable có sẵn thì kết quả không còn chính
xác.
Sử dụng Calculated Field giúp người dùng tránh được bẫy Average trong
PivotTable.

39
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG DASHBOARD PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỰC TẾ
3.1 Dashboard dữ liệu Covid – 19
3.1.1 Mục tiêu Dashboard

  Dashboard dữ liệu Covid – 19 cung cấp thông tin ngắn gọn về tổng số người
nhiễm bệnh, số người khỏi bệnh, số người đang chữa trị và số người tử vong tại Việt
Nam từ ngày 23/01/2020 đến 6h00’ ngày 02/06/2021.
Dashboard thể hiện tỷ lệ phần trăm số liệu các ca bệnh để có cái nhìn rõ hơn về
tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, cũng như các tỉnh thành.
Tổng hợp số liệu các ca mắc bệnh trong nước và nhập cảnh từ khi bắt đầu bùng
dịch đến ngày 02/06/2021.
Thể hiện tổng số ca bệnh tại các tỉnh thành theo vị trí địa lý.
Thống kê độ tuổi mắc Covid-19.
Các biểu đồ liên kết với nhau bằng bộ lọc dữ liệu địa điểm để dễ dàng theo dõi
và phân tích dữ liệu.
3.1.2 Dữ liệu

  Nguồn dữ liệu Covid-19 ở Việt Nam: https://ncov.moh.gov.vn/


Dữ liệu có 3 bảng, 15 thuộc tính, 7.625 bản ghi. Dữ liệu được cập nhật đến
6h00’ ngày 02/06/2021.
3.1.3 Mô tả Dashboard Việt Nam
Tính đến 6h00 ngày 02/06/2021, Việt Nam có tổng cộng 7.625 ca nhiễm bệnh,
trong đó có 6.118 ca ghi nhận trong nước, 1.507 ca nhập cảnh, 4.530 bệnh nhân đang
điều trị, 3.034 bệnh nhân đã khỏi bệnh và 48 bệnh nhân tử vong.
Biểu đồ địa lý thể hiện tổng quan số ca xuất hiện trên địa bàn tỉnh/thành phố,
đặc biệt các tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, Hà Nội đang có số ca nhiễm cao nhất được.
Biểu đồ thanh ngang cho thấy tất cả các độ tuổi đều có thể mắc Covid -19,
nhưng tập trung chủ yếu tại nhóm độ tuổi từ 19 đến 37 tuổi.
Số liệu các ca nhiễm bệnh, ca đang điều trị, ca chữa khỏi và ca tử vong tại các
tỉnh thành được thể hiển bằng biểu đồ cột giúp nắm bắt được tình hình diễn ra dịch
bệnh một rõ ràng.

40
Hình 3.1 Dashboard dịch Covid – 29 tại Việt Nam
Dashboard theo dõi chi tiết diễn biến các khu vực/tỉnh thành có ca mắc bệnh
bằng bộ lọc dữ liệu, từ đó đặt ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh hiệu
quả và đảm bảo an toàn tốt nhất. Cụ thể, khi muốn biết tình hình dịch bệnh tại tỉnh
Bắc Giang chỉ cần nhấn chọn tỉnh Bắc Giang trong bộ lọc Slicer Địa điểm. Lúc này,
bộ lọc sẽ lọc ra các biểu đồ/dữ liệu có liên kết với Slicer để hiển thị thông tin đến
người dùng:
- Biểu đồ địa lý cho biết khu vực tỉnh Bắc Giang có tổng cộng 2.646 ca
nhiễm bệnh. Trong đó có 2.400 ca đang điều trị (chiếm 97%), 63 ca khỏi
bệnh (chiếm 3%) và 1 ca tử vong được thể hiện thông qua biểu đồ cột và
biểu đồ tròn. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu tại tỉnh Bắc Giang trong khoảng
từ 19 đến 46 tuổi.

41
Hình 3.2 Dashboard tình hình dịch Covid – 29 tại tỉnh Bắc Giang
3.2 Dashboard GDP các nước khu vực Đông Nam Á
3.2.1 Mục tiêu Dashboard
Dashboard thể hiện chỉ số đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như
mức độ phát triển các nước trong khu vực Đông Nam Á.
So sánh sự thay đổi GDP của cá nước giữa các năm từ năm 2016 đến năm
2019.
Thể hiện phần trăm tốc độ tăng trưởng của các nước trong khu vực.
Biết được thu nhập bình quân đầu người mỗi năm tại các nước.
Bộ lọc dữ liệu cho biết số liệu cụ thể tại các năm, các nước trong khu vực về
quy mô phát triển và tăng trưởng.
3.2.2 Dữ liệu Dashboard
Nguồn dữ liệu: https://data.worldbank.org/
Dữ liệu có 6 thuộc tính, 44 bản ghi (Bao gồm: số liệu tổng sản phẩm quốc nội
theo USD, mức thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước
trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2016 – 2019).
3.2.3 Mô tả Dashboard

Hình 3.3 Dashboard thống kê GDP các nước khu vực Đông Nam Á

42
Biểu đồ địa lý cho biết tổng GDP các nước trong khu vực Đông Nam Á trong 4
năm, từ năm 2016 đến năm 2019. Cao nhất là Indonesia với quy mô GDP là
4.108.927.196.909 USD.
GDP theo từng năm được thể hiện thông qua biểu đồ thanh ngang nhằm so
sánh sự thay đổi của GDP ở các nước. Indonesia và Thailand hiện đang là các nước
dẫn đầu khu vực về quy mô GDP.
Biểu đồ cột hiển thị tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Campuchia đã giữ vị trí nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực tính trừ
năm 2017.
Biểu đồ đường cho thấy Singapor là nước dẫn đầu khu vực khi trung bình một
người lao động nhận 65.233 USD/năm vào năm 2019.
Bộ lọc dữ liệu Slicer theo năm và theo nước cho biết tình hình kinh tế cụ thể
của các quốc gia khu vực Đông Nam Á qua từng năm. Cụ thể:
- Quy mô tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam trong năm 2019 là
261.921.244.843$ với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% và thu nhập
bình quân đầu người là 2,715$/người.
- Tuy nhiên, GDP của Việt Nam trong năm này vẫn ít hơn các nước trong
cùng khu vực là Indonesia, Thailand, Philippines, Singapore và
Malaysia.

Hình 3.4 Dashboard tình hình kinh tế Việt Nam năm 2019
3.3 Dashboard doanh thu Công ty phân phối thực phẩm nhập khẩu
3.3.1 Mục tiêu Dashboard

43
Dashboard thể hiện tình hình kinh doanh Công ty phân phối thực phẩm nhập
khẩu từ đầu năm 2019 đến năm 2020 nhằm phân tích để đưa ra giải pháp, chiến lược
cho sự phát triển của công ty trong năm 2021.
Thể hiện doanh thu, chiết khấu thương mại, số lượng khách hàng theo từng
năm.
Sử dụng bộ lọc dữ liệu về năm và tháng để so sánh sự thay đổi của doanh thu,
chiết khấu, số lượng khách hàng tại mỗi thời điểm.
Tỷ lệ phần trăm doanh thu giữa các năm để đánh giá tình hình công ty.
Thống kê khách hàng doanh thu lớn nhất ở mỗi tháng, năm để đưa ra các chính
sách ưu đãi hơn nữa cho khách hàng.
Thống kê sản phẩm có doanh thu cao để công ty đánh giá sản phẩm, xem xét
việc nhập hàng với số lượng lớn.
3.3.2 Dữ liệu Dashboard
Nguồn dữ liệu: Dữ liệu thực từ Công ty phân phối thực phẩm nhập khẩu.
Dữ liệu doanh thu từ đầu năm 2019 đến năm 2010 gồm 9 thuộc tính, 1.596 bản
ghi.
3.3.3 Mô tả Dashboard

Hình 3.5 Dashboard tình hình kinh doanh công ty phân phối thực phẩm nhập khẩu
Trong hai năm 2019 – 2020, tổng doanh thu đạt được là 8.491.148.795 VNĐ,
tổng chiết khấu thương mại là 108.328.871 VNĐ và số lượng khách hàng là 210
khách hàng.
Biểu đồ kết hợp giữa tổng doanh thu và tổng chiết khấu các tháng trong ha năm
thể hiện tình hình kinh doanh của Công ty. Biết được tháng 1 có doanh thu đạt mức

44
cao nhất: 1.167.323.893 VNĐ, tháng 9 có mức doanh thu thấp nhất: 477.576.410
VNĐ; chiết khấu cho khách hàng vào tháng 4 nhiều nhất với tổng mức chiết khấu là:
42.573.390 VNĐ.
Số lượng khách hàng được biểu diễn bằng biểu đồ đường thể hiện số lượng
khách hàng qua từng tháng, từ đó biết tháng nào có lượng khách hàng nhiều nhất để
đưa ra các kế hoạch chăm sóc khách hàng, nhập hàng hóa hiệu quả.
Thông qua biểu đồ tròn biết được tỷ lệ doanh thu của năm 2020 tăng trưởng
thấp hơn 68% so với doanh thu của năm 2019.
Biểu đồ thanh top 5 khách hàng mua nhiều nhất thể hiện, đây là 5 khách hàng
mang lại doanh thu lớn cho Công ty. Khách hàng có mã KH140 là người mua nhiều
nhất trong hai năm 2019 – 2020 với tổng số tiền là 382.427.080 VNĐ.
Top 5 sản phẩm có doanh thu cao nhất thể hiện qua biểu diễn qua biểu đồ cột
giúp Công ty nhập hàng các sản phẩm này nhiều hơn, tránh tình trạng khách hàng cần
nhưng hết hàng.
Dashboard có link liên kết giữa các trang tính quan trọng để thuận
tiện trong việc xem xét, đối chiếu dữ liệu khi tệp dữ liệu Excel có
nhiều trang tính.

Hình 3.6 Dashboard tình hình kinh doanh 3 tháng cuối năm 2019
Dashboard sử dụng bộ lọc dữ liệu Slicer để Công ty nắm được tình hình kinh
doanh cụ thể trong các năm, các tháng. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2019:
- Doanh thu đạt được là 1.419.177.270 VNĐ, tổng chiết khấu là 3.921.426
VNĐ và có 161 khách hàng.

45
- Tháng 11 và tháng 12 có lượng khách hàng ngang nhau: 90 khách hàng.
Tuy nhiên, tháng 11 có doanh thu cao nhất: 491.303.554 389.307 VNĐ
và mức chiết khấu thấp nhất: 389.307 VNĐ. Tháng 12 có mức doanh thu
thấp nhất: 405.687.275 VNĐ và tổng chiết khấu là 1.617.739 VNĐ.
- Top 5 khách hàng có doanh thu cao nhất là KH052, KH105, KH174,
KH088 và KH 102.
- Top 5 sản phẩm có doanh thu cao nhất là sản phẩm có mã 2561LBFM,
7870NVCR, 1771BGFN, 1550LBFC và 8270NZFE.
3.4 Kết luận
Là một giao diện số trực quan được sử dụng để thu thập và tổng hợp dữ liệu
của doanh nghiệp, Dashboard hiện là giải pháp báo cáo phân tích nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp dễ dàng đưa ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời có thể ứng
dụng được vào tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Nội dung của đề tài này là tìm hiểu khái niệm, lợi ích, nguyên tắc và những
công cụ hỗ trợ để tạo nên Dashboard. Thông qua quá trình tìm hiểu và thực hiện, đề
tài có được những kết quả:
- Đề tài trình bày tổng quan về Dashboad, bao gồm: khái niệm, lợi ích,
phân loại, nguyên tắc xây dựng Dashboard.
- Các tính năng, công cụ hỗ trợ để xây dựng một Dashboard sinh động
hơn.
- Thực hành xây dựng Dashboard dựa trên hai bộ dữ liệu thực tế và một
bộ dữ liệu sẵn có.
3.5 Hướng phát triển
Tạo thêm nhiều Dashboard có các dữ liệu ở lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Tìm hiểu thêm các công cụ hỗ trợ trong việc tạo lập và thiết kế để Dashboard
trở nên đa dạng và sinh động hơn.

46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]https://123job.vn/bai-viet/dashboard-la-gi-nhung-thong-tin-quan-trong-ve-
dashboard-1574.html
[2]https://phuongphaphocanhvan.com/biet-cach-xay-dung-dashboard-chuc-nang-dinh-
cao-trong-excel/
[3]https://baosongngu.com/dashboard-la-gi-cach-de-co-dashboard-tieu-chuan-khoa-
hoc-nhat/
[4]https://www.datapine.com/blog/strategic-operational-analytical-tactical-
dashboards/
[5]https://a1digihub.com/business-dashboard-la-gi/
[6]https://totvadep.com/dashboard-la-gi-nguyen-tac-tao-mot-dashboard-tot/
[7]https://www.facebook.com/UniTrainVN/posts/1550262331775692
[8]https://vietnambiz.vn/bang-chi-so-ket-qua-thiet-yeu-kpi-dashboard-la-gi-
20191104151130412.htm
[9]https://bloghotro.com/tu-hoc-excel/sparkline-trong-excel/
[10]https://support.microsoft.com/vi-vn/office/c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-bi
%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BB%93-s%E1%BA%B5n-c%C3%B3-trong-office-
a6187218-807e-4103-9e0a-27cdb19afb90
[11]https://hktc.info/cach-dung-cong-cu-slicer-cho-pivot-table-va-bieu-do/
[12]https://support.microsoft.com/vi-vn/office/t%E1%BA%A1o-
%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%E1%BB%9Di-gian-pivottable-
%C4%91%E1%BB%83-l%E1%BB%8Dc-ng%C3%A0y-d3956083-01be-408c-906d-
6fc99d9fadfa
[13]https://blog.hocexcel.online/cach-lap-bao-cao-ty-le-phan-tram-trong-excel-bang-
pivot-table-don-gian-nhat.html

47

You might also like