You are on page 1of 9

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP GIÁO DỤC

Tài liệu do April Choulat biên soạn, người dịch Phạm Mỹ Ngọc

PHÂN TÍCH HÀNH VI ỨNG DỤNG (ABA)

Video ví dụ:

Trị liệu ABA truyền thống (Đĩa dạy của Lovaas)


http://www.youtube.com/watch?v=hulVH9jpR8k

Trị liệu ABA gần đây


http://www.youtube.com/watch?v=SLBLnNxzftM&feature=related

Mục tiêu: Mục tiêu của ABA là xây dựng những kỹ năng giao tiếp và học tập chức năng, sử dụng bản đánh giá
gọi là Đánh giá những Kỹ năng Ngôn ngữ và Học tập Cơ bản (ABLLS). ABA thường tập trung vào hành vi “phù
hợp với lứa tuổi”. Nhìn một cách hệ thống thì ABA lấy sự kiểm soát làm nền tảng – tức là người lớn thường
kiểm soát hành vi của trẻ và mong có được một chương trình trị liệu hướng dẫn hành vi phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ, trẻ có thể được nhắc nhở phải ngừng “tự kích thích” vì hành vi đó là bất thường và đó có thể là mục
tiêu của trị liệu.

Đối tượng? Ở Mỹ, trị liệu ABA thường được tiến cử là phương pháp hàng đầu cho tất cả trẻ tự kỷ. Hành vi
Ngôn ngữ thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ.

Cấu trúc của phương pháp: Tương tác của ABA chủ yếu là sự dẫn dắt của người lớn và sử dụng hướng dẫn
trực tiếp để dạy trẻ tự kỷ. ABA có thể đi từ rất cứng nhắc và học vẹt (thường là ngồi bàn, lặp đi lặp lại các yêu
cầu cho trẻ) cho tới “Môi trường Giảng dạy Tự nhiên” (NET) tập trung vào những kỹ năng hoạt động hàng
ngày và chơi. Cho dù sắp xếp các hoạt động thế nào thì mục tiêu của ABA cũng vẫn giống nhau – giao tiếp
một chiều, người lớn “kéo ra” cho bằng được một phản hồi cụ thể. Động lực của trẻ thường được cho là vật
gì đó bên ngoài, dưới hình thức phần thưởng ví dụ như đồ chơi và thức ăn, tuy nhiên cũng có thể là cù ky…

Đào tạo nhà trị liệu: Ở Mỹ, các nhà trị liệu ABA có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm với sự phát triển của trẻ
bình thường khác nhau. Để trở thành nhà trị liệu hành vi được chứng nhận thì một người không cần phải
được đào tạo về sự phát triển của trẻ bình thường, hệ thống gia đình hoặc tương tác bố mẹ và trẻ. Đào tạo
nhà trị liệu chủ yếu bao gồm là đào tạo về trình tự củng cố hành vi phù hợp và giảm những hành vi được xem
là “không phù hợp”. Thường thì chẳng ai cố gắng để hiểu được việc xử lý thông tin, thế giới trí tuệ hoặc cảm
xúc bên trong của trẻ thế nào hoặc công nhận những vấn đề có thể về trí nhớ mà đó đều là những thứ phổ
biến của tự kỷ. (Tất nhiên các nhà trị liệu là khác nhau và có thể một số người kết hợp những mô hình hoặc
phương pháp khác trong cách làm việc của họ, điều tôi nói ở đây là về ABA thuần túy).

Ai cung cấp dịch vụ trị liệu? ABA là một mô hình “dịch vụ trực tiếp”, điều đó có nghĩa là việc trị liệu thường
được cung cấp bởi các nhà trị liệu chuyên nghiệp và trẻ dành nhiều thời gian với những người lớn khác chứ
không phải là bố mẹ mình. Nếu bố mẹ không đủ tiền trả cho các nhà trị liệu thì họ có thể đóng vai trò “nhà trị
liệu” với trẻ.

Lợi ích: ABA có thể tốt để dạy một số kỹ năng cụ thể như dạy đi vệ sinh, hoặc học về nguyên nhân – hậu quả
cơ bản (nếu những điều này trẻ chưa biết). Kết quả thường nhanh bởi vì những kỹ năng trên là những kỹ
năng tĩnh và thông tin lặp lại (giống như là ghi nhớ các sự kiện hoặc hành vi lặp lại). Số liệu dễ theo dõi và mọi
người đều phấn khởi nhìn thấy số lượng những hành vi cụ thể hoặc những kỹ năng được dạy tăng lên. Một số
trẻ có tiến bộ rất nhanh với ABA làm cho bố mẹ và các chuyên gia rất mừng.
Hạn chế: Theo tôi ABA không giúp ích gì được do cách giao tiếp và dạy trẻ tự kỷ hơi lệch và trên thực tế có
thể tạo ra những vấn đề trong việc phát triển động lực giao tiếp với mọi người của trẻ khi không có phần
thưởng. Việc quá tập trung vào những kỹ năng trừu tượng và học tập cũng không phù hợp về mặt phát triển
với nhiều trẻ tự kỷ mà thường có sự phát triển về xã hội, cảm xúc và năng động ở mức kém trẻ 12 tháng tuổi.
Làm được hết các kỹ năng của ABLLS thường không đạt được một mức độ tương đương trong việc độc lập,
giao tiếp xã hội hoặc tư duy linh hoạt thực tế cho trẻ. Thêm nữa nhiều trẻ được trị liệu theo phương pháp
ABA trở nên phụ thuộc vào sự nhắc nhở vì chúng quá phụ thuộc vào người lớn, đợi người lớn cấu trúc tương
tác và khởi xướng tương tác. Bạn hãy tự hỏi mình: “Con tôi đang làm cái gì một cách độc lập khi không có nhà
trị liệu ở đó?”. Đó là thước đo tốt hơn cho sự tiến bộ thực sự.

Với Hành vi Ngôn ngữ (Verbal Behavior VB), giả định ở đây là giao tiếp là một “hành vi” (trong khi quá trình tư
duy và cảm xúc lại không được tính đến). Sự tiến bộ được coi là đạt được khi trẻ học cách nhại lại lời của bạn
dù thậm chí là trẻ không hiểu trẻ đang nói cái gì, hoặc là trẻ không nói được những từ đó trong giao tiếp
thông thường (ví dụ, trẻ chỉ nói được những từ này khi nhà trị liệu nói, “Nói…”).

Lovaas Videotapes: Tape 1, Part 1


Lovaas Videotapes: Tape 1, Part 1 DESCRIPTIVE ACCOUNT OF THE ME BOOK VIDEOTAPES: http://www.autism-
pdd.net/testdump/test4128.htm
youtube.com

DIR/FLOORTIME

Mục tiêu: Mục tiêu của DIR/Floortime là xây dựng các khả năng chức năng của các quá trình phát triển
của trẻ tự kỷ, bao gồm các nền tảng về xã hội, cảm xúc và nhận thức.

Đối tượng? DIR/Floortime thường được sử dụng cho trẻ tự kỷ.

Cấu trúc của phương pháp: Khởi điểm Floortime đòi hòi phải mất thời gian chơi trên sàn với trẻ, nương
theo trẻ, chơi những gì trẻ muốn chơi. Nhà trị liệu cố gắng xây dựng tương tác với trẻ và đôi khi có thể
“tạo trở ngại một cách thú vị” cho hoạt động củatrẻ để khuyến khích tương tác và giải quyết vấn đề.
Phần “DIR” củamô hình này bao gồm việc bổ sung cho Floortime các trị liệu khác, bao gồm Vật lý Trị liệu,
Trị liệu Ngôn ngữ, và Các nhóm chơi Kỹ năngXã hội. Floortime chủ yếu là nương theo sự dẫn dắt của trẻ,
mặc dù phụ thuộc vào trẻ nhưng người lớn vẫn có thể góp thêm vào những ý tưởng của mình.

Đào tạo nhà trị liệu: Hội đồng Liên ngành về các Rối loạn Phát triển và Học tập, do ông Stanley
Greenspan quá cố sáng lập ra, cung cấp đào tạo về Floortime. Hội đồng có các khóa đào tạo chuyên môn
ở nhiều mức độ khác nhau cho các chuyên gia đã có chứng chỉ hành nghề ví dụ như về Giáo dục, Trị liệu
Ngôn ngữ và Vật lýTrị liệu. Một số trường học cũng được cấp chứng chỉ theo mô hìnhDIR/Floortime.

Ai cung cấpdịch vụ trị liệu? Các cha mẹ thường tham gia vào Floortime với con mình, giống như nhà trị
liệu. Với mô hình DIR thì thường trẻ sẽ có vài giờ mỗi tuần cho Trị liệu Ngôn ngữ, các nhóm Kỹ năng Xã
hội hoặc nhóm bạn chơi, Vật lý Trị liệu và đôi khi cả bổ sung về can thiệp hành vi.

Lợi ích: Mô hình DIR cân nhắc khả năng học tập và nhu cầu xử l ýgiác quan riêng biệt của từng trẻ, cố
gắng làm cùng với các trò chơi ưa thích của trẻ để thúc đẩy mối quan hệ cảm xúc tích cực. Cách tiếp cận
này có nghĩa là sẽ tập trung vào “toàn bộ đứa trẻ”,giải quyết mọi khía cạnh phát triển của trẻ. Floortime
là một cách tiếp cận tích cực và đầy yêu thương để tương tác với trẻ tự kỷ và trẻ có những khó khăn về
xử lý giác quan.
Hạn chế: Thành công của Floortime rất khác nhau tùy thuộc một chút vào trực giác của cha mẹ và khả
năng trẻ điều chỉnh bản thân mình cũng như vào việc cùng tham gia vào chơi tương tác.

Các cha mẹ đã chia sẻ rằng họ cảm thấy bế tắc khi tới một điểm nhất định và không biết phải làm thế
nào để giúp con mình tiến lên tiếp. Nhiều khi bản chất theo sự dẫn dắt của trẻ của Floortime đã dẫn tới
việc trẻ phát triển các vấn đề hành vi quá tập trung vào bản thânmình. Floortime dựa chủ yếu vào việc
sử dụng ngôn ngữ để phát triển các kỹ năng nhận thức mà điều đó thường làm cho trẻ không học được
cách tham khảo người khác hoặc không học được cách sử dụng giao tiếp không lời. Phần bù cho trẻ
thường là một vấn đề trong mô hình Floortime vì cần phải có kỹ năng cao và sử dụng ngôn ngữ. Thường
có kiểu “phối hợp giả tạo” hoặc “hội thoại giả tạo” xảy ra trong Floortime. Nói một cách khác, vì trẻ
không thực sự tham khảo và cùng kiểm soát nên người lớn phải bù cho trẻ và tạo ra một cái vẻ tương
tác có trước có sau. Những trẻ rất cứng nhắc và không linh hoạt có lẽ sẽ không phù hợp với Floortime –
những cha mẹ nào không biết làm thế nào để vượt qua các trở ngại để tạo ra “khó khăn một cách vui
vẻ”và nương theo trẻ có thể càng làm tăng hơn sự cứng nhắc. Dường như cũng không có sự nhất quán
giữa các tư vấn viên Floortime dựa trên những phản hồi của các cha mẹ đã làm với những chuyên gia
được cấpchứng chỉ Floortime khác nhau (không chỉ là các chuyên gia mới tham gia một khóa đào tạo).
Thường thì Floortime/DIR khuyến nghị các cha mẹ dùng nhiều biện pháp trị liệu cùng lúc cho trẻ (Trị liệu
Ngôn ngữ,Vật lý Trị liệu, các nhóm Kỹ năng Xã hội).

PHƯƠNG PHÁP SON RISE


Video ví dụ: http://www.youtube.com/watch?v=SC3LeEg_8TQ(2:00 – 3:30 = “joining”)

Joining: http://www.youtube.com/watch?v=Nm3fhFBPe_g

Mục tiêu: Mục tiêu của Chương trình Son Rise là giúp bố mẹ phát triểnmột thái độ tích cực với con cái, và tạo
ra một mối quan hệ thânthiện với con. Mối quan hệ được xem như là nền tảng quan trọng nhấtcho mọi việc
học tập khác. Trước tiên bố mẹ được dạy cách “tham gia”vào các hành vi lặp đi lặp lại của trẻ với hy vọng
rằng trẻ sẽchú ý tới và phản hồi lại một cách tích cực.

Đối tượng? Chương trình Son Rise có ích cho nhiều cha mẹ vẫn còn đang gặp khó khăn về viễn cảnh cuộc
sống và thái độ của họ về tự kỷ(hoặc những loại khuyết tật cần nhu cầu đặc biệt khác). Chương trình này
được sử dụng cho mọi trẻ tự kỷ ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Cấu trúc của phương pháp: Son Rise do trẻ dẫn dắt.Điều đó có nghĩa là người lớn tham gia vào các hoạt
động lặp đi lặp lại của trẻ. Người lớn trở thành nguồn của tất cả những trò thú vị mà trẻ có thể muốn làm.
Các gia đình được hướng dẫn cáchtạo ra một phòng trị liệu không có đồ đạc gì chỉ có những giá cao treo trên
tường để trẻ không thể với tới đồ chơi. Các cha mẹ thườngtriển khai chương trình này với sự hỗ trợ của một
số tình nguyệnviên có thể tham gia vài giờ một tuần. Phần lớn trẻ chơi trong phòngchơi vài tiếng một ngày để
giảm thiểu sự mất tập trung.

Đào tạo nhà trị liệu: Các cha mẹ được đào tạo ở Trungtâm Trị liệu Tự kỷ của Mỹ. Sau đó họ về và đào tạo lại
các tìnhnguyện viên của mình để giúp họ chạy được chương trình. Thêm vào đó,một số người hướng dẫn Son
Rise có thể cung cấp hướng dẫn tại nhàcho các cha mẹ. Những người hướng dẫn Son Rise phải trải qua một
quy trình đào tạo dài ở Trung tâm Trị liệu Tự kỷ của Mỹ.

Ai cung cấp dịch vụ trị liệu? Các cha mẹ tham gia vàcũng trở thành “người quản lý ca” cho chương trình của
con mình khihọ phối hợp cùng các tình nguyện viên triển khai việc trị liệu.Điều này có thể khác nhau tùy từng
gia đình cụ thể. Một số giađình có thể có tới 10-15 tình nguyện viên một lúc, mỗi tình nguyệnviên làm vài
tiếng một tuần. Có nghĩa là các cha mẹ phải mất hànggiờ để phối hợp thời khóa biểu và kiểm soát chương
trình của con.

Lợi ích: Son Rise có thể giúp ích cho những cha mẹ đang tuyệt vọng,bi quan về cuộc sống tương lai hoặc vẫn
còn thấy khó chấp nhận conmình. Với trẻ, phương pháp trị liệu bằng cách chơi của Son Rise cóthể là một sự
thay đổi tích cực so với phương pháp trị liệu trướcđó của trẻ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu trẻ
đã cókhả năng cùng kiểm soát ở một mức độ cơ bản (tức là trẻ đã cóthể nhìn người lớn chờ đợi điều tiếp
theo và thấy phấn khích vớinhững biến đổi) thì trẻ sẽ có thể rất phù hợp với chương trìnhnày.

Hạn chế: Son Rise được phát triển từ kinh nghiệm của các cha mẹ vàkhởi điểm không có nhiều cơ sở nghiên
cứu khoa học. Vì thế ban đầuphương pháp này không có một trình tự các mục tiêu phát triển rõràng để lập
kế hoạch cho trẻ. Gần đây thì giáo trình học đã đượcphát triển, kết hợp với các khái niệm của RDI (biến đổi,
tư duy linhhoạt). Son Rise có thể đem lại một ấn tượng rằng người lớn ở đó làđể giữ cho trẻ được “vui vẻ” và
những người hướng dẫn thường phóngđại mọi thứ như một “buổi biểu diễn” để thu hút và làm trẻ thíchthú.
Với một số trẻ, Son Rise dẫn tới hành vi quá tập trung vàomình. Trong nhiều video của Son Rise trên Youtube,
việc cùng kiểm soátkhông xảy ra mà thay vào đó là một kiểu “phối hợp giả tạo” (tức làngười lớn làm tất cả
mọi thứ để tương tác tiếp diễn mà nhìn bề ngoài thì có vẻ như là sự phối hợp).

Nhiều cha mẹ cho biết Son Rise rất có ích để thiết lập quan hệ với trẻ, nhưng khi đạt được điều này rồi thì họ
không biết phải làm gì “tiếp” – kế hoạch là gì để đưa trẻ lên một bước phát triển tiếp theo?

Những trẻ chưa có khả năng cùng kiểm soát hoặc tham khảo của giao tiếp không lời, những trẻ rất cứng nhắc
vàcó hành động lặp đi lặp lại, hoặc những trẻ có hệ thống nhận thứcgiác quan rất rối loạn có thể sẽ không dễ
dàng tiến bộ trong giaiđoạn đầu của chương trình. Thêm nữa trong một số trường hợp các tìnhnguyện viên
rất sáng tạo (đó là điều tốt!), nhưng họ dường như khôngcó được sự nhận thức cần thiết về cái gì là phù hợp
và có ýnghĩa về mặt phát triển cho một đứa trẻ có thể vẫn chỉ đang cómột hiểu biết nhận thức rất hạn chế về
thế giới. (Ví dụ như thiếtlập một trình tự chơi giả vờ rắc rối, hoặc trò chơi di chuyển trong không gian cho
một trẻ chưa biết gì về thế giới ngoài tầm với của nó).
PHƯƠNG PHÁP MILLER
Xem video “so sánh ABA và Phương pháp Miller”

ABA và Phương pháp Miller: Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=wsE7VviJ6gM

ABA và Phương pháp Miller: Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=7XVQg8C3zk0&feature=related

Mục tiêu: Mục tiêu của Phương pháp Miller là tăng sự hiểu biết của trẻ về thế giới, đem lại các cơ hội phát
triển về khái niệm, và giao tiếp chức năng. Điều rất quan trọng của Phương pháp Miller đó là trẻ thực sự
được học về các khái niệm và có các công cụ để giao tiếp. Trẻ được khuyến khích khám phá môi trường xung
quanh và nhận thức của cơ thể cùng cách sử dụng công cụ là các thành tố quan trọng trong chương trình này.
Phương pháp Miller cũng có một chương trình đọc riêng và một chương trình ký hiệu dành cho trẻ không nói
giúp đẩy nhanh kỹ năng nói và ngôn ngữ ở một số trẻ.

Đối tượng? Phương pháp Miller lý tưởng cho trẻ tự kỷ và trẻ có những khó khăn liên quan đến các loại rối
loạn như: không có hệ thống giao tiếp chức năng (hoặc là giao tiếp có rất ít ý nghĩa), không chơi đồ chơi hoặc
tương tác với đồ vật theo đúng cách; rối loạn trong tương tác với môi trường xung quanh; có tương tác rất
hạn chế và lặp đi lặp lại với đồ vật (ví dụ làm đi làm lại việc gì đó); cứng nhắc và không linh hoạt với thay đổi;
rối loạn trong không gian và tìm kiếm các đường biên (ví dụ như trẻ chạy từ tường bên này sang tường bên
kia trong phòng, hoặc trẻ thường xuyên leo trèo lên đồ đạc).

Cấu trúc của phương pháp: Phương pháp Miller là phương pháp do người lớn định hướng, nhà trị liệu đưa ra
quyết định căn cứ vào sở thích, động lực và trạng thái chức năng hiện tại của trẻ.Phương pháp Miller sử dụng
những sở thích lặp đi lặp lại của trẻ hoặc các hoạt động tự phát để làm điểm khởi đầu giúp cho trẻ trởnên
linh hoạt hơn, hành động có suy nghĩ và mục đích hơn, và học cách tương tác với người và vật một cách có ý
nghĩa. Phương pháp Miller sử dụng khái niệm “các hệ thống” và kết hợp chúng trong Khối vuông Tầng
(Elevated Square) với những sắp đặt dành cho các trẻ rất khó tham gia.

Một khía cạnh đặc biệt của Phương pháp Millerlà tầm quan trọng của vận động trong việc học tập của trẻ. Ví
dụ, việc học ngôn ngữ diễn ra khi trẻ đang hoạt động trong môi trường của mình và nhà trị liệu chỉ ra một số
khái niệm nhất định (đẩy/kéo,lên/xuống…). Điều này rất hiệu quả trong việc giúp cho trẻ hiểu đượcý nghĩa
các khái niệm (hơn là ngồi vào bàn và ghi nhớ các thẻ tranh của những khái niệm này).

Đào tạo nhà trị liệu: Việc đào tạo và giám sát của Phươngpháp Miller được tiến hành ở Trung tâm của Tiến sỹ
Miller ở Massachusetts, Mỹ. Những công cụ video chuyên biệt cho phép những chuyên gia về Phương pháp
Miller được công nhận có thể giám sát các buổi trị liệu ở trường, trung tâm và gia đình. Các chuyên gia về
Phương pháp Miller có nền kiến thức rất đa dạng, ví dụ như tâm lý, trị liệu ngôn ngữ, và giáo dục học. Để có
được chứng chỉ về Phương pháp Miller thì cần phải qua khóa học với Tiến sỹ Miller và có một thời gian thực
hành với một vài trẻ dưới sự giám sát.

Ai cung cấp dịch vụ trị liệu? Phương pháp Miller có thể theo dạng “dịch vụ trực tiếp”, ví dụ như các buổi trị
liệu ở trường hoặc trung tâm, và có thể theo dạng “mô hình tư vấn” nếu các gia đình lựa chọn chương trình
giám sát các băng quay hàng tuần của trẻ. Hiện nay có rất ít các chuyển gia về Phương pháp Miller được đào
tạo hoặc công nhận do đó rất khó xin vào được các trung tâm và trường học có phương pháp trị liệu này.

Lợi ích: Phương pháp Miller là một cách tiếp cận tốt để trẻ học về nguyên nhân – hậu quả cơ bản (nếu trẻ
còn thiếu) cũng như học cách giao tiếp chức năng có ý nghĩa. Trẻ trở nên có tổ chức hơn và hoạt động có ý
nghĩa hơn, và nếu trẻ trước đây có những cơn do không giao tiếp được thì điều này sẽ được cải thiện đáng
kể. Với Phương pháp Miller thì điều quan trọng là trẻ thực sự hiểu được các khái niệm (thay vì chỉ đơn giản là
ghi nhớ) và điều này thường xuyên được kiểm tra trên thực tế. Những trẻ trước đây không tham gia vào
những hoạt động có ý nghĩa thì giờ sẽ học tích cực hơn với phương pháp này.

Hạn chế: Khối vuông Tầng (Elevated Square) là một thiết bị rất hữu ích để hỗ trợ việc học tập của trẻ tuy
nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được. Với một số trẻ, những kích thích giác quan chúng ta nhìn
thấy được cải thiện khi trẻ ở trên Khối vuông không được duy trì khi trẻ lại đứng xuống đất. Việc sử dụng
Khối vuông cũng thường phải cần thêm nhiều người trợ giúp để lắp đặt thiết bị, vì vậy có lẽ sẽ thích hợp hơn
với các chương trình trị liệu ở trung tâm hoặc ở trường. Để sử dụng được cách tiếp cận năng động như
Phương pháp Miller đòi hỏi phải qua những khóa đào tạo chuyên sâu nâng cao, không giống như ABA rất dễ
đào tạo cho những sinh viên đã có một chút kinh nghiệm.
CAN THIỆP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ (RDI)

Video ví dụ:

Công nhận mô hình sớm:

http://www.youtube.com/watch?v=RF_XOp01UEY&feature=related

Thăm dò:

http://www.youtube.com/watch?v=UpKrfP_2La8

Trẻ thường và trẻ tự kỷ: http://www.youtube.com/watch?v=-WHS7E0vxAo

Mục tiêu: Mục tiêu của RDI là thiết lập lại “Mối quan hệ Hướng dẫn” giữa cha mẹ và con tự kỷ. Mối quan hệ
này được xem như là nền tảng quan trọng nhất cho mọi việc học tập khác. Sự khác biệt được nhấn mạnh
giữa Mối quan hệ Hướng dẫn và các hình thức liên hệ với trẻ khác (ví dụ như là Người chỉ bảo và Bạn chơi).
Một phần quan trọngcủa RDI là xây dựng lòng tin cho trẻ và thương yêu hướng dẫn trẻ để mở rộng thế giới
của trẻ. Các mục tiêu khác của RDI gồm có:

- Giảm sự căng thẳng của cha mẹ và bình thường hóa cuộc sống gia đình bằng cách lập ưu tiêu các mục
tiêu can thiệp cho trẻ.

- Hướng dẫn cha mẹ giao tiếp theo một cách phù hợp với sự phát triển của trẻ, nhấn mạnh đến giao tiếp
không lời trước tiên.

- Nhấn mạnh đến giao tiếp chia sẻ trải nghiệm với trẻ, không ra lệnh cho trẻ, không luôn luôn nương theo
trẻ.

- Sử dụng các hoạt động hàng ngày như là những cơ hội để xây dựng giao tiếp, tư duy linh hoạt và kỹ năng
giải quyết vấn đề(chương trình dạy về Trí tuệ Năng động).

Đối tượng? Chương trình RDI được phát triển phù hợp với người tự kỷ ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người
lớn. Chương trình này cũng có thể có ích cho những trẻ bị các rối loạn khác làm ảnh hưởng tới khả năng cha
mẹ hướng dẫn trẻ.

Cấu trúc của phương pháp: RDI được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động gia đình bình thường giữa
cha mẹ và con cái.Cha mẹ trở thành người hướng dẫn trẻ, còn trẻ học cách trở thành “người học”. Cha mẹ
được tư vấn đào tạo, công cụ đào tạo là quay băng video cho tư vấn xem để thực hành các chiến lược giao
tiếp và hướng dẫn. Các gia đình truy nhập vào một hệ thống trực tuyến để biết các mục tiêu trong chương
trình của mình và các tài liệu đào tạo trên mạng. Các cha mẹ có thể dùng người trông trẻ, nhưng trong
chương trình này rất hiếm dùng người trợ giúp, để đảm bảo rằng trẻ được gắn kết và học từ cha mẹ. Cha mẹ
được xem như là người hướng dẫn quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ.
Đào tạo nhà trị liệu: Các tư vấn viên Chương trình RDI được công nhận có nền tảng kiến thức khác nhau, bao
gồm trị liệu Nói-Ngôn ngữ, Tâm lý, Vật lý Trị liệu và Giáo dục. Chương trình đào tạo bao gồm một số kỳ hội
thảo trực tiếp ở Trung tâm Liên kết ở Houston, Texas cùng với Tiến sỹ Gutstein và vợ ông, Tiến sỹ Sheely (Họ
đều là nhà tâm lý học). Các tư vấn viên được giám sát thông qua việc phân tích video và xem xét quá trình họ
làm việc với các gia đình và xem xét cấp chứng chỉ hàng năm để đảm bảo chất lượng.

Ai cung cấp dịch vụ trị liệu? Cha mẹ là những ngườitriển khai chính chương trình RDI, trừ khi có những tình
huống hãnhữu (ví dụ như nhà nào có con tự kỷ vị thành niên chống cự rấtquyết liệt…). Cha mẹ được xem là
người hướng dẫn quan trọng nhất trong cuộc đời trẻ và không khuyến khích việc dùng người hỗ trợ quá
nhiều.

Lợi ích: RDI rất có tính hệ thống và được tổ chức theo giai đoạn đào tạo cha mẹ và phân tích mối quan hệ cha
mẹ - con cái. Phần đào tạo cha mẹ chỉ rõ cho cha mẹ thấy những chiến lược nào họ có thể sử dụng để thúc
đẩy sự phát triển nhận thức của con mình. Với chương trình giảng dạy phát triển, cha mẹ hiểu rõ họ đang ở
đâu và làm thế nào để có thể đạt được các mục tiêu phát triển. Ngoài ra RDI cũng:

- Đảm bảo các cha mẹ giao tiếp phù hợp với trình độ phá ttriển của con mình. Hầu hết trẻ tự kỷ cần phải
học cách giao tiếp không lời trước khi giao tiếp bằng lời nói.

- Bình thường hóa cuộc sống gia đình bằng cách giảm các cam kết thời gian của gia đình và biến các hoạt
động hàng ngày thành các cơ hội học tập.

- Khuyến khích cha mẹ lên kế hoạch dài hạn hơn là chỉ đối phó với những cơn khủng hoảng tinh thần.

- Lôi kéo cả gia đình vào tham gia, kể cả anh chị em và ông bà nếu họ cũng muốn tham gia.

- Sử dụng một chương trình giảng dạy để dạy trẻ “Trí tuệ Năng động” – Giao tiếp chia sẻ trải nghiệm, Cùng
kiểm soát, Giải quyết vấn đề và Tự Nhận thức.

- Là mô hình tư vấn vì vậy có thể làm việc với tư vấn ở xa nếu như khu vực bạn ở không có tư vấn viên
nào.

Hạn chế: RDI là mô hình tư vấn nên những cha mẹ nào muốn có nhà trị liệu trực tiếp triển khai thì sẽ không
thành công. RDI cũng đòi hỏi phải có cam kết về thời gian rất cao mà đó có thể là một sự chuyển đổi khó
khăn cho nhiều gia đình. Các gia đình được yêu cầu phải xem lại thời gian biểu của mình và ưu tiên các nhu
cầu của trẻ và thường đó không phải là điều dễ làm. Tới giờ đã có nhiều tư vấn viên ở nhiều nước trên toàn
thế giới nhưng nhu cầu dịch vụ vẫn rất lớn và không có đủ tư vấn viên. Với những cha mẹ không quen với
công nghệ thì RDI có thể làm họ thấy khó khăn khi phải sử dụng máy tính và máy quay video. Giai đoạn đầu
của RDI cần quyết tâm của cha mẹ để học được các khá iniệm về sự phát triển của trẻ để cha mẹ có thể triển
khai hiệu quả các chiến lược hướng dẫn trẻ. Những cha mẹ thành công với RDI thường thấy có động lực học
hỏi không ngừng, tham gia vào việc làm gương và biết rằng họ sẽ mắc lỗi khi học tập để trở thành những
người hướng dẫn hiệu quả hơn cho trẻ. Với những cha mẹ đang quá căng thẳng hoặc vẫn còn khó khăn
đương đầu với hội chứng tự kỷ của con mình thì giai đoạn tự đánh giá ban đầu có thể đôi khi rất khó khăn.

You might also like