You are on page 1of 3

Câu chuyện bên lề động thái nới room tín dụng của SBV

SBV đã thực hiện nới room tín dụng một số NHTM vừa qua. Thì có 5 tiêu chí trong năm
nay mà SBV đưa ra để xét điều chỉnh Room tín dụng cho các NHTM
a. Dựa trên kết quả xếp hạng năm 2021
b. Ưu tiên các NHTM tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém
c. Ưu tiên các NHTM tham gia xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém
d. Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để khuyến khích các NHTM trong danh
sách SBV sẽ đề nghị giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ
e. Giảm trừ đối với các NHTM có tỷ lệ cho vay trên huy động vốn cao tại TT1
Cũng dựa trên cơ sở số liệu giám sát, kết quả thanh tra, đánh giá của kiểm toán độc lập và
kết quả xếp hạng, các NHTM cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được
phân thành 3 nhóm:
a. Nhóm 1: Nhóm NHTM cổ phần, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính có
tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn
b. Nhóm 2: Nhóm NHTM cổ phần, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính có
tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình
c. Nhóm 3: Nhóm NHTM cổ phần, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính
hoạt động yếu, yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, mất an toàn hoạt động để triển khai
các giải pháp
Như vậy, đối với các TCTD nhóm 3, hoạt động yếu kém có nguy cơ bị SBV liệt vào diện
tái cơ cấu đặc biệt và kiểm soát đặc biệt. Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực được thi hành từ ngày 15/01/2018, được Quốc
Hội thông qua năm 2017 (Luật các TCTD sửa đổi 2017) , khi tổ chức tín dụng rơi vào
trạng thái kiểm soát đặc biệt bắt buộc phải thực hiện cơ cấu theo 1 trong 4 phương án là
phục hồi; giải thể; chuyển giao bắt buộc; hoặc phá sản. Trong đó, phương án chuyển giao
bắt buộc theo Dự thảo là việc chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng
thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho
tổ chức tín dụng, nhà đầu tư khác nhận chuyển giao.
Vậy khi nào thì 1 tổ chức tín dụng bị buộc chuyển giao bắt buộc?
Chuyển giao bắt buộc được hiểu là một tổ chức tín dụng thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu,
không có khả năng phục hồi, nhưng không có phá sản, giải thể vì sợ ảnh hưởng đến an
ninh tài chính, tình hình kinh tế - xã hội, gây đổ vỡ lan truyền đến hệ thống ngân hàng
buộc phải bán lại với giá 0 đồng cho tổ chức khác.
Năm 2015, SBV ra quyết định mua lại bắt buộc 0 đồng đối với 3 TCTD thuộc diện tái cơ
cấu đặc biệt là CBBank (Ngân hàng Xây dựng), GPBank (Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu)
và OceanBank (Ngân hàng Đại dương). Cùng với đó, có ngân hàng thuộc diện kiểm soát
đặc biệt Đông Á Bank (DAB). Đến nay đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây
dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank).
Đại hội đồng cổ đông mới đây của Vietcombank và MBBank đều đã thông qua việc tham
gia tái cơ cấu hai ngân hàng yếu kém theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Cụ thể cái tên
nào sẽ nhận chuyển giao CBBank hay OceanBank vẫn còn là một bí mật.
Ngoài MB và VCB. VPBank và HDBank cũng có tờ trình uỷ quyền cho HĐQT xem xét
tham gia chương trình tái cơ cấu NHTM theo chủ trương của SBV, nhưng không tin vẫn
chưa được tiết lệ. Nhưng theo nhiều dự đoán, 2 ngân hàng này sẽ là các ứng cử viên tham
gia tái cơ cấu 2 nhà băng còn lại GBBank hay DongABank.
Những “cái tên” vẫn còn là ẩn số. Nhưng dù thế nào thì Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD
gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt. SBV đang thực quán triệt
các TCTD thực hiện và NHTM thúc tiến trình chủ trương các thương vụ nhằm thực hiện
đồng thời cả 2 nhiệm vụ:
1. Tạo điều kiện cho các ngân hàng có tiềm năng phát triển, trở thành các ngân hàng
ngang tầm khu vực.
2. Có giải pháp củng cố, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các ngân hàng yếu kém, đặc biệt là
các ngân hàng đang bị giám sát tăng cường và kiểm soát đặc biệt.
VCB, MBB, HDB – Các ngân hàng lớn đã tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém.
Đây là 1 một trong các yếu tố để SBV đánh giá trong việc điều chỉnh room tín dụng.
CBBank, tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Năm 2012, TrustBank lỗ luỹ kế
8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng và lâm vào tình trạng nợ xấu cao, có
nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống. Ngân hàng bị liệt vào 9 ngân hàng yếu kém và không được
SBV cho phép tự tái cơ cấu.
Giữa năm 2012, Thống đốc SBV chấp thuận chuyển nhượng 85% cổ phần TrustBank cho
nhóm cổ đông của ông Phạm Công Danh. TrustBank lúc này vẫn phải hoạt động dưới sự
giám sát của SBV.
Nhưng 2 năm tiếp theo (2012 – 2014), Phạm Công Danh đã gây thiệt hại cho VNCB
khoảng 9.000 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế lên tới 27.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 24.000 tỷ
đồng.
Đến đầu năm 2015, CBBank bị SBV mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng,
đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng TNHH một thành viên.
Nhiều tập đoàn quốc tế sau đó như J Trust (Nhật Bản), các ngân hàng Hàn Quốc muốn
tham gia vào quá trình tái cơ cấu CBBank. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xử lý được dứt điểm.
(Xin chủ trương giao cho HĐQT quyền quyết định tìm kiếm đối tác và thực hiện M&A là
một trong những nội dung đã gần như trở thành “thông lệ” của nhiều ngân hàng trong
những năm gần đây, kể từ sau đợt tái cơ cấu ngành giai đoạn 1 với nhiều thương vụ sáp
nhận tự nguyện và bắt buộc đã diễn ra.

You might also like