You are on page 1of 4

 

Bài 1: Theo báo cáo thanh tra giám sát ngân hàng thì NHTMCP
C có tỉ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp, không duy trì
được tỉ lệ khả năng chi trả trong 2 tháng liên tiếp, tỷ lệ an toàn
vốn riêng lẻ 7% trong 6 tháng liên tiếp.
Theo yêu cầu từ NHNN, NH C đã báo cáo tình trạng nguyên nhân
và dự thảo phương án khắc phục, theo đó trong thời gian 15
tháng NH C sẽ phải hạn chế các giao dịch lớn, hạn chế phân phối
lợi nhuận, cắt giảm chi phí hoạt động và nhân sự, tăng cường
quản trị rủi ro... và báo cáo kết quả với NHNN.
Hỏi NH C có thuộc diện kiểm soát đặc biệt không? Cần xây dựng
phương án khắc phục như thế nào?
 → Ngân hàng C không thuộc diện kiểm soát đặc biệt bởi ngân hàng
C không thuộc bất kỳ trường hợp nào được quy định tại khoản 1 Điều
145* Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung 2017.
Tình trạng của NH TMCP C :
− Tỷ lệ nợ xấu cao (từ nhóm 3 - nhóm 5)
− Tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp (tỷ lệ dự trữ cho khả năng chi trả
thấp)
− Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong 2 tháng liên tiếp
(theo điểm a Khoản 1 Điều 130a* LCTCTD SĐBS 2017)
− Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ trong 6 tháng liên
tiếp (theo điểm b khoản 1 Điều 130* LCTCTD SĐBS 2017 thì tỷ
lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% hoặc cao hơn theo quy định của
NHNN trong từng thời kỳ, tỷ lệ của NH TMCP C chỉ đạt 7%)
=> NH C không thuộc diện kiểm soát đặc biệt (Theo Điều 130*, Điều
130a* LTCTD thì khi xuất hiện các dấu hiệu trên NHNN sẽ áp dụng
các biện pháp can thiệp sớm).
Xây dựng phương án khắc phục: 
− Can thiệp sớm (Điều 130a* LCTCTD SĐBS 2017)
Luật quy định rõ: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét áp dụng can
thiệp sớm đối với TCTD lâm vào một trong các trường hợp sau:
Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong thời hạn 06 tháng liên tục;
Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 03 tháng liên
tục; Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của NHNN. Trong
thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp
sớm của NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phải báo cáo thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình
trạng và tổ chức triển khai thực hiện. NHNN có văn bản yêu cầu tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án
khắc phục nếu xét thấy cần thiết. Thời hạn thực hiện phương án khắc
phục tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can
thiệp sớm của NHNN.
− Phương án khắc phục:
Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính
thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải
pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân
hàng;
c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao,
lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm
nhân sự;
e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Bài 2: Thống đốc NHNNVN đã ra quyết định kiểm soát đặc biệt
đối với NHTMCP X vì lí do lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là 3 năm. Trong quá
trình thực hiện kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đã có
những quyết định sau:
Đình chỉ quyền điều hành của Phó Giám đốc NHTMCP X do phát
hiện ông đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để phê duyệt nhiều hợp đồng
tín dụng gây thiệt hại cho NHTMCP X.
→ Đúng (theo khoản 4 Điều 146b* LCTCTD sửa đổi bổ sung 2017)
Miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng
NHTMCP X do ông này có hành vi vi phạm pháp luật.
→ Sai. Theo khoản 5 Điều 146b* LCTCTD  sửa đổi bổ sung 2017,
Ban kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị,
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình
chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Ban kiểm
soát đặc biệt không có quyền miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật vì vấn đề này thuộc nội bộ
của tổ chức tín dụng, do đó, chỉ có Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức có quyền này.
Yêu cầu chỉ định NHTMCP Y góp vốn cho NHTMCP X khi
NHTMCP X không có khả năng tăng vốn.
→ Sai. Căn cứ theo khoản 3 điều 149 LCTCTD 2010 thì NHNN có
quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng khác góp vốn, mua
cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Như vậy
hoạt động của BKSĐB là sai vì hoạt động này thuộc thẩm quyền
của NHNN, nó không thuộc quyền hạn của BKSĐB nên BKSĐB
không có quyền yêu cầu chỉ định NHTMCP Y góp vốn cho
NHTMCP X khi X không có khả năng tăng vốn.
Chỉ đạo Giám đốc NHTMCP X phân loại nợ hợp lí để lập kế hoạch
thanh toán. Đây là giải pháp nằm trong phương án củng cố tổ chức và
hoạt động đã được BKS thông qua.
→ Đúng. Theo khoản 1 Điều 148 LCTCTD 2010, Ban kiểm soát đặc
biệt có nhiệm vụ chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên,
Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương
đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc
biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
Kiến nghị Thống đốc NHNNVN gia hạn thời gian kiểm soát đặc biệt
đối với NHTMCP X.
→ Đúng. Theo khoản 6 điều 146b* LCTCTD SĐBS 2017: “Ban
kiểm sát đặc biệt có quyền hạn kiến nghị NHNN quyết định gia
hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt...”
Lập báo cáo diễn biến tình trạng kiểm soát đặc biệt gửi NHNNVN và
các tổ chức thông tin đại chúng.
→ Sai. Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 148 LCTCTD 2010
BKSĐB có nhiệm vụ báo cáo NHNN về tình hình hoạt động, kết
quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động còn gửi
cho tổ chức thông tin đại chúng là không đúng.

You might also like