You are on page 1of 5

Đề tài: Đánh giá thực trạng chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn

gần đây?
ĐỀ CƯƠNG
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHI NSNN
(căn cứ vào nguyên nhân ở phần trên đưa ra giải pháp)
1. Phương hướng, mục tiêu cho chi NSNN trong những năm sắp tới
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hết
sức mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá đang có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Cùng với quá trình mở cửa, hội
nhập và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, hoạt động quản lý tài chính - ngân
sách nhà nước (NSNN) của nước ta nói chung, chi NSNN nói riêng đã có những
bước đổi mới mạnh mẽ. Quy mô chi NSNN tăng mạnh, đáp ứng được mục tiêu
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh trong
tình hình mới, đồng thời ứng phó hiệu quả với các sự kiện biến đổi khí hậu,
thảm họa thiên nhiên gây ra... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì
hoạt động quản lý tài chính - NSNN, đặc biệt là chi NSNN vẫn còn những hạn
chế nhất định về thể chế, chính sách, phân cấp chi tiêu giữa các cấp ngân sách,
về cơ cấu chi cho các lĩnh vực, từ đó dẫn đến việc sử dụng chưa hiệu quả nguồn
vốn NSNN. Theo đó, mục tiêu chi NSNN cần phải xác định hợp lý, vừa đảm
bảo ngân sách, vừa đảm bảo vấn đề chi không gặp nhiều vấn đề rủi ro.
Mục tiêu ngân sách nhà nước (NSNN) được xác định: Huy động, phân bổ
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước để ổn định vĩ mô, thúc đẩy
phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh – quốc phòng; thực hiện cơ
cấu lại NSNN gắn với việc sắp xếp tổ chức lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi
mới khu vực sự nghiệp công lập; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính –
ngân sách, triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết,
chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng của NSNN.
Triển khai đề án đổi mới phân bổ và cấp phát chi ngân sách Nhà nước phải
tập trung thực hiện với các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Giải quyết tốt các yêu cầu để tạo sự
chuyển biến mạnh và phát huy nhân tố nguồn lực con người, ổn định chính trị
xã hội.
Nâng cao vai trò chủ động của cơ quan tài chính trong việc thẩm định các
dự án. Các bộ ngành địa phương phải giành tỷ lệ vốn thích đáng trong tổng vốn
đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục đào tạo, y tế, xây dựng cơ sở
hạ tầng… Đồng thời cần phải khắc phục tình trạng vốn chờ công trình gây thất
thoát lãng phí cho ngân sách địa phương.
2. Giải pháp cho chi NSNN
Đầu tiên, vấn đề rủi ro tăng trưởng kinh tế không đạt mức dự kiến sẽ ảnh
hưởng đến chi NSNN và tác động các chỉ tiêu tính toán trên GDP (bội chi, nợ
công,...). Việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước và vay nợ nước
ngoài để bù đắp bội chi, những việc làm này cũng gốp phần tích cực trong việc
kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ở vào trạng thái suy
thoái, mức độ lạm phát không cao, vật giá không leo thang, thì khi đó việc phát
hành tiền cần phải được chủ động tiến hành nhằm mục tiêu bù đắp bội chi
ngân sách. Sau nữa việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lí sẽ tạo ra
mức lạm phát nhẹ, từ đó kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của
Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhất là nếu chủ động một phần(15-20%)
nguồn vốn phát hành cho đầu tư hạ tầng sẽ có tác dụng rất tốt đối với nền kinh
tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đang bị suy giảm.
Thứ hai, liên quan đến thu dầu thô (giá, sản lượng) tác động cắt giảm thuế
đối với thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thực tế triển khai cổ phần hóa, sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó là việc chậm điều chỉnh chính sách thu.
Trước tiên, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung pháp lý về sắp xếp, cơ cấu lại,
cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng nguồn thu từ
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, đẩy nhanh kế hoạch cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp
luật; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất
thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử
dụng vốn nhà nước. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh tăng
thu ngân sách nhà nước; rà soát, đánh giá hiện trạng về các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài để đẩy
mạnh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ ba, chi NSNN khi phát sinh các yêu cầu chi lớn ngoài dự toán, đặc biệt
là giải ngân nguồn vốn ngoài nước vượt kế hoạch. Cùng với đó là ngân sách
phải đứng ra trả thay các khoản vay, bảo lãnh đối với dự án đầu tư thua lỗ của
các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước,... Nhận nợ phát sinh từ các dự án
giao thông theo hình thức xây dựng - chuyển giao; chuyển vốn vay về cho vay
lại sang hình thức cấp phát. Về vấn đề này, cần quản lý chặt chẽ các khoản chi
ngay từ khâu lập dự toán, đến tổ chức thực hiện; thực hiện triệt để tiết kiệm các
khoản chi chưa thực sự cấp thiết.
Cần rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
công, đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, có tính
kết nối, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội liên vùng…
Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, tăng cường kiểm
tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách, nhất là trong các
lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản
chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của pháp
luật.
Thứ tư, rủi ro về bội chi, nợ công do biến động lớn về lãi suất, tỷ giá,... và
việc áp dụng điều khoản trả nợ nhanh khi Việt Nam đứng nhận các khoản vay
ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA). Cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ
công, tiếp tục cơ cấu lại các khoản vay của ngân sách nhà nước nhằm giảm thiểu
các rủi ro về kỳ hạn nợ, rủi ro tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, lãi suất, tín dụng;
hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ; giám sát chặt chẽ việc cho vay, sử dụng
vốn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay, tập trung cho các công trình, dự án trọng điểm, thực sự có hiệu quả,
đảm bảo khả năng cân đối nguồn trả nợ. Theo đó sẽ phải điều chỉnh tăng nghĩa
vụ trả nợ gốc so với hiện tại, đồng thời, ngay sau khi tốt nghiệp nguồn vốn Đầu
tư trực tiếp nước ngoài sẽ giảm dần tiến đến chấm dứt, phải tăng vay ưu đãi, vay
thương mại.
https://daibieunhandan.bacgiang.gov.vn/detail/-/asset_publisher/
M0UUAFstbTMq/content/giai-phap-tang-cuong-quan-ly-thu-chi-ngan-sach-
nha-nuoc-chong-that-thu-tren-ia-ban-tinh?inheritRedirect=false
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-va-quan-tri-
kinh-doanh-dai-hoc-thai-nguyen/kinh-te-vi-mo/1391797-111112-3879-boi-chi-
ngan-sach-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-giai-phap/27868516?
origin=home-recent-1
https://hdnd.laocai.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-giai-phap-de-hoan-thanh-
ke-hoach-thu-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2022-tren-dia-ban-tinh-lao-ca-854000
https://doan.edu.vn/do-an/tieu-luan-thuc-trang-chi-ngan-sach-nha-nuoc-hien-
nay-10562/
https://doan.edu.vn/do-an/tieu-luan-thuc-trang-chi-ngan-sach-nha-nuoc-hien-
nay-10562/

You might also like