You are on page 1of 35

Dược liệu Phân loại Dược liệu Phân loại

Actiso Dược liệu chứa Chi tử Dược liệu chứa


euflavonoid

Bạch chỉ Dược liệu chứa Mã tiền Dược liệu chứa alcaloid có
Coumarin nhân indol

Mã đề Dược liệu chứa Gôm – Giảo cổ lam Dược liệu chứa


Chất nhầy – Pectin

Bình vôi Dược liệu chứa alcaloid Mức hoa trắng Dược liệu chứa alcaloid có
có nhân isoquinolin cấu trúc steroid

Đại hồi Dược liệu chứa tinh dầu Nhân sâm Dược liệu chứa Saponin
có thành phần chính là
các dẫn chất có các nhân
thơm

Gừng Dược liệu có chứa tinh Ngưu tất Dược liệu chứa Saponin
dầu có thành phần chính
là các dẫn chất
sesquiterpen

Hòe Dược liệu chứa Ô đầu Dược liệu chứa alcaloid có


euflavonoid cấu trúc diterpen

Hoàng liên Dược liệu chứa alcaloid Rau má Dược liệu chứa Saponin
có nhân isoquinolin

Hoàng bá Dược liệu chứa alcaloid Sài đất Dược liệu chứa Coumarin
có nhân isoquinolin

Hà thủ ô đỏ Dược liệu chứa Cát căn Dược liệu chứa Carbohydrat
Anthranoid thuộc họ Rau
răm (Polygonaceae) (Sắn dây)

Hương nhu trắng Dược liệu chứa tinh dầu Tràm Dược liệu chứa tinh dầu có
có thành phần chính là thành phần chính là các dẫn
các dẫn chất có các nhân chất monoterpen
thơm

Kim ngân Dược liệu chứa Vàng đắng Dược liệu chứa alcaloid có
euflavonoid nhân isoquinolin

Lạc tiên Dược liệu chứa alcaloid


có nhân indol
https://duoclieu.edu.vn/chuyen-de-duoc-lieu-tot-nghiep/?
fbclid=IwAR2tuN3pcQJBhbZnBOe00RqLna7v10irS5IGEXsscftAQb3eBzzJe9SbdR4

DƯỢC LIỆU ACTISO


1. Tên khoa học:
Tên:  Cynara scolymus L.

Họ Việt Nam: họ Cúc.

Họ Latin: Asteraceae.

3. Bộ phận dùng:

– Lá , hoa

4. Thành phần hoá học chính:

Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin…

5. Phương pháp kiểm nghiệm

Định tính:

A. Dung dịch natri hydroxyd 10%

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng: Đo độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 325 nm.
6. Phương pháp chế biến và bảo quản

Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối
mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 – 60oC. Lá cần được ổn định trước rồi mới bào
chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lý nhanh thân, lá.
Sau đó phơi hoặc sấy khô. Hoa tươi Actiso dùng làm thưc phẩm hoặc thái thành lát
phơi khô, sắc uống thay trà.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, phòng ẩm mốc.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạ cholesterol,
phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Cách dùng và liều lượng: Ngày 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, cao
mềm, dùng đơn độc hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có lưu hành
chế phẩm cao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.

DƯỢC LIỆU BẠCH CHỈ

1. Tên khoa học:


Tên: Angelica dahurica

Họ Việt Nam: Họ Hoa tán

Họ Latin: Apiaceae

3. Bộ phận dùng:
Rễ củ. Dược liệu là rễ phơi khô của cây Bạch chỉ.

4. Thành phần hoá học chính:


Tinh dầu, Coumarin
5. Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính:

A. Với dung dịch natri carbonat 10% (TT) hay dung dịch natri hydroxyd 10% (TT)

B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại (365 nm)

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

D. Dung dịch sắt (III) clorid 1% trong ethanol (TT) (Điều chỉnh pH 3 – 4 bằng acid
hydrocloric (TT))

Định lượng:

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Rễ củ thu hoạch vào tháng 7 – 8. Rễ củ rửa sạch, để ráo nước, cho vào lò
xông sinh một ngày rồi đem phơi hoặc sấy. Khi khô, xông sinh một lần nữa.

Bảo quản: Nơi khô mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng: Điều trị cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán. Ngạt mũi do bị lạnh. Đau
nhức răng, bị thương tích viêm tấy. Chữa khí hư ở phụ nữ.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 3 – 9g. Dạng thuốc sắc hoặc tán bột.

DƯỢC LIỆU MÃ ĐỀ
1. Tên khoa học:

Tên: Plantago major

Họ Việt Nam: Họ Mã đề

Họ Latin: Plantaginaceae

3. Bộ phận dùng: Toàn cây, lá và hạt của cây Mã đề.


4. Thành phần hoá học chính:

– Lá chứa flavonoid, vitamin K, muối kali.

– Hạt có chất nhầy, acid plantenolic, succinic, cholin và adenin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính (Lá):

A. Lấy 1 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hoa, soi kính hiển vi thấy có tinh thể hình
kim.

B. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 5 ml nước, đun sôi 1 phút rồi để nguội, lọc. Lấy 1
giọt dịch lọc nhỏ lên phiến kính, hơ nhẹ trên đèn cồn cho khô, đem soi kính hiển vi
thấy có tinh thể hình vuông và hình chữ nhật.

C. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột dược liệu phát quang màu nâu.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến:

– Lấy lá: Thu hoạch tháng 5 – 7.

– Lấy hạt: Thu hoạch tháng 6 – 8. Cắt những bông thật già rồi phơi khô, vò sát trên sàng rồi
sẩy sạch, phơi khô tới khi độ ẩm < 10%.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Chữa phù thũng, bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu, ho lâu ngày, viêm khí quản, đau
mắt đỏ, mụn nhọt.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 10 – 20 g lá hoặc 6 – 12 g hạt dưới dạng sắc uống. Lá
tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.

Chú ý: Lá Mã đề có tác dụng lợi tiểu mạnh cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai,
người cao tuổi.
DƯỢC LIỆU BÌNH VÔI
1. Tên khoa học:
Tên: Stephania glabra

Họ Việt Nam: Họ Tiết dê

Họ Latin: Menispermaceae

3. Bộ phận dùng:
Củ đã cạo sạch vỏ nâu đen của cây Bình vôi.

4. Thành phần hoá học chính:


Alcaloid (1%): Rotundin, Roemerin, Cepharanthin. Ngoài alcaloid, trong củ bình vôi còn có
tinh bột, đường và acid hữu cơ.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:

A. Phần dịch chiết acid cho phản ứng với các thuốc thử chung: Thuốc thử Mayer,
Dragendorff, Bouchardat, dung dịch acid picric (TT).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Định lượng:

Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,4% (kl/kl) L-tetrahydropalmatin (C 21H25NO4) tính theo dược
liệu khô kiệt.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Củ khi thu về đem cạo sạch vỏ nâu đen, thái lát mỏng mang phơi hoặc sấy
khô hoặc mang chiết lấy L – tetrahydropalmatin (Rotundin).
Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

Theo Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó
thở, chữa đau dạ dày.

Theo Y học hiện đại: Dùng toàn cây, dạng cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích
hợp để làm thuốc an thần.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 3 – 6g bột củ; 10 – 15ml rượu thuốc 10%.

Viên Rotunda, Stilux 30mg, 60mg.

Dạng tiêm Rotundin sulfat.

DƯỢC LIỆU ĐẠI HỒI

1. Tên khoa học:


Tên: Illicium verum

Họ Việt Nam: họ Hồi

Họ Latin: Illiciaceae

3. Bộ phận dùng:
Quả chín đã phơi khô của cây Hồi.
4. Thành phần hoá học chính:
Quả chứa chủ yếu là tinh dầu (9 – 10%); thành phần chính của tinh dầu là trans –
anethol, α-pinen, limonen, β-phellandren, α-terpineol, farnesol và safrol. Ngoài ra, còn
có chất nhầy, tanin, chất dầu và đường.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:

A. Đun sôi với ethanol 90% (TT).

B. Phản ứng với dung dịch kali hydroxyd 5% (TT).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Trên sắc ký đồ, dung dịch thử xuất hiện 4 vết, trong đó vết số 3 lớn nhất có cùng giá trị
Rf (khoảng 0,5) và cùng màu sắc (đỏ sau chuyển sang tím) với vết của dung dịch đối chiếu.

Định lượng: Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Thu hoạch vào mùa thu, đông. Hái lấy quả từ màu lục biến thành
vàng, nhúng qua trong nước sôi. Sấy nhẹ cho khô hoặc phơi trong bóng râm
khoảng 5 – 6 ngày cho khô.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh bay tinh dầu.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

Ôn dương, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, lý khí, chỉ thống.

Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng,  ăn không tiêu, nôn mửa, ỉa chảy, đau nhức cơ khớp do
lạnh.
Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 3-6 g dạng thuốc sắc, ngâm rượu dùng xoa
bóp.

DƯỢC LIỆU GỪNG

1. Tên khoa học:


Tên: Zingiber officinale

Họ Việt Nam: họ Gừng

Họ Latin: Zingiberaceae

3. Bộ phận dùng:
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng.

4. Thành phần hoá học chính:


Trong củ Gừng có 1 – 3% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là α-camphen, β-
phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral,
borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa
dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol…

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:

A. Dịch chiết ethanol cho phản ứng với dung dịch natri nitroprusiat 1% (TT), natri
hydroxyd 10% (TT), acid acetic băng (TT).

B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng. Sắc kí đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết
cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc kí đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng
6. Phương pháp chế biến và bảo quản:
Chế biến: Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi
dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương).

Bảo quản: Để nơi khô, mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm. Chủ trị: Đau bụng lạnh,
đầy trướng không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn.

Thán khương tăng cường chỉ huyết.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 4 – 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường
phối hợp với các vị thuốc khác.

DƯỢC LIỆU HOA HÒE

1. Tên khoa học:


Tên: Sophora japonica (Styphnolobium japonicum)

Họ Việt Nam: Họ Đậu

Họ Latin: Fabaceae

3. Bộ phận dùng:
Nụ cây hoa hòe phơi khô.

4. Thành phần hoá học chính:


Flavonoid, chủ yếu là rutin (hàm lượng đạt hơn 20% trong nụ hoa); Betulin,
Sophoradiol.
5. Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính:

Dịch chiết trong ethanol dùng làm các phản ứng và dịch chấm sắc ký lớp mỏng.

Định lượng:

Xây dựng đường cong chuẩn.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm. Tính khối lượng rutin (mg) của dung dịch thử từ
nồng độ đọc được trên đường cong chuẩn và tính hàm lượng phần trăm rutin trong
dược liệu.

Hàm lượng rutin trong nụ hoa Hòe không ít hơn 20%.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Thu hoạch từ tháng 7 – 9 dương lịch. Hái hoa vào buổi sáng khi trời khô
ráo. Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy
ngay.

Bảo quản: Nơi khô mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

Rutin chủ yếu dùng để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch.

Điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch. Trường hợp xuất huyết như chảy máu
cam, ho ra máu; trĩ.

Cách dùng và liều lượng:

Dùng 8 – 16g/ngày, có thể hãm hoặc sắc.

Chiết xuất rutin, bào chế theo y học hiện đại (viên Rutin C).

Chú ý: Không dùng trong trường hợp nghẽn mạch máu và máu có độ đông cao.
DƯỢC LIỆU HOÀNG LIÊN
1. Tên khoa học:
Tên: Coptis sp.

Họ Việt Nam: Họ Hoàng liên

Họ Latin: Ranunculaceae

3. Bộ phận dùng:
Thân rễ của cây Hoàng liên.

4. Thành phần hoá học chính:


Alcaloid (chiếm 5 – 8%), chủ yếu là Berberin, ngoài ra còn có Palmatin, Coptisin…

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:

A. Với dung dịch acid nitric 30% (TT).

B. Với acid sulfuric (TT) và dung dịch bão hoà clor trong nước (TT).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị R fvà màu sắc
với vết của berberin clorid chuẩn và palmatin clorid chuẩn đạt được trên sắc ký đồ của
dung dịch chuẩn.

Định lượng: 

Định lượng đồng thời berberin và palmatin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao.

Dược liệu phải chứa ít nhất 3,5 % beberin (C20H18NO4. HCl) và 0,5% (C21H22NO4. HCl)
palmatin tính theo dược liệu khô kiệt.
6. Phương pháp chế biến và bảo quản:
Chế biến: Đào cả cây, loại bỏ đất cát, cắt bỏ thân, lá. Phần thân rễ rửa sạch, phơi hoặc
sấy khô rồi đóng gói.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

– Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn, đau mắt đỏ, viêm tai giữa có mủ

– Tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày.

– Dịch chiết: nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ.

Cách dùng và liều lượng: Dùng 2 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

DƯỢC LIỆU HOÀNG BÁ

1. Tên khoa học:


Tên: Phellodendron chinense

Họ Việt Nam: Họ Cam

Họ Latin: Rutaceae

3. Bộ phận dùng:
Vỏ thân, vỏ cành của cây Hoàng bá

4. Thành phần hoá học chính:


Alcaloid, trong đó chủ yếu là Berberin (khoảng 3%) và Palmatin.
5. Phương pháp kiểm nghiệm:
Định tính:

A. Phản ứng với dung dịch acid sulfuric 1% (TT) và dung dịch bão hòa clor (TT).

B. Dịch chiết ethanol 90% (TT) phản ứng với dung dịch acid nitric 25%
(TT) hoặc acid hydrocloric (TT).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử xuất hiện nhiều
vết, trong đó có vết có màu đỏ và giá trị Rf   của berberin clorid chuẩn đạt được trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng: Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm.

Dm: Mật độ quang của dung dịch mẫu thử.

Dc: Mật độ quang của dung dịch mẫu chuẩn.

a: Lượng cân dược liệu (g)

b: Độ ẩm dược liệu.

Hàm lượng berberin chứa trong dược liệu khô không được ít hơn 2,5%.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Lấy vỏ cây đã trồng trên 10 năm, vào mùa hè. Cạo sạch lớp bần, cắt thành
từng miếng, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi thoáng gió, khô mát, tránh mốc mọt.
7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:
Công dụng:

– Chữa kiết lỵ, tiêu chảy, hoàng đản do viêm ống mật. Viêm đường tiết niệu, đái đục,
đại tiện ra máu, trĩ. Đau mắt, viêm tai, phụ nữ khí hư. Sốt, ra mồ hôi trộm.

– Dùng ngoài: rửa mắt, chữa mụn nhọt, vết thương.

– Dùng làm nguyên liệu chiết xuất Berberin.

Cách dùng và liều lượng: 6 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc, rượu thuốc, bột.

DƯỢC LIỆU HÀ THỦ Ô ĐỎ


1. Tên khoa học:
Tên: Fallopia multiflora

Họ Việt Nam: Họ rau Răm

Họ Latin: Polygonaceae

3. Bộ phận dùng:
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ.

4. Thành phần hoá học chính:


Củ Hà thủ ô chứa 1,7% anthranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein,
physcion. 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid. 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất
tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin) và 2,3,5,4-
tetrahydroxytibene-2-O-b-D-glucoside.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính:
A. Phản ứng với dung dịch natri hydroxyd (TT).

B. Phản ứng với dung dịch amoniac đậm đặc (TT).

C. Phản ứng với dung dịch antimoni clorid(TT).

D. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại lát cắt có màu vàng xám.

E. Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến:

Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt
thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn. Trước khi dùng
thường nấu, đồ với đậu đen.

Chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước
đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu
đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra,
bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi
cho hết. Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy
nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Bảo quản: Để nơi khô thoáng, tránh mốc, mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng:

Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc.

Chủ trị: Huyết hư thiếu máu, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 6 – 12 g Hà thủ ô đã chế, dạng thuốc sắc hoặc rượu
thuốc.
DƯỢC LIỆU HƯƠNG NHU TRẮNG

1. Tên khoa học:

Tên: Ocimum gratissimum

Họ Việt Nam: Họ Bạc hà

Họ Latin: Lamiaceae

3. Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất của cây Hương nhu trắng

4. Thành phần hoá học chính:

Trong hoa, lá khô đều có tinh dầu (ở hoa 2,77%, ở lá 1,38% và ở phần trên mặt đất
1,14%) (tính trên trọng lượng khô tuyệt đối). Thành phần chủ yếu của tinh dầu
là eugenol khoảng 70%, D-germacren 8,8% và cis β-ocimen 7%.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính: Phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Định lượng: Định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 0,5%
tinh dầu (tính theo dược liệu khô tuyệt đối).

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái khi cây ra hoa, rửa sạch, để nguyên hoặc cắt thành từng đoạn 2 – 3
cm, phơi âm can đến khô. Trước khi dùng có thể vi sao ở nhiệt độ ≤ 60 oC.

Có thể cất lấy tinh dầu để dùng. Nếu cất tinh dầu, thu hái vào lúc cây Hương nhu đã
phát triển đầy đủ, có nhiều lá và hoa. Tinh dầu lỏng, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay,
tê, để ngoài không khí biến màu nâu đen.

Bảo quản:

Dược liệu để nơi khô mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tinh dầu: Tránh ánh sáng, đựng đầy lọ, nút kín, để nơi mát.
7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Giải cảm nhiệt, lợi tiểu. Làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi.

Cất tinh dầu và điều chế eugenol dùng trong tân dược (dùng trong nha khoa) và một
số ngành kỹ nghệ khác.

Tinh dầu Hương nhu trắng: Có tác dụng giảm đau tại chỗ, sát trùng, dùng làm thuốc
phòng chữa thối rữa, chữa đau răng.

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 6 – 12 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hay
thuốc hãm, thuốc xông.

DƯỢC LIỆU KIM NGÂN HOA

1. Tên khoa học:

Tên: Lonicera japonica

Họ Việt Nam: Họ Kim ngân

Họ Latin: Caprifoliaceae

3. Bộ phận dùng:

Nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây Kim ngân.

4. Thành phần hoá học chính:

Flavonoid (inosid, lonicerin), một số hợp chất carotenoid.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch chiết dược liệu trong ethanol 90%(TT) cho phản ứng với dung dịch acid
hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm (TT).
B. Dịch chiết trong nước của dược liệu cho phản ứng với dung dịch natri hydroxyd
10% (TT), so màu.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ. Sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh sâu mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Tiêu độc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Điều trị viêm
nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm ruột thừa…

Cách dùng và liều lượng: 12 -16 g/ngày, dạng thuốc sắc, cao. Dùng riêng hay phối
hợp với các vị thuốc khác.

DƯỢC LIỆU LẠC TIÊN

1. Tên khoa học:

Tên: Passiflora foetida

Họ Việt Nam: Họ Lạc tiên

Họ Latin: Passifloraceae

3. Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất đã phơi, sấy khô của cây Lạc tiên (Herba Passiflorae).

4. Thành phần hoá học chính:

Bao gồm Alcaloid, Flavonoid, Saponin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính: Tiến hành chiết alcaloid trong dược liệu Lạc tiên, và lần lượt cho phản ứng
với các thuốc thử chung của Alcaloid.

Thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.

Thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa đỏ nâu.

Thuốc thử Dragendorff (TT) cho tủa vàng cam.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái quanh năm, hái về phơi hay sấy khô. Có thể nấu cao hoặc pha cồn
thuốc (1/5) với cồn 60o.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Động
kinh, co giật.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 20 – 40 g, dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra có thể uống dưới dạng cao lỏng, siro, rượu thuốc với liều lượng tương ứng.
Nên uống trước khi đi ngủ.

Có thể dùng phối hợp các vị thuốc khác như lá vông, tâm sen, lá dâu, long nhãn…

DƯỢC LIỆU MÃ TIỀN

1. Tên khoa học:

Tên: Strychnos nux-vomica

Họ Việt Nam: Họ Mã tiền

Họ Latin: Loganiaceae
3. Bộ phận dùng:

Hạt của cây Mã tiền.

4. Thành phần hoá học chính:

Alcaloid chiếm 2 – 5%, chủ yếu là Strychnin (khoảng 50%) và Brucin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

 A. Định tính với acid nitric đậm đặc (TT) và dung dịch amoni vanadat 1%trong
acid sulfuric (TT).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng: Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 262 nm và 300 nm

Xác định hàm lượng Strychnin:

a: độ hấp thụ ở 262 nm

b: độ hấp thụ ở 300 nm

m: khối lượng mẫu thử (g)

X: độ ẩm của dược liệu (g)

Hàm lượng  strychnin (C21H22N2O2) không ít hơn 1,2% tính theo dược liệu khô kiệt.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến:

Thu hái hạt mã tiền về rửa sạch, phơi khô.


Sao cách cát: Ngâm mềm → Cạo bỏ vỏ và mầm → Sao cát đến khi có màu cánh gián

Rán với dầu thực vật: Ngâm hạt trong nước vo gạo → Rửa, cạo bỏ vỏ và mầm → Rán
với dầu đến màu cánh gián.

Bảo quản: Độc bảng A. Để nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

– Mã tiền chưa chế: dùng ngoài dưới dạng thuốc xoa bóp, chữa nhức mỏi tay chân do
thấp khớp, đau dây thần kinh. Dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc thường phối hợp
với Ô đầu, Phụ tử.

– Mã tiền chế: Chữa đau nhức, sưng khớp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, bại liệt,
liệt nửa người, chó dại cắn.

– Làm nguyên liệu chiết xuất Strychnin và Brucin dùng trong Y học hiện đại.

Cách dùng và liều lượng: Liều uống tối đa 0,10g/lần; và 0,30g/24 giờ. Trẻ em dưới 3
tuổi không được dùng.

DƯỢC LIỆU MỨC HOA TRẮNG

1. Tên khoa học:

Tên: Holarrhena pubescens (Holarrhena antidysenteria)

Họ Việt Nam: Họ Trúc đào

Họ Latin: Apocynaceae

3. Bộ phận dùng:

Lá, hạt, vỏ thân, rễ – Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae Pubescentis.

 
4. Thành phần hoá học chính:

Alcaloid. Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các alcaloid như conessin,
norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin. Ngoài
ra, vỏ cây còn chứa gôm, chất nhựa, tanin…

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch chiết acid của dược liệu cho phản ứng với các thuốc thử chung của Alcaloid.

Thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.

Thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa nâu.

Thuốc thử Dragendorff (TT) cho tủa đỏ cam.

Định lượng: Định lượng alcaloid toàn phần. Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0%
alcaloid toàn phần tính theo conessin và tính theo dược liệu khô kiệt.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hoặc sấy
khô.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng
trị sốt, tiêu chảy, viêm gan.

Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung khu hô hấp, gây hạ huyết áp và
làm tim đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp của ruột và tử cung.

Cách dùng và liều lượng:

Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu cùng với vỏ rễ
cây Hoè dùng bôi.

Bột vỏ 10g, Hạt 3 – 6g hoặc cao lỏng 1 – 3g.


DƯỢC LIỆU NHÂN SÂM

1. Tên khoa học:

Tên: Panax ginseng

Họ Việt Nam: Họ Nhân sâm

Họ Latin: Araliaceae

3. Bộ phận dùng:

Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm.

4. Thành phần hoá học chính:

Saponin triterpen tetracyclic (Ginsenosid), vitamin, đường, tinh bột.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Phản ứng với dung dịch cloroform bão hoà stibi triclorid (TT)

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng: Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thường thu hoạch Nhân sâm vào mùa thu (tháng 9 – 10), ở những cây
trồng từ 4 năm trở lên. Rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy đến khô. Cũng có khi chế bằng
cách đồ rồi ép để được hồng sâm.

Bảo quản: Đựng trong hộp kín, để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Thuốc bổ, chữa bệnh thần kinh suy nhược. Suy nhược cơ thể, ăn không
ngon, ho suyễn, nôn mửa, hồi hộp, sợ hãi.

Cách dùng và liều lượng:


Ngày dùng 4 – 10g. Dạng thuốc hãm hoặc lấy dịch chiết bằng cách: Thái lát mỏng cho
vào chén sứ, thêm ít nước, đậy nắp, đun cách thuỷ đến khi chiết hết mùi vị. Các dạng
thuốc khác: thuốc bột, cao lỏng, rượu thuốc.

DƯỢC LIỆU NGƯU TẤT

1. Tên khoa học:

Tên: Achyranthes bidentata

Họ Việt Nam: Họ rau Dền

Họ Latin: Amaranthaceae

3. Bộ phận dùng:

Rễ của cây Ngưu tất.

4. Thành phần hoá học chính:

Saponin (thủy phân cho các sapogenin là acid oleanolic); ecdysteron, inokosteron

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A.Phản ứng với dung dịch natri clorid 1% (TT) (saponin).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu và giá trị R f với vết của acid
oleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Nếu dùng Ngưu tất chiết dung dịch đối chiếu thì trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải
có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:


Chế biến: Thu hoạch rễ khi cây bắt đầu úa vàng, rửa sạch, xông sinh, phơi hoặc sấy
khô.

Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh ẩm và mốc mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

– Chữa chứng mất kinh, tụ máu, tiểu tiện ra máu.

– Trợ lực tử cung, dùng trong trường hợp đẻ khó.

– Điều trị thấp khớp, đau lưng, bí tiểu tiện.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 3 – 9g, dạng thuốc sắc hoặc tẩm rượu dùng ngoài.

DƯỢC LIỆU Ô ĐẦU

1. Tên khoa học:

Tên: Aconitum fortunei

Họ Việt Nam: Họ Hoàng liên

Họ Latin: Ranunculaceae

3. Bộ phận dùng:

Rễ củ – Radix Aconiti.

4. Thành phần hoá học chính:

Alcaloid (là Aconitin).

5. Phương pháp kiểm nghiệm:


Định tính: Dịch chiết dược liệu lần lượt cho phản ứng với các thuốc thử chung của
Alcaloid.

Thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.

Thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa nâu.

Thuốc thử Dragendorff (TT) cho tủa đỏ cam.

Định lượng: Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ).

p: Khối lượng dược liệu khô kiệt (g).

n: Số ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N đã dùng.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8, trước khi hoa nở, đào lấy rễ củ, bỏ rễ
con, rễ tua, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản: Độc bảng A. Để nơi khô ráo, tránh sâu mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Thường dùng trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp…

Cách dùng và liều lượng:

Ô đầu chưa chế biến: Dùng ngoài xoa bóp dưới dạng thuốc ngâm rượu, không được
uống.

Ô đầu đã chế biến: theo Y học dân tộc cổ truyền, ngày dùng 4 – 12g dạng thuốc sắc,
có khi còn dùng liều cao hơn nữa. Thường phối hợp với nhân sâm, can khương tuỳ
theo kinh nghiệm của thầy thuốc.
DƯỢC LIỆU RAU MÁ

1. Tên khoa học:

Tên: Centella asiatica

Họ Việt Nam: Họ Hoa tán

Họ Latin: Apiaceae

3. Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.

4. Thành phần hoá học chính:

Trong cây có các saponin triterpennoid là asiaticosid và alcaloid là hydrocotylin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính: 

A. Dịch chiết dược liệu cho phản ứng với:

Tinh thể α-naphtol (TT) và 1 ml acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ carmin.

Hỗn hợp 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) và 9,5 ml dung dịch acid picric
bão hoà (TT), xuất hiện màu đỏ da cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, dùng dược liệu tươi hoặc phơi khô,
khi dùng cắt đoạn.

Bảo quản: Để nơi khô ráo.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:


Công dụng: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt,
viêm họng, sưng amidan, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt,
còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và
nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

Cách dùng và liều lượng: Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống
cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc,
lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón.

Ngày dùng 30 – 40 g Rau má tươi, vò nát, lấy nước hoặc sắc uống. Dùng dược liệu
khô, ngày 15 – 30 g. Dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài: Dùng dược liệu tươi, giã nát, đắp chữa vết thương do ngã, gãy xương,
bong gân và làm tan ung nhọt, lượng thích hợp.

DƯỢC LIỆU SÀI ĐẤT

1. Tên khoa học:

Tên: Wedelia chinensis

Họ Việt Nam: Họ Cúc

Họ Latin: Asteraceae

3. Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất của cây Sài đất.

4. Thành phần hoá học chính:

Coumarin (Wedelolacton) và Flavonoid

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính: Dịch chiết trong ethanol của Dược liệu Sài đất cho phản ứng với

A. Dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT) hoặc bột kẽm


(TT): dung dịch từ màu xanh chuyển sang đỏ cam, để lâu màu nhạt dần.
B. Dung dịch natri carbonat 10% (TT), và thuốc thử diazo (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ
thẫm.

C. Dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (TT). Quan sát dưới ánh đèn tử ngoại
sẽ thấy huỳnh quang màu vàng nhạt.

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô

Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Dùng trong trường hợp viêm tuyến sữa,
viêm bàng quang, viêm tai mũi họng. Phòng và chữa rôm sẩy, mụn nhọt, lở loét.

Cách dùng và liều lượng:

Ngày dùng 20 – 40g dạng thuốc sắc hoặc cao.

Có thể dùng 100g tươi, giã vắt nước uống, bã đắp chỗ sưng đau.

Chế thành siro một mình Sài đất hoặc phối hợp với Kim ngân.

DƯỢC LIỆU CÁT CĂN

1. Tên khoa học:

Tên: Pueraria thomsonii Benth. (Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn dây – Radix
Puerariae)

Họ Việt Nam: Họ Đậu

Họ Latin: Fabaceae

3. Bộ phận dùng:
Rễ củ (Radix Puerariae) thường gọi là cát căn, thu hái từ cuối tháng 10 đến tháng 3 –
4 năm sau.

4. Thành phần hoá học chính:

Tinh bột và các hợp chất isoflavonoid (Puerarin, Daidzein, Daidzin), Puerosid A,
Puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean triterpen.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính: Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa
sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay
thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản: Để nơi thoáng mát, tránh mốc mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng: Dùng chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều,
viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước. Bột pha nước uống có đường giúp giải
nhiệt, làm mát cơ thể.

Cách dùng và liều lượng: Ngày 9 – 15g, phối hợp trong các bài thuốc.

DƯỢC LIỆU TRÀM

1. Tên khoa học:

Tên: Melaleuca cajeputi

Họ Việt Nam: Họ Sim

Họ Latin: Myrtaceae
3. Bộ phận dùng:

Lá (Folium Melaleucae), tinh dầu từ lá (Oleum Cajeputi).

4. Thành phần hoá học chính:

Tinh dầu (0,3 – 0,6%), thành phần chính là cineol (eucalyptol, cajeputol) (45 – 60%),
terpineol kháng khuẩn cao, các flavonoid và tanin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch chiết dược liệu cho phản ứng với:

 Dung dịch acid hydrocloric (TT) và một ít bột magnesi (TT).

 Dung dịch natri hydroxid 10% (TT).

 Dung dịch sắt (III) clorid 5% (TT).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Định lượng:

Định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 1% tinh dầu.

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái cành non có mang lá, rửa sạch, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho
đến khô.

Bảo quản: Để nơi khô, mát.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Lá tràm sắc chữa ho, phỏng, rửa mụn nhọt, vết thương ngoài da, xông chữa cảm cúm.

Tinh dầu xoa bóp trị đau nhức, tê thấp, sát trùng ngoài da. Dùng xông có tác dụng
chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sát khuẩn đường hô hấp.
Cineol chữa ho, long đờm, sát khuẩn đường hô hấp.

Cách dùng và liều lượng:

Đường uống: pha 10 – 20 giọt tinh dầu trong cốc nước nhỏ.

Nhỏ mũi: pha nồng độ 10% trong dầu lạc.

Dùng ngoài (rửa): pha trong nước nồng độ 0,2%.

Ngày dùng 6 – 10 g. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp.

DƯỢC LIỆU VÀNG ĐẮNG

1. Tên khoa học:

Tên: Coscinium fenestratum

Họ Việt Nam: Họ Tiết dê

Họ Latin: Menispermaceae

3. Bộ phận dùng:

Thân đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng.

4. Thành phần hoá học chính:

Chủ yếu là Berberin (1,5 – 3%), Saponin, Palmatin, Jatrorizin.

5. Phương pháp kiểm nghiệm:

Định tính:

A. Dịch lọc, thêm acid sulfuric và cho phản ứng với nước brom bão hoà (TT), ở giữa
hai lớp dung dịch xuất hiện một vòng đỏ sẫm.

B. Dịch chiết cồn dược liệu, thêm 1 giọt acid hydrocloric (TT). Soi kính hiển vi thấy
nhiều tinh thể hình kim màu vàng riêng lẻ và xếp thành bó.
C. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm bột dược liệu phát quang
màu vàng sáng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Định lượng: Đo mật độ quang ở bước sóng 420 nm của dung dịch chuẩn và dung
dịch thử.

Hàm lượng berberin được tính theo công thức:

Dm: Mật độ quang của dung dịch thử.

Dc: Mật độ quang của dung dịch chuẩn

a: Lượng cân dược liệu (g)

b: Độ ẩm dược liệu

6. Phương pháp chế biến và bảo quản:

Chế biến: Thu hái quanh năm, cạo vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 13 cm, phơi hoặc sấy
khô 50 – 60oC.

Bảo quản: Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

7. Công dụng, cách dùng và liều lượng:

Công dụng:

Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi thấp, lợi mật. Điều trị viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, viêm
túi mật, viêm gan.

Dung dịch 0,5 – 1% để nhỏ mắt, chữa đau mắt hay để rửa mắt.

Dùng làm nguyên liệu chiết Berberin

Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 10 – 16 g, dạng bột thuốc hay thuốc sắc.

You might also like