You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THI GIỮA KÌ VÀ KTHP


MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Mai


STT theo DS lớp : 24
Lớp-Khóa : Lớp BTKT tối 3-5-7
GV : Nguyễn Hữu Nhuận

1
Phần 1: Trắc nghiệm giữa kì
Câu 1. Sếp của sếp bạn mời bạn đi ăn trưa. Khi bạn đi ăn trưa về, bạn có cảm
giác là sếp của bạn muốn biết về bữa ăn trưa đó. Bạn sẽ:
a. Bạn sẽ kể cho sếp nghe về bữa ăn trưa
b. Cố tránh nói với sếp về bữa ăn trưa đó.
c. Cố nói về bữa ăn một cách đặc biệt, mặc dù bữa ăn trưa đó thực sự không có gì đặc biệt.

Trả lời: A
Giải thích: Em vẫn sẽ kể về bữa ăn trưa, nhưng các thông tin quan trọng không được tiết
lộ thì em vẫn giữ lại.
Câu 2. Trong một cuộc họp với khách hàng, sếp của bạn đã phát biểu một câu
không chính xác. Bạn sẽ
a. Nói lại với sếp về câu nói không chính xác và mong ông ta sẽ tự sửa lại câu nói không
chính xác đó
b. Sửa lại câu nói của sếp ngay trước mặt khách hàng
c. Không có ý kiến và sau đó sẽ tự giải thích với khách hàng vào một lần khác

Trả lời: A
Giải thích: Đưa ra các dữ kiện chính xác để sếp dựa trên đó giaỉ thích lại với khách hàng.
Vì trong trường hợp này mình đang ở vai trò nhân viên, tôn trọng và giữ thể hiện cho
sếp là điều cần làm
Câu 3. Bạn đang tham dự một cuộc họp quan trọng với sếp, thì có điện thoại
đường dài về một vấn đề trong kinh doanh gọi tới cho bạn. Bạn sẽ:
a. Nói với thư ký của sếp, nhờ trả lời giùm là bạn đi vắng
b. Nhận điện thoại và nói chuyện bình thường với người gọi điện thoại.
c. Nói với thư ký của sếp, nhờ trả lời với người gọi điện thoại là bạn đang bận một cuộc họp
quan trọng và hỏi họ là khi nào thì bạn có thể gọi điện thoại lại được.

Trả lời: C
Giải thích: Cuộc họp quan trọng với sếp vẫn là ưu tiên nhất, những việc khác có thể dời
lại làm sau hoặc liên hệ sau vẫn không nghiêm trọng
Câu 4. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đến nơi phỏng vấn xin việc làm (một công
việc rất thú vị và rất khó được tuyển), tình cờ bạn phát hiện có vết dơ trên áo của
bạn. Bạn sẽ
a. Gọi điện thoại xin thay đổi thời gian phỏng vấn
b. Tức tốc đi tìm một chiếc áo khác thay cho chiếc áo dơ
c. Cho rằng vết dơ sẽ không nhìn thấy rõ và bạn vẫn mặc chiếc áo đó đi phỏng vấn

Trả lời: B

2
Trả lời: Đến trễ giờ phỏng vấn là điềm trừ cho 1 cuộc phỏng vấn, cần chỉn chu từ phong
thái đến các câu hỏi có thể được hỏi trong phỏng vấn. Tuy nhiên, chiếc áo không làm
nên thành công của buổi phỏng vấn, nên mình có thể chọn áo khác miễn lịch sự là được.
Câu 5. Trong cuộc họp, bạn hướng dẫn cho nhân viên về cách thức bán hàng
mới. Một nhân viên chen ngang bằng một câu hỏi không liên quan gì đến vấn đề
bạn đang trình bày. Bạn sẽ:
a. Đề nghị tất cả nhân viên có thể gửi lại câu hỏi (nếu có), khi kết thúc phần hướng dẫn
b. Trả lời câu hỏi của nhân viên.
c. Nói cho nhân viên đó biết rằng câu hỏi của anh ta không phù hợp với vấn đề bạn đang
trình bày.

Trả lời: C
Giải thích: Do trong cuộc họp còn có các nhân viên khác nữa nên sẽ đề xuất trả lời câu
trả lời sau khi cuộc họp kết thúc
Câu 6. Một người nào đó bên ngoài doanh nghiệp của bạn, nhờ bạn viết thư giới
thiệu cho một nhân viên cũ trước đây có kết quả làm việc không tốt đẹp trong
doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ:
a. Viết thư giới thiệu và kể rõ những nhược điểm của người này.
b. Viết thư giới thiệu và nhấn mạnh một vài ưu điểm của người này.
c. Từ chối yêu cầu viết thư.

Trả lời: C
Giải thích: Từ chối yêu cầu viết thư, vì thư giới thiệu ấy ảnh tới sự uy tín của chính bản
thân mình.
Câu 7. Một nhân viên trong phòng đến gặp bạn, phàn nàn về cách làm việc của
một nhân viên khác trong phòng. Bạn sẽ nói:
a. Chúng ta sẽ bàn chuyện đó sau, bây giờ tôi còn nhiều chuyện cần phải làm
b. Tôi rất vui lòng nói chuyện này với cả hai người, nhưng không nói chuyện này riêng
với từng người.
c. Có chuyện gì vậy? kể cho tôi nghe đi nào.

Trả lời: C
Giải thích: Vẫn sẽ tiếp chuyện với nhân viên trong phòng, tìm hiểu việc gì đang diễn
ra đối với bạn nhân viên đó. Nêu quan điểm của chính mình nếu trong trường hợp ấy
sẽ phản ứng như thế nào.
Câu 8. Liên tục 4 lần liền cho chiều thứ 6, các nhân viên trong phòng bạn phụ
trách yêu cầu bạn cho về sớm. Lần này bạn sẽ trả lời:
a. Tôi không thể cho về sớm mãi như thế này được, những người khác biết họ sẽ phản
đối
b. Hôm nay thì không được, có lẽ sẽ có cuộc hợp vào lúc 15giờ 30 phút.
c. Các bạn thật là cẩn thiết cho công việc của doanh nghiệp. Tôi rất cần các bạn làm việc
cả ngày, đặc biệt là vào chiều thứ 6

3
Trả lời: B
Giải thích: Đây cũng là cách mình nhắn với các bạn rằng trong thời gian làm việc thì
vẫn cần các bạn có trách nhiệm làm cho hết giờ. Thường tinh thần rã đông sẽ rơi vào
chiều T6, nên để củng cố lại những việc đã làm và lập kế hoạch cho tuần mới.
Câu 9. Một tạp chí viết bài về bạn, bạn báo viết đúng sự thật và có lợi cho công
việc của bạn. Bạn sẽ:
a. Gửi cho người viết bài báo một món quà
b. Gọi điện cám ơn người đã viết bài báo.
c. Viết thư cám ơn người đã viết báo.

Trả lời: C
Giải thích: Tùy theo cách cảm ơn mỗi người mà mình đáp lại sự cám ơn của người
khác.
Câu 10. Bạn mới được tuyển vào làm trưởng phòng của một công ty. Bạn biết là
có một số nhân viên của phòng nghĩ là họ xứng đáng được tuyển vào làm trưởng
phòng. Trong ngày đầu tiên làm việc, bạn sẽ:
a. Nói chuyện ngay với các nhân viên về vấn đề này.
b. Lờ đi và hy vọng chuyện đó sẽ tự qua đi.
c. Nhận ra vấn đề, nhưng bạn tập trung lên công việc và cố gắng tìm hiểu tất cả mọi
người.

Trả lời: C
Giải thích: Đã nhận vị trí này thì cần làm 100% công sức cho nó, đến khi người khác
nhìn vào họ chỉ biết bạn xứng đáng với vị trí này

4
Phần 2: Tiểu luận cuối kì
Câu hỏi:

Hãy giải thích ý nghĩa của từng mục và các mối quan hệ giữa các mục (từ 1 đến 8)
trong chương 1: Quản trị trong thời kì bất ổn.
1. Bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị?
2. Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng?
3. Định nghĩa về quản trị.
4. Các chức năng quản trị.
5. Phân loại nhà quản trị.
6. Những đặc trưng của nhà quản trị
7. Phân loại các nhà quản trị
8. Những đặc trưng của nhà quản trị

Trả lời
1. Bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị?
Câu hỏi mở mang tính gợi cho người trả lời tự hỏi chính bản thân mình có
các tố chất của nhà quản trị. Nhà quản trị phải là người thiết lập các hệ thống
và các điều kiện giúp người khác thực hiện một cách hoàn hảo. Mỗi ngày
nhà quản lý đều cần phải học hỏi để đáp ứng được với thị trường cũng như
con người của xã hội hiện đại. Tựa đề này mở ra nguyên một loạt câu hỏi
liên quan, các kỹ năng cần phải có ở một nhà quản trị, các đặc tính và cách
phân loại nhà quản trị như thế nào.
2. Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng
Đổi mới luôn là điều kiện cần để đáp ứng được nhu cầu thị trường của xã hội
hiện đại, đây là tư duy quan trọng không chỉ nhà quản trị cần có mà ngay cả
nhân viên trong công ty đều phải có thì công ty đó mới tạo nên đột phá
được. không học hỏi, cập nhật kiến thức xung quanh cũng đồng nghĩa với
việc bạn đang đi lùi xa thành công trước mắt. Sự đổi mới thể hiện trong cách
làm việc, cách vận hành công ty, sản phẩm mới ra mắt hay quy trình sản

5
xuất. Sự đổi mới vận dụng vào, loại bỏ những cái cũ lỗi thời, thay vào đó là
các cải tiến phù hợp với thị trường, với cải cách cần có hơn là cắt giảm chi
phí để có thể đạt sự thành công về phương diện dài hạn.
3. Định nghĩa nhà quản trị
Công ty muốn vận hành tốt thì cần phải có các nhà quản trị giỏi, các nhà
quản trị ấy cần thiết lập các mục tiêu, tôt chức hoạt động, động viên và
truyền thông, đo lường việc thực hiện và phát triển con người. Bao gồm 4
chức năng: Hoạch định, tổ chcứ, lãnh đạo, kiểm soát nguồn lực của tổ chức.
Mỗi nhà quản trị cần phải đạt được các chức năng này theo cách thức có
hiệu quả và hiệu suất cao.
4. Các chức năng của quản trị
Bao gồm:
a. Hoạch định: thiết lập mục tiêu cần làm trong tương lai của tổ chức dựa
trên các đầu mục công việc và nguồn lực sẵn có để thực hiện
b. Tổ chức: Thể hiện cách thức của một doanh nghiệp nỗ lực để hoàn thành
kế hoạch như thế nào. Tổ chức bao hàm việc phân công các công việc,
lĩnh vực, bộ phận và phân bổ toàn doanh nghiệp
c. Lãnh đạo: thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để dộng viên nhân viên đạt
các mục tiêu của tổ chức. Tạo ra giá trị và văn hóa được chia sẻ, truyền
thông các mục tiêu đến mọi người trong toàn bộ tổ chức. Truyền cảm
hứng tới các nhân viên để họ hoàn thành các mục tiêu với kết quả tốt
nhất. Đâu đó cho thấy người lãnh đạo của doanh nghiệp như thủy thủ để
dẫn tàu ra biển khơi.
d. Kiểm soát: thể hiện việc giám sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ
chức có đi đúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không và
kết hợp cải tiến khi cần thiết. Trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về nhà
quản trị, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nhà quản trị cần trao quyền
tự kiểm soát cho nhân viên và thực hiện các điều chỉnh phù hợp với từng
cá nhân, điều này có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của cá nhân nhân viên
cho toàn thể công ty.
5. Thực hiện hoạt động của tổ chức
6
Tổ chức là một thực thể xã hội, nó hiện diện ngay trong cuộc sống hằng
ngày của con người chúng ta. Một tổ chức gồm từ hai thành viên trở lên,
định hướng theo mục tiêu thể hiện qua việc tổ chức được thiết kế để đạt
được một số kết quả nhất định. Trách nhiệm của nhà quản trị chính là
phối hợp các nguồn lực theo cách có hiệu quả và hiệu suất để hoàn thành
mục tiêu tổ chức đề ra mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm.
6. Các kỹ năng quản trị
Tổ hợp thành 3 kỹ năng chính:
a. Kỹ năng nhận thức
Bao hàm việc thấu hiểu con người thuộc đội nào là phù hợp ở đâu trong
một tổ chức, và làm thế nào để tổ chức trở nên tương hợp với ngành. Kỹ
năng nhận thức rất cần thiết cho nhà quản trị cấp cao. Các yếu tố như ra
quyết định, phân bổ nguồn lực và đổi mới đều cần một tầm nhìn đủ rộng
và dài đề doanh nghiệp bền vững chiến đấu.
b. Kỹ năng quan hệ con người
Trong các kỹ năng, kỹ năng quản trị con người là kỹ năng khó khăn nhất
đối với nhà quản trị. Biểu lộ thông qua cách thức mà nhà quản trị tương
tác với người khác, bao gồm động viên, hỗ trợ, phối hợp, lãnh đạo,
truyền thông và giải quyết các xung đột.
Có 8 hành vi tốt được Google phát hiện:
1. Trở thành một huấn luyện viên tốt
2. Trao quyền cho người lao động và đừng quản lý một cách vụn vặt
3. Thể hiện mối quan tâm đến sự thành công của các thành viên trong
đội và tình trạng hoàn hảo về thể chất của người lao động
4. Đừng trở nên yếu đuối, hãy trở nên có năng suất và định hướng theo
kết quả.
5. Trở thành một nhà truyền thông tốt và lắng nghe các thành viên trong
đội
6. Giúp cho nhân viên phát triển nghề nghiệp
7. Có một tầm nhìn rõ ràng và chiến lược cho đội

7
8. Có những kỹ năng chuyên môn để đưa ra những lời khuyên cho các
thành viên
c. Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn bao gồm kiến thức chuyên biệt, khả năng phân tích
và năng lực sử dụng các công cụ và kỹ thuật để giải quyết những vấn đề
trong một lĩnh vực cụ thể
7. Phân loại nhà quản trị
Có hai cách phân loại nhà quản trị:
a. Theo chiều dọc
Được chia thành: quản trị cấp cao, quản trị cấp trung, quản trị cấp cơ sở
- Nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm về việc thiết lập các mục tiêu
của tổ chức, xác định các chiến lược để đạt được các mục tiêu, ra
quyết định có ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức, nuôi dưỡng tinh thần
kinh doanh để có thể giúp cho công ty thực hiện đổi mới.
- Nhà quản trị cấp trung chịu trách nhiệm triển khai các chiến lược
tổng thể, các chính sách đã được xác định từ nhà quản lsy cấp cao.
- Nhà quản lý cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ.
b. Theo chiều ngang
Được chia thành:
- Các nhà quản trị chức năng
- Các nhà quản trị theo tuyến
- Các nhà quản trị tham mưu
- Nhà quản trị điều hành
8. Những đặc trưng của một nhà quản trị
Các nhà quản trị thường phải kiêm nhiều việc do đó cần phải biết quản trị
thời gian một cách hiệu quả
Vai trò của nhà quản trị bao gồm vai trò thông tin, vai trò tương tác cá nhân,
vai trò ra quyết định

8
Tổng kết: Để trở thành một nhà quản trị cần phải năm bắt được các điều kiện cơ bản
để trở thành một nhà quản trị tài ba, các vai trò, phân loại để cùng vận hành doanh
nghiệp đi đúng mục tiêu ban đầu đề ra

You might also like