You are on page 1of 4

ĐỀ THI MÔN: DOANH NGHIỆP VÀ KINH DOANH

Phần A: Trắc nghiệm (3 điểm)


Sinh viên khoanh tròn vào đáp án chọn. Ví dụ, chọn đáp án A thì sẽ chọn A

Câu 1: Nếu không có……. thì sẽ Câu 2: Biện pháp …..hầu như
bất khả thi để tồn tại trong kinh không khả thi đối với các SME .
doanh A. Tăng trưởng A. Vay tín dụng ngắn hạn
B. Lợi nhuận B. Thuê mua tài chính Tìm tài
C. IPO C. Tìm tài trợ từ các quĩ đầu tư
D. Marketing D.Tận dụng quĩ nhàn rỗi để đầu tư
E. Chiến lược chứng khoán dài hạn
E. Vay tín chấp từ ngân hàng

Câu 3: Điều nào sau đây không được Câu 4: … là việc chuyển sản xuất
xem là hành vi thiếu đạo đức ở nơi hoặc những công việc khác tới công
làm việc: ty tại các quốc gia khác nơi có
A. Lấy sổ và bút viết về nhà dùng nguồn nhân lực và nguyên liệu rẻ
cho việc cá nhân hơn
B. Viết email cho gia đình và bạn A. Chuyển một phần chức năng nhiệm
bè trong giờ làm việc vụ ra gia công ngoài (Outsourcing)
C. Dùng điện thoại cá nhân để đặt B. Sử dụng nguồn lực từ nước
hẹn với bác sĩ trong giờ nghỉ trưa ngoài C. Xuất khẩu
D. Bỏ qua khi thấy một quản lý làm D. Nhập khẩu
trái với điều lệ công ty. E. Cấp phép (Licence)
E. Mua sắm quần áo trên mạng tại công
ty.
Câu 5: Trách nhiệm vô hạn, kĩ năng Câu 6: Nhà bán lẻ nhỏ cần những
có hạn, nhân công không đạt chuẩn, điều sau ngoại trừ:
thiếu tính liên tục đều là bất lợi của A. Hàng hóa
A. Đối tác B. Cơ sở sản xuất
B. Công ty cổ phần C. Tiền để duy trì doanh nghiệp
C. Doanh nghiệp tư nhân D. Kiến thức về nhu cầu và mong
D. Công ty hợp danh muốn của khách hàng trong tương lai
E. Công ty trách nhiệm hữu hạn E. Kĩ năng quản lý và marketing cơ bản

Câu 7: Xác định tổ chức đã đạt được Câu 8: STP cùng với … là 2 vũ khí lợi
một mục tiêu nhất định hay chưa thì hại nhất của Marketing :
gần nhất với chức năng quản trị nào A. Product
sau đây: B. Price
A. Lên kế hoạch C. Place
B. Trang bị số nhân viên D. Promotion
C. Kiểm soát E. Process
D. Tổ chức
E. Chỉ dẫn
Câu 9: Thuyết …cho phép nhân viên Câu 10: Giảm biên chế (downsizing)
được tham gia vào 1 số khâu của quá một khía cạnh gắn liền với
trình chuẩn bị ra quyết định trong quản A. Bố trí nhân sự
trị doanh nghiệp B. Hoạnh định
A. X C. Tổ chức
B. Y D. Chỉ đạo
C. Z E. Kiểm soát
D. Kỳ vọng
E. Hai nhân tố

Phần B: Phân tích tình huống (7 điểm).


Tình huống 1: (3đ)
Viện Khảo sát Thiết kế Xây dưng là một đơn vị chuyên thiết kế, sửa chữa, cải tiến các loại
máy và thiết bị xây dưng. Công tác của viện tập trung chủ yếu ở Phòng thiết kế. Ông
Phước, Trưởng phòng Thiết kế, lảnh đạo duy nhất của phòng, là một kỹ sư tài ba, nổi tiếng,
có uy tín rất lớn đối với khách hàng. Phòng của ông lúc nào cũng tấp nập khách đến đặt
hàng.

Phòng Thiết kế có 12 kỹ sư, trong đó có 2 kỹ sư giỏi, được ông Phuớc đặt biệt tin cậy là anh
Tâm và anh Việt. Hai anh Tâm và Việt luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn với chất
lượng cao. Đơn đặt hàng nhiều, hai anh luôn bận rộn với các công việc của phòng. Nhiêu
khi do yêu cầu của công việc, hai anh Tâm và Việt phải đi công tác ở các tỉnh khác cả tuần.
Đối với ông Phước, thật khó có thể hình dung được công việc của phòng sẽ ra sao nếu thiếu
hai anh Tâm và Việt.

Trong thời gian gần đây, hàng năm, Viện Khảo sát Thiết kế Xây dưng có cơ hội tuyển một
số kỹ sư gởi đi đào tạo và nâng cao trình độ ở nước ngoài. Do luôn luôn dính vào các hợp
đồng lớn, hai anh Tâm và Việt không thể nào bứt ra khỏi công việc để có thể tập trung ôn
thi ngoại ngữ. Các anh đã bỏ lỡ nhiều cơ hôi đi học tập ở nước ngoài, do vậy, dù đã công
tác ở viện đến 11 năm hai anh vẫn chỉ có bằng tốt nghiệp đại học. Hai kỹ sư khác trong
phòng: anh Tuấn và anh Sơn tuy ít kinh nghiệm công tác và đóng góp cho phòng ít hơn
nhưng đều đã tốt nghiệp cao học ở nước ngoài.

Khi về nước, hai anh Tuấn và Sơn đã làm cho ông Phước phải ngạc nhiên vì phong cách
làm việc mới rất chuyên nghiệp và hiệu quả của mình. Đầu năm nay, ông Phước được đề
bạt Quyền Viện trưởng thay cho ông Viện trưởng cũ nghỉ hưu. Ông rất băn khoăn, không
biết sẽ đề cử ai thay thế ông ở chức vụ Trưởng phòng Thiết kế: anh Tâm và anh Việt đều có
kinh nghiệm và năng lực công tác thì lại chưa có bằng cấp phù hợp với tiêu chuẩn mới, anh
Tuần và anh Sơn có bằng cấp cao thì lại có ít kinh nghiệm thực tế và đóng góp chưa nhiều
cho phòng.
Câu hỏi

1.Nếu ở cương vị ông Phước, bạn sẽ đề cử ai làm Ttrưởng phòng Thiết kế ?


2.Làm sao để giải quyết tình trạng trên?

Tình huống 2: (4đ) M. Lee kể về cuộc gặp mặt với hai doanh nhân Nhật ở Tokyo để
chuẩn bị kế hoạch tham gia vào một hội nghị Nhật – Mỹ nhằm khai khác hệ thống quản lý
của Nhật và Mỹ. Khi gần đến bữa trưa, phía chủ nhà rất vui mừng nói với ông ta rằng họ
rất muốn trình bày với ông ta về “những hoạt động phục vụ hiệu quả nhất ở Nhật Bản.”
Ông Lee đã kể lại dịp may này như sau: “Họ nói với tôi về một cửa hàng Sushi, Cửa
hàng Sushi 100 yên nổi tiếng ở Nhật Bản.” Đây là một món ăn đơn giản, cơm trộn
giấm được kèm theo với nhiều thứ khác như tảo biển khô, cá ngừ sống, cá hồi sống,
tôm nấu chin, bạch tuộc, trứng chiên,…Sushi thường được chuẩn bị thành từng phần
có kích thước phù hợp với miệng ăn và có một đôi đũa kèm theo. Sửa soạn một món
Sushi ngon miệng và thẩm mỹ với gừng giầm là cả một nghệ thuật.

“Cửa hàng 100 yên không giống như nhứng nhà hàng Suhi bình thường khác. Ở đây
nó thể hiện một hoạt động năng suất của người Nhật. Khi chúng tôi bước vào cửa
hàng, có một dàn đồng ca “Iraisai” chào mời chúng tôi, họ là những người làm việc
trong cửa hàng này – đó là nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ, ông chủ và những
đứa con của các ông chủ. Cửa hàng có dạng hình elip, quần phục vụ ở giữa phòng, ở
đó có ba hoặc bốn bếp luôn luôn bận rộn để chuẩn bị món Sushi. Có khoảng 30 cái
ghế được đặt xung quanh quầy phục vụ. Chúng tôi ngồi tại quầy và nhanh chóng nhận
được một chén Misoshiru, đó là chén súp đậu, một đôi đũa, một tách trà xanh, một đĩa
nhỏ đựng nước sốt và một kệ nhỏ bằng sứ để đặt đũa. Thực ra sự phục vụ này là cũng
giống như bất kỳ cửa hàng Sushi nào.Nhưng ngay sau đó tôi nhận thấy có một vài
điểm đặc biệt. Có một đường ray vòng quanh quầy phục vụ, giống như đường ray xe
lửa đồ chơi. Trên đó, tôi nhìn thấy một xe lửa chở những đĩa Sushi. Bạn có thể tìm
thấy bất kỳ món Sushi nào bạn muốn – từ loại có tảo biển hoặc bạch tuộc rẻ tiền đến
loại có cá hồi sống hoặc tôm nấu chin đắt tiền. Tuy nhiên, giá cả ở đây đồng nhất, tất
cả đều 100 yên một đĩa. Để kiểm tra kỹ hơn, khi tôi đang quan sát sự di chuyển của
các đĩa Sushi, tôi nhận thấy đĩa có tảo khô rẻ tiền có bồn phần trong khi đĩa có cá hồi
sống đắt tiền chỉ có hai phần. Tôi ngồi xuống và quan sát khách hàng ngồi xung
quanh quầy. Trông họ dùng món Sushi và súp rất ngon miệng, họ vừa ăn vừa đọc báo
hoặc tạp chí.” “Tôi nhìn thấy một người đàn ông và tám đĩa Sushi được xếp đống bên
cạnh. Khi anh ta đứng dậy chuẩn bị đi, người tính tiền nói” Thưa ông, của ông tất cả
là 800 yên”. Cô tính tiền này không cần máy tính tiền, bởi vì cô ta chỉ cần đếm số đĩa
và nhân nó với 100 yên.Trước khi anh ta rời cửa hàng, một lần nữa chúng tôi lại nghe
thấy một dàn đồng ca “Arigato Gosaima” (cảm ơn) của tất cả các nhân viên phục vụ ở
đây.”

Ông Lee tiếp tục quan sát những hoạt động của cửa hàng Sushi: “Trong cửa hàng
Sushi 100 yên, giáo sư Tamura (một trong những ông chủ của cửa hàng) giải thích
với chúng tôi cửa hàng dạng gia đình này hoạt động hiệu quả như thế nào. Ông chủ
luôn phải có mục tiêu tổ chức rõ ràng như là phục vụ khách hàng, đóng góp cho xã
hội, hoặc nâng cao lợi ích cho cộng đồng. Hơn nữa, mục tiêu của tổ chức đạt được
thông qua nỗ lực dài hạn của tất cả các thành viên trong tổ chức, họ được xem là
người trong gia đình”.

“Những hoạt động hàng ngày của ông chủ chủ yếu là phân tích thông tin một cách kỹ
lưỡng. Ông chủ có một bản tóm tắt đầy đủ về nhu cầu của các loại đĩa Sushi khác
nhau, và do đó ông ta biết chính xác mỗi loại Sushi có bao nhiêu đĩa sẽ được chuẩn bị
và khi nào được chuẩn bị. Ngoài ra, họat động tổng thể của cửa hàng dựa trên nguyên
tắc sản xuất lặp lại theo hệ thống JIT (đúng thời điểm) và hệ thống kiểm soát chất
lượng thích hợp. Chẳng hạn như hệ thống dự trữ sử dụng công suất của tủ trữ lạnh rất
hạn chế (chúng tôi có thể nhìn thấy vài con cá hoặc con bạch tuộc nằm trong tủ kính ở
phía bên phải quầy). Do đó, hệ thống trữ lạnh này có thể sử dụng hệ thống kiểm soát
tồn kho theo JIT.Thay vì tăng công suất tủ lạnh bằng cách mua hệ thống trữ lạnh mới,
công ty đã thỏa thuật với nhà cung cấp cá chở cá tươi nhiều lần đến trong một ngày để
nguyên vật liệu đến “đúng thời điểm” phục vụ cho việc chuẩn bị món Sushi. Do đó,
chi phí tồn kho là thấp nhất.”

Trong cửa hàng 100 yên, nhân viên và các thiết bị được bố trí gần nhau để món Sushi
được thực hiện theo dây chuyền thay vì được từng nhân viên chuẩn bị một cách độc
lập. Việc thiếu vắng bức tường về tồn kho đã cho phép ông chủ và nhân viên tham gia
vào toàn bộ các hoạt động, từ việc chào mơi khách hàng đến việc phục vụ các thực
đơn. Các công việc của họ liên quan chặt chẽ với nhau và mọi người cùng góp tay giải
quyết để tránh gây ra những vấn đề lớn ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình.”

“Cửa hàng 100 yên là dạng hoạt động „sử dụng nhiều lao động‟ mà chủ yếu dựa trên
những nhận thức bình thường và đơn giản hơn là tập trung vào công nghệ hiện đại,
điều này đối nghịch với nhận thức của người Mỹ. Tôi đã có một ấn tượng rất lớn.khi
tôi dùng xong đĩa thứ 5, tôi nhìn thấy đĩa Sushi bạch tuộc kia đã qua vòng đến lần thứ
30. Có lẽ tôi đã phát hiện ra điểm yếu của hệ thống này. Vì vậy, tôi đã hỏi ông chủ là
làm thế nào ông đảm bảo được vấn đề vệ sinh khi một đĩa Sushi chạy lòng vòng
quanh quầy suốt một ngày cho tới khi một người khách không may mắn nào đó dùng
nó và có lẽ khi đó nó đã trở thành món ăn gây ngộ độc, Ông ta cúi đầu với nụ cười xin
lỗi và nói rằng: “Vâng thưa ông, chúng tôi chưa bao giờ để một đĩa Sushi nào chạy
lòng vòng quá 30 phút”. Rồi ông ta gãi đầu và nói: “Bất cứ khi nào nhân viên của
chúng tôi muốn dùng bữa, anh ta hoặc cô ta sẽ lấy những đĩa như thế đi hoặc họ đổ
chúng đi. Chúng tôi rất quan tâm đến chất lượng của món Sushi”.

Câu hỏi
1.Cho biết cách thức thiết kế sản phẩm dịch vụ của cửa hàng này ?

(1đ) 2. Hãy trình bày quá trình phục vụ của Cửa hàng Sushi 100 yên ?
(1đ)

3. Những đặc điểm khác biệt của hệ thống phục vụ ở Cửa hàng Sushi 100 yên so với
các đối thủ cạnh tranh khác là gì? Lợi thế cạnh tranh của Cửa hàng này là gì? (1đ)
4. Cửa hàng Sushi 100 yên đã vận dụng hệ thống JIT trong hoạt động kinh doanh
của họ như thế nào? Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ như thế nào?
(1đ)

You might also like