You are on page 1of 33

TRẮC NGHIỆM 1

1. TRƯỚC CUỘC PHỎNG VẤN, BẠN SẼ?


A. Luyện giọng
B. Chuẩn bị một số bản sao hồ sơ của bạn
C. Tắt điện thoại
D. Làm tất cả

2. BẠN SẼ MẶC GÌ?


A. Tìm hiểu đồng phục của công ty và ăn mặc giống như vậy
B. Mặc bộ quần áo khiến bạn thoải mái nhất
C. Mặc vest.
D. Mặc bộ quần may mắn bạn yêu thích nhất.

3. KHI TỚI NƠI PHỎNG VẤN, BẠN SẼ:


A. Đi tới khu vực tiếp tân và chờ đợi cho tới khi có ai đó gọi bạn.
B. Nói cho nhân viên tiếp tân biết bạn là ai, người bạn muốn gặp và lí do đến
gặp.
C. Hỏi phòng và đến thẳng phòng.
D. Vừa tới công ty đã hét toáng lên “Tôi đến rồi đây”.

4. BẠN NÊN MANG NHỮNG GÌ TỚI CUỘC PHỎNG VẤN?


A. Những tài liệu bổ sung cho hồ sơ của bạn
B. Một quyển sách để đọc trong khi chờ đợi
C. Mẹ của bạn hoặc người thân
D. Một chiếc smartphone

5. BẠN TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI “HÃY CHO CHÚNG TÔI BIẾT VỀ BẠN”
NHƯ THẾ NÀO?
2

A. Tôi sinh ra ở tỉnh A nhưng học tập và lớn lên ở tỉnh B bla bla bla
B. Hiện tôi đang độc thân nhưng tôi không lo lắng lắm vì có thể hẹn hò online.
Công ty này có wifi không ạ?
C. Tôi đã có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và 2 năm thực tập khi học
đại học. Tôi đã đạt được một số thành công nhất định như...bla bla bla
D. Tất cả các đáp án trên

6. CÂU TRẢ LỜI CỦA BẠN KHI ĐƯỢC HỎI “TẠI SAO BẠN LẠI TÌM KIẾM
MỘT CÔNG VIỆC MỚI?” LÀ:
A. Công ty cũ quá xa nhà và tôi phát mệt vì phải đi làm xa.
B. Tôi cần kiếm nhiều tiền hơn cho sở thích của mình như shoping, du lịch, bla bla
bla.
C. Tôi không được thăng tiến ở công ty cũ dù tôi cảm thấy mình đủ để thăng
tiến.
D. Tôi ghét sếp của mình. Ông ta đã đì tôi bla bla bla.

7. TRƯỚC KHI KẾT THÚC CUỘC PHỎNG VẤN, BẠN SẼ HỎI:


A. Tôi có thể làm việc tại nhà được không?
B. Bước tiếp theo tôi cần phải làm gì?
C. Vấn đề tiền lương thì sao?
D. Nghỉ phép như thế nào?

8. SAU CUỘC PHỎNG VẤN, BẠN SẼ LÀM GÌ?


A. Viết thư cám ơn người phỏng vấn
B. Gọi điện cho người phỏng vấn hàng ngày và hỏi xem đã có quyết định chưa
C. Tiếp tục tìm kiếm những công việc khác
D. Đi xem phim cùng bạn bè
3

TRẮC NGHIỆM 2
Câu 1: Bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào?
A. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động,… của công ty và vị trí mà
bạn đang ứng tuyển.
B. Tìm hiểu điểm mạnh và yếu của bản thân để chuẩn bị câu trả lời khi được hỏi.
C. Lên kế hoạch xem đến địa điểm phỏng vấn như thế nào (tìm hiểu các tuyến
đường, tính toán thời gian…)
D. Chuẩn bị câu hỏi để phỏng vấn ngược nhà tuyển dụng.

Câu 2: Bạn định ăn mặc như thế nào khi đi gặp nhà tuyển dụng?
A. Trang phục công sở.
B. Giống những nhân viên làm việc trong công ty bạn đang ứng tuyển.
C. Mặc như thường ngày bạn vẫn mặc vì nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn, không
phải quần áo của bạn.

Câu 3: Bạn sẽ đến buổi phỏng vấn vào lúc nào?


A. Đúng giờ mà nhà tuyển dụng hẹn gặp bạn.
B. Đến sớm 10 phút so với thời gian nhà tuyển dụng hẹn gặp bạn.
C. Đến sớm 30 phút so với thời gian nhà tuyển dụng hẹn gặp bạn.

Câu 4: Bạn sẽ mang theo những gì khi đi phỏng vấn?


A. Bản photo đơn xin việc (CV); các loại giấy chứng nhận, bằng cấp; báo cáo thực
tập, khóa luận; giấy giới thiệu của nơi bạn làm việc trước đó.
B. Một vài thứ có thể dùng đến khi cần như khăn giấy, sổ tay…
C. Không mang theo gì, hoặc nếu có thì sẽ mang theo 1 tấm bùa may mắn.

Câu 5: Theo bạn, khi nào nhà tuyển dụng biết ứng viên có phù hợp với vị trí ứng
tuyển hay không?
A. Ngay khi bạn bước vào cửa.
B. Khoảng 5 phút sau khi phỏng vấn.
4

C. Sau khi cân nhắc cẩn thận và so sánh bạn với các ứng viên khác.

Câu 6: Nếu nhà tuyển dụng mời bạn uống một tách cà phê, bạn sẽ đáp lại như thế
nào?
A. Đồng ý dùng một chút cà phê.
B. Từ chối và cảm ơn với lí do bạn đã uống một ít trước khi tới phỏng vấn.
C. Đồng ý và đáp lại nhà tuyển dụng “Nếu điều đó không thành vấn đề”.
D. Hỏi xem nhà tuyển dụng có cà phê phin không.

Câu 7: Trong quá trình phỏng vấn, mắt bạn sẽ tập trung vào?
A. Nhìn vào mắt nhà tuyển dụng.
B. Nhìn vào sống mũi của nhà tuyển dụng.
C. Nhìn xuống sàn.

Câu 8: Khi phỏng vấn, bạn sẽ để tay như thế nào?


A. Đặt 2 tay lên đùi.
B. Khua tay qua lại khi bạn trả lời câu hỏi.
C. Ngồi đè lên tay hoặc cho ra sau lưng.

Câu 9: Bạn sẽ cười với nhà tuyển dụng?


A. Cười nhiều nhất có thể.
B. Không cười vì bạn muốn thể hiện sự nghiêm túc.
C. Thi thoảng.

Câu 10: Kiểu câu hỏi mà nhà tuyển dụng hay hỏi bạn khi bắt đầu cuộc phỏng vấn?
A. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
B. Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?
C. Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
5

Câu 11: Bạn sẽ trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng như thế nào?
A. Ngắn gọn, tập trung vào các ý chính và không đưa thêm các thông tin khác.
B. Chi tiết nhất có thể.
C. Không quá dài, cũng không quá ngắn.

Câu 12: Bạn có nên pha trò trong khi phỏng vấn không?
A. Không, vì điều này tạo ấn tượng không tốt.
B. Có, vì điều này khiến câu trả lời của bạn trở nên thú vị hơn, đồng thời giúp nhà
tuyển dụng có ấn tượng với bạn.
C. Có, nếu nhà tuyển dụng đánh giá cao tính hài hước và bạn cảm điều đó là
thấy phù hợp.

Câu 13: Nếu bạn không hiểu câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra, bạn sẽ?
A. Cười và nói xin lỗi, bạn không biết nhiều về vấn đề này.
B. Xin lỗi nhà tuyển dụng rằng bạn chưa hiểu rõ câu hỏi và hỏi lại cho rõ.
C. Hít thờ sâu và nói 1 vấn đề nào đó mà bạn nghĩ là thích hợp.

Câu 14: Khi gặp 1 câu hỏi khó, bạn sẽ?


A. Xin phép nhà tuyển dụng cho bạn chút thời gian suy nghĩ.
B. Nghĩ cho tới khi nào nhà tuyển dụng giục bạn trả lời.
C. Trả lời ngay, vừa nghĩ vừa trả lời.
D. Xin lỗi nhà tuyển dụng rằng bạn không trả lời được.

Câu 15: Khi nhà tuyển dụng hỏi 1 câu không mấy liên quan ví dụ như “Bạn định
bao giờ lập gia đình?”, bạn sẽ?
A. Khéo léo đề nghị họ chuyển sang chủ đề khác, không nên tìm hiểu quá sâu cuộc
sống riêng của bạn.
B. Đưa ra câu trả lời mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng muốn nghe, kể cả khi sự thật
không như vậy.
C. Hỏi nhà tuyển dụng xem điều này có quan trọng với công ty hay không rồi
mới quyết định trả lời.
6

D. Trả lời thành thật và khẳng định với nhà tuyển dụng rằng điều này không làm
ảnh hưởng tới khả năng cũng như đam mê làm việc của bạn.

Câu 16: Bạn sẽ làm gì khi cảm thấy nhà tuyển dụng không hài lòng hoặc không
mấy thiện cảm, thậm chí gay gắt với mình?
A. Mặc định mình đã bị loại và chấp nhận điều đó.
B. Phản ứng lại như thế và tranh luận với nhà tuyển dụng.
C. Giữ bình tĩnh và lịch sự vì có lẽ nhà tuyển dụng đang thử thách bạn.

Câu 17: Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi “Bạn có câu hỏi nào dành cho
chúng tôi không?” và những câu hỏi phỏng vấn ngược bạn chuẩn bị đã được trả lời
hết trước đó, bạn sẽ?
A. Từ chối và cảm ơn.
B. Hỏi một câu mà bạn đã biết câu trả lời.
C. Trả lời nhà tuyển dụng rằng bạn đã chuẩn bị một số câu hỏi nhưng đã
được trả lời hết trước đó, và bạn không có thêm câu hỏi nào khác.
D. Hỏi xem liệu công ty có chế độ lương hưu không.
7

TRẮC NGHIỆM 3
Câu 1: Khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn nên:
a) Trả lời với âm lượng lớn
b) Trả lời với âm lượng vừa đủ nghe
c) Trả lời với âm lượng nhỏ
d) Trả lời nhát gừng

Câu 2: Ứng viên nên làm gì trong khâu chuẩn bị trước khi phỏng vấn?
a) Nên dự đoán trước các câu hỏi và luyện tập nhiều lần với người thân đã có
kinh nghiệm
b) Không cần luyện tập vì bạn bè hoàn toàn khác với nhà tuyển dụng
c) Chỉ cần luyện tập 5 phút trước khi đi phỏng vấn là đủ
d) Không cần luyện tập vì ứng viên có quyền từ chối trả lời những câu hỏi khó

Câu 3: Nếu bạn được phỏng vấn bởi một hội đồng, ánh mắt của bạn sẽ như thế
nào?
a) Trong khi lắng nghe và chờ đợi câu hỏi, bạn nên nhìn vào mắt người vừa đặt câu
hỏi.
b) Khi được hỏi bạn nên nhìn thẳng vào mắt người hỏi và khi trả lời nên lần
lượt nhìn qua những người khác trong hội đồng phỏng vấn.
c) Nhìn lên trần nhà bạn sẽ không phải đối mặt với những ánh mắt đáng sợ.
d) Tai vừa nghe người hỏi, mắt nhìn lần lượt qua những người khác trong hội
đồng.

Câu 4: Điều gì bạn nên TRÁNH trả lời nếu được hỏi trong cuộc phỏng vấn?
a) Sở thích cá nhân của bạn
b) Tình trạng hôn nhân của bạn
c) Triết lý về cuộc sống của bạn
d) Nhược điểm của sếp cũ của bạn
8

Câu 5: Khi được hội đồng phỏng vấn yêu cầu tự đánh giá mức độ phù hợp của bản
thân với vị trí tuyển dụng, bạn KHÔNG nên làm gì?
a) Nhấn mạnh các kinh nghiệm kiến thức, kỹ năng đã có
b) Thể hiện sự nhiệt tình quan tâm đến công việc
c) Thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu về công việc và tự tin sẽ có thể đảm nhiệm nó
d) Thú nhận bạn không biết bản thân có phù hợp với công việc hay không

Câu 6: Bạn nên mặc gì tới cuộc phỏng vấn?


a) Tìm hiểu đồng phục công ty và mặc tương tự. Nó chứng tỏ bạn có thể phù hợp
với công ty
b) Chọn một bộ quần áo bất kỳ khiến bạn thoải mái vì như vậy cuộc phỏng vấn sẽ
diễn ra tốt đẹp hơn
c) Mặc trang phục công sở để thể hiện sự chuyên nghiệp
d) Mặc bộ quần áo may mắn của bạn

Câu 7: Sau buổi phỏng vấn bạn biết mình đã thất bại, bạn nên:
a) Nộp hồ sơ vào một công ty khác
b) Viết một bản đánh giá nguyên nhân thất bại
c) Chẳng làm gì cả
d) Công ty này đã không nhận mình, họ đã thiếu một nhân tài như mình

Câu 8: Khi phỏng vấn, bạn được hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”, bạn sẽ:
a) Bạn trả lời “Thực sự mà nói tôi là người không có điểm yếu”
b) Thành thật nói về những điểm yếu của bạn và những cách bạn đã làm để
khắc phục điểm yếu này
c) Thành thật kể hết mọi điểm yếu của bạn một cách chi tiết.
d) Tôi không có điểm yếu nào cả

Câu 9: Dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công:
a) Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường
9

b) Nhà tuyển dụng chia sẻ thông tin


c) Nhà tuyển dụng liên tục ghi chú và nhìn đồng hồ
d) Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn bình thường và nhà tuyển dụng chia sẻ
thông tin

Câu 10: Thời gian bạn đến nơi phỏng vấn thường:
a) Sớm hơn 1 giờ
b) Sớm hơn 30 phút
c) Sớm hơn 10 phút
d) Đúng giờ

Câu 11: Trong buổi phỏng vấn, ứng viên KHÔNG nên làm gì?
a) Tập trung trình bày những ý chính về kinh nghiệm cá nhân.
b) Nhấn mạnh những năng lực của bản thân liên quan đến yêu cầu của công việc.
c) Trình bày chi tiết những điểm đã viết trong CV
d) Nêu một vài kinh nghiệm mà bản thân tự rút ra

Câu 12: Tìm phương án đúng nhất. Tại buổi phỏng vấn, ứng viên nên đặt câu hỏi
cho hội đồng phỏng vấn như thế nào?
a) Sau mỗi phần trả lời, đặt ngay câu hỏi cho các thành viên Hội đồng phỏng vấn
b) Sau mỗi câu trả lời với chủ đề rộng, hỏi ngay ý kiến của Hội đồng phỏng vấn
c) Đặt 1 đến 2 câu hỏi đã chuẩn bị trước đối với Hội đồng phỏng vấn khi được
mời đặt câu hỏi
d) Tránh không đặt câu hỏi đối với Hội đồng phỏng vấn

Câu 13: Trong khi phỏng vấn, ứng viên nên sử dụng điện thoại như thế nào để gây
thiện cảm với hội đồng tuyển dụng?
a) Đặt điện thoại ở chế độ chuông nhằm không bỏ lỡ các cuộc gọi đến
b) Đặt điện thoại ở chế độ im lặng nhưng để trước mặt để luôn luôn kiểm soát các
tin nhắn và cuộc gọi đến
10

c) Để điện thoại ở chế độ rung, cất trong túi, chỉ sử dụng khi có cuộc gọi đến
d) Không sử dụng điện thoại trong suốt quá trình phỏng vấn

Câu 14: Trong quá trình phỏng vấn, ứng viên KHÔNG nên:
a) Hỏi để hiểu rõ về công việc, chức năng, nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển
b) Hỏi về mức lương của các vị trí tương quan trong doanh nghiệp
c) Tìm hiểu xem đây là vị trí tuyển mới hay thay thế
d) Trình bày về sự phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển

Câu 15: Tìm phương án đúng nhất. Những phẩm chất nào của ứng viên sẽ dễ dàng
gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
a) Sự thông minh, khôn ngoan, lanh lợi
b) Sự trung thực, cẩn trọng, chu đáo
c) Sự linh hoạt, láu cá, sắc sảo
d) Sự thông minh, sự trung thực và sự linh hoạt

Câu 16: Thông thường, nếu một người quá để ý đến mặt yếu của mình thì người đó
sẽ trở nên
a) Tự tin hơn
b) Tự ti hơn
c) Dũng cảm hơn
d) Mạnh mẽ hơn

Câu 17: Xác định luận điểm SAI bàn về mối quan hệ giữa nghề nghiệp và uy tín
của con người
a) Một người có nghề nghiệp, công việc ổn định thì luôn tạo được sự tin tưởng
trong giao tiếp
b) Người không có nghề nghiệp, công việc ổn định thì không dễ tạo sự tin tưởng
cho người khác
c) Một người dù có nghề nghiệp, công việc ổn định thì cũng chưa thể làm cho
người khác tin tưởng
11

d) Có nghề nghiệp và công việc ổn định là một ưu thế làm cho người khác tin
tưởng mình

Câu 18: Tìm phương án SAI. Hình thức giao tiếp phi ngôn từ có vai trò:
a) Truyền thông điệp cho đối tượng giao tiếp
b) Biểu lộ cảm xúc, tình cảm của chủ thể giao tiếp
c) Thay thế lời nói chỉ khi không diễn đạt được bằng lời
d) Làm tăng ý nghĩa của lời nói

Câu 19: Xác định luận điểm đúng nhất.


a) Mỗi người có tính cách khác nhau nên phong cách ăn mặc cũng khác nhau
b) Những người có phong cách ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng giống nhau
c) Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể
khác nhau
d) Những người không ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng không thể giống nhau

Câu 20: Để giao tiếp thành công thì vấn đề xác định cự li và phương pháp giao tiếp
nên được tiến hành như thế nào?
a) Với mọi người đều sử dụng phương pháp và cự li giao tiếp như nhau
b) Không cần xác định cự li hay phương pháp giao tiếp với từng người vì với bất kì
ai mình cũng nên tận tình chu đáo
c) Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể để có
cách ứng xử phù hợp
d) Việc giao tiếp với người khác như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể nên
không cần xác định trước

Câu 21: Tìm phương án đúng nhất. Con người cần tìm kiếm thông tin, tăng cường
đề tài nói chuyện để:
a) Tạo sự linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn trong giao tiếp
b) Thể hiện cá tính trong giao tiếp
c) Có khởi đầu tốt đẹp trong các mối quan hệ giao tiếp
12

d) Bản thân thu được những kinh nghiệm quí giá

Câu 22: Không gian giao tiếp giữa hai người được duy trì trong khoảng từ 0,5 – 1,5
mét được xếp vào vùng nào?
a) Vùng mật thiết
b) Vùng xã giao
c) Vùng riêng tư
d) Vùng công cộng

Câu 23: Tìm phương án đúng nhất


a) Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những người
khác trong xã hội
b) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi thông tin với nhau
c) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tâm tư tình cảm với nhau
d) Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tri thức cho nhau

Câu 24: Trong quá trình giao tiếp với những người khác, nếu một người chỉ chú
tâm đến lợi ích của bản thân mình thì người đó sẽ:
a) Tạo được nhiều thiện cảm với các đối tác
b) Tạo uy tín lớn với các đối tác
c) Tạo sự bất tín nhiệm của các đối tác
d) Tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác

Câu 25: Tìm phương án SAI. Để thành công trong giao tiếp, trước hết mỗi chủ thể
giao tiếp cần
a) Làm chủ được cảm xúc của bản thân
b) Duy trì được trạng thái cân bằng tâm lý
c) Tự ý thức về sự tồn tại của bản thân mình
d) Tự do bộc lộ cảm xúc của mình
13

Câu 26: Tìm câu trả lời đúng nhất. Nhìn vào các mối quan hệ ứng xử trong nội bộ
doanh nghiệp có thể đánh giá:
a) Phong cách người lãnh đạo doanh nghiệp
b) Văn hóa của một doanh nghiệp
c) Vị thế của mỗi thành viên trong doanh nghiệp
d) Sự dân chủ trong doanh nghiệp

Câu 27: Trong trường hợp cụ thể, khi cấp trên đưa ra những quyết định không như
mong đợi của bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn nên làm
gì?
a) Gặp cấp trên bày tỏ quan điểm của mình và tuân thủ trên cơ sở hiểu rõ và
đồng tình với quyết định.
b) Tranh luận đến cùng để thuyết phục cấp trên theo phương án mong muốn của
mình
c) Chán nản, phản ứng bằng cách bất hợp tác
d) Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác

Câu 28: Khi nhân viên cấp dưới được cấp trên giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm
vi những công việc thường làm (không trong danh mục các công việc được mô tả
khi phân công trách nhiệm) thì cấp dưới nên phản ứng như thế nào?
a) Nhiệt tình nhận nhiệm vụ và trao đổi với cấp trên các phương án thực hiện.
b) Từ chối thẳng thừng
c) Nhận việc nhưng không hào hứng
d) Đẩy việc sang nhân viên khác

Câu 29: Tìm phương án đúng nhất. Người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò quan
trọng trong việc xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp
của mình vì:
a) Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm và đại diện cho doanh nghiệp trước xã
hội và pháp luật
b) Người lãnh đạo là người điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
14

c) Người lãnh đạo là người có thể đưa ra những qui định về giao tiếp ứng xử
và yêu cầu mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định
đó
d) Người lãnh đạo gương mẫu trong giao tiếp ứng xử sẽ là tấm gương cho mọi
thành viên doanh nghiệp noi theo

Câu 30: Tìm phương án SAI. Khi cần tuyển chọn nhân viên bên ngoài vào một số
vị trí trong công ty, nhà quản lý cần:
a) Đưa ra chính sách tuyển dụng rõ ràng
b) Thảo luận trước về kế hoạch tuyển dụng
c) Tránh phân biệt đối xử nam nữ
d) Thông báo kế hoạch tuyển dụng trong nội bộ công ty

Câu 31: Khi công việc được giao có những thay đổi đáng kể về phạm vi và cấp độ,
xuất hiện nguy cơ quá tải khiến không thể đảm đương được công việc thì cấp dưới
cần làm gì?
a) Im lặng, không làm gì vì cấp trên đã giao việc thì chắc phải biết vấn đề
b) Buông xuôi, làm được đến đâu thì làm
c) Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ giới hạn
khả năng của mình
d) Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác

Câu 32: Khi mới được tuyển dụng vào làm việc, nhân viên cấp dưới KHÔNG nên:
a) Chịu khó tìm hiểu về nơi làm việc, các mối quan hệ công việc
b) Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân
c) Thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
d) Ở lại làm thêm giờ cùng các đồng nghiệp

Câu 33: Tìm câu trả lời đúng nhất. Môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ
lành mạnh trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo, năng
lực làm việc… của người lao động vì:
a) Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức
15

b) Bản chất của con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện hoàn cảnh bên ngoài
c) Về bản chất, con người chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực sáng tạo
của mình khi được ở trong một môi trường thoải mái, thích hợp
d) Bản năng con người bao giờ cũng thích được tự do, thoải mái, vui vẻ

Câu 34: Khi có ý tưởng muốn đề xuất với cấp trên để hoàn thiện công việc, hoàn
thiện tổ chức, v.v. bạn nên làm gì?
a) Im lặng, lúc nào tiện thì nói
b) Nhờ đồng nghiệp đề xuất hộ
c) Đề xuất quá nhiều ý tưởng một lúc
d) Cân nhắc, chọn lọc ý tưởng đề xuất phù hợp

Câu 35: Trong môi trường làm việc, các đồng nghiệp của bạn thường có tính cách
và sở thích không hoàn toàn giống nhau. Bạn sẽ làm gì?
a) Công kích những người bất đồng quan điểm, sở thích, v.v.
b) Lôi kéo những người cùng quan điểm vào một nhóm để tạo sự đối lập
c) Tôn trọng quan điểm và sở thích của từng người

Câu 36: Trong khi trả lời phỏng vấn, người được phỏng vấn không nên làm gì?
A. Có thể trả lời, hoặc không trả lời, các câu hỏi phỏng vấn.
B. Có thái độ hợp tác, cởi mở trong đối thoại.
C. Tự tin và phản xạ nhanh trước các tình huống đặt ra.
D. Trả lời vòng vo, xa rời trọng tâm của vấn đề.

Câu 37: Bài phỏng vấn được trình bày theo những cách nào?
A. Dạng hỏi đáp trực tiếp hoặc một truyện ngắn
B. Dạng một truyện ngắn hoặc bài tường thuật
C. Theo lối tường thuật hoặc bài phóng sự
D. Dạng hỏi đáp trực tiếp hoặc theo lối tường thuật.
16

Câu 38: Người được phỏng vấn không nên làm gì?

A. Chuẩn bị chu đáo những kiến thức, kĩ năng liên quan đến vấn đề được phỏng
vấn
B. Cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình về vấn đề được
phỏng vấn.
C. Tìm hiểu thật kĩ tất cả các thông tin về người sẽ phỏng vấn mình.
D. Có trách nhiệm với những thông tin mà mình đã cung cấp cho người phỏng vấn.

Câu 39: Để làm một phóng sự về đồng phục của học sinh, anh chị dự kiến đi phỏng
vấn một số người. Ai sẽ đứng ngoài danh sách phỏng vấn của anh chị?
A. Phụ huynh học sinh
B. Học sinh
B. Giáo viên
D. Họa sĩ thiết kế

Câu 40: Một buổi phỏng vấn được diễn ra theo trình tự nào?
A. Trao đổi thông tin, tổng kết, chào hỏi.
B. Chào hỏi, trao đổi thông tin, tổng kết.
C. Chào hỏi, tổng kết, trao đổi thông tin.
D. Trao đổi thông tin, tổng kết, chào hỏi.

Câu 41: Biên tập sau khi phỏng vấn cần lưu ý những điều gì?
A. Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn
không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn).
B. Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn, có thể thêm
những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
17

Câu 42: Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là
tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là biểu
hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh. Đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 43: Ý nào nói đúng nhất về những điều cần tránh khi sử dụng những câu hỏi
phỏng vấn?
A. Câu hỏi thiếu tế nhị hoặc xúc phạm người được hỏi.
B. Câu hỏi đã bao hàm câu trả lời.
C. Nhiều câu hỏi đặt ra cùng một lúc
D. Cả A, B, C

Câu 44: Hình thức phỏng vấn được sử dụng chủ yếu ở lĩnh vực nào?
A. Trong nghiên cứu khoa học
B. Trong nghiên cứu văn học
C. Trong hoạt động báo chí và đời sống
D. Trong dạy và học

Câu 45: Hoạt động nào sau đây không phải là phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?
A. Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho các ứng viên đến xin việc
B. Phóng viên đặt câu hỏi cho người dân về thực trạng đường xá ở phố Xã Đàn
C. Luật sư đặt câu hỏi cho sinh viên khi đến xin làm thực tập viên
D. Cô giáo đặt câu hỏi cho học sinh trong tiết học.

Câu 46: Phỏng vấn là gì?


A. Là một hình thức hội thoại thông thường
B. Là một hình thức đối thoại hỏi đáp
C. Là một hình thức tra cứu thông tin
18

D. Là một hình thức cung cấp thông tin

Câu 47: Hình thức phỏng vấn thường gặp nhất là?
A. Phỏng vấn bằng phiếu hỏi
B. Phỏng vấn qua điện thoại
C. Phỏng vấn qua internet
D. Phỏng vấn trực tiếp

Câu 48: Thông tin của cuộc phỏng vấn được sử dụng như thế nào?
A. Được đăng tải, công bố 1 cách trung thực sau khi có sự đồng ý của người
được phỏng vấn
B. Được chỉnh sửa, bổ sung tùy theo mục đích đăng tải, công bố của người đi
phỏng vấn
C. Được chuyển ngay đến các cơ quan có thẩm quyền để làm tư liệu nhận xét,
đánh giá về người được phỏng vấn.
D. Được dùng làm tư liệu sáng tác nên các tác phẩm văn học hoặc làm dẫn chứng
cho các bài văn nghị luận.

Câu 49: Người trả lời phỏng vấn cần cung cấp đầy đủ những thông tin trung thực,
phù hợp với chủ đề phỏng vấn. Câu trả lời phải rõ ràng và cố gắng được trình bày
sao cho hấp dẫn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 50: Yêu cầu đối với người được phỏng vấn
A. Có trách nhiệm đối với những thông tin mà mình cung cấp.
B. Chỉ trả lời những gì mình nắm rõ.
C. Có quyền trả lời hoặc khéo léo không trả lời câu hỏi phỏng vấn, song phải có
thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại.
D. Cả ba đáp án trên
19

TRẮC NGHIỆM 4
1. Theo bạn, khoảng bao nhiêu phần trăm công việc được truyền bằng miệng?
a. 50%
b. Hơn 30%
c. 70%
d. Ít hơn 10%

2. Bạn nghĩ các nhà tuyển dụng thích bạn trình bày CV theo phong cách nào?
a. Chức năng (trình bày kỹ năng, kinh nghiệm và thành tính)
b. Thời gian (trình bày kinh nghiệm theo thời gian)
c. Kết hợp (kết hợp hai cách trên)
d. Bảng chữ cái (trình bày theo trật tự bảng chữ cái)

3. Theo bạn, điều gì làm sai nghi thức của buổi phỏng vấn?
a. Bạn thú nhận mình không biết câu trả lời
b. Ngồi trước khi nhà phỏng vấn mời bạn
c. Nhận cốc cafe từ nhà phỏng vấn
d. Bắt tay trái nhà phỏng vấn

4. Theo bạn, có bao nhiều phần trăm nhà tuyển dụng đồng ý ý kiến của trợ lý đóng
vai trò quan trọng trong quyết định tuyển dụng?
a. Hơn 90%
b. Hơn 30%
c. 70%
d. 50 %
20

5. Cho đến khi nhận được công việc, ứng viên phải trải qua nhiều nhất là bao nhiêu
buổi phỏng vấn?
a. 4 đến 5
b. 2 đến 3
c. 1 đến 2
d. 5 đến 6

6. Các nhà tuyển dụng đánh giá bản CV của ứng viên bao nhiêu phần trăm?
a. 70%
b. 50%
c. Hơn 90%
d. Hơn 30%

7. Nhà phỏng vấn có khả năng sẽ không tuyển dụng người mà anh/chị ta phỏng
vấn:
a. Lần đầu tiên
b. Cuối cùng
c. Trước bữa trưa

8. Những kỹ năng nào nhà tuyển dụng thấy ấn tượng nhất ở các ứng viên trong
suốt buổi phỏng vấn?
a. Khiếu hài hước, nhiệt tình và vẻ bề ngoài
b. Vẻ bề ngoài, khiêm tốn và khả năng giao tiếp
c. Khiêm tốn, nhiệt tình, khả năng giao tiếp
d. Nhiệt tình, vẻ bề ngoài và khiêm tốn
21

9. Giả sử các ứng viên khác có CV ấn tượng như của bạn, nhân tố nào dưới đây sẽ
giúp bạn "ghi điểm"?
a. Biết rõ về công ty hơn các ứng viên khác, vì vậy bạn biết khả năng của bạn
thích hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng
b. Gửi một lời cảm ơn thật sâu sắc đến nhà phỏng vấn
c. Vẫn giữ liên lạc thường xuyên với nhà tuyển dụng: điện thoại và thư điện tử.
d. Yêu cầu một mức lương thấp.

TRẮC NGHIỆM 5
Câu 1. Để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau
đây chiếm vai trò quan trọng nhất?
a. Nội dung thông điệp
b. Giọng nói
c. Hình ảnh và cử chỉ

Câu 2. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản
chất của giao tiếp?
a. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe.
b. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc
cùng nhau.
c. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến
người nghe.
d. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn
cảnh nhất định
e. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến
người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác
nhất, tránh gây hiểu nhầm.
22

Câu 3. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá
trình giao tiếp là bao nhiêu?
a. 80%
b. 30%
c. 50%
d. 20%

Câu 4. Khi giao tiếp với nhau, theo bạn những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng lớn
nhất đến sự sai lệch của thông điệp truyền tải? (Hãy chọn 2 đáp án đúng)
a. Tiếng ồn khi giao tiếp
b. Tâm trạng thời điểm giao tiếp
c. Sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa
d. Bộ lọc thông tin của người tham gia giao tiếp
e. Thiếu tự tin khi giao tiếp

Câu 5. Quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao
tiếp một cách hiệu quả nhất khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau?
a. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp
b. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp
c. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp
d. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp
e. Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp – Cảm ơn

Câu 6. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai

Câu 7. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt
cho người khác?
a. 20 giây
23

b. 5 phút
c. 1 phút

Câu 8. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được
quyền bắt tay người kia?
a. Bạn
b. Phụ nữ

Câu 9. Theo bạn, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của
bạn trong công việc và cuộc sống?
a. 20%
b. 50%
c. 85%
d. 70%

Câu 10. Theo bạn các yếu tố nào sau đây sẽ quyết định đến sự thành công của bạn
trong quá trình giao tiếp? Hãy chọn 3 đáp án.
a. Thông điệp truyền tải rõ ràng
b. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả
c. Sự khéo léo trong xử lý tình huống giao tiếp
d. Địa vị xã hội
e. Bằng cấp và trình độ

Câu 11. Cách tư duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá trình
giao tiếp?
a. Hãy đơn giản hóa vấn đề
b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực
c. Xem người khác sai gì để mình trách
d. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như
thế nào để tốt hơn
24

Câu 12. Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn được những
người khác yêu mến trong cuộc sống và công việc?
a. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng
b. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe
c. Đặt câu hỏi, Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót

Câu 13. Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong
giao tiếp?
a. Tập trung – Tham dự - Hiểu – Ghi nhớ - Hồi đáp – Phát triển
b. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp
c. Tập trung – Hiểu – Tham dự - Hồi đáp – Phát triển
d. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự

Câu 14. Theo bạn đâu là tư thế ngồi thể hiện bạn là người lắng nghe chuyên
nghiệp?
a. Mắt nhìn thẳng, lưng tựa vào ghế, chân vắt chéo
b. Mắt nhìn thẳng, người ngả về phía trước
c. Mắt nhìn thẳng, tay để trên bàn
d. Mắt nhìn thẳng, Người hướng về phía trước, tay để trên bàn, đầu gật theo
lời kể

Câu 15. Ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm với người giao tiếp với mình là yếu tố nào
sau đây?
a. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục
b. Cách nói chuyện hài hước
c. Lời chào thân ái
d. Cách mở đầu câu chuyện của bạn
25

Câu 16. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn điều gì trong quá trình giao tiếp?
a. Chủ động hơn trong giao tiếp
b. Khiến người nghe nghĩ rằng bạn hiểu những gì họ đang nói
c. Giúp bạn thấu hiểu thông điệp một cách trọn vẹn
d. Giúp bạn gây ấn tượng với mọi người nhờ kiến thức sâu rộng của mình

Câu 17. Tại sao việc đưa ra ý kiến phản hồi trong giao tiếp lại quan trọng?
a. Giúp người tham gia giao tiếp có thể chấp thuận hoặc bác bỏ thông điệp.
b. Nó cho phép người gửi xác nhận thông điệp rõ hơn.
c. Những người làm việc với con số cần thông tin chính xá
d. Đó quá trình đánh giá giúp người nói kiểm chứng xem người nghe có lắng nghe
mình nói hay không.

Câu 18. Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào?
a. Xảy ra hiểu nhầm
b. Mọi người không lắng nghe nhau
c. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng
d. Mọi người không làm theo bạn

Câu 19. Áp dụng được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ mang lại cho bạn những
lợi ích gì? Hãy chọn ra 3 đáp án
a. Các chỉ dẫn đưa ra rõ ràng, dễ hiểu và dễ theo dõi
b. Hiểu được các thông tin quan trọng được truyền tải
c. Giao tiếp được bằng ngôn ngữ cơ thể
d. Lắng nghe hiểu quả

Câu 20. Xác định được các yếu tố quan trọng trong giao tiếp sẽ giúp bạn giao tiếp
hiệu quả hơn như thế nào?
a. Tạo, thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc qua thông điệp, phản hồi thông điệp một
cách tích cực và đồng thời nhận biết được các yếu tố gây nhiễu
26

b. Giúp bạn tiết kiệm thời gian khi giao tiếp


c. Giúp giao tiếp dễ dàng hơn
d. Lắng nghe hiệu quả hơn

Câu 21. Để tạo ra một thông điệp hiệu quả, bạn sẽ làm theo hướng dẫn nào sau
đây?
a. Sử dụng biệt ngữ và từ địa phương
b. Dùng ngôn từ khó hiểu
c. Sử dụng tiếng lóng
d. Lựa chọn từ phù hợp, dễ hiểu

Câu 22. Giao tiếp công việc nơi công sở thường không sử dụng hình thức nào sau
đây?
a. Giao tiếp điện thoại
b. Giao tiếp qua email
c. Giao tiếp trực tiếp
d. Giao tiếp bằng văn bản
e. Giao tiếp bằng fax

Câu 23. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu
hiện của cơ thể?
a. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng
b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi
c. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu
d. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa

Câu 24. Trong các yếu tố gây nhiễu quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính?
a. Môi trường ồn ào
b. Yếu tố bên trong
c. Thiếu tập trung
27

d. Sức khỏe

Câu 25. Giai đoạn giải mã thông điệp diễn ra khi nào?
a. Khi bạn diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng của mình.
b. Khi người nghe tiếp nhận thông tin.
c. Khi người nghe lý giải thông tin.
d. Khi các thông tin được truyền tải đi.

Câu 26. Bạn nên thực hiện những chỉ dẫn nào sau đây để đảm bảo truyền tải thông
tin thành công? Hãy chọn 2 đáp án.
a. Trình bày một cách thân thiện.
b. Trình bày một cách trịnh thượng.
c. Quan sát và lắng nghe để xem mọi người có chú ý vào thông tin bạn trình
bày không.
d. Chỉ cám ơn người nghe khi họ đặt câu hỏi.

Câu 27. Giao tiếp trực tiếp có những lợi ích gì hơn so với giao tiếp qua điện thoại?
a. Thông tin được truyền tải tại một thời điểm và không gian cụ thể.
b. Người giao tiếp không bị mất tập trung.
c. Giao tiếp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi.
d. Những thông tin phức tạp được truyền tải chính xác hơn.
e. Bạn có thể đạt được nhiều mục đích trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Câu 28. Cách tốt nhất để kiểm tra xem thông tin có được hiểu đúng nghĩa không
là?
a. Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người nghe.
b. Đặt các câu hỏi mở cho người nghe.
c. Hỏi người nghe xem họ có hiểu bạn không.
d. Chỉ khi nào người nghe đặt câu hỏi, bạn mới biết họ hiểu bạn.
28

Câu 29. Bạn nên tuân theo những chỉ dẫn nào sau đây khi truyền tải thông tin? Hãy
chọn 3 đáp án
a. Trình bày khái quát nội dung thông tin.
b. Giải thích các thông tin cần thiết để tạo ra một ngữ cảnh cụ thể cho nội
dung.
c. Giải thích lý do thông tin này đóng vai trò quan trọng đối với bạn.
d. Sau khi trình bày xong mới đặt và trả lời các câu hỏi

Câu 30. Khi nào thì giao tiếp bằng văn bản phù hợp hơn giao tiếp trực tiếp?
a. Khi bạn muốn đưa ra nhiều câu hỏi.
b. Khi bạn muốn nhanh chóng nhận được ý kiến trả lời về một vấn đề.
c. Khi bạn muốn trình bày một ý tưởng phức tạp.
d. Khi bạn muốn tránh nói chuyện với ai đó.

Câu 31. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc giao tiếp qua điện thoại là gì?
a. Nghĩ trước hoặc chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi.
b. Không chuẩn bị gì cả.
c. Nghĩ trước một vài câu hỏi người giao tiếp có thể sẽ hỏi.

Câu 32. Ưu điểm của việc giao tiếp qua điện thoại là gì?
a. Bạn có thể tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
b. Có thể có những yếu tố gây sao nhãng mà bạn không thể phát hiện ra.
c. Bạn có thể tránh việc gặp mặt trực tiếp.
d. Bạn có khả năng tiếp cận với nhiều người chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn.

Câu 33. Bạn cần bao nhiêu giây để có thể thu hút sự chú ý của người nghe bằng
giọng nói và ngôn từ của bạn khi giao tiếp qua điện thoại?
a. 6 giây
b. 5 giây
29

c. 3 giây
d. 4 giây

Câu 34. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình giao dịch trực tiếp với
khách hàng, đối tác giao tiếp với bạn?
a. Giọng nói
b. Cách lựa chọn từ ngữ
c. Cú pháp
d. Điệu bộ
e. Tư thế

Câu 35. Nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe người nói bạn nên duy trì
giao tiếp bằng mắt trong khoảng thời gian bao lâu?
a. 100% thời gian nói chuyện.
b. 90% thời gian nói chuyện.
c. 70% thời gian nói chuyện.
d. 50% thời gian nói chuyện.

Câu 36. Trong khi khách hàng đang nói chuyện với bạn, bạn nên… Hãy chọn 3
đáp án
a. Ngồi hoặc đứng thẳng
b. Liếc nhìn chiếc đồng hồ trên tường.
c. Luôn tươi cười và thường xuyên gật đầu.
d. Duy trì khoảng cách giao tiếp là 1 cánh tay

Câu 37. Những hành động nào sau đây thường gắn liền với phương pháp lắng nghe
chủ động? Hãy chọn 3 đáp án.
a. Trình bày lại thông tin nhận được
b. Phản ứng lại thông tin nhận được
c. Đặt câu hỏi
30

d. Tóm tắt thông tin nhận được


e. Ngắt lời người đối thoại

Câu 38. Khi giao tiếp bạn cần tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây? Hãy chọn 3
đáp án
a. Quyền ưu tiên phụ nữ, khách hàng và người cao tuổi
b. Nguyên tắc 1 chạm
c. Không đụng chạm vấn đề tôn giáo, chính trị, văn hóa
d. Mỉm cười khi giao tiếp

Câu 39. Khi trả lời điện thoại, bạn nên:


a. Nhấc máy sau 2 hồi chuông.
b. Luôn xưng tên của bạn trước.
c. Dừng một chút để cho người gọi nhận biết rằng bạn sắp nói.
d. Nói bằng giọng bình thường, không trang trọng.

Câu 40. Để đảm bảo thực hiện đúng các nghi thức cần thiết khi sử dụng điện thoại,
là người gọi, bạn nên:
a. Chỉ gọi khi bạn có hẹn trước.
b. Kiểm tra với người nhận để xác định thời gian thích hợp cho cuộc điện
thoại.
c. Ngay lập tức giải thích lý do vì sao bạn gọi điện.
d. Đừng bao giờ thông báo cho người nhận điện thoại những thông tin mới một
cách bất ngờ.

Câu 41. Khi viết thư điện tử, bạn nên… Hãy chọn 2 đáp án.
a. Luôn ghi rõ mục đích của thư trong mục "Tiêu đề thư" (Subject).
b. Nêu rõ những yêu cầu của bạn (nếu có) trong bức thư.
31

c. Sử dụng phong cách và giọng văn khác với người nhận, không bao giờ được bắt
chước phong cách của họ
d. Trình bày một cách thoải mái vì e-mail không phải là một loại hình thư chính
thức trong kinh doanh.

Câu 42. Bạn phải làm gì để gây ấn tượng và tạo mối quan hệ với người khác? Hãy
chọn 3 đáp án.
a. Đồng tình với những gì họ nói.
b. Thay đổi âm lượng giọng nói cho phù hợp với người bạn đang đối thoại.
c. Bắt chước tư thế giao tiếp của họ
d. Thường xuyên giao tiếp bằng mắt với họ.

Câu 43. Hành động ngồi ngả người về phía trước ám chỉ điều gì khi giao tiếp?
a. Người đó đang có thái độ hạ mình hoặc thái độ hách dịch.
b. Người đó rất tự tin.
c. Người đó đang rất hứng thú và sẵn sàng hồi đáp.
d. Người đó đang cố kiềm chế.

Câu 44. Đâu là những hình thức và dấu hiệu biểu hiện của ngữ điệu trong giao
tiếp? Hãy chọn 2 đáp án.
a. Những biểu hiện trên khuôn mặt.
b. Những biến đổi của âm điệu.
c. Những cử động của tay.
d. Các mức cao độ của âm thanh phát ra.
e. Sự co giãn của đồng tử.

Câu 45. Ngôn ngữ cơ thể, thể hiện điều gì nếu một người thường siết chặt tay và
gõ chân xuống sàn trong quá trình giao tiếp?
a. Suy tư
b. Sẵn sàng phản hồi.
32

c. Trốn tránh
d. Thách thức
e. Trầm ngâm

Câu 46. Đâu là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn đã hoàn toàn hiểu thông điệp
của một ai đó?
a. Xem xét ngữ cảnh mà người đó đang nói.
b. Xem xét giọng điệu của người nói.
c. Sử dụng ngữ điệu phù hợp để trình bày lại thông điệp của người nói.
d. Ghi chép hết những gì người nói trình bày

Câu 47. Bạn có thể làm gì để hiểu rõ những điều người khác đang nói?
a. Đưa ra những đánh giá dựa trên những điều họ đang nói.
b. Cố gắng hiểu các ngôn ngữ cơ thể
c. Sử dụng ngữ điệu.
d. Giao tiếp bằng mắt
e. Đặt ra các câu hỏi.

Câu 48. Lắng nghe tích cực có đặc điểm như thế nào? Hãy chọn 3 đáp án đúng
a. Mỉm cười với người nói.
b. Gật đầu khi người đó đang nói.
c. Đặt câu hỏi.
d. Diễn giải lại thông điệp của người nói.
e. Thể hiện tư thế sẵn sàng phản hồi.

Câu 49. Đâu là những đặc điểm của tính quyết đoán trong giao tiếp? Hãy chọn 2
đáp án đúng
a. Khoe khoan
b. Thái độ kể cả, bề trên
c. Tự tin
33

d. Thích cạnh tranh


e. Tôn trọng người khác

Câu 50. Khi bắt tay trong giao tiếp, bạn nên đứng ở khoảng cách bao xa là vừa
phải?
a. 50 cm
b. 1 Sải tay
c. 1 cánh tay của người cao hơn
d. Tùy mỗi trường hợp

You might also like