You are on page 1of 2

Đề 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Có lẽ đã lâu lắm rồi

tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt


Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con
tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác
thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi. (2) Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi
chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước. Xem
xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên số ngày 8-6-2015)
Câu 1) Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn thứ nhất và gọi tên thành phần biệt lập đó
Câu 2)Xác định một phép liên kết trong đoạn văn thứ 2, chỉ rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
Câu 3) Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát quốc ca Việt Nam?
Câu 4) Chủ đề của đoạn văn là gì?
Câu 5)Em có nhận xét gì về thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay và theo em cần phải hát quốc ca
như thế nào?(trình bày bằng 5-7 câu)
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Có lẽ=> thành phần tình thái
Câu 2. Phép thế “Đó là” thuộc câu 3 của đoạn 2.
Câu 3. Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca :
– Xúc động từ cảm giác khó tả.
– Tình cảm thiêng liêng hướng về Tổ Quốc
– Khí thế hừng hực xuất phát từ tinh thần mạnh mẽ của chất người Việt Nam yêu nước.
Câu 4: Chủ đề của đoạn văn: Miểu tả khoảnh khắc lúc gia đình xem đá bóng
Câu 5. Nhận xét của em về thực trạng hát quốc ca của các bạn học trong nhà trường hiện nay.
1. Thực trạng - Thực tế hiện nay cho thấy, thực trạng hát quốc ca của học sinh đang có những xáo trộn đáng kể. Ta có thể dễ dàng
bắt gặp ở những buổi chào cờ, khi cô giáo hô hiệu lệnh "Quốc ca" thì các bạn học sinh đồng loạt hát vang bài "Tiến quân ca". +
Nhưng, một điều đặc biệt đã xảy ra là, trong quá trình thể hiện, có những bạn học sinh xô đẩy nhau thậm chí là cãi nhau ngay giữa
sân trường. + Chưa dừng lại ở đó, có những bạn còn nói chuyện riêng hay đứng không nghiêm trang. Thật là đáng xấu hổ. Trong khi
học sinh là những mầm mống tương lai, là rường 3 cột của đất nước nhưng lại có những biểu hiện vô văn hóa như thế, liệu các bạn
đã làm tròn trách nhiệm cao cả mà đất nước đang giao phó? + Tuy nhiên, cạnh bên đó vẫn có những bạn học sinh có ý thức tốt, thể
hiện bài hát "Tiến quân ca" bằng cả trái tim của mình.
2. Hệ lụy - Tác hại - Những hiện trạng tiêu cực trên của bộ phận không nhỏ học sinh đã gây ra rất nhiều tác hại. - Tiêu biểu như cho
thấy được sự suy thoái đạo đức của các em. Hơn hết, nó cũng là minh chứng cho sự thiếu hiểu biết ở học sinh. - Các em chưa có
nhận thức rõ nét về tầm quan trọng của hát quốc ca. Từ đó có những hành động thiếu văn minh, lịch sự, vô văn hóa.
3. Liên hệ bản thân - Là học sinh, em luôn ý thức được rõ nét giá trị của Quốc ca Việt Nam. Bởi vậy em đã thể hiện nó bằng cả trái
tim của mình. - Bên cạnh đó, em còn phê bình những bạn có ý thức không tốt trong quá trình thể hiện Tiến quân ca và khen ngợi
những bạn có ý thức tốt.

Đề 2: Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:


TẤT CẢ SỨC MẠNH
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé
liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra
khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng
lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu
bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất
cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”).
Câu 1: Vì sao cậu bé trong câu chuyện không nhờ bố giúp đỡ lúc gặp khó khăn 
Câu 2. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?
Câu 3. Từ phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn bàn về vai trò của tự lập
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Cậu không nhờ bố giúp đỡ lúc gặp khó khăn vì cậu muốn bản thân mình được tự làm công việc này để thấy được khả năng
của mình.
Câu 2: : Tự lực là cần thiết nhưng nếu không biết dựa vào sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết cũng khó thành công hơn.
Câu 3:
* Giải thích - Tự lập là khả năng tự đứng vững, tự định hướng tương lai cho bản thân, không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người
khác. - Biểu hiện của tính tự lập: xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình, chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, không
ỷ lại hoặc trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. (Dẫn chứng minh họa)
* Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề - Tự lập là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Bởi: + Khi
có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy
được năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. (Dẫn chứng minh họa) + Khi thiếu tính tự lập, con người
sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội. (Dẫn chứng
minh họa) - Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác - Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa
với việc khước từ mọi sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh.
* Liên hệ bản thân - Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người. - Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện
tính tự lập trong học tập, cuộc sống.

You might also like