You are on page 1of 55

-

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ


KINH DOANH

Phần 1: Câu hỏi ôn tập


• Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh.
• Vai trò của thông tin thống kê trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
• Nhiệm vụ của thống kê kinh doanh.
• Hệ thống chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp.

Chương 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG


DOANH NGHIỆP

Phần 1: Câu hỏi ôn tập


• Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất trong
doanh nghiệp. Phân tích các nhược điểm của chỉ tiêu giá trị sản xuất
• Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị gia tăng và giá trị gia
tăng thuần của doanh nghiệp
• Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp tính chỉ tiêu doanh thu,lợi nhuận.
• Phương pháp phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kết quả sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa
• Pkhái niệm, ý nghĩa và các mô hình dự báo kết quả sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa.
• Sinh viên tự cho ví dụ dãy số thời gian về kết quả sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp (5 mức độ). Tính các chỉ tiêu phân tích xu hướng biến động
của kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần 2: Bài tập vận dung

Bài 2.1: Một doanh nghiệp sản xuất cơ khí có 3 phân xưởng sản xuất chính và các
bộ phận sản xuất phụ trợ. Có tình hình sản xuất trong kỳ như sau:
1. Phân xưởng chế tạo phôi:
Trong kỳ sản xuất được 18.000 kg phôi. Bán ra 2.000 kg với giá
12.000 đồng/kg. Chuyển sang phân xưởng gia công chi tiết
15.000 kg
Chi phí phôi đang chế tạo dở dang đầu kỳ 5 triệu đồng, cuối kỳ 3 triệu

1
đồng.
2. Phân xưởng gia công chi tiết:
- Đầu kỳ còn tồn một số chi tiết trị giá 15 triệu đồng
- Trong kỳ sản xuất một số chi tiết trị giá 480 triệu đồng
- Đã bán một số chi tiết cho bên ngoài trị giá 40 triệu đồng
- Chuyển sang phân xưởng lắp ráp quạt một số chi tiết trị giá
445 triệu đồng Cuối kỳ còn tồn tại phân xưởng một số chi
tiết 10 triệu đồng.
Chi phí cho số chi tiết gia công dở dang đầu kỳ 15 triệu
đồng, cuối kỳ 20 triệu đồng.
3. Phân xưởng lắp ráp quạt:
Quạt thành phẩm nhập kho: 1.000 cái, trong đó đã bán 600 cái, giá mỗi
cái quạt
15.000 đồng.
Chi phí quạt lắp ráp dở dang đầu kỳ 22 triệu đồng, cuối kỳ 46 triệu
đồng.
4. Phân xưởng dụng cụ:
Làm xong một số dụng cụ trị giá 55 triệu đồng, bán ra ngoài.
5. Phân xưởng phát điện:
Sản xuất một lượng điện trị giá 42 triệu đồng, trong đó:
- Đã dùng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp 30 triệu đồng
- Dùng cho nhu cầu không sản xuất công nghiệp 5 triệu đồng
- Bán ra ngoài 7 triệu đồng
6. Phân xưởng sửa chữa máy móc thiết bị (MMTB): Giá trị sửa chữa
MMTB công nghiệp của DN 35 triệu đồng. Doanh thu sửa chữa
MMTB cho bên ngoài 45 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ.

Bài 2.2: Có tài liệu thống kê tại 1 công ty trong năm báo cáo như sau: Đơn vị: tỷ
đồng

Các lĩnh vực hoạt động SXKD GTSX(GO) IC(CFTG) C1(KHTSCĐ)


Công nghiệp 1.000 500 100
Nông nghiệp 300 100 50
Xây dựng cơ bản 500 300 50
Giao thông vận tải 300 100 50

2
Thương mại 200 70 20
Các hoạt động SX vật chất khác 400 100 70
Các hoạt động không SX vật chất 300 100 80

Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong
năm báo cáo: Giá trị sản xuất (GO), Giá trị gia tăng (VA), Giá trị gia tăng thuần
(NVA) theo các lĩnh vực hoạt động của DN.
2. Phân tích cơ cấu của GO,VA,NVA theo các lĩnh vực hoạt động
của DN.

Bài 2.3. Có tài liệu thống kê của một đơn vị như sau (đơn vị: tỷ đồng)

Lĩnh vực Chi phí Tiền Khấu hao Thu nhập


trung gian công TSCĐ của DN
Công nghiệp 100 2 1 20
Xây dựng 50 1 1 10
Dịch vụ 20 1 1 5
Yêu cầu:
1.Từ số liệu trên hãy tính VA và NVA của đơn vị theo các phương pháp đã học.
2. Phân tích cơ cấu của GO,VA,NVA theo các lĩnh vực hoạt động của DN

Bài 2-4.Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại một doanh nghiệp
trong năm như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm hàng Kế hoạch Thực hiện
A 300 315
B 320 352
C 250 225
Yêu cầu:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp theo các
nhóm hàng.

Bài 2.5.-Có số liệu thống kê tại một doanh nghiệp X như sau:
Phân Giá trị sản xuất (tỉ.Đ)
3
xưởng Kế hoạch (tỷ.đ) % hoàn thành kế hoạch
A 500 120
B 400 95
C 250 110
Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá trị sản xuất của doanh
nghiệp theo từng phân xưởng.

Bài 2-6-Có tài liệu của doanh nghiệp trong năm như sau:

Đơn vị Lợi nhuận thực hiện % hoàn thành kế hoạch


(tr.đ)
A 300 ?
B 400 ?
C ? ?
D ? ?

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp theo các
đơn vị. Cho nhận xét.

Bài 2.7:Có tài liệu về giá trị sản xuất của một doanh nghiệp qua 6 năm như sau:
Năm N N+1 N+2 N+3 N+4 N+5
GO (tỷ đ) 600 620 682 647,9 777,48 840

Yêu cầu:
a. Tính các chỉ tiêu:lượng tăng(giảm) tuyệt đối,tốc độ phát triển để phân tích xu
hướng biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp qua các năm.
b. Dự báo giá trị sản xuất của doanh nghiệp cho 2 năm tiếp theo dựa vào tốc độ
phát triển bình quân.

Bài 2.8- Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp X
như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 8.875 10.140
Số lượng lao động (người) 500 520

4
Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất (GO) do ảnh hưởng của
2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động hao phí.

Bài 2.9: Có tài liệu ở một doanh nghiệp như sau:


Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1. Giá trị sản xuất (tỷ.đ) 6.000 6500
2. Tỷ trọng IC trong GO (%) 50 52
3. Khấu hao tài sản cố định (tỷ.đ) 200 205
3. Số lao động bình quân (người) 500 504
Yêu cầu:
a. Tính các chỉ tiêu giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp
cho từng kỳ.
b. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích biến động giá trị sản xuất của doanh
nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 2.10: Có tài liêu tại một doanh nghiệp như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Lợi nhuận 5.200 5.423 5.381 5.765 5.679 6.534
(triệu.đ)
Yêu cầu:
Xác định phương trình hồi quy biểu hiện xu hướng biến động lợi nhuận
của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó dự báo lợi nhuận cho 2 tháng tiếp theo.

Bài 2.11: Có tài liêu tại một doanh nghiệp như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Lợi nhuận 100 106 105 110 109 116
(triệu.đ)
Yêu cầu: Xác định phương trình hồi quy biểu hiện xu hướng biến động lợi
nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó dự báo lợi nhuận cho 2 tháng tiếp
theo.
Bài 2.12: Sinh viên tự cho số liệu một dãy số thời gian về một chỉ tiêu kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gồm 5 mức độ).
a. Tính các chỉ tiêu phân tích xu hướng biến động kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp theo thời gian.

5
b. Dự báo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho 2 thời kỳ tiếp theo
dựa vào tốc độ phát triển bình quân.

CHƯƠNG III: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG

Phần 1: Câu hỏi ôn tập


• Khái niệm và phân loại lao động trong danh sách của doanh nghiệp. Phương
pháp tính số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp, Phương pháp phân
tích tình hình sử dụng số lượng lao động trong doanh nghiệp
• Các loại thời gian lao động và các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời
gian lao động trong doanh nghiệp
• Các loại thời gian lao động của lao động trực tiếp sản xuất trong doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao đông của lao
động trực tiếp sản xuất
• Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp tính năng suất lao động trong doanh
nghiệp
• Phương pháp phân tích biến động năng suất lao động bình quân do ảnh
hưởng của năng suất lao động từng bộ phận và kết cấu số lao động
• Khái niệm, nguồn hình thành và các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của người
lao động trong doanh nghiệp
• Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tổng thu
nhập của người lao động trong doanh nghiệp
• Hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của thu
nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp
• Phương pháp phân tích tổng hợp lao động và thu nhập của người lao động
trong doanh nghiệp

Phần 2: Bài tập vận dung

Bài 3.1: Có tài liệu về lao động của các cửa hàng thuộc công ty X trong quý I như
sau:
+ Cửa hàng A: Tổng số ngày công có mặt cả quý là 2.500 ngày-
người, và ngày công vắng mặt là 200 ngày-người.
+ Cửa hàng B:

6
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4
Số nhân viên (người) 20 26 22 28

+ Cửa hàng C: Tháng 1 bình quân có 21 người Tháng 2 bình quân có 26


người Ngày đầu tháng 3 có 23 người Ngày cuối tháng 3 có 27 người
Yêu cầu:
1. Tính số nhân viên bình quân quý I của từng cửa hàng và toàn công ty.
2. Tính số nhân viên bình quân một cửa hàng trong toàn công ty.

Bài 3.2: Có tài liệu về tình hình lao động ở một công ty trong 6 tháng đầu
năm báo cáo như sau:
- Số lao động có ngày 01/01 : 500 công nhân
- Số lao động tăng trong quý 1 : 50 công nhân
- Số lao động tăng trong quý 2 : 40 công nhân
- Số lao động giảm trong quý 1 : 10 công nhân
- Số lao động giảm trong quý 2 : 20 công nhân
Yêu cầu:
1. Tính số lao động bình quân của công ty trong từng quý.
2. Cho biết giá trị sản xuất quý 2 so với quý 1 tăng 10%, hãy đánh
giá tình hình sử dụng lao động của công ty.

Bài 3.3: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp A
trong kỳ báo cáo như sau:
1. Sản phẩm sản xuất
Sản Số lượng sản phẩm sản xuất Đơn giá cố định
phẩm (sp) (tr đồng / sản phẩm)
Kế Thực
hoạch tế
A 1.200 800 20
B 1.400 1.300 25
C 1.800 2.200 15
2. Lượng lao động sử dụng
Số công nhân trong danh sách bình quân: Kế hoạch: 540 người; Thực tế: 530
người
Yêu cầu: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng lao động của xí nghiệp A
theo phương pháp so sánh trực tiếp và SS theo hệ số điều chỉnh- cho nhận xét.

7
Bài 3.4: Có số liệu thống kê về tình hình sử dụng lao động của một doanh nghiệp
trong năm N như sau:
- Số lao động có bình quân trong năm: 200 người
- Số ngày nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật bình quân của người lao động
trong năm được thực hiện theo quy định chung
- Tổng số ngày nghỉ phép trong năm của toàn đơn vị là: 3.000 ngày-
người
- Tổng số ngày vắng mặt của toàn đơn vị trong năm là: 2.000 ngày-người
- Tổng số ngày ngừng việc trong năm là: 500 ngày- người
- Số ngày công làm thêm là: 300 ngày- người
Yêu cầu:
1. Xác định các chỉ tiêu sau:
a. Số ngày – người theo lịch
b. Số ngày – người theo chế độ
c. Số ngày – người có thể sử dụng cao nhất
d. Số ngày – người có mặt
e. Số ngày – người làm việc thực tế
2. Tính các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công
nhân sản xuất.

Bài 3.5: Có số liệu về tình hình sản xuất của một công ty dệt qua 2 kỳ như sau:
Giá trị sản xuất (triệu đồng) Số công nhân bình quân (người)
PX Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 6485 8020 100 144
B 6400 8060 80 90
C 7000 6240 70 60
D 9100 9360 91 90
Cộng 28985 31680 341 384
Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của năng
suất lao động trung bình toàn công ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của GO toàn công ty.

Bài 3.6: Có số liệu thống kê của một đơn vị như sau:

Chỉ Năm gốc Năm báo


tiêu cáo
Giá trị sản xuất (triệu đồng) 80.000 100.000
Số lao động bình quân trong năm (người) 100 110
8
Số ngày làm việc bình quân của 1 lao động trong 250 225
năm (ngày)
Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu năng suất lao động trong từng kỳ.
2. Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất (GO) do ảnh hưởng
của 3 nhân tố: Năng suất lao động ngày, số ngày LVTT bình quân 1 lao
động trong kỳ và số lao động bình quân.
HTCS:
GO1 w n(1) N 1 L1
= × ×
GO0 w n(0) N 0 Ĺ0
GO1 w n(1) N 1 L1 w n(0) N 1 L1 wn (0) N 0 L1
Hoặc: GO0 = w n(0) N 1 L1 × w n(0) N 0 L1 × wn (0 ) N 0 L0

Tăng (giảm) tuyệt đối:

GO1 −GO0=(w n(1) N 1 L1-w n(0) N 1 L1 ¿+ ( wn (0 ) N 1 L1−w n (0) N 0 L1 ) +(w n (0 ) N 0 L1−w n( 0) N 0 L0 )

Bài 3.7: Có tài liệu thống kê của doanh nghiệp công nghiệp A qua 2 kỳ như sau:

Kỳ gốc Kỳ báo cáo


Phân xưởng Số công NSLĐ Số công NSLĐ
nhân (trđ) nhân (trđ)
(người) (người)
1 50 450 60 480
2 45 500 50 520
3 65 540 60 600
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân một công nhân
toàn doanh nghiệp khi kỳ báo cáo so với kỳ gốc
2. Phân tích sự biến động tổng giá trị sản xuất toàn doanh nghiệp kỳ báo
cáo so với kỳ gốc

Bài 3.8: Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiệp như sau:

TT Chỉ tiêu Quý III Quý IV


1 Tổng số ngày – người làm việc thực tế chế độ 96.100 145.600
2 Tổng số ngày – người làm thêm 4.800 5.200
3 Tổng số ngày – người nghỉ T7, CN, ngày lễ (ngày 2.400 4.800

9
công)
4 Tổng số ngày – người nghỉ phép năm (ngày công) 9.750 12.000
5 Tổng số ngày – người vắng mặt vì ốm đau, thai sản 1.500 2.500
6 Tổng số ngày – người ngừng việc 500 7.720
7 Tổng số giờ – người làm thực tế chế độ 650.000 980.000
8 Tổng số giờ – người làm thêm (giờ công) 28.000 61.000
Biết thêm rằng: Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Quý III là 220.500 triệu
đồng; Quý IV là 460.320 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân 1 công nhân
doanh nghiệp Quý IV so với Quý III bằng phương pháp thích hợp
2. Phân tích sự biến động tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp bằng
phương pháp thích hợp

Bài 3.9: Có số liệu thống kê về lao động và thu nhập của người lao động tại một
doanh nghiệp như sau:

Thu nhập bình quân Số lao động bình quân


PX 1 lao động (người)
(triệu đồng)
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1 10 8 50 10
2 11 10 40 40
3 12 13 10 80
Yêu cầu:
1. Phân tích biến động của thu nhập bình quân 1 lao động toàn doanh
nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc
2. Phân tích tình hình biến động của tổng thu nhập của người lao động
toàn DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 3.10: Có tài liệu về tình hình lao động – tiền lương của doanh nghiệp như sau:

Tháng 5 Tháng 6
Phân xưởng Số công Quỹ Số công Quỹ
nhân lương nhân lương
(người) (trđ) (người) (trđ)
1 750 13.500 900 18.900
2 1.250 20.000 1.100 25.300

10
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động tiền lương bình quân một công nhân toàn doanh
nghiệp khi so sánh tháng 6 với tháng 5
2. Phân tích sự biến động tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp tháng 6 so
với tháng 5.

Bài 3.11: Có tài liệu của một doanh nghiệp về lao động tiền lương như sau:

TT Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


1 Tổng quỹ lương tháng (triệu đồng) 900 1.064
2 Giá trị sản xuất (triệu đồng) 16.200 21.375
3 Số công nhân bình quân trong danh sách (người) 36 38
Yêu cầu: Bằng các hệ thống chỉ số thích hợp, phân tích sự biến động của tổng quỹ
lương toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 3.12: Có tài liệu ở một công ty như sau:


Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo

1. Mức tiêu thụ hàng hoá (trđ) 32.000 42.788,5


2. Số nhân viên bình quân (người) 40 48
3. Tổng mức thu nhập của người lao động 400 500
4. Chỉ số giá cả (%) 100 104

Yêu cầu: Phân tích tổng hợp lao động và thu nhập của người lao động. Cho nhận
xét

Bài 3.13: Có tài liệu ở công ty Thương mại X như sau:

Tổng mức thu nhập


Số nhân viên bình quân
Cửa hàng của người lao động
(người)
(trđ)
Kỳ gốc Kỳ báo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
cáo
Số 1 36 65 10 15
Số 2 42 64 12 15
Số 3 60 60 15 12

11
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động của thu nhập bình quân 1 nhân viên toàn công
ty kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
2. Phân tích sự biến động của tổng mức thu nhập của người lao động kỳ
báo cáo so với kỳ gốc.
3. Biết thêm tỷ suất thu nhập của người lao động trong kỳ gốc là 20%,
kỳ báo cáo bằng 97,5% so với kỳ gốc. Phân tích sự biến động của tổng
mức thu nhập của người lao động.
4. Phân tích tổng hợp lao động và thu nhập của người lao động. Cho
nhận xét.

Bài 3.14: Có tài liệu ở một công ty Thương mại như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Mức tiêu thụ hàng hoá Tổng thu nhập của người
Cửa hàng lao động
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 3.000 3.600 15 18
B 2.000 3000 12 15
C 1.500 2000 10.5 12
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động của tỷ suất thu nhập bình quân chung toàn
công ty.
2.Phân tích nguyên nhân biến động về tổng mức thu nhập của người lao
động trong công ty. Cho nhận xét.
3. Sinh viên tự bổ sung số liệu cần thiết, để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến biến động của năng suất lao động bình quân chung toàn
công ty.
4. Đánh giá tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động
kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 3.15: Có tài liệu thống kê ở một doanh nghiệp như sau:
Thu nhập bình quân 1 lao
Phân Kết cấu số lao động (%)
động (tr.đ)
xưởng
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc(d 0 ¿ Kỳ báo cáo(d 1 ¿
1 9 ? ? ?
2 8 ? ? ?

12
3 11 ? ? ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng thống kê.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân một lao động của toàn
doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 3.16: Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:

Tháng
Chỉ tiêu Tháng N
N+1
1. Giá trị sản xuất (tr.đ) 20.000 ?
2. Số công nhân bình quân (người) 200 ?
3. Số ngày làm việc thực tế bình quân 1
50 ?
công nhân (ngày)
4. Tổng số giờ - người làm việc thực tế 40.000 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
Phân tích sự biến động năng suất lao động 1 công nhân của doanh nghiệp tháng 6
so với tháng 5 do ảnh hưởng của:
- Năng suất lao động giờ
- Độ dài bình quân 1 ngày làm việc thực tế
- Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong
tháng……

Bài 3.17: Có tài liệu của doanh nghiệp như sau:


Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Giá trị sản xuất (tỷ.đ) 4.000 ?
2. Số lao động bình quân (người) 800 ?
3. Tổng số ngày- người làm việc thực tế (NN) 176.000 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng.
Phân tích sự biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo
cáo so với kỳ gốc bằng hai hệ thống chỉ số

Bài 3.18: Có tài liệu tại doanh nghiệp trong kỳ như sau:
Phân Quỹ tiền lương (tr.đ) Số lao động bình quân (người)
xưởng Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A 2.400 2.800 ? ?

13
B 3.000 3.600 ? ?
C 2.600 2.400 ? ?
Yêu cầu:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tổng quỹ lương của doanh nghiệp trên
do các nhân tố:
- Tiền lương bình quân một lao động.
- Kết cấu số lao động
- Tổng số lao động bình quân

Chương 4: THỐNG KÊ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP


Phần 1: Câu hỏi ôn tập

• Khái niệm, phân loại vốn(tài sản) sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu thống kê
quy mô vốn(tài sản) sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
• Khái niệm và phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phương pháp
tính số lượng và giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ
• Các loại giá dùng trong đánh giá tài sản cố định, phương pháp đánh giá tài
sản cố định trong doanh nghiệp
• Phương pháp thống kê nghiên cứu hiện trạng và sự biến động của tài sản cố
định trong doanh nghiệp
• Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp

Phần 2: Bài tập vận dung

Bài tập 4.1: Có tài liệu về báo cáo tài chính của công ty Z (Trích Bảng cân đối kế
toán ngày 31/12/ năm N -1 và N)
ĐVT: Tr.VND
TÀI SẢN Năm N-1 Năm N
Đầu Cuối kỳ Đầu năm Cuối kỳ
năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.600 2.100 2.100 2.900
I. Tiền 300 180 180 300
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 200 100 100 200
III. Các khoản phải thu 400 800 800 1.000

14
IV Hàng tồn kho 600 900 900 1.100
V. Tài sản ngắn hạn khác 100 120 120 300
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.400 2.900 2.900 3.100
I. Tài sản cố định hữu hình 1.500 2.080 2.080 2.120
Nguyên giá TSCĐ 2.000 2.780 2.780 3.028
II .Chi phí XDCB dở dang 600 700 700 800
III. Đầu tư tài chính dài hạn 300 120 120 180
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.000 5.000 5.000 6.000
1. Tính các chỉ tiêu tổng tài sản(và các bộ phận của nó)trung bình năm N và N-
1.
2. Tính các chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ cấu và biến động cơ cấu của tài sản
trung bình năm N so với năm N-1.
3. Phân tích biến quy mô,cơ cấu và sự biến động của tài sản doanh nghiệp trên
năm N so với năm N-1.
Bài tập 4.2. Có tài liệu ở một doanh nghiệp: (Trích báo cáo tài chính B01.DN, các
chỉ tiêu trong báo cáo đã tính bình quân):
Đơn vị tính:Tr.Đ
TÀI SẢN Năm gốc Năm báo cáo
A. Tài sản ngắn hạn 3.200 3.300
. Tiển và tương đương tiền 1.600 1.200
. Khoản phải thu ngắn hạn 400 300
. Hàng tồn kho 1.200 1.750
. Tài sản ngắn hạn khác .- 50
B. Tài sản dài hạn 2.280 2.600
. TSCĐ 1.480 1.600
. Bất đông sản đầu tư 500 800
. Đầu tư TC dài hạn 300 200
Tổng tài sản 5.480 5.900

Yêu cầu:

15
1. Phân tích cơ cấu, sự biến động tài sản của doanh nghiệp năm báo cáo so với năm
gốc.

2.Tính các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động của
doanh nghiệp? Biết rằng số lao động có bình quân năm gốc: 200 người; năm báo
cáo: 250 người.
Bài tập 4.3: Có tài liệu về báo cáo tài chính của công ty Z (Trích Báo cáo kết quả
kinh doanh
N)

ĐVT: Tr.VND
Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 8.000 10.540
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 200 180
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp 7.800 10.360
dich vụ
4. Giá vốn hàng bán 6.260 8.420
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch ? ?
vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 600 700
7. Chi phí hoạt động tài chính 500 580
8. Chi phí bán hàng 600 720
9. Chí phí quản lý doanh nghiệp 140 180
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. ? ?
Yêu cầu: Kết hợp với dữ liệu của bài tập 5.1
1.Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu năng và hiệu quả sử dụng tổng tài sản,tài sản sản
xuất.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản và
tài sản sản xuất.

Bài tập 4.4: Có tài liệu thông kê tài sản của một doanh nghiệp như sau:
Đơn vị

16
tính:Tr.Đ

Khoản mục 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng tài sản bình quân 275.000 290.000 320.000 355.000 400.000

Tài sản ngắn bình quân 190.000 189.000 225.000 250.000 285.000

Tài sản ngắn bình quân 85.000 92.000 95.000 105.000 115.000

Yêu cầu:
1.Tính tốc độ phát triển định gốc,liên hoàn của tổng tài sản và các bộ phận của nó
trong giai đoạn từ năm 2016-2020
2.Phân tích xu hướng biến động của tổng tài sản và các bộ phận của nó trong giai
đoạn từ năm 2016-2020.

Bài tập 4.5: Có tài liệu thông kê tài sản của một doanh nghiệp như sau:
Đơn vị tính: Tr.Đ

Chỉ tiêu Năm 2019 NĂM 2020

Doanh thu thuần kinh doanh 124.400 134.800

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 3.860 4.840

Lợi nhuận sau thuế 1.800 2.400

Tổng tài sản bình quân 55.700 56.830

Yêu cầu:
1.Tính các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản năm 2019, năm 2020 và nhận
xét về hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian trên.
2.Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng của sức sinh lợi của doanh thu

17
thuần và vòng quay của tổng tài sản đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản(ROA)
3.Phân tích biến động của tổng tài sản(ROA) do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
-Sức sinh lợi của doanh thu thuần.
-Số vòng quay vốn chủ
-Hệ số tài trợ.

Bài tập 4.6: Có tài liệu thông kê của một doanh nghiệp qua hai kỳ:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. GO (triệu đồng) 1200 1250

2. IC (triệu đồng) 500 510

3. Giá trị TSCĐ có bình quân trong kỳ (triệu đ) 800 820

4. Tỷ lệ khấu hao trong kỳ (%) 10 11

5. Số lao động trung bình trong năm (người) 50 55

Yêu cầu
1. Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ của doanh
nghiệp kỳ báo cáo so vối kỳ gốc. Biết rằng, phần trăm của lợi nhuận trong
NVA kỳ gốc: 40%; kỳ báo cáo: 45%.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của GO và VA bằng
phương pháp chỉ số'?
GO G
GO= G × L × L

Bài tập 4.7: Có tài liệu thống kê về tình hình trang bị và sử dụng máy móc, thiết bị

18
của công ty VLC trong năm 2020 như sau:

Số máy dệt có trên sổ sách ngày 31/12/2008 là 40 chiếc;

Ngày 1 tháng 2, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;

Ngày 1 tháng 5, doanh nghiệp mua thêm 15 chiếc;

Ngày 1 tháng 6, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;

Ngày 1 tháng 8, doanh nghiệp thanh lý 8 chiếc;

Ngày 1 tháng 10, doanh nghiệp chuyển bán cho doanh nghiệp khác 12 chiếc;

Ngày 1 tháng 11, doanh nghiệp mua thêm 15 chiếc;

Số máy dệt giữ ổn định như trên cho đến hết năm.

Yêu cầu: Tính số máy dệt trung bình của công ty trên trong năm 2020.

Bài tập 4.8: Có tài liệu sau đây về tình hình TSCĐ ỏ một công ty:
- Khi mới xây dựng xong, nguyên giá TSCĐ của công tỷ là 35.000 triệu đồng.
Thòi gian dự kiến sử dụng bình quân của các TSCĐ là 10 năm, mức khấu hao hàng
năm là 3.500 triệu đồng.
- Đến cuối năm thứ 8 chi phí sửa chữa lớn và hiện đại hóa TSCĐ hết 3.024
triệu đồng. Trong đó, được tính vào nguyên giá TSCĐ 2.000 triệu đồng. Cùng lúc
đó, công ty mua thêm một số thiết bị sản xuất trị giá 12.000 triệu đồng, thời gian
sử dụng hữu ích của số thiết bị sản xuất này là 12 năm.
Yêu cầu:
1. Tính hệ số hao mòn và hệ số còn hoạt động được của TSCĐ của công ty ỏ
cuối năm thứ 8. Biết rằng các chi phí sửa chữa lớn các lần tiếp theo trong thời gian
dự kiến sử dụng không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
2. Tính hệ số hao mòn và hệ số còn hoạt động được của TSCĐ mua lần sau khi

19
TSCĐ mua lần đầu hết hạn sử dụng? Biết rằng các chi phí sửa chữa lớn định kỳ
trong thời gian dự kiến sử dụng của các TSCĐ mua sau cũng không được tính vào
nguyên giá.

Bài tập 4.9: Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 năm như sau:

Năm báo
Chỉ tiêu Năm gốc
cáo

1. GO (tỷ đồng) 200 250


2. Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 200 220

Trong đó: Tài sản sản xuất bình quân (tỷ đồng) 180 210

3. Doanh thu (tỷ đổng) 180 240


4. Số lao động có bình quân (nghìn người) 10 12
5. % của lợi nhuận trong doanh thu (%) 20 25
Yêu cầu:
1. Đánh giá tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng tổng tài sản,tài sản sản xuất
của doanh nghiệp?
2. Sử dụng các mô hình phân tích nhân tô" (năng suất sử dụng tài sản, vòng
quay tài sản và quy tài sản) ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp?

Bài 4.10. Có tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại một doanh nghiệp được tổng
hợp như sau:

TT Chỉ tiêu Quý I Quý II


1 Tổng doanh thu thuần (trđ) 12.000 15.000
2 Tài sản bình quân (trđ) 200 210
Yêu cầu:

20
1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng tài sản kinh doanh của
doanh nghiệp
2. Phân tích sự biến động tổng doanh thu thuần do ảnh hưởng của vòng
quay tài sản và tổng tài sản bình quân quý II với quý I

Bài 4.11: Có tài liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp sản
xuất qua 2 năm như sau:

TT Chỉ tiêu Năm gốc Năm


báo
cáo
1 Giá trị sản xuất (trđ) 120.000 150.000
2 Vốn kinh doanh bình quân sử dụng (trđ) 30.000 35.000
3 Doanh thu thuần trong kỳ (trđ) 110.000 145.000
4 Số lao động bình quân sử dụng trong kỳ (người) 220 240
5 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (%) 18 25

Yêu cầu:
1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị và sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp
2.Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động các chỉ tiêu kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm báo cáo so với năm
gốc.

Bài 4.12: Có tài liệu thống kê về tình hình trang bị và sử dụng máy móc, thiết bị
của công ty trong năm 2019 như sau:
Số máy dệt có trên sổ sách ngày 31/12/2018 là 40 chiếc;
Ngày 1 tháng 2, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;
Ngày 1 tháng 5, doanh nghiệp mua thêm 15 chiếc;
Ngày 1 tháng 6, doanh nghiệp mua thêm 20 chiếc;
Ngày 1 tháng 8, doanh nghiệp thanh lý 8 chiếc;
Ngày 1 tháng 10, doanh nghiệp chuyển bán cho doanh nghiệp khác 12
chiếc; Ngày 1 tháng 11, doanh nghiệp mua thêm 15 chiếc;
Số máy dệt giữ ổn định như trên cho đến hết năm.
Trong năm doanh nghiệp đâ huy động được 85% máy vào làm việc. Số
ngày làm việc tính bình quân cho 1 máy thực tế làm việc trong năm là 300. Số vải
dệt được trong năm (quy ra vải tiêu chuẩn) 1200 nghìn mét.
Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng máy của Công ty trong
năm 2019?
21
Bài 4.13: Có bảng cân đối TSCĐ ở một đơn vị trong năm N như sau: (đơn vị :trđ)

Chỉ Dùng trong Dùng trong Chung toàn


tiêu hoạt động hoạt động đơn vị
SXKD HCSN
1.Nguyên giá TSCĐ và ĐTDH đầu 100.000 5.000 105.000
năm
Trong đó:
-TSCĐ hữu hình 50.000 5.000 55.000
-TSCĐ thuê tài chính 10.000 - 10.000
-TSCĐ vô hình 30.000 - 30.000
-Đầu tư tài chính dài hạn 10.000 - 10.000
2.Nguyên giá TSCĐ tăng trong năm 20.000 2.000 22.000
Trong đó:
-Mua sắm mới 10.000 2.000 12.000
-Nhận góp vốn liên doanh bằng TSCĐ 5.000 - 5.000
-Nhận lại vốn góp liên doanh bằng 5.000 - 5.000
TSCĐ
3.Nguyên giá TSCĐ giảm trong năm 15.000 1.500 16.500
-Nhượng bán cho đơn vị khác 10.000 1.000 11.000
-Thanh lý do hết hạn sử dụng 5.000 500 5.500
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá TSCĐ có cuối năm
2. Tính các chỉ tiêu đánh giá tình hình biến động TSCĐ trong năm:
Hệ số tăng, hệ số giảm, hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ TSCĐ.

Bài 4.14:
Một xí nghiệp cơ khí đầu năm N đã mua và đưa vào sử dụng 10 máy tiện, giá
mua mỗi máy là 20 triệu đồng, chi phí chuyên chở và lắp đặt của cả 10 máy hết 10
triệu đồng. Đầu năm N+2 xí nghiệp mua thêm 15 máy tiện tương tự, giá mua mỗi
máy 18 triệu đồng, chi phí vận chuyển lắp đặt chung cho cả 15 máy hết 30 triệu
đồng. Biết rằng thời hạn sử dụng mỗi máy là 8 năm, tính khấu hao theo phương
pháp đường thẳng và giá 1 máy tiện tại thời điểm đánh giá lại là 15 triệu đồng.
Yêu cầu:
Xác định giá trị của 25 máy tiện tại doanh nghiệp cơ khí vào đầu năm N+4
theo giá:
1. Giá ban đầu hoàn toàn
2. Giá khôi phục hoàn toàn

22
3. Giá ban đầu còn lại
4. Giá khôi phục còn lại

Bài 4.15:
Một doanh nghiệp mua 1 TSCĐ A mới 100% và đưa vào hoạt động ngày
01/03/N. Cho biết giá ghi trên hóa đơn là 135.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là
10.000.000 đồng, chi phí lắp đặt chạy thử trước khi đưa vào sử dụng là 5.000.000
đồng, dự kiến thời gian sử dụng tài sản này là 5 năm.
Yêu cầu:
1. Tính mức khấu hao đó trong từng năm (theo phương pháp đường thẳng
cố định).
2. Tính hệ số còn sử dụng được của tài sản cố định đó vào thời điểm
cuối năm (thứ 1,2,3,4,5).

Bài 4.16:
Một TSCĐ bắt đầu đưa vào sử dụng đầu năm N có giá ban đầu hoàn toàn là
120 triệu đồng. Thời hạn sử dụng của tài sản đó là 10 năm. Biết rằng, sau khi thanh
lý thì giá trị có thể thu hồi lại từ tài sản đó là 5 triệu đồng và chi phí thanh lý khi
loại bỏ TSCĐ là 1 triệu đồng.
Yêu cầu:
Tính các chỉ tiêu sau:
1. Tính mức khẩu hao TSCĐ cho từng năm
2. Tính tỷ lệ khấu hao và hệ số còn sử dụng được của TSCĐ đó vào cuối
năm
3. Tính giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của tài sản đó vào cuối
năm

Bài 4.17. Có tài liệu về tình hình TSCĐ của một doanh nghiệp trong năm
báo cáo như sau (đơn vị tính: triệu đồng):
1. Tài sản cố định có đầu năm:
- Tổng nguyên giá TSCĐ : 17.200
- Tổng giá trị hao mòn đầu năm : 4.000
2. Tài sản cố định mới đưa vào sử dụng trong năm:
- Tổng nguyên giá TSCĐ : 20.000
3. TSCĐ được nhận từ doanh nghiệp khác:
- Tổng nguyên giá TSCĐ : 2.600
- Giá trị hao mòn : 600
4. TSCĐ bị loại bỏ trong năm do cũ hỏng:
- Tổng nguyên giá TSCĐ 400

23
- Giá trị hao mòn : 400
- Giá bán thanh lý của cá TSCĐ bị loại bỏ : 10
5. TSCĐ không cần dung đem bán lại:
- Tổng nguyên giá TSCĐ : 1.000
- Giá trị hao mòn : 400
- Giá bán các TSCĐ không cần dùng trên : 360
6. Tổng số tiền đã trích khấu hao TSCĐ trong năm : 6.400
7. Tổng số tiền nâng cấp sửa chữa TSCĐ nhận từ DN : 500
khác
Yêu cầu:
1. Tính nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm (theo giá ban đầu và giá còn
lại).
2. Tính giá trị TSCĐ bình quân.
3. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ trong năm.

Bài 4.18. Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng TSCĐ của xí nghiệp dệt như
sau:
*Tháng 3:
1. Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) : 400
2. Chi phí TSCĐ cho 1 đơn vị GTSX (triệu : 12,5
đồng)
*Tháng 4:
1. Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) : 405,9
2. Tình hình sử dụng TSCĐ (triệu đồng)
- Giá trị TSCĐ có ngày ¼ : 4.050
- Ngày 5/4 mua thêm 1 số MMTB trị giá : 550
- Ngày 17/4 nhận bàn giao của công ty X 1 TB : 200
trị
Giá
- Ngày 25/4 thanh lý một số TSCĐ trị giá : 550
Và số liệu không thay đổi cho đến hết tháng 4.
Yêu cầu:
Phân tích tình hình biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của xí
nghiệp tháng 4 so với tháng 3 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Hiệu quả sử dụng
TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân.

Bài 4.19. Có tài liệu thống kê của một doanh nghiệp qua hai kỳ như sau:

24
Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1. GO (trđ) 4.000 4.400
2. Số lao động (người) 100 105
3. Tổng giá trị TSCĐ (trđ) 2.000 2.300
Yêu cầu: Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của GO kỳ báo cáo so với
kỳ gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố.

Bài 4.20: Có số liệu sau đây về tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Y (đơn
vị tính: triệu đồng):
Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Giá trị sản xuất theo giá cố định 1.000 900
Giá trị tài sản cố định bình quân 1.250 1.200
Tài sản cố định trực tiếp sản xuất 937,5 840

Yêu cầu:
1. So sánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định giữa 2 kỳ.
2. Phân tích biến động hiệu quả sử dụng TSCĐ giữa 2 kỳ do ảnh
hưởng bởi 2 nhân tố: Hiệu quả sử dụng TSCĐ trực tiếp sản xuất
và tỷ trọng TSCĐ trực tiếp sản xuất chiếm trong toàn bộ TSCĐ.

Bài 4.21: Có số liệu về tình hình sản xuất và sử dụng TSCĐ của một nhà máy dệt
trong 2 năm 2019 và 2020 như sau:
* Năm 2018:
- Giá trị sản xuất công nghiệp: 27.900 triệu đồng
- Nguyên giá TSCĐ hiện có đầu năm 32.000 triệu đồng trong đó
nguyên giá thiết bị sản xuất 24.000 triệu đồng
- Nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm 30.000 triệu đồng trong đó
nguyên giá thiết bị sản xuất 22.000 triệu đồng
* Năm 2019:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2018
- Nguyên giá TSCĐ hiện có cuối năm 38.000 triệu đồng
- Tình hình tăng giảm thiết bị sản xuất:
Trong năm 2020 mua thêm 80 máy dệt với nguyên giá 50 triệu đồng / cái, 25
máy kéo sợi với giá mua 20 triệu đồng / cái. Và bán bớt 20 máy dệt cũ với giá bán
10 triệu đồng/ cái, biết rằng nguyên giá của máy dệt là 25 triệu đồng / cái, đồng
thời thanh lý 50 máy dệt đã hết hạn sử dụng, nguyên giá mỗi máy là 20 triệu đồng /
cái.

25
Yêu cầu:
Hãy tính các chỉ tiêu sau cho từng năm:
1. Nguyên giá tài sản cố định bình quân
2. Nguyên giá thiết bị sản xuất bình quân
3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Bài 4.22: Có tài liệu sau đây về tình hình TSCĐ ỏ một công ty:
- Khi mới xây dựng xong, nguyên giá TSCĐ của công tỷ là 35.000 triệu
đồng. Thòi gian dự kiến sử dụng bình quân của các TSCĐ là 10 năm,
mức khâu hao hàng năm là 3.500 triệu đồng.
- Đến cuối năm thứ 8 chi phí sửa chữa lớn và hiện đại hóa TSCĐ hết
3.024 triệu đồng.
- Trong đó, được tính vào nguyên giá TSCĐ 2.000 triệu đồng. Cùng lúc
đó, công ty mua thêm một số thiết bị sản xuất trị giá 12.000 triệu đồng,
thời gian sử dụng hữu ích của số thiết bị sản xuất này là 12 năm.
Yêu cầu:
1. Tính hệ số hao mòn và hệ số còn hoạt động được của TSCĐ của
công ty ỏ cuối năm thứ 8? Biết rằng các chi phí sửa chữa lớn các lần
tiếp theo trong thòi gian dự kiến sử dụng không được tính vào nguyên
giá TSCĐ.
2. Tính hệ số hao mòn và hệ số còn hoạt động được của TSCĐ mua lần
sau khi TSCĐ mua lần đầu hết hạn sử dụng? Biết rằng các chi phí sửa
chữa lớn định kỳ trong thời gian dự kiến sử dụng của các TSCĐ mua
sau cũng không được tính vào nguyên giá.

Bài 4.23: Có bảng thống kê tại một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Năm N Năm N+1


1. Giá trị sản xuất (tỷ đ) 600 ?
2. Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình
500 ?
quân (tỷ đ)
Trong đó: Vốn lưu động bình quân
280 ?
(tỷđ)
4. Số lao động bình quân (người) 200 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. Tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình trang bị và hiệu quả sử
dụng tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu động kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
b. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến
26
động giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Chương 5: THỐNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA


DOANH NGHIỆP

Phần 1: Câu hỏi ôn tập

• Các chỉ tiêu thống kê và phương pháp phân tích mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp, cho ví dụ minh họa
• Các chỉ tiêu thống kê và phương pháp đánh giá khả năng thanh toán và tình
hình chiếm dụng vốn trong doanh nghiệp,
• Hệ thống chỉ số phân tích biến động kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp do ảnh hưởng của năng suất sử dụng vốn, mức trang bị vốn cho một
lao động và số lao động bình quân. Ý nghĩa của từng chỉ số

Phần 2: Bài tập vận dung

Bài tập 5.1: Có tài liệu về báo cáo tài chính của công ty Z ( trích Bảng cân đối kế
toán ngày 31/12/ năm N -1 và N)

NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ 1.800 2.400 2.400 2.600

I. Nợ ngắn hạn 1.200 1.400 1.400 1.500

II. Nợ dài hạn 600 1.000 1.000 1.100

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ 2.200 2.600 2.600 3.400


HỮU

I. Nguồn vốn, quỹ 2.000 2.400 2.400 2.800

27
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 200 200 200 600

Quỹ khen thưởng và phúc lợi 200 200 200 600

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 4.000 5.000 5.000 6.000

Yêu cầu;

1. Tính các chỉ tiêu tổng nguồn vốn (và các bộ phận của nó)trung bình năm N
và N-1.

2. Tính các chỉ tiêu thống kê phản ánh cơ cấu và biến động cơ cấu của nguồn
vốn trung bình năm N so với năm N-1.

3. Phân tích biến quy mô, cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn doanh nghiệp
trên năm N so với năm N-1.

Bài 5.2: Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 năm như sau:

Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo


cáo

1. Tổng nguồn vốn bình quân 200 250

2. Tổng nguồn vốn bình quân dùng vào SXKD (tỷ đồng) 200 220

Trong đó: vốn dài hạn bình quân (tỷ đồng) 120 150

3. Doanh thu (tỷ đổng) 180 240

4. Số lao động có bình quân (nghìn người) 10 12

5. Tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu (%) 20 25

Yêu cầu:

28
1.Tính các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn,cho nhận xét.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn, VDH và VNH của doanh nghiệp?

Bài tập 5.3: Có tài liệu về báo cáo tài chính của công ty Z (Trích Báo cáo kết quả
kinh doanh N)

ĐVT: Tr.VND

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ 8.000 10.540

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 200 180

3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp 7.800 10.360


dich vụ

4. Giá vốn hàng bán 6.260 8.420

5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch ? ?


vụ

6. Doanh thu hoạt động tài chính 600 700

7. Chi phí hoạt động tài chính 500 580

8. Chi phí bán hàng 600 720

9. Chí phí quản lý doanh nghiệp 140 180

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. ? ?

Yêu cầu: Kết hợp với dữ liệu của bài tập 5.1

1.Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn,và vốn chủ sở hữu.

29
2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn
và vốn chủ sở hữu.

Bài tập 5.4: Có tài liệu ở một doanh nghiệp: Trích báo cáo tài chính B01.DN, các
chỉ tiêu trong báo cáo đã tính bình quân:

TÀI SẢN Năm gốc Năm báo cáo

A. Tài sản ngắn hạn 3.200 3.300

.Tiển và tương đương 1.600 1.200


tiền

. Khoản phải thu ngắn 400 300


hạn

. Hàng tồn kho 1.200 1.750

. Tài sản ngắn hạn khác . 50

B. Tài sản dài hạn 2.280 2.600

. TSCĐ 1.480 1.600

. Bất đông sản đầu tư 500 800

. Đầu tư TC dài hạn 300 200

Tổng tài sản 5.480 5.900

NGUỔN VÓN

A. Nợ phải trả 3.080 3.420

1. Nợ ngắn hạn 1.080 1.420

2. Nợ dài hạn 2.000 2.000

30
B. Vốn chủ sở hữu 2.400 2.480

1. Vốn chủ sở hữu 2.200 2.400

2. Nguồn kinh phí và quỹ 200 80


khác

Tổng nguồn vốn 5.480 5.900

(1) Trích báo cáo tài chính B02.DN:

Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo


1. Doanh thu thuần 12.500 16.250
2. Tổng lãi thuần 6.250 7.500

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp
(gồm hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn, VDH, VNH và vốn chủ sở hữu)?

2. Tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính và khả năng
thanh toán công nợ của doanh nghiệp?cho nhận xét.

3. Đánh giá mức độ lành mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp qua tính và
so sánh các chỉ tiêu đã tính ở yêu cầu 2.

4. Phân tích 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận (tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng nguồn vốn và tổng nguồn vốn bình quân)
bằng phương pháp chỉ số?

Bài 5.5: Có tài liệu về kết quả kinh doanh tại một doanh nghiệp qua 2 quý như sau:

31
TT Chỉ tiêu Quý III Quý IV

1 Vốn kinh doanh bình quân (trđ) 1.200 1.320

2 Tốc độ chu chuyển vốn-tính theo doanh thu (lần) 5 8

3 Tỷ suất lợi nhuận bình quân theo doanh thu (%) 6 7,5

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN trong quý
III, quý IV?

2. Phân tích sự biến động lợi nhuận của DN quý IV so với quý III do ảnh hưởng
bởi các nhân tố: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, vòng quay vốn và tổng vốn kinh
doanh bình quân.

Bài tập 5.6. Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp trong 2 năm như sau:

Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo

1. GO (tỷ đồng) 400 500

2. Tổng vốn bình quân dùng vào SXKD (tỷ đồng) 400 440

Trong đó: vốn dài hạn bình quân (tỷ đồng) 240 300

3. Doanh thu (tỷ đổng) 360 480

4. Số lao động có bình quân (nghìn người) 20 24

5. Tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu (%) 40 50

32
Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu mức trang bi vốn cho người lao động,vòng quay tổng vốn
và các bộ phận của nó,cho nhận xét.

2. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh.

Bài 5.6: Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp như
sau:

TT Chỉ tiêu Quý III Quý IV

1 Doanh thu từ hoạt động SXKD chính (trđ) 18.000 24.000

2 Doanh thu từ hoạt động SXKD phụ (trđ) 2.800 4.000

3 Doanh thu do bán phế liệu (trđ) 50 60

4 Vốn lưu động bình quân sử dụng (trđ) 4.000 4.500

5 Lợi nhuận trước thuế trong kỳ (trđ) 2.502 4.209

6 Thuế suất thuế TNDN (%) 20 20

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
trên

33
2. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp quý IV
so với quý III

Bài 5.7: Có tài liệu ở một công ty qua 2 năm (trích BCTC B01-DN): (đơn vị: trđ)

Tài sản Năm gốc Năm báo cáo

A.Tài sản ngắn hạn 3200 3300

- Tiền và các khoản tương đương tiền 1600 1200

- Các khoản phải thu 400 300

- Hàng tồn kho 1200 1800

B.Tài sản dài hạn 2280 2600

- TSCĐ hữu hình 1800 2000

- TSCĐ vô hình 800 1000

- Hao mòn TSCĐ (320) (400)

Tổng tài sản 5480 5900

Nguồn vốn

A.Nợ phải trả 3080 3420

- Nợ dài hạn 1080 1420

- Nợ ngắn hạn 200 2000

B.Nguồn vốn chủ sở hữu 2400 2480

34
- Nguồn vốn kinh doanh 2200 2400

- Lãi chưa phân phối 200 80

Tổng nguồn vốn 5480 5900

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính của công ty?

2. Tính các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán công nợ của công ty?

3. Đánh giá mức độ lành mạnh về tài chính của công ty qua tính và so
sánh khả năng thanh toán nói chung?

Bài 5.8: Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. Doanh thu thuần 120 ?

2. Lợi nhuận thuần 12,5 ?

3. Giá trị tài sản ngắn hạn bình 55 ?


quân

4. Giá trị tài sản dài hạn bình quân 30 ?

5. Vốn chủ sở hữu bình quân 45 ?

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.

35
a. Tính các chỉ số phân tích biến động của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn (dạng thuận) của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc (gồm
hiệu quả sử dụng tổng vốn, vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sở hữu).

b. Tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Cho nhận xét.

Bài 5.9: Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. Doanh thu thuần (tỷ.đ) 350 ?

2. Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đ) 150 ?

3. Lợi nhuận trước thuế (tỷ đ) 25 ?

4. Thuế suất thuế thu nhập doanh ? ?


nghiệp (%)

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.

1.Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (dạng thuận) của
doanh nghiệp trong kỳ gốc, kỳ báo cáo. Cho nhận xét.

2.Phân tích sự biến động lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ
gốc.

3.Bổ sung số liệu,phân tích biến động của tổng doanh thu thuần do ảnh hưởng của
NSSD tài sản và tổng tài sản.

Bài 5.10. Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kế Thực

36
hoạch hiện

1. Vốn kinh doanh bình quân (tỷ.đ) 40 ?

2. Vòng quay vốn kinh doanh (lần) 10 ?

3. Lợi nhuận (tỷ.đ) 24 ?

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.

Sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của
doanh nghiệp do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, vòng quay vốn
kinh doanh và vốn kinh doanh bình quân

Bài 5.11: Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. Doanh thu thuần 120 ?

2. Lợi nhuận thuần 12,5 ?

3. Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân 55 ?

4. Giá trị tài sản dài hạn bình quân 30 ?

5. Vốn chủ sở hữu bình quân 45 ?

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.

a. Tính các chỉ số phân tích biến động của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn (dạng thuận) của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc (gồm
hiệu quả sử dụng tổng vốn, vốn lưu động, vốn cố định và vốn chủ sở hữu).

37
b. Tính các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Cho nhận xét.

CHƯƠNG VI: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ


SXKD

Phần 1: Câu hỏi ôn tập


• Khái niệm,nội dung kinh tế của chỉ tiêu giá thành và ý nghĩa của việc hạ giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp
• Phân loại giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa tổng chi phí sản xuất và
tổng giá thành sản phẩm
• Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành bình quân một đơn vị sản phẩm sản xuất.
• Hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng giá thành của toàn
bộ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
• Khái niệm, ý nghĩa và phân loại chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong
doanh nghiệp
• Phương pháp tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nguyên tắc lựa
chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả để tính chỉ tiêu hiệu quả sản xuất,
kinh doanh
• Hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng của hiệu quả và quy mô chi phí tới kết
quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
• Trình bày phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng
lao động và số lao động tới kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
• Trình bày phương pháp thống kê phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng
vốn và quy mô vốn đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Phần 2: Bài tập vận dung

Bài 6.1. Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

Số thành phẩm sản xuất trong năm là 500.000 sản phẩm. Giá tiêu thụ bình quân 1
sản phẩm là 50 nghìn đồng.

Giá trị phụ, phế phẩm đã tiêu thụ trong năm là 120 triệu đồng.

38
Chi phí sản xuất dở dang đầu năm là 100 triệu đồng, cuối năm là 150 triệu đồng.
Chi phí sản xuất phát sinh trong năm (Đơn vị tính: Triệu đồng):

+ Nguyên vật liệu chính 4050

+ Nguyên vật liệu phụ 500

+ Điện năng, chất đốt 500

+ Chi phí vật chất khác 250

+ Chi phí nhân công 2700

+ Chi bảo hiểm xã hội doanh nghiệp nộp thay

cho người lao động 10

+ Chi phí dịch vụ 1200

Hãy tính:

1. Giá thành 1 đơn vị thành phẩm

2. Giá thành tổng hợp (giá thành 1 đồng GO).

Bài 6.2. Có số liệu thống kê về chi phí sản xuất của một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Mã số Kì gốc Kì báo


cáo
tính

I. Kết quả sx (thành phẩm) Tấn A1 1000000 1300000

II. Sản xuất dở dang

Kì trước chuyển sang 1000đ A2 10000 12000

39
Còn lại chuyển sang kì sau 1000đ A3 12000 14000

III. Chi phí phát sinh trong năm 1000đ A4

1. Tiền công A5 100000 140000

2. Phụ cấp có tính chất tiền công A6 10000 10000

3. Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp nộp A7 19800 21600


cho

người lao động

3. Chi phí nguyên vật liệu chính A8 200000 250000

5. Chi phí nguyên vật liệu phụ A9 10000 10000

3. Chi phí năng lượng A10 20000 22000

7. Chi phí công cụ lao động nhỏ A11 12000 13000

8. Chi phí sửa chữa thường xuyên A12 5000 4000

8. Chi phí sửa chữa lớn A13 10000 14000

10. Chi phí dịch vụ các loại A14 20000 24000

11. Chi phí quản lý doanh nghiệp A15 20000 21000

12. Chi phí quản lý chung của ngành A16 10000 11000

Yêu cầu:

- Tính giá thành 1 đơn vị sản phẩm.

- Tính giá thành tổng hợp của doanh nghiệp.

40
- Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động giá thành kì báo cáo
so với kì gốc .

Bài 6.3. Có số liệu thống kê ba phân xưởng cùng sản xuất 1 loại sản phẩm của một
đơn vị như sau:

Giá thành 1 đơn vị sản phẩm Số sản phẩm sản xuất

Phân xưởng (1000đ/sp)

Kì gốc Kì báo cáo Kì báo cáo Kì báo cáo

1 10 12 2000 1000

2 15 20 3000 4000

3 15 17 2000 3000

Hãy tính:

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá thành trung bình 1 sản
phẩm toàn đơn vị báo cáo so với kì gốc?

2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất kì báo cáo so với kì
gốc?

Bài 6.4. Có số liệu thống kê của một đơn vị gồm ba phân xưởng:

Giá thành 1 đơn vị Giá bán 1 đơn vị sản Lượng sản phẩm
tiêu
sản phẩm (triệu phẩm (triệu đ/sp)
đ/sp) thụ (SP)
Phân xưởng
Kì gốc Kì báo Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo

41
cáo

I. (sản xuất sản


phẩm A)
1,2 1,1 2 2,1 100 120

II. (Sản xuất sản

phẩm B) 2 2 2,5 2,8 200 300

II. (Sản xuất sản

phẩm C) 1,5 1,2 2 2,2 200 250

Yêu cầu: Hãy sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích 3 nhân tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận kì báo cáo so với kì gốc. (về số tương đối và số tuyệt đối).

Bài 6.5. Có số liệu thống kê của một đơn vị gồm ba phân xưởng.

Giá thành 1 đơn vị Giá bán 1 đơn vị sản Lượng sản phẩm tiêu

Loại sản sản phẩm (triệu phẩm (triệu đ/sp) thụ (SP)
phẩm đ/sp)

Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo Kì gốc Kì báo cáo

A (tấn) 5 4,8 5,5 6 100 120

B (m2) 9 9,2 10 11 200 300

C (chiếc) 3 2,8 3,5 3,2 200 250

Yêu cầu: Hãy sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích 3 nhân tố ảnh hưởng tới lợi
nhuận kì báo cáo so với kì gốc (về số tương đối và số tuyệt đối).

Bài 6.6. Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp như sau:

42
- Chi phí khả biến để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hết 0,75 triệu đồng.

- Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm trong kì đó là 150 triệu đồng.

- Tổng chi phí bất biến của kì kinh doanh để là 150 triệu đồng.

Yêu cầu: Hãy xác định số sản phẩm cần sản xuất để đảm bảo hoà vốn?

Bài 6.7. Có số liệu thống kê về quầy hàng giới thiệu sản phẩm của một doanh
nghiệp như sau:

- Chi phí hàng tháng (đơn vị tính: triệu đồng), gồm:

- Chi phí thuê quầy hàng 10

- Chi cho các hoạt động quảng cáo 1

- Tiền lương tháng cho cán bộ công nhân viên hoạt động tại cửa hàng 5

- Chi điện, nước, điện thoại và các chi phí khác được định mức hàng 3
tháng

- Chi phí khả biến của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ là 10 nghìn đồng.

- Giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 12,5 nghìn đồng.

Yêu cầu: Hãy xác định số sản phẩm phải bán trung bình hàng tháng để đảm bảo
hoạt động của quầy hàng có lãi?

Bài 6.8. Có tài liệu về tình hình giá thành tại một doanh nghiệp có 3 phân xưởng
sản xuất cùng sản xuất 1 sản phẩm như sau.

Phân xưởng Giá thành đơn vị SP (1000đ) Khối lượng SP (cái)

43
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo

A 120 115 60.000 56.000

B 110 114 67.000 72.000

C 112 108 75.000 90.000

Yêu cầu: Căn cứ vào nguồn tài liệu trên hãy:

1.Phân tích sự biến động chỉ tiêu giá thành bình quân một đơn vị sản phẩm toàn
doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc?

2.Phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất sản phẩm toàn doanh nghiệp
kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 6.9. Có tài liệu về giá thành, giá bán và khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp
công nghiệp Z như sau: (đvt: 1.000đ)

Loại Kỳ gốc Kỳ báo cáo

sản phẩm Giá thành Giá bán Sản lượng Giá thành Giá bán Sản lượng
(cái) (cái)

A 600 720 90.000 520 720 120.000

B 500 580 56.000 480 580 60.000

C 540 650 45.000 500 630 55.000

Yêu cầu: Phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá thành của một đồng sản lượng
hàng hóa tiêu thụ khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc?

44
Bài 6.10. Có tài liệu về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp như sau:

Nhóm Kỳ gốc Kỳ báo cáo


hàng
Chi phí cho 1 Doanh thu Chi phí cho 1 Doanh thu
đồng doanh thu thuần (trđ) đồng doanh thu thuần (trđ)

A 0,76 3.000 0,78 2.700

B 0,80 2.500 0,75 3.600

C 0,85 2.800 0,80 3.200

Yêu cầu: Phân tích sự biến động chi phí cho một đồng doanh thu toàn doanh
nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc.

Bài 6.11. Có tài liệu về tiêu mức tiêu thụ nguyên vật liệu và khối lượng sản phẩm
sản xuất tại một doanh nghiệp công nghiệp như sau:

Đơn giá NVL SD Mức tiêu hao NVL


(1.000đ/kg)
Số lượng SP (cái) cho 1 đơn vị SP
(kg/c)
Loại
Kỳ gốc Kỳ NVL Kỳ gốc Kỳ Kỳ gốc Kỳ
Loại SP
báocáo báocáo báocáo

A 10.200 10.000 X 20 21 25 26

Y 60 64 35 30

B 12.800 15.000 X 20 21 38 37

Y 60 64 12 10

45
Yêu cầu: Phân tích sự biến động của khoản mục chi nguyên vật liệu trong tổng giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 6.12: Có tài liệu thống kê ba phân xưởng của một DN sản xuất trong 6 tháng
đầu năm như sau:

Phân Khối lượng sản phẩm sản xuất Giá thành đơn vị SP (1.000/sp)
(sp)
xưởng
Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2

1 4.000 2.800 100 110

2 6.000 7.200 150 180

3 5.000 6.500 160 160

Yêu cầu:

1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành bình quân một sản phẩm
toàn DN.

2. Phân tích sự biến động của tổng chi phí sản xuất do ảnh hưởng 3 nhân
tố: giá thành đơn vị sản phẩm, kết cấu khối lượng sản phẩm và tổng
khối lượng sản phẩm sản xuất.

Bài 6.13: Có tình hình giá thành sản phẩm của một nhà máy chế biến nước hoa quả
như sau:

Loại sản phẩm Sản lượng (hộp) Giá thành 1 sản phẩm (1.000 đồng)

KH 2019 TT 2019 TT 2018 KH 2019 TT 2019

Dứa 2.400 2.500 12 12 11

Dưa hấu 1.200 1.400 10 8 9

46
Cam 6.000 1.000 20 19 17

Xoài 2.400 1.800 18 17 15

Yêu cầu: Tính các chỉ số sau của các loại sản phẩm

1. Chỉ số giá thành kế hoạch

2. Chỉ số giá thành thực tế

3. Chỉ số hoàn thành kế hoạch giá thành

Bài 6.14. Có tài liệu thống kê về tỷ suất chi phí kinh doanh của các cửa hàng (có
cơ cấu mặt hàng kinh doanh giống nhau) trong tổng Công ty thương mại tỉnh A
trong quý I như sau:

TT Tên cửa hàng Doanh số bán ra Tỷ suất phí kinh

(tr.đ) doanh (%)

1 A 5000 6

2 B 6000 5,8

3 C 6800 5,7

4 D 7800 5,4

5 E 9000 5

6 F 11000 4,8

47
Yêu cầu: Từ số liệu trên hãy phân tích mối quan hệ giữa doanh số bán hàng với tỷ
suất phí kinh doanh bằng phương pháp hồi quy tương quan.

Bài 6.15. Có số liệu thống kê của một doanh nghiệp qua 2 năm:

Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo

1. GO (triệu đồng) 12000 12500

2. IC (triệu đồng) 5000 5100

3. Giá trị TSCĐ có bình quân trong năm (triệu đồng) 34000 34400

3. Số lao động trung bình trong năm (người) 410 420

5. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ trong năm (%) 10 11

Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá những tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp kì báo cáo so với kì gốc?

Bài 6.16: Có tài liệu tại 1 doanh nghiệp như sau:

* Tổng doanh thu bán hàng năm gốc là: 1800 tỷ đồng

* Tổng doanh thu bán hàng năm báo cáo là: 2400 tỷ đồng

* Giá trị TSLĐ bình quân của năm gốc: 450 tỷ đồng

* Giá trị TSLĐ hiện có vào ngày đầu các tháng trong năm báo cáo là (tỷ.đ)

- Ngày 1/1: 600; 1/2: 700; 1/3: 700; 1/4: 685; 1/5: 400; 1/6: 450; 1/7: 300; 1/8: 300;
1/9: 400; 1/10: 450; 1/11: 500; 1/12: 550; 31/12: 400

Yêu cầu:

48
1. Hãy tính các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
từng năm. So sánh đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động giữa 2 năm
và cho nhận xét.

2. Hãy phân tích sự biến động chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng năm báo
cáo so với năm gốc do ảnh hưởng của các nhân tố: Số vòng quay vốn
lưu động và vốn lưu động bình quân.

Bài 6.17: Có tài liệu ở 1 doanh nghiệp công nghiệp:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

GO (triệu đồng) 240.000 260.000

IC (triệu đồng) 120.000 125.000

Giá trị TSCĐ bình quân (triệu đồng) 600.000 600.000

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ (%) 10 11

Số lao động có bình quân (người) 450 500

Thu nhập bình quân 1 lao động (triệu 100,2 100,4


đồng/người)

Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

Bài 6.18: Có tài liệu ở công ty X qua 2 năm:

Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo

GO (triệu đồng) 120.000 150.000

85 90

49
% lợi nhuận trong doanh thu (%) 20 25

Giá trị TSCĐ bình quân trong năm (triệu đồng) 80.000 85.000

Giá trị TSLĐ bình quân trong năm (triệu đồng) 40.000 40.000

Số lao động có bình quân trong năm (người) 100 110

Yêu cầu:

1. Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp năm báo cáo so với năm gốc.

2. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích biến động của giá trị sản xuất (GO)
năm báo cáo so với năm gốc do ảnh hưởng của 2 nhân tố: hiệu quả sử
dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ.

3. Phân tích tình hình biến động của GO năm báo cáo so với năm gốc do
ảnh hưởng của 2 nhân tố năng suất lao động và số lao động.

Bài 6.19: Có tài liệu tại doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo

1. Giá trị sản xuất (tỷ.đ) 250 ?

2. % doanh thu trong GO 80 ?

3. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (%) 12 ?

4. Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân (tỷ.đ) 125 ?

5. Giá trị tài sản dài hạn bình quân (tỷ.đ) 75 ?

6. Số lao động bình quân (người) ? ?

Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.

50
Tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh (dạng thuận)
của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Cho nhận xét.

Bài tập tổng hợp

Bài 1: Có tài liệu về tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tại một doanh nghiệp
trong năm như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhóm hàng Kế hoạch Thực hiện
A 500 ?
B 640 ?
C ? ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng.
a. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp theo các
nhóm hàng.
b. Biết thêm số lao động kế hoạch là 86 người, thực hiện 90 người. Đánh giá
tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trong kỳ?

Bài 2: Có tài liệu ở một doanh nghiệp như sau:


Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Giá trị sản xuất theo giá cố định 100 ?
2. Giá trị tài sản cố định bình quân 75 ?
Trong đó:
50 ?
Tài sản cố định trực tiếp sản xuất
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. So sánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Cho
nhận xét.
b. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động
năng suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ
gốc.

Bài 3: Có tài liệu ở một doanh nghiệp như sau:

51
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Giá trị sản xuất (tr.đ) 50.000 ?
2. Tổng thu nhập của người lao động (tr.đ) 2.200 ?
3. Số lao động bình quân (người) 20 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng thống kê trên.
a.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động giá trị sản xuất của doanh
nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
b.Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao
động trong doanh nghiệp

Bài 4: Có tài liệu ở một doanh nghiệp như sau:


Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Giá trị gia tăng (tỷ.đ) ? 720
2. Chi phí trung gian (tỷ. đ) ? 780
3. Doanh thu (tỷ.đ) ? 110
4. Tổng số ngày người thực tế làm việc (NN) ? 55.000
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng thời gian lao động (dạng
thuận) của doanh nghiệp cho từng kỳ.
b. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp
kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 5: Có tài liệu tại doanh nghiệp trong kỳ như sau:


Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1.Tổng doanh thu thuần ? 120
2. Lợi nhuận thuần trước thuế ? 18
3. Vốn kinh doanh bình quân ? 80
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động tổng doanh thu thuần của
doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

52
Bài 6: Có tình hình sản xuất ở một doanh nghiệp như sau:
Giá thành 1 đơn vị sản phẩm
Phân Kết cấu sản lượng sản xuất (%)
(trđ/sp)
xưởng
Kỳ gốc Kỳ báo cáo Kỳ gốc Kỳ báo cáo
A 5 5,2 ? ?
B 4,8 4,5 ? ?
C 5,5 5,0 ? ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động giá thành bình quân một
sản phẩm toàn doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc.

Bài 7:Có tài liệu thống kê tại doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu Năm N Năm N+1
1. Giá trị gia tăng (tỷ.đ) 120 ?
2. % IC trong GO (%) 50 ?
3.Giá trị tài sản cố định bình quân (tỷ đ) 180 ?
4. Số lao động bình quân (người) 90 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng.
a.Tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định
(dạng thuận) kỳ báo cáo so với kỳ gốc.
b.Phân tích sự biến động giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo cáo so
với kỳ gốc do ảnh hưởng của năng suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị
tài sản

Bài 8: Có bảng thống kê tại một doanh nghiệp như sau:


Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm gốc Năm báo cáo
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
320 ?
vụ
2. Giá vốn hàng bán 250 ?
3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 28 ?

53
4. Tổng vốn kinh doanh bình quân 200 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
a. Tính và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
bình quân (dạng thuận) năm báo cáo so với năm gốc.
b. Sử dụng hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến
động doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
năm báo cáo so với năm gốc.

Bài 9: Có bảng thống kê tại một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


1. Giá trị sản xuất (tỷ đ) 400 ?
2. % khấu hao tài sản cố định trong GO 5 ?

3. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định (%) 8 ?


4. Tài sản cố định trực tiếp sản xuất (tỷ đ) 200 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên. Sử dụng hệ thống chỉ
số:
a. Phân tích nguyên nhân biến động hiệu quả sử dụng tài sản cố định kỳ
báo cáo so với kỳ gốc.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động giá trị sản xuất của doanh
nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc

Bài 10: Có tài liệu của một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Tháng 5 Tháng 6


1. Giá trị sản xuất (tr.đ) 10.000 ?
2. Số công nhân bình quân (người) 100 ?
3. Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân
25 ?
(ngày)
4. Tổng số giờ - người làm việc thực tế 20.000 ?
Yêu cầu: Sinh viên tự cho số liệu còn thiếu vào bảng trên.
Phân tích sự biến động năng suất lao động 1 công nhân của doanh nghiệp tháng 6
54
so với tháng 5 do ảnh hưởng của:
- Năng suất lao động giờ
- Độ dài bình quân 1 ngày làm việc thực tế
- Số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong tháng.

55

You might also like