You are on page 1of 8

Kịch bản mô phỏng Hội nghị Posdam 1945

Trải qua vô số cuộc chiến lớn nhỏ từng trước đến nay, thế giới đã có biết bao
nhiêu sự thay da đổi thịt, biết bao nhiêu trật tự được dựng lên rồi sụp đổ. Và
đằng sau những trật tự thế giới ấy là các cuộc đàm phán, các hội nghị mang tính
quyết định vận mệnh của quốc gia dân tộc. Cách đây gần 80 năm, thế chiến thứ
2 khép lại với sự thắng lợi của khối đồng minh và sự thất bại thảm hại của phe
phát xít. Lúc bấy giờ, đã có rất nhiều hội nghị diễn ra để lập nên trật tự thế giới
mới. Một trong số đó không thể không kể đến hội nghị Potsdam năm 1945 như
một minh chứng cho sự đối đầu của các cường quốc. Và hôm nay, hãy cùng
chúng mình quay về những ngày tháng lịch sử năm 1945 để chứng kiến hội nghị
này nhé!

Thế chiến thứ 2 kết thúc ở Châu Âu, nhiều vấn đề mâu thuẫn mới và nhiều vấn
đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và vấn đề kết
thúc chiến tranh ở Viễn Đông. Để giải quyết vấn đề này từ ngày 17/7 đến
2/8/1945, những người cầm đầu 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ Anh đã họp tại
hội nghị Potsdam. Trong Hội Nghị cấp cao Potsdam đã diễn ra các cuộc đấu
tranh gay gắt, phức tạp giữa Liên Xô, Mỹ và Anh trên tất cả các vấn đề quốc tế
được nêu lên. Ngày 17/7 đến 25/5/1945 các nước gặp nhau lần thứ nhất.

Anh: “Ai làm chủ tịch trong phiên họp này của chúng ta?”

Liên Xô: “ Vậy thì tôi sẽ đề nghị tổng thống Truman ngay bây giờ và luôn”  

Mỹ: “Tôi xin nhận điều khiển phiên họp này”

Mỹ: “Tôi không nghĩ rằng mình được chọn làm chủ tịch phiên họp này, cho nên
tôi đã không thể biểu đạt ngay tình cảm của tôi. Tôi rất vui mừng được làm quen
với Ngài, vị Đại Nguyên soái, và với Ngài, ngài Thủ tướng. Tôi hiểu rằng, ở đây
tôi thay mặt cho một con người không có gì thay thế được, đó là cố Tổng thống
Rudoven. Tôi sẽ cảm thấy rất sung sướng nếu như tôi có thể, dù chỉ là một phần,
không phụ lòng mong muốn của các ngài đối với Tổng thống Rudoven. Tôi
nguyện sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa cố Tổng thống và các
ngài....”

Anh: “Vậy thì bây giờ chúng ta hãy bước vào cuộc đàm phán thôi!”

Liên Xô:

Về vấn đề nước Đức tôi muốn:

1. Phi quân sự hóa nước Đức.

2. Phi Cartel hóa kinh tế.

3. Phi Quốc Xã hóa nước Đức.


4. Dân chủ hóa nước Đức.

Cụ thể hơn tôi muốn các ngài cần phải giải giới quân đội và lực lượng vũ trang
Đức, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức sap cho trong tương lai, Đức
không thể một lần nữa trở thành mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh của các
nước láng giềng, của các dân tộc và toàn thế giới. Các tội phạm chiến tranh sẽ bị
đưa ra xét xử và trừng trị trước Tòa án quân sự quốc tế do các nước đồng minh
chúng ta thành lập. Thủ Tiêu nền công nghiệp quân sự - chiến tranh và phi tập
trung hóa, phi Cartel hóa nền kinh tế Đức; kinh tế công nghiệp Đức chỉ phát
được phát triển theo hướng phục vụ các mục tiêu dân sự, hòa bình

 Mỹ:

Chúng tôi đồng ý hoàn toàn các điều kiện mà phái đoàn của các ngài đưa ra. 
Nhưng về vấn đề Nhật Bản tôi muốn các ngài cam kết sẽ tham chiến chống Nhật
như đã thỏa thuận ở Hội nghị Yalta tháng 2/1945.  Vấn đề thứ hai khi chiến
tranh kết thúc ở Châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi kết thúc chiến thì nước
chúng tôi sẽ là nước chiếm đóng Nhật Bản. Thứ ba về vấn đề bồi thường chiến
phí tôi muốn là nước được bồi thường nhiều nhất. Vì chúng ta là nước đã viện
trợ rất nhiều khí tài cho các ngài trong chiến tranh. Thứ 4 về vấn đề phân chia
phạm vi ảnh hưởng ở Đức tôi muốn nước tôi được phân chia phạm vi chiếm
đống rộng nhất. Vì đất nước chúng tôi đã viện trợ cho các ngài rất nhiều về vũ
khí và đạn dược thông qua chương trình Lend- Lease. Và nếu không có số vũ
khí này thì Liên Xô của các ngài đã phải nhận thất bại rồi. Hơn nữa chúng tôi
cũng là tham chiến trực tiếp. Cũng là nước bị thiệt hại vô cùng nhiều trong chiến
tranh. 

Anh:

Đất nước chúng tôi không đồng tình với những điều kiện mà ngài đưa ra. Vì
tổng số người thiệt mạng do đất nước của các ngài thấp hơn nhiều so với chúng
tôi. Thì tại sao các ngài lại đòi quyền lợi nhiều hơn chúng tôi được. Theo tôi biết
số người thiệt hại của đất nước ngài chỉ là 300000 người, còn đất nước của
chúng tôi lên đến 382.000 người. Và đất nước chúng tôi không đồng tình với
những điều kiện rất vô lý và có phần nực cười đấy được. Hơn nữa nước Mỹ của
các ngài là nước tham chiến sau. Đến tận tháng 12/1941 các ngày mới chính
thức tham chiến. Nhưng những năm 1939 đất nước chúng tôi đã tham chiến rồi.
Nên đất nước chúng tôi phải là nước được phân chia phạm vi chiếm đóng nhiều
hơn.  

Liên Xô:

Đất nước tôi không đồng tình với quan điểm của các ngài. Bởi vì Liên Xô chúng
tôi là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh. Hơn thế nữa nhờ sức
mạnh của chúng tôi nên thế chiến thứ hai mới kết thúc nhanh như thế. Về vấn đề
phân chia phạm vi chiếm đóng ở nước Đức Liên Xô chúng tôi hoàn toàn xứng
đáng được nhiều nhất. Vì chúng tôi là nước làm thay đổi hoàn toàn cục diện của
chiến tranh này. Là nước có đóng góp nhiều nhất trong thắng lợi của cuộc chiến
này. Để giành được thắng lợi này. Đất nước chúng tôi đã hy sinh rất nhiều thứ.
Để giành được thắng lợi này mà đất nước chúng tôi đã phải. Mất đi 26500000
người , trong đó có 8600000 chiến sĩ Hồng Quân, tỉ lệ phần trăm dân số so với
năm 1939 là 16.2 phần trăm. Còn về mặt vật chất mà Liên Xô phải gánh chịu là
679 tỉ Rúp tính theo thời giá năm 1941, chiếm 41 phần trăm tổng thiệt hại của
các nước tham chiến. Nên Đức phải bồi thường chiến phí cho nước tôi nhiều
nhất để chúng tôi bù đắp thiệt hại của mình trong cuộc chiến này. Chính đất
nước chúng tôi với chiến công oanh liệt ở trận Stalingrad 2-2-1943 đã làm xoay
chuyển cục diện cuộc chiến, chính chúng tôi đã cắm lá cờ đỏ Búa Liềm chiến
thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức 2-5 đánh dấu sự thắng lợi của chúng ta
trước chủ nghĩa phát xít Đức ở chiến trường châu Âu 

Mỹ 

Chúng tôi không đồng tình với quan điểm của các ngài đưa ra. Chúng tôi đã viện
trợ đáng đáng kể cho đất nước của các ngài nổi bật là chương trình Lend- Lease.
Liên Xô của ngài đã nhận được 5 triệu tấn lương thực của chúng tôi. Trên 18
triệu tấn hàng hóa mà tôi viện chợ cho các nước đồng minh khác. Trong cả thế
chiến thứ hai, Liên Xô các ngài đã nhận của nước Mỹ chúng thôi gần 19.000
máy bay, và còn rất nhiều quân tư trang hiện đại khác nữa. Vì thế chúng tôi đã
đóng góp lớn nhất trong chiến tranh vệ quốc này. Nên chúng tôi sẽ là nước được
phân chia phạm vi ảnh hưởng nhiều hơn. Còn vấn đề các nước Đông Âu thì các
ngài sẽ xử trí như thế nào?

Liên Xô: Theo ý kiến của chúng tôi thì các nước Đông Âu phải chuyển sang
hình thức chính quyền dân chủ nhân dân tiến bộ.

Mỹ và Anh: “ Vậy được, chúng tôi đồng ý!”

Liên Xô: “Còn một vấn đề nữa, vì sao các ngài ko để cho chúng tôi được cái
phần chiến hạm nước Đức đã chia cho họ?”

Anh: “Tôi không phản đối. Nhưng ngài đã hỏi tôi về vấn đề đó, thì câu trả lời
của tôi là: Số chiến hạm đó hoặc là đánh đắm hoặc là chia hết”

Liên Xô: “Ngài chủ trương đánh đắm hay là chia hết”

Anh: “Haizz mọi phương tiện vũ khí chiến tranh đều thật đáng sợ”

Anh: “Tôi đặc biệt lưu ý với các ngài về từ “nước Đức” được đề cập ở đây,
“nước Đức” bây giờ nên được hiểu như thế nào? Có nên giữ nguyên lãnh thổ
nước Đức giống như nước Pháp năm xưa tại hội nghị Vienna 1815 trước thời kì
Napoleon không”

Mỹ: “Thế ý kiến của các ngài ntn”


Liên Xô “Nước Đức phải là nước Đức sau chiến tranh chứ, tại sao lại là một
nước Đức nào khác. Quan điểm phía Liên Xô chúng tôi đưa ra là vậy”

 Mỹ: “Nói đến nước Đức có thể hiểu là nước Đức thời kì nền Cộng hoà Weimar
trước khi Hitler lên nắm chính quyền Đức năm 1933 được không?”

 Liên Xô: “Là nước Đức năm 1945 hiện nay”

 Mỹ: “Nước Đức năm 1945 đã mất tất cả và với văn kiện đầu hàng ngày 9-5 thì
trên thực tế nước Đức đã ko còn tồn tại trên bản đồ châu Âu nữa”

Liên Xô: “Nước Đức hiện nay vẫn còn là một thực thể, khái niệm địa lý của
nước Đức vẫn còn tồn tại, tại sao các ngài lại bảo là không?”

Liên Xô: “Nước Đức đã thay đổi sau chiến tranh, chúng ta nên chấp nhận một vị
trí nước Đức như vậy”

Liên Xô: “Tôi nghĩ chúng ta hãy bàn sang một vấn đề khác. Vấn đề Đức đã khá
rõ rồi. Tôi thật khó nói với các ngài nước Đức hiện nay là gì. Đó là một quốc gia
không có Chính phủ, không có biên giới ổn định, vì đường biên giới không thể
do quân đội của chúng ta hoạch định. Nước Đức hiện nay không có một quân
đội nào, ngay cả quân biên phòng cũng không có. Nó bị chia cắt thành mấy khu
vực chiếm đóng và các ngài thử định nghĩa xem, “nước Đức” là cái gì? Đó là
một đống đổ nát sau chiến tranh thế giới II”

Mỹ: “Hay chúng ta lấy đường biên giới của nước Đức năm 1937 trước chiến
tranh làm dấu mốc nhé”

Liên Xô : “Hmm sao cũng được nhưng nên có điểm xuất phát để hoạch định rõ
các công việc sau này chúng ta giải giáp quân đội phát xít Đức nữa chứ”

Mỹ: “Đó là nước Đức sau khi kí kết Hoà ước Versailles”

Anh: “Cứ coi nó làm điểm xuất phát đã, chúng ta đâu có bị bó buộc trong sự
ràng buộc này đâu”

Mỹ: “Vậy chúng ta lấy dấu mốc nước Đức năm 1937 làm điểm xuất phát nhé”

Liên Xô: “Được thôi.”

Anh: “Chúng tôi cũng không có ý kiến gì thêm.”

Mỹ: “Này anh Stalin, chúng tôi đã chế tạo được một loại vũ khí có sức tàn phá
khủng khiếp.”

Liên Xô: “Thật là mừng khi nghe được tin này, hy vọng nó có thể được dùng để
đối phó hiệu quả hơn trước lòng quyết tâm muốn kéo dài chiến tranh của Nhật.”

Anh: “Có vẻ như chúng ta còn một vấn đề Ba Lan nữa nhỉ?”
Mỹ: Cho phép tôi có một tuyên bố về vấn đề biên giới phía tây Ba Lan. Hiệp
định Ianta quy định: Lãnh thổ nước Đức do quân đội bốn nước Anh, Liên Xô -
Mỹ và Pháp chiếm đóng, trong đó mỗi nước đều có vùng chiếm đóng riêng. Hội
nghị đó có bàn đến vấn đề biên giới Ba Lan, nhưng nghị quyết nêu rõ, vấn đề
này cuối cùng sẽ được giải quyết tại Hội nghị hòa bình: Trong phiên họp lần
trước, chúng ta quyết định lấy biên giới nước Đức tháng 12 năm 1937 làm điểm
xuất phát cho việc thảo luận biên giới của nước Đức tương lai

Chúng ta đã hoạch định các khu vực chiếm đóng và giới tuyến của những khu
vực đó. Chúng ta đã rút quân đội của mình về khu vực chiếm đóng của từng
nước theo như qui định. Nhưng xem chừng, hiện nay còn một Chính phủ nữa
được hưởng phần lãnh thổ chiếm đóng, và họ đã làm như vậy khi chưa bàn bạc
với chúng ta. Giả dụ trước đây cho rằng, Ba Lan là một trong những nước được
quyền có khu vực chiếm đóng, thì cũng phải có sự thỏa hiệp vậy, vì chưa có sự
bàn bạc gì với chúng ta về vấn đề này. Tôi rất có cảm tình với Ba Lan, và có lẽ
tôi cũng sẽ hoàn toàn đồng ý với phương án của Chính phủ Liên Xô về biên giới
phía tây của Ba Lan, nhưng hiện tại tôi không muốn làm như vậy, vì còn một số
chỗ khác sẽ làm chuyện này, đó là Hội nghị hoà bình.

Liên Xô: Trong nghị quyết của Hội nghị Crưm nói rõ, nguyên thủ Chính phủ ba
nước đồng ý biên giới phía đông của Ba Lan lấy đường Cócđơn làm chuẩn, điều
đó chứng tỏ tại Hội nghị này, đường biên giới phía đông của Ba Lan đã được
xác định. Về biên giới phía tây, trong nghị quyết của Hội nghị nói: Phần lãnh
thổ phía bắc và phía tây của Ba Lan cần có sự mở rộng- tương đương; và còn
nêu rõ rằng, Chính phủ ba nước vào thời gian thích hợp sẽ trưng cầu ý kiến của
Chính phủ thống nhất dân tộc Ba Lan mới về vấn đề phạm vi mở rộng của phần
lãnh thổ này, sau đó, việc hoạch định cuối cùng về biên giới phía tây của Ba Lan
chờ đến Hội nghị hòa bình giải quyết.

Mỹ: Tôi cũng hiểu như vậy. Song, chúng ta trước kia cũng như bây giờ đều
không có quyền gì cho Ba Lan một khu vực chiếm đóng.

Liên Xô: Chính phủ thống nhất dân tộc Ba Lan đã phát biểu ý kiến của mình về
biên giới phía Tây. Mọi người chúng ta đều biết ý kiến của họ

Mỹ: Nếu Chính phủ Liên Xô muốn nhận được sự giúp đỡ để khôi phục lại bộ
máy hành chính của Đức ở những vùng đó, vấn đề này có thể đem ra thảo luận

Liên Xô: Quan điểm của chúng tôi, quan điểm của những người Nga chúng tôi
trong thời chiến khi đánh chiếm được đất đai của kẻ thù là như thế này: quân đội
đang phải tác chiến, đang phải tìm cách tiến lên, ngoài việc làm thế nào để chiến
thắng, không có việc gì khác phải suy nghĩ. Nhưng để quân đội tiến lên được, nó
cần phải có một hậu phương yên ổn. Nó không thể đồng thời vừa tác chiến ở
tiền tuyến vừa tác chiến ở hậu phương. Nếu hậu phương ổn định, nếu hậu
phương đồng tình và giúp đỡ quân đội, quân đội có thể đánh giỏi. Thử hình
dung tình hình khi đó: dân chúng Đức nếu không rút chạy cùng với những người
lính thua trận của họ, họ sẽ đánh vào sau lưng quân lính chúng tôi; trong lúc đó,
dân chúng Ba Lan cùng tiến theo quân đội của chúng tôi. Trong tình hình đó,
quân đội mong muốn hậu phương có một bộ máy hành chính đồng tình và giúp
đỡ nó là điều rất tự nhiên. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó.

Ba cường quốc, với những kế hoạch riêng, sau khi kết thúc hội nghị đã nhất
trí:

1. Thành lập một Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao với nhiệm vụ tiếp tục đàm
phán các hiệp ước hòa bình, gồm có các quốc gia thành viên là Mỹ, Anh, Liên
Xô, có thêm Trung Quốc và Pháp.
2. Một phần lãnh thổ Ba Lan sáp nhập vào Liên Xô, bù lại, một phần lãnh thổ
Đức được sáp nhập vào Ba Lan. Điều này kéo theo một làn sóng di cư của
những người Đức bị trục xuất khỏi khu vực này, cùng với từ các vùng trước đây
bị Phát xít chiếm đóng trên thế giới.
3. Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, theo quyết định của hội nghị
Yalta, sau khi nước Đức đầu hàng đồng minh, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng
Đông Đức, Anh chiếm vùng Tây Bắc, Mỹ chiếm đóng vùng Tây Nam và Pháp
sẽ cùng được chiếm đóng một phần ở khu vực Tây Đức. Berlin, Vienna và toàn
bộ nước Áo sẽ do bốn nước Liên Xô - Mỹ - Anh - Pháp chia thành các khu vực
chiếm đóng. Thành lập chính quyền quân sự ở Đức, với quyền lực cao nhất
thuộc về Ủy ban quản chế của các quốc gia Đồng minh, tuy nhiên khuyến khích
sự tham gia của các chính đảng Cộng hòa do công dân Đức thành lập.
4. Nền kinh tế Đức được xây dựng tập trung chủ yếu vào sự phát triển của nông
nghiệp và công nghiệp phi quân sự. Cả nước Đức sẽ được coi là một đơn vị kinh
tế duy nhất.
5. Về vấn đề bồi thường chiến phí, Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mỗi nước đều nhận
được bồi thường khấu trừ trong các tài sản tịch thu của Đức ở trong vùng chiếm
đóng của mình; Liên Xô được bồi thường thêm 10% số thiết bị bị tháo dỡ trong
quá trình phi quân sự hóa nằm trong vùng chiếm đóng của Anh, Mỹ. Ngoài ra
Anh-Mỹ thỏa thuận trao đổi 15% số thiết bị tịch thu trong vùng chiếm đóng của
mình để nhận nông sản từ Đông Đức.
6. “Tuyên bố Potsdam”, hay “Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng
của Nhật Bản”, công bố ngày 26/7/1945 bởi Harry Truman, Winston Churchill
và Tưởng Giới Thạch (Stalin từ chối ký Tuyên bố này với lý do Liên Xô chưa
tuyên chiến với Nhật Bản) được coi là một tối hậu thư yêu cầu Nhật Bản đầu
hàng vô điều kiện. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ thử nghiệm thành
công bom nguyên tử.

 
 

 
 

You might also like