You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


---------***--------

TIỂU LUẬN NHÓM


MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH TRONG CÁCH


MẠNG THÁNG TÁM (1945) VÀ BÀI HỌC VỀ SỨC MẠNH
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

NHÓM: 2
Lớp tín chỉ: TRIH117(GDD2-HK2-2023).6
Khóa: K60

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---------***-------- 

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH TRONG CÁCH


MẠNG THÁNG TÁM (1945) VÀ BÀI HỌC VỀ SỨC MẠNH
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Tên sinh viên MSV STT Đóng góp

Chu Thị Mai Anh 2112150008 2 B.II.1 ,B.III.2

Lại Lương Hiền Giang 2113150025 16 Làm powerpoint

Bùi Minh Hằng 2112150056 20 B.III.1

Nguyễn Thúy Hòa 2113150031 22 A, C

Nguyễn Trung Kiên 2113150035 34 Thuyết trình

Cù Thảo Ly 2113150042 44 Nhóm trưởng, thuyết trình

Nguyễn Diệu My 2112150121 48 B.II.2

Đỗ Thị Minh Phúc 2113150056 53 B.I

Phạm Khánh Linh Trang 2112150176 73 Làm powerpoint

Vương Anh Tuấn 2112150154 74 B.II.3

Lớp tín chỉ: TRIH117(GD2-HK2-2023).6

2
MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 4
B. NỘI DUNG 5
I. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh 5
1. Khái quát về các hình thức mặt trận trong giai đoạn 1930-1945 5
2. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực
lượng dân tộc 7
II. Vai trò mặt trận Việt Minh 8
1. Mặt trận Việt Minh góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực
lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 8
2. Phát động toàn dân nổi dậy kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám thành công 10
3. Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 12
III. Bài học 14
1. Nội dung, phương thức phát huy sức mạnh đại đoàn kết phải được thường
xuyên hoàn thiện, bổ sung phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển đất nước
qua các giai đoạn. 14
2. Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình,
trong đó có sứ mạng xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
cần không ngừng hoàn thiện cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 16
C. KẾT LUẬN 20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

3
A. LỜI MỞ ĐẦU

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của
nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng
là một quá trình đấu tranh xây dựng lực lượng, trải qua các cuộc tập dượt đấu tranh,
mà trực tiếp là phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Thành quả của thắng lợi đó
có được là nhờ sự kết hợp tổng hòa của sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, của Đảng; sự
vận dụng và phát triển tự chủ và linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể
của nước ta; đường lối, chiến lược cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời
cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.
Tuy nhiên trong đó, một nhân tố quan trọng không thể thiếu được phải kể đến
Mặt trận Việt Minh, yếu tố tiên quyết góp phần đoàn kết quần chúng, xây dựng lực
lượng đưa Cách mạng đi tới thắng lợi vẻ vang. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là
một trong những trang sử vẻ vang, chói lọi nhất của dân tộc, để lại nhiều bài học, kinh
nghiệm quý báu cho lịch sử dân tộc, trong đó có nội dung về phát huy sức mạnh của
dân tộc, đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất.
Để góp phần làm rõ hơn đường lối đoàn kết tập hợp lực lượng trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, bài tiểu luận lựa chọn để tài “Vai trò của Mặt trận Việt Minh
trong Cách mạng Tháng Tám 1945 và bài học về khối đại đoàn kết dân tộc” nhằm
phân tích tầm quan trọng của sức mạnh khối đại đoàn kết trong cách mạng dân tộc,
đúc kết những bài học kinh nghiệm từ thành công của Mặt trận Việt Minh từ cuộc
Cách mạng lịch sử Tháng Tám 1945 và từ đó làm rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của bài
học đó trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới.

4
B. NỘI DUNG

I. Sự ra đời của mặt trận Việt Minh


1. Khái quát về các hình thức mặt trận trong giai đoạn 1930-1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó Mặt trận Việt
Minh là nhân tố quan trọng góp phần tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành lực
lượng chính trị hùng hậu để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đưa Cách mạng Tháng
Tám đi tới thắng lợi vẻ vang.
1.1. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong
trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930,
Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về vấn đề thành
lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt
Nam. Chỉ thị đã kế thừa được tư tưởng về Mặt trận Dân tộc Thống nhất của Hội nghị
thành lập Đảng và khắc phục những biểu hiện ấu trĩ, “tả” khuynh, giáo điều của Hội
nghị Trung ương lần thứ nhất. Với nội dung chỉ đạo cụ thể, đúng đắn về thành lập Hội
Phản đế đồng minh, chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương đã đặt cơ sở lý luận và
thực tiễn cho sự ra đời Mặt trận Dân tộc Thống nhất.  Thời kỳ thoái trào cách mạng,
Trung ương Đảng ra bản Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6
– 1932), chỉ đạo kịp thời nên phong trào tuy có bị tổn thất, nhưng các tổ chức quần
chúng vẫn được duy trì và mở rộng. 
1.2. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương hội phản đế đồng minh
(18/11/1930)
Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự
cần thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng
trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, sức
mạnh mọi nhân tố của dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp chung giải phóng dân tộc.
Trong Án nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành lập Mặt
trận Thống nhất phản đế. Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh hình thức đầu tiên của
Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

5
1.3. Phản đế liên minh (3/1935)
Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết về công
tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của tổ chức nhằm tập
hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ của Phản đế liên minh
rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh. Bất kỳ người hoặc đoàn thể nào
thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội
viên.
1.4. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế (10/1936)
Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ biến qua
tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc phục những sai lầm
trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện liên minh thời kỳ trước. Việc
tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản
Đông Dương gửi cho Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với
nhân dân Pháp, kêu gọi ban hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân
Đông Dương và hô hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân
Đông Dương tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương".
1.5. Mặt trận dân chủ Đông Dương (6/1938)
Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền với bản chương trình hành động
trong đó có nêu việc thành lập một Uỷ ban của nghị viện điều tra tình hình chính trị và
kinh tế ở các thuộc địa, cùng với nhiều nước thuộc địa khác các nhà yêu nước Việt
Nam kêu gọi "tiến tới một cuộc Đông dương Đại hội" sáng kiến đó được đảng Cộng
sản Đông Dương ủng hộ bằng bức thư ngỏ tháng 8/1936 nêu 12 nguyện vọng cụ thể
làm cơ sở cho Đông Dương Đại hội, lời kêu gọi đã dấy lên một phong trào sôi nổi
trong nhân dân cả nước. Tháng 9/1937 một loạt các tổ chức như Thanh niên Dân chủ
Đông Dương, Hội Cứu tế bình dân, Công hội,... từng bước hình thành một Mặt trận
Dân chủ Đông Dương. Tháng 6/1938 Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư công khai
cho các đảng phái đề nghị gác các ý kiến bất đồng để "bước tới thành lập Mặt trận Dân
chủ Đông Dương" chính trong thời kỳ này từ những phong trào Mặt trận đã dần hình
thành Mặt trận với tính chất của một tổ chức.
1.6. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11/1939)
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Mặt trận Dân chủ Đông
Dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Cùng với sự đầu hàng thỏa hiệp của thực
dân Pháp với phát xít Nhật, vấn đề sống còn của các dân tộc Đông Dương đã đặt ra.
Tháng 11/1939 Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo,
chuyển cuộc vận động Mặt trận Dân chủ thành Mặt trận Dân tộc thống nhất chống
chiến tranh đế quốc với tên gọi chính thức: Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông
6
Dương nhằm liên hiệp tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tầng, đảng phái, cá
nhân có tinh thần phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũ tay sai của
chúng và vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc. Các tổ chức phản đế phát triển
nhanh chóng dưới hình thức bí mật và công khai.
1.7. Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh) (19/5/1941)
Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và làm
tay sai cho phát xít Nhật. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần
thứ 8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống
phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh đã ra
đời ngày 19.5.1941, lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Việt Minh và làm cờ tổ
quốc "khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Mặt trận Việt Minh thu hút
được mọi giới đồng bào yêu nước, từ công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản đến tư
sản dân tộc, phú nông và một số địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước, đưa tới cao trào
đánh Pháp, đuổi Nhật của toàn dân ta trong những năm 1941-1945, Mặt trận Việt Minh
là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm cho cách mạng thành công.
2. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực
lượng dân tộc
2.1. Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh 
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị họp tại Pác Bó
(Cao Bằng) từ ngày 10 - 19/5/1941. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc
Thống nhất chống Pháp - Nhật lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt
Minh). Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941 thay cho Mặt trận
Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương
lần thứ 8, ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và
Điều lệ. Tuyên ngôn của Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chủ
trương: “liên hiệp các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai
gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải
phóng và sinh tồn”.
2.2. Chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc
Chủ trương cứu nước, Mặt trận Việt Minh cũng khẳng định, “Việt Minh chủ
trương liên hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp
bức ở Đông Dương, đặng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, làm cho nước Việt Nam và cả xứ
Đông Dương được hoàn toàn độc lập”. Với tinh thần coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết
thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp các cá nhân, đoàn thể thành thực muốn đánh
đuổi Nhật - Pháp; cũng như sẵn sàng bắt tay với các dân tộc bị áp bức châu Á để thành
7
lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít. Mặt trận Việt Minh đã đề ra Chương
trình cứu nước gồm 44 điểm bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, các tầng lớp nhân dân. Các chính sách này nhằm thực hiện hai mục tiêu: Làm cho
nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; Làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự do.
Nhờ có chủ trương, chính sách rõ ràng, đúng đắn, Mặt trận Việt Minh đã phát
triển nhanh chóng từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Mặt trận
Việt Minh thông qua hoạt động cách mạng của mình, giương cao ngọn cờ độc lập, tự
do, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đoàn kết thống nhất toàn dân
tộc trên nền tảng liên minh công - nông. Đây là sự sáng tạo tuyệt vời về xây dựng Mặt
trận Dân tộc Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. Vai trò mặt trận Việt Minh
1. Mặt trận Việt Minh góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực
lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
Mặt trận Việt Minh ra đời với chủ trương đoàn kết tập hợp mọi lực lượng vào
Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống Pháp - Nhật đã góp phần quan trọng vào việc
chuẩn bị lực lượng chính trị và vũ trang cho cách mạng Việt Nam. Với mục tiêu độc
lập dân tộc là trên hết, Mặt trận Việt Minh đã trở thành trung tâm tập hợp mọi tầng lớp
ở mọi miền Tổ quốc hăng hái tham gia các tổ chức “cứu quốc”, chuẩn bị sẵn sàng để
chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ cao trào, tiến lên tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân.
Với chủ trương, chính sách đúng đắn, từ cuối năm 1941, Mặt trận Việt Minh đã
thu hút được ngày càng đông đảo các tầng lớp, giai cấp có tinh thần yêu nước và
chống đế quốc thực dân vào các hội cứu quốc như: Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ
nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Công nhân Cứu quốc... Các hội cứu quốc
đều là thành viên của Mặt trận Việt Minh, được thành lập ở nhiều tỉnh ở miền Bắc, một
số tỉnh miền Trung và các thành phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng.
Mặt trận Việt Minh có cơ sở rộng rãi trong cả nước, trung tâm là Cao Bằng. Bên
cạnh Cao Bằng là trung tâm của phong trào cứu quốc cả nước, Mặt trận Việt Minh
cũng được phát triển mạnh mẽ tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, …
Từ thực tiễn phong trào Việt Minh trong hai năm (1941 - 1942) có những bước
phát triển đáng kể và những biến đổi của tình hình thế giới, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã họp từ ngày 25 - 28/2/1943 ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) để bàn về
việc mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
8
Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Việt Minh, liên minh với các đảng
phái, nhóm yêu nước cả trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương đó, năm 1943, Hội
Văn hoá Cứu quốc - một thành viên của Mặt trận Việt Minh đã được thành lập. Tháng
6/1944, Đảng ta đã giúp những trí thức tiến bộ, yêu nước thành lập Đảng Dân chủ Việt
Nam, thu hút họ vào Mặt trận Việt Minh.
Trong hai năm (1943 - 1944), các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh được thành
lập và phát triển nhanh chóng. Tại Hà Nội, tổ chức Việt Minh đã được phát triển mạnh
trong các nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy sửa chữa ô tô AVIA, STAI, ở các trường
trung học Bưởi, Gia Lâm, trường Kỹ nghệ thực hành,... Tại Sài Gòn, Gia Định và một
số thành phố khác ở miền Nam, tổ chức Việt Minh đã được thành lập với nhiều tổ chức
thành viên như công hội, thanh niên, phụ nữ,... Đặc biệt, tại Việt Bắc, trên cơ sở các
“xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”, các căn cứ địa cách mạng đã được thành lập ở khắp
các tỉnh.
Đầu tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi
nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi
nghĩa sôi sục trong khu căn cứ. Để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
và lập được chiến công ngay từ những trận đầu ra quân ở Phai Khắt, Nà Ngần.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Trước
tình hình đó, ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra “Chỉ thị Nhật -
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác định: Đế quốc phát xít Nhật
là kẻ thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương. Tại hội
nghị, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động một cao trào kháng Nhật
cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 12/4/1945, Mặt trận Việt Minh đã ra lời kêu gọi Mấy lời tâm huyết ngỏ
cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh
thứ ái quốc.
Cùng với việc củng cố, mở rộng Mặt trận, đề ra chủ trương, chính sách đúng
đắn, Đảng và Mặt trận Việt Minh còn kịp thời đề ra khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, phù
hợp: “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Chủ trương này đã đáp ứng đúng nguyện vọng
bức thiết của nhân dân và qua phong trào này quần chúng nhân dân đã nhận rõ rằng

9
muốn giành quyền sống cho mình phải đoàn kết dưới ngọn cờ của Việt Minh đấu tranh
đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng. Khẩu hiệu này có ý
nghĩa to lớn đã “thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động
quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền”.
Với chính sách mở rộng và phát triển tổ chức Việt Minh, từ tháng 5/1945, trong
phong trào thanh niên, sinh viên ở Nam Bộ đã ra đời tổ chức “Thanh niên Tiền
phong”. Tổ chức này được thành lập từ Sài Gòn, sau đó lan rộng ra hầu khắp các tỉnh
Nam Bộ. Tính chung ở Nam Bộ đến tháng 8/1945, tổ chức đã có trên 1 triệu đoàn
viên, riêng ở thành phố Sài Gòn số đoàn viên có tới 20 vạn.
Chính sách đại đoàn kết dân tộc “kháng Nhật cứu nước” của Mặt trận Việt
Minh đã thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và tác động mạnh
mẽ góp phần dẫn tới sự phân hoá trong các tổ chức chính trị, đảng phái ở nước ta lúc
bấy giờ. Ngày 11/8/1945, Chính phủ Nhật chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều
kiện. Ngày 16/8/1945, Mặt trận Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân Tân Trào đã
quyết định tổng khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân toàn quốc đứng lên giành lấy chính
quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc
lập. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng chưa đầy nửa
tháng, chính quyền thống trị của đế quốc gần 100 năm và chế độ quân chủ tồn tại
nghìn năm ở nước ta về cơ bản bị sụp đổ hoàn toàn.
2. Phát động toàn dân nổi dậy kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám thành công
1.1. Bối cảnh lịch sử
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày
9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp. Quân Pháp ở Đông Dương chống cự yếu ớt và
nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Nhật độc chiếm Đông Dương, “trao trả độc lập” cho
Bảo Đại và dựng lên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Trước tình hình đó, ngày
12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra “Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác định: Đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính -
kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân Đông Dương. 
Đi đôi với việc xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt, chỉ thị cũng đã
nhấn mạnh đến việc phải mở rộng cơ sở của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết tập
10
hợp mọi lực lượng nhân dân vào Cao trào kháng Nhật cứu nước. Trong cao trào kháng
Nhật cứu nước, việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đoàn
kết, phân hóa hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ lại càng trở
nên cấp thiết. Chấp hành chủ trương chỉ đạo của Đảng, mặt trận Việt Minh đã tích cực
mở rộng hơn nữa cơ sở và quy mô của mình. Ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh lan
rộng trong cả nước. Để tích cực chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa, các cơ sở Mặt trận Việt
Minh được chú trọng mở rộng nhằm tranh thủ mọi lực lượng yêu nước, thực hiện
chính sách đoàn kết, phân hóa hàng ngũ kẻ thù. Ngày 12/4/1945, Mặt trận Việt Minh
đã ra lời kêu gọi Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức ái quốc Việt Nam và
Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc.

1.2. Mặt trận Việt Minh tập hợp, lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho Tổng khởi
nghĩa

Cùng với việc củng cố, mở rộng Mặt trận, đề ra chủ trương, chính sách đúng
đắn, Đảng và Mặt trận Việt Minh còn kịp thời đề ra khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, phù
hợp: “Phá kho thóc giải quyết nạn đói”. Chủ trương này đã đáp ứng đúng nguyện vọng
bức thiết của nhân dân và qua phong trào này quần chúng nhân dân đã nhận rõ rằng
muốn giành quyền sống cho mình phải đoàn kết dưới ngọn cờ của Việt Minh đấu tranh
đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng. Khẩu hiệu này có ý
nghĩa to lớn đã “thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân và phát động
quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền”. 
Với chính sách mở rộng và phát triển tổ chức Việt Minh, từ tháng 5/1945, trong
phong trào thanh niên, sinh viên ở Nam Bộ đã ra đời tổ chức “Thanh niên Tiền
phong”. Tổ chức này được thành lập từ Sài Gòn, sau đó lan rộng ra hầu khắp các tỉnh
Nam Bộ. Tính chung ở Nam Bộ đến tháng 8/1945, tổ chức đã có trên 1 triệu đoàn
viên, riêng ở thành phố Sài Gòn số đoàn viên có tới 20 vạn. Ở nhiều tỉnh trên khắp đất
nước, tổ chức Việt Minh đã có cơ sở trong các công sở, các đội bảo an binh và chính
các cơ sở này đã góp một phần không nhỏ vào việc giành chính quyền ở các cấp trong
ngày tổng khởi nghĩa.
Chính sách đại đoàn kết dân tộc “kháng Nhật cứu nước” của Mặt trận Việt
Minh đã thu hút ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và tác động mạnh
11
mẽ góp phần dẫn tới sự phân hoá trong các tổ chức chính trị, đảng phái ở nước ta lúc
bấy giờ. Nội các Trần Trọng Kim đã bị phân hoá trước thắng lợi của cao trào cách
mạng. Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, một số thành viên của nội các này
đã ngả theo cách mạng, trong đó có một số trí thức có tên tuổi.

1.3. Diễn biến lịch sử 

Ngày 13/8/1945, ngay sau khi nhận được những thông tin Nhật Bản sắp đầu
hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc. 23h cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “quân lệnh số một”,
chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945
bắt đầu. 
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Mặt
trận Việt Minh đã có vai trò rất lớn trong việc tập hợp quần chúng nhân dân nhất loạt
đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16/8/1945, Mặt trận Việt Minh tổ chức
Đại hội Quốc dân Tân Trào đã quyết định tổng khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân toàn
quốc đứng lên giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
trên nền tảng hoàn toàn độc lập. Tại Hà Nội, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp quần
chúng Cách mạng để từ đó tiến hành mít tinh tuần hành đòi chính quyền, lật đổ bù
nhìn tay sai tại các trung tâm đầu não của thành phố như: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở
Mật thám, Sở cảnh sát Trung ương, Sở bưu điện, Trại bảo an binh… Tại các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước, Mặt trận Việt Minh cũng đã tập hợp quần chúng nhân
dân nhất loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ thực dân phong kiến và
tay sai. Ở những nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh, nhiều lý trưởng, chánh
tổng, tri phủ, tri huyện và một số tỉnh trưởng ngụy tìm cách liên lạc với cán bộ Việt
Minh, thanh minh về thái độ chính trị của họ và tự nguyện hứa sẵn sàng trao chính
quyền cho cách mạng.
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, Việt Minh đã thu hút được mọi lực lượng yêu nước dân tộc, hình
thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng;
động viên được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân
hóa và cô lập kẻ thù nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng. Nhờ vậy, Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, chính
12
quyền thống trị của đế quốc gần 100 năm và chế độ quân chủ tồn tại nghìn năm ở nước
ta về cơ bản bị sụp đổ hoàn toàn.
3. Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh ra đời thay cho Mặt trận Dân tộc thống nhất
phản đế Đông Dương và đặt ra nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia thành
lập mặt trận dân tộc của nước mình. Mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đỏ sao vàng năm
cánh làm huy hiệu, khẩu hiệu chính là: phản Pháp - kháng Nhật - liên hoa - độc lập.
Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, là một chủ trương sáng suốt của Trung ương
Đảng và Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và là nhân tố quyết định cho thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt
tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi
Pháp - Nhật, tạo nên lực lượng toàn dân kháng chiến giành quyền độc lập cho đất
nước. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một Chính phủ nhân
dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn,
Chương trình và Điều lệ, thể hiện chủ trương cứu nước của Đảng: Làm cho nước Việt
Nam hoàn toàn độc lập.
Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Thực
hiện Chỉ thị, một cao trào cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nơi; khu giải phóng Việt
Bắc gồm 6 tỉnh được thành lập kêu gọi đồng bào dũng cảm tiến lên dưới ngọn cờ của
Việt Minh hãy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Ngày 15/3/1945, Việt Minh ra lời
kêu gọi kháng Nhật cứu nước, chỉ rõ phát xít Nhật là kẻ thù số một của Nhân dân Châu
Á và của cả loài người. Ngày 25/3/1945, Việt Minh phát động cao trào kháng Nhật cứu
nước trên khắp cả nước.
Ngày 13/8/1945, phát xít Nhật đã hoàn toàn tan rã và xin đầu hàng quân Đồng
minh. Ngày 14/8/1945, Tổng bộ Việt Minh đã ra “Hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh”
kêu gọi tổng khởi nghĩa, giành độc lập. Trong ngày 16 và 17/8/1945 Tổng bộ Việt
Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã nhiệt liệt tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản kiến nghị và thông qua 10 chính sách lớn của Việt

13
Minh. Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, nước Việt Nam mới
ra đời.
Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã đoàn kết toàn Dân tộc Việt Nam, tạo sức
mạnh toàn dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đánh đuổi phát xít Nhật - đế
quốc Pháp.  Đó là mặt trận dân tộc thống nhất với sứ mệnh tập hợp, đoàn kết các tầng
lớp Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, phát huy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, ý
chí đấu tranh, sự hy sinh và cống hiến của mỗi người, góp phần quyết định cho thắng
lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám.

III. Bài học


1. Nội dung, phương thức phát huy sức mạnh đại đoàn kết phải được thường
xuyên hoàn thiện, bổ sung phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển đất nước
qua các giai đoạn.
Sau cách mạng Tháng Tám, để ngăn chặn nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
kêu gọi mỗi người hãy đóng góp một nắm gạo, nhịn một bữa ăn để cứu đói. Chính phủ
đã tổ chức “Tuần lễ vàng” để nhân dân, đặc biệt là các doanh nhân, thương gia, nhà tư
sản góp vàng vào ngân khố quốc gia. Để hỗ trợ đồng bào các vùng thiên tai, giúp
người có hoàn cảnh khó khăn có được những ngày Tết ấm áp hơn, hỗ trợ các hộ nghèo
có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo, hàng chục năm qua, hình thức quyên góp của
các cá nhân, tổ chức và Mặt trận Tổ quốc các cấp được duy trì và phát huy tác dụng
tích cực. Đây chính là phương thức “Chung tay” của đại đoàn kết.
Bên cạnh đó, đại đoàn kết toàn dân tộc còn có phương thức nhân dân tự nguyện
liên kết, phối hợp trong các nhóm ổn định để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu
cuộc sống ở cơ sở, như: bảo vệ môi trường, gìn giữ trật tự trị an, giữ gìn và phát huy
văn hóa các dân tộc, duy tu cầu đường, trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp...Đây là các mô hình tự quản rất đa dạng của nhân dân ở khu dân cư phù hợp
với điều kiện địa lý, địa bàn, kinh tế, xã hội, dân tộc và tôn giáo.
Có thể coi đây là phương thức “Cùng làm” của đại đoàn kết vì cuộc sống của
nhân dân ở mỗi cộng đồng dân cư. Vận động “Học tập và làm theo các điển hình tiên
tiến” cũng là một phương thức “Cùng làm” hiệu quả của đại đoàn kết vì qua đó làm
cho cách làm hay, hiệu quả cao của một người, một tập thể trở thành cách làm mới của
hàng trăm, hàng ngàn người.

14
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát theo quy định tại Hiến pháp năm
2013, năm 2014 - 2015 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chủ trì phối hợp với 6 tổ chức
là Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu thanh niên xung phong, Hội Hỗ trợ gia đình liệt
sỹ, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và ngành lao động, thương binh và xã hội cả
nước tiến hành tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
mạng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nếu chỉ sử dụng hơn 11.100 ủy viên văn
xã ở ủy ban nhân dân cấp xã trong cả nước thì không thể hoàn thành được việc tổng rà
soát thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở hơn 2 triệu hộ dân. Phát huy
3 phương thức tập hợp nhân dân và các tổ chức để phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc như trên, thời gian qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 3 cuộc vận
động lớn: «Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư»; «Ngày vì
người nghèo»; «Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam» và các hoạt động từ
thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa. Ba cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tiến hành thời gian qua đã góp phần thiết thực xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng
tốt.
Đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng,
là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Phát huy truyền thống quý báu
ấy, trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần "chống dịch như chống
giặc", Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên
sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương trên cả
nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến
sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, trên tuyến đầu, hàng chục
nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không quản khó khăn, nguy hiểm,
đi vào những vùng tâm dịch để cứu, chữa cho người dân. 
Ở cơ sở, lực lượng công an cùng hệ thống chính trị tăng cường chốt chặn kiểm
soát vùng dịch, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Cùng với
đó là hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi
dịch bệnh, nhưng vẫn sẵn sàng ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào Quỹ vaccine
15
phòng chống COVID-19. Không chỉ ở trong nước, đông đảo người Việt Nam ở nước
ngoài cũng luôn hướng về Tổ quốc, sẵn sàng góp sức, chung tay cùng quê hương đối
phó với dịch bệnh, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái "mình vì mọi người và
mọi người vì mình", "thương người như thể thương thân" đã được thắp sáng và lan tỏa
trong cộng đồng. Nhiều cá nhân, tổ chức đã đứng lên quyên góp hay trực tiếp đến giúp
đỡ bà con khó khăn do dịch bệnh. Những cây "ATM gạo", những siêu thị 0 đồng được
thiết lập ở giữa tâm dịch; những mớ rau, quả trứng… được giao tận tay những người
cách ly tại nhà…
Có thể thấy với tinh thần đại đoàn kết, sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam
đã được nhân lên và trở thành động lực to lớn để nhân dân ta vượt qua những khó
khăn, thử thách trong đại dịch. Hơn bao giờ hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
dân tộc đã được Đảng, Chính phủ kế thừa và phát huy có hiệu quả trong cuộc chiến
chống đại dịch.
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập và
cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, thì phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
còn phải hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của tất cả các
ngành sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng và sáng tạo khoa học – công nghệ, hội
nhập quốc tế thắng lợi. Trên cơ sở các phong trào sáng tạo của thanh niên, nông dân,
công nhân, phụ nữ, công chức, viên chức, nhà khoa học, doanh nhân, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan quản lý nhà
nước, các doanh nghiệp để hình thành phong trào "Đoàn kết, sáng tạo và tiết kiệm,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế thắng lợi” góp phần tích
cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
2. Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình,
trong đó có sứ mạng xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
cần không ngừng hoàn thiện cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình,
trong đó có sứ mạng xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trước
hết cần không ngừng hoàn thiện cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tiếp tục phát huy truyền
thống 90 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - MTTQVN qua các thời kỳ cách
mạng; thực hiện sứ mệnh và chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp

16
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, MTTQVN các cấp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm là:
2.1. Tăng cường sự chủ động và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của MTTQVN
Phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, xây dựng KĐĐKTDT với tư cách
là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, MTTQVN cần chủ
động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những chủ trương, chính
sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân, MTTQVN các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
lắng nghe nhân dân nói”, đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng, hiến kế
của nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan của Đảng, Nhà nước có cơ
sở và thông tin giải quyết kịp thời, hiệu quả; đồng thời, quan tâm theo dõi, giám sát
việc giải quyết các kiến nghị, đề nghị chính đáng của nhân dân.
2.2. Phát huy dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội và KĐĐKTDT
Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQVN trong việc thực hành dân chủ và phát
huy quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Trọng tâm là, triển khai hiệu
quả, toàn diện nhiệm vụ giám sát của MTTQVN, nhất là những vấn đề liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, nhất là thực hành dân chủ ở cơ sở thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội,
hội đồng nhân dân các cấp, bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố; tổ chức đối thoại của
lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân; giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân
cư; đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước và về kết quả xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả giám sát của ban
thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng...
Hoạt động của MTTQVN phải góp phần tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong
xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân ý thức được
về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thuận và tích cực thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cần vận động nhân dân chủ động, tích cực

17
tham gia đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Phối hợp đề xuất,
xây dựng các cơ chế, phương thức phù hợp phản ánh tới cấp ủy, chính quyền và trực
tiếp đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn
dân cư, cơ quan, đơn vị.
2.3. Kết hợp, xử lý hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã
hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần chủ động góp phần cùng Đảng, Nhà nước xây
dựng một cơ chế kết hợp hài hòa, hợp lý giữa lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích
chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài... của các thành phần kinh tế,
các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài; qua
đó, tạo động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của
KĐĐKTDT trong tình hình mới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cụ thể hóa việc bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp,
chính đáng thông qua vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực
tiếp là triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn, như “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng
Việt Nam”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập
quốc tế”...
2.4. Phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc làm động lực và điểm tương
đồng để tập hợp, xây dựng KĐĐKTDT
Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, ý thức dân
tộc làm động lực tập hợp, xây dựng và củng cố KĐĐKTDT, MTTQVN với tư cách là
tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện duy nhất, rộng lớn nhất trong hệ thống
chính trị nước ta, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong các tầng lớp nhân
dân về truyền thống hào hùng của dân tộc và khát vọng phát triển, từ đó phát huy chủ
nghĩa yêu nước, ý thức dân tộc, lòng tự tôn, khí phách và khát vọng của dân tộc trong
mỗi người Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ; qua đó, xây dựng niềm tin, tạo sự
thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

18
2.5. Chăm lo và phát huy vai trò của người tiêu biểu trong xã hội, trong các
dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức và người Việt Nam ở nước ngoài, góp
phần xây dựng KĐĐKTDT
Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó MTTQVN có vai trò rất
quan trọng. Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên cần thường xuyên
gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các cá nhân tiêu biểu, trí
thức, người có uy tín ở cộng đồng dân cư, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam
ở nước ngoài. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện các chủ
trương, chính sách liên quan đến đồng bào các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, người
Việt Nam ở nước ngoài. Vận động, tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài,
nhất là lực lượng trí thức, chuyên gia, doanh nhân giỏi hướng về quê hương tham gia
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
2.6. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống MTTQVN các
cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng KĐĐKTDT trong tình hình
mới
Coi trọng đổi mới mạnh mẽ về nội dung, bảo đảm thực chất, có trọng tâm, trọng
điểm, có kết quả cụ thể, tránh dàn trải, chung chung, hình thức; trong đó, ưu tiên
nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện dân
chủ, giám sát, phản biện xã hội, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh; vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc
biệt là, coi trọng đổi mới, kiện toàn bộ máy hệ thống tổ chức mặt trận tinh gọn, hoạt
động hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận; đổi mới và
nâng cao hiệu quả hoạt động của ban công tác mặt trận ở khu dân cư.

19
C. KẾT LUẬN

Mặt trận Việt Minh đã được lịch sử đã ghi nhận trở thành biểu tượng sáng ngời
của khối đại đoàn kết toàn dân, của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống
nhất, góp phần vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945, và để
lại cho Đảng ta những bài học quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 
Mặt trận Việt Minh và các hình thức mặt trận cùng thời kỳ luôn lấy liên minh
công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo và dẫn dắt. Đó là nguyên
tắc nhất quán, tiên quyết, bởi cách mạng chỉ thành công khi khối đại đoàn kết toàn dân
trong mặt trận dân tộc thống nhất chỉ có thể được củng cố và vững mạnh, khi được
Đảng - bộ tham mưu của giai cấp công nhân và dân tộc lãnh đạo và đi đúng hướng.
Chức năng tiên quyết và quan trọng nhất của Mặt trận dân tộc được lập ra là để
thực hiện đoàn kết lực lượng toàn dân, song đoàn kết chỉ có thể thực hiện được khi lực
lượng tham gia “có chung mục đích, chung số phận”. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói “Nếu không suy nghĩ như nhau, không theo đuổi mục đích chung, không có chung
số phận, thì dù có kêu gọi đoàn kết, đoàn kết vẫn không thể có được”.
Trên góc độ đó, tùy theo thời kỳ và hoàn cảnh cách mạng, đoàn kết dân tộc cần
phải được coi là một chiến lược xuyên suốt và lâu dài của Đảng, cần phải linh hoạt và
phù hợp với nhân dân. Đại đoàn kết trong mặt trận trước hết phải được thực hiện trên
cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động.
Từ đó đi đến đạt được sự đồng thuận xã hội để mọi người đều có thể theo đuổi những
giá trị khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu chung, như trong tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu.
Bài học phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực
lượng dân tộc của Mặt trận Việt Minh tuy đã được nêu ra từ Cách mạng Tháng Tám
song từ đó tới nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, là đường lối soi rọi quá trình lãnh đạo
của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000, tr. 465.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, Tập 7, tr. 470.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, Tập 7, tr. 474.

4. Trần Ngọc Hồi, Đoàn Thanh Thuỷ (2020), Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tạp chí Mặt Trận.

5. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến
lên giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970, tr. 43

6. https://baochinhphu.vn, 30/05/2023, Mặt trận dân tộc thống nhất (1930 – 1945):
Quy tụ sức mạnh toàn dân tộc trong đấu tranh giành chính quyền,
https://baochinhphu.vn/mat-tran-dan-toc-thong-nhat-1930-1945-quy-tu-suc-manh-
toan-dan-toc-trong-dau-tranh-gianh-chinh-quyen-10242994.htm 

7. https://ubmt.quangbinh.gov.vn, 30/05/2023, Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất


Việt Nam, https://ubmt.quangbinh.gov.vn/3cms/lich-su-mat-tran-dan-toc-thong-
nhat-viet-nam.htm 

21

You might also like