You are on page 1of 6

Chủ đề

Các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về các hành vi
can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay đang bay.
Hành vi can thiệp bất hợp pháp được quy định trong luật pháp quốc
tế tại: Khoản 1, điều 11 Công ước Tokyo 1963; Điều 1 Công ước La Hay 1970;
Điều 1 Công ước Montreal 1971; Điều 2 Nghị định thư về trừng trị các hành vi
bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng
quốc tế năm 1988.
Trong luật pháp Việt Nam tại: Khoản 2 Điều 190 Luật hàng không
dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Hàng không dân
dụng Việt Nam sửa đổi 2014; Điều 4, điều 6 Quyết định 16/2017/QĐ-TTg
ngày 16/5/2017 về Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can
thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.

1. Luật pháp quốc tế


- Công ước Tokyo 1963: Khoản 1, điều 11, Công ước về các tội
phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 (Công ước có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980)
“Khi một người trên tàu bay bằng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đã
thực hiện một cách bất hợp pháp hành vi can thiệp, chiếm giữ hoặc kiểm soát
một cách sai trái tàu bay đang trong chuyến bay hoặc khi hành vi như vậy sắp
được thực hiện, thì các quốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp thích
hợp để trao lại quyền kiểm soát tàu bay đó cho người chỉ huy hợp pháp của tàu
bay hoặc để bảo toàn quyền kiểm soát của người chỉ huy tàu bay đối với tàu
bay đó.”
- Công ước La Hay 1970: Điều 1, Công ước về trừng trị việc
chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970 (Công ước có hiệu lực đối với Việt
Nam từ ngày 08/01/1980)
Người ở trên tàu bay đang bay bị coi là thực hiện tội phạm nếu người
đó thực hiện các hành vi sau:
a) Sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình
thức đe doạ khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách hợp pháp,
hoặc có dự mưu thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy;
b) Đồng phạm với người thực hành hoặc có dự mưu thực hiện bất kỳ
hành vi nào như vậy.
- Công ước Montreal 1971: Điều 1, Công ước về trừng trị những
hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971 (Công
ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980)
1. Một người bị coi là phạm tội nếu thực hiện một cách bất hợp pháp
và cố ý các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hành vi bạo lực đối với người trên một tàu bay đang
trong chuyến bay nếu hành vi đó chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn
của tàu bay đó;
b) Phá hủy tàu bay đang khai thác hoặc làm hỏng tàu bay đó khiến nó
không thể bay hoặc chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay trong
khi đang trong chuyến bay;
c) Đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang phục vụ, bằng bất kỳ thủ
đoạn nào, thiết bị hoặc chất chắc chắn sẽ phá hủy tàu bay đó hoặc để làm hư
hỏng tàu bay đó khiến nó không thể bay được hoặc làm hư hỏng tàu bay mà
chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay;
d) Phá hủy hoặc làm hư hỏng thiết bị không lưu hoặc can thiệp vào
hoạt động của các thiết bị đó, nếu hành vi chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự
an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay;
e) Chuyển thông tin mà người đó biết là không đúng sự thật và do đó
gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay.
2. Một người cũng bị coi là phạm tội nếu người đó:
a) Phạm chưa đạt bất kỳ tôi phạm nào nêu trên tại khoản 1 Điều này;
hoặc
b) Là người đồng phạm với người thực hành hoặc người phạm chưa
đạt bất kỳ tội phạm nào nói trên.
- Nghị định thư năm 1988: Điều 2, Nghị định thư về trừng trị các
hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân
dụng quốc tế năm 1988 - Bổ sung Công ước Montreal 1971 (Nghị định thư có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24/9/1999):
Tại Điều 1 của Công ước, bổ sung khoản 1 mới như sau:
“Một người bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó cố ý sử
dụng một cách bất hợp pháp bất kỳ thiết bị, chất vũ khí nào để :
a) Thực hiện một hành vi bạo lực chống lại một người tại cảng hàng
không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế làm hoặc chắc chắn sẽ làm cho
người đó bị thương nặng hoặc bị chết ; hoặc
b) Phá huỷ hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của cảng hàng
không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế hoặc tàu bay chưa hoạt động
đang ở cảng hàng không đó hoặc làm đình trệ các hoạt động phục vụ của cảng
hàng không đó.
c) Nếu một hành vi nói trên gây hoặc chắc chắn sẽ gây nguy hiểm
cho an toàn tại cảng hàng không đó”.
2. Luật pháp Việt Nam
- Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không
dân dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 190 Luật hàng không dân dụng
Việt Nam 2006, sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam sửa đổi 2014. Theo đó:
Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng
là hành vi có khả năng uy hiếp an toàn hoạt động hàng không dân dụng, bao
gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và
công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
e) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay
và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ
cháy, chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các
vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy
hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn của chuyến bay;
g) Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang
bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc
người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không
dân dụng;
h) Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai
thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.
Có thể kể đến các hành vi được mô tả trong bộ luật hình sự 2015.
Trong trường hợp các hành vi này đến mức gây ảnh hưởng đến an ninh, an
toàn của tàu bay thì sẽ được coi là hành vi can thiệp bất hợp pháp vào tàu bay
đang bay.
Điều 123 Tội giết người;
Điều 133 Tội đe dọa giết người;
Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác;
Điều 278 Tội cản trở hoạt động đường không
Điều 299. Tội khủng bố;
Theo quy định pháp luật hiện hành, an ninh hàng không là việc sử
dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa,
ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những
người dưới mặt đất. Vấn đề an ninh hàng không ở tất cả các quốc gia được xếp
vào vị trí tối quan trọng không chỉ đối với an toàn ngành hàng không mà còn
khẳng định chủ quyền quốc gia, lãnh thổ của nước đó.
Tại Việt Nam, song song với việc liệt kê các hành vi bị coi là can
thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, pháp luật cũng đồng
thời quy định các chế tài xử phạt đối với các hành vi này bao gồm các quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự. Ngoài ra, tùy thuộc
vào tính chất, biểu hiện và mức độ nguy hiểm của hành vi đối với sự an toàn
trong quá trình khai thác tàu bay, an ninh hàng không quốc gia mà người vi
phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm
phạm an ninh hàng không được quy định tại Bộ luật hình sự.
- Quyết định 16/2017/QĐ-TTg ngày 16/5/2017 về Phương án
khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không dân dụng.
Điều 4. Phân nhóm hành vi can thiệp bất hợp pháp
1. Nhóm hành vi cấp độ 1
a) Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và
công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay
và khu vực hạn chế khác trái pháp luật;
c) Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang
bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc
người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không
dân dụng;
d) Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai
thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay; tấn
công, xâm nhập, can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin chuyên ngành hàng
không.
2. Nhóm hành vi cấp độ 2
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay.
Điều đáng chú ý của quyết định này là Chương II: Đối phó với hành
vi can thiệp bất hợp pháp. Cụ thể:
Điều 6: Báo cáo, báo động, trao đổi thông tin khẩn nguy.
1. Khi phát hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc dấu hiệu vào
hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, tổ chức,
cá nhân phải thực hiện báo cáo, báo động, trao đổi thông tin đến các cơ quan,
đơn vị liên quan theo quy định tại Khoán 2, 3, 4 và 5 Điều này:
2. Với nhóm hành vi cấp độ 2: BC ngay
3. Với nhóm hành vi cấp độ 1: BC sau khi kết thúc.

You might also like