You are on page 1of 56

LUẬT HÀNG KHÔNG

QUỐC TẾ
Có thể ngang bằng hoặc tuân theo phí không lưu (place information
Công ước Chicago 1944 - Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế
Luật hàng không dân dụng sửa đổi 2014
2. Giai đoạn từ năm 1914 đến năm 1944
FIR – Cơ quan quản lý không lưu (Ở Việt Nam có 2 cái là HCM & Hà Nội). Tất cả các
chuyến bay muốn an toàn phải thông qua FIR.
Nghiệp vụ xét xử, Nghiệp vụ Toà án
Trước năm 1914, khinh khí cầu không phổ biến, lúc này lãnh thổ quốc gia chưa được
phân định rõ ràng – trên không là không phận chung của các quốc gia. Năm 1914 được
đánh dấu bằng cuộc chiến tranh thế giới thứ II, và sự ra đời của các máy bay hiện đại.
a. Phương tiện bay
 Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, công nghệ hàng không phá triển rất nhanh, các
loại máy bay hiện đại đã ra đời
 Phạm vi hoạt đồng: Bao trùm không phận quốc gia & quốc tế
 Lĩnh vực hoạt động: Quân sự, dân sự, thể thao, nhân đạo, …
 Học thuyết “Tự do tuyệt đối trên không” đã được thay thế bằng học thuyết “chủ
quyền quốc gia đối với vùng trời” và được ghi nhận trong luật quốc tế & luật quốc
gia
b. Pháp luật quốc tế về hàng không
Đã có nhiều điều ước quốc tế được ký kết như: [Văn bản PL quốc tế - PL quốc tế thành
văn]
+ Công ước Paris 13/10/1919 là điều ước quốc tế đầu tiên về hàng không, công ước này
được ghi nhận CQQG đối với vùng trời;

1
+ Công ước Madrit 1926: Hàng không dân dụng;
+ Công ước Lahabana 1928 (Điều chỉnh ở khu vực Trung Mĩ) về hàng không dân dụng;
+ Công ước Vacsava 10.12.1929 về thống nhất các quy tắc liên quan đến vận chueyern
hàng không. [Thủ đô Ba Lan – Vacsava]
3. Giai đoạn từ năm 1944 đến nay
Thời điểm đánh dấu bước ngoặt đặc biệt trong lĩnh vực hàng không – sự ra đời của tổ
chức hàng không dân dụng quốc tế
a. Phương tiện bay
- Công nghệ hàng không đã có bước phát triển vượt bậc, phương tiện bay hiện đại ra đời;
- Lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng: Quân sự, dân sự, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, thể
giao, giải trí, …;
- Hàng không dân dụng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia trên thế
giới
b. Pháp luật quốc tế về hàng không
- Công ước Chicago 7/12/1944 – “Bộ luật về hàng không quốc tế” được ký kết (thành
viên của Liên hiệp quốc là thành viên của công ước Chicago). Đây là điều kiện ràng
buộc, Nếu là thành viên của LHQ là điều kiện để trở thành thành viên của Chicago;
Công ước Chicago đã thành lập tổ chức hàng không dân dụng quốc tế gọi tắt là ICAO
(International Civil aviation Organization; Organization de I’ Aviation Civil International
– OACI);
- Việt Nam gia nhập ICAO ngày 12/4/1980.
- Các quốc gia đã ban hành luật hàng không dân dụng của nước mình (Việt Nam đã ban
hành Luật hàng không dân dụng 1991, sửa đổi 1995, Luật HKDD 2006, sửa đổi 2014). Ý
nghĩa của luật này là để đảm bảo an ninh
- Các điều ước quốc tế song phương và đa phương về lĩnh vực hàng không ra đời ngày
càng nhiều (Tiêu biểu là Hiệp định hàng không Việt Nam và hợp chủng quốc Hoa Kì
2004). Các hiệp định này chỉ định các hãng hàng không được phép khai thác đường bay,
sân bay các nước, cụ thể ở hiệp định tiêu biểu trên thì Hoa Kì chỉ định hãng hàng không
VN AirLine)

2
Các điều ước quốc tế về lĩnh vực hình sự
 Công ước Tokyo 14.9.1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện
trên máy bay;
 Công ước La Haye 16.12.1970 về ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp máy
bay;
 Công ước Montréal 23.9.1971 về ngăn chặn những hành động bất hợp pháp chống
lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng;
Nghị định thư năm 1988 sửa đổi bổ sung Công ước Montréal 1971.
Các điều ước quốc tế về lĩnh vực dân sự
 Nghị định thư La Haye 20.9.1955 bổ sung Công ước Vacsava 1929;
 Công ước Roma 1952 về bồi thường thiệt hại cho người thứ ba dưới mặt đất
 Công ước Guadalajara 1961; Nghị định thư Goantemala 1971; Nghị định thư
Montreal 1975 sửa đổi, bổ sung Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư La
Haye 1955 liên quan đến Hoa Kì – liên quan đến mức bồi thường thiệt hại về
điểm đến, điểm đi, điểm dừng.
 Công ước Montréal 1999 có hiệu lực ngày 2004 về thống nhất hoá một số quy tắc
về vận chuyển hàng không quốc tế.
II. KHÁI NIỆM LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
1. Định nghĩa Luật hàng không
Đối với các chuyến bay bất thường, không thường lệ, không thường xuyên, không
định kì phải có các giấy phép đặc biệt của quốc gia. Tiến hành thông quan hoạt động
ngoại giao, có xin phép VD: Nhiều chuyến bay sang world cup với lịch trình dày đặc hơn
thì phải được cấp quyền bay.
Đối với các chuyến bay định kì nhằm khai thác một không gian lãnh thổ trên đường
bay sân bay lãnh thổ nhất định vì vậy phải được thiết lập bởi hiệp ước quốc tế giữa 2 bên
- Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng [Hiệp ước song phương, đa phương chỉ
định quyền bay qua lãnh thổ của nhau, đây là một trong thương quyền quan trọng nhất]
vận chuyển chỉ định hãng hàng không có quyền khai thác, lộ trình bao gồm thời gian bay,
chuyến bay, bản vé, loại máy bay khai thác là loại gì??
Luật hàng không quốc tế là ngành luật độc lập của hệ thống PLQT bao gồm tổng thể các
nguyên tắc và các QPPLQT, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các

3
chủ thể khác của Luật quốc tế trong quá trình khai thác, sử dụng không gian các đường
bay, sân bay quốc tế [Ngành luật độc lập phải có đối tượng điều chỉnh riêng, có thể là
phương pháp điều chỉnh giống nhau]
*Lưu ý: Khách hàng & hành khách & người nhận hàng, người gửi hàng & người nhận
gửi bưu kiện, bưu phẩm – theo quy định đóng gói niêm phong của bưu điện là khác nhau
2. Đối tượng, phạm vi, phương pháp điều chỉnh của Luật hàng không dân dụng
quốc tế.
Phân biệt đối tượng điều chỉnh của ngành luật và đối tượng điều chỉnh của đạo
luật: Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng đầu tiên là điều chỉnh hành vi trực
tiếp và gián tiếp
a. Đối tượng điều chỉnh
- Các quan hệ phát sinh của chủ thể luật quốc tế trong quá trình thiết lập khai thác và sử
dụng đường bay, sân bay quốc tế. [Quan hệ công pháp]
- Sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Nội Bài; Sân bay quốc tế Cát Bi; Sân bay quốc tế
Vinh; Sân bay quốc tế Phú Bài; Sân bay quốc tế Đà Nẵng; Sân bay quốc tế Cam Ranh;
Sân bay quốc tế Cần Thơ; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Sân bay quốc tế Phú Quốc.
- Thương quyền hạ cánh xuống lãnh thổ nước khác không nhằm mục đích thương mại do
sự cố kỹ thuật hay do thời tiết.
- Quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với các hãng hàng không quốc gia và quốc tế
[quan hệ tư pháp quốc tế, 1 bên là quốc gia, 1 bên là pháp nhân mang quốc tịch nước
ngoài hoặc là trong nước].
- Quan hệ giữa các hãng hàng không với khách hàng. [Quan hệ dân sự, quan hệ này
không nhằm mục đích sinh lợi mà chỉ phục vụ lợi ích cá nhân]
Phân biệt đối tượng điều chỉnh của môn học với đối tượng điều chỉnh của Luật
hàng không dân dụng:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dẫn
dụng tại Việt Nam.

4
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài, nếu pháp
luật của nước ngoài không có quy định khác.
3, Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân
dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý”.
b. Phạm vi điều chỉnh
 Áp dụng đối với hoạt động Hàng không dân dụng (Điều 3 Công ước Chicago
1944);
 Điều 1, LHKDD Việt Nam 2006, sửa đổi 2014: “Luật này quy định về hoạt động
hàng không dân dụng, bao gồm các quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân
bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng không, an ninh hàng
không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và các hoạt động khác
có liên quan đến hàng không dân dụng.”
 Điều 2, LHKDD Việt Nam 2006, sửa đổi 2014: “Luật này không quy định về hoạt
động của tàu bay công vụ, bao gồm tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực
lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà
nước, trừ trường hợp tàu bay công vụ được dùng vào mục đích dân dụng hoặc
những trường hợp khác được Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định”.
c. Phương pháp điều chỉnh
- Các quan hệ công pháp quốc tế là hàng không là => Phương pháp điều chỉnh của Luật
quốc tế
- Các quan hệ tư pháp quốc tế là hàng không => Phương pháp điều chỉnh của tư pháp
quốc tế & pháp luật quốc gia.
 Thuộc mối quan hệ nào thì dùng phương pháp của quan hệ đó để điều chỉnh.
III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
1. Nguyên tắc quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời quốc
gia
Việc thực thi chủ quyền quốc gia vào lòng đất và trên không gian phụ thuộc vào trình
độ khoa học quốc gia [ngành kĩ nghệ hàng không vũ trụ; ngành đào mỏ, thăm dò khai
thác tài nguyên khoáng sản]
- Không phận quốc gia chính là một phần của vùng trời quốc gia [Không phận quốc
gia thường chỉ về Hàng không dân dụng, nơi có đường bay]

5
- Quốc gia toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ vùng trời quốc gia.
* Lưu ý: Vùng nhận diện phòng không – Có thể lập trên hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia,
thông qua sự điều phối của nước chủ nhà, liên quan đến hoạt động quân sự làm cho sự
lưu thông bình thường của hoạt động hàng không khác bị ảnh hưởng, nếu không có thông
tin kịp thời hoặc không minh bạch sẽ dễ bị vũ lực. Vùng nhận diện phòng không này
KHÁC VỚI vùng thông báo bay lập theo sự chỉ định của tổ chức quốc tế - feer.
Ví dụ: Trung Quốc đang thiết lập vùng nhận diện phòng không trên quần đảo Hoàng Sa
- Trường Sa.
- Quốc gia có quyền kiểm tra, giám sát và trừng trị các hành vi vi phạm chủ quyền
quốc gia đối với vùng trời.
- Các Luật điều chỉnh Luật biên giới quốc gia, Luật biển, Hiến pháp; Điều 5, 6, 7
Luật hình sự, …
2. Nguyên tắc tự do trên vùng trời quốc tế
- Vùng trời quốc tế là không gian trên biển quốc tế, trên Nam Cực, trên cả không gian của
vùng trời còn lại
- Mọi không gian đều bình đẳng trong hoạt động khai thác không gian vùng trời quốc tế.
Bình đẳng trong hoạt động dân dụng
Không phân quốc tế có 1 phần đồng nhất với vùng trời quốc tế; không phận quốc tế là
đường bay nhưng. Lãnh thổ quốc gia nhưng
- Hoạt động trên vùng trời quốc tế, phương tiện bay có chế độ pháp lý bình đẳng và chịu
sự điều chỉnh của Luật quốc tế và Luật quốc gia đăng tịch
- Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ bảo đảm an ninh của hoạt động HKDDQT

V. QUI CHẾ PHÁP LÝ VÙNG TRỜI, PHƯỜN TIỆN BAY VÀ ĐỊA VỊ


PHÁP LÝ CỦA PHI HÀNH ĐOÀN
1. Quy chế pháp lý vùng trời
Qui chế pháp lý vùng trời là tổng hợp các nguyên tắc, QPPL điều chỉnh và thiết lập các
tiêu chuẩn, thể lệ sử dụng vùng trời cho các hoạt động HKDDQT (Do Luật quốc gia quy
định những chi tiết cụ thể; Còn về tổng quan là do Luật quốc tế về những phần chung)

6
Sử dụng, khai thác, quán lí và bảo vệ vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia là quyền tối
cao của quốc gia. Theo Luật quy hoạch Việt Nam quy định:
 Vùng đất (Quy hoạch đất liên, đảo/quần đảo)
 Vùng nước (Quy hoạch Biển, Sông, hồ, …)
 Vùng trời (Quy hoạch Sân bay, đường bay, …)
 Vùng lòng đất
Chế độ pháp lý của vùng trời CNXHCNVN được quy định trong “Tuyên bố về vùng
trời” năm 1984 của Chính phủ
Chính phủ The facto: Chính phủ
Việc sử dụng, khai thác, quản lí và bảo vệ vùng trời quốc tế là trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế (Bao gồm quốc gia và các vùng lãnh thổ được công nhận quốc tế)
Khi hoạt động trong vùng trời quốc gia, phương tiện bay nước ngoài phải tuân thủ các
luật lệ và quy định của quốc gia chủ nhà (Nằm dưới sự hướng dẫn của FIR)/ Bay đúng
đường bay, theo sự hướng dẫn của trung tâm kiểm soát không lưu có thẩm quyền (Flight
Information Region)
Việt Nam điều hành và quản lý hai
2. Phương tiện bay hàng không quốc tế
a. Định nghĩa phương tiện bay:
- Phương tiện bay là tất cả các loại phương tiện có thể:
 Di chuyển trong không gian nhờ tác động tương hỗ với không khí chứ không
phải nhờ tác động qua lại của không khí thổi từ bề mặt của trái đất lên (Phụ bản
của Công ước Chicago 1944);
 LHKDDQT: Phương tiện bay là tất cả các loại máy móc được chế tạo hay sáng
chế để dùng hoặc dành riêng vào việc không vận hoặc để bay trong không khí;
 LHKDDVN: “Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động
tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các
thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyền nhờ tác động tương
hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất” <Điều 13> [Máy bay & Trực thăng
khác nhau??? Ý muốn nói thiết kế về mặt kĩ thuật của trực thăng và máy bay là khác
nhau]

7
b. Phân loại phương tiện bay:
- Công ước Chicago 1944
 Phương tiện bay vào mục đích dân sự
 Phương tiện bay Nhà nước
Căn cứ vào đâu để phân loại? Dựa vào sở hữu đối với PTB, nếu nó thuộc 100% sở
hữu Nhà nước thì đó là phương tiện bay Nhà nước. Nhưng cũng có trường hợp đặc
biệt
- Theo LHKDDVN
 Máy bay dân dụng;
 Máy bay công vụ (lực lượng vũ trang, hải quan và công vụ).
Có thể phân loại PTB theo các tiêu chuẩn kỹ thuật thành các loại có động cơ và không
có động cơ (tàu lượn, khinh khí cầu) loại có hoa tiêu và loại không có hoa tiêu dẫn
đường.
c. Đăng kí phương tiện bay
- Đăng kí PTB là hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp quốc tịch cho PTB;
- Một PTB chỉ được đăng kí tại một quốc gia (Tức là 1 máy bay chỉ có thể theo 1 quốc
tịch)
- Đăng kí hoặc chuyển đăng ký PTB tại Quốc gia nào phải theo quy định của PLQG đó
(Điều 17, 18, Công ước Chicago).
- Ví dụ muốn chuyển 1 máy bay từ France Airline sang Vietnam Airline thì làm các bước như
sau:
(i) Làm thủ tục chuyển quốc tịch
(ii) Tân trang & sơn sửa lại máy bay (Liên quan đến câu chuyện không khí, độ ẩm, …)
- Quốc gia có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức ICAO biết các thông tin liên quan đến việc đăng
ký và quyền sở hữu bất kỳ máy bay tại các quốc gia đó.
*Đọc thêm: Lỗi ẩn tỉ - Tì vết ẩn sâu trong vật, trong quá trình vận hành mà người vận hành
không biết hoặc không thể biết

e. Quốc tịch của phương tiện bay


- Quốc tịch của PTB là mối liên hệ pháp lý giữa PTB với quốc gia đăng tịch;

8
- Phương tiện bay đăng ký tại quốc gia nào thì mang quốc tích của quốc gia đó;
- Quốc tịch tàu bay có thể thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác;
- Phương tiện bay mang quốc tịch của quốc gia nào phải có biểu tượng quốc tịch của quốc gia
đó.
Ý nghĩa:
 Để quốc gia kiểm soát và bảo vệ chủ quyền khi Phương tiện bay hoạt động ngoài lãnh thổ
quốc gia;
 Xác định thẩm quyền tài phán 1liên quan đến phương tiện bay;

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật


- Cơ sở vật chất của:
 Đường sắt (Đường ray, nhà ga, tàu xe)
 Đường hàng không (Sân bay, cảng bay, máy bay)
 Đường biển (cảng, tàu)
 Đường bộ (Bến xe, xe, đường)
- Phương tiện bay: Máy bay chở hành khách, chở hàng hoá và máy bay vận chueyern hỗn
hợp cả hành khách và hàng hoá
- Cảng hàng không: Là một tổ hợp công trình hiện đại bao gồm sân bay, nhà ga và trang
thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác cho máy bay đi và đến, thực hiện vận chuyển
hàng không.
- Cảng hàng không có 3 chức năng chính là: chức năng chính trị, ngoại giao; chức năng
quốc phòng và an ninh; chức năng kinh tế.
- Sân bay: là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để đảm
bảo cho máy bay cất, hạ cánh và di chuyển.
- Hiện nay Việt Nam có 20 sân bay đang khai thác, sử dụng, được chia theo khu vực địa
lý thành 3 cụm cảng hàng không với xác sân bay quốc tế trung tâm:
+ Cụm cảng hàng không miền Bắc gồm: Sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi - Hải Phòng,
Điện biên, Nà sản, Vinh, Đồng Hới, Vân Đồn

1
Tài phán (Theo nghĩa rộng): Bao gồm hoạt động ban hành luật pháp + Hoạt động kiểm tra, thực thi luật pháp +
Xử lý xét xử các hành vi vi phạm luật pháp

9
+ Cụm cảng hàng không miền Trung gồm: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài, Pleiku,
Cam Ranh, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hoà
+ Cụm cảng hàng không miền Nam gồm: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Buôn Mê
Thuật, Cà Mau, Cần Thơ, …
3. Một vài thuật ngữ thông dụng trong vận chuyển hãng hàng không
- “Khu bay” là khu vực hạn chế bao gồm sân dỗ, đường cất - hạ cánh, đường lăn, lề bảo
hiểm và các công trình trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay ở khu vực đó.
- “Kho hàng hoá” là khu vực tiếp nhận hoặc trả hàng hoá vận chuyển bằng máy bay dân
dụng
- “Hành lý” là tài sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tài bay theo thoả
thuận với người khai thác phương tiện bay
 “Hành lý xách tay”: Do KK hoặc PHĐ mang theo người lên tàu bay và do tự bảo
quản trong thời gian bay;
 “Hành lý ký gửi” nếu mất được bồi thường theo kg, được đưa lên phương tiện bay
và được chuyên chở theo phương tiện bay; nếu khai báo giá trị, có kí gửi thì sẽ
được bồi thường theo giá trị, nếu không khai báo giá trị thì bồi thường theo kg.
 “Hành lý vô thừa nhận” là hành lý không được hành khách hoặc tổ bay nhận.
- “Bưu phẩm”: Thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho người mù được gửi, chuyển,
phát theo quy định pháp luật về bưu điện
- “Bưu kiện” là vật phẩm, hàng hoà được gửi, chuyển, phát theo quy định pháp luật về
bưu điện.
- “Hàng hoá”: Là tài sản được chuyên chở trên phương tiện bay mà không phải là bưu
phẩm, bưu kiện hay hành lý.
4. Định nghĩa vận chuyển quốc tế
- Theo Hiệp hội các hãng vận chuyển HKQT (IATA) thì: “VCHKQT là vận chuyển có
điểm đi và điểm điểm đến nằm trên lãnh thổ của hai quốc gia trở lên và được quy định
trong hợp đồng vận chuyển”2

2
Hợp đồng của vận chuyển hành khách là “vé”; Hợp đồng của vận chuyển hàng hoá là “vận đơn hàng không”

10
- Lãnh thổ quốc gia bao gồm tất cả các loại hình lãnh thổ thuộc chủ quyền và thuộc
quyền quản thác của quốc gia.
- Theo Công ước Vacsava 12/10/1929 tại Điều 1, khoản 1 định nghĩa: “Vận chuyển
quốc tế” có nghĩa là bất kỳ việc vận chuyển nào trong đó, theo hợp đồng ký kết giữa các
bên, nơi xuất phát và nơi đến, có hoặc không có gián đoạn hay chuyển tải ở trong hoặc
lãnh thổ của các bên ký kết hoặc trong lãnh thổ của một bên ký kết, nếu có một nơi dừng
thỏa thuận trong lãnh thổ thuộc chủ quyền, bá quyền, quyền ủy trị hoặc ủy thác của một
Quốc gia khác, thậm chí Quốc gia đó không phải là một thành viên của Công ước này.
Ví dụ 1: Chuyến bay của hãng hàng không Pan Am (Mỹ) bay từ Mỹ đến Brazil =>
chuyến bay quốc tế
Ví dụ 2: Chuyến bay của hãng hàng không Pan Am bay từ lãnh thổ lục địa của Mỹ đến
bang Alaska, có điểm dừng tại Canada => chuyến bay quốc tế
Ví dụ 3: Để chuyên chở hành khách từ Việt Nam đi Hoa Kỳ, VNA – Viet Nam Airline ký
hợp đồng với CA – China Airline. Khi NVA chở hành khách từ Việt Nam tới Đài Loan thì
CA sẽ tiếp nhận và chở hành khách bay tiếp đến Mỹ => là vận chuyển duy nhất và được
áp dụng Công ước vasava để giải quyết.
- Theo Nghị định thư La Haye 1955: VCHKQT là vận chuyển có điểm đi và điểm đến
nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia kết ước hoặc của một quốc gia nếu có điểm dừng
thoả thuận trong lãnh thổ của một quốc gia khác cho dù quốc gia đó không phải là thành
viên của công ước Vasava 1929.
Lưu ý: Vận tải hay vận chuyển đều giống nhau
- Điều 1, khoản 1 Công ước Montréal 199 quy định: “VCQT có nghĩa là bất kì việc
VC nào, theo thỏa thuận giữa các bên, nơi đi và nơi đến, có hoặc không có gián đoạn
trong VC hoặc chuyển tải nằm trong LT hai QG thành viên, hoặc trong LT một QG thành
viên nếu có một điểm dừng thỏa thuận trọng LTQG khác cho dù QG đó không phải là
thành viên công ước này.
Việc chuyên chở giữa hai điểm nằm trong cùng lãnh thổ quốc gia thành viên mà không
có điểm dừng thoả thuận trong lãnh thổ quốc gia khác thì không phải là vận chuyển quốc
tế theo mục đích của công ước này
Lưu ý: Lập vi bằng - Lập lại bằng chứng để chứng minh hành vi của ai đó.

11
- Theo Điều 114 Luật hàng không Việt Nam tại: “VCHKQT là việc vận chuyển bằng
đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia”
- Những trường hợp không áp dụng CƯ. Vasava 12/10/1929:
t VC chuyển Nội địa;
t VC không đạt tính quốc tế;
t VCQT trong các chuyến bay thử nghiệm;
t VCQT bất thường ngoài việc khai thác thường lệ;
t VC nhân viên đi làm nhiệm vụ;
t VC theo hiệp định bưu điện quốc tế;
t VC trong các lĩnh vực quân đội, hải quan, cảnh sát.
5. Phân loại chuyến bay quốc tế
a. Chuyến bay quốc tế định kỳ: Là những chuyến bay có tính chất thường xuyên, liên tục
trên một đường bay quốc tế, theo một biểu bay và giờ bay xác định nhằm mục đích kinh
doanh (LHKDDVN quy định tại Điều 109)
* Thông thường tính theo ngày, tuần, ít khi tính theo tháng
b. Chuyến bay quốc tế không định kỳ: Là những chuyến bay được tiến hành không
thường xuyên trên đường bay quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên chở cần thiết, đột
xuất để kiếm lãi.
6. Các thương quyền trong VCHKQT
(“Thương quyền”, “Quyền ưu đãi hàng không”, “Quyền thương mại hàng không”)
- Thương quyền là: Tổng hợp các quyền thương mại mà các quốc gia dành cho nhau và
dành cho các hãng hàng không khai thác các đường bay quốc tế.
- Trong VCHKQT có 8 thương quyền sau:
(i) Thương quyền 1: Quyền bay qua lãnh thổ của quốc gia kết ước không kèm theo
quyền hạ cánh. Đây được xem là thương quyền cơ bản/ nền tảng trong VCHKQT đường
dài – bay qua lãnh thổ của ít nhất 1 nước
=> Ý nghĩa: Nếu muốn bay từ Việt Nam bay sang các nước Châu Âu thì thương quyền
này đóng vai trò quan trọng, giả sử bay qua đường biển thì nguy hiểm, nhưng muốn đến
một quốc gia châu âu nào đó thì ít nhất phải bay qua một nước nào đó mới đến được.

12
SƠ ĐỒ:

(ii) Thương quyền 2: Quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của nước khác vì lý do kỹ thuật phi
thương mại3
SƠ ĐỒ:

3
Tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến bay: cảnh báo ẩm mốc, phát hiện trên máy bay có tội phạm do mật báo,
tiếp thêm nhiên liệu, … KHÔNG liên quan đến thương mại bao gồm: nhận thêm hành khách, hành lý, bưu kiện,
bưu phẩm

13
(iii) Thương quyền 3: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện từ
lãnh thổ nước đăng tịch phương tiện bay đến lãnh thổ kết ước khác
Lưu ý: Phương tiện bay mang quốc tịch quốc gia A

Quốc gia B Quốc gia A

(iv) Thương quyền 4: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện từ
lãnh thổ nước ngoài đến lãnh thổ quốc gia đăng tịch phương tiện bay
Lưu ý: Phương tiện bay mang quốc tịch nước B

Quốc gia B Quốc gia A

(v) Thương quyền 5: Quyền vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện từ
lãnh thổ nước thứ ba bất kỳ đến lãnh thổ nước kết ước và quyền vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hoá, bưu kiện từ nước kết ước đến lãnh thổ nước thứ ba bất kỳ
Lưu ý: Phương tiện bay mang quốc tịch quốc gia C; Quốc gia C ký hiệp định vận chuyển
với quốc gia B
Hiện nay thương quyền này ít phổ biến do ngành hàng không rất cạnh tranh, khi mà
chúng ta đã phát triển rồi thì không cần phải thuê các hãng bay nước ngoài đến để khai
thác, mà tự tạo các sân bay, hãng bay của riêng mình.
Sơ đồ:

14
(vi) Thương quyền 6: Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện giữa
các nước có điểm dừng 4ở quốc gia đăng tịch phương tiện bay
Lưu ý: phương tiện bay mang quốc tịch quốc gia B

(vii) Thương quyền 7: Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện trên
lãnh thổ của các quốc gia nước ngoài mà không qua lãnh thổ quốc gia đăng tịch phương
tiện bay
Lưu ý: Phương tiện bay mang quốc tịch của quốc gia A

4
Điểm dừng theo thoả thuận trên đường đi

15
(viii) Thương quyền 8: Quyền vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện giữa
hai điểm cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia (Quyền Cabotage - Quyền đặc biệt5)
Nếu đây là thương quyền nội địa vậy sao lại xếp vào thương quyền quốc tế??? Thì
nếu nước sở tại đó, Ví dụ Campuchia hoàn toàn thuê mướn Air Mekong để khai thác thì
điều đó hoàn toàn mang yếu tố quốc tế vì có phương tiện bay khai thác mang quốc tịch
nước ngoài
Có nên cho phép các hãng hàng không nước ngoài vận chuyển được hông, ví dụ nếu là
hàng không Mỹ vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện giữa hai điểm cùng
nằm trên lãnh thổ của Việt Nam hay không?
Nguồn tài nguyên, nhu cầu được vận chuyển vào hãng không Việt Nam ngày càng cao
mà các hãng hàng không Việt Nam không đáp ứng nổi, vận chuyển không hết đặc biệt là
những thời điểm cao điểm gây ra sự chậm trễ, tăng giá, nên chăng khi mời các nước
ngoài vào để khai thác mà nước ngoài có tiềm lực máy bay rộng dẫn đến lép vế cho hãng
hàng không trong nước, và Những quốc gia nước ngoài này phải có hiệp định vận tải
hàng không với Việt Nam, khi chúng ta chấp nhận cho một hãng nước ngoài vào khai
thác thì phải chấp nhận những rủi ro an ninh. Ở Việt Nam, tất cả các hoạt động hàng
không phải thông qua Bộ quốc phòng an ninh => Quy định này hơi khắc nghiệt so với
những nước khác

8. Cơ sở pháp lý để thực hiện quyền thương mại hàng không


Dựa vào các Hiệp định hàng không: Đọc kĩ - Hiệp định vận tải hàng không Việt Nam –
Hoa Kì
- Các Hiệp định hàng không thường quy định:

5
Đặc biệt ở chỗ đây là thương quyền vận chuyển nội địa: Những hãng mang quốc tịch nào, ví dụ Việt Nam thì được
thực hiện, không cho nước ngoài khai thác. Tuỳ nhu cầu mỗi nước, ví dụ như Campuchia muốn giải quyết câu
chuyện lưu thông, vận tải hàng không, cho phép hãng Air MeKong của Việt Nam vào khai thác.

16
+ Việc trao quyền khai thác: Ví dụ, Mỹ kí hiệp định với Việt Nam cho phép Việt
Nam khai thác vùng trời Mỹ nhằm mục đích vận chuyển hàng không dân dụng;
+ Chỉ định và cấp giấy phép: Theo Hiệp định vận tải hàng không của Mỹ và Việt
Nam, Mỹ sẽ chỉ định hãng hàng không để khai thác American Airline, Việt Nam chỉ định
hãng khai thác VietNam airline, việc chỉ định này phải thông báo cho đối tác được khai
thác.
Mỗi bên có quyền chỉ định bao nhiêu hãng hàng không là tuỳ ý mình, nhưng sao Việt
Nam chỉ chỉ định mỗi hàng VietNam Airline? Vì VietNam Airline thuộc sở hữu chính 6và
kiểm soát hữu hiệu7 của Việt Nam, chúng ta dễ “nhào nặn” nó, có trách nhiệm duy trì sự
an ninh với hãng hàng không chỉ định.
+ Luật áp dụng; An toàn và an ninh hàng không: Khi không đáp ứng được tiêu chuẩn
của giấy phép thì bị thu hồi
+ Thuế và lệ phí hải quan; Giá cước; Đường bay;
+ Tàu bay; cạnh tranh khai thác; Lịch trình các chuyến bay;
+ Thể lệ bán vé - điện tử, vé giấy; Biểu cước vận chuyển (bảng giá cước vận
chuyển);
8
+ Dịch vụ kỹ thuật hàng không cho phương tiện bay và chuyến bay9; giải quyết
tranh chấp.
- Sự khác biệt giữ cụm từ: “Nhanh nhất có thể”, “Hạn chế chậm trễ ít nhất mức có thể”
- Điều kiện thực hiện các thương quyền
+ Điều kiện quốc tịch: HHK phải có quốc tịch của quốc gia là một bên ký kết Hiệp
định vận chuyển hàng không (bắt buộc là quốc tịch của một bên đối tác hoặc là cả hai)

6
Sở hữu chính: Chiếm nhiều % vốn của hãng đó, ví dụ VietNam airline có thể có 50% vốn của Việt Nam, còn lại
là vốn của các đối tác khác nhưng chính vẫn là của Việt Nam.
7
Kiểm soát hữu hiệu: Ví dụ Bamboo Airline thì Chính phủ Việt Nam không góp vốn nên không thể hoàn toàn
kiểm soát nó => kiểm soát không hữu hiệu nhưng đối với VietNam airline thì khác.
8
Dịch vụ kỹ thuật hàng không cho phương tiện bay: Là bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ lên xuống chuyến
bay sao cho việc vận chuyển hiện đại và an toàn nhất Ví dụ: Đường cất cánh, hạ cánh, cầu thang ống, xe bus đi lên
xuống một cách an toàn nhất.
9
Dịch vụ kỹ thuật hàng không cho chuyến bay: Ví dụ: List suất ăn, giá trị 1 suất ăn, dịch vụ mà hành khách được
dùng, chăn ga gối nệm, dịch vụ thông tin liên lạc, an toàn bay như thế nào? ...

17
+ Điều kiện pháp luật: Cam kết tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định của
quốc gia cấp giấy phép khai thác đường bay quốc tế - Tức được điều chỉnh bởi 3 Luật của
nước đăng tịch + Luật của nước ký kết + Luật quốc tế
+ Điều kiện về vốn: HHK phải có ngân sách đủ khả năng tự thanh toán mọi chi phí
tổn trong hoạt động VCHKQT (Đọc trong Luật hàng không dân dụng VN cần bao nhiêu
tiền vón mới đủ để đáp ứng điều kiện bay/ thành lập một hãng)
9. Chứng từ vận chuyển
Chứng từ vận chuyển trong vận chuyển hàng không quốc tế là tất cả các loại hợp đồng
được thiết lập giữa người vận chuyển với khách hàng10, bao gồm:
 Vé hành khách (nếu vận chuyển hành khách)
 Vé hành lý (nếu vận chuyển hành lý ký gửi)
 Vận đơn hàng không (nếu vận chuyển hàng hoá)

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VÉ HÀNH KHÁCH:


 Ngày, giờ, nơi xuất vé;
 Ngày, giờ, nơi khởi hành và ngày, giờ, nơi đến Số kí mã hiệu chuyến bay, máy
bay;
 Các điểm dừng thỏa thuận trong hành trình;11
 Tên, địa chỉ của người vận chuyển (hãng vận chuyển);
 Tên của hành khách;
 Tuyên bố về trách nhiệm bồi thường thiệt hại...
=> Vé hành khách là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VÉ HÀNH LÝ:
 Ngày, giờ, nơi xuất vé
 Ngày, giờ, nơi khởi hành và ngày, giờ, nơi đến
 Số vé của hành khách
 Số trọng lượng của các kiện hành lý

10
Khách hàng: Hành khách; Người gửi hàng/ bưu kiện/ bưu phẩm; Người gửi hành lý
11
Việc xác định điểm dừng với xác định tính chất của một chuyến bay [Quốc nội, quốc ngoại] có liên quan với nhau
hay không? Dừng đột xuất thì không thì không tạo ra tính hợp pháp của chuyến bay ; Dừng thoả thuận thì đúng với
pháp lý vì có sẽ phát sinh việc nhận thêm hành khách hành lý để vận chuyển tiếp.

18
 Số kí mã hiệu chuyến bay, máy bay
 Các điểm dừng thỏa thuận trong hành trình
 Tên, địa chỉ của người vận chuyển (hãng vận chuyển)
 Tuyên bố về trách nhiệm bồi thường thiệt hại...
=> Vé hành lý là cơ sở để hành khách lấy/ nhận lại hành lý nơi đến, xác định mức bồi
thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
NỘI DUNG VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG:
+ Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế IATA (IATA standard form)
+ Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản
chính) và các bản phụ.
+ Mỗi vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các vận đơn giống hệt
nhau. Tuy nhiên, màu sắc và các ghi chú ở phía dưới vận đơn sẽ khác nhau.
@MẶT TRƯỚC:
+ Tuyến đường ( Routine);
+ Thông tin thanh toán ( Accounting information);
+ Tiền tệ ( Currency);

+ Mã thanh toán cước ( Charges codes);


+ Cước phí và chi phí( Charges );
+ Giá trị kê khai vận chuyển ( Declare value for carriage);
+ Giá trị khai báo hải quan ( Declare value of costums);
Chức năng của vận đơn:
- Hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người vận chuyển;
- Là bằng chứng người chuyên chở đã nhận hàng;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá;
- Hướng dẫn cho nhân viên hàng không phục vụ, chuyên chở hàng hoá;
- Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá.
10. Quyền và Nghĩa vụ của các chủ thể trong vận chuyển hàng không dân dụng
quốc tế

19
a) Người vận chuyển
 Người vận chuyển theo hợp đồng là: Bên ký kết hợp đồng vận chuyển trực tiếp
với hành khách, người gửi hàng hoặc với đại diện của hành khách hoặc với đại
diện của người gửi hàng.
 Người vận chuyển thực tế là: Người thực hiện toàn bộ hay một phần việc vận
chuyển (toàn bộ hay từng công đoạn) được người vận chuyển theo hợp đồng uỷ
quyền hoặc thuê lại (Xem Điều 151 LHKDDVN 2006)
* Quyền của người vận chuyển
- Yêu cầu người gửi hàng khai và giao cho mình “vận đơn hàng không”;
- Yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện sai nghĩa
vụ đã cam kết trong hợp đồng;
- Kiểm tra giấy tờ của khách hàng;
- Không vận chuyển trong trường hợp bất khả kháng12
* Nghĩa vụ của người vận chuyển
- Vận chuyển đúng thời gian, địa điểm đã cam kết trong hợp đồng vận chuyển
- Đảm bảo an ninh và an toàn cho hành khách;
- Lập và mua cho hành khách, khách hàng các loại giấy tờ cần thiết để xác nhận hợp đồng
vận chuyển đã được ký kết;
- Cấp vé máy bay cho hành khách (Nếu vận chuyển hành khách);
- Cấp vé hành lý cho hành khách (Nếu vận chuyển hành lý).
- Vận chuyển đúng loại máy bay, số hiệu máy bay đã ghi trong vé.
- Trả lại tiền hoặc tiền thừa cho khách hàng trong trường hợp chuyến bay không thực
hiện hoặc áp dụng không đúng giá vé hàng không
- Đảm bảo cho khách hàng sử dụng các điều kiện tốt nhất của chuyến bay
- Thực hiện đúng cam kết đã được quy định về bồi thường thiệt hại;
- Thực hiện đúng các cam kết về cung cấp dịch vụ cho hành khách.

12
Do yếu tố khách quan, tự nhiên không lường trước được: Thiên tai, động đất, sóng thần, … HOẶC Do hành vi:
mệnh lệnh.

20
b) Hành khách
13
Hành khách là những người được vận chuyển hoặc phải vận chuyển tới nơi quy
định với sự thoả thuận của người vận chuyển (IATA)
- Những người không phải hành khách: Tổ bay, nhân viên an ninh, …
- Hành khách là chủ thể không thể thiếu của quan hệ vận chuyển HKDDQT
- Hàng khách không có hoặc hạn chế năng lực hành vi như trẻ em, người mắc bệnh
tâm thần, …phải có người đại diện hợp pháp để gánh chịu các nghĩa vụ pháp lý nhất định
cho họ trong hành trình vận chuyển.
- Mọi hành khách đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
* Quyền của hành khách (LHK VN Điều 147)
- Được chuyên chở trên chuyến bay, đường bay, máy bay đã được ghi nhận trong vé;
- Được mang hành lý xách tay và vật dụng cá nhân lên máy bay khổng phải trả phí
trong giới hạn quy định;
- Đăng ký chỗ trên máy bay và có quyền từ bỏ đăng ký đó trong một thời hạn thích
hợp;
- Sử dụng các dịch vụ trong chuyến bay dành cho HK;
- Khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xẩy ra do lỗi của NVC;
- Sử dụng sự giúp đỡ của NVC khi đi lại trên sân bay.
* Nghĩa vụ của hành khách (LHK VN Điều 148)
- Mua và xuất trình vé máy bay;
- Kiểm tra tính hợp pháp của vé máy bay;
- Lên đúng số hiệu máy bay đã quy định trong vé;
- Ngồi đúng số ghế đã ghi trên vé;
- Lên xuống máy bay đúng các điểm dừng đã ghi trong vé;
- Phải tuân thủ các quy định về hành lý theo yêu cầu của người vận chuyển (trong lượng,
kích thước, loại hành lý, …);
13
“Phải” ở đây mang tính chất nghĩa vụ, ví dụ như tội phạm bị truy nã bắt và dẫn độ về nước, hoặc trục xuất tội
phạm quốc tế

21
- Đưa hành lý xách tay cho người vận chuyển kiểm tra an ninh.
- Tuần thủ điều lệ quy chế vận chuyển
c) Người gửi hàng
Người gửi hàng: Là người gửi một số lượng hàng hoá nhất định theo chuyến bay của
hãng hàng không để được vận chuyển tới nơi mà người gửi hàng đã thoả thuận với người
vận chuyển trong vận đơn hàng không
* Quyền của người gửi hàng

 Gửi một số lượng hàng hoá nhất định theo chuyến bay vận chuyển đến nơi quy
định trong vận đơn mà bên vận chuyển đã đồng ý.
 Được người vận chuyển bảo vệ số lượng, chất lượng hàng hoá mà mnình đã gửi.
 Xử lý hàng hoá bằng cách lấy lại hàng ở sân bay nơi gửi hoặc nơi nhận, hoặc gửi
hàng lại giữa đường khi máy bay hạ cánh;
 Yêu cầu người vận chuyển xuất biên lai hàng hoá riêng biệt cho từng kiện hàng
hoá.
 Đề nghị người khác nhân hàng ở nơi hàng đến hoặc giữa đường 14, hoặc đề nghị
chuyển hàng trở lại sân bay nơi khởi hành với điều kiện là khi xử lý như vậy
không làm thiệt hại cho người vận chuyển
 Yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại xảy ra do lỗi của người vận chuyển.
* Nghĩa vụ của người vận chuyển
Phải lập ba bộ vận đơn hàng không và:
+ Bộ thứ nhất giao cho NVC ghi “ dành cho người vận chuyển”, do người gửi hàng
ký;
+ Bộ thứ hai ghi “ dành cho người nhận hàng” do người gửi hàng và người vận
chuyển cùng ký và gửi kèm theo hàng hoá;
+ Bộ thứ ba do NVC ký và giao cho người gửi hàng sau khi nhận vận chuyển.

 Đóng gói hàng hoá vào các bao, bì, hòm, kiện, … theo đúng yêu cầu của người
vận chuyển
 Chịu trách nhiệm về những khai báo trong chứng từ vận chuyển

14
Phải dừng theo thoả thuận ở trong hành trình, chứ không thích dừng ở đâu thì dừng.

22
 Chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã xảy ra cho người vận chuyển hoặc người
khác vì lỗi ghi hoặc lời khai không hợp lệ hoặc không đầy đủ của mình
 Khai báo các thông tin liên quan đến hàng hoá và mọi giấy tờ cần thiết để khi giao
hàng người nhận hàng thực hiện các thủ tục hải quan
Luật hàng không dân dụng Việt Nam tại Điều 135:

CÁC THIỆT HẠI XẢY RA TRONG VẬN CHUYỂN


+ Tính mạng: Đâm, va, nổ, cháy, chập
+ Sức khoẻ
+ Thời gian: Chậm, trễ;
+ Hành lý xách tay
+ Hàng hoá: Mất, hư hỏng
+ Bưu kiện, bưu phẩm: Theo chế độ chuyển phát của bưu điện
+ Người thứ ba - dưới mặt đất: Các hãng vận chuyển hiện nay tính theo trọng lượng của
chiếc máy bay rơi, nếu máy bay có trọng lượng càng to rơi xuống và va chạm thì sẽ bồi
thường càng lớn và ngược lại
=> Cơ sở pháp lý về bồi thường trong các chuyến bay quốc tế: Công ước Vacsava 1929 +
Nghị định thư + Công ước Moteria. Ở Việt Nam, áp dụng theo Luật hàng không dân
dụng sửa đổi bổ sung 2014
- Khi có thiệt hại, ta tiến hành các bước
 Xác định thiệt hại;
 Xác định lỗi;
Hành khách cũng là chủ thể bồi thường thiệt hại cho hãng vận chuyển, người vận
chuyển, ví dụ như khách mang lên máy bay những thứ vượt quả trọng tải/ hàng cấm,
không tuân thủ các quy định làm ảnh hưởng đến máy bay, gây thiệt hại cho người vận
chuyển
Người nhận hàng cũng có lỗi VD: 15/4 đến cảng Tân Sơn Nhất nhận hàng được gửi,
nếu như không đến nhận giống vận đơn hàng không ghi nhận => diện tích kho bãi bị

23
ảnh hưởng, sắp xếp kế hoạch nhận hàng hoá của chuyến bay tiếp bị ảnh hưởng, chi
phí lưu kho bãi.
 Khiếu nại;
 Khởi kiện [Xác định cơ quan tài phán 15, nếu như đây là chuyến bay quốc tế thì xác
định như thế nào?]
=> Dò danh sách quốc gia thành viên áp dụng, Tại Toà án nơi người bị thiệt hại
mang quốc tịch hoặc bất kì quốc gia nào , tuỳ thuộc vào vé điều kiện vận chuyển.
Toà án nơi có trụ sở chính của người vận chuyển VD: Hàng Air France trụ sở
chính là Pari thì sẽ kiện tại nơi toà có trụ sở chính. Nơi người vận chuyển mang
quốc tịch.
Toà án nơi HĐ được kí kết, nơi kí kết HĐ.
Câu hỏi 1: Chuyến bay có thông số sau đây: Bay từ Việt Nam – Pháp
+ Hàng hàng không Air Frace (trụ sở chính tại Pari);
+ Hợp đồng được kí kết tại Tokyo, vé mua tại Tokyo;
+ Thiệt hại về tính mạng;
+ Người bị thiệt hại là công dân mang quốc tịch Brazil
a) Nếu bạn là Luật sư tư vấn thì bạn sẽ tư vấn cho thân chủ của mình khởi kiện ở
đâu? Tại sao?
b) Nếu người bị thiệt hại là công dân Việt Nam, hỏi sẽ sử dụng Luật hàng không
dân dụng VN hay vận dụng các công ước quốc tế để giải quyết việc này.
Giải:
a) Lý do là vì chuyến bay này xuất phát từ Việt Nam và đi đến Pháp, nơi trụ sở
chính của hãng hàng không Air France. Việc khởi kiện tại Pháp sẽ giúp cho thân
chủ của mình có cơ hội đòi lại được bồi thường công bằng từ hãng hàng không Air
France.
Hơn nữa, trong trường hợp này, thương vong là về tính mạng và nạn nhân bị thiệt
hại mang quốc tịch Brazil. Pháp là thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và
cũng là một trong những nước có chính sách pháp lý tốt về bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng. Do đó, pháp luật tại Pháp cũng sẽ đảm bảo quyền lợi của nạn
nhân bị thiệt hại.

15
Tài phán trọng tài, Tài phán Toà án, Nếu các bên đã thoả thuận trong vận đơn hoặc điều kiện vận chuyện chọn tài
phán nào thì áp dụng theo sự thoả thuận của các bên. Toà án có mấy dạng toà án, Theo công ước Vacsava 1929, sửa
đổi bổ sung năm …, + Nghị định thư Lahey + Công ước Monteria

24
Ngoài ra, việc hợp đồng được kí kết tại Tokyo và vé mua tại Tokyo không ảnh
hưởng đến quyết định khởi kiện tại Pháp, vì Pháp là nơi trụ sở chính của hãng
hàng không Air France.
Vì vậy, với những lý do trên, tôi khuyến nghị thân chủ của mình khởi kiện tại
Pháp để đòi lại bồi thường công bằng từ hãng hàng không Air France.
b) Nếu người bị thiệt hại là công dân Việt Nam, tùy thuộc vào các quy định pháp
luật cụ thể, tôi sẽ tư vấn sử dụng Luật hàng không dân dụng Việt Nam hoặc vận
dụng các công ước quốc tế để giải quyết việc này. Nếu hành khách đã mua vé tại
Việt Nam, các quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam có thể được áp
dụng. Tuy nhiên, nếu vụ việc xảy ra trên chuyến bay quốc tế và các hành khách
đều đến từ các quốc gia khác nhau, việc vận dụng các công ước quốc tế có thể
giúp giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả hơn.
ĐỀ THI: Câu hỏi nhận định + Bài tập tình huống
Câu 1: Anh chị hãy chứng nhận định sau đây: “Luật hàng không quốc tế là một
ngành luật mà đối tượng điều chỉnh của nó có sự pha trộn giữa các quy định của
Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luật
dân sự)”
Bài ghi phía trên Trang 4 & 5
Câu 2: Anh chị hãy cho biết, biểu tượng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
và biểu tượng của hãng hàng không quốc gia Lào (dành cho sinh viên Lào) và
qua đó hãy phân tích ý nghĩa, giá trị pháp lý và giá trị thương mại của biểu
tượng đó.
<Tài liệu Tổng ôn Tr12>
*Việt Nam
– Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng
mới “Bông Sen Vàng”. Sản phẩm là sáng tác của họa sĩ Victor Kubo – Người Nhật
Bản và là kết quả của hơn 10 năm tìm kiếm và thử nghiệm để xây dựng mẫu biểu
trưng tổng thể của Vietnam Airlines.
– Theo VNA, Hoa Sen – một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người
Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa
cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp,

25
đĩnh đạc. Ngoài ra, màu vàng của hoa sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo,
sang trọng. Mặt khác, theo triết lý ngũ hành, màu vàng còn tượng trưng cho màu của
đất, màu của con người… Chọn hoa sen vàng, đó là bức thông điệp mà Hãng Hàng
không Vietnam Airlines gửi đến mọi người: “Vietnam Airlines – Hãng Hàng không
của người Việt Nam”.
*Lào
– Bông hoa này thường được miêu tả như một bông hoa dại màu vàng, có tên là
"Dok Champa" (hay còn gọi là Champa, Plumeria).
– Dok Champa là loài hoa đặc trưng và được coi là biểu tượng quốc gia của Lào.
Hoa này thường được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống và là một phần quan
trọng của văn hóa Lào. Nó tượng trưng cho sự đẹp, tinh khiết và thanh tao.
– Việc sử dụng biểu tượng Dok Champa trong hãng hàng không quốc gia Lào có
thể mang ý nghĩa về sự đại diện cho văn hóa và đặc trưng của Lào. Nó cũng có thể thể
hiện sự tự hào của hãng hàng không quốc gia Lào trong việc giới thiệu quốc gia và
văn hóa của mình đến với thế giới.
Câu 3: Anh chị hãy nêu và phân tích giá trị pháp lý của các loại chứng từ trong
vận chuyển hàng không quốc tế.
<Mục 9, bài ghi phía trên Tr 18 – 19 – 20>
Câu 4: Anh chị hãy cho biết ý nghĩa pháp lý của quy định thời gian bay trong các
điều ước về an ninh hàng không quốc tế.
- Thời gian bay của CƯ Tokyo 1963: Kể từ thời điểm nổ máy nhằm mục đích cất
cánh tới thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh
- Thời gian bay của CƯ La Haye 1970: Khi tất cả các cửa ngoài của máy bay được
đóng lại sau khi đã xếp tải tới thời điểm mà bất kỳ một cửa nào như vậy được mở để
dỡ tải. - Thời gian bay CƯ Montréal 1970: Kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa
ngoài được đóng lại sau khi xếp tải tới thời điểm khi mà bất kỳ cửa nào như vậy được
mở ra để dỡ tải.
=> Thời gian bay trong CƯ La Haye 1970 ngắn hơn so với CƯ Tokyo 1963. Thời
điểm bắt đầu của CƯ La Haye muộn hơn rất nhiều vì phải nổ máy trước rất lâu rồi
mới mở cửa cho hành khách, hành lý, hàng hóa lên và sau đó mới đóng cửa lại nên nổ

26
máy nhằm mục đích cất cánh sớm hơn nhiều so với việc đóng cửa máy bay sau khi đã
xếp tải. Thời điểm kết thúc của CƯ La Haye thì muộn hơn 1 chút so với CƯ Tokyo vì
phải dừng máy bay rồi mới mở cửa. Thời gian bay CƯ Montréal 1970 giống CƯ La
Haye 1970.
Quy định thời gian bay trong các điều ước về an ninh hàng không quốc tế có ý
nghĩa pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật trong quá trình vận
chuyển hàng hóa và khách hàng. Cụ thể, quy định thời gian bay của các chuyến bay
được xác định để đảm bảo rằng các chuyến bay được điều hành đúng theo lịch trình
được công bố và tuân thủ các quy định an ninh và an toàn liên quan đến chuyến bay.
Các quy định này cũng đóng vai trò quan trọng trong giám sát sự tuân thủ của các
hãng hàng không với các quy định an ninh hàng không, đảm bảo sự đồng nhất và tuân
thủ theo một tiêu chuẩn quốc tế. Nếu không tuân thủ các quy định này, các hãng hàng
không có thể bị phạt hoặc cấm bay tại một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Câu 5: Nếu được tư vấn cho khách hàng liên quan đến bồi thường thiệt hại do
vận chuyển chậm trễ theo quy định của Công ước Montréal 1999 thì anh, chị sẽ
tư vấn cho khách hàng của mình khởi kiện ở đâu, cơ quan tài phán nào? Tại
sao?
Theo khoản 1, Điều 33, Công ước Montréal 1999: “Một hành động gây thiệt hại phải
bị xét xử, theo quyền lựa chọn của người khởi kiện, trong lãnh thổ của một trong các
nước thành viên,hoặc trước toà án tại cơ sở của người chuyên chở, hoặc địa điểm
kinh doanh chính, hoặc địa điểm kinh doanh qua đó hợp đồng được thực hiện hoặc
trước toà án tại nơi đến”.

27
TỔNG HỢP ĐỀ THI
1. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 01
Nhận định
Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? (5 điểm)
1 – Hiệp hội các hãng vận tải quốc tế IATA là tổ chức quốc tế liên CP vì thành
viên của nó là các quốc gia độc lập có chủ quyền.
Sai, thành viên của IATA không phải là các QG mà là các hãng hàng không.
2 – Chế độ pháp lý của vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và tiếp giáp lãnh
hải là giống nhau.
Sai. Vì vùng tiếp giáp lãnh hải là bộ phận lãnh thổ QG nên vùng trời của bộ phận này
cũng thuộc QG. Nhưng vùng đặc quyền kinh tế không phải lãnh thổ QG nên vùng trời
của bộ phận này không phải của QG. Như vậy, chế độ pháp lý đối với các vùng này là
khác nhau.
3 – Các hãng hàng không mang quốc tịch VN có thể liên danh với các hãng hàng
không mang quốc tịch của quốc gia khác để khai thác các chuyến bay quốc nội với
điều kiện hãng nước ngoài có CP không quá 49%.
Đúng, thương quyền 8
4 – Hành vi chuyển giao thông tin mà thông tin đó có thể gây nguy hiểm cho an
ninh hàng không là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS 2015 (nếu đúng thì
hành vi này được quy định trong điều khoản nào)
Theo khoản 1, Điều 278, Bộ luật hình sự số 01/VBHN-VPQH
5 – Xác định quốc tịch của phương tiện bay thực chất là xác định quyền nghĩa
vụ của người khai thác tàu bay với quốc gia đăng tịch phương tiện bay và ngược lại.

Bài tập
Chuyến bay của hãng hàng không quốc gia VN – Vietnam Airlines – thực hiện hành
trình bay HN- TP HCM – Paris. (5 điểm)
Hỏi:
1 – Toàn bộ hành trình của chuyến bay nói trên là chuyến bay quốc tế? Tại sao?
Đúng, vì điểm đi và điểm đế nằm ở hai QG khác nhau.CSPL: khoản 2 Điều 1
Montreal 1999.

28
2 – Giả sử hành khách mang quốc tịch VN đi chuyến bay trên, theo anh/chị nếu có
thiệt hại xảy ra đối với hành lý, hàng hóa, họ có thể khởi kiện ở cơ quan tài phán nào? Cơ
quan tài phán nào là phù hợp nhất? Tại sao?
TA tại lãnh thố của một trong các bên ký kết
TA nơi ở cố định của người vận chuyền hoặc nơi có trụ sở kinh doanh của người vận
chuyển.
TA nơi HÐ được ký kết.
TA nơi đến.
CSPL: Diều 28 Vacsava, Điều 33 Montreal.1999
TA nơi xảy ra thiệt hại, theo khoản 2 Điều 33 Montreal.1 999
3 – Giả sử chuyến bay nói trên bị khủng bố, hậu quả xảy ra trên bầu trời Thái Lan,
hỏi quốc gia nào có thẩm quyền xét xử vụ án trên? Vì sao?.
- Nơi người vận chuyển cư trú
- Nơi ký kết HĐ
- Điểm đến
- Nơi xảy ra thiệt hại

29
2. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 02
Nhận định
Cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn. (5 điểm)
1 – Luật HKDDQT điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến hàng không.
Sai, Luật hàng không dân dụng quốc tế chỉ điều chỉnh các hoạt động hàng không dân
dụng như quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt
động bay, an ninh hàng không,... và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân
dụng.Luật HKDDQT không điều chỉnh các hoạt động của tàu bay công vụ như tàu bay
quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử
dụng cho mục đích công vụ nhà nước.CSPL: khoản a Điều 3 Chicago.
2 – Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho hành khách, hành lý, hàng hóa đều
phải tính bằng hoặc hơn mức quy định của Công ước Montreal 1999.
Điều 22 - Công ước Montreal 1999
3 – Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, hành vi cung ứng
thông tin gây nguy hiểm cho chuyến bay bị coi là phạm tội.
Sai, Bị coi là tội phạm khi hành vi cung cấp thông tin sai đến mức gây uy hiếp an
toàn của tàu đang bay hoặc trên mặt đất. CSPL: khoản 4, Điều 278 BLHS 2015
4 – Người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với hành khách, hành lý, hàng hóa trong suốt quá trình bay.
Quá trình bay có giống với thời gian bay không???
Nếu quá trình bay bao gồm thời gian trên máy bay + trong quá trình lên xuống máy
bay đối với hành khách và bao gồm khoảng thời gian hành lý nằm trong sự quản lý của
người chuyên chở đối với hành lý thì câu này đúng.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 17 Montreal 1999
5 – Luật HKDDQT điều chỉnh mối quan hệ giữa các Hãng hàng không với nhau
trong quá trình khai thác các đường bay quốc tế
Sai, Luật HKDDQT điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia
và các chủ thể khác của luật quốc tế trong quá trình khai thác đường bay, sân bay và các
hoạt động của tổ chức hàng không quốc tế.
Lý thuyết
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau (Không được quá 15 dòng)

30
1 – Hãy cho biết thương quyền trong vận chuyển HKDDQT là gì? Điều kiện để
các Hãng hàng không được khai thác thương quyền là gì?
2 – Người vận chuyển HKDD phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
những trường hợp nào? Các căn cứ để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?
Cơ sở pháp lý?
3 – Theo anh chị, khi xảy ra thiệt hại đối với hành khách trong vận chuyển
HKDDQT, có thể khởi kiện tại những tòa án của những nước nào? Hành khách nên
chọn Tòa án nước nào là tốt nhất?
 TA tại lãnh thổ của một trong các bên ký kết
 TA nơi ở cố định của người vận chuyền hoặc nơi có trụ sở kinh doanh của người
vận chuyến.
 TA nơi HÐ được ký kết.
 TA nơi đến.
 CSPL: Điều 28 Vacsava, Điều 31 Montreal.
 TA nơi xảy ra thiệt hại

31
3. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 03
Nhận định
Cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn.
1 – Trong mọi trường hợp, các quốc gia chỉ cấp thương quyền cho các hãng
hàng không mang quốc tịch nước mình hoặc nước mà mình có ký kết hiệp định vận
chuyển hàng không quốc tế.
Sai, Quốc gia cũng có thể cấp thương quyền trực tiếp cho một hãng hàng không nước
ngoài mà Quốc gia đó không ký kết hiệp định nào với mình trong thời gian tạm thời vào
trường hợp đặc biệt. Việc này được thực hiện một cách đột xuất và hạn chế.
2 – Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.
Đúng. Xem tiểu luận thạc sĩ Huỳnh Thị Tố Quyên
3 – Thời gian bay theo Công ước Tokyo 1963 về các hành vi phạm tội và các
hành vi khác được thực hiện trên máy bay, Công ước Lahay 1970 về trừng trị việc
chiếm giữ máy bay bất hợp pháp, Công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành
vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT là giống nhau.
Sai, khác nhau. CSPL: khoản 3 Điều 1 Tokyo, khoản 1 Điều 3 Lahay 1970, khoản a
Điều 2 Montreal 1971.
4 – Điều kiện để người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
hành lý, hàng hóa là thiệt hại phải xảy ra trong thời gian bay.
Sai, TH thiệt hại xảy ra đối với hành lý ký gửi, người chuyên chở có trách nhiệm bồi
thường khi thiệt hại xảy ra trên máy bay hoặc trong khoảng thời gian hành lí ký gửi nằm
trong sự quản lý của người chuyên chở.
CSPL: khoản 2 Điều 17 Montreal 1999
5 – Các thành viên của Ủy ban không lưu thuộc Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế là đại diện của các quốc gia mà họ là công dân trong hoạt động của tổ chức
này.
Đúng, Thành viên Ủy ban không lưu gồm 15 người được Hội đồng chỉ định trong số
những người được các QG ký kết đề nghị.
CSPL: Điều 56 Chicago
Lý thuyết
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1 – Chứng từ vận chuyển là gì? Chứng từ vận chuyển bao gồm những loại nào?

32
Chứng từ vận chuyển là tất cả các loại hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa người
vận chuyển và hành khách. Bao gồm:
- Vé hành khách (nếu vận chuyển là hành khách);
- Vé hành lý (nếu vận chuyển là hành lý);
- Vận đơn hàng không (nếu vận chuyển là hành lý ký gửi).

2 – SDR là gì? Vai trò của SDR trong vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt
động HKDDQT?
SDR là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ tiền quốc tế IMF phát hành, phân bổ cho các
nước thành viên một lượng theo tỷ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF.Tuy SDR là
một đơn vị tiền tệ nhưng nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà chỉ có ý nghĩa
thanh toán quốc tế.
Trong vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động HKDDQT, SDR đóng vai trò là
một đơn vị tiền tệ có ý nghĩa tính toán.Có thể chuyển đổi thành tiền QG trong quá trình tố
tụng, phù hợp với giá trị tiền tệ tại thời điểm xét xử.
3 – Chức năng của cảng hàng không sân bay là gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 3424/QĐ-BGTVT năm 2017 có quy định về vị trí và chức
năng của Cảng vụ hàng không như sau:

Vị trí và chức năng


1. Cảng vụ hàng không trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay theo quy định
của pháp luật.
2. Cảng vụ hàng không có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu
riêng và được mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có tên giao dịch bằng
tiếng Anh theo quy định của pháp luật.

Cảng vụ hàng không trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam thực hiện quản lý nhà
nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay, có tư cách pháp nhân,
có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản riêng, có tên giao
dịch bằng tiếng Anh theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không là gì?

33
Căn cứ Điều 2 Quyết định 3424/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định nhiệm vụ và quyền
hạn của Cảng vụ hàng không như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn


1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không theo quy định tại Điều 60
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Thực thi nhiệm vụ của Nhà chức trách hàng không tại Cảng hàng không, sân bay
trong phạm vi quản lý theo quy định.
3. Thực hiện cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng dài hạn và ngắn
hạn tại các cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
4. Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ theo quy định của
pháp luật.
5. Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng
không tại cảng hàng không, sân bay.
6. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài
chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
7. Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, báo cáo Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; xây dựng trình Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, tổ chức sử dụng, quản lý cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý
của Cục Hàng không Việt Nam; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức, viên chức và người, lao động thuộc quyền quản lý.
8. Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê,
báo cáo theo quy định.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam giao và theo quy định của pháp luật.

Cảng vụ hàng không có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không theo quy định. Thực thi
nhiệm vụ của Nhà chức trách hàng không tại Cảng hàng không, sân bay trong phạm vi
quản lý theo quy định. Thực hiện cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh có giá trị sử dụng

34
dài hạn và ngắn hạn tại các cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý theo quy
định.

Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ theo quy định của pháp
luật. Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng không
tại cảng hàng không, sân bay. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
phê duyệt kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, báo cáo Cục trưởng Cục Hàng không Việt
Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; xây dựng trình Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, tổ chức sử dụng, quản lý cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý
của Cục Hàng không Việt Nam; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức, viên chức và người, lao động thuộc quyền quản lý.

Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Quản lý tài sản, tài chính; thực hiện chế
độ thống kê, báo cáo theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam giao và theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng không?

Tại Điều 3 Quyết định 3424/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Cảng vụ hàng không như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động


1. Một cảng hàng không, sân bay do một Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về hàng không.
2. Một Cảng vụ hàng không có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng
không tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, giải thể Cảng vụ hàng
không và giao phạm vi quản lý cho Cảng vụ hàng không theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam.
4. Tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng không phải tuân thủ quy định của Quyết
định này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các quy định khác có liên quan của pháp

35
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.

Một cảng hàng không, sân bay do một Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về hàng không. Một Cảng vụ hàng không có thể thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hàng không tại một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, giải thể Cảng vụ hàng không và
giao phạm vi quản lý cho Cảng vụ hàng không theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng
không Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng không phải tuân thủ quy định
của Quyết định này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các quy định khác có liên
quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.

Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ hàng không?

Tại Điều 4 Quyết định 3424/QĐ-BGTVT năm 2017 quy định cơ cấu tổ chức của Cảng
vụ hàng không như sau:

Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ hàng không


1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảng vụ hàng không gồm có:
a) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính; phòng Pháp
chế - Thanh tra; phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Giám sát an ninh hàng không;
phòng Giám sát an toàn hàng không; phòng Giám sát chất lượng dịch vụ và vận tải hàng
không; phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay;
b) Các Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng hàng không, sân bay.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định thành lập và quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này theo đề nghị của
Giám đốc Cảng vụ hàng không.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảng vụ hàng không gồm có: Các phòng chuyên môn
nghiệp vụ; Các Đại diện Cảng vụ hàng không tại Cảng hàng không, sân bay.

36
4 – Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, những cơ quan nào có thẩm quyền
cấp phép bay qua vùng trời VN? (Chỉ nêu tên cơ quan có thẩm quyền).
Theo Điều 7, Nghị định 111-HĐBT - của hội đồng bộ trưởng số 111-HĐBT ngày 2-
7-1988 về những quy định đối với phương tiện bay nước ngoài bay đến, bay đi, bay trong
và bay qua vùng trời nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
- Các phương tiện bay của nước ngoài thuộc phạm vi Hiệp định vận chuyển hàng
không đã ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc đã được phép bay
đến, bay đi, bay trong hoặc bay qua vùng trời Việt Nam, nay muốn thực hiện các chuyến
bay không thường xuyên đến Việt Nam, hoặc bay tăng chuyến, hoặc thay đổi lịch bay
phải xin phép Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trước 7 ngày.
- Các phương tiện bay nước ngoài chưa có giấy phép bay muốn bay vào, bay qua
vùng trời Việt Nam phải xin phép Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
qua Bộ Ngoại giao trước 7 ngày, hoặc qua Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán
của Việt Nam ở nước ngoài trước 10 ngày
- Bộ GTVT (Điều 17, LHKDDVN)
- Cục hàng không VN (điểm c khoản 8 Điều 2 và điểm g khoản 12 Điều 2 Quyết định
94/2009/QĐ-TTg về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục
hàng không việt nam trực thuộc bộ giao thông vận tải.

37
4. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 04
Nhận định
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
1 – Theo Công ước Montreal 1971 về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại
an toàn hoạt động HKDDQT, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là
thời gian bay của phương tiện bay đó.
Đúng, thời gian khai thác trong mọi trường hợp sẽ được kéo dài trong suốt toàn bộ
thời gian tàu bay đang bay như được xác định trong khoản a Điều 2 Montreal 1971.
CSPL: khoản a, b Điều 2 Montreal 1971.
2 –Theo Công ước Chicago 1944, tất cả các chuyến bay quốc tế không định kỳ
đều phải xin phép trước mới được phép bay và vùng trời của các quốc gia.
Sai. Điều 5 Chicago 1944 các quốc gia ký kết thoả thuận rằng, phụ thuộc vào công
ước này, việc bay vào hay bay qua không hạ cánh trên lãnh thổ của nước mình và hạ cánh
không nhằm mục đích thương mại mà không cần có phép trước.
3 – Khi phát hiện ra thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa, người bị thiệt hại có thể
ngay lập tức khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.
Sai, Trước khi khởi kiện, người có quyền khởi kiện phải khiếu nại bằng văn bản đến
người vận chuyển trong thời hạn phù hợp.
CSPL: khoản 2 Điều 170 Luật HKDDVN, khoản 2 Điều 31 Montreal 1999
4 – Sau khi đã thiết lập hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển không có quyền
từ chối vận chuyển trừ khi do quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sai, Ngoài lý do theo yêu cầu của nhà nước có thẩm quyền.Người vận chuyển còn có
quyền vận chuyển hành khách đã có vé nếu thuộc các TH từ khoản 1 đến khoản 6 Điều
146 Luật HKDDVN.
5 – Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý,
hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.
Sai, nếu hành khách có sự kê khai đặc biệt giá trị hành lý và trả một khoản tiền bổ
sung thì khi có thiệt hại đối với hành lý, người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường
một khoản tiền không vượt quá số tiền đã công bố. CSPL: khoản 2 Điều 22 Montreal
Lý thuyết
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
1 – Đối tượng điều chỉnh của Luật HKDD là gì? ĐỐi tượng này có gì khác so với
đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế nói chung?

38
Theo Điều 1, Luật HKDDVN, xem bài ghi phía trên, đối tượng điều chỉnh của Luật
HKDDVN có bao gồm cả công pháp + tư pháp
Luật quốc tế: điều chỉnh quan hệ quốc tế (Giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và
các chủ thể khác của luật quốc tế). Đặc trưng về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
hàm chứa hai yếu tố chính. Một là, các quan hệ thuộc điều chỉnh của luật quốc tế là
những quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội vượt khỏi phạm vi
lãnh thổ của các quốc gia. Hai là, những quan hệ này là những quan hệ chỉ phát sinh giữa
các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế mà thôi => Chỉ là công pháp mà thôi

39
5. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 05
Nhận định
Anh/chị cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
1 – Nguồn của Luật HKDDQT bao gồm và Điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế.
Sai, Nguồn của Luật HKDDQT còn bao gồm các công ước liên quan đến lĩnh vực
dân sự, an ninh hàng không, các quuy tắc, thể lệ, do ICAO soạn thảo, các tiêu chuẩn do
IATA soạn thảo.
2 – Vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia nên các
chuyến bay không thường lệ đều phải xin một giấy phép đặc biệt mới được bay vào
vùng trời của quốc gia.
Đúng, Tàu bay chỉ được phép khai thác vùng trời VN khi có giấy chứng nhận đủ điều
kiện bay còn hiệu lực do Bộ GTVT cấp hoặc công nhận.CSPL: Điều 17 Luật HKDDVN.
Không một tàu bay nào của quốc gia kết ước được bay qua lãnh thổ của một quốc gia
ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó mà không được phép bằng sự thỏa thuận đặc biệt
hoặc bằng cách khác và phải tuân thủ các điều kiện của giấy phép đó.CSPL: khoản c điều
3 Chicago.
3 – Trong mọi trường hợp người sử dụng thực tế phương tiện bay phải bồi
thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba dưới mặt đất.
Sai, Người sử dụng phương tiện bay chỉ phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người
thứ ba dưới mặt đất nếu chứng minh được tàu bay đang bay, người, vật chất từ tàu đang
rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại.
CSPL: khoản 3 Điều 177, khoản 1 Điều 175 Luật HKDDVN.
4 – Các Hãng hàng không được cấp thương quyền có thể mua bán lại các
thương quyền cho các hãng khác.
Sai, Các hãng hàng không được cấp thương quyền vận chuyển thì không được
chuyển giao cho nhau. Đây là quyền được tự do giao thông, khai thác vận tải thương mại
trong vận chuyển hàng không giữa các quốc gia ký kết. Các thương quyền này được trao
cho nhau giữa các quốc gia ký kết, và các hãng hàng không nhận được thương quyền từ
QG mình. Các hãng hàng không không được mua bán thương quyền này.
Lý thuyết

40
1 – Tính chất chủ quyền của vùng trời quốc gia là gì? Trên cơ sở chủ quyền,
quốc gia được quyền xử lý đối với máy bay nước ngoài nước ngoài vi phạm vùng
trời của mình như thế nào?
2 – Theo quan điểm của các nước, vấn đề định danh tội liên quan đến an ninh
hàng không thường được xác định như thế nào?./.

41
6. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 06
Nhận định
Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau (mỗi câu không quá 10 dòng)
1 – Có những loại vận đơn hàng không nào?
Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:

– Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill):

Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên
vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do
đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.

– Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):

Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận
dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification).

Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:

– Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB):

Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ
hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa
người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ
hàng lẻ.

– Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):

Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận
hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng
không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom
hàng.

Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như
sau:

Tại sân bay đến, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng
không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà
chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

2 – Nêu điều kiện áp dụng Công ước Tokyo 1963, Công ước Lahay 1970, Công
ước Montreal 1971 trong lĩnh vực an ninh hàng không?

42
3 – SDRs là một đơn vị tiền tệ, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế giống
như các loại tiền tệ thông thường.
Sai, SDRs là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ tiền quốc tế IMF phát hành, phân bổ cho
các nước thành viên một lượng theo tỷ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF.Tuy
SDRs là một đơn vị tiền tệ nhưng nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà chỉ có ý
nghĩa thanh toán quốc tế.
CSPL: khoản 1 Điều 23 Montreal 1999.
4 – Mỗi quốc gia chỉ có một vùng thông báo bay (FIR)
Sai. Theo ICAO, một QG có thể thành lập một hay nhiều FIR tùy thuộc vào tình hình
cục thể của nước đó. Ngược lại, vùng trời của nhiều QG vẫn có thể được sắp xếp vào một
FIR.
Lý thuyết
1 – Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc xác định quốc tịch cho phương tiện bay.
<Xem bài ghi phía trên Trang 8>
1. Luật pháp và quy định: Quốc tịch của phương tiện bay quyết định phạm vi áp
dụng của các quy định, quyền và trách nhiệm pháp lý liên quan đến vận chuyển
hàng không. Điều này bao gồm cả luật pháp quốc gia và các hiệp định quốc tế
liên quan đến an toàn hàng không, bảo vệ môi trường, quyền hành khách và các
quy định khác.
2. Trách nhiệm và bồi thường: Quốc tịch của phương tiện bay có thể ảnh hưởng đến
trách nhiệm và bồi thường trong trường hợp tai nạn, hỏa hoạn hoặc các vụ vi
phạm pháp lý khác. Luật pháp của quốc gia đó quy định các quyền và trách
nhiệm của chủ sở hữu và nhà vận hành phương tiện bay.
3. Quyền sở hữu và kiểm soát: Quốc tịch của phương tiện bay liên quan đến quyền
sở hữu và kiểm soát của quốc gia đó đối với phương tiện bay. Quốc gia có thể áp
dụng quyền kiểm soát, giám sát và quản lý về các vấn đề như đăng ký, bảo
dưỡng, kiểm định an toàn và tuân thủ quy định hàng không.
4. Quan hệ quốc tế: Quốc tịch của phương tiện bay có thể ảnh hưởng đến quan hệ
quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực hàng không. Các hiệp định
hai bên, thỏa thuận vận chuyển hàng không và các vấn đề khác có thể được thiết
lập dựa trên quốc tịch của phương tiện bay.

2 – Chứng minh vùng thông báo bay không phải là ranh giới xác định chủ
quyền đối với vùng trời của các quốc gia.
Vùng thông báo bay (FIR - Flight Information Region) là một khái niệm trong hàng
không, được sử dụng để quản lý không gian hàng không. Một FIR được xác định bởi một

43
quốc gia hoặc một nhóm quốc gia và được sử dụng để điều khiển hoạt động bay trong
không gian đó. Tuy nhiên, vùng thông báo bay không phải là ranh giới xác định chủ
quyền đối với vùng trời của các quốc gia. Dưới đây là một số lý do và ví dụ để chứng
minh điều này:
i. Chủ quyền vùng trời: Mỗi quốc gia có chủ quyền đối với không gian trên lãnh
thổ của mình, thường là từ mặt đất lên đến không gian vô hạn. Quyền chủ
quyền này được công nhận quốc tế và được quy định trong Công ước về Bầu
trời Mở Chicago 1944 của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tuy nhiên, quyền chủ quyền này không được mở rộng cho vùng thông báo
bay. Một quốc gia có thể quản lý FIR của mình, nhưng không có quyền chủ
quyền trực tiếp trên không gian của các quốc gia khác trong FIR đó.
ii. Sự chia sẻ không gian: Vì hàng không là một hoạt động quốc tế và cần sự hợp
tác giữa các quốc gia, nên không gian hàng không được chia sẻ. Các quốc gia
cùng tồn tại và hoạt động trong cùng một vùng thông báo bay có thể cần phối
hợp để đảm bảo an toàn bay và hiệu suất của hệ thống hàng không. Điều này
đòi hỏi sự hợp tác và thoả thuận giữa các quốc gia, và không đơn thuần là vấn
đề chủ quyền đối với từng vùng thông báo bay.
iii. Ví dụ về chia sẻ FIR: Một ví dụ điển hình là vùng thông báo bay của các quốc
gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU). EU đã thiết lập một số FIR chung,
như FIR của Liên minh Châu Âu trên không gian của các nước thành viên.
Trong trường hợp này, các quốc gia vẫn giữ chủ quyền đối với không gian của
mình, nhưng họ chia sẻ quyền điều khiển và quản lý không gian hàng không
thông qua một FIR chung. Điều này cho phép các chuyến bay diễn ra một cách
liền mạch và hiệu quả hơn. Ví dụ, vùng thông báo bay chung giữa hai quốc gia
có thể được thiết lập nhằm tối đa hóa sự linh hoạt trong việc định tuyến các
chuyến bay và giảm thiểu thời gian và năng lượng tiêu hao. Điều này đặc biệt
quan trọng khi có sự giao cắt giữa các tuyến bay và quỹ đạo bay của các quốc
gia khác nhau.
iv. Quản lý không gian không hiệu quả: Nếu vùng thông báo bay được coi là ranh giới
xác định chủ quyền đối với không gian hàng không, việc quản lý và kiểm soát hoạt
động bay sẽ trở nên rất phức tạp và không hiệu quả. Thay vì định tuyến các chuyến
bay trên cơ sở chủ quyền từng quốc gia, việc chia sẻ vùng thông báo bay cho phép
các quốc gia làm việc cùng nhau để tăng cường an toàn, hiệu quả và tiết kiệm năng
lượng.

44
45
7. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 07
Bài tập
Hành khách mua vé máy bay của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam
(Vietnamairline) bay từ TP. Hồ Chí Minh sang Paris (Pháp). Hãng hàng không
Vietnamairline thực hiện việc chuyên chỏ hành khách này đến Dubai, sau đó hành khách
được chuyển lên máy bay của hàng Quantas để bay từ Dubai sang Paris.
Bằng kiến thức đã học, anh chị hãy cho biết:
1 – Giả sử trong hành trình từ Dubai sang Paris, hành lý ký gửi của hành khách trên
bị thất lạc thì hành khách có thể khiếu nại đến hãng hàng không nào?. Tại sao?.
2 – Trong trường hợp hãng hàng không không giải quyết thỏa đáng đơn khiếu nại của
hành khách thì hành khách này có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án của quốc gia nào?
Theo anh chị, hành khách nên chọn khởi kiện ở tòa án nước nào sẽ có lợi nhất?

46
8. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 08
Nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1 – Nguồn của luật hàng không dân dụng quốc tế chính là nguồn của luật quốc
tế.
2 – Vận chuyền có điểm đi và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một quốc gia thì
không được xem là vận chuyển hàng không quốc tế.
3 – Ngoài phi hành đoàn, tất cả những người có mặt trên chuyến bay đó đều là
hành khách.
Các chuyên gia và nhà nghiên cứu: Trong một số trường hợp, các chuyên gia và nhà
nghiên cứu có thể được phép lên máy bay để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, đo
lường hoặc giám sát đặc biệt liên quan đến khoa học hàng không hoặc các dự án nghiên
cứu.
4 – Trong mọi trường hợp có thiệt hại đối với hành lý (cả hành lý xách tay và
hành lý ký gửi) thì người vận chuyển phải bồi thường.
Bài tập
Mới đây, trong chuyến bay của hãng United Airlines, do chuyến bay bị bán vé trước
quá nhiều nên hãng đã chọn “ngẫu nhiên” một số hành khách phải xuống máy bay để
nhân viên hãng có chỗ ngồi trên chuyến bay.
Có hai hành khách đã đồng ý với yêu cầu của hãng và được trả 800 USD (tương
đương 17 triệu VND). Tuy nhiên, một hành khách “được chọn”, tự nhận là bác sĩ không
đồng ý rời máy bay, vì có hẹn với bệnh nhân của mình vào ngày hôm sau. Thế nhưng,
hành khách này đã bị nhân viên của hãng này hành hung và bị buộc phải rời khỏi máy
bay. Anh chị hãy bình luận sự việc trên.

47
9. Đề thi môn luật Hàng không dân dụng quốc tế số 09
Nhận định
Nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích? (6 điểm)
1 – Thẩm quyền tài phán hình sự đối với các tội phạm an ninh hàng không luôn
thuộc về quốc gia nơi phương tiện bay mang quốc tịch.
2 – Các quốc gia có thể sử dụng mọi biện pháp cần thiết để trừng phạt các
phương tiện bay nước ngoài xâm phạm trái phép vùng trời của mình.
3 – Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại xảy ra
cho hành khách trong thời gian vận chuyển.
4 – Tất cả phương tiện bay của các quốc gia đều đương nhiên được hưởng
thương quyền 1 và 2 để đảm bảo hoạt động hàng không dân dụng quốc tế.
5 – Mọi chuyến bay có điểm đi, điểm đến nằm ở quốc gia khác nhau hoặc ở một
quốc gia nhưng có điểm dừng ở một quốc gia khác đều là chuyến bay quốc tế.
Sai. Theo phần ghi phía trên Tr 10 - 11
6 – Theo BLTTHS 2015 của Việt Nam, các hành vi phạm tội xâm phạm an ninh
hàng không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Bài tập
Hãng hàng không Singapore Airlines mở văn phòng đại diện tại Việt Nam bán vé cho
các hành khách theo đường bay Việt Nam – Singapore – Hoa Kỳ.
1 – Hãy cho biết hãng hàng không này khai thác thương quyền nào trên đường bay
trên?
2 – Giả sử trên chuyến bay từ Việt Nam đến Hoa Kỳ có điểm dừng tại Singapore, do
máy bay bay vào vùng nhiễu động khí nên một tiếp viên mất thăng bằng và đổ nước nóng
vào hành khách trong quá trình phục vụ đồ uống dẫn đến hành khách bị bỏng nặng. Hãng
hàng không có phải bồi thường cho khách hàng không? Cơ sở bồi thường là gì?
3 – Sau khi máy bay hạ cánh tại Hoa Kỳ, hành khách bị thương ở tình huống trên yêu
cầu bồi thường 100.000 SDRs theo Công ước Montreal 1999 về thống nhất các quy tắc
liên quan đến vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế, nhưng hãng không chấp nhận.
Theo anh chị, hành khách có thể kiện đòi bồi thường ở Tòa án quốc gia nào?

48
MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG KHÔNG TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ
Điều 277. Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay [283]
1. Người nào chỉ huy, điều khiển tàu bay mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường không, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức
khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền
từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

49
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 278. Tội cản trở giao thông đường không [284]
1. Người nào đặt chướng ngại vật; di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc
phá hủy biển hiệu, tín hiệu an toàn giao thông đường không; sử dụng sai hoặc làm
nhiễu tần số thông tin liên lạc; làm hư hỏng trang bị, thiết bị của sân bay hoặc trang
bị, thiết bị phụ trợ khác phục vụ cho an toàn bay; cung cấp thông tin sai đến mức gây
uy hiếp an toàn của tàu bay, an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc
người khác tại cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không
dân dụng; điều khiển, đưa phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật vào
khai thác tại khu bay hoặc có hành vi khác cản trở giao thông đường không gây thiệt
hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc
trực tiếp quản lý thiết bị an toàn giao thông đường không.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:

50
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường không trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu
quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn
chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 279. Tội đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay không
bảo đảm an toàn [285]
1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật
mà cho phép đưa vào sử dụng tàu bay, thiết bị bảo đảm hoạt động bay rõ ràng không
bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:

51
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 280. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển tàu
bay [286]
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép người lái tàu bay
hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển tàu bay, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

52
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 281. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao
thông [287]
1. Người nào có trách nhiệm trong việc duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không mà có một trong các hành vi
sau đây, dẫn đến hậu quả làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000
đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy tu, bảo dưỡng, quản
lý để công trình giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật;
b) Không khắc phục kịp thời đối với công trình giao thông bị hư hỏng, đe dọa an toàn
giao thông;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp hướng dẫn, điều khiển giao
thông, đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn ngăn ngừa tai nạn khi công trình giao thông đã
bị hư hại mà chưa kịp hoặc đang tiến hành duy tu, sửa chữa;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về kiểm tra và thực hiện biện
pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đường đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường có
đá lở, đất sụt, nước ngập hoặc trên đoạn đường có nguy cơ không bảo đảm an toàn
giao thông;
đ) Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện
hoặc nhận được tin báo công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của mình bị
hư hỏng;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về đặt tín hiệu phòng vệ khi
thi công, sửa chữa công trình giao thông;
g) Không thu dọn, thanh thải biển hiệu phòng vệ, rào chắn, phương tiện, vật liệu khi
thi công xong;
h) Vi phạm quy định khác về duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông.

53
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 15
năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ
tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm.
Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm
đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2.[288] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến
20 năm:
a) Có tổ chức;
b) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3.[289] Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Làm chết người;

54
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
4.[290] Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Điều 283. Tội điều khiển tàu bay vi phạm quy định về hàng không của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [291]
1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm quy định về
hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộc trường
hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền
từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Điều 284. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [292]
1. Người nào điều khiển phương tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua
lãnh hải Việt Nam mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 110 và Điều 111 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm:
a) Chạy quá tốc độ cho phép trong vùng nước cảng biển;
b) Chạy không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thủ tục vào cảng, rời cảng, chế độ
hoa tiêu, thủ tục neo, đậu, cập cầu, cập mạn, quy định về trật tự vệ sinh, an toàn cháy
nổ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

55
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về đi, tránh nhau, vượt nhau,
nhường đường trong hoạt động giao thông hàng hải hoặc phương tiện giao thông hàng
hải không có, không bảo đảm về còi, chuông, kẻng theo âm lượng quy định;
đ) Không bảo đảm về đèn hành trình, đèn hiệu theo tiêu chuẩn quy định, không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng việc phát tín hiệu về âm hiệu, tín hiệu ánh sáng.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền
từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

56

You might also like