You are on page 1of 393

KÕ ho¹ch lµm viÖc

• Số Tín chỉ: 2 (2-1-0-4)


• Số buổi học lý thuyết: Tuần 23-41
• Bài Tập lớn: 1 bài (Với sinh viên chính
khóa)
• Thi viết

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 1


Goals-Mục tiêu

KNM

MỤC
TIÊU
Kiến
thức

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 2


Hiện Trạng

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 3


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 4
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 5
Hàng năm

Hàng ngày Tác động

▪ 30 người chết vì TNGT

▪200 người chết vì ung thư Biến đổi khí hâu, ô


nhiễm môi trường, điều
▪400 mắc ung thư mới kiện lao động, bệnh
nghề nghiệp…
VN Chi phí 50 triệu/
người ung thư 1 năm.
10 ngàn tỷ/năm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 6


Nội dung môn học

Chương 1: Những vấn đề chung về BHLĐ, pháp


lệnh BHLĐ
Chương 2: Vệ sinh lao động
Chương 3: Kỹ thuật an toàn
Chương 4: Phòng cháy và chữa cháy
Chương 5: Sản xuất theo hướng thân thiện môi
trường

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 7


CHƯƠNG 1

Những vấn đề chung về


BHLĐ, pháp lệnh BHLĐ

8
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
Nội dung
1.1 Tình hình tai nạn lao động
1.2 Những nhận thức về an toàn lao động
1.3 Tầm quan trọng của an toàn lao động
1.4 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao
động.
1.5 Một số khái niệm cơ bản
1.6 Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động.
1.7 Trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá
nhân trong công tác BHLĐ
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 9
1.1 Tình hình tai nạn lao động

Trên thế giới


• TNLĐ mỗi năm 270 triệu vụ.
• Số người tử vong 2 triệu.
• Mỗi ngày tử vong 5000 người.
• TNLĐ nguyên nhân thứ 3 (19%) gây tử vong
nghề nghiệp.
• Thiệt hại 4% GDP quốc nội.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 10


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

Việt Nam
• Hiện có 9,5 triệu công nhân lao động chiếm 13%
dân số và 21% lao động xã hội
• Tại HN có hơn 1,5 triệu CNVC-LĐ làm việc tại
gần 76.000 DN (chiếm gần 15% số lao động và
chiếm trên 20% số DN trong cả nước)
• Quốc gia có số vụ TNLĐ cao

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 11


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

Trong năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ


TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:
Số vụ TNLĐ chết người: 562 vụ
Số người chết: 627 người
Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ
Số người bị thương nặng: 1506 người
Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 12


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)
TT Chỉ tiêu thống kê Năm 2012 Năm 2013 Tăng/giảm

1 Số vụ 6777 6695 -82 (1,2 %)

2 Số nạn nhân 6967 6887 -80 (1,2 %)

3 Số vụ có người chết 552 562 +10 ( 1,8%)

4 Số người chết 606 627 +21 (3,5%)

5 Số người bị thương
nặng 1470 1506 +36 (2,5 %)

6 Số lao động nữ 1842 2308 +466 (25,3%)

7 Số vụ có 2 người bị
nạn trở lên 95 113 +18(19%)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 13


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

Tình hình tai nạn lao động năm 2013


Số liệu báo cáo theo địa phương
Số vụ chết Số người bị Số người Số người bị
TT Địa phương Số vụ
người nạn chết thương nặng

1 Tp. Hồ Chí Minh 1568 98 1583 106 160


2 Quảng Ninh 454 33 515 39 273
3 Hà Nội 152 31 117 37 80
4 Bình Dương 446 29 450 33 34
5 Đồng Nai 1624 25 1658 27 147
6 Hà Tĩnh 89 23 94 23 71
7 Bà Rịa - Vũng Tàu 302 20 309 22 99
8 Long An 63 16 63 16 15
9 Đà Nẵng 48 15 48 15 4
10 Bình Thuận 37 12 40 13 5

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 14


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
• Công ty cổ phần chiếm 37,7% số vụ tai nạn chết người và 36,5%
số người chết;
• Công ty TNHH chiếm 34,43% số vụ tai nạn chết người và 33,33%
số người chết;
• Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm
18,03% số vụ tai nạn và 17,46% số người chết;
• Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 9,84% số vụ
tai nạn và 9,52% số người chết;
• Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,64% số
vụ tai nạn và 1,59% số người chết.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 15
Tình hình tai nạn lao động (Cont.)
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao
động chết người
• Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 22,95% tổng số vụ và
22,22% tổng số người chết
• Lĩnh vực xây dựng chiếm 21,31% tổng số vụ tai nạn và 20,63%
tổng số người chết;
• Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,56% tổng số vụ và
6,35% tổng số người chết;
• Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 3,3% tổng số vụ và 3,2% tổng số
người chết.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 16
Tình hình tai nạn lao động (Cont.)
Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất

• Ngã từ trên cao chiếm 26% tổng số vụ và 25% tổng số người


chết;
• Vật rơi, đổ sập chiếm 20% tổng số vụ và 19% tổng số người
chết;
• Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 18% tổng số vụ và 17,5%
tổng số người chết;
• Tai nạn giao thông chiếm 13,11% tổng số vụ và 12,7% tổng
số người chết;
• Điện giật chiếm 9,84% tổng số vụ và 9,52% tổng số người
chết;
• Vật văng bắn chiếm 9,84% tổng số vụ và 9,52% tổng số
người chết.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 17
Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động
chết người
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm
50,8%, cụ thể:
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao
động cho người lao động chiếm 13,11% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc an toàn chiếm 13,11% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 21,31%
tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 3,27% tổng số vụ;

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 18


Tình hình tai nạn lao động (Cont.)

*Nguyên nhân người lao động chiếm 45,9%, cụ thể:


- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao
động chiếm 24,59% tổng số vụ;
- Người lao động khác vi phạm quy trình, quy phạm an toàn lao
động chiếm 18,11% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
chiếm 3,2% tổng số vụ;
Còn lại 3,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các
nguyên nhân khác như: khách quan khó tránh và do người khác
gây ra...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 19


Bộ, ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động

• Các doanh nghiệp thuộc bộ Công Thương chiếm


19,8% tổng số vụ, 15,36% tổng số người chết.
• Các doanh nghiệp thuộc bộ Xây Dựng chiếm 9%
tổng số vụ, 12,29% tổng số người chết.
• Các doanh nghiệp thuộc bộ Giao Thông chiếm 4,5%
tổng số vụ, 21,18% tổng số người chết.
• Các doanh nghiệp thuộc Địa Phương quản lý (nhà
nước, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài) chiếm 57,66%
tổng số vụ, 45,05% tổng số người chết
• Còn lại là thuộc các bộ, ngành khác

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 20


Các tổng công ty xảy ra nhiều tai nạn chết người.

 Tập Đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam 12,7% tổng số vụ,
16,98% tổng số người chết

 Tổng công ty VINACONEX 2,05% tổng số vụ, 1,89% tổng số


người chết

 Tổng công ty Sông Đà 1,64% tổng số vụ, 1,51% tổng số người


chết

 Tổng công ty Điện Lực Việt Nam 1,64% tổng số vụ, 1,51%
tổng số người chết

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 21


Các tổng công ty xảy ra nhiều tai nạn chết người

 Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam 1,64% tổng số vụ, 1,51%
tổng số người chết

 Tổng công ty Xây Dựng Thăng Long, Tổng công ty lắp máy
Việt Nam 1,23% tổng số vụ, 1,13% tổng số người chết

 Ngoài ra 28 tổng công ty khác có 1-4 vụ TNLĐ chết người

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 22


1.2 Những nhận thức về an toàn lao động

An toàn trong lao động không phải chỉ do


người lao động, người sử dụng lao động mới có
trách nhiệm mà nó là nhận thức, trách nhiệm
của mọi người tham gia quá trình lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 23


1.3 Tầm quan trọng của an toàn lao động

1.3.1 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với
doanh nghiệp
✓ Đem lại năng suất cao.
✓ Tránh chi phí cho việc sửa chữa thiết bị.
✓ Tránh chi phí để mua thuốc men cho những công nhân bị
tai nạn.
✓ Chi phí cho bảo hiểm ít hơn.
✓ Tạo uy tín trên thị trường.
✓ Đối với những lý do luật pháp qui định phải tuân theo luật
lao động việt nam.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 24


1.3.2 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với công nhân

✓Bảo vệ khỏi sự nguy hiểm (trang bị phương tiện


bảo vệ do đó công nhân làm việc tự tin và nhanh
gọn).
✓Tạo cho công nhân lòng tin do đó khuyến khích
một lực lượng lao động ổn định và trung thành.
✓Tránh cho công nhân những lý do kinh tế khác:
tiền thuốc.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 25


1.3.3 Tầm quan trọng của an toàn lao động đối với cộng
đồng

✓ Giảm nhu cầu dịch vụ cho những tình trạng khẩn


cấp: bệnh viện, dịch vụ chữa cháy, cảnh sát…

✓ Giảm chi phí cố định: tiền trợ cấp bệnh tật, phúc lợi
xã hội, chi phí cho sức khoẻ.

✓ Việc tạo ra lợi nhuận cho xã hội.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 26


1.4 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động

1.4.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
➢ Mục đích: thông qua các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ
chức, kinh tế, xã hội để
➢ Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản
xuất
➢ Tạo ra điều kiện lao động thuận lợi, để ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người
lao động.
➢ Ý nghĩa: Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất
➢ Bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất
(người lao động).
➢ Có ý nghĩa nhân đạo (chăm sóc sức khoẻ, ...)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 27


1.4.2 Tính chất của bảo hộ lao động

a. Tính chất pháp lý


➢Là những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu
chuẩn được ban hành trong công tác bảo hộ lao
động được soạn thảo thành luật của nhà nước.
➢Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu,
xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất
➢Là cơ sở pháp lý bắt buộc các với thành phần
kinh tế có trách nhiệm nghiên cứu thi hành.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 28


Tính chất của bảo hộ lao động (Cont.)

b.Tính khoa học kỹ thuật


➢Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới
nhất để phát hiện, ngăn ngừa trường hợp đáng tiếc
trong lao động, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

➢Phòng chống tai nạn lao động cũng xuất phát từ cơ


sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 29


Tính chất của bảo hộ lao động (Cont.)

c. Tính quần chúng


➢Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ
người sử dụng lao động đến người lao động.

➢Qui trình, qui phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ nhưng


công nhân chưa được học tập, chưa được thấm
nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của
nó, thì rất dễ vi phạm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 30


1.5 Một số khái niệm cơ bản

1.5.1 Điều kiện lao động


• Tập hợp tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật, kinh
tế, xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và
phương tiện lao động, đối tượng lao động, qui trình
công nghệ, môi trường lao động
• Sự xắp xếp, bố trí, tác động qua lại giữa chúng trong
mối quan hệ với con người tạo nên một điều kiện nhất
định cho con người trong quá trình lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 31


Điều kiện lao động (Cont.)

Các yếu tố tác động đến điều kiện lao động


• Công cụ, phương tiện lao động
• Sự đa dạng của đối tượng lao động
• Quá trình công nghệ
• Môi trường lao động
* Khi đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải
tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong
mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố trên.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 32


1.5.2 Các yếu tố nguy hiểm và có hại

Những yếu tố có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ


gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
trong một điều kiện lao động.
• Các yếu tố vật lý
• Các yếu tố hoá học
• Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật:
• Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do
không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ
sinh…
• Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 33


1.5.3 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động do kết quả tác động đột ngột từ bên ngoài làm
chết người hoặc làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức
năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó
của cơ thể
Tai nạn lao động chia thành:
• Chấn thương:
• Nhiễm độc nghề nghiệp:
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động ta sử dụng hệ số
tai nạn lao động K.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 34


1.5.4 Bệnh nghề nghiệp

Là sự suy yếu dần dần sức khoẻ của người lao


động gây nên bệnh tật xảy ra trong quá trình
lao động do tác động của các yếu tố có hại
phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao
động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 35


1.6 Nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động

1.6.1 Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động


Là lĩnh vực khoa học tổng hợp và liên ngành, được
hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng
thành tựu của nhiều ngành khác nhau.

KHKT

KH PHƯƠNG
KH VỆ SINH LAO KH KỸ THUẬT VỆ KH KỸ THUẬT AN KH
TiỆN BẢO HỘ
ĐỘNG SINH TOÀN ERGONOMICS
LAO ĐỘNG

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 36


Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Cont.)

a. Khoa học vệ sinh lao động.

Khoa học vệ sinh lao động đi sâu khảo sát, đánh giá các
yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất.

b. Khoa học về kỹ thuật vệ sinh.

Là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành nghiên cứu


và ứng dụng các giải pháp KHKT để loại trừ những yếu
tố có hại phát sinh trong sản xuất, cải thiện môi trường
lao động.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 37
Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Cont.)

c. Kỹ thuật an toàn.
Là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ
chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của
các yếu tố nguy hiểm.

➢Nghiên cứu và đánh giá tình trạng an toàn của các


thiết bị và quá trình sản xuất

➢Chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 38


Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Cont.)

d. Khoa học phương tiện bảo vệ người lao động

Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo
vệ tập thể hay cá nhân người lao động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 39


Ví dụ về thiết bị treo người khi làm việc trên cao

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 40


Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Cont.)

e. Khoa học Ecgonomics

Ecgonomics: môn khoa học liên ngành nghiên cứu

tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật

và môi trường lao động với khả năng của con người

về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao

động có hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ,

an toàn cho con người .


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 41
Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Cont.)
• Một số hình ảnh ứng dụng của khoa học Ecgonomics:

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 42


Nội dung của Ergonomics
E1. Sự tác động của người-máy-môi trường
- Sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển
- Sự thích nghi giữa người lao động với máy
- Tối ưu hoá môi trường xung quanh với con người
- Tối ưu hóa các tác động tương hỗ
• Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và trang thiết
bị.
• Giữa người điều khiển và chỗ làm việc.
• Giữa người điều khiển với môi trường lao động .

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 43


Nội dung của Ergonomics (Cont.)

E2. Nhân trắc học Ergonomics tại chỗ làm việc

❖Thiết kế phương tiện kỹ thuật.

❖Thiết kế không gian làm việc.

❖Thiết kế môi trường làm việc.

❖Thiết kế quá trình lao đông.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 44


Nội dung của Ergonomics (Cont.)

E3. Đánh giá và chứng nhận chất lượng về ATLĐ


-An toàn vận hành.
-Tư thế và không gian làm việc.
-Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm
- Chịu đựng về thể lực.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 45


1.6.2 Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động

Gồm các văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, thông tư
và hướng dẫn của nhà nước và các ngành liên quan về
bảo hộ lao động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 46


1.6.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng

Tuyên truyền hợp lý với các đối tượng lao


động tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đối với
mỗi đối tượng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 47


1.7 Trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá
nhân trong công tác BHLĐ

1.7.1 Trách nhiệm của tổ chức cơ sở


❖Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
▪ Nghĩa vụ:
➢ Lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh
lao động và cải thiện điều kiện lao động.
➢ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực
hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
➢ Cử người giám sát
➢ Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự
hoạt động của mạng lưới an toàn viên.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 48


Nghĩa vụ (Cont.)

➢Xây dựng nội qui, qui trình an toàn lao động, vệ sinh
lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật
tư.
➢Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn qui
định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động
➢Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6
tháng.
➢Hàng năm phải báo cáo với sở lao động thương binh
và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 49


▪ Quyền
➢Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định, nội qui
hiến pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
➢Khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
➢Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết
định của thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động
nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đó.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 50


❖Nghĩa vụ và quyền của người lao động
Nghĩa vụ
• Chấp hành các qui định, nội qui về an toàn lao động, vệ sinh
lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
• Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã
được trang cấp, nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
• Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại
hoặc sự cố nguy hiểm
• Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi
có lệnh của người sử dụng lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 51


Quyền
• Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều
kiện lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
• Từ chối làm công việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của
mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp.
• Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khi người sử dụng lao động vi phạm qui định của
nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an
toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động,
thoả ước lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 52


1.7.2 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công
đoàn trong công tác bảo hộ lao động
a. Trách nhiệm
▪ Xây dựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn an toàn
lao động, vệ sinh lao động, chế độ chính sách bảo hộ
lao động.
▪ Xây dựng chương trình bảo hộ lao động quốc gia
▪ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, đề tài
nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.
▪ Điều tra tai nạn lao động, phối hợp theo dõi tình hình
tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghệ nghiệp.
▪ Tham gia việc xét khen thưởng, xử lý các vi phạm về
bảo hộ lao động.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 53
▪ Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể
với người sử dụng lao động.
▪ Thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp
luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định về bảo hộ
lao động.
▪ Tham gia tổ chức việc tuyên truyền phổ biến kiến thức
an toàn, vệ sinh lao động. Giáo dục người lao động và
sử dụng lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của
họ.
▪ Tổ chức phong trào quần chúng về bảo hộ lao động,
phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức
quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 54
b. Quyền.
▪ Tham gia xây dựng các qui chế, nội qui về quản lý
bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao
động
▪ Tham gia các đoàn kiểm tra công tác bảo hộ lao
động
▪ Tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh
tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động.
▪ Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
▪ Đề xuất các biện pháp khắc phục thiếu sót, tồn tại.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 55


c. Nhiệm vụ.
▪ Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập
thể
▪ Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động.
▪ Động viên khuyến khích người lao động phát huy
sáng kiến cải tiến thiết bị, máy nhằm cải thiện môi
trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 56


• Tổ chức lấy ý kiến tập thể người lao động

• Tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động bảo hộ lao động

• Phối hợp tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh cá phong


trào bảo đảm an toàn vệ sinh lao động bồi dưỡng
nghiệp vụ và các hoạt động bảo hộ lao động đối với
mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 57


1.8 Tình hình công tác bảo hộ lao động của Việt Nam
hiện nay và những vấn đề cấp thiết giải quyết

1.8.1 Tình hình điều kiện lao động, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp.

1.8.2 Tình hình thực hiện các chính sách về bảo hộ lao
động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 58


CHƯƠNG 2

VỆ SINH LAO ĐỘNG

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


59
Nội dung

2.1 Những vấn đề chung về vệ sinh lao động

2.2 Vi khí hậu trong sản xuất

2.3 Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất

2.4 Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất

2.6 Phòng chống bụi trong sản xuất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


60
2.7 An toàn khi làm việc ở trường điện từ tần
số cao và cực cao

2.8 Phương tiện bảo vệ cá nhân

2.9 Chiếu sáng trong sản xuất

2.10 Thông gió công nghiệp

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 61


2.1 Những vấn đề chung về vệ sinh lao động

2.1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của vệ sinh lao động

a. Đối tượng

 Những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức


khoẻ người lao động

 Tìm các biện pháp cải thiện đklđ, phòng ngừa các
bệnh nghề nghiệp

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 62


b. Nhiệm vụ
▪ Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh QTSX
▪ Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hoá của cơ thể
trong các điều kiện lao động khác nhau.
▪ Quy định các tiêu chuẩn vệ sinh, chế độ vệ sinh xí
nghiệp và cá nhân, chế độ bảo hộ lao động.
▪ Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
▪ Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi
trong lao động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 63


▪ Tổ chức khám tuyển và sắp xếp hợp lý công nhân
▪ Quản lý theo dõi tình hình sức khoẻ người lao động, tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề
nghiệp.
▪ Giám định khả năng lao động cho người lao động bị tai
nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn
tính khác.
▪ Tiến hành kiểm tra đôn đốc thực hiện các biện pháp vệ
sinh và an toàn lao động trong sản xuất.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 64


2.1.2 Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất

a. Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất.

➢Yếu tố vật lý và hoá học.

➢Yếu tố sinh vật.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 65


b. Tác hại liên quan đến tổ chức lao động
➢Thời gian làm việc
➢Cường độ lao động
➢Chế độ làm việc và nghỉ ngơi bố trí không hợp lý.
➢Tư thế làm việc không thuận lợi
➢Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ của
các hệ thống và giác quan.
➢Công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể về mặt
trọng lượng, hình dáng, kích thước.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 66


c. Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn

➢Chiếu sáng hoặc sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng


không hợp lý.

➢Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa


hè, lạnh về mùa đông.

➢Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc
lộn xộn, mất trật tự ngăn nắp.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 67


➢Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng,
chống hơi khí độc.

➢Thiếu trang bị phòng hộ lao động, hoặc có những sử


dụng bảo quản không tốt.

➢Việc thực hiện quy tắc vệ sinh an toàn lao động còn
chưa triệt để và nghiêm chỉnh.

➢Làm những công việc nguy hiểm và có hại theo


phương pháp thủ công.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 68
2.1.3 Phân loại dựa trên tính chất nghiêm trọng và phạm vi
tác hại của các yếu tố

➢Loại có tính chất tác hại lớn, phạm vi ảnh hưởng


rộng
➢Loại có tính tác hại nghiêm trọng, phạm vi ảnh
hưởng còn chưa phổ biến
➢Loại có phạm vi ảnh hưởng rộng, tính chất tác hại
không rõ
➢Loại có tính chất đặc biệt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 69


2.1.4 Biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp

➢Biện pháp kỹ thuật công nghệ

➢Biện pháp kỹ thuật vệ sinh

➢Biện pháp tổ chức lao động khoa học

➢Biện pháp y tế bảo vệ sức khoẻ

➢Biện pháp phòng hộ lao động

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 70


2.1.5 Các biến đổi sinh lý trong cơ thể người lao động

➢Tính chất lao động đều bao hàm trên 3 mặt:


▪ Lao động thể lực.
▪ Lao động trí não.
▪ Lao động căng thẳng về thần kinh tâm lý.

➢Đánh giá mức độ nặng nhọc lao động bằng chỉ số tiêu
hao năng lượng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 71


➢Thay đổi về năng suất lao động:
➢Tăng dần trong vòng 1- 1.5 h đầu tiên. Giữ ổn
định trong thời gian dài.
➢Nếu NSLĐ tụt thì nghỉ ngơi sẽ giúp hồi phục trở
lại.
➢Nếu để quá lâu mà không nghỉ ngơi thì mức hồi
phục sẽ giảm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 72


2.1.6 Biện pháp tăng năng suất lao động và tránh mệt mỏi

➢Thực hiện các nguyên tắc của lao động, vận động của bàn
tay.
➢Thời gian lao động không nên quá dài, quy định là 8h/ ngày.
➢Chế độ lao động nên xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi.
➢Chế độ ăn uống giúp bổ xung năng lượng hợp lý.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 73


2.2 Vi khí hậu trong sản xuất
2.2.1 Định nghĩa
➢Là trạng thái lý học của không khí trong khoảng
không gian thu hẹp (nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt,
và vận tốc chuyển động không khí).

➢Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào
tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa
phương.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 74


2.2.2 Phân loại

Có 3 loại vi khí hậu sau:


Vi khí hậu ổn định: nhiệt toả ra khoảng 20kcal/m3
không khí 1 giờ

Vi khí hậu nóng: nhiệt toả nhiều hơn 20kcal/m3


không khí 1giờ

Vi khí hậu lạnh: nhiệt toả ít hơn 20kcal/m3 không


khí 1giờ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 75


2.2.3 Các yếu tố vi khí hậu
a. Nhiệt độ.

➢Phụ thuộc vào các hiện tượng phát nhiệt của quá
trình sản xuất (lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị
nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng
hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do
người sản ra…. )

➢Nhiệt độ tối đa nơi làm việc về mùa hè: 30 0C và


không được vượt quá nhiệt độ bên ngoài từ 3 đến 5 0C.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 76


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 77
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 78
Khả năng chịu đựng của con người với bức xạ nhiệt

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 79


• Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt
đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm bão hoà

• Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối ở nơi sản


xuất trong khoảng 75-85%.

d. Vận tốc chuyển động không khí.

V<= 3 m/s,

V> 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 80


2.2.3 Nhiệt độ hiệu quả tương đương
➢Nhiệt độ hiệu quả tương đương (thqtđ) của không
khí có nhiệt độ t, độ ẩm  và vận tốc gió V là nhiệt độ
không khí  = 100%) & V = 0 m/s, gây ra cho cơ thể
cảm giác nhiệt giống như cảm giác nhiệt gây ra bởi
môi trường không khí có t,  và V đang xét.
➢Ưu điểm: là xác định nhanh thqtđ của môi trường thực
->xác định môi trường thuận lợi cho người lao động.
➢Nhược điểm: không tính đến các yếu tố ảnh hưởng
bằng trao đổi nhiệt bức xạ.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 81
2.3.4 Chỉ số nhiệt tam cầu

➢Thực tế sản xuất, mức giới hạn cho phép tiếp xúc
với điều kiện vi khí hậu nóng bằng cách tính chỉ số
nhiệt tam cầu WBGT (WetBulbGlobe-Temperature)
➢Khi có ánh sáng mặt trời:
WBGT= 0.7WB + 0.2GT + 0.1DB
➢Trong nhà hoặc khi không có ánh sáng mặt trời:
WBGT= 0.7WB + 0.3GT`
WB: nhiệt độ của nhiệt kế ướt.
GT: nhiệt độ của nhiệt kế cầu.
DB: Nhiệt độ của nhiệt kế khô.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 82
Lao động và nghỉ Giới hạn nhiệt tam cầu (0 C)
ngơi
Lao động Lao động Lao động
nhẹ vừa nặng

Lao động liên tục 30 26,7 25,0

75% lao động 25% 30,6 28 25,9


nghỉ
50% lao động50% 31,4 29,4 27,9
nghỉ
25% lao động 75% 32,2 31,1 30
nghỉ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 83


2.2.5 Điều hoà thân nhiệt ở người

Nhiệt độ cơ thể dao động ổn định trong khoảng


370C±0,50C là nhờ 2 quá trình điều nhiệt do trung tâm
chỉ huy điều nhiệt điều khiển:

1. Điều nhiệt hoá học

2. Điều nhiệt lý học

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 84


a. Điều nhiệt hoá học

➢Quá trình dị hoá: do sự ôxy hoá các chất dinh


dưỡng.

➢QT tăng khi nhiệt độ bên ngoài thấp và lao động


nặng.

➢QT giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở


trạng thái nghỉ ngơi.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 85


b. Điều nhiệt lý học

➢ Thải nhiệt bằng truyền nhiệt:

Là hình thức mất nhiệt của cơ thể, khi nhiệt độ không khí,
các vật thể tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ da.

➢ Thải nhiệt bằng đối lưu:

Là hình thức truyền nhiệt theo thuyết động học phân tử, do
lớp không khí ở xung quanh được thay bằng lớp không khí
lạnh hơn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 86


➢ Thải nhiệt bằng bức xạ:

Cơ thể phát ra các tia bức xạ nhiệt, khi nhiệt độ trung


bình của các bề mặt quanh thấp hơn nhiệt độ da và
ngược lại.

➢ Thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi:

Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ da (340C). Lúc


này cơ thể chỉ còn thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi để
duy trì thăng bằng nhiệt.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 87
2.2.6 Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể
a. Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
➢Biến đổi sinh lý:
 Nhiệt độ da: Đặc biệt là vùng da trán, rất nhạy cảm đối với các
biến đổi nhiệt bên ngoài gây ra cảm giác nhiệt: rất lạnh, lạnh,
mát, dễ chịu.
 Nhiệt thân (ở dưới lưỡi): Nếu thấy tăng thêm 0.310C là cơ thể
có sự tích nhiệt. Nhiệt thân ở 38.50C được coi là nhiệt báo
động.
 Chuyển hoá nước: làm việc ở nhiệt độ cao nên cơ thể mất
nhiều nước do thải nhiệt gây ảnh hưởng tới tim, thận, gan, hệ
tiêu hoá, hệ thần kinh.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 88


➢Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường
gặp tăng lên gấp 2 so với lúc bình thường.

➢Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là


chứng say nóng và chứng co giật, gây ra chóng
mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 89


b. Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh
Trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một
số bệnh: viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm
phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác
do máu lưu thông kém và đề kháng cơ thể
giảm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 90


c. Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
➢Tia hồng ngoại:
▪  ngắn sức rọi sâu vào dưới da 3cm gây bỏng, rộp
phồng
▪  dài xuyên qua xương hộp sọ gây biến đổi cho não.
➢Tia tử ngoại:
▪ Gây ra các bệnh về mắt, da (bỏng, ung thư...)
➢Tia Laze:
▪ Gây bỏng da, võng mạc ngoài ra còn gây tác dụng
điện học, hóa học, cơ học...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 91


2.2.7 Biện pháp phòng chống tác hại vi khí hậu xấu

a. Phòng chống vi khí hậu nóng


➢ Biện pháp kỹ thuật

 Bố trí hợp lý các nguồn sinh nhiệt xa nơi có nhiều lao động.

 Đảm bảo thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí chống nóng.

 Lập thời gian biểu sản xuất thích hợp, những công đoạn sản xuất toả
nhiều nhiệt rải ra trong ca lao động.

 Cách ly nguồn nhiệt đối lưu, bức xạ nơi lao động bằng cách dùng vật
liệu cách nhiệt bao bọc lò, ống dẫn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 92


 Giảm nhiệt, bụi: dùng thiết bị giảm nhiệt, lọc bụi
(màn nước, thông gió...)

 Trong phân xưởng, nhà máy nóng, độc cần được tự


động hoá và cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa.

 Phun nước hạt mịn, làm ẩm & làm sạch không khí.

 Dùng vật liệu cách nhiệt cao

 Dùng màn chắn nhiệt

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 93


➢ Biện pháp vệ sinh
• Quy định chế độ lao động thích hợp. Lấy chỉ số nhiệt tam cầu
làm tiêu chuẩn xét mức giới hạn

• Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân làm việc ở nơi có nhiệt độ
cao

• Chế độ ăn uống hợp lý: hậu cần phải hợp khẩu vị, kích thích
được ăn uống.

• Hàng năm khám tuyển định kỳ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 94


Biện pháp phòng hộ cá nhân
▪ Quần áo bảo hộ lao động
▪ Bảo vệ đầu: mũ bảo vệ, mặt nạ.
▪ Bảo vệ chân, tay: bằng giày chịu
nhiệt, găng tay đặc biệt.
▪ Bảo vệ mắt: bằng kính màu đặc biệt
để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt

95
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
b. Phòng chống vi khí hậu lạnh
 Phòng cảm lạnh: bằng cách che chắn tốt, tránh
gió lùa, hệ thống gió sưởi ấm ở cửa ra vào, màn
khí nóng để cản không khí lạnh tràn vào.

 Bảo vệ chân: dùng giày da, ủng khô.

 Khẩu phần ăn: đủ mỡ, dầu thực vật (35-40%


tổng năng lượng).

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 96


2.3 Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất

2.3.1 Tiếng ồn
a. Định nghĩa:

➢Là những âm thanh gây khó chịu, quấy rối sự


làm việc và nghỉ ngơi của con người.

➢Về mặt vật lý, tiếng ồn là dao động sóng của


môi trường vật chất đàn hồi, gây ra bởi sự dao
động của các vật thể.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 97
b. Các đặc trưng vật lý của âm

Tần số: f
Bước sóng: 
Vận tốc truyền âm: C
Biên độ âm: y
Cường độ âm: I
C=.f (m/s)
Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính chất và mật
độ của môi trường (t, ...)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 98


Trường âm: Không gian trong đó có sóng âm
lan truyền.
Áp suất dư trong trường âm: gọi là áp suất âm
P (đyn/cm2 hay bar)
Cường độ âm I (erg/cm2.s hoặc W/cm2).
𝑝2
- 𝐼=
𝜌𝑐
𝐼
- 𝐼𝑟 =
4.𝜋𝑟 2

𝜌: mật độ môi trường (g/cm3 )


99
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
c. Một số khái niệm về âm thường gặp

➢Mức áp suất âm và cường độ âm:


Đánh giá theo đơn vị tương đối
Dùng thang lôgarit

➢Mức áp suất âm (mức âm): phạm vi âm nghe được

nằm từ 0  120 dB. p


L P = 20.lg (dB)
p0
p: áp suất âm đo được N/m2,
p0: ngưỡng qui ước của áp suất âm p0 =2.10-5 N/m2.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 100


➢Mức cường độ âm:
I
Li =10.lg (dB)
I0
• I : cường độ âm W/m2
• I0 : cường độ âm tương ứng với mức ngưỡng quy
ước (mức 0), I0=10-12W/m2
• I0 : mức cường độ âm tối thiểu mà tai người có khả
năng cảm nhận được.
• Ngưỡng nghe được thay đổi theo tần số.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 101
➢Mức công suất của nguồn âm:

W
LW = 10.lg (dB)
W0

 W0 : ngưỡng quy ước của công suất âm, W0=10-12W.

➢ Cảm giác âm (mức to): Dao động âm mà tai nghe


được có tần số từ 1620.000Hz.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 102


d. Phân loại tiếng ồn

Tiếng ồn thống kê:


Tổ hợp hỗn loạn các âm khác nhau phát sinh
trong sản xuất về cường độ và tần số trong
phạm vi từ 16-20.000Hz gọi là tiếng ồn thống

Tiếng ồn có âm sắc rõ rệt gọi là tiếng ồn có


âm sắc.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 103


Theo môi trường truyền âm:
- Tiếng ồn tần số cao: f >1.000Hz
- Tiếng ồn tần số trung bình: f=3001.000Hz
- Tiếng ồn tần số thấp: f < 300Hz.

Theo dải tần số:


- Tiếng ồn kết cấu:
- Tiếng ồn không khí:

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 104


Phân loại theo dải tần
• Tiếng ồn kết cấu: sinh ra khi vật thể dao
động tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận máy
móc, đường ống, nền móng …

• Tiếng ồn không khí: Nếu nguồn âm không


liên hệ với 1 kết cấu nào.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 105


Phân loại theo đặc tính của nguồn ồn
 Tiếng ồn cơ học
 Tiếng ồn va chạm
 Tiếng ồn khí động
 Tiếng nổ hoặc xung

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 106


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 107
➢Mức ồn tổng cộng:
- Ở một điểm cách đều nhiều nguồn có thể xác định:
◦ Nếu có n nguồn có cường độ như nhau thì mức ồn
tổng cộng sẽ là:
L Σ =L1 +10.lgn (dB)

❖L1: mức ồn của một nguồn do sản xuất.


❖n: số nguồn phát âm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 108


❑ Nếu 2 nguồn ồn có mức ồn khác nhau:
L Σ =L1 +l (dB)
❖L1: mức ồn của nguồn lớn hơn
❖l: trị số tăng thêm phụ thuộc vào (L1-L2)

▪ Nếu có n nguồn ồn có mức ồn khác nhau thì xác


định tương tự cứ lấy 2 nguồn một bắt đầu từ to
đến nhỏ.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 109


e. Ảnh hưởng của tiếng ồn

➢Tác động của tiếng ồn

Ảnh hưởng: hệ thần kinh trung ương, tim mạch,


cơ quan thính giác và nhiều cơ quan khác.

Làm việc trong môi trường tiếng ồn kéo dài gây


bệnh nặng tai, giảm thính lực

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 110


❖Gây rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt,
cảm giác sợ hãi...

❖Gây rối loạn hệ thống tim mạch: rối loạn sự co


cơ của mạch máu, nhịp tim

❖Gây các bệnh khác: đau dạ dày, cao huyết áp...

❖Giảm chất lượng công việc do thông tin bị


nhiễu

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 111


f. Biện pháp chống tiếng ồn

➢Biện pháp chung

➢Giảm tiếng ồn tại nguồn phát sinh

➢Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền

➢Chống tiếng ồn khí động

➢Biện pháp phòng hộ cá nhân

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 112


➢Biện pháp chung

 Thiết kế (máy móc...), qui hoạch tổng mặt bằng


hợp lý.

 Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa khu sản xuất
và các khu khác .

 Trồng cây xanh tạo rào cản giảm tiếng ồn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 113


➢Giảm tiếng ồn tại nguồn phát sinh
 Biện pháp công nghệ:
❖ Hiện đại hoá trang thiết bị, thay thế thiết bị gây ồn.
❖ Hoàn thiện qui trình công nghệ: thay dập, tán bằng
ép...
 Biện pháp kết cấu:
❖ Thay thế các chi tiết, kết cấu gây ồn lớn bằng chi tiết,
kết cấu gây ồn thấp hơn.
 Biện pháp tổ chức:
❖ Lập thời gian biểu thích hợp cho các xưởng ồn.
❖ Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người.
❖ Lập đồ thị làm việc cho công nhân

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 114


➢Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền

 Nguyên tắc hút âm.

 Nguyên tắc cách âm.

❖Tường cách âm

❖Vỏ (bao) cách âm

❖Buồng, tấm cách âm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 115


Hinh 2.9 Buồng cách âm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 116


g. Chống tiếng ồn khí động

 Bộ tiêu âm tích cực

 Bộ tiêu âm phản lực thụ động

➢Biện pháp phòng hộ cá nhân

 Dùng trang bị bảo hộ lao động cá nhân: bao tai, nút


bịt tai...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 117


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 118
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 119
2.2.2 Rung động trong sản xuất

a. Định Nghĩa
Là dao động cơ học của vật thể đàn hồi sinh ra khi
trọng tâm hoặc trục đối xứng của chúng xê dịch
trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ
hình dạng mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
b. Các thông số đặc trưng
 Biên độ dịch chuyển 𝜉 Mức vận tốc dao động:
𝜉′
 Biên độ vận tốc 𝜉′ 𝐿𝑝 = 20𝑙𝑔
𝜉0 ′
 Biên độ gia tốc 𝜉′′

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 120


c. Ảnh hưởng của rung động tới cơ thể con người

➢Rung động cục bộ: tác động đến cả hệ thống


thần kinh trung ương; có thể thay đổi chức năng
của các cơ quan, bộ phận khác, gây ra các phản
ứng bệnh lý tương ứng. Đặc biệt là xảy ra cộng
hưởng.

➢Rung động chung: gây nên rối loạn thần kinh,


tuần hoàn và hội chứng tiền đình.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 121


d. Biện pháp chống rung

➢Biện pháp chung

➢Giảm rung động tại nguồn phát sinh

➢Giảm rung động trên đường lan truyền

➢Biện pháp phòng hộ cá nhân

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 122


➢Biện pháp chung
• Phương pháp kỹ thuật công trình:
• Áp dụng phương tiện tự động hoá, công nghệ tiên
tiến để loại bỏ các công việc tiếp xúc với rung
động.
• Thay đổi các thông số thiết kế máy, thiết bị công
nghệ và các dụng cụ cơ khí.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 123


Phương pháp tổ chức:
• Kiểm tra sau khi lắp đặt thiết bị.
• Bảo quản, sửa chữa định kỳ.
• Thực hiện đúng qui định sử dụng máy.
• Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân
• Bố trí thời gian sản xuất, lắp đặt máy hợp lý.
Phương pháp phòng ngừa:
• Xây dựng phòng riêng trong đó đảm bảo điều kiện vi khí
hậu tốt.
• Tổ hợp phương pháp vật lý trị liệu.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 124


➢Giảm rung động tại nguồn phát sinh
• Cân bằng các chi tiết.
• Nâng cao độ chính xác của các khâu truyền động.
• Nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
• Dùng bộ tắt rung động lực

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 125


➢Giảm rung động trên đường lan truyền
• Nguyên tắc cách rung: hình 2-23 trang 113.
• Nguyên tắc hút rung

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 126


➢Biện pháp phòng hộ cá nhân.
• Bao tay có đệm đàn hồi tắt rung.
• Giày có đế chống rung.
• Dùng hệ thống kiểm tra, tín hiệu tự động
• Dùng điều khiển từ xa.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 127


2.4 Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất

2.4.1 Khái niệm về tác động của chất độc


a. Định nghĩa
Là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào
cơ thể con người dù chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây
nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong
sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
b. Phân loại
• Gây kích thích và gây bỏng: xăng, dầu, axit, kiềm,
hologen...

12
8

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


➢Gây dị ứng: nhựa êpoxy, thuốc nhuộm hữu cơ...
➢Gây ngạt thở: CO, CH4, C2H6, H2...
➢Gây mê và gây tê: C2H5OH, C3H7OH, axeton, H2S...
➢Gây tác hại hệ thống cơ quan chức năng: gan, thận, hệ thần
kinh...
➢Gây ung thư: As, Ni, amiăng...
➢Gây biến đổi ghen: điôxin...
➢Gây xảy thai: Hg, khí gây mê...
➢Gây bệnh bụi phổi.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 129
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 130
❖Gây dị ứng: Nhựa epoxy,xăng dầu,thuốc nhuộm,phẩm màu…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 131


❖Gây ngạt thở: CO,CH4,C2H6…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 132


❖Gây mê và tê: C2H5OH,Axeton…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 133


❖Gây biến đổi gen và hủy hoại môi trường: dioxin,thuốc diệt
cỏ,thuốc bảo vệ thực vật,tia phóng xạ…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 134


2.4.2 Xâm nhập chất độc vào cơ thể

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 135


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 136
2.4.3 Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể

➢ Phụ thuộc vào hai yếu tố quyết định


 Ngoại tố: do tác động của chất độc
 Nội tố: do trạng thái cơ thể.
➢ Tuỳ theo hai yếu tố này mà xảy ra mức độ tác dụng khác
nhau:
Tác dụng yếu: cảm, viêm mũi, viêm họng...
Nhiễm độc nghề nghiệp.
Nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 137


2.4.4 Sự xâm nhập, chuyển hoá và đào thải chất độc

➢ Con đường xâm nhập của chất độc


 Đường hô hấp: Đây là dạng nhiễm độc nghề nghiệp nguy
hiểm nhất chiếm 95%.
 Đường tiêu hoá: Chất độc qua gan và được giải độc bằng
các phản ứng sinh hoá phức tạp nên ít nguy hiểm hơn.
 Thấm qua da: Chủ yếu là các chất độc có thể hoà tan trong
mỡ và trong nước vào máu: benzen, rượu atilic. Các chất
độc khác còn trực tiếp qua lỗ tuyến bã, tuyến mồ hôi, lỗ
chân lông đi vào máu.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 138
➢Chuyển hoá biến đổi:
➢Phân bố và tích tụ:
➢Đào thải chất độc:
2.4.5 Các yếu tố quyết định tác dụng của chất độc
▪ Cấu trúc hoá học.
▪ Quá trình công nghệ.
▪ Nồng độ.
▪ Thời gian tác dụng.
▪ Trạng thái cơ thể người lao động.
2.4.6 ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ
▪ Ảnh hưởng sớm - bệnh nhiễm phóng xạ cấp tính.
▪ Ảnh hưởng muộn – bệnh nhiễm xạ mãn tính.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 139
2.4.7 Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp

Cấp cứu:
▪ Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc,
thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên tĩnh, ủ ấm cho
nạn nhân.
▪ Cho ngay thuốc trợ tim, tự hô hấp hoặc hô hấp
nhân tạo.
▪ Mất tri giác thì châm vào 3 huyệt: khúc tri, uỷ
trung, thập tuyền cho chảy máu hoặc bấm
ngón tay vào các huyệt đó.
▪ Rửa da bằng nước xà phòng nơi bị thấm chất
độc có tính ăn mòn như kiềm, axit phải rửa
ngay bằng nước sạch.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 140


➢Đề phòng chung về kỹ thuật
▪ Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất hoặc dùng
chất ít độc hơn
▪ Cơ khí hoá tự động trong quá trình sản xuất hoá chất.
▪ Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra sự dò rỉ
và sửa chữa kịp thời.
▪ Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất
▪ Nếu không thể bịt kín được quá trình công nghệ thì
phải tổ chức thông gió hút khử khí độc tại chỗ.
▪ Thiết kế hệ thống thông gió, bơm không khí sạch vào.
▪ Xây dựng và kiện toàn chế độ công tác an toàn lao
động.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 141
➢Dụng cụ phòng hộ cá nhân
▪ Dùng mặt nạ phòng độc
▪ Biện pháp y tế.
▪ Tổ chức khám tuyển định kỳ cho người lao động
tiếp xúc với chất độc hại, có chế độ bồi dưỡng hợp
lý.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 142


2.5 Phòng chống bụi trong sản xuất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 143


2.5.1 Định nghĩa và phân loại

a.Định nghĩa:
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé,
tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng
và các hệ khí rung nhiều pha: hơi khói, mù…
b. Phân loại
➢ Theo kích thước hạt bụi:
◦ Bụi lắng: hạt có kích thước  10m.
◦ Bụi bay: hạt có kích thước 0,1m 10m.
◦ Bụi khói: hạt có kích thước  0,1m.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 144


➢Theo nguồn gốc được hình thành:
 Bụi hữu cơ: từ len, lụa, da...
 Bụi nhân tạo: cao su, nhựa hoá hoc...
 Bụi vô cơ: bụi vôi, kim loại...
➢Theo tác hại:
 Bụi gây nhiễm độc chung: Pb, Hg, C6H6
 Bụi gây dị ứng: bụi bông, len, gai...
 Bụi gây ung thư: bụi quặng phóng xạ...
 Bụi gây nhiễm trùng: bụi bông...
 Bụi gây sơ hoá phổi: SiO2, Si...
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 145
2.5.2 Tính chất hoá lý của bụi

➢Độ phân tán:


Trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào
trọng lượng hạt bụi và sức cản của không khí.
➢Tính nhiễm điện:
Dưới tác dụng của điện trường mạnh các hạt bụi bị
nhiễm điện và bị hút về điện cực.
➢Tính cháy nổ:
Bụi càng nhỏ điện tích tiếp xúc với ôxy càng lớn thì
hoạt tính hoá học càng mạnh và càng dễ bốc cháy,
dễ gây nổ: bột cacbon, bột côban …

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 146


➢ Tính lắng bụi do nhiệt:
Bụi khói khi đi qua vùng nóng sang vùng lạnh
làm các phần tử bụi giảm vận tốc và lắng đọng
trên bề mặt vùng lạnh.
2.5.3 Tác hại của bụi
➢Bệnh phổi nhiễm bụi.
Do thường xuyên hít phải bụi khoáng và kim loại,
dẫn đến xơ hoá phổi làm suy chức năng hô hấp.
➢Bệnh đường hô hấp.
Gây nên các tác hại khác nhau cho đường hô hấp
như: viêm mũi, viêm họng, viêm loét lòng phế
quản...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 147


➢Bệnh ngoài da

 Bụi đồng có thể gây nhiễm trùng ngoài da rất khó


chữa. Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô
da, phát sinh ra các bệnh da (như trứng cá, viêm da)

 Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt, lở loét

 Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho
da sưng tấy đỏ như bỏng, rất ngứa và làm cho mắt
sưng đỏ, chảy nước mắt.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 148
➢Chấn thương mắt
 Bụi bắn vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp,
lâu dần gây ra viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt

 Bụi kiềm, axít có thể gây ra bỏng giác mạc để lại
sẹo lớn làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm
mù mắt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 149


➢Bệnh đường tiêu hoá

 Bụi đường, bột có thể làm sâu răng, làm hỏng men
răng. Bụi kim loại, bụi khoáng to, nhọn cạnh sắc
vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày,
gây ra rối loạn tiêu hoá.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 150


2.5.4 Biện pháp phòng chống

a. Biện pháp kỹ thuật

➢Giữ bụi không cho lan toả ra ngoài không khí bằng cách
cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất sinh bụi

➢Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất: Dùng các tấm
che kín máy sinh bụi, kèm theo các máy hút bụi tại chỗ

➢Thay đổi phương pháp công nghệ

➢Thay vật liệu ít bụi, ít độc hơn

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 151


b. Biện pháp vệ sinh cá nhân

➢Sử dụng quần áo bảo hộ lao động.

➢Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường


xuyên và triệt để, nhất là nơi có bụi độc.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 152


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 153
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 154
c. Biện pháp y tế
➢Nghiên cứu chế độ làm việc thích hợp cho một số nghề có nhiều
bụi.

➢Khám tuyển định kỳ, quản lý sức khỏe công nhân làm việc với
bụi, giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp.

➢Đảm bảo khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi có nhiều bụi cần
nhiều sinh tố, nhất là sinh tố C

➢Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng nghỉ ngơi cho thợ tiếp xúc với
bụi.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 155


➢Thông gió hút bụi trong các phân xưởng nhiều bụi.

➢Đề phòng bụi cháy nổ.

d. Kiểm tra bụi.

Đo kiểm để đánh giá tình trạng bụi và so sánh với tiêu


chuẩn vệ sinh cho phép.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 156


Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và bụi tại mỏ than
Khánh Hòa

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 157


Cung đường vận chuyển than và
bụi phát tán trong sàng tuyển

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 158


Nước thải từ các mọng khai thác

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 159


Khu xử nước thải từ sơ cấp, bể chứa bùn và bể khuấy

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 160


2.6 Chiếu sáng trong sản xuất

2.6.1 Các khái niệm cơ bản

a. Ánh sáng thấy được

• Những bức xạ (photon) 380 ≤ ≤ 760 nm.

• Cùng một công suất bức xạ như nhau, bức xạ màu


vàng lục có bước sóng  = 555 nm cho ta thấy rõ
nhất.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 161


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 162
b. Quang thông .

Quang thông là phần công suất bức xạ có khả năng gây


ra cảm giác sáng cho thị giác của con người.
➢ Quang thông của nguồn sáng đơn sắc
là: =C.F.V
Trong đó:
F : là công suất bức xạ của chùm sáng 
V : là độ sáng tỏ tương đối của nguồn sáng đơn sắc 
C : là hằng số phụ thuộc đơn vị đo (nếu  đo bằng
lumem, F đo bằng W thì C=683)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 163


• Với chùm tia đa sắc không liên tục:
𝜙 = 𝑐 σ𝑖 𝐹𝜆𝑖 𝑣𝜆𝑖 𝑑𝑟 = 683σ𝑖 𝐹𝜆𝑖 𝑉𝜆𝑖

• Với chùm tia đa sắc liên tục từ 𝜆1 đến 𝜆2 :


𝜆2 𝜆2
𝜙= 𝑐 ‫𝜆׬‬1 𝐹𝜆 𝑉𝜆 𝑑𝜆 = 683‫𝜆׬‬1 𝐹𝜆 𝑉𝜆 𝑑𝜆

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 164


c. Cường độ sáng I

• Cường độ sáng theo phương n là mật độ quang thông bức


xạ phân bố theo phương đó.

• Cường độ sáng In là tỷ số giữa lượng quang thông bức xạ


d trên vi phân góc khối d theo phương n
d
In =
d
Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 165


d. Độ rọi E
S

d

• Độ rọi tại một điểm M trên bề mặt


được chiếu sáng là mật độ quang
M
thông của luồng sáng tại điểm đó. dS

• Đơn vị đo độ rọi là lux (lx).


d
EM =
ds

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 166


f. Độ chói B

• Độ chói nhìn theo phương n là tỷ


số giữa cường độ phát sáng theo dIn


phương đó trên diện tích hình n

chiếu mặt sáng xuống mặt phẳng


thẳng góc với phương n . dI n
Bn =
ds.cos
• Đơn vị đo độ chói là nít (nt).

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 167


2.6.2 Chiếu sáng và sự nhìn của mắt (SGK)
• Sự nhạy cảm của mắt.
• Khả năng phân giải của mắt.
• Tốc độ phân giải của mắt.
• Hiện tượng loá mắt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 168


2.6.3 Kỹ thuật chiếu sáng

2.6.3.1 Chiếu sáng tự nhiên

a) Nguồn sáng

Ánh sáng tự nhiên có hai nguồn chính:


Ánh sáng trực xạ của mặt trời

 Ánh sáng tản xạ của bầu trời.

Ngoài ra còn có ánh sáng phản xạ từ các mặt phản xạ


nằm trong hoặc ngoài phòng

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 169


b) Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên.

 Hệ số chiếu sáng tự nhiên (HSTN): là tỷ số giữa


độ rọi tại điểm đó (EM) với độ rọi sáng ngoài nhà
(Eng) trong cùng một thời điểm tính theo tỉ số
phần trăm.
EM
eM = .100%
 ng

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 170


• Dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa trời, cửa
sổ tầng cao được đánh giá bằng hệ số chiếu sáng
tự nhiên trung bình etb.

• Dùng chiếu sáng tự nhiên bằng cửa sổ bên


cạnh được đánh giá bằng hệ số chiếu sáng tự
nhiên tối thiểu emin.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 171


2.6.3.2 Thiết kế chiếu sáng tự nhiên

➢Độ rọi ánh sáng tự nhiên trong phòng phải được đảm
bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên quy
định
➢Đối với nhà công nghiệp phải đảm bảo điều kiện nhìn
rõ, nhìn tinh, phân giải nhanh các vật nhìn của mắt.
➢Hướng của ánh sáng không gây ra bóng đổ của
người, thiết bị và các kết cấu nhà lên trường nhìn của
công nhân.
➢Tránh hiện tượng loá
➢Bề mặt làm việc có độ sáng cao hơn các bề mặt khác
ở trong phòng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 172


➢Thiết kế các cửa chiếu sáng tự nhiên cho nhà sản xuất
chỉ nên đảm bảo vừa đủ tiêu chuẩn chiếu sáng tự
nhiên quy định, không nên vượt quá

➢Cửa sổ chiếu sáng: cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều


tầng, cửa sổ liên tục, cửa sổ bố trí gián đoạn.

➢Cửa trời chiếu sáng: cửa trời hình chữ nhật, hình chữ
M, hình thang, hình chỏm cầu, hình răng cưa, mái
sáng…
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 173
Thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải đảm bảo yêu
cầu thông gió thoát nhiệt kết hợp che mưa,
nắng
B¾c
B¾c

1. Mẫu cửa chiếu sáng tốt


2. Mẫu cửa chiếu sáng tốt, thông gió tốt

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 174


❖Xác định diện tích cửa chiếu sáng
Diện tích cửa chiếu sáng có thể xác định sơ bộ theo
công thức
• Nếu chiếu sáng bằng cửa sổ
S cs tc
emin . cs
.100% = . %
Ss  0 .r1
• Nếu chiếu sáng bằng cửa trời
S ct e . ct tc
.100% = %tb

Ss  0 .r2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 175


• Scs; Sct : diện tích cửa sổ, cửa trời cần xác định.
• Ss - diện tích của phòng.
• 0 - hệ số xuyên sáng của cửa. (bảng 2-38)
• etcmin ; etctb - HSTN tiêu chuẩn khi dùng cửa sổ, cửa trời
chiếu sáng.
• cs ; ct - hệ số đặc trưng cho diện tích cửa sổ, cửa trời cần
thiết đảm bảo cho HSTN trong phòng bằng 1%
(bảng 2-35, 2-36)
• r1; r2 - hệ số kể đến ảnh hưởng của các mặt phản xạ ở
trong phòng khi chiếu sáng bằng cửa sổ và bằng cửa trời.
(bảng 2-33, 2-34)
• K - hệ số kể đến ảnh hưởng che tối của công trình bên
cạnh. (bảng 2-32)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 176


2.6.3.3 Tính toán chiếu sáng tự nhiên
➢Hệ số chiếu sáng tự nhiên của một điểm M ở trong phòng :
eM = ebt + e0 + ekt + eđ
◦ ebt - HSTN do bầu trời gây nên.
◦ e0 - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt trong phòng gây
ra.
◦ ekt - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt của các công
trình kiến trúc đứng trước cửa .
◦ eđ - HSTN do ánh sáng phản xạ từ mặt đất xung quanh cửa bên
ngoài công trình.
➢ Khi phía trước cửa có công trình đối diện thì ta tính ekt bỏ qua eđ
vì thực tế eđ<<ekt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 177


❖Xác định các HSTN
Tính ebt: ebt = eĐ..0.q
eĐ - hệ số chiếu sáng tự nhiên xác định bằng biểu đồ
Đanhilux.
q - hệ số do phân bố không đều của độ chói trên bầu
trời.
0 - hệ số xuyên sáng của cửa.
 - hệ số làm giảm HSTN của bầu trời do kết cấu che
nắng nhỏ như cửa chip, mành mành …

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 178


Tính e0:
Khi trước cửa không có kết cấu che nắng: e0 = ebt min (r-1)
Khi trước cửa có kết cấu che nắng:
e0 = c1. ebt ( r-1) cho những điểm gần cửa.
e0 = c2. ebt ( r-1) cho những điểm giữa phòng.
e0min = eminbt ( r-1) cho những điểm ở trong cùng.

ebt min - HSTN do bầu trời gây ra tại điểm tối nhất trong
phòng.
r - hệ số kể đến ảnh hưởng của các bề mặt phản xạ trong
phòng. (Bảng 2.39)
c1, c2 - hệ số kể đến sự tăng HSTN do phản xạ ánh sáng
của các kết cấu che nắng. (Bảng 2.41)
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 179
Tính ekt, eđ:
➢Khi trước cửa có công trình kiến trúc gần và không có
cây xanh thì tính ekt: ekt = eĐ..0.
➢Khi kiến trúc đối diện ở xa (trên 30m) hay giữa kiến
trúc đó và cửa có cây xanh thì tính eđ: eđ = ebtmin .(rđ -
1).0
 - hệ số kể đến ảnh hưởng của sự khác nhau giữa độ
chói của bầu trời và độ chói của kiến trúc đối diện
(bảng 2-42)
rđ - hệ số kể đến ảnh hưởng của phản xạ mặt đất lên trần
nhà rồi hắt xuống mặt phẳng lao động. (bảng 2-43)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 180


2.6.4 Chiếu sáng nhân tạo

2.6.4.1 Nguồn sáng điện


Gồm đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.
• Ưu điểm đèn dây tóc: rẻ, đơn giản, dễ sử dụng, là ánh sáng
thật, năng suất cao, phát sáng ổn định
• Ưu điểm đèn huỳnh quang: hiệu suất phát cao, tuổi thọ
cao.
• Nhược điểm đèn huỳnh quang: không ổn định, ánh sáng
không thật, giá cao, sử dụng và bảo dưỡng phức tạp.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 181


2.6.4.2 Thiết bị chiếu sáng

➢Nhiệm vụ: phân bố lại ánh sáng theo yêu cầu; thay
đổi xạ phổ nếu cần; bảo vệ mắt không bị loá; chống
phá hoại, mất cắp.

➢Phân loại: bộ phận phản xạ, bộ phận khuyếch tán, bộ


phận khúc xạ, bộ phận che tối.

➢Các thiết bị thường dùng: thết bị chiếu sáng trực tiếp,


thiết bị chiếu sáng bán trực tiếp, thiết bị chiếu sáng tán
xạ, thiết bị chiếu sáng đèn huỳnh quang. 18
2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


2.6.4.3 Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhân tạo:
2.6.4.4 Thiết kế chiếu sáng điện.
Có ba phương thức cơ bản sau đây
➢Phương thức chiếu sáng chung
➢Phương thức chiếu sáng cục bộ
➢Phương thức chiếu sáng hỗn hợp
❖Cách thức bố trí các đèn:
Đèn đơn hay cụm lớn.
Nhiều đèn lớn bố trí thành các tấm sáng hay trần sáng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 183


a) Tính toán chiếu sáng điện

a1. Phương pháp công suất đơn vị

Dựa vào tính chất lao động; các thông số của loại
đèn để xác định công suất cần thiết cho một đơn vị
diện tích (1m2) của gian nhà:

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 184


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 185
Công suất cần thiết cho cả gian phòng là: P = S. W (w)
Khi biết số lượng đèn, chọn công suất đơn vị thích hợp
thì xác định công suất của một đèn p là:
P S.W
p= =
N N
Trong đó:
• P - công suất cho cả gian phòng (w)
• N - số đèn dùng để chiếu sáng
• W - công suất đơn vị w/ m2
• S - diện tích gian phòng m2.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 186


a2. Phương Pháp điểm
• Là phương pháp xác định chính xác độ rọi tại một điểm bất kỳ
trong phòng do thiết bị tạo ra theo phương ngang hay đứng

I - đường cong phân bố cường độ O


ánh sáng. I
H – khoảng cách từ nguồn O đến
r
mặt phẳng ngang qua A.

h
L – khoảng cách từ nguồn O đến mặt 

90-
A
phẳng đứng qua A.
 - góc hợp bởi phương chiếu sáng L n

với pháp tuyến mặt phẳng ngang.


r = OA – khoảng cách từ nguồn tới A.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 187


Độ rọi theo phương ngang tại điểm A
𝑑𝜙 𝐼𝛼 𝑑𝑠.𝑐𝑜𝑠𝛼 𝐼𝛼 𝑑𝑠.𝑐𝑜𝑠 3 𝛼
𝐸𝑛𝑔 = ; 𝑑𝜙 = =
𝑑𝑠 𝑟2 𝐻2

O
𝑑𝜙 𝐼𝛼 𝑐𝑜𝑠 3 𝛼 I
𝐸𝑛𝑔 = = 2
𝑑𝑠 𝐻 𝐾
r

h
𝑑𝜙 𝐼𝛼 𝑐𝑜𝑠 2 𝛼 𝑠𝑖𝑛𝛼
𝐸𝑑 = = 
𝑑𝑠 𝐻 2𝐾

90-
A
L n

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 188


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 189
c. Phương pháp hệ số sử dụng

➢Thường được dùng để tính toán chiếu sáng chung.


➢Việc đầu tiên là xác định phương pháp bố trí đèn. Có thể bố trí
đối xứng hoặc không đối xứng

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 190


➢Xác định tỷ số khoảng cách treo đèn L và độ cao
treo đèn HC phụ thuộc vào kiểu đèn và cách bố trí đèn
mà tỷ số L/ HC có thể lấy từ 1,4 2 khi Bố trí theo
hình chữ nhật và từ 1,7  2,5 khi bố trí theo hình thoi.
TrÇn

hc
L
Lc
Hc
H

Tußng
MÆt ph¼ng lµm viÖc
hp

Sµn

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 191


Độ cao treo đèn có thể xác định theo công thức :
HC = H - hC - hP (m)
Trong đó :
 H - chiều cao từ sàn tới trần (m)
 hc - chiều cao từ trần tới đèn (m) thường hc = (0,2  0,25).H
 hP - chiều cao từ sàn tới bề mặt làm việc (m).
 LC- khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng tới tường có thể lấy:
LC=(1/2  1/3).L
➢Dựa vào tỷ số L/ HC xác định được L
➢Khi La = Lb có thể xác định số đèn cần thiết theo công thức:
n= S/ L2
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 192
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 193
Ví dụ

Một khu vực sản xuất chiếu sáng bằng 4 thiết bị chiếu sáng “vạn
năng” có bóng đèn dây tóc công suất mỗi bóng 1000 W. Chiều cao
treo đèn đến bề mặt làm việc H = 10 (m),thiết bị chiếu sáng bố trí
theo hình vuông mỗi cạnh l=12m. Hệ số dự trữ K = 1,3. Ảnh
hưởng của thiết bị chiếu sáng với nhau và ánh sáng phản xạ không
đáng kể. Xác định độ rọi theo phương ngang và phương thẳng
đứng tại A (Tại chỗ giao nhau của đường thẳng đứng đi qua tâm
hình vuông được tạo bởi thiết bị chiếu sáng và mặt phẳng song
song với mặt hình vuông trên mặt phẳng làm việc.
(Quang thông của bóng đèn có công suất 1000w và điện
áp 220v là 18200lm )

194

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 195
2.7 Thông gió công nghiệp
2.7.1 Nhiệm vụ của thông gió công nghiệp
 Thông gió chống nóng:
 Trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà.
 Đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc trong toàn nhà
hoặc ở từng khu vực làm việc.

 Thông gió khử bụi và hơi khí độc:


 Hút không khí bị ô nhiễm và làm sạch rồi thải ra ngoài.
 Đưa không khí sạch từ ngoài vào để hoà loãng lượng bụi, hơi khí
độc hại trong nhà xuống đến mức cho phép.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 196


2.7.2 Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió

 Thông gió tự nhiên

 Thông gió cơ khí


❖Hệ thống thông gió cơ khí thổi vào .
❖Hệ thống thông gió cơ khí hút ra.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 197


➢ Theo phạm vi phục vụ của hệ thống thông gió, chia thành:

 Hệ thống thông gió chung

 Hệ thống thông gió cục bộ


❖Thổi cục bộ
❖Hút cục bộ: Theo dạng độc hại cần hút:
Hệ thống hút nhiệt
Hệ thống hút khí và hơi độc hại
Hệ thống hút bụi.
 Hệ thống thông gió phối hợp.

 Hệ thống thông gió dự phòng sự cố.

 Hệ thống điều hoà không khí

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 198


2.7.3 Xác định lưu lượng trao đổi không khí trong hệ
thống thông gió chung

➢Lưu lượng trao đổi không khí (lưu lượng


thông gió)
✓Là thể tích hay trọng lượng không khí thổi vào
hoặc hút ra khỏi phòng trong một giờ.
✓Lấy lưu lượng thông gió tính theo thể tích chia
cho thể tích phòng được trị số m và được gọi là
bội số trao đổi không khí hay bội số thông gió.
➢Tuỳ theo nhiệm vụ của thông gió là khử nhiệt
hay khử khí hơi có hại và bụi mà cách xác định
lưu lượng thông gió sẽ khác nhau.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 199
a.Xác định lưu lượng thông gió khử nhiệt

Lượng nhiệt tỏa ra từ các nguồn nhiệt trong nhà có thể lớn hơn
lượng nhiệt mấy đi do truyền nhiệt qua các kết cấu bao che của
nhà sinh ra lượng nhiệt thừa làm cho nhiệt độ trong nhà tăng
cao.
𝑄𝑡ℎ = σ 𝑄𝑡 − σ 𝑄𝑚 (Kcal/giờ)
Trong đó:
σ 𝑄𝑡 - Tổng lượng nhiệt tỏa ra trong nhà
σ 𝑄𝑚 - Tổng nhiệt mất mát qua kết cấu bao che
𝑄𝑡ℎ - nhiệt thừa
20
0

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


Để khử nhiệt thừa cần thổi không khí vào nhà có nhiệt
độ thấp hơn để khi thổi qua nó sẽ khử nhiệt thừa trong
nhà và tăng dần nhiệt độ rồi thoát ra ngoài.
➢Xác định lượng nhiệt mất mát qua các kết cấu Qm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 201


Xác định lượng nhiệt toả ra: Qt

 Lượng nhiệt do người: gồm nhiệt ẩn và nhiệt hiện.


❖Nhiệt hiện
❖Nhiệt ẩn
 Lượng nhiệt do các máy chạy bằng động cơ điện.
Q = 860.1 . 2 . 3.4.N (kcal/giờ )
Trong đó:
860 - đương lượng nhiệt của điện năng kcal/ kW.giờ
N - công suất đặt máy tổng cộng của các động cơ điện kW.
1 - Hệ số sử dụng công suất đặt máy của đông cơ điện
1= 0,9  0,7
2 - Hệ số phụ tải: 2 = 0,8  0,5 .
3 - Hệ số hoạt động đồng thời của các động cơ 3 = 1  0,5.
4 - Hệ số chuyển biến thành nhiệt toả ra trong phòng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 202


Lượng nhiệt toả ra từ bề mặt nung nóng: tường lò nung;
thành bể chứa...
Q = K . F (t0 - tk ) = N .F ( tbm - tk ) (kcal/ giờ)
t0- nhiệt độ của không khí bên trong thiết bị 0C.
tbm - nhiệt độ bề mặt ngoài của thiết bị 0C.
tk- nhiệt độ không khí xung quanh.
F - diện tích bề mặt toả nhiệt (mặt phẳng) của thiết bị
m2
N - hệ số trao đổi nhiệt bề mặt thành thiết bị (kcal/ m2.
giờ.0C )
K- hệ số truyền nhiệt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 203


• Lượng nhiệt toả ra từ các sản phẩm, vật liệu
nóng.
Q = C . G (t0 - tk ) (kcal/ giờ)

t0- nhiệt độ ban đầu 0C.


tk- nhiệt độ cuối.
C – tỷ nhiệt của vật liệu.(Kcal/Kg.0C)
G –lượng của vật liệu để nguội trong 1h (Kg/h)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 204


Trong quá trình nguội dần, vật liệu biến đổi trạng
thái từ thể lỏng sang thể rắn

Q=Cl(t0-tnc)+qnc+Cr(tnc-tk) G (kcal/giờ)

Cl, Cr - tỷ nhiệt của vật liệu tương ứng với thể lỏng
và rắn (kcal/kg0c)
tnc- nhiệt độ nóng chảy của vật liệu 0C
qnc - nhiệt nóng chảy của vật liệu (kcal/kg).

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 205


• Lưu lượng thông gió chung L:
Qth
L= ( m 3 / h)
C. (t R − tv )

• C- tỷ nhiệt của không khí C=0,24 kcal/kg0c


• tR- nhiệt độ không khí ra khỏi nhà 0C.
• tv- nhiệt độ không khí thổi vào nhà 0C.
• - trọng lượng đơn vị của không khí. Kg/m3

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 206


b. Xác định lưu lượng thông gió khử khí độc và bụi

3
10 .G
L= 3
,m / h
ycp − yv

➢G – lượng độc bụi (hơi, khí hoặc bụi) toả ra (kg/h)

➢ycp, yv –nồng độ cho phép và nồng độ trong không


khí thổi vào của chất độc hại (g/m3 hoặc mg/m3).

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 207


➢Lượng hơi khí rò rỉ qua khe hở của các thiết bị áp lực.

M
G = n.c.v.
T

 n – hệ số dự trữ; n=12
 C – hệ số phụ thuộc vào áp suất của hơi hoặc khí trong
thiết bị .
 V – Thể tích bên trong của thiết bị (m3)
 M – trọng lượng phân tử của hơi hoặc khí chứa trong
thiết bị.
 T – Nhiệt độ tuyệt đối của hơi, 0K

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 208


Lượng khí, hơi có hại tính theo đo đạc cụ thể
v( y2 − y1 ) + L( y2 − yv ).z
−3
G = 10
z

v- thể tích của gian phòng (m3)


L- lưu lượng thông gió (m3/h)
y1, y2 – hàm lượng của chất khí, hơi hoặc bụi trong
không khí ở thời điểm đầu và cuối quá trình (g/m3 )
z- thời gian (giờ)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 209


2.7.4 Thông gió tự nhiên

21
0

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 211
➢Là giải pháp làm thông thoáng và mát theo quy luật
tự nhiên của gió và nhiệt.

➢Là biện pháp kinh tế nhất.


➢Thực hiện được một lưu lượng trao đổi không khí rất
lớn

➢Không tốn kém năng lượng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 212


➢Lưu lượng trong trường hợp khử nhiệt:
Qth
L= (kg / h)
C (t R − t N )

➢Lưu lượng trong trường hợp khử độc hại:


103.G.
L= (kg / h)
ycp − y N
• tN – nhiệt độ kk ngoài trời 0C
• tR – nhiệt độ kk ra khỏi nhà 0C
• ycp – hàm lượng độc hại cho phép (g/m3 hay mg/l)
• yN – hàm lượng độc hại trong kk ngoài trời g/m3 hay mg/l
•  - trọng lượng đơn vị của kk Kg/m3

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 213


a. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa.

tR
F2
a-a h2
tn, 
MÆt ph¼ng
t T, T Pa
H

tb tb
 Pa trung hoµ
h1

F1 tT

Có sự chệnh lệch áp suất tại các cửa


21
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 4
Áp suất trong nhà ở tại tâm cửa bên dưới và bên trên

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 215


tbT là trọng lượng đơn vị của không khí trong nhà ứng với
nhiệt độ trung bình:
tT + t R
t tb
T =
2
2 g .p
V= (m / s)

 P chênh lệch áp suất ở hai bên tiết diện đang xét (kg/m2).
 g- gia tốc trọng trường (m/s2).
 - trọng lượng đơn vị của dịch thể (kg/m3)
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 216
➢Vận tốc chuyển động của không khí V1và V2
qua các cửa F1và F2:
2 gh1 ( n −  Ttb )
V1 = ,m/ s
N
2 gh2 ( n −  Ttb )
V2 = ,m/ s
R

N, R – trọng lượng đơn vị của không khí ứng với


nhiệt độ tNvà tR

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 217


➢Do có sức cản cục bộ, vận tốc thực tế của không
khí tại các cửa sẽ nhỏ hơn

➢Để tìm vận tốc thực tế đưa thêm vào hệ số vận tốc 
(=0,97).

➢Khi qua cửa dòng không khí bị thắt nhỏ lại. Hệ số


thắt nhỏ dòng chảy là .

➢Hệ số lưu lượng  = .  (lấy =0,64)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 218


Lưu lượng không khí thực tế đi vào nhà qua cửa
dưới và từ nhà thoát ra ngoài qua cửa trên là:

L1 = 1.F1.V1. N = 1.F1. 2 g.h1 ( N −  ). N ; kg / s tb


T

L2 =  2 .F2 .V2 . R =  2 .F2 . 2 g.h2 ( N −  Ttb ). R ; kg / s

219
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
➢Áp dụng phương trình cân bằng lưu lượng và cho rằng
1=2=, lưu lượng vào bằng lưu lượng ra tính được:
H
h1 = 2
( m)
N  F1 
1+  
R  F2 
H
h2 = 2
( m)
N  F2 
1+  
R  F1 

• H- Khoảng cách thẳng đứng giữa tâm các cửa (m)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 220


Nếu coi gần đúng R
1
N
Vị trí mặt trung hoà:
2
h1  F2 
= 
h2  F1 

• Khoảng cách từ mặt phẳng trung hoà đến tâm các cửa
gió vào và gió ra tỷ lệ nghịch với bình phương diện tích.
• Nếu F1=F2 thì mặt phẳng trung hoà sẽ nằm ở độ cao
cách đều tâm các cửa đó.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 221


• Xác định diện tích các cửa sổ. Trước tiên chọn tỷ số
F1/F2 sau đó tính được h1, h2 từ giải hệ phương trình:

2
 h1  F2 
 = 
 h2  F1 
h + h = H
 1 2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 222


• h1, h2 đã biết tính được F1, F2

L1
F1 =
1. 2 gh1 (  N −  tbT ) . N

L2
F2 =
2 . 2 gh2 (  N −  tbT ) . R

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 223


b. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của gió

➢Khi gió thổi vào bề mặt nhà sinh ra một áp suất P:


2
V
P = k. g

2g
• Vg- Vận tốc gió ngoài trời m/s
• g- gia tốc trọng trường g= 9,81 m/s2
• - trọng lượng đơn vị không khí, kg/m3.
• k- hệ số khí động, Trên mặt đón gió k >0 thì P >0
và ngược lại.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 224


2 K2=0,7

Pa + Px - H Pa + P2 - H

+ Pa
H Pa -
K1=0,8 + 1 -
+ 1 -
Pa + Px -
Pa + P1 + 1
-
+
+ -

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 225


➢Áp suất gió gây ra tại cửa 1 và 2 là:
Vg2
P1 = k1. 
2g

Vg2
P2 = k2 . 
2g

➢Áp suất tại phần ở bên ngoài nhà tại tâm các cửa 1 và 2 là:
 ở cửa 1: PN1=Pa+P1
 ở cửa 2: PN2=Pa-H+P2
➢Do ảnh hưởng của gió, trên mặt phẳng chuẩn 1-1 về phía
trong nhà chênh nhau một lượng so với áp suất khí quyển Pa
một đại lượng Px (Px gọi là áp suất dư)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 226


➢Áp suất toàn phần bên trong nhà tại tâm các cửa 1 và 2 là:
cửa1: PT1=Pa+Px
cửa2: PT2=Pa+Px-H.
➢Lượng chênh lệch áp suất P giữa bên ngoài và bên trong
nhà tại các cửa:
cửa1: P1=PN1-PT1=(Pa+P1)-(Pa+Px)=P1-Px
cửa2: P2=PT2-PN2=(Pa+Px- H. )-(Pa- H.+P2) =Px-P2
➢Do sự chênh lệch về áp suất nên đã tạo ra sự lưu thông
không khí. Không khí đi vào nhà với V1 và ra qua cửa
thoát V2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 227


• Phương trình cân bằng lưu lượng:

1.F1. 2 g ( P1 − Px ) = 2 .F2 . 2 g ( Px − P2 )

Khi 1=2 ta rút ra được:

P1.F12 + P2 .F22
Px =
F1 + F2
2 2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 228


➢Vậy để lợi dụng sức gió để thông gió tự nhiên tốt thì
cần tạo áp suất gió ra P2 càng giảm càng tốt. Có thể
dùng tấm chắn cho cửa ra.
Tấm chắn gió

+
+
+
+
+
+

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 229


➢Trong vùng bóng khí động, áp suất không khí
giảm thấp và không khí chuyển xoáy. Do đó
các ống khói, ống thải khí độc hại và bụi
không được bố trí trong vùng bóng khí động.
Hoặc nhô lên cao hơn đường ranh giới của
vùng này để tránh gây ô nhiễm môi trường
không khí khu vực nhà máy.
23
0

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


2.7.5 Thông gió cơ khí

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 231


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 232
a. Các bộ phận chủ yếu:

➢Hệ thống thường gồm các miệng hút hay thổi, bộ


phận lọc bụi, khử độc, quạt máy, bộ phận xử lý
nhiệt (nếu cần thiết), các đường ống dẫn khí.
 Cửa lấy gió đặt trên tường, ngoài nhà hay trên mái.
Cửa lấy gió cần đảm bảo gió lấy vào phải sạch.
➢Cửa lấy gió phải có cao độ hợp lý thường cách mặt
đất đến mép cửa dưới  2,5m.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 233


b. Tính toán thông gió cơ khí

➢Bao gồm:
• Tính toán thuỷ khí hệ thống đường ống.

• Chọn quạt máy

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 234


li vi2
P =  ( +  i )  (kg/m 2)
di 2g
➢Xuất phát từ hệ thống đường ống đã được vạch sẵn hợp
lý. Tính toán sức cản thuỷ khí động lực học:
P- tổng sức cản thuỷ lực của hệ thống (sức cản ma
sát và sức cản cục bộ)
- hệ số ma sát
li, di- chiều dài và đường kính của ống (m)
vi- vận tốc không khí trên đoạn ống (m/s)
- khối lượng đơn vị của không khí (kg/m3)
g- gia tốc trọng trường, g= 9,81m/s2
i- tổng hệ số sức cản cục bộ trên đường ống (cửa
van, lá chắn, chỗ chuyển tiếp).
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 235
➢Biết được :P và L của toàn hệ thống, ta chọn
loại quạt thích hợp, sao cho khi quạt làm việc
với số vòng quay n thì lưu lượng và áp suất do
quạt tạo ra lớn hơn một ít (5%) so với lưu
lượng và sức cản của hệ thống.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 236


➢Công suất điện do máy quạt tiêu thụ được xác
định: L.P
N= (KW)
3600.102.1. 2
• L- lưu lượng của hệ thống, m3/h
• P- sức cản thuỷ lực của hệ thống, kg/m2.
• 1- hiệu suất của quạt 1=0,30,8
• 2- hiệu suất truyền động. Khi quạt nối liền trục
với động cơ thì 21. Nếu nối qua bộ truyền đai thì
2=0,850,9.
➢Căn cứ vào công suất tính được N và số vòng
quay của quạt n chọn động cơ điện
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 237
2.7.6 Biện pháp phòng cháy nổ trong hệ thống thông gió

➢Nguyên nhân: do trong luồng khí động có chứa các


chất bụi, hơi, khí dễ gây cháy nổ do vậy cần phải đề
phòng.
➢Biện pháp phòng ngừa.
Không được bố trí động cơ điện bên đường ống
không khí.
Tránh khả năng phát tia lửa điện khi có va chạm giữa
cánh và vỏ quạt.
Nếu có nhiều khả năng gây cháy nổ thì sử dụng ống
phun để vận chuyển không khí thay quạt.
Nối đất vào các đai truyền động để tránh gây nổ tĩnh
điện.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 238


2.7.7 Kiểm tra, vận hành hệ thống thông gió

Kiểm tra hệ thống có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật


khi lắp ráp và trong quá trình vận hành định kỳ bao
gồm: đo áp suất, lưu lượng gió, vận tốc gió trong
đường ống tại miệng hút, thổi, độ ẩm, hàm lượng chất
độc hại...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 239


CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT AN TOÀN

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 240


3.1 Những yêu cầu đảm bảo khi thiết kế nhà máy

3.1.1 Vị trí nhà máy và các toà nhà công nghiệp

• Bằng phẳng, địa chất ổn định, thuận lợi về giao thông.

• Giữa các toà nhà được bố trí hợp lý để đảm bảo trong
nhà máy

• Đảm bảo qui định về vệ sinh các điều kiện về an toàn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 241


3.1.2 An toàn phòng cháy nổ
➢Khoảng cách an toàn phòng cháy:
✓Ngăn ngừa tác dụng của năng lượng bức xạ, tiếp xúc của
ngọn lửa, tác dụng của các dòng đối lưu.

✓Khoảng cách an toàn phòng cháy giữa các nhà máy và công
trình đã được tiêu chuẩn.

➢Đường và đường đi qua:


✓Phải tạo đường đi cho xe chữa cháy đến được bất kỳ ngôi
nhà nào ở về hai phía và bốn phía với nhà có diện tích xây
dựng hơn 10 hecta.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 242
➢Khoảng cách an toàn phòng nổ: Khoảng cách giữa
các ngôi nhà chứa chất nổ hoặc các nhà trong đó tiến
hành công việc nổ được xác định.
• Khoảng cách an toàn địa chấn (m): là khoảng
cách mà chấn động của đất do kết quả nổ dưới đất
không gây ra sự phá hoại hoặc xụp đổ nhà.
• Khoảng cách an toàn (m) dưới tác dụng của sóng
xung kích không khí.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 243


3.2 Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế các
phân xưởng sản xuất

1. Kích thước, thể tích, diện tích, chiều cao của


gian, cấu tạo mặt bằng hợp lý.
2. Cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, tận dụng được
nhiều chiếu sáng và thông gió tự nhiên.
3. Cách âm, cách rung động tốt
4. Cách nhiệt tốt
244

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


5. Các kết cấu xây dựng của phân xưởng phải đảm
bảo điều kiện bền về lực. Các phân xưởng có nhiệt
độ cao và phân xưởng hóa học bền nhiệt và chống
ăn mòn

6. Các cửa chớp lấy ánh sáng, thông gió tự nhiên phải
có kết cấu đóng mở dễ dàng, thuận tiện.

245

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


a. Kích thước gian sản xuất

➢Không gian, diện tích nơi làm việc phải đảm bảo đủ lượng
không khí, không gian đi lại, các thao tác sản xuất an toàn
cho người lao động.
• Bố trí máy móc, thiết bị hợp lý để nâng cao hệ số, hiệu suất
sử dụng diện tích sản xuất, dây truyền công nghệ, thuận tiện
vận chuyển và đảm bảo an toàn lao động.
• Diện tích chỗ làm việc không kể vào khoảng cách giữa các
thiết bị.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 246


b. Bố trí phòng và thiết bị sản xuất

➢ Bố trí thẳng góc hướng gió hoặc nhỏ hơn 450 đối với
hướng gió chính.

➢Phân nhóm và tập trung các phòng có cùng tính chất một
nhóm để bố trí.

➢Các nhà dùng sản xuất không được làm tầng khoang mái

➢Các thiết bị kỹ thuật làm việc có thể thoát ra các chất độc
hại cần phải được bố trí hợp lý cần thiết thì cách ly.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 247


c. Kết cấu nhà sản xuất
➢Khi thiết kế nhà sản xuất chú ý đến các yêu cầu:
 Tính chịu hoá chất.

 Tính chịu nhiệt, cháy.

 Tính chống thấm ẩm, khí.

 Khả năng chống ngưng tụ.

➢Ngoài ra với những trường hợp cụ thể phải tính toán đưa
thêm những điều kiện cụ thể cần đảm bảo trên cơ sở đó
xác định vật liệu, kết cấu cụ thể cho nhà sản xuất.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 248
d. Các phòng phụ

• Gián tiếp phục vụ sản xuất: hành chính, văn thư, kỹ


thuật, kế hoạch, văn phòng phân xưởng ….

• Các phòng phục vụ sinh hoạt: nhà ăn, y xá, phòng


thay quần áo, nhà vệ sinh …

• Việc bố trí các phòng phụ phải đảm bảo các nguyên tắc
và tiêu chuẩn vệ sinh.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 249


3.3 Kỹ thuật an toàn khi thiết kế và sử dụng máy,
trang thiết bị

3.3.1 Khái niệm về vùng nguy hiểm.

• Vùng nguy hiểm:


Là khoảng không gian trong đó các yếu tố nguy hiểm
đối với sự sống và sức khoẻ của con người xuất hiện
tác dụng một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 250


3.3.2 Nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy
và trang thiết bị

• Căn cứ vào mục đích, yêu cầu sử dụng máy và trang


thiết bị chia ra 3 loại:
• Nguyên nhân thiết kế.
• Nguyên nhân chế tạo.
• Nguyên nhân bảo quản, sửa chữa.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


251
a. Nguyên nhân thiết kế

• Khi thiết kế tính toán về độ bền, độ cứng, độ chịu ăn


mòn, khả năng chịu nhiệt, chịu rung động ... không đảm
bảo sẽ gây tai nạn.
• Chi tiết máy và cơ cấu chịu lực: móc, cáp cần trục, vỏ
các bình chịu áp lực, trục, bánh răng … thiếu độ bền cơ
học làm rơi vật nặng, nổ vỡ bình, gẫy trục, vỡ bánh răng

• Thiết bị hóa chất: không đủ độ bền, độ chống ăn mòn:
gây rò rỉ hóa chất
• Các bộ phận làm việc tốc độ cao, có rung động:
không có biện pháp chống tháo lỏng: gây văng chi tiét

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 252


b. Nguyên nhân chế tạo

• Các bình chịu áp lực: gò hàn không đảm bảo, bu


lông, đinh tán không đúng tiêu chuẩn, làm độ bền, độ
kín, độ chịu nhiệt giảm.

• Rèn, đúc, nhiệt luyện, gia công cơ khí …

• Lắp ráp ….

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 253


c. Nguyên nhân bảo quản, sử dụng

• Chốt an toàn của máy phay, máy mài, công tắc đầu
đường của cần trục, ….

• Không bôi trơn ổ trục sẽ phát nhiệt gây hỏng hóc, gây
nổ, tai nạn.

• Các van an toàn

• Các cơ cấu an toàn bị hỏng, trang bị bảo hộ hỏng,


không thích hợp sẽ gây ra tai nạn.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 254
3.4 Những biện pháp an toàn chủ yếu.

✓Yêu cầu chung.


✓Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ
✓Cơ cấu phòng ngừa.
✓Cơ cấu điều khiển và phanh hãm.
✓Khoá liên động.
✓Tín hiệu an toàn.
✓thử máy trước khi sử dụng.
✓Khoảng cách và kích thước an toàn.
✓Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 255


3.4.1Yêu cầu chung
Thiết kế trang thiết bị phải hợp lý:
 Làm việc an toàn.

 Điều kiện lao động tốt.

 Điều khiển, điều chỉnh thuận lợi, nhẹ nhàng.

 Phù hợp với thể lực, thần kinh, các đặc điểm của các bộ
phận cơ thể.

 Tránh thực hiện quá nhiều thao tác dễ dẫn đến nhầm lẫn,
gây chú ý và căng thẳng.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 256
• Đảm bảo khả năng thay đổi tư thế, kết cấu chỗ làm phù
hợp với các tư thế.
• Nhịp sản xuất hợp lý để giảm tính đơn điệu, lặp lại.
• Quan tâm đến nhân chủng học cơ thể người. Chú ý
trường hoạt động của tay, chân. không thao tác ngoài
vùng thuận lợi.
• Quan tâm đến hình dáng bên ngoài máy, tạo tính thẩm
mỹ (màu sắc...), không gây chấn thương khi tiếp xúc
(cạnh sắc, gồ ghề...)
• Bố trí trang bị phòng ngừa, cơ cấu đảm bảo an toàn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 257


3.4.2 Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ
a. Cơ cấu che chắn.
Mục đích:
Cách ly người lao động với vùng nguy hiểm.

Ngăn ngừa tai nạn lao động: rơi, ngã, vật rắn bắn vào người.

Yêu cầu:
Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây
ra.

Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động.

Không ảnh hưởng đến năng suất người lao động, công suất của thiết
bị.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 258
Phân loại cơ cấu che chắn
Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.

Che chắn vùng văng bắn các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công.

Che chắn bộ phận dẫn điện.

Che chắn nguồn bức xạ có hại.

Rào chắn vùng làn việc trên cao, hào hố.

Che chắn tạm thời có thể di chuyển được hay che chắn cố
định không di chuyển được.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 259


b. Cơ cấu bảo vệ.
• Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy
hiểm, thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực
an toàn đủ bảo vệ cho người lao động (cơ cấu chắn
phoi, tránh bắn dd trơn nguội bằng kính hữu cơ, kính
stalinit...)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 260


3.4.3 Cơ cấu phòng ngừa

a. Định nghĩa:

Là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan


đến điều kiện an toàn của người lao động.

b. Nhiệm vụ:

Tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi


có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho
phép.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 261
c. Phân loại:

Hệ thống tự động phục hồi: tự động phục hội lại


khả năng làm việc khi thông số nguy hiểm, điện trở
về mức quy định: li hợp ma sát, li hợp vấu – lò xo...

Hệ thống phục hồi bằng tay: trục vít rơi...

Hệ thống phục hồi bằng thay thế: cầu chì, chốt
cắt....
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 262
3.4.4 Cơ cấu điều khiển và phanh hãm

a. Cơ cấu điều khiển


 Là những cơ cấu dùng để điều khiển hay điều chỉnh các thông
số trong quá trình làm việc hay thực hiện những chức năng
máy: tay gạt, tay quay...

Phù hợp giữa chuyển động và vị trí của cơ cấu điều khiển với
cơ cấu chấp hành.

Hiệu quả khi sử dụng

Đảm bảo sự phù hợp với vị trí và người điều khiển cả về kỹ


thuật lẫn sinh học.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 263
b) Cơ cấu phanh hãm

• Là những cơ cấu dùng để dừng hay giảm bớt chuyển


động.

• Phải đảm bảo tính tin cậy, thuận tiện, thời gian tác
động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 264


3.4.5 Khoá liên động

• Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra


nguy hiểm cho thiết bị sản xuất và người lao
động trong quá trình sử dụng máy thao tác
không đúng nguyên tắc an toàn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 265


3.4.6 Tín hiệu an toàn

a. Tín hiệu an toàn: là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm
việc của máy (an toàn hay sắp sảy ra sự cố).

b. Phân loại:

• Tín hiệu ánh sáng: dùng tín hiệu là các dải ánh sáng.

• Tín hiệu âm thanh: dùng sóng âm làm tín hiệu, tác dụng
nhanh trên khu vực rộng.

• Dấu hiệu an toàn: là các dấu hiệu có tác dụng nhắc nhở,
đề phòng tai nạn lao động (biển báo)
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 266
a) Tín hiệu ánh sáng

Qui định quốc tế:


Ánh sáng đỏ: tín hiệu cấm, nguy hiểm...

Ánh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, chú ý...

Ánh sáng xanh: tín hiệu cho phép, an toàn...

 Chia hai nhóm:


 Nhóm chính: màu đỏ, xanh, vàng

 Nhóm phụ: trắng, da cam, xanh lá ngọc...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 267


b) Tín hiệu âm thanh

Để dễ phân biệt, tín hiệu âm thanh phải có sự khác


biệt với tiếng ồn khác trong sản xuất.

Ví dụ:

- Các cần trục xe vận chuyển có tín hiệu âm thanh để


đề phòng người đứng trong khu vực nguy hiểm.

- Trước khi máy chạy cần có tín hiệu âm thanh để báo


cho người đang đứng trong khu vực nguy hiểm biết.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 268


3.4.7 Thử máy trước khi sử dụng

• Thử khuyết tật: dùng khi chi tiết máy hay máy móc là
những thiết bị quan trọng.

• Thử quá tải: dùng đối với những thiết bị chịu tải trọng
lớn: cầu trục, nồi áp suất, cần trục...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 269


3.4.8 Khoảng cách và kích thước an toàn

Là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và
các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa
chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố
sản xuất.
Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động
Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề đặc thù:
lâm nghiệp, xây dựng, điện...
Khoảng cách an toàn cháy nổ: không gây cháy nổ hay an
toàn khi nổ.
Khoảng cách về an toàn phóng xạ
Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 270
3.4.9 Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa

Các bộ phận truyền động đều phải che chắn.

Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động.

Phải có hệ thống tín hiệu.

Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận.

Phải thoả mãn các quy phạm an toàn điện.

Phải trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động.

Sửa chữa, sử dụng đúng qui tắc an toàn.

Không thu dọn phoi bằng tay.


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 271
3.4.10 Các trang bị phòng hộ cá nhân

Các trang bị phòng hộ cá nhân: là các trang bị cho


cá nhân dùng trong thời gian làm việc để bảo vệ cho
người lao động: bao tai, bao tay, ủng, dày, kính...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 272


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 273
3.5 An toàn trên một số máy thường gặp

3.5.1 An toàn trên máy tiện


• Các chi tiết quay: mâm cặp, đồ gá...

• Các chi tiết chuyển động tịnh tiến: bàn dao, ụ sau...

• Nguy hiểm do máy: quần, áo, tóc...bị quấn vào máy

• Khắc phục: các bộ phận chuyển động phải được che kín,
đồ gá quay bề mặt ngoài phải tròn, nhẵn, cân bằng, lực
kẹp ổn định đảm bảo

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 274


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 275
Dùng dao có kết cấu bẻ phoi, dùng kính chắn.

Dùng luynét đỡ: khi gia công các chi tiết dài, yếu.

Phôi thanh trên máy tự động phải có kết cấu che phôi.

 Dao cắt: gá không được dài quá dễ bị gẫy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 276


3.5.2 An toàn trên máy mài

• Nguyên nhân: Tốc độ đá cao (35  300m/s) sinh ra lực


ly tâm lớn, nhiệt cắt rất lớn (1000 0C).

• Nguy hiểm do máy: vỡ đá, bụi mài, dung dịch trơn lạnh
bám vào mặt đá bị văng ra tạo hạt sương mù -> gây bệnh
về phổi, mắt, phoi nóng đỏ có thể gây bỏng.

• Khắc phục: kiểm tra kỹ thuật, cân bằng đá, có kết cấu
che chắn đá, hút bụi, phoi phát sinh.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 277
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 278
3.5.3 An toàn với các thiết bị nâng hạ

➢ Nguy hiểm phát sinh:


Thiếu hiểu biết về chuyên môn và kinh nghiệm nâng
hạ, vận chuyển.
Rơi tải trọng.
Đứt băng tải, rơi vãi khi vận chuyển.
Hệ thống điện không đảm bảo: hở điện, phóng điện
hồ quang...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 279


➢Các biện pháp kỹ thuật an toàn.
Đảm bảo yêu cầu an toàn với một số chi tiết và cơ
cấu quan trọng của thiết bị nâng: cáp, xích, tang,
ròng rọc, phanh.
Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, cơ
cấu an toàn

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 280


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 281
3.5.4 An toàn đối với thiết bị chịu áp lực

Yếu tố nguy hiểm đặc trưng:


Nguy cơ nổ.

Nguy cơ bỏng.

Nguy cơ sinh ra các chất nguy hiểm và có hại

Nguyên nhân sinh ra sự cố:


Nguyên nhân kỹ thuật: thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng

Nguyên nhân tổ chức: trình độ hiểu biết, khai thác thiết bị...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 282


➢Biện pháp:
Quản lý thiết bị đúng qui định, đào tạo người sử
dụng, xây dựng tài liệu
Thiết kế, chế tạo, sử dụng, bảo dưỡng đúng.
➢Yêu cầu:
Yêu cầu về quản lý thiết bị.
Yêu cầu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa.
Dụng cụ kiểm tra.
Cơ cấu an toàn phải được đảm bảo.
Đường ống dẫn phải đảm bảo kỹ thuật: kín khít...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 283


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 284
3.5.5 An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực

Nguy hiểm phát sinh:


Tạo vi khí hậu nóng gây say nóng và co giật.
Muội than, khói và cácbonoxit gây ô nhiễm.
Va đập gây rung động.
Các mảnh vỡ văng ra khi làm việc.
Trang thiết bị thiết kế, qui trình công nghệ chưa hoàn
thiện gây tai nạn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 285


Các biện pháp an toàn:
Tạo nền móng tốt nơi đặt máy, đảm bảo cho máy làm việc ổn
định, tin cậy và an toàn.
Máy có đầy đủ cơ cấu che chắn và cơ cấu phòng ngừa.
Đe: chế tạo bằng vật liệu chịu tải trong khi va đập.
Dùng lưới di động để che chắn những vùng nguy hiểm do các
mảnh vụn có thể gây ra
Máy ép, máy dập cần có cơ cấu an toàn: dùng hai nút bấm
mở máy (mở máy bằng hai tay).

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 286


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 287
Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ bằng vật liệu
cách nhiệt bọc quanh lò, dùng màn nước hấp thụ các
tia bức xạ trước cửa lò.
Bố trí hợp lý các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa
nơi làm việc.
Có chế độ thông gió thích hợp để cải thiện điều kiện
vi khí hậu.
Kiểm tra, chạy thử máy khi nghiệm thu. thử tình
trạng máy trước khi làm việc.
Bố trí hợp lý vị trí làm việc cho công nhân.
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ các trang thiết bị.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 288


3.5.6 An toàn trong các phân xưởng đúc

Nguy hiểm: sinh bụi, khí, nhiệt, gây căng thẳng về thể lực…

Các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc:


Cơ khí hoá, tự động hoá một phần hay toàn bộ quá trình sản
xuất (xếp vật liệu, làm khuôn, rót kim loại, rỡ khuôn, làm
sạch vật đúc, vận chuyển vật liệu ...)

Thông gió, khử khí, bụi, hơi khí độc.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 289


Tốc độ thông gió cục bộ: 0,72 m/s.
 Tốc độ thông gió chung: 0,3 0,5 m/s
Cường độ bức xạ tại chỗ làm việc : 0,25 1
cal/cm2.phút.
Thiết bị máy móc phải đặt đúng vị trí, có cơ cấu
đảm bảo an toàn khi làm việc.
Sử dụng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 290


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 291
3.5.7 An toàn khi hàn
Các yếu tố có hại phát sinh:
Các tia tử ngoại.
Hơi, khí độc sinh ra.
Điện giật.
Hoa lửa bắn ra khi tương tác que hàn vật hàn gây
bỏng.
Nổ bình đựng khí hàn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 292


Các biện pháp an toàn:
Dùng tấm chắn chuyên dùng hay mặt nạ có kính
lọc ánh sáng tối vàng xanh không cho tia tử ngoại
đi qua.
Đảm bảo an toàn điện giật.
Tránh hoa lửa bắn ra gây bỏng.
Đảm bảo an toàn cháy nổ khi dùng khí cháy
Axetylen
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 293
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 294
3.5.8 An toàn sử dụng thiết bị cầm tay

• Các dụng cụ cầm tay phổ biến: chạy khí nén, chạy
điện, kìm, giũa, đục, đột ….

• Yêu cầu: sử dụng đúng kỹ thuật, giữ sạch sẽ, không


dầu mỡ …

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 295


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 296
3.6 Kỹ thuật an toàn điện

3.6.1 Những khái niệm cơ bản về an toàn điện.

3.6.2 Phân tích an toàn trong các mạng điện.

3.6.3 Biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

3.6.4 Đề phòng tĩnh điện.

3.6.5 Bảo vệ chống sét.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 297


3.6.1 Những khái niệm cơ bản về an toàn điện

- Tác động của dòng điện với cơ thể con người

- Phân bố điện áp tại vùng điện dò

- Các dạng tai nạn điện

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 298


a) Tác động của dòng điện với cơ thể con người

Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng
sinh lý phức tạp:
Huỷ hoại bộ phận thần kinh

Tê liệt cơ

 Sưng màng phổi

Huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu.

Tác động của dòng điện còn tăng lên với những người có
nồng độ cồn.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 299


3 trường hợp tổn thương do điện:
Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có điện áp.

Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay
vỏ thiết bị điện có mang điện áp vì bị hỏng cách điện.

Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng hay


chỗ dòng điện đi vào đất.
Nguyên nhân: Huỷ hoại khả năng làm việc của các cơ quan
của người hoặc ngừng thở do thay đổi những hiện tượng sinh hoá
trong cơ thể người. Ngoài ra còn gây bỏng rất trầm trọng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 300


Cơ chế tác dụng:
Gây hiện tượng phân tích máu và các chất nước khác làm
tẩm ướt tổ chức huyết cầu, làm đầy huyết quản làm ảnh
hưởng tới hoạt động thần kinh gây tổn thương.

Gây co giãn cơ làm tim mạch bị rối loạn dẫn đến đình trệ lưu
thông máu.

Gây hiện tượng phản xạ do quá trình kích thích và đình trệ
hoạt động của não bộ kéo theo huỷ hoại chức năng hô hấp.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 301


Điện trở người: Phụ thuộc vào sức khoẻ (10100 K)
Trị số dòng điện qua người gây nguy hiểm:
Thường rất nhỏ: 0,6100 (mA)
Thời gian tác dụng
Thời gian tác dụng lâu sinh nhiệt lớn đốt cháy lớp vảy sừng
trên da làm giảm điện trở người làm dòng điện tăng càng gây
nguy hiểm.
Thời gian tác dụng ngắn thì nguy hiểm phụ thuộc nhịp tim.
Đường đi của dòng điện qua người:
Đo phân lượng của dòng điện qua tim để đánh giá mức độ nguy
hiểm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 302


• Tần số dòng điện.
f = 50 – 60 Hz nguy hiểm nhất
• Môi trường xung quanh.
Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng tới điện trở người.
• Điện áp cho phép.
Do điện trở người là hàm của nhiều biến số do vậy rất
khó khăn để tìm điện áp cho phép. Tuy vậy điện áp cho
phép đã được qui chuẩn. (12- 65 V)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 303


b) Phân bố điện áp trong đất vùng rò rỉ.

• Điện đi trong đất.


Dòng điện tản đi theo hình cầu, độ lớn điện áp phân bố:
U=K/X
• Điện áp tiếp xúc.
Nếu người và đoạn mạch còn lại tạo thành mạch kín thì
điện áp giáng rơi trên người gọi là điện áp tiếp xúc mà độ
lớn phụ thuộc vào điện trở nối tiếp với người.
• Điện áp bước.
Thiết bị rò rỉ điện tạo nên những hình cầu đẳng thế. Trên
mặt đất là những vòng tròn đẳng thế, giữa các vòng tròn
chênh lệch điện thế tạo điện áp bước gây nguy hiểm cho
người lao động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 304


c) Các dạng tai nạn điện
Chấn thương do điện: là sự phá huỷ cục bộ các mô của
cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện (da, xương).
Bỏng điện: do dòng điện/ hồ quang điện. Bỏng do hồ quang
một phần do tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt
độ rất cao (từ 35000 – 150000C) một phần do bột kim loại
nóng bắn vào gây bỏng.
Dấu vết điện: trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực
có dòng điện chạy qua sẽ in dấu vết.
Kim loại hoá mặt da: do các hạt kim loại nhỏ bắn với tốc độ
lớn thấn sâu vào trong da, gây bỏng.
Co giật cơ: Khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
Viêm mắt: do tác dụng của tia cực tím hay tia hồng ngoại
của hồ quang điện.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 305


Điện giật.
Dòng điện qua cơ thể sẽ kích thích các mô kèm theo
giật cơ ở các mức độ khác nhau.
Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt.
Cơ co giật, người bị ngất, nhưng vẫn duy trì được hô hấp và
tuần hoàn.
Người bị ngất, hoạt động của tim và hô hấp rối loạn.
Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động)
Điện giật chiếm tỷ lệ rất lớn trong tai nạn điện, khoảng
80% trong tổng số tai nạn điện và 85%87% số vụ tai
nạn điện chết người là do điện giật.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 306


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 307
d) Phân loại nơi đặt thiết bị điện theo mức độ nguy hiểm

Phân loại theo tính chất môi trường xung quanh của vị
trí đặt thiết bị:
• Ẩm: độ ẩm, bụi, chất hóa học, bụi dẫn điện ..
• Nền nhà: Kim loại, bê tông, gạch …
• Nhiệt độ: duy trì trên 35 độ C trong thời gian dài.
Phụ thuộc vào các yếu tố trên ta chia thành:
- Nơi nguy hiểm
- Nơi đặc biệt nguy hiểm
- Nơi ít nguy hiểm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 308


3.2 Phân tích an toàn trong các mạng điện

• Mất an toàn điện trong các mạng điện đơn


giản
• Mạng điện cách điện đối với đất
• Mạng điện có một cực hay một pha nối đất
• Phân tích an toàn ở mạng điện 3 pha
• Mạng điện có trung tính cách điện
• Mạng điện có trung tính nối đất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 309


309
3.2.1 Mất an toàn điện trong các mạng điện đơn giản

• Định nghĩa:
Mạng điện đơn giản là mạng điện một chiều và mạng
xoay chiều một pha..
Nguy hiểm nhất: khi người chạm vào cả hai dây.
Các trường hợp:
- Mạng điện cách điện đối với đất: Hình 3-28
- Mạng điện có một cực hay một pha nối đất:
- Mạng điện một dây dẫn: Hình 3-30
- Mạng điện hai dây dẫn: Hình 3-32

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 310


310
𝑈
𝐼𝑛𝑔 =
𝑅𝑛𝑔

𝑅𝑛𝑔 = 800 ÷ 1000Ω


𝐼𝑛𝑔𝑐𝑝 = 8 ÷ 10 𝑚𝐴

Mạng điện đơn giản


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 311
Mạng điện có hai cực cách điện đối với đất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 312


Mạng điện đơn giản có một cực (pha) nối đất

VD: Tàu điện


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 313
Mạng điện đơn giản có hai cực (pha) nối đất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


VD: Thiết bị điện cầm tay 314
3.2.2 Phân tích an toàn ở mạng điện 3 pha

Sự nguy hiểm khi người chạm vào các phần mang điện trong
mạng điện 3 pha phụ thuộc:
- Điện áp của mạng, tinh trạng làm việc của điểm trung tính,
trị số điện trở cách điện và điện dung pha của các pha đối với
đất.
- Nguy hiểm nhất là trường hợp chạm vào cả 2 dây
𝑈𝑑 3𝑈𝑝ℎ
𝐼𝑛𝑔 = =
𝑅𝑛𝑔 𝑅𝑛𝑔
Các trường hợp:
- Mạng điện có dây trung tính cách điện.
- Mạng điện trung tính trực tiếp nối đất.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 315


315
Mạng điện 3 pha có trung tính cách điện

1 [3 𝑔3 + 𝑔2 + 3𝜛(𝐶3 − 𝐶2 )]2 +[ 3 𝑔2 − 𝑔3 + 3𝜛(𝐶3 + 𝐶2 )]2


𝐼𝑛𝑔 = 𝑈. 𝑔𝑛𝑔
2 (𝑔1 + 𝑔2 + 𝑔3 + 𝑔𝑛𝑔 )2 +𝜛 2 (𝐶1 + 𝐶2 + 𝐶3 )2

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 316


Mạng điện 3 pha trực tiếp nối đất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 317


3.3 Các biện pháp an toàn sử dụng điện

➢Các quy tắc chung đảm bảo an toàn điện


➢Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện.
➢Các dụng cụ sửa chữa điện
➢Các dụng cụ kiểm tra
➢Một số yêu cầu cơ bản đối với thiết bị điện
➢Cấp cứu khi điện giật.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 318


• Các qui tắc chung đảm bảo an toàn điện.
• Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh
nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.
• Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc
nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo
đúng quy chuẩn.
• Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo
vệ khi làm việc
• Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.
• Thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị
cũng như của hệ thống điện.
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 319
Đề phòng tiếp xúc vào các bộ phận mang điện.
Đảm bảo cách điện tốt: không cho điện rò rỉ ra vỏ máy gây
nguy hiểm và tránh truyền điện giữa các pha với nhau gây
ngắn mạch.

Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ
phận mang điện.

Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách ly.

Sử dụng biển báo, tín hiệu, khoá liên động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


320
Đề phòng điện rò ra bộ phận bình thường không có
điện.
Nối đất an toàn: để tản dòng điện vào đất và giữ mức điện thế
thấp.
Nối đất bảo vệ: bảo vệ an toàn khi chạm phải thiết bị hư hỏng
cách điện
Nối đất tập trung: dùng thép ống 40  60 làm điện cực,
nhưng gây ra điện áp bước.
Nối đất hình lưới: dùng lưới sắt lớn làm điện cực chôn phía dưới
khu vực đặt thiết bị. Khắc phục điện áp bước lớn khi nối tập trung.
Nối đất dây trung tính: bảo vệ lưới điện 3 pha có dây trung tính.
Nối đất lặp lại: dây trung tính được nối lặp lại với khoảng cách
250m. đảm bảo khi ngắn mạch điện áp dây trung tính không tăng
đến điện áp pha.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 321


Các dụng cụ sửa chữa điện.
Yêu cầu: đảm bảo cách điện an toàn cho người sử dụng:
sào, ủng, gang tay, thảm, bục cách điện
Các dụng cụ kiểm tra: bút thử điện, vônmét.
Yêu cầu cơ bản với thiết bị điện.
Cách điện: là yêu cầu quan trọng nhất.
Dây dẫn: phải được cách điện bàng vỏ bọc cách điện.
Cầu chì: cơ cấu tự động cắt điện bảo vệ được lắp sau cầu
dao.
Dao cắt điện: để đóng, cắt mạch điện.
Các dụng cụ điện xách tay: khoan tay, máy mài…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 322


• Cấp cứu khi điện giật.
• Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: Dùng các vật
khô, gang tay cách điện, đi ủng …
• Làm hô hấp nhân tạo: Thực hiện hô hấp nhân tạo
ngay sau khi tách nạn nhân khỏi bộ phận mang điện.
• Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 323


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 324
3.4 Đề phòng tĩnh điện

Hiện tượng tĩnh điện:

Phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với


nhau hoặc các vật cách điện với các vật dẫn
điện.

Khi tích điện đến một mức nhất định sẽ sảy ra


hiện tượng phóng điện.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 325


Các biện pháp phòng tránh ảnh hưởng tĩnh điện

- Tiếp đất cho các thiết bị tích tĩnh điện: các bể chứa, các
ống dẫn…
- Tăng độ ẩm trong môi trường tĩnh điện.
- Trong các bộ phận đai truyền chuyển động, cho tiếp đất
các phần kim loại hoặc bôi lớp dầu đặc biệt.
- Để truyền tĩnh điện trên người:
- Làm sàn dẫn điện, tiếp đất quả đấm cửa, tay vịn cầu
thang. Dùng giầy dẫn điện
- Cấm mặc quần áo nhiễm điện, đeo nhẫn …

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 326


3.5 chống sét
Những khái niệm cơ bản
Hiện tượng phóng điện giữa các đám mây trái dấu
hoặc giữa mây và đất khi điện trường đạt đến trị số phóng
điện.

Nội dung chống sét:


- Chống sét đánh trực tiếp
- Chống sét cảm ứng
- Chống sét lan truyền

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 327


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 328
Tính toán phạm vi bảo vệ chống sét:
- Dùng cột thu lôi để chống sét
- Tính toán phạm vi bảo vệ của cột thu lôi:
ℎ−ℎ𝑥
𝑟𝑥 = 1.6 𝑝
ℎ+ℎ𝑥
- Đơn giản hóa:
2 ℎ𝑥
- ℎ𝑥 < ℎ : 𝑟𝑥 = 1.5ℎ(1 − )
3 0.8ℎ
2 ℎ
- ℎ𝑥 > ℎ : 𝑟𝑥 = 0.75ℎ(1 − 𝑥)
3 ℎ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 329


CHƯƠNG 4

PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


330
Nội dung
4.1 Ý nghĩa, vai trò quá trình cháy và vấn đề phòng chống
cháy nổ.
4.2 Phương châm, tính chất và nhiệm vụ công tác phòng
chữa cháy.
4.3 Khái niệm cơ bản về cháy, nổ.
4.4 Nguyên nhân gây cháy.
4.5 Biện pháp phòng chống cháy nổ.
4.6 Chữa cháy và phương tiện chữa cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 331


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 332
4.1 Ý nghĩa, vai trò quá trình cháy và phòng chống cháy nổ

• Quá trình cháy không được kiểm soát sẽ gây ra những


hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản.

• Là một nhiệm vụ tất yếu và cần thiết.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 333


4.2 Phương châm, tính chất và nhiệm vụ công tác phòng
chữa cháy

“ Tích cực phòng ngừa, kịp thời cứu chữa, bảo đảm
hiệu quả cao nhất”

➢Tính chất: Tính quần chúng, tính pháp luật, tính khoa
học, tính chiến đấu.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 334


Nhiệm vụ
➢Ban hành các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kĩ thuật phòng
cháy chữa cháy

➢Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các điều lệ, biện pháp và tiêu
chuẩn kĩ thuật phòng cháy chữa cháy trong các cơ quan, xí
nghiệp, công trường...

➢Thoả thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy của các
công trình trước khi thi công.

➢Chỉ đạo công tác, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức
phối hợp chiến đấu của các đội chữa cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 335


➢Tổ chức nghiên cứu và phổ biến khoa học kĩ thuật
phòng cháy chữa cháy .
➢ Hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về
nhiệm vụ và cách thức phòng cháy chữa cháy.
➢ Hướng dẫn, kiểm tra việc sản xuất và mua sắm máy
móc, phương tiện, dụng cụ và hoá chất chữa cháy.
➢ Kết hợp với cơ quan chức năng tiến hành điều tra và kết
luận về các vụ cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 336


4.3 Khái niệm cơ bản về cháy, nổ

4.3.1 Định nghĩa về cháy.

“Cháy: là một phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát


ra ánh sáng.”

Đặc trưng bởi 3 dấu hiệu sau:


Là một phản ứng hoá học.

Có toả nhiệt.

Phát ra ánh sáng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 337


4.3.2 Định nghĩa về nổ

• Nổ lý học: là nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao


vượt quá giới hạn chịu đựng của thiết bị. Nổ lý học rất
nguy hiểm do áp lực và mảnh vỡ của thiết bị bắn ra.

• Nổ hoá học: là nổ do cháy với vận tốc rất nhanh, sự


thay đổi áp suất đột ngột. Nổ hoá học có đầy đủ dấu
hiệu phản ứng hoá học, toả nhiệt, phát sáng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 338


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 339
4.3.3 Nhiệt độ chớp cháy, bốc cháy, tự bốc cháy

• Nhiệt độ chớp cháy: nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa


xuất hiện khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó lại tắt
ngay.
• Nhiệt độ bốc cháy: nhiệt độ tối thiểu tại đó ngọn lửa xuất
hiện và không bị dập tắt
• Nhiệt độ tự bốc cháy: nhiệt độ tối thiểu tại đó hỗn hợp
khí tự bốc cháy không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần
• Ba nhiệt độ này càng thấp thì khả năng cháy nổ càng lớn,
càng nguy hiểm.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 340


4.3.4 Áp suất tự bốc cháy

CH4 + không CH4 + không CH4 + không


khí khí khí
T0 P1 T0 P2 T0 P3

Cháy không xảy ra Cháy xảy ra Cháy xảy ra dễ dàng

➢ Là áp suất tối thiểu mà quá trình bốc cháy tự xảy ra (P2)


➢ Áp suất tự bốc cháy càng thấp khả năng cháy nổ càng lớn

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 341


4.3.5 Thời gian cảm ứng của quá trình tự bốc cháy

• Là thời gian cần thiết để phản ứng cháy xảy ra tại áp


suất tự bốc cháy.

• Thời gian cảm ứng càng ngắn thì hỗn hợp càng dễ
cháy nổ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 342


4.3.6 Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy

• 3 yếu tố là: chất cháy, Oxy trong không khí, nguồn nhiệt
thích ứng.
• Ba yếu tố trên phải kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, xảy ra
cùng một thời gian, tại cùng một địa điểm thì mới đảm
bảo sự cháy hình thành.
a. chất cháy.
• Chất rắn: gồm các vật liệu thể rắn : tre, gỗ…
• Chất lỏng: xăng, dầu, cồn…
• Chất khí: CH4, H2, C2H2…

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


343
b. Oxy cần cho sự cháy:

• Oxy trong không khí chiếm 21% thể tích.

• Nếu lượng Oxy giảm xuống 14-15% thì cháy không


duy trì được nữa.

c. Nguồn nhiệt:

• Gồm: nguồn nhiệt trực tiếp, nguồn nhiệt do ma sát và


các chất rắn sinh ra, nguồn nhiệt do tác dụng hoá chất
sinh ra.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 344


4.3.7 Đặc điểm cháy của các vật liệu khác nhau

• Cháy, nổ của hỗn hợp hơi, khí với không khí.

• Cháy nổ của chất lỏng trong không khí.

• Cháy nổ của bụi trong không khí.

• Cháy của chất rắn trong không khí.

• Một vài dạng cháy đặc biệt.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 345


4.4 Nguyên nhân gây cháy

4.4.1 Cháy do tác động của ngọn lửa trần hay


tia lửa, tàn lửa.
Nguyên nhân phổ biến, nhiệt độ ngọn lửa trần rất cao
đủ sức đốt cháy hầu hết các vật liệu.
4.4.2 Cháy do ma sát, va chạm giữa các vật.
Thường do máy móc không được bôi trơn tốt, các ổ bi,
cổ trục cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt hay phát tia lửa
gây cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 346


4.4.3 Cháy do tác dụng hoá chất

• Các phản ứng hoá học toả nhiệt hay hình thành ngọn
lửa phải được chủ động kiểm soát.

• Các hoá chất tác dụng với nhau sinh ra nhiệt hay ngọn
lửa dẫn đến cháy

• Hoá chất gặp không khí, gặp nước xảy ra phản ứng và
toả nhiệt, tạo ngọn lửa gây cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 347


4.4.4 Cháy do tác dụng của năng lượng điện

• Là trường hợp chuyển từ năng lượng điện sang nhiệt


năng trong các trường hợp: chập mạch, quá tải…

• Sinh tia lửa điện: đóng ngắt cầu dao, cháy cầu chì, mối
nối dây dẫn không chặt

• Dụng cụ điện công suất cao: bàn là, bếp điện tủ sấy ...

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 348


4.5 Biện pháp phòng chống cháy nổ

1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện.

2. Biện pháp kỹ thuật.

3. Biện pháp hành chính, pháp lý.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 349


4.5.1 Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện

• Giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện thường xuyên cần


làm rõ bản chất và đặc điểm quá trình cháy của các loại
vật liệu, các yếu tố dẫn đến cháy và nổ, các biện pháp
đề phòng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 350


4.5.2 Biện pháp kỹ thuật

Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng khâu ít nguy hiểm
hơn hoặc tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá.

Thiết bị phải đảm bảo kín tại các chỗ nối, tháo rút, nạp vào của
thiết bị cần phải kín để hạn chế thoát hơi.

Quá trình sản xuất dùng dung môi, chọn dung môi khó bay hơi,
khó cháy.

Dùng thêm các chất phụ gia trợ, các chất ức chế, các chất
chống nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 351


Thực hiện các khâu kĩ thuật nguy hiểm về cháy nổ trong môi trường
khí trơ, trong điều kiện chân không.

Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra một khu
vực xa, nơi thoáng gió hay ra ngoài trời

Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ
sản xuất có liên quan đến chất dễ cháy, nổ.

Tránh tạo ra nồng độ nổ nguy hiểm của chất lỏng trong


các thiết bị, ống dẫn khí hay trong hệ thống thông gió.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 352


• Giảm lượng chất cháy, nổ trong khu vực sản xuất.

• Thiết kế lắp đặt các hệ thống thiết bị chống cháy lan


truyền.

• Xử lý sơn chống cháy, vật liệu không bị cháy.

• Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 353


4.5.3 Biện pháp hành chính, pháp lý

• Nhà nước quản lý phòng cháy chữa cháy bằng pháp


lệnh, nghị định, tiêu chuẩn do đó mọi công dân bắt
buộc phải tuân theo.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 354


4.6 Chữa cháy và phương tiện chữa cháy

4.6.1 Quá trình phát triển đám cháy.


a. Đặc điểm của đám cháy.
• Toả nhiệt.
• Sản phẩm cháy.
• Tốc độ cháy.
b. Diễn biến đám cháy và sự phát triển.
• Giai đoạn đầu.
• Giai đoạn cháy to
• Giai đoạn kết thúc.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 355


4.6.2 Nguyên lý chữa cháy

• Ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hoá học, pha
loãng chất cháy bằng chất không cháy hoặc cách ly chất
phản ứng ra khỏi vùng cháy.

• Làm lạnh nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.

• “ Phương pháp chữa cháy là hoạt động liên tục, chính


xác theo một trình tự nhất định hướng vào tâm, gốc
đám cháy nhằm tạo điều kiện để dập tắt đám cháy.”

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 356


Đưa vào những chất không tham gia phản ứng cháy: CO2....
 Ngăn cách không cho Oxy thâm nhập vào vùng cháy: dùng
bọt, cát...
 Làm lạnh vùng cháy cho đến nhiệt độ bắt cháy của các chất
cháy.
 Phương pháp tổng hợp: tổng hợp hai hay nhiều phương pháp
trên.
 Ngoài phương pháp chữa cháy ra còn có chiến thuật chữa
cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 357


4.6.3 Các chất chữa cháy

Chất chữa cháy: là chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt
nó.

Có nhiều loại chất chữa cháy: rắn, lỏng, khí


Có hiệu quả chữa cháy cao, làm tiêu hao chất chữa cháy trên một
đơn vị diện tích cháy trong một đơn vị thời gian phải là nhỏ nhất.

Dễ kiếm và rẻ tiền.

Không gây độc hại khi sử dụng, bảo quản.

Không gây hư hỏng thiết bị cứu chữa đồ vật được cứu chữa.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 358


Một số chất chữa cháy thông dụng.
Nước.
Hơi nước.
Bụi nước.
Bọt chữa cháy: bọt hoá học và bọt không khí
Bột chữa cháy.
Các loại khí.
Các chất halogen
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 359
Nước

Thu nhiệt đám cháy

Không dùng chữa cháy các thiết bị điện, các kim loại
Na, K, Ca, CaC2 …

Không dùng chữa cháy xăng dầu.

2Na + 2 H2O = 2 NaOH + H2+ Q

CaC2 + 2 H2O = Ca(OH)2 + C2H2+ Q

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 360


Hơi nước

Thường dùng trong công nghiệp

Pha loãng nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ


Oxy

Phải chiếm 35% thể tích nơi chứa hàng bị cháy

Chỉ cho phép với loại hàng hóa, máy móc dưới tác
dụng nhiệt không bị hư hỏng

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 361


Bụi nước

• Là nước phun thành các hạt rất bé, nhằm tăng bề mặt
tiếp xúc với đám cháy

• Tác dụng: thu nhiệt, pha loãng nồng độ chất cháy, hạn
chế sự thâm nhập của Oxy, giảm khói.

• Chỉ sử dụng khi toàn bộ dòng bụi nước trùm kín được
mặt của đám cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 362


Bọt chữa cháy
2 loại: bọt hóa học & bọt hòa không khí.
Tác dụng: cách ly hỗn hợp cháy, làm lạnh vùng cháy
Ứng dụng: chữa cháy xăng, chất lỏng bị cháy.
Không sử dụng chữa cháy các thiết bị điện, các kim
loại & đám cháy có T > 17000 C
Bột hóa học: tạo ra bởi phản ứng 2 chất
Sunfat nhôm: Al2 (SO4)3
Hidrocacbonat natri NaHCO3

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 363


Bọt chữa cháy
Phản ứng:
Al2 (SO4)3 + 6H2O = 2 Al(OH)3 + 3H2SO4
H2SO4+ 2NaHCO3=Na2SO4+ 2H2O +2CO2

 Al(OH)3 kết tủa màu trắng tạo màng mỏng +CO2


tạo bọt, cách ly đám cháy, ngăn cản sự xâm nhập
của Oxy

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 364


Bọt hòa không khí

• Khuấy không khí với dung dịch tạo bọt, hiệu quả
chữa cháy tốt.

• Thành phần: Sabonin & nhựa quả (90%), chống thối


(8-10%)

• Chữa cháy xăng dầu, các chất lỏng dễ cháy khác trừ
cồn & ete

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 365


Chất rắn chữa cháy

• Hỗn hợp chất vô cơ & hữu cơ.

• Chữa cháy kim loại, các chất rắn & chất lỏng.

• Ví dụ: để chữa cháy kim loại kiềm sử dụng bột khô:


96,5% CaCO3 + 1% graphit + 1% xà phòng sắt+ 1%
xà phòng nhôm + 0,5% axit stearic

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 366


Các loại khí
• Gồm: CO2, N2, agon, Heli và những chất khí không
cháy khác.

• Tác dụng: pha loãng nồng độ chất cháy, làm lạnh

• Chữa cháy điện, chữa cháy các chất rắn, chữa cháy
chất lỏng …

• Không dùng CO2chữa cháy phân đạm, kim loại kiềm,


kiềm thổ …
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 367
Các chất Halogen

• Hiệu quả rất lớn

• Tác dụng: ức chế phản ứng cháy, làm lạnh.

• Chữa cháy cho các chất khó thấm nước (bông, vải sợi
…)

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 368


4.6.4 Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ

Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy
ước và biện pháp phòng cháy chữa cháy ở cơ sở.

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định an toàn phòng cháy chữa
cháy.

Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, xây
dựng phương án chữa cháy ở cơ sở, thường xuyên luyện tập theo phương
án đề ra.

Tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy xảy ra.

Bảo vệ hiện trường chữa cháy để giúp đỡ cơ quan xác minh nguyên
nhân gây cháy.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 369


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 370
4.6.5 Dụng cụ, phương tiện chữa cháy

a. Phân loại phương tiện chữa cháy.

Gồm 2 loại: cơ giới và thô sơ.

• Cơ giới: gồm loại di động và loại cố định.


• Loại di động: xe chữa cháy, xe chuyên dùng, xe thang, xe
chỉ huy...
• Loại cố định: hệ thống phun bọt chữa cháy, hệ thống nước…

• Thô sơ: các loại bơm tay, gầu vẩy,…những loại này
được trang bị rộng rãi ở các cơ sở.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 371


b. Xe chữa cháy.

Gồm: xe chữa cháy, xe phun bọt…

 Cấu tạo chung: động cơ máy nổ, bộ chế hoà khí chất chữa
cháy, vời chữa cháy, nước..

c. Phương tiện báo cháy và chữa cháy tự động.

Thường đặt ở những mục tiêu quan trọng cần được bảo vệ.

Là phương tiện tự động đưa chất chữa cháy vào đám cháy và dập
tắt ngọn lửa.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 372


d. Các dụng cụ chữa cháy thô sơ.

• Các loại: bình bọt hoá học, bình bọt hoà không khí,
bình CO2, bình chữa cháy chất rắn, bơm tay, cát, xẻng,
thùng…

• Dùng để chữa cháy lúc đầu khi đội chữa cháy chưa đến
kịp.

e.phương án chữa cháy tại chỗ

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 373


4.6.6 Chữa cháy những đám cháy đặc biệt.

a. Chữa cháy chất rắn.


b. Chữa cháy chất độc, chất nổ.
c. Chữa cháy thiết bị điện.
d. Chữa cháy chất lỏng.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 374


CHƯƠNG 5

SẢN XUẤT THEO HƯỚNG


THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

375
Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường
Nội dung

➢Ô nhiễm môi trường từ sản xuất.


➢Nguyên nhân gây ô nhiễm
➢Sản xuất giảm thiểu chất thải
➢Sản xuất thân thiện môi trường

37
6

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường


5.1 Ô nhiễm môi trường từ sản xuất

Ô nhiễm môi trường:

Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất


hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, bụi,…gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật
khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người
và cách quản lý của con người

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 377


5.1.1 Ô nhiễm môi trường nước

Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi của các tính


chất vật lý-hóa học-sinh học với sự xuất hiện các chất
lạ ở thể rắn, lỏng làm cho nguồn nước trở nên độc hại,
nguy hiểm với con người và sinh vật, làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 378


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 379
• Việt Nam có hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và
hàng nghìn hồ, ao
• Ô nhiễm nước đang rất nghiêm trọng, vượt khỏi khả
năng kiểm soát.
• Mỗi năm có 9.000 người chết vì nguồn nước ô nhiễm và
điều kiện vệ sinh kém
• 200.000 người mắc bệnh ung thư do sử dụng nguồn
nước ô nhiễm
• 40-50% các trường hợp ung thư, xảy thai do nguồn
nước ô nhiễm

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 380


• Nguyên nhân:
▪ Nước thải từ hoạt động công nghiệp: 260.000
m3/ngày và chỉ có 10% được xử lý
▪ Nước thải từ hoạt động sinh hoạt: (khoảng
600.000m3/ngày, 250 tấn rác thải ra các sông ở khu
vực Hà Nội), Nước thải bệnh viện 7000m3/ngày chỉ
có 30% được xử lý
▪ Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp: lạm dụng
phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi
▪ Phát triển trong các hoạt động dịch vụ quá nhanh

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 381


5.3 Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí:

Là sự thay đổi lớn trong thành phần của


không khí hoặc có chứa các khí lạ làm cho
không khí không sạch, có sự tỏa mùi, giảm tầm
nhìn, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh tật cho con
người và sinh vật.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 382


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 383
▪ Trung bình có 8 người chết thì có 1 người chết
do ô nhiễm không khí
▪ Hàng năm 7 triệu người chết vì ô nhiễm không
khí (2012): 4,3 triệu chết vì ô nhiễm không khí
trong nhà, 3,7 triệu chết vi ô nhiễm ngoài trời.
▪ Châu Á: Trung Quốc (500 ngìn), Ấn Độ, Việt
Nam, Philipin, Indonedia… có 5,1 triệu người
chết/năm
▪ Không khí ô nhiễm ở Trung Quốc đã lan qua
Nhật Bản đến bờ Tây nước Mỹ.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 384


▪ Việt Nam là 1 trong 10 nước ô nhiễm không
khí nhất thế giới
▪ Hà Nội có 72% gia đình có người mắc bệnh do
ô nhiễm không khí

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 385


Nguyên nhân

❖Ô nhiễm từ hoạt động tự nhiên:


• Các yếu tố gây ô nhiễm có nguồ gốc tự nhiên
(núi lửa, cháy rừng)
• Phân bố tương đối đồng đều trên phạm vi các
lục địa
• Con người đã thích nghi với loại hình ô nhiễm
này
• Ngày nay các hoạt động tự nhiên càng khắc
nhiệt và mạnh mẽ.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 386


❖Ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp
▪ Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con
người
▪ Đốt các nhiên liệu hóa thạch tạo ra: CO2, CO,
SO2, Nox
▪ Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại
cao
▪ Thường tập trung trong một không gian nhỏ.

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 387


▪ Hà Nội mỗi năm tiếp nhận: 80.000 tấn bụi, khói; 9.000
tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công
nghiệp

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 388


❖Ô nhiễm từ các hoạt động giao thông
▪ Hiện tại VN có 37 triệu xe máy, ô tô 2,5 triệu xe
▪ nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở
khu đô thị và khu đông dân cư.
▪ khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ:
CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4; bụi đất đá cuốn theo
trong quá trình di chuyển

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 389


❖Ô nhiễm từ hoạt động sinh hoạt
▪ Nguồn gây ô nhiễm nhỏ
▪ Tác động cục bộ
▪ Từ các hoạt động sinh hoạt hang ngày:
đun nấu, đốt

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 390


5.3 Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động


của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái
vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần
xã sống trong đất

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 391


Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 392
Nguyên nhân

❖Các hoạt động tự nhiên


❖Các hoạt động công nghiệp
❖Các hoạt động nông nghiệp
❖Các hoạt động sinh hoạt

Bài giảng Kỹ Thuật An Toàn Và Môi Trường 393

You might also like