You are on page 1of 44

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Đáp án
300 CÂU TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VẬT LÍ 12

DAO ĐỘNG CƠ
Câu 1: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng
ngang với biên độ A. Khi vật nặng ở biên âm, lực kéo về tác dụng lên con lắc có độ lớn
A. kA 2 . B. k 2 A . C. kA . D. 2kA .
Hướng dẫn
Ta có F = −kx . Khi vật ở biên âm thì F = kA .
Câu 2: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ góc α = α 0 cos ( ωt + φ ) (
α0 và ω là các hằng số dương). Đại lượng ω được gọi là
A. biên độ góc của dao động. B. chu kì của dao động.
C. tần số góc của dao động. D. pha ban đầu của dao động.
Câu 3: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc ω . Vào thời điểm
xác định, li độ của chất điểm là x . Gia tốc tức thời của chất điểm được xác định bằng công thức
A. a = ω 2 x . B. a = −ω 2 x . C. a = −ωx . D. a = ωx .
Câu 4: [VNA] Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và vuông pha với nhau có biên độ
lần lượt là A1 và A2 . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ là A . Hệ thức nào sau
đây là đúng?
B. A = A1 + A 2 . C. A = A1 − A 2 . D. A = A1 − A2 .
2 2 2 2
A. A = A1 + A2 .
Hướng dẫn
− Hai dao động vuông pha có biên độ dao động tổng hợp là A = A12 + A 22 .
− Hai dao động cùng pha có biên độ dao động tổng hợp là A = A1 + A2 .
− Hai dao động ngược pha có biên độ dao động tổng hợp là A = A1 − A2 .
Câu 5: [VNA] Để bù lại phần năng lượng mất mát do ma sát, người ta tác dụng vào hệ một ngoại
lực cưỡng bức tuần hoàn. Dao động như vậy được gọi là
A. dao động duy trì. B. dao động tắt dần. C. dao động điều hòa. D. dao động cưỡng bức.
Hướng dẫn
Dao động được tạo ra bằng cách tác dụng ngoại lực cưỡng bức được gọi là dao động cưỡng bức.
Câu 6: [VNA] Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian có
dạng
A. đường parabol. B. đường hình sin. C. đường thẳng. D. đường hypebol.
Hướng dẫn
Ta có x = Acos ( ωt + φ )  Đồ thị li độ theo thời gian có dạng hình sin.
Câu 7: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài và vật nặng khối lượng m dao động điều hòa với biên
độ góc nhỏ ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Tại một thời điểm, li độ cong của con lắc là s . Đại lượng
mg
F=− s được gọi là

A. lực căng dây của con lắc. B. lực kéo về của con lắc.
C. trọng lượng của con lắc. D. lực hướng tâm của con lắc.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài dao động điều hòa ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Cho
con lắc dao động với biên độ góc nhỏ thì đo được chu kì dao động của nó là T . Giá trị của g được
xác định bằng công thức
2π 4π2 T2 T
A. g = . B. g = 2 . C. g = . D. g = .
T T 4π2 2π
Hướng dẫn
2

Ta có T = 2π g = .
g T2
Câu 9: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ góc α = 0,16 cos ( ωt + φ )
(rad). Biên độ góc của con lắc là
A. 0,08 rad. B. 0,16 rad. C. 0,23 rad. D. 0,32 rad.
Câu 10: [VNA] Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ
cứng k đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g . Độ dãn của lò xo tại vị trí cân bằng

k mk gk mg
A. Δ 0
= . B. Δ 0
= . C. Δ 0
= . D. Δ 0
= .
mg g m k
Câu 11: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos ( ωt + φ ) (A, ω  0)
. Đại lượng φ được gọi là
A. tần số góc của dao động. B. li độ của dao động.
C. pha ban đầu của dao động. D. chu kì của dao động.
Câu 12: [VNA] Một con lắc đơn có dây dài dao động điều hòa ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Đại

lượng T = 2π có thể có đơn vị nào dưới đây?


g
A. Giây (s). B. Rađian (rad). C. Jun (J). D. Héc (Hz).
Hướng dẫn
− Chu kì dao động có đơn vị là giây (s).
− Tần số góc có đơn vị là rad/s.
− Tần số có đơn vị là Héc (Hz).
Câu 13: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo nhẹ độ cứng k dao động điều
hòa theo phương ngang. Tại thời điểm li độ của con lắc là x thì vận tốc của nó là v . Cơ năng của
con lắc là
1 1 1 1
A. W = kx + mv . B. W = kx2 + mv 2 . C. W = kx + mv . D. W = kx 2 + mv 2 .
2 2 2 2
Hướng dẫn
1 1
W = Wt + Wđ = kx 2 + mv 2 .
2 2
Câu 14: [VNA] Một vật dao động điều hòa đổi chiều khi
A. lực kéo về tác dụng lên vật đổi chiều.
B. lực kéo về tác dụng lên vật bằng 0.
C. lực kéo về tác dụng lên vật ngược chiều vận tốc.
D. lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Một vật dao động điều hòa đổi chiều chuyển động khi nó đến vị trí biên. Lúc này li độ, gia tốc và
lực kéo về có độ lớn cực đại và tốc độ bằng không.
Câu 15: [VNA] Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần được gọi là
A. chu kì T của dao động. B. tần số f của dao động.
C. biên độ dao động A. D. tần số góc ω của dao động.
Câu 16: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k và vật nặng có khối lượng m dao
động điều hòa trên mặt phẳng ngang với biên độ A . Tại vị trí biên, gia tốc của vật có độ lớn
k m k m
A. A. B. A. C. A. D. A.
m k m k
Hướng dẫn
k
Ta có tại biên thì x = A nên a = ω 2 x = A.
m
Câu 17: [VNA] Một con lắc đơn có chiều dài dây treo đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc
trọng trường g . Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m . Biểu
m
thức có giá trị bằng 2π có cùng đơn vị với biểu thức
k
g 1 g
A. 2π B. 2π g C. 2π D.
g 2π
Câu 18: [VNA] Hộp đàn của các đàn ghita, viôlon, … được thiết kế nhờ ứng dụng của hiện tượng
nào sau đây?
A. cộng hưởng cơ. B. dao động tắt dần.
C. dao động cưỡng bức. D. cộng hưởng điện.
Hướng dẫn
Hộp đàn của các đàn ghita, violon được thiết kế dựa trên hiện tượng cộng hưởng cơ để tạo ra âm
có cường độ lớn có thể vang xa hơn.
Câu 19: [VNA] Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc a theo li độ x
có dạng
A. đường hình sin B. đường cong parabol
C. đường cong hypebol D. đoạn thẳng.
Hướng dẫn
Ta có a = −ω x . Với ω  0 và là hằng số nên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc a theo li độ
2

x có dạng một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ.


Câu 20: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương,
cùng tần số là một dao động điều hòa
A. cùng phương, khác tần số với hai dao động đó.
B. khác phương, cùng tần số với hai dao động đó.
C. khác phương, khác tần số với hai dao động đó.
D. cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó.
Hướng dẫn
Dao động điều hòa tổng hợp sẽ cùng phương, cùng tần số với hai dao động thành phần.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động cưỡng bức với biểu thức của ngoại lực là
F = F0 sin ( ωt + φ ) . Tần số dao động của con lắc là
2π ω 1
A. f = . B. f = 2πω . C. f = . D. f = .
ω 2π 2πω
Câu 22: [VNA] Đâu là một ứng dụng quan trọng của con lắc đơn?
A. Chế tạo cửa đóng mở tự động ở các siêu thị. B. Làm hộp cộng hưởng cho các loại đàn.
C. Xác định gia tốc rơi tự do ở một số nơi. D. Đo lực cản của môi trường.
Hướng dẫn

Trong công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn ( 2π ) có chứa đại lượng gia tốc rơi tự do
g
g nên có thể ứng dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do ở một số nơi.
Câu 23: [VNA] Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k đang dao
k
động điều hòa trên phương nằm ngang. Đại lượng có giá trị bằn g được gọi là
m
A. chu kì dao động của con lắc. B. tần số dao động của con lắc.
C. biên độ dao động của con lắc. D. tần số góc dao động của con lắc.
Câu 24: [VNA] Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình li độ cong s = s0 cos ( ωt + φ ) .
Tần số dao động của con lắc là
2π ω 1
A. f = B. f = C. f = D. f = 2πω
ω 2π 2πω
Câu 25: [VNA] Hai dao động điều hòa x1 và x 2 có cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và
π
vuông pha với nhau. Biết pha ban đầu của dao động x1 là . Pha ban đầu của dao động x 2 có thể
3

π π π π
A. B .− C.− D.
6 6 3 2
Hướng dẫn
π
− Hai dao động vuông pha nên φ1 − φ 2 =  kπ .
2
π π
− Với φ1 =   φ 2 có thể bằng −
3 6̂
Câu 26: [VNA] Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với chu kì T = 1,6 s. Khoảng thời gian giữa
hai lần liên tiếp vật nặng con lắc qua vị trí cân bằng là
A. 0,8 s. B. 0,4 s. C. 1,6 s. D. 3,2 s.
Hướng dẫn
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật nặng qua VTCB là 0,5T = 0,8 s.
Câu 27: [VNA] Tại một thời điểm xác định, hai dao động điều hòa cùng phương và cùng tần số có
li độ lần lượt x1 và x 2 . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có li độ là
A. x = x1 − x2 . B. x = 2x1 − x2 . C. x = x1 + x2 . D. x = x1 + 2x2 .
Câu 28: [VNA] Một vật có khối lượng m đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với
1
tần số góc ω và biên độ A. Đại lượng W = mω 2 A 2 được gọi là
2
A. lực đàn hồi. B. cơ năng của vật. C. động năng của vật. D. thế năng của vật.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 29: [VNA] Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ độ cứng k dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm
1
ngang. Gọi x là li độ dao động của con lắc. Đại lượng Wt = kx được gọi là

A. cơ năng của con lắc. B. thế năng của con lắc.
C. lực kéo về. D. động năng của con lắc.
Câu 30: [VNA] Theo phương pháp giản đồ Fre-nen, dao động điều hòa của một vật có thể được
biểu diễn bằng một vectơ quay. Nếu tốc độ góc của vectơ quay này là ω thì vật dao động điều hòa
với tần số góc bằng
ω ω
A. B. ω . C. D. 2ω .
2 3
Hướng dẫn
Theo giản đồ Fre-nen thì tốc độ góc của vectơ quay bằng với tần số góc của dao động điều hòa.
Câu 31: [VNA] Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực phục hồi theo li độ
dao động của vật có dạng
A. đoạn cong parabol qua gốc tọa độ. B. đoạn thẳng không qua gốc tọa độ.
C. đoạn thẳng qua gốc tọa độ. D. đoạn cong parabol không qua gốc tọa độ.
Hướng dẫn
Ta có F = −kx . Với k = const nên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực phục hồi theo li độ dao động
của vật có dạng một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ.

 2π 
Câu 32: [VNA] Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos  t + φ  (A  0,
 T 
T  0) . Đại lượng nào trong biểu thức được định nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất vật thực hiện
một dao động toàn phần?
A. x . B. T . C. t . D. φ .
Hướng dẫn
Khoảng thời gian ngắn nhất vật thực hiện một dao động toàn phần là T .
Câu 33: [VNA] Tại nơi có gia tốc rơi tự do g , một con lắc gồm lò xo có độ cứng k đang dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng. Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn một đoạn Δ 0 . Khối lượng vật
nặng m của con lắc được xác định bằng biểu thức
gk kΔ 0 g Δ 0
A. m = B. m = C. m = D. m =
Δ 0 g kΔ 0
kg
Câu 34: [VNA] Tại nơi có gia tốc rơi tự do g , một con lắc đơn có chiều dài dây và vật nặng khối
lượng m đang dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, khi con lắc có li độ góc
α thì thế năng của nó là
A. Wt = mgl (1 − sinα ) . B. Wt = mgl (1 − cosα ) .
C. Wt = mgl (1 − tanα ) . D. Wt = mgl (1 − cotα ) .
Hướng dẫn
Nếu chọn mốc thế năng tại VTCB thì thế năng của con lắc là Wt = mgh = mgl (1 − cosα ) .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia
tốc rơi tự do g . Tại vị trí cân bằng, lò xo dãn ra một đoạn Δ 0 . Chu kì dao động của con lắc là
Δ 0 g g Δ 0
A. T = 2π B. T = 2π C. T = 2π D. T = 2π
g Δ 0 Δ 0 g
Câu 36: [VNA] Tìm phát biểu sai về con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang.
A. Vật có gia tốc bằng 0 khi lò xo có độ dài tự nhiên.
B. Vật có độ lớn gia tốc cực đại khi độ lớn vận tốc cực tiểu.
C. Vật có độ lớn vận tốc nhỏ nhất khi lò xo không biến dạng.
D. Vật đổi chiều chuyển động khi lò xo biến dạng lớn nhất.
Hướng dẫn
− A đúng vì khi lò xo có độ dài tự nhiên thì con lắc tại VTCB nên nó có gia tốc bằng 0.
− B đúng vì khi đó con lắc ở vị trí biên nên có độ lớn gia tốc cực đại và độ lớn vận tốc cực tiểu.
− C sai vì khi đó con lắc tại VTCB nên độ lớn vận tốc cực đại.
− D đúng vì lò xo biến dạng lớn nhất thì vật ở biên nên nó đổi chiều chuyển động.
Câu 37: [VNA] Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Muốn tần số tăng lên ba lần thì
A. tăng độ cứng lò xo lên ba lần và giảm khối lượng vật nặng chín lần.
B. tăng độ cứng lò xo lên ba lần và giảm khối lượng vật nặng ba lần.
C. giảm độ cứng lò xo lên ba lần và tăng khối lượng vật nặng ba lần.
D. giảm độ cứng lò xo lên ba lần và tăng khối lượng vật nặng chín lần.
Hướng dẫn
1 k
Ta có f = . Để f tăng 3 lần thì có thể tăng k lên 3 lần và giảm m xuống 3 lần.
2π m
Câu 38: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần.
A. Lực cản sinh công âm làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm dần.
C. Tần số của dao động càng lớn thì dao động càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
Hướng dẫn
Tần số dao động càng lớn thì dao động càng tắt dần nhanh.
Câu 39: [VNA] Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rệt nhất khi
A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ. B. tần số của lực cưỡng bức lớn.
C. lực ma sát của môi trường lớn. D. lực ma sát của môi trường nhỏ.
Câu 40: [VNA] Tìm phát biểu sai. Trong dao động cưỡng bức
A. khi có cộng hưởng, biên độ dao động tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.
B. hiện tượng đặc biệt xảy ra là hiện tượng cộng hưởng.
C. điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số của ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.
D. biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc
vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Hướng dẫn
Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch tần số dao động riêng của hệ và tần
số của dao động cưỡng bức, biên độ của ngoại lực tuần hoàn và lực cản của môi trường.
Câu 41: [VNA] Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?
A. Quả lắc đồng hồ. B. Khung xe ô tô sau đi qua chỗ gập ghềnh.
C. Sự đung đưa của chiếc võng. D. Sự dao động của pittong trong xi lanh.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Dao động tắt dần có lợi trong các trường hợp như cửa đóng tự động, giảm xóc xe máy ô tô
Câu 42: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của ngoại lực cưỡng bức
và tần số dao động riêng của hệ.
C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản môi trường càng nhỏ.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
Hướng dẫn
Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch tần số dao động riêng của hệ và tần
số của dao động cưỡng bức, biên độ của ngoại lực tuần hoàn và lực cản của môi trường.
Câu 43: [VNA] Con lắc lò xo dao động điều hòa có tốc độ bằng 0 khi vật ở vị trí
A. mà hợp lực tác dụng vào vật bằng 0. B. mà lò xo không biến dạng.
C. có li độ bằng 0. D. gia tốc có độ lớn cực đại.
Hướng dẫn
Con lắc lò xo dao động điều hòa có tốc độ bằng 0 khi vật ở biên, lúc đó, gia tốc của con lắc có độ lớn
cực đại.
Câu 44: [VNA] Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng E . Tại một thời điểm, thế năng của
con lắc là E t . Khi đó, động năng của con lắc là
A. Eđ = E + Et . B. Eđ = E − Et . C. Eđ = Et − E . D. Eđ = 2E + Et .
Câu 45: [VNA] Khi biểu diễn một dao động điều hòa x = Acos ( ωt + φ ) thành một vectơ quay thì độ
dài của vectơ đó có giá trị bằng
A. x . B. ω . C. A . D. φ .
Hướng dẫn
Độ dài của vectơ quay bằng biên độ dao động điều hòa, tốc độ góc của vectơ quay bằng với tần số
góc của dao động điều hòa.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. C 2. C 3. B 4. B 5. D 6. B 7. B 8. B 9. B 10. D
11. C 12. A 13. D 14. D 15. A 16. A 17. C 18. A 19. D 20. D
21. C 22. C 23. D 24. B 25. B 26. A 27. C 28. B 29. B 30. B
31. C 32. B 33. B 34. B 35. D 36. C 37. B 38. C 39. D 40. D
41. B 42. D 43. D 44. B 45. C

SÓNG CƠ

Câu 1: [VNA] Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây với bước sóng λ . Trên dây, khoảng
cách gần nhất giữa hai phần tử sóng dao động ngược pha với nhau là
λ 2λ λ
A. B. C. D. λ
2 3 4
Hướng dẫn
− khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử sóng dao động cùng pha với nhau là λ .
− khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử sóng dao động ngược pha với nhau là 0, 5λ .
− khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử sóng dao động vuông pha với nhau là 0,25λ .
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 2: [VNA] Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số là f0 . Họa âm thứ ba của nhạc cụ đó có tần
số
A. 4f0 B. 2f0 C. 3f0 D. 6f0
Hướng dẫn
Họa âm thứ n có tần số là fn = nf0 .
Câu 3: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB với đầu A cố định và đầu B tự do. Sóng tới và sóng
phản xạ tại B lệch pha nhau
A. π B. 0,25π C. 2π D. 0, 5π
Hướng dẫn
− Sóng dừng với hai đầu dây A, B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại đầu B ngược pha với
nhau.
− Sóng dừng với hai đầu dây A cố định, đầu B tự do thì sóng tới và sóng phản xạ tại đầu B cùng
pha với nhau.
Câu 4: [VNA] Âm nghe được có tần số nằm trong khoảng
A. từ 16 Hz đến 20 kHz. B. từ 12 Hz đến 20 kHz.
C. từ 16 Hz đến 25 kHz. D. từ 12 Hz đến 25 kHz.
Câu 5: [VNA] Đơn vị của cường độ âm là
A. Đề-xi-ben ( dB ) . B. Oát trên mét vuông W / m 2 . ( )
C. Niutơn nhân mét ( N.m ) . D. Niutơn trên mét vuông N / m 2 . ( )
Câu 6: [VNA] Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương
truyền sóng gọi là
A. sóng ngang. B. sóng dọc. C. sóng biển. D. sóng âm.
Hướng dẫn
− Sóng có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng là sóng
dọc.
− Sóng có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng là sóng
ngang.
Câu 7: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp, dao động
cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng lan truyền có bước sóng λ . Trên đoạn thẳng
nối hai nguồn, gọi d là khoảng cách giữa một điểm cực đại giao thoa và một điểm cực tiểu giao
thoa. Hệ thức nào sau đây là đúng?
k 1  1
A. d =  +  λ với k = 0;1; 2; … B. d =  k +  λ với k = 0;1; 2; …
 2 2  4
k 1  1
C. d =  +  λ với k = 0;1; 2; … D. d =  k +  λ với k = 0;1; 2; …
 2 4  2
Hướng dẫn
− Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa hoặc hai điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng
nối hai nguồn là 0, 5kλ với k = 1; 2; 3; ...
− Khoảng cách giữa một điểm cực đại giao thoa và một điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng nối
k 1
hai nguồn là d =  +  λ với k = 0;1; 2; …
 2 4

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Tốc độ truyền sóng là


A. tốc độ dịch chuyển của mỗi phần tử môi trường.
B. tốc độ dịch chuyển pha của dao động các phần tử dọc theo phương truyền sóng.
C. bằng quãng đường sóng dịch chuyển trong một chu kì.
D. bằng quãng đường mỗi phần tử dịch chuyển trong một chu kì dao động.
Hướng dẫn
Tốc độ truyền sóng là tốc độ truyền pha dao động dọc theo phương truyền sóng.
Câu 9: [VNA] Sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự tăng đàn về tần số âm?
A. hạ âm, siêu âm, âm nghe được. B. siêu âm, âm nghe được, hạ âm.
C. âm nghe được, siêu âm, hạ âm. D. hạ âm, âm nghe được, siêu âm.
Hướng dẫn
− Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.
− Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz.
− Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
Câu 10: [VNA] Một số loài động vật như dơi, chó, cá heo có thể “nghe” được sóng siêu âm. Sóng
siêu âm có thể mang tần số nào sau đây?
A. 30 kHz. B. 15 Hz. C. 7 kHz. D. 100 Hz.
Hướng dẫn
− Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.
− Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz.
− Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
Câu 11: [VNA] Chọn phát biểu sai khi nói về hiện tượng giao thoa.
A. Giao thoa là hiện tượng rất đặc trưng của mọi quá trình truyền sóng có bản chất khác nhau.
B. Có các sóng, ta có thể khéo léo tạo nên hiện tượng giao thoa.
C. Có hiện tượng giao thoa, ta có thể kết luận quá trình đó là sóng.
D. Giao thoa là sự cộng hưởng của dao động tổng hợp của hai sóng kết hợp.
Hướng dẫn
Giao thoa không phải là sự cộng hưởng của hai dao động tổng hợp của hai sóng vì ý nghĩa của sự
cộng hưởng là phải tạo ra dao động có biên độ cực đại. Trong khi hiện tượng giao thoa có thể tạo
ra các điểm không dao động (dao động với biên độ cực tiểu).
Câu 12: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi với một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng
với bước sóng λ . Chiều dài của sợi dây thỏa mãn
A. = ( 2k + 1) với k = 0;1; 2; … B. = ( 2k + 1) với k = 0;1; 2; …
λ λ
4̂ 2̂
C. = ( k + 1) với k = 0;1; 2; … D. = ( 2k + 1) với k = 0;1; 2; …
λ λ
4̂ 2̂
Câu 13: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ
A. luôn ngược pha với sóng tới.
B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.
D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
Hướng dẫn
− Nếu vật cản cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
− Nếu vật cản tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 14: [VNA] Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp, dao động cùng
pha với biên độ a , phát ra hai sóng có bước sóng λ . Điểm M nằm trên mặt nước có khoảng cách
đến hai nguồn lần lượt là d1 và d2 . Điều kiện để điểm M dao động với biên độ 2a là
A. d2 − d1 = kλ với ( k = 0; 1; 2;  ). B. d2 − d1 = ( k + 0, 5 ) λ với ( k = 0; 1; 2;  ).
C. d2 + d1 = kλ với ( k = 0; 1; 2;  ). D. d2 + d1 = ( k + 0, 5 ) λ với ( k = 0; 1; 2;  ).
Hướng dẫn
Hai sóng thành phần dao động với biên độ là a. Như vậy điểm M dao động với biên độ 2a tức là M
thuộc một vân cực đại giao thoa nên hiệu hai sóng tới M thỏa d2 − d1 = kλ với ( k = 0; 1; 2;  ).
Câu 15: [VNA] Tìm phát biểu sai về các điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa sóng cơ.
A. hai sóng có cùng biên độ. B. hai sóng có cùng tần số.
C. hai sóng có phương dao động. D. hai sóng có độ lệch pha không đổi.
Hướng dẫn
Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng giao thoa là hai sóng có cùng phương và hai nguồn kết hợp (tức
hai nguồn phải phát ra các sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian).
Câu 16: [VNA] Trong hiện tượng giao thoa sóng mặt nước, hầu hết các vân cực đại giao thoa và vân
cực tiểu giao thoa có dạng là các đường
A. hình sin. B. elip. C. hypebol. D. parabol.
Hướng dẫn
Hầu hết các vân cực đại giao thoa và cực tiểu giao thoa đều có dạng đường hypebol.
Câu 17: [VNA] Tìm phát biểu sai về sự lan truyền sóng dọc.
A. sóng dọc truyền được trong chất rắn.
B. sóng dọc chỉ truyền được trong chất lỏng, chất khí.
C. sóng dọc truyền được trong chất khí.
D. sóng dọc truyền được cả trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Hướng dẫn
Sóng dọc có thể lan truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 18: [VNA] Nối đầu A của một sợi dây đàn hồi có chiều dài giới hạn với máy phát sóng với biên
độ rất nhỏ, đầu B được thả tự do thì trên dây xuất hiện các nút sóng và bụng sóng. Đây là hiện
tượng
A. sóng dừng. B. sóng cơ. C. sóng âm. D. sóng giao thoa.
Câu 19: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Trên dây có
tổng cộng 7 bụng sóng được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 7 (bụng số 1 ở gần đầu dây A). Các
phần tử bụng sóng nào sau đây dao động cùng pha với nhau?
A. bụng 1 và bụng 4. B. bụng 2 và bụng 6. C. bụng 6 và bụng 7. D. bụng 5 và bụng 2.
Hướng dẫn
Trong hiện tượng sóng dừng:
− Các điểm nằm trên cùng một bó sóng hoặc cách nhau một số lẻ bó sóng thì dao động cùng pha
với nhau.
− Các điểm thuộc hai bó sóng liền kề hoặc cách nhau một số chẵn bó sóng thì dao động ngược pha
với nhau.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Quãng đường sóng truyền đi trong một chu kì được gọi là
A. Biên độ của sóng B. Bước sóng C. Chu kì của sóng D. Năng lượng sóng
Câu 21: [VNA] Biết I 0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là
I I I0 I0
A. L = 10lg (dB) B. L = 2lg (dB) C. L = 2lg (dB) D. L = 10lg (dB)
I0 I0 I I
Câu 22: [VNA] Sóng siêu âm có tần số
A. lớn hơn 20 kHz và tai người không nghe được.
B. nhỏ hơn 16 Hz và tai người không nghe được.
C. nhỏ hơn 16 Hz và tai người nghe được.
D. lớn hơn 20 kHz và tai người nghe được.
Hướng dẫn
− Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz và tai người không nghe được.
− Âm nghe được có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz.
− Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz và tai người không nghe được.
 x
Câu 23: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền dọc trục Ox với phương trình x = Acosω  t −  (A >
 v
0). Biên độ của sóng là
A. x B. A C. v D. ω
Câu 24: [VNA] Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?
A. Tần số âm B. Mức cường độ âm C. Đồ thị dao động âm D. Độ to của âm.
Hướng dẫn
− Các đặc trưng vật lí của âm: tần số, biên độ âm, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động
âm.
− Các đặc trưng sinh lí của âm: độ to, độ cao, âm sắc.
Câu 25: [VNA] Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox . Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền
sóng v , bước sóng λ và chu kì truyền sóng T là
v v
A. λ = vT B. λ = v 2 T C. λ = 2 D. λ =
T T
Câu 26: [VNA] Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha có
phương trình lần lượt là u1 = u 2 = Acos ( ωt ) . Điểm M nằm trên vùng giao thoa có khoảng cách đến
hai nguồn lần lượt là d1 và d2 . Biên độ dao động của phần tử sóng tại M là
2π ( d2 + d1 ) π ( d2 − d1 )
A. AM = 2A cos B. AM = 2A cos
λ λ
2π ( d2 − d1 ) π ( d2 + d1 )
C. AM = 2A cos D. AM = 2A cos
λ λ
Câu 27: [VNA] Trong một môi trường truyền sóng không hấp thu năng lượng sóng, sóng tại hai
điểm M và N trên cùng một phương truyền có gì khác nhau?
A. Chu kì B. Biên độ C. Pha ban đầu D. Tốc độ
Hướng dẫn
Các phần tử sóng trên cùng một phương truyền có tốc độ khác nhau.
Câu 28: [VNA] Nghe giọng nói nhận ra tên người quen. Đó là dựa vào đặc trưng nào của âm thanh?
A. Mức cường độ âm B. Cường độ âm C. Biên độ âm D. Âm sắc

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Để phân biết được các âm với nhau, người ta dựa vào âm sắc.
Câu 29: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài đang có sóng dừng với hai đầu cố định.
Sóng truyền trên dây có bước sóng λ . Chiều dài của sợi dây thỏa mãn
A. = k ( k = 1; 2; 3; ) B. = ( 2k − 1) ( k = 1; 2; 3; )
λ λ
2 4
C. = k ( k = 1; 2; 3; ) D. = ( 2k + 1) ( k = 1; 2; 3; )
λ λ
4 4
Hướng dẫn
Chiều dài của dây thỏa mãn
− Nếu hai đầu cố định: = k ( k = 1; 2; 3; ) .
λ
2
− Nếu một đầu cố định, một đầu tự do: = ( 2k + 1) ( k = 1; 2; 3; ) .
λ
4
Câu 30: [VNA] Một sóng cơ hình sin có chu kì T lan truyền trong một môi trường với bước sóng λ
. Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là
λ T
A. v = B. v = λT C. v = 2λT D. v =
T λ
Câu 31: [VNA] Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng pha theo
phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ . Trên vùng giao thoa, các điểm thuộc vân cực
đại giao thoa bậc ba có hiệu đường đi của hai sóng tới điểm đó bằng
A.  4,0λ . B.  2,0λ . C.  3,0λ . D.  2, 5λ .
Hướng dẫn
Các điểm thuộc vân cực đại bậc k sẽ có hiệu hai sóng tới đó bằng kλ .
Câu 32: [VNA] Trên một sợi dây đàn hồi PQ đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Sóng tới và
sóng phản xạ tại Q có phương trình lần lượt là uQ = u0 cos ( ωt ) và u'Q = u0 cos ( ωt + φ ) . Giá trị của
φ là
π π
A. 2π . B. . C. − . D. π .
2 2
Hướng dẫn
Sóng dừng với hai đầu cố định nên sóng phản xạ và sóng tới ngược pha với nhau nên φ = π .
Câu 33: [VNA] Ngoại trừ trường hợp sóng mặt nước thì sóng ngang chỉ truyền được trong môi
trường nào sau đây?
A. Chất lỏng. B. Chất khí. C. Chân không. D. Chất rắn.
Hướng dẫn
Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trên bề mặt chất lỏng (trường hợp sóng mặt nước).
Câu 34: [VNA] Một sóng hình sin lan truyền trên một sợi dây đàn hồi với bước sóng λ . Trên dây,
hai điểm A và B có độ lệch pha Δφ thì cách nhau một đoạn
2πΔφ Δφ λΔφ 2πλ
A. d = . B. d = . C. d = . D. d = .
λ 2πλ 2π Δφ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 12


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hai phần tử môi trường cách nhau một nữa bước sóng thì dao động ngược pha với nhau.
B. Sóng ngang có các phần tử môi trường dao động trùng với phương truyền sóng.
C. Hai phần tử môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động cùng pha với nhau.
D. Sóng dọc có các phần tử môi trường dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Hướng dẫn
2πd
− Độ lệch pha của sóng 1 điểm trên phương truyền sóng so với nguồn: Δφ =
λ
− Do đó những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một
số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha
Câu 36: [VNA] Hai sóng kết hợp là
A. hai sóng chuyển động cùng chiều với cùng tốc độ.
B. hai sóng luôn đi kèm với nhau.
C. hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.
D. hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên thuần hoàn theo thời gian.
Hướng dẫn
Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian.
Câu 37: [VNA] Hiện tượng sóng dừng xảy ra khi hai sóng gặp nhau
A. có cùng biên độ.
B. là hai sóng truyền cùng chiều nhau trên một dây đàn hồi.
C. có cùng bước sóng.
D. là hai sóng kết hợp có cùng biên độ truyền ngược chiều nhau trên một dây đàn hồi.
Hướng dẫn
Sóng dừng cũng là một trường hợp của giao thoa sóng nên điều cần là hai nguồn phải kết hợp. Tuy
nhiên ở sóng dừng là sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ có cùng biên độ.
Câu 38: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng phản xạ và sóng tới tại các đầu tự do?
A. Sóng phản xạ có cùng tốc độ truyền với sóng tới nhưng ngược hướng.
B. Sóng phản xạ có cùng tần số với sóng tới.
C. Sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
D. Sóng phản xạ có biên độ bằng biên độ sóng tới.
Hướng dẫn
Sóng phản xạ và sóng tới của sóng dừng có cùng tốc độ truyền, cùng tần số và cùng biên độ.
− Nếu các đầu tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.
− Nếu vật cản cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
Câu 39: [VNA] Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền âm trong nước.
B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
C. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng ngang.
Hướng dẫn
− Sóng âm truyền trên mặt thoáng chất lỏng là sóng ngang.
− Sóng âm truyền chất rắn có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
− Sóng âm truyền trong chất lỏng, chất khí là sóng dọc.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 13


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 40: [VNA] Hai nhạc cụ cùng phát ra một âm cơ bản nhưng có số các họa âm và cường độ của
các họa âm khác nhau thì các âm tổng hợp không thể giống nhau về
A. độ to. B. cường độ âm. C. âm sắc. D. mức cường độ âm.
Câu 41: [VNA] Hai âm có âm sắc khác nhau là vì chúng có
A. tần số khác nhau.
B. độ cao và độ to khác nhau.
C. cường độ khác nhau.
D. số lượng và tỉ lệ cường độ các họa âm khác nhau.
Câu 42: [VNA] Để so sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của một con ong với một con muỗi, người
ta có thể dựa vào đặc tính sinh lí nào của âm do cánh của chúng phát ra?
A. độ cao khác nhau. B. tần số âm khác nhau.
C. biên độ âm khác nhau. D. cường độ âm khác nhau.
Hướng dẫn
Sự nhanh hay chậm phụ thuộc vào đặc tính sinh lí độ cao của âm (có liên quan đến tần số âm).
Câu 43: [VNA] Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào
A. cường độ âm. B. độ to của âm.
C. âm sắc. D. môi trường truyền âm.
Hướng dẫn
Tốc độ truyền âm trong các môi trường là khác nhau: lớn nhất trong chất rắn, sau đó đến chất lỏng
và thấp nhất trong chất khí. Sóng âm là sóng cơ nên không truyền được trong chân không.
Câu 44: [VNA] Độ to của âm cho ta biết
A. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tần số chuẩn nào đó.
B. cường độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một cường độ âm chuẩn nào đó.
C. tốc độ âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tốc độ âm chuẩn nào đó.
D. bước sóng âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một bước sóng âm chuẩn nào đó.
Câu 45: [VNA] Tìm phát biểu sai.
A. Sóng âm chỉ truyền được trong không khí.
B. Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là sóng siêu âm.
C. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm.
D. Sóng âm và các sóng cơ học có cùng bản chất.
Hướng dẫn
Sóng âm có thể truyền trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. Tuy nhiên:
− Sóng âm truyền trên mặt thoáng chất lỏng là sóng ngang.
− Sóng âm truyền chất rắn có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
− Sóng âm truyền trong chất lỏng, chất khí là sóng dọc

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. C 3. C 4. A 5. B 6. B 7. C 8. B 9. D 10. A
11. D 12. A 13. B 14. A 15. A 16. C 17. B 18. A 19. B 20. B
21. A 22. A 23. B 24. D 25. A 26. B 27. D 28. D 29. A 30. A
31. C 32. D 33. D 34. C 35. A 36. C 37. D 38. C 39. D 40. C
41. D 42. A 43. D 44. B 45. A

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 14


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐIỆN XOAY CHIỀU

Câu 1: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U 2 cos ( ωt + φ ) vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần
tử R , L , C mắc nối tiếp thì trong mạch có cộng hưởng. Cường độ dòng điện hiệu dụng khi đó là
U U U U
A. I = B. I = C. I = D. I =
ωL ωR R ωC
Hướng dẫn
U U
Mạch có cộng hưởng nên ZL = ZC  Z = R . Như vậy I = = .
Z R
Câu 2: [VNA] Cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha gồm
A. Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp B. rôto và stato
C. phần cảm và phần ứng D. cuộn thứ cấp và phần ứng
Hướng dẫn
Cấu tạo của động cơ không động bộ ba pha gồm stato (phần tĩnh) và rô to (phầnđộng).
Câu 3: [VNA] Đặt một khung dây dẫn kín vào trong một từ trường biến thiên theo thời gian thì từ
thông xuyên qua khung dây có biểu thức  = Φ0 cos ( ωt ) . Khi đó, trong khung dây suất hiện suất
điện động cảm ứng xoay chiều có biểu thức là
A. e = ωΦ0 cos ( ωt ) B. e = ωΦ0 sin ( ωt ) C. e = −ωΦ0 cos ( ωt ) D. e = −ωΦ0 sin ( ωt )
Hướng dẫn
Ta có e = −  = e = ωΦ0 sin ( ωt ) .
Câu 4: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa một phần tử X thì dòng
điện trong mạch cùng pha với điện áp. Phần tử X là
A. điện trở R . B. cuộn thuần cảm L . C. cuộn dây D . D. tụ điện C .
Hướng dẫn
− u và i cùng pha khi mạch chỉ có R.
− u sớm pha hơn i một góc 0, 5π khi mạch chứa cuộn dây thuần cảm L.
− u trễ pha hơn i một góc 0, 5π khi mạch chứa tụ điện C.
Câu 5: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử R , L , C
mắc nối tiếp. Đại lượng ZL = 2πfL được gọi là
A. dung kháng. B. cảm kháng. C. Điện trở. D. Tổng trở.
Câu 6: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có giá trị cực đại U0 vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử
R, L, C mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là UR . Hệ số công suất của mạch
điện là
UR U0 UR UR 2
A. cosφ = B. cosφ = C. cosφ = D. cosφ =
U0 UR Uo 2 Uo
Câu 7: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 40 V vào hai đầu đoạn mạch gồm các
phần tử R, L, C mắc nối tiếp với nhau. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R không thể nhận
giá trị nào sau đây?
A. 40 V. B. 20 2 V. C. 20 3 V. D. 20 5 V.
Hướng dẫn
Ta có URmax = U = 40 V khi có cộng hưởng nên không thể nhận giá trị 20 5 V.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 15


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch
chỉ chứa cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở trong r . Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn
dây là
U U U U
A. I = B. I = C. I = D. I =
( r + ( ωL )
) r + ωL
2
r 2 + ωL
2 2
r + ωL

Hướng dẫn
U U
Ta có I = = .
Z r 2 + ( ωL )
2

Câu 9: [VNA] Cho dòng điện xoay chiều i = I 2 cos ( ωt ) chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện có

điện dung C thì biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u = U 2 cos ( ωt + φ ) . Nhận định nào
sau đây là đúng?
A. φ  0 . B. φ  0 . C. φ = 0 . D. φ  0 .
Hướng dẫn
Mạch chỉ chứa tụ điện C thì u trễ pha hơn i một góc 0, 5π nên trong trường hợp trên thì φ = −0, 5π
Câu 10: [VNA] Suất điện độngn xoay chiều e = E0 cos (120πt + φ ) có tần số bằng
A. 120π Hz. B. 120 Hz. C. 60π Hz. D. 60 Hz.
Hướng dẫn
ω
Ta có f = = 60 Hz.

Câu 11: [VNA] Đại lượng nào sau đây có giá trị hiệu dụng?
A. Công suất p . B. Tổng trở Z C. Tần số góc ω . D. Điện áp u .
Câu 12: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần
cảm có độ tự cảm L . Cảm kháng của cuộn dây là
1 1
A. ZL = 2πfL . B. ZL = fL . C. ZL = . D. Z L = .
2πfZL fZ L
Câu 13: [VNA] Giá trị hiệu dụng của điện áp u = U0 cos ( ωt + φ ) là
U0 U
A. 2 U0 . . C. 0 .B. D. 2U0 .
2 2
Câu 14: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở R thì cường độ
dòng điện trong mạch là
u R 1
A. i = . B. i = uR . C. i = . D. i = .
R u uR
 π
Câu 15: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos  ωt +  vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc
 3
nối tiếp thì trong mạch có cộng hưởng. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là
 π  π
A. uR = U0 2 cos  ωt +  . B. uR = U0 cos  ωt +  .
 3  3
 π  π
C. uR = U0 2 cos  ωt −  . D. uR = U0 cos  ωt −  .
 6  6

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 16


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
π
Trong mạch có cộng hưởng nên U0R = U0 và φ R = φ = .
3
 π
Câu 16: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos  ωt +  vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc
 6
nối tiếp thì trong mạch có cộng hưởng. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở tụ điện C

 π  2π 
A. uR = U0C cos  ωt −  . B. uR = U0C cos  ωt + .
 3  3 
 π  5π 
C. uR = U0C cos  ωt −  . D. uR = U0C cos  ωt + .
 6  6 
Hướng dẫn
π π π π
Trong mạch có cộng hưởng nên φC = φ − = − = − .
2 6 2 3
 π
Câu 17: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos  ωt +  vào hai đầu một hộp kín X chỉ chứa một
 6
 π
phần tử thì dòng điện trong mạch có biểu thức i = I 0 cos  ωt −  . Dụng cụ X trong mạch là
 3
A. Điện trở R. B. Cuộn thuần cảm. C. Cuộn dây. D. Tụ điện C.
Hướng dẫn
π π
Ta thấy φ u − φi =  u sớm pha hơn i một góc . Như vậy phần tử X trong mạch là cuộn thuần
2 2
cảm L.
Câu 18: [VNA] Máy phát điện xoay chiều gồm p cặp cực, rô to của máy quay với tốc độ n
vòng/giây. Dòng điện xoay chiều do máy tạo ra biến thiên tuần hoàn với tần số là
p n 1
A. f = np . B. f = . C. f = . D. f = .
n p np
Câu 19: [VNA] Máy biến áp lí tưởng có tỉ số giữa số vòng dây ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là k .
Nếu máy là tăng áp thì hệ thức nào sau đây là đúng?
A. k = 1 . B. k = 0 . C. k  1 . D. k  1 .
Hướng dẫn
Máy tăng áp có N2  N1 nên k = N2 / N1  1 .
Câu 20: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U 2 cos ( ωt + φ ) vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần

tử R, L, C mắc nối tiếp thì dòng điện trong mạch i = I 2 cos ( ωt ) . Công suất tiêu thụ của đoạn mạch

A. P = UIcosφ . B. P = UItanφ . C. P = UIsinφ . D. P = UIcotφ .
Câu 21: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp
thì tổng trở của mạch là Z . Công thức nào sau đây là đúng?
R R R R
A. sinφ = . B. tanφ = . C. cotφ = . D. cosφ = .
Z Z Z Z

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 17


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 22: [VNA] Dòng điện xoay chiều được sinh ra trong máy phát điện nào sau đây?
A. Trong máy phát điện có sự biến đổi trực tiếp cơ năng của chuyển động quay thành điện năng.
B. Nguồn điện dùng năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
C. Nguồn điện dùng nhiệt năng thì Mặt Trời.
D. Nguồn điện dùng hóa năng như PIN, Acquy.
Hướng dẫn
Dòng điện xoay chiều được sinh ra trong máy phát điện bằng cách có sự biến đổi trực tiếp cơ năng
của chuyển động quay thành điện năng.
Câu 23: [VNA] Kí hiệu các giá trị hiệu dụng trong đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh là UR
, UL , UC và U . Nhận định nào say đây là đúng?
A. UR  U . B. UL  U . C. UC  U . D. Cả A, B, C đều sai.
Hướng dẫn
Ta có UR  U và dấu = xảy ra khi có cộng hưởng.
Câu 24: [VNA] Trong mạch R, L, C nối tiếp, đang có dòng điện xoay chiều nhờ đặt vào đoạn mạch
một điện áp xoay chiều ổn định u = U0 cos ( ωt + φ ) . Nếu ta được phép thay đổi độ lớn của một trong
ba đại lượng R, L, C thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Muốn tăng I thì phải tăng L. B. Muốn tăng I thì phải giảm C.
C. Muốn tăng I thì phải tăng R. D. Cả A, B, C đều sai.
Hướng dẫn
U U
Ta có I = = . Nếu chỉ được phép thay đổi 1 trong các đại lượng R, L, C thì để I
Z  1 
2

R 2 +  ωL −
 ωC 
tăng còn tùy vào các giá trị L, R trong mạch nên trong TH này ta chưa khẳng định được.
Câu 25: [VNA] Điện năng được truyền từ nhà máy đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một
pha có tổng điện trở là R . Biết cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây dẫn trong quá trình truyền
tải là I . Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây là
A. ΔP = I 2 R . B. ΔP = 0,5I2R . C. ΔP = IR 2 . D. ΔP = 0,5IR2 .
Câu 26: [VNA] Cho dòng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng I1 chạy trong cuộn sơ cấp của một
máy biến áp lí tưởng thì dòng điện xoay chiều ở hai đầu cuộn thứ cấp có giá trị I 2 . Nếu máy là hạ
áp thì hệ thức nào sau đây là đúng?
A. I1 = I2 . B. I1  I2 . C. I1  I2 . D. I1I2 = 1 .
Hướng dẫn
Trong máy hạ áp ta có N1  N2  U1  U2  I1  I2 .
Câu 27: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U 2 cos ( ωt ) (V) vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ
điện có điện dung C thì điện tích trên một bản của tụ điện có biểu thức
 π
A. q = UC 2 cos  ωt +  (C). B. q = UC 2 cos ( ωt + π ) (C).
 2
 π
C. q = UC 2 cos ( ωt ) (C). D. q = UC 2 cos  ωt −  (C).
 3

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 18


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Đoạn mạch chỉ chứa tụ điện nên q = Cu = UC 2 cos ( ωt ) (C).
Câu 28: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L, C mắc
nối tiếp thì tổng trở của mạch là Z . Hệ số công suất của đoạn mạch là
ωL 1 ωC R
A. cosφ = . B. cosφ = . C. cosφ = . D. cosφ = .
Z ωCZ Z Z
Câu 29: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu của một máy biến áp lí tưởng thì ở
hai đầu cuộn sơ cấp, điện áp biến thiên tuần hoàn với tần số
A. 2f . B. 4f . C. f . D. 3f .
Hướng dẫn
Máy biến áp lí tưởng chỉ có chức năng thay đổi điện áp (hay dòng điện trong mạch) và không có
nhiệm vụ thay đổi tần số dòng điện.
Câu 30: [VNA] Từ thông xuyên qua cuộn sơ cấp của một máy biến áp lý tưởng có biểu thức
Φ = Φ 0 cos ( ωt ) . Suất điện động xoay chiều giữa hai đầu cuộn thứ cấp của máy biến thiên điều hòa
với tần số góc là
A. 2ω . C. 0, 5ω .
B. ω . D. 4ω .
Hướng dẫn
Máy biến áp lí tưởng chỉ có chức năng thay đổi điện áp (hay dòng điện trong mạch) và không có
nhiệm vụ thay đổi tần số dòng điện.
Câu 31: [VNA] Cho dòng điện xoay chiều i chạy qua một điện trở R thì điện áp giữa hai đầu điện
trở là
i R
A. uR = iR . B. u R = . C. u R = . D. uR = i 2R .
R i
Câu 32: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp
thì tổng trở của mạch là Z . Khi thay đổi giá trị của f , đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Dung kháng ZC . B. Điện trở R . C. Tổng trở Z . D. Cảm kháng ZL .
Câu 33: [VNA] Dòng điện xoay chiều i = 4 cos (100πt + 3π / 4 ) (A) có pha ban đầu là
A. 4 rad. B. 100π rad. C. 2 rad. D. 3π / 4 rad.
Câu 34: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u vào hai đầu đoạn mạch R , L , C mắc nối tiếp thì điện áp
tức thời ở hai đầu mỗi phần tử tương ứng là uR , uL , uC . Hệ thức nào sau đây là đúng?

B. u = uR2 + ( uL − uC ) .
2
A. u = uR + uL − uC .

D. u = u R + u L + u C .
2 2 2
C. u = uR + uL + uC .
Câu 35: [VNA] Hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều bằng 0 ( cosφ = 0 ) trong trường hợp nào
sau đây?
A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. B. đoạn mạch có điện trở bằng 0.
C. đoạn mạch không có tụ điện. D. đoạn mạch không có cuộn cảm.
Hướng dẫn
Hệ số công suất cosφ = 0 khi u . và i vuông pha với nhau. Khi đó trong mạch xảy ra 3 TH:
− Chỉ có cuộn cảm thuần L.
− Chỉ có tụ điện có điện dung C.
− Đoạn mạch chỉ chứa L và C.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 19


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 36: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử R , L , C mắc nối
tiếp thì trở kháng, dung kháng và cảm kháng của mạch tương ứng là R , ZC , ZL . Gọi φ là độ lệch
pha giữa điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch. Hệ thức nào sau đây là đúng?
Z − ZC Z − ZC Z − ZC Z − ZC
A. cosφ = L B. sinφ = L C. cotφ = L D. tanφ = L
R R R R
Câu 37: [VNA] Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp hiệu
dụng U1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp là U2 . Nếu máy biến áp này là tăng áp thì
U1 U1 U1 U1
A. 1 B. =1 C. =2 D. 1
U2 U2 U2 U2
Hướng dẫn
Máy tăng áp có N1  N2 nên U1 / U2  1.
Câu 38: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều có tần số f vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện có điện
dung C thì dung kháng của tụ điện là
1 1
A. Z C = . B. ZC = 2πfC . C. ZC = fC . D. Z C = .
fC 2πfC
Câu 39: [VNA] Cường độ dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ qua cuộn
thuần cảm giống nhau ở điểm nào sau đây?
π
A. Đều biến thiên trễ pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
2
B. Đều có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Đều có giá trị hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.
D. Đều có giá trị hiệu dụng giảm khi tần số dòng điện tăng.
2πt
Câu 40: [VNA] Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có cường độ i = 4cos (A) (T >
T
0). Đại lượng T được gọi là
A. tần số góc của dòng điện. B. chu kì của dòng điện.
C. tần số của dòng điện. D. pha ban đầu của dòng điện.
Câu 41: [VNA] Trong đoạn mạch xoay chiều tần số 50 Hz chỉ có điện trở thuần,
A. pha của cường độ dòng điện bằng không.
B. cường độ dòng điện trong mỗi giây có 200 lần đạt độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại.
C. cường độ dòng điện tức tời không tỉ lệ với điện áp tức thời.
D. cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị bằng một nửa dòng điện cực đại.
Hướng dẫn
Ta có trong 1 chu kì có 4 lần mà i = 0,5I0 . Như vậy, với dòng điện có tần số 50 Hz thì trong mỗi
giây có 50.4 = 200 lần cường độ dòng điện đạt độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại.
Câu 42: [VNA] Gọi cosφ là hệ số công suất của một đoạn mạch xoay chiều. Kết luận nào sau đây
là đúng?
A. 0  cosφ  1 . B. 0  cosφ  1 . C. −1  cosφ  1 . D. −1  cosφ  1 .
Câu 43: [VNA] Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí, ta có thể
A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản của tụ điện.
B. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản của tụ điện.
C. đưa bản điện môi vào trong lòng của tụ điện.
D. tăng khoảng cách giữa hai bản của tụ điện.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 20


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Vì điện dung C = S / 4kπd , dung kháng của tụ điện ZC = 1 / ( ωC ) sẽ tăng nếu C giảm, do vậy phải
tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.
Câu 44: [VNA] Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp,
biết cảm kháng đang lớn hơn dung kháng. Nếu tăng nhẹ tần số dòng điện thì độ lệch pha giữa
cường độ dòng điện và điện áp sẽ
A. tăng lên. B. giảm xuống. C. tăng rồi giảm. D. không đổi.
Hướng dẫn
− Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp và ZL > ZC thì u luôn
sớm pha hơn i góc π/2.
− Nếu tăng nhẹ tần số dòng điện thì ZL vẫn luôn lớn hơn ZC, do đó độ lệch pha giữa cường độ dòng
điện và điện áp là π/2.
π
Câu 45: [VNA] Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp sớm pha so với cường độ
4
dòng điện. Phát biểu nào sau đây là đúng đối với đoạn mạch này?
A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
B. Tổng trở của đoạn mạch bằng hai lần điện trở thuần của mạch.
π
C. Điện áp giữa hai đầu điện trở thuần sớm pha so với điện áp giữa hai bản của tụ điện.
4
D. Điện trở thuần của đoạn mạch bằng hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng.
Câu 46: [VNA] Đặt điện áp xoay chiều u = U 2 cos ( ωt ) vào hai đầu đoạn mạch chứa cuộn dây
thuần cảm có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
U 2 U
A. . B. UωL . C. U 2ωL . D. .
ωL ωL
Câu 47: [VNA] Cho dòng điện xoay chiều i = I0 cos ( ωt ) vào hai đầu đoạn mạch chứa RLC mắc nối
tiếp thì điện áp giữa hai đầu tụ điện có biểu thức uC = U0C cos ( ωt + φ ) . Giá trị của φ là
π π
A. . B. 0 . C. π . D. − .
2 2
Hướng dẫn
Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha hơn dòng điện góc 0, 5π .
Câu 48: [VNA] Trước khi truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt trên
dây, người ta dùng máy biến áp. Nếu gọi N1 và N2 lần lượt là số vòng dây ở cuộn sơ cấp và cuộn
thứ cấp của máy biến áp đó thì hệ thức nào sau đây là đúng?
A. N1  N2 . B. N1 = N2 . C. N1  N2 . D. N1N2  1 .
Hướng dẫn
Để truyền tải điện năng đi xa, tại các đầu đường dây, người ta phải sử dụng máy tăng áp. Máy tăng
áp có N1  N2 .
Câu 49: [VNA] Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều đúng với
trường hợp nào nêu dưới đây?
A. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng lớn.
B. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng nhỏ.
C. Cuộn cảm có độ tự cảm càng nhỏ thì tác dụng cản trở càng lớn.
D. Tác dụng cản trở dòng điện không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 21


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Ta có ZL = 2πL . Như vậy với dòng điện có f càng lớn thì ZL càng lớn nên khả năng cản trở dòng
điện cũng càng lớn.
Câu 50: [VNA] Một bạn học sinh sử dụng Vôn kế nhiệt để đo điện áp xoay chiều của một chiếc
nguồn và số chỉ của Vôn kế khi đó là 15 V. Giá trị hiệu dụng của nguồn điện đó là
A. 7,5 2 V. C. 15,0 V.
B. 7 ,5 V. D. 15 2 V.
Hướng dẫn
Số chỉ của Vôn kế nhiệt (ampe kế nhiệt) cho biết giá trị hiệu dụng của đại lượng cần đo.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. C 2. B 3. B 4. A 5. B 6. C 7. D 8. A 9. D 10. D
11. D 12. A 13. C 14. A 15. B 16. A 17. B 18. A 19. C 20. A
21. D 22. A 23. A 24. D 25. A 26. B 27. C 28. D 29. C 30. B
31. A 32. B 33. D 34. C 35. B 36. D 37. A 38. A 39. B 40. B
41. B 42. B 43. D 44. D 45. D 46. D 47. D 48. C 49. A 50. C

DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ

Câu 1: [VNA] Tần số dao động riêng của mạch dao động điện lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm L
và tụ điện C là
LC 1 2π
A. B. C. 2π LC D.
2π 2π LC LC
Câu 2: [VNA] Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.
B. Vectơ cường độ điện trường E cùng phương với vectơ cảm ứng từ B .
C. Sóng điện từ lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và cả trong chân không
D. Sóng điện từ là sóng ngang và mang theo năng lượng.
Hướng dẫn
Sóng điện từ có các đặc điểm sau:
− Là sóng ngang, mang năng lượng và có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng khí và chân
không.
− Thành phần điện trường và cảm ứng từ có phương vuông góc với nhau và biến thiên đồng pha
theo thời gian.
Câu 3: [VNA] Theo thứ tự giảm dần về tần số của các sóng vô tuyến. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. Sóng dài, sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung.
B. Sóng ngắn, sóng cực ngắn, sóng trung, sóng dài.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
Câu 4: [VNA] Biết tốc độ của ánh sáng trong chân không là c . Một sóng điện từ truyền trong chân
không với tần số f thì có bước sóng bằng
f 1 c
A. λ = B. λ = cf C. λ = D. λ =
c cf f

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 22


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 5: [VNA] Một sóng điện từ lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và
thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong mội trường
A. chân không. B. thủy tinh. C. thạch anh. D. nước.
Hướng dẫn
Sóng điện từ có tốc độ lớn nhất khi truyền trong chân không và bằng tốc độ ánh sáng.
Câu 6: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm các bộ phận: micrô (1);
mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); … (4); anten phát (5). Bộ phận (4) là
A. mạch tách sóng. B. anten thu. C. mạch chọn sóng. D. mạch khuếch đại.
Câu 7: [VNA] Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện tự do với các biểu thức
điện tích trên một bản tụ và dòng điện trong mạch lần lượt là q = q 0 cos ( ωt ) và i = I 0 cos ( ωt + φ ) (
q 0 , I 0 và ω là các hằng số dương). Giá trị của φ là
π π π π
A. B .− C. D.−
2 2 4 4
Hướng dẫn
Trong mạch dao động LC lí tưởng thì dòng điện i sớm pha hơn điện tích q một góc 0, 5π .
Câu 8: [VNA] Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ với chu kì T = 1,2π.10−4
s. Biết điện dung của tụ điện là C = 4μ
  F . Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 0, 4 mH. B. 9,0 mH. C. 4,0 mH. D. 0,9 mH.
Hướng dẫn
Ta có T = 2π LC  L = 0,9 mH.
Câu 9: [VNA] Chu kì dao động của mạch LC lí tưởng được tính bằng công thức
A. T = 2π LC . B. T = 3π LC . C. T = π LC . D. T = 4π LC .
Câu 10: [VNA] Chu kì dao động của mạch LC lí tưởng được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. T = π LC . B. T = 2π LC . C. T = 3π LC . D. T = 4π LC .
Câu 11: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC lí tưởng?
A. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực đại.
B. Năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với cùng tần số.
D. Năng lượng toàn phần của mạch dao động luôn được bảo toàn.
Hướng dẫn
Tổng năng lượng điện trường và năng lượng điện trường gọi là năng lượng điện từ và luôn được
bảo toàn. Khi năng lượng điện trường cực đại thì năng lượng từ trường cực tiểu (bằng 0).
Câu 12: [VNA] Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường.
B. điện áp và cường độ dòng điện.
C. điện tích và cường độ dòng điện.
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.
Câu 13: [VNA] Chọn phát biểu sai. Xung quanh một điện tích dao động
A. có điện trường. B. có điện từ trường. C. có từ trường. D. không có gì cả.
Câu 14: [VNA] Sóng điện từ được các đài truyền hình phát có công suất lớn, có thể truyền đến mọi
nơi trên mặt đất nhờ tiếp vận là
A. sóng trung. B. sóng dài. C. sóng cực ngắn. D. sóng ngắn.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 23


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Sóng điện từ phát trên truyền hình, hay lan truyền giữa các trạm vũ trụ thường là sóng cực ngắn.
Câu 15: [VNA] Sóng cực ngắn vô tuyến có tần số vào cỡ
A. 0, 3 MHz. B. 3,0 MHz. C. 300 MHz. D. 30 MHz.
Câu 16: [VNA] Chọn phát biểu đúng. Trong máy bắn tốc độ xe
A. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.
B. chỉ có máy thu sóng vô tuyến.
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
Hướng dẫn
Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường có cả máy phát và máy thu vô tuyến. Chú ý rằng, máy
này hoạt động dựa trên hiệu ứng Đôp-le nên nó vừa phát ra sóng điện từ vừa phải thu sóng điện
từ phản xạ trở lại.
Câu 17: [VNA] Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin?
A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn. B. Điều khiển ti vi từ xa.
C. Điều khiển máy bay mô hình đồ chơi. D. Xem truyền hình cáp.
Hướng dẫn
Điều khiển tivi từ xa hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện và sự bức xạ sóng điện từ (tia hồng
ngoại).
Câu 18: [VNA] Nguyên tắc của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng.
A. giao thoa sóng. B. sóng dừng. C. cộng hưởng điện. D. cảm ứng điện từ.
Câu 19: [VNA] Một mạch dao động LC lí tưởng có điện tích cực đại trên một bản của tụ điện là
q = q 0 cos ( ωt ) . Dòng điện cực đại trong mạch là
A. q 0 ω 2 . B. q0ω . C. q 02 ω 2 . D. q02ω .
Câu 20: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch phát sóng. B. Mạch biến điệu. C. Mạch tách sóng. D. Mạch khuếch đại.
Hướng dẫn
− Cấu tạo máy phát thanh: Micro, mạch phát sóng, mạch biến điệu, mạch khuếch đại, anten phát.
− Cấu tạo máy thu thanh: anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng, mạch khuếch đại, loa.
Câu 21: [VNA] Thiết bị nào sau đây không có mặt máy phát thanh, phát hình bằng vô tuyến điện?
A. Máy biến áp. B. Mạch tách sóng. C. Mạch dao động. D. Mạch trộn sóng.
Câu 22: [VNA] Chọn phát biểu sai về mạch dao động kín?
A. Mạch dao động chỉ gồm cuộn thuần cảm và tụ điện lí tưởng.
B. Mạch dao động có thể là mạch R, L, C ghép nối tiếp hay song song.
C. Anten cũng là một phần tử của mạch dao động.
D. Các chấn tử của anten dóng vai trò giống như cực của một tụ điện.
Hướng dẫn
Mạch dao động kín không chứa các phần tử R, L, C ghép nối tiếp hay song song.
Câu 23: [VNA] Một sóng điện từ truyền trong chân không có tần số f . Biết thành phần điện trường
của sóng biến thiên tuần hoàn với chu kì T = 0, 5μ
  s . Giá trị của f là
A. 2, 5 MHz. B. 5,0 MHz. C. 4,0 MHz. D. 2,0 MHz.
Hướng dẫn
Ta có f = 1/ T = 2.106 Hz = 2,0 MHz.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 24


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 24: [VNA] Biết điện tích trên một bản của tụ điện là trong mạch dao động LC lí tưởng là
 π
q = q 0 cos  ωt +  . Dòng điện qua cuộn cảm trong mạch có pha ban đầu là
 4
π π 3π 3π
A. − B. . C. . D. − .
4 4 4 4
Hướng dẫn
π π 3π
Ta có i sớm pha hơn q một góc nên φ i = φ q + = .
2 2 4
Câu 25: [VNA] Mạch dao động điện từ lí tưởng có cấu tạo gồm
A. nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.
B. nguồn điện một chiều và cuộn thuần cảm mắc thành mạch kín.
C. nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.
D. tụ điện và cuộn thuần cảm mắc thành mạch kín.
Câu 26: [VNA] Mạch dao động điện từ lý tưởng LC có chu kì
A. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C. B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. không phụ thuộc vào cả L và C. D. phụ thuộc vào cả L và C.
Hướng dẫn
Chu kì của mạch dao động LC là T = 2π LC nên phụ thuộc vào cả L và C.
Câu 27: [VNA] Sóng điện từ
A. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
B. là sóng dọc và truyền được trong chân không.
C. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.
D. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
Câu 28: [VNA] Trong sơ đồ khối của máy phát thanh và máy thu thanh vô tuyến đơn giản đều có
bộ phận nào dưới đây?
A. Micrô. B. Mạch biến điệu. C. Mạch khuếch đại. D. Loa.
Hướng dẫn
− Cấu tạo máy phát thanh: Micro, mạch phát sóng, mạch biến điệu, mạch khuếch đại, anten phát.
− Cấu tạo máy thu thanh: anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng, mạch khuếch đại, loa.
Câu 29: [VNA] Trong máy thu thanh vô tuyến đơn giản, bộ phận dùng để biến đổi trực tiếp dao
động điện thành dao động âm có cùng tần số là
A. Micrô. B. Mạch tách sóng. C. Loa. D. Anten.
Câu 30: [VNA] Một mạch dao động điện từ lí tưởng LC có đang hoạt động ổn định với chu kì T.
Nếu tăng điện dung của tụ điện lên thì chu kì dao động của mạch là T' . So sánh nào sau đây là
đúng?
A. T = T' . B. T = 2T' . C. T  T' . D. T  T' .
Hướng dẫn
Chu kì của mạch dao động LC là T = 2π LC nên khi tăng điện dung C thì T tăng.
Câu 31: [VNA] Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten
thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten đưa
trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng dài. D. sóng trung.
Hướng dẫn
Trong truyền hình bằng sóng vô tuyến qua vệ tinh người ta dừng sóng cực ngắn.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 25


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 32: [VNA] Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào nước thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm. B. của cả hai sóng đều không đổi.
C. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm. D. của sóng âm tăng, của sóng điện từ giảm.
Hướng dẫn
Sóng điện từ và sóng âm khi truyền đi tần số không thay đổi, bước sóng thay đổi khi tốc độ thay
đổi.
Câu 33: [VNA] Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch khuếch đại có tác dụng
A. tăng bước sóng của tín hiệu. B. tăng chu kì của tín hiệu.
C. tăng tần số của tín hiệu. D. tăng cường độ của tín hiệu.
Câu 34: [VNA] Sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng từ 10 m đến 100 m thuộc vùng
A. Sóng ngắn B. Sóng dài C. Sóng cực ngắn D. Sóng trung.
Hướng dẫn
Bước sóng của các loại sóng vô tuyến:
− Sóng dài: từ 1 km đến 10 km.
− Sóng trung: từ 100 m đến 1 km.
− Sóng ngắn: từ 10 m đến 100 m.
− Sóng cực ngắn: từ 1 m đến 10 m.
Câu 35: [VNA] Đâu là một bộ phận trong sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản?
A. Micrô B. Mạch tách sóng C. Mạch biến điệu D. Aten phát.
Hướng dẫn
− Cấu tạo máy phát thanh: Micro, mạch phát sóng, mạch biến điệu, mạch khuếch đại, anten phát.
− Cấu tạo máy thu thanh: anten thu, mạch chọn sóng, mạch tách sóng, mạch khuếch đại, loa.
Câu 36: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha với nhau.
Hướng dẫn
Sóng điện từ có các đặc điểm sau:
− Là sóng ngang, mang năng lượng và có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng khí và chân
không.
− Thành phần điện trường và cảm ứng từ có phương vuông góc với nhau và biến thiên đồng pha
theo thời gian.
Câu 37: [VNA] Trong điện từ trường, vec tơ cường độ điện trường và vec tơ cảm ứng từ luôn
A. có phương vuông góc với nhau. B. cùng phương, ngược chiều.
B. cùng phương, cùng chiều. D. có phương lệch nhau một góc 45 o .
Hướng dẫn
Sóng điện từ có các đặc điểm sau:
− Là sóng ngang, mang năng lượng và có thể truyền được trong môi trường rắn, lỏng khí và chân
không.
− Thành phần điện trường và cảm ứng từ có phương vuông góc với nhau và biến thiên đồng pha
theo thời gian.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 26


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 38: [VNA] Tìm phát biểu sai về điện từ trường.


A. Một từ trường biến thiên theo thời gian một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường
cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ
trường biến thiên.
Hướng dẫn
Điện trường không đổi theo thời gian có các đường sức là những đường cong không khép kín, đi
ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 39: [VNA] Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tầng điện li?
A. Sóng trung. B. Sóng dài. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn.
Hướng dẫn
Sóng cực ngắn có năng lượng lớn nên không bị phản xạ ở tần điện li.
Câu 40: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
B. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong
chân không.
C. Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
D. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới
dạng sóng.
Hướng dẫn
− Điện tích dao động có thể bức xạ sóng điện từ.
− Tốc độ sóng điện từ trong chân không bằng với tốc độ ánh sáng trong chân không và bằng 3.10 8
m/s.
− Tần số của sóng điện từ bằng với tần số của điện tích dao động.
Câu 41: [VNA] Nguyên tắc phát sóng điện từ là
A. dùng mạch dao động LC dao động điều hòa.
B. đặt nguồn xoay chiều vào hai đầu mạch LC.
C. kết hợp mạch chọn sóng LC với anten.
D. Kết hợp máy phát dao động điện từ với anten.
Câu 42: [VNA] Kí hiệu các loại sóng điện từ như sau: (1) sóng dài; (2) sóng trung; (3) sóng ngắn; (4)
sóng cực ngắn. Những sóng điện từ nào kể trên đều bị tầng điện li phản xạ ở các mức độ khác nhau?
A. Chỉ (1). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1), (2) và (3).
Hướng dẫn
Chỉ có sóng cực ngắn là không bị tần điện li hấp thụ. Các loại sóng vô tuyến còn lại đều bị tầng điện
li hấp thụ tùy thuộc vào năng lượng của chúng.
Câu 43: [VNA] Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ
có bước sóng vào khoảng
A. 1 km đến 3 km. B. vài trăm mét. C. 50 m trở lên. D. dưới 10 m.
Hướng dẫn
Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta dùng sóng cực ngắn có bước sóng từ 1 m đến
10 m.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 27


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 44: [VNA] Hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa vào hiện tượng
A. truyền sóng điện từ. B. hấp thụ sóng điện từ.
C. cộng hưởng điện từ. D. giao thoa sóng điện từ.
Câu 45: [VNA] Trong y học, người ta sử dụng sóng vô tuyến RFA để điều trị bệnh. Nếu sóng sử
dụng có bước sóng khoảng 3 m thì nó thuộc loại nào của sóng vô tuyến?
A. Sóng cực ngắn. B. Sóng dài. C. Sóng ngắn. D. Sóng trung.
Hướng dẫn
Sóng cực ngắn có bước sóng từ 1 m đến 10 m.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. B 2. B 3. C 4. D 5. A 6. D 7. A 8. D 9. A 10. B
11. A 12. D 13. D 14. C 15. C 16. C 17. B 18. C 19. B 20. C
21. A 22. B 23. D 24. C 25. D 26. D 27. D 28. C 29. C 30. D
31. B 32. B 33. D 34. A 35. B 36. B 37. A 38. C 39. D 40. A
41. D 42. D 43. D 44. C 45. A

SÓNG ÁNH SÁNG

Câu 1: [VNA] Trong chân không, bước sóng của ánh sáng màu vàng có thể là
A. 580 nm. B. 580 μ m. C. 580 cm. D. 580 mm.
Hướng dẫn
Bước sóng của ánh sáng khả kiến trong chân không có giá trị trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.
Câu 2: [VNA] Đâu không phải là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?
A. Hệ tán sắc B. Buồng tối C. Mạch chọn sóng D. Ống chuẩn trực
Hướng dẫn
Máy quang phổ lăng kính gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.
Câu 3: [VNA] Loại tia nào sau đây có tác dụng sinh học như hủy diệt tế bào da, tế bào võng mạc,
diệt khuẩn, nấm mốc…?
A. Tia tử ngoại B. Tia X C. Tia hồng ngoại D. Tia gamma
Câu 4: [VNA] Chọn phát biểu đúng khi nói về máy quang phổ lăng kính?
A. Được cấu tạo từ ba bộ phận chính là: Ống chuẩn trực, hệ tán sắc và cảm biến quang học
B. Ống chuẩn trực gồm một hay nhiều thấu kính phân kì ghép với nhau
C. Hệ tán sắc có cấu tạo gồm một lăng kính và một thấu kính hội tụ đặt sát nhau
D. Buồng tối là một cái hộp kín ánh sáng có một đầu là thấu kính hội tụ, đầu kia là tấm phim đặt
ở mặt phẳng tiêu của thấu kính hội tụ đó
Hướng dẫn
− Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các thành phần
đơn sắc khác nhau
− Theo cách đơn giản nhất, một máy quang phổ lăng kính gồm có ba bộ phận chính
+ Ống chuẩn trực có tác dụng biến chùm ánh sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song nhờ một
thấu kính hội tụ.
+ Hệ tán sắc gồm một hoặc hai lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn
trực.
+ Ống ngắm hoặc buồng tối (buồng ảnh) là nơi ta đặt mắt vào để quan sát quang phổ của nguồn sáng
cần nghiên cứu hoặc để thu ánh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 28


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 5: [VNA] Trong công nghiệp cơ khí, loại tia nào sau đây được sử dụng để tìm vết nứt trên bề
mặt các vật bằng kim loại?
A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại C. Tia X D. Tia gamma
Câu 6: [VNA] Hệ tán sắc trong máy quang phổ lăng kính có thể là
A. Một thấu kính phân kì B. Hai thấu kính hội tụ
C. Hai lăng kính D. Một bản mặt song song
Hướng dẫn
Hệ tán sắc trong máy quang phổ lăng kính có thể có một, hai hay ba lăng kính.
Câu 7: [VNA] Loại tia nào sau đây có khả năng kích thích nhiều phản ứng hóa học như: phản ứng
biến đổi oxi O2 thành ôzôn O3 , phản ứng tổng hợp vitamin D, …?
A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại C. Tia gamma D. Tia X
Câu 8: [VNA] Trong bối cảnh dịch Covid 19, khi đến những nơi như trường học, ngân hàng, siêu
thị hay bệnh viện, … Người ta sử dụng nhiệt kế điện tử để đo thân nhiệt, bằng cách đưa máy đến
gần cơ thể người. Sau đó máy sẽ hiển thị nhiệt độ trên màn hình. Loại nhiệt kế này chứng minh
được con người có khả năng phát ra
A. Tia hồng ngoại B. Tia gamma C. Tia tử ngoại D. Tia X
Hướng dẫn
Con người có khả năng phát ra tia hồng ngoại và được đo bằng nhiệt kế điện tử hồng ngoại.
Câu 9: [VNA] Trong máy quang phổ lăng kính, thiết bị quang học của ống chuẩn trực có thể là
A. Một thấu kính hội tụ B. Một lăng kính
C. Một bản mặt song song D. Một thấu kính phân kì
Hướng dẫn
Ống chuẩn trực có tác dụng biến chùm ánh sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song nhờ một
thấu kính hội tụ.
Câu 10: [VNA] Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc đo
bước sóng ánh sáng?
A. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn B. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng
C. Thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng D. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc
Hướng dẫn
Thí nghiệm giao thoa Y-âng được ứng dụng để đo bước sóng của ánh sáng.
Câu 11: [VNA] Loại tia nào sau đây có bước sóng lớn hơn 530 nm
A. Tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại C. Tia X D. Tia gamma
Hướng dẫn
Tia hồng ngoại có bước sóng từ 0,75 μm đến 1000 μm .
Câu 12: [VNA] Hãy chọn phát biểu đúng khi nói về tia tử ngoại
A. Không làm đen kính ảnh B. Bị lệch trong điện trường và từ trường
C. Kích thích sự phát quang của nhiều chất D. Truyền qua được giấy, vải, gỗ
Hướng dẫn
Tia tử ngoại có đặc điểm là kích thích sự phát quang của nhiều chất.
Câu 13: [VNA] Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin?
A. Nói chuyện bằng điện thoại bàn B. Xem băng video
C. Điều khiển tivi từ xa D. Xem truyền hình cáp
Câu 14: [VNA] Trong y học, người ta sử dụng bức xạ điện từ nào được sử dụng để chửa bệnh còi
xương?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia X. C. Tia gamma. D. Tia tử ngoại.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 29


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Công dụng của tia tử ngoại:
− Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh
như bệnh còi xương.
− Trong công nghiệp thực phẩm, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi
đóng gói.
− Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim
loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt vật cho ngấm vào kẽ nứt rồi chiếu tia tử ngoại
vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.
Câu 15: [VNA] Quang phổ gồm một dải màu từ đỏ đến tím là
A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vạch phát xạ.
C. quang phổ vạch hấp thụ. D. quang phổ đám hấp thụ.
Câu 16: [VNA] Trong các tia: tử ngoại, Rơn-ghen, gamma, α . Tia nào có bản chất khác với các tia
còn lại?
A. tia tử ngoại. B. tia α . C. tia gamma. D. tia Rơn-ghen.
Hướng dẫn
Tia α khác với các tia còn lại vì nó không thuộc bức xạ điện từ. Tia α là chùm hạt 42 He .
Câu 17: [VNA] Bước sóng của ánh sáng màu đỏ có thể là
A. 740 nm. B. 740 mm. C. 740 cm. D. 740μ
  m.
Hướng dẫn
Bước sóng của ánh sáng khả kiến trong chân không có giá trị trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.
Câu 18: [VNA] Đâu không phải là ứng dụng của tia laze?
A. Dùng làm dao mỗ trong phẫu thuật mắt, mạch máu.
B. Dùng để cắt khoan những chi tiết nhỏ trên kim loại.
C. Dùng trong việc điều khiển các con tàu vũ trụ.
D. Dùng trong y học giúp chữa bệnh còi xương.
Hướng dẫn
Ứng dụng của laze:
+ Trong y học: lợi dụng khả năng tập trung năng lượng của chùm tia laze vào một vùng rất nhỏ,
người ta dùng tia laze như một con dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu...Ngoài
ra người ta sử dụng tác dụng nhiệt của tia laze chữa một số bệnh ngoài da.
+ Trong công nghiệp: dùng trong các việc như khoan, cắt, tôi chính xác trên nhiều chất liệu như
kim loại, compozit,…mà không thể thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
+ Trong trắc địa: lợi dụng tính định hướng cao để đo khoảng cách, ngắm đường thẳng.
+ Trong thông tin liên lạc: do có tính định hướng và tần số rất cao nên tia laze có ưu thế đặc biệt
trong liên lạc vô tuyến (định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển tàu vụ trụ). Tia laze có tính kết hợp và
cường độ cao nên được sử dụng rất tốt trong việc truyền tin bằng cáp quang.
+ Dùng trong các đầu lọc đĩa CD, bút chỉ bảng
Câu 19: [VNA] Loại bức xạ điện từ nào có khả năng đâm xuyên mạnh, chỉ yếu hơn khả năng đâm
xuyên của tia gamma?
A. Tia tử ngoại. B. Ánh sáng màu đỏ. C. Tia hồng ngoại. D. Ánh sáng màu tím.
Câu 20: [VNA] Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng
A. có tính chất hạt. B. là sóng siêu âm. C. là sóng dọc. D. có tính chất sóng.
Hướng dẫn
Các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 30


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là để xác định
A. hình dạng và cấu tạo của vật sáng.
B. nhiệt độ của các vật phát ra quang phổ liên tục.
C. thành phần cấu tạo hóa học của một vật nào đó.
D. nhiệt độ và thành phần cáu tạo hóa học của một vật nào đó.
Hướng dẫn
Ứng dụng của việc khảo sát quang phổ liên tục là xác định nhiệt độ của các vật phát ra quang phổ
liên tục.
Câu 22: [VNA] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng bức xạ đơn
sắc sao cho khoảng vân trên màn là i. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp là
A. 0,5i . B. 1,0i . C. 1, 5i . D. 2,0i .
Hướng dẫn
− Khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp là i
− Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp là 0,5i .
Câu 23: [VNA] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam
bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và giữ nguyên các điều kiện khác trên màn quan sát:
A. khoảng vân tăng lên. B. Vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. Khoảng vân giảm xuống. D. Khoảng vân không thay đổi.
Hướng dẫn
− Vì bước sóng của ánh sáng vàng dài hơn bước sóng của ánh sáng lam. Mà khoảng vân có công
thức tính: i = λD / a nên khoảng vân i tỉ lệ thuận với bước sóng. Vì vậy thay ánh sáng lam bằng ánh
sáng vàng thì khoảng vân tăng lên.
Câu 24: [VNA] Thiết bị điều khiển từ xa được chế tạo dựa trên tính chất và công dụng của loại tia
nào dưới đây?
A. Tia gamma. B. Tia tử ngoại. C. Tia tử ngoại. D. Tia hồng ngoại.
Câu 25: [VNA] Đâu là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?
A. Hệ tán sắc. B. Mạch chọn sóng. C. Mạch tách sóng. D. Mạch biến điệu.
Câu 26: [VNA] Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của nước có giá trị nhỏ nhất đối với ánh
sáng đơn sắc
A. màu lục. B. màu đỏ. C. màu tím. D. màu cam.
Hướng dẫn
Chiết suất của nước có giá trị nhỏ nhất đối với màu đỏ và lớn nhất đối với màu tím.
Câu 27: [VNA] Các hiện tượng tự nhiên như móng, chuồn, cầu vồng sau cơn mưa được tạo ra do
hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. khúc xạ ánh sáng. D. nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 28: [VNA] Khi một chùm sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách
thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. tán sắc ánh sáng B. giao thoa ánh sáng C. nhiễu xạ ánh sáng D. phản xạ ánh sáng
Hướng dẫn
Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng chùm sáng bị phân tách chùm sáng trắng thành nhiều
chùm sáng đơn sắc khác nhau.
Câu 29: [VNA] Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn
sắc trong máy quang phổ là gì?
A. Ống chuẩn trực B. Lăng kính C. Buống tối D. Tấm kính ảnh

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 31


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Hệ tán sắc gồm một hoặc hai lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn
trực.
Câu 30: [VNA] Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe I-âng. Hai khe được chiếu lần lượt bằng
các bức xạ đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 = 630 nm , λ 2 = 350 nm , λ 3 = 720 nm , λ 4 = 480 nm ,
λ 5 = 820 nm . Trên màn, số lần quan sát thấy các vân giao thoa là
A. 3 C. 1 B. 2 D. 4
Hướng dẫn
Bước sóng của ánh sáng khả kiến trong chân không có giá trị trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm
nên khi cho giao thoa với từng bức xạ thì chỉ quan sát thấy các vân giao thoa của bức xạ λ 1 , λ 3 và
λ4 .
Câu 31: [VNA] Cho bốn ánh sáng đơn sắc: cam, tím, vàng, lục. Theo thứ tự tăng dần về tần số, sắp
xếp nào sau đây là đúng?
A. Cam, vàng, lục, tím B. Tím, lục, cam, vàng
C. Tím, lục, vàng, cam D. Cam, tím, vàng, lục
Hướng dẫn
Tần số của ánh sáng tím lớn nhất và nhỏ nhất của ánh sáng đỏ. Theo thứ tự tăng dần về tần số: đỏ,
cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 32: [VNA] Ở ngoài quang phổ ánh sáng nhìn thấy được, ở cả hai đầu đỏ và tím, còn có những
bức xạ mà mắt không trông thấy, nhưng nhờ mối hàn của cặp nhiệt điện và bột huỳnh quang và ta
phát hiện được. Các bức xạ đó có thể là
A. Tia tử ngoại và tia X. B. Tia hồng ngoại và tia gamma.
C. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại. D. Tia hồng ngoại và tia X.
Hướng dẫn
− Bức xạ gần màu đỏ mà mắt không quan sát được là bức xạ hồng ngoại.
− Bức xạ gần màu tím mà mắt không quan sát được là bức xạ tử ngoại.
Câu 33: [VNA] Chọn phát biểu sai khi nói về hiện tượng giao thoa.
A. Giao thoa là hiện tượng rất đặc trưng của mọi quá trình truyền sóng có bản chất khác nhau.
B. Có các sóng, ta có thể khéo léo tạo nên hiện tượng giao thoa.
C. Có hiện tượng giao thoa, ta có thể kết luận quá trình đó là sóng.
D. Giao thoa là sự cộng hưởng của dao động tổng hợp của hai sóng kết hợp.
Hướng dẫn
Giao thoa không phải là sự cộng hưởng của hai dao động tổng hợp của hai sóng vì ý nghĩa của sự
cộng hưởng là phải tạo ra dao động có biên độ cực đại. Trong khi hiện tượng giao thoa có thể tạo
ra các điểm không dao động (dao động với biên độ cực tiểu).
Câu 34: [VNA] Mỗi khi cho phóng hồ quang, người thợ hàn cần phải đeo “mặt nạ” để che mặt, mục
đích để ngăn không cho loại bức xạ nào đi vào mắt?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại. D. Tia ánh sáng đỏ.
Hướng dẫn
Hồ quang điện có thể phát ra tia tử ngoại nên để an toàn, người thợ hàn phải đeo mặt nạ để ngăn
các tia tử ngoại vào mắt.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 32


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Để đo bước sóng của một ánh sáng đơn sắc, người ta thường dùng thí nghiệm nào
sau đây?
A. Thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
B. Thí nghiệm về hiện tượng quang – phát quang.
C. Thí nghiệm giao thoa bằng khe Y-âng.
D. Thí nghiệm về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Hướng dẫn
Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng dùng để đo bước sóng của ánh sáng.
Câu 36: [VNA] Tìm phát biểu sai về kết quả thí nghiệm tán sắc của Niu-tơn đối với ánh sáng trắng
qua lăng kính.
A. Tia tím có phương truyền lệch nhiều nhất so với các tia khác.
B. Tia đỏ lệch phương truyền ít nhất so với các tia khác.
C. Chùm tia ló có màu biến thiên liên tục.
D. Tia tím bị lệch về phía đáy, tia đỏ bị lệch về phía ngược lại.
Hướng dẫn
Kết quả thí nghiệm tán sắc của Niu-tơn đối với ánh sáng trắng qua lăng kính cho thấy chùm tia ló
đều lệch về phía đáy lắng kính, tia đỏ lệch ít nhất, tia tím lệch nhiều nhất.
Câu 37: [VNA] Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi từ không khí vào bề mặt tấm thủy tinh theo
phương xiên góc, có thể xảy ra các hiện tượng
A. phản xạ, tán sắc. B. khúc xạ. phản xạ, truyền thẳng.
C. khúc xạ, tán sắc, phản xạ toàn phần. D. khúc xạ, tán sắc, phản xạ.
Hướng dẫn
Khi chiếu xiên góc ánh sáng trong 2 môi trường trong suốt khác nhau thì không xảy ra sự truyền
thẳng. Sự phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi
trường chiết quang kém.
Câu 38: [VNA] Hiện tượng tán sắc xảy ra là do
A. chiết suất của một môi trường đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.
B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu khác nhau.
C. chùm ánh sáng trắng gồm vô số các chùm ánh sáng có màu khác nhau.
D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn.
Câu 39: [VNA] Yếu tố nào sau đây của ánh sáng đơn sắc quyết định màu của nó?
A. Bước sóng trong môi trường. B. Tần số.
C. Tốc độ truyền sóng. D. Cường độ của chùm ánh sáng.
Hướng dẫn
Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số đặc trưng xác định. Khi một ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường
này sang môi trường khác (ví dụ truyền từ không khí vào nước) thì vận tốc truyền, phương truyền,
bước sóng có thể thay đổi nhưng tần số, chu kì, màu sắc, năng lượng photon thì không đổi.
Câu 40: [VNA] Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, nếu tăng
khoảng cách giữa hai khe thì hệ vân giao thoa trên màn có
A. khoảng vân tăng.
B. số vân tăng.
C. hệ vân chuyển động dãn ra hai phía so với vân sáng trung tâm.
D. số vân giảm.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 33


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Theo công thức tính khoảng vân i = λD / a . Nếu tăng khoảng cách giữa hai khe thì khoảng vân giảm
nên số vân tăng lên.
Câu 41: [VNA] Chiếu chùm sáng Mặt Trời tới khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính thì chùm
ánh sáng thu được khi ra khỏi hệ tán sắc là
A. chùm ánh sáng trắng song song.
B. nhiều chùm ánh sáng đơn sắc song song nhau truyền theo các phương khác nhau.
C. nhiều chùm ánh sáng đơn sắc song song nhau truyền theo cùng một phương.
D. gồm nhiều chùm ánh sáng đơn sắc hội tụ.
Hướng dẫn
Gồm 1 hoặc vài lăng kính P để phân tích chùm ánh sáng song song thành các chùm ánh sáng đơn
sắc song song.
Câu 42: [VNA] Có các nguồn phát sáng sau:
1. Bếp than đang cháy sáng.
2. Ống chứa khí Hiđrô loãng đang phóng điện.
3. Ngọn lửa đèn cồn có pha muối.
4. Hơi kim loại nóng sáng trong lò luyện kim.
5. Khối kim loại đang bị nung nón chảy trong lò luyện kim.
6. Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng.
Những nguồn nào sau đây cho quang phổ liên tục?
A. 1; 2 và 4. B. 1; 5 và 6. C. 4; 3 và 6. D. 3; 5 và 6.
Hướng dẫn
− Những nguồn sau đây cho quang phổ liên tục là các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí áp suất
cao (chất khí có tỉ khối lớn) được nung nóng đến phát sáng phát ra.
− Ví dụ: Bếp than đang cháy sáng.
Khối kim loại nóng chảy trong lò luyện kim.
Dây tóc của đèn điện đang nóng sáng
Câu 43: [VNA] Hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ chứng tỏ
A. trong cùng một điều kiện, vật chất đồng thời hấp thụ và bức xạ ánh sáng.
B. mọi vật đều hấp thụ và bức xạ cùng một loại ánh sáng như nhau.
C. các vạch tối xuất hiện trên quang phổ liên tục chứng tỏ ánh sáng là sóng.
D. nguyên tử phát xạ ánh sáng nào thì cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đó.
Hướng dẫn
Trong thí nghiệm tạo ra quang phổ vạch hấp thụ, nếu tắt nguồn sáng trắng thấy nền quang phổ liên
tục biến mất, đồng thời các vạch tối của quang phổ hấp thụ biến thành các vạch màu của quang phổ
vạch phát xạ của chính đám hơi đó. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đảo sắc của các vạch quang
phổ
⇒ ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sảng đơn sác nào thì nó
cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
Câu 44: [VNA] Tia hồng ngoại được ứng dụng
A. để tiệt trùng trong bảo quản thực phẩm.
B. trong công nghiệp để tìm khuyết tật của sản phẩm.
C. trong y tế để chụp điện.
D. trong điều khiển từ xa của tivi.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 34


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 45: [VNA] Tìm phát biểu sai về tia hồng ngoại.
A. Tia hồng ngoại do các vật nung nóng phát ra.
B. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại làm phát quang một số chất.
D. Tia hồng ngoại không có tác dụng ion hóa.
Hướng dẫn
Tia hồng ngoại có bước sóng lớn, năng lượng nhỏ nên không thể làm phát quang một số chất.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. C 3. A 4. D 5. B 6. C 7. B 8. A 9. A 10. C
11. B 12. C 13. C 14. D 15. A 16. B 17. 18. D 19. A 20. D
21. B 22. A 23. A 24. D 25. A 26. B 27. B 28. A 29. B 30. A
31. A 32. C 33. D 34. C 35. C 36. D 37. D 38. A 39. B 40. B
41. B 42. B 43. D 44. D 45. C

LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Câu 1: [VNA] Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ của ánh sáng trong chân không. Ứng với một
phôtôn có bước sóng λ thì nó mang lượng tử năng lượng là
hc hλ λ c
A. ε = . B. ε = . C. ε = . D. ε = .
λ c hc hλ
Câu 2: [VNA] Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên
A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. hiện tượng quang – phát quang. D. hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Câu 3: [VNA] Trong Pin Mặt Trời có sự chuyển hóa trực tiếp chủ yếu từ
A. quang năng thành nhiệt năng. B. quang năng thành hóa năng.
C. quang năng thành điện năng. D. quang năng thành cơ năng.
Câu 4: [VNA] Cho các chất gồm: Cu, Zn, Na và Si. Đâu là chất quang dẫn?
A. Na. B. Zn. C. Cu. D. Si.
Hướng dẫn
Chất quang dẫn được hiểu là chất dẫn điện kém (điện trở rất lớn, độ dẫn điện rất thấp) khi không
bị chiếu sáng và dẫn điện tốt (điện trở nhỏ, độ dẫn điện cao) khi được chiếu sáng thích hợp. Đây
thường là các chất bán dẫn. Một số chất điển hình là gecmani (Ge), silic (Si), CdS (cađimi sunfua)
Câu 5: [VNA] Dùng thuyết lượng tử ánh sáng có thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?
A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
C. hiện tượng tán sắc ánh sáng. D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Hướng dẫn
Dùng thuyết lượng tử ánh sáng có thể giải thích hiện tượng quang điện ngoài, hiện tượng quang
điện trong, hiện tượng quang – phát quang, …
Câu 6: [VNA] Gọi ε1 , ε2 , ε3 lần lượt là năng lượng của một phôton ứng với các bức xạ tương ứng
là tử ngoại, ánh sáng màu vàng, hồng ngoại. So sánh nào sau đây là đúng?
A. ε1  ε2  ε3 . B. ε2  ε1  ε3 . C. ε3  ε2  ε1 . D. ε3  ε1  ε2 .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 35


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Ta có ε = hc / λ . Ta có năng lượng tỉ lệ nghịch với bước sóng. Ta đã biết bước sóng tăng dần từ vùng
tử ngoại đến hồng ngoại nên ε3  ε2  ε1 .
Câu 7: [VNA] Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0, 3μ
  m vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện
λ 0 thì hiện tượng quang điện ngoài xảy ra. Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. λ0 = 0,35μ
  m. B. λ0 = 0,25μ
  m. C. λ0 = 0,20μ
  m. D. λ0 = 0,15μ
  m.
Hướng dẫn
Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện trong là λ  λ 0 (Bước sóng cần chiếu vào lớn hơn bước
sóng kích thích).

Câu 8: [VNA] Sự phát sáng nào sau đây gọi là hiện tượng quang – phát quang?
A. Sự phát sáng của đèn ống. B. Sự phát sáng của con đom đóm.
C. Sự phát sáng ở màn hình vô tuyến. D. Sự phát sáng của đèn LED.
Hướng dẫn
Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh
sáng có bước sóng khác. Và sự phát quang của đèn ống là một ví dụ.
Câu 9: [VNA] Trong thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện: Gắn một tấm kẽm tích điện âm vào
cần của một tĩnh điện kế, kim của tĩnh điện kế lệch đi một góc nào đó. Sau đó, chiếu một chùm sáng
do hồ quang điện phát ra vào tấm kẽm thì góc lệch của kim tĩnh điện kế sẽ
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không thay đổi. D. tăng rồi giảm.
Hướng dẫn
Khi chiếu chùm hồ quang vào tấm kim loại, sẽ xảy ra hiện tượng quang điện ngoài, làm cho các
electrong bật ra khỏi tấm kẽm. Khi đó điện tích sẽ giảm đi nên góc lệch kim tĩnh điện sẽ giảm.
Câu 10: [VNA] Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được cấu tạo từ các hạt gọi là
A. proton. B. notron. C. electron. D. photon.
Câu 11: [VNA] Hiện tượng ánh sáng thích hợp làm bậc electron ra khỏi bề mặt kim loại được gọi là
A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng quang – phát quang.
C. hiện tượng quang điện ngoài. D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 12: [VNA] Theo thuyết Bo về nguyên tử Hiđrô, gọi r0 là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng
của nguyên tử tăng dần theo bình phương các số nguyên liên tiếp. Biết bán kính quỹ đạo dừng K
là r0 . Bán kính quỹ đạo dừng M là
A. 2r0 . B. 4r0 C. 9r0 . D. 6r0 .
Hướng dẫn
Bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử tăng dần theo bình phương các số nguyên liên tiếp, cụ thể
Quỹ đạo K L M N O P
Bán kính r0 4r0 9r0 16r0 25r0 36r0
Câu 13: [VNA] Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có
bước sóng khác. Hiện tượng như vậy được gọi là
A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng quang – phát quang.
C. hiện tượng quang điện ngoài. D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Câu 14: [VNA] Xét các quỹ đạo dừng của nguyên tử Hiđrô là K, L, M, N. Theo thứ tự tăng dần về
bán kính quỹ đạo dừng, sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. K, L, M, N. B. L, K, M, N. C. M, N, L, K. D. N, M, L, K.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 36


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử tăng dần theo bình phương các số nguyên liên tiếp, cụ thể
Quỹ đạo K L M N O P
Bán kính r0 4r0 9r0 16r0 25r0 36r0
Câu 15: [VNA] Khi chiếu ánh sáng màu vàng vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang
phát ra có thể là ánh sáng
A. màu lục B. màu đỏ C. màu chàm D. màu tím
Hướng dẫn
Theo hiện tượng quang – phát quang, ánh sáng phát ra phải có bước sóng lớn hơn ánh sáng kích
thích. Giảm dần về giá trị bước sóng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Câu 16: [VNA] Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ . Gọi h là hằng sống Plăng,
c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
λc hc λh λ
A .ε = B. ε = C. ε = D. ε =
h λ c hc
Câu 17: [VNA] Vào năm 1887, Héc đã thực hiện thí nghiệm: “Thoạt tiên, gắn một tấm kẽm tích điện
âm vào cần của một tĩnh điện kế, kim của tĩnh điện kế lệch đi một góc nào đó. Sau đó, chiếu một
chùm sáng do hồ quang phát ra vào tấm kẽm thì góc lệch kim tĩnh điện kế giảm đi”. Đây là thí
nghiệm của Héc về hiện tượng
A. quang điện ngoài B. giao thoa ánh sáng C. tán sắc ánh sáng D. quang điện trong
Hướng dẫn
Hiện tượng ánh sáng thích hợp làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại được gọi là hiện tượng
quang điện ngoài.
Câu 18: [VNA] Một tia laze có độ đơn sắc cao. Chiếu chùm tia laze vào khe của máy quang phổ ta
sẽ thu được gì?
A. Quang phổ liên tục B. Quang phổ vạch phát xạ có nhiều vạch
C. Quang phổ vạch phát xạ chỉ có một vạch D. Quang phổ vạch hấp thụ
Hướng dẫn
Do laze có tính đơn sắc và chỉ có một màu nhất định nên chỉ suất hiện quang phổ vạch chỉ có 1 vạch.
Câu 19: [VNA] Trong các quỹ đạo dừng của nguyên tử gồm: K , L , M , N thì quỹ đạo dừng có bán
kính nhỏ nhất là
A. quỹ đạo N . B. quỹ đạo K . C. quỹ đạo M . D. quỹ đạo L .
Bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử tăng dần theo bình phương các số nguyên liên tiếp, cụ thể
Quỹ đạo K L M N O P
Bán kính r0 4r0 9r0 16r0 25r0 36r0
Câu 20: [VNA] Xét nguyên tử Hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Nếu nguyên tử chuyển từ trạng thái
dừng có mức năng lượng E1 = −3,40 eV sang trạng thái dừng có mức năng lượng E2 = −0,85 eV thì

A. phát ra một phôtôn có năng lượng bằng 2, 55 eV
B. phát ra một phôtôn có năng lượng bằng −2,55 eV
C. nhận một phôtôn có năng lượng bằng 2, 55 eV
D. nhận một phôtôn có năng lượng bằng −2,55 eV

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 37


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Khi nguyên tử chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao hơn thì nó phải hấp thụ
một phô ton có năng lượng đúng bằng độ lớn hiệu giữa hai mức năng lượng  ε = E2 − E1 = 2,55
eV.
Câu 21: [VNA] Khi chiếu tia tử ngoại vào một tấm kẽm tích điện dương thì điện tích của tấm kẽm
không thay đổi. Đó là do
A. tia tử ngoại không làm bật được electron ra khỏi kẽm.
B. tia tử ngoại làm bật đồng thời electron và ion dương ra khỏi kẽm.
C. tia tử ngoại không làm bật cả electron và ion dương ra khỏi kẽm.
D. tia tử ngoại làm bật các electron ra khỏi kẽm nhưng lại bị bản kẽm nhiễm điện dương hút lại.
Hướng dẫn
Khi chiếu tia tử ngoại vào tấm kẽm thì các electron bị bật ra nhưng điện tích tấm kẽm không đổi là
vì các electron này bị điện tích dương của bản kẽm hút lại trong bản.
Câu 22: [VNA] Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào?
A. Laze khí. B. Laze bán dẫn. C. Laze lỏng. D. Laze rắn.
Câu 23: [VNA] Loại pin nào hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện xảy ra bên cạnh một lớp
chặn?
A. Pin quang điện. B. Pin nhiệt điện. C. Pin hóa học. D. Pin sinh học.
Hướng dẫn
Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
Câu 24: [VNA] Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
B. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một electron.
C. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó đến nguồn phát ra nó.
D. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.
Hướng dẫn
Chùm ánh sáng đơn sắc có cùng tần số nên năng lượng bằng nhau: ɛ = hf.
Câu 25: [VNA] Chiếu ánh sáng vào vật thể nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện?
A. Lá cây. B. Mái ngói. C. Mặt nước biển. D. Tấm kim loại.
Hướng dẫn
Hiện tượng quang điện ngoài chỉ xảy ra với các vật làm bằng kim loại.
Câu 26: [VNA] Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào
A. bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. cường độ của chùm sáng kích thích.
D. bước sóng của ánh sáng kích thích.
Câu 27: [VNA] Tìm phát biểu sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng.
A. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà
thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.
B. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phô tôn.
C. Năng lượng của các phô tôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng
cách tới nguồn sáng.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 38


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là khác nhau, phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
Câu 28: [VNA] Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang điện trong.
A. Có bước sóng giới hạn nhỏ hơn bước sóng giới hạn của hiện tường quang điện ngoài.
B. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng tử ngoại.
C. Có thể xảy ra khi được chiếu bằng bức xạ hồng ngoại.
D. Có thể xảy ra đối với kim loại.
Hướng dẫn
− Đối với hiện tượng quang điện trong các photon của ánh sáng kích thích tương tác với các electron
liên kết của chất bán dẫn sẽ giải phóng các electron này thành các electron tự do (electron dẫn) trong
chất bán dẫn.
− Vì vậy chỉ cần những photon có năng lượng tương đối nhỏ cũng đủ để gây ra hiện tượng quang
điện trong, nên giới hạn quang điện λ0 của hiện tượng quang điện trong nằm ở vùng bước sóng dài,
do đó tia hồng ngoại cũng gây ra.
Câu 29: [VNA] Quang điện trở là
A. điện trở có giá trị bằng 0 khi được chiếu sáng.
B. điện trở có giá trị không đổi khi thay đổi bước sóng ánh sáng chiếu đến.
C. điện trở có giá trị giảm khi được chiếu sáng.
D. điện trở có giá trị tăng khi được chiếu sáng.
Hướng dẫn
Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn (chất bán dẫn, chất khí…). Điện trở của nó
có thể thay đổi từ vài mêgaôm (106 Ω) khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được
chiếu sáng.
Câu 30: [VNA] Pin quang điện
A. là dụng cụ biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.
B. là dụng cụ biến nhiệt năng thành điện năng.
C. hoạt động dựa dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.
D. là dụng cụ có điện trở tăng khi được chiếu sáng.
Câu 31: [VNA] Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một phôtôn có thể làm
A. phát ra một phôtôn khác. B. giải phóng một phôtôn có cùng tần số.
C. giải phóng một electron liên kết. D. giải phóng một cặp electron và lỗ trống.
Hướng dẫn
Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ một photon có thể làm phát ra một photon khác.
+ Khi phân tử của chất hấp thụ một phôtôn có năng lượng ε = h.f thì nó chuyển sang trạng thái kích
thích. Thời gian của trạng thái kích thích rất ngắn và trong thời gian này nó va chạm với các phân
tử xung quanh, mất bớt năng lượng nhận được. Vì thế, khi trở về trạng thái ban đầu, nó bức xạ
phôtôn có năng lượng ε’ = h.f’ nhỏ hơn: h.f > h.f’ hay hc/λ > hc/λ’  λ’ > λ.
Câu 32: [VNA] Ánh sáng lân quang là ánh sáng phát quang
A. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
D. có tần số lớn hơn tần số ánh sáng kích thích.
Hướng dẫn
Ánh sáng lân quang là ánh sáng phát quang tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 39


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 33: [VNA] Chọn phát biểu đúng theo các tiên đề Bo.
A. Nguyên tử ở trạng thái có mức năng lượng càng cao thì càng bền vững.
B. Khi nguyên tử ở trạng thái dừng thì nó có năng lượng xác định.
C. Năng lượng của nguyên tử có thể biến đổi một lượng nhỏ bất kì.
D. Ở trạng thái dừng, nguyên tử không hấp thụ, không bức xạ năng lượng.
Hướng dẫn
Hai tiêu đề của Bo:
+ Tiên đề về trạng thái dừng:
Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định gọi là trạng thái dừng. Các
trạng thái dừng được kí hiệu: K, L, M, ...
Ở trạng thái dừng, nguyên tử không hấp thụ hoặc bức xạ, electron chuyển động quanh hạt nhân
theo quĩ đạo dừng bán kính rn = n2.r0, n là số nguyên và r0 = 5,3.10-11m gọi là bán kính Bo.
+ Tiên đề về hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử:
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng
Em nhỏ hơn thì nó bức xạ một photon có tần số sao cho: En – Em = hf
Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn
có năng lượng h.f đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn
hơn.
Câu 34: [VNA] Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản được kích thích và chuyển lên trạng thái có bán
kính quỹ đạo tăng lên 16 lần. Số bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là
A. 1 . B. 3 . C. 6 . D. 18 .
Hướng dẫn
Khi được kích thích, nguyên tử ở mức năng lượng ứng với n = 4 nên có 6 cách chuyển mức năng
lượng ứng với 6 vạch.
Câu 35: [VNA] Electron trong trạng thái cơ bản của nguyên tử Hiđrô
A. ở quỹ đạo xa hạt nhân nhất. B. ở quỹ đạo gần hạt nhân nhất.
C. có động năng nhỏ nhất. D. có động lượng nhỏ nhất.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. C 4. D 5. A 6. C 7. A 8. A 9. B 10. D
11. C 12. C 13. B 14. A 15. B 16. B 17. A 18. C 19. B 20. C
21. D 22. B 23. A 24. D 25. D 26. B 27. C 28. C 29. C 30. A
31. A 32. A 33. B 34. C 35. B

VẬT LÍ HẠT NHÂN

Câu 1: [VNA] Biết kí hiệu của một hạt nhân nguyên tử là AZ X . Số nuclôn có trong hạt nhân nguyên
tử đó là
A. Z . B. A . C. A + Z . D. A − Z .
Câu 2: [VNA] Một trong các đơn vị của khối lượng nguyên tử là u . Đơn vị u có giá trị bằng
1 1
A. khối lượng nguyên tử của đồng vị 126 C . B. khối lượng nguyên tử của đồng vị 126 C .
12 6
1 1
C. khối lượng nguyên tử của đồng vị 136 C . D. khối lượng nguyên tử của đồng vị 136 C .
12 6

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 40


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Một vật có khối lượng nghỉ là m0 . Theo thuyết tương đối, năng lượng nghỉ của nó
được xác định bằng công thức
A. E = mc . B. E = mc 2 . C. E = m 2 c . D. E = m 2 c 2 .
Câu 4: [VNA] Một hạt có năng lượng nghỉ là E0 . Khi hạt chuyển động nó có năng lượng toàn phần
là E . Động năng của hạt là
E + E0 E − E0
A. E + E0 . . C. B. . D. E − E0 .
2 2
Câu 5: [VNA] Những hạt nhân bền vững (có năng lượng liên kết riêng lớn) thường có số khối A
nằm trong khoảng nào dưới đây?
A. 10  A  40 . B. 50  A  80 . C. 90  A  160 . D. 160  A  240 .
A
Câu 6: [VNA] Biết năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân Z X là ε . Năng lượng liên kết của hạt
nhân này được xác định bằng công thức
A. Aε . B. Zε . C. ( A + Z ) ε . D. ( A − Z ) ε .
Câu 7: [VNA] Bản chất lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là
A. lực tĩnh điện. B. lực hấp dẫn. C. lực điện từ. D. lực tương tác mạnh.
Câu 8: [VNA] Gọi mt và ms lần lượt là tổng khối lượng của các hạt nhân trước và sau phản ứng.
Nếu phản ứng tỏa năng lượng thì năng lượng này có giá trị bằng
A. ( m t + m s ) c 2 . B. ( m s − m t ) c 2 . C. ( ms + 2mt ) c 2 . D. ( m t − m s ) c 2 .
Hướng dẫn
Nếu phản ứng tỏa năng lượng thì ΔE = ( m t − ms ) c 2 .
Câu 9: [VNA] Hạt nhân của nguyên tố nào sau đây có năng lượng liên kết riêng lớn nhất?
A. Heli. B. Urani. C. Cacbon. D. Sắt.
Câu 10: [VNA] Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh của hạt nhân là bao nhiêu?
A. 10 −13 cm. B. 10 −11 cm. C. 10 −15 cm. D. Vô hạn.
Hướng dẫn
Các nuclon liên kết với nhau bởi lực hạt nhân. Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh
điện hay lực hấp dẫn, nó là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân (lực tương
tác mạnh). Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15 m = 10-
13 cm).

Câu 11: [VNA] Phản ứng mà trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai hạt nhân nhẹ hơn được gọi

A. phản ứng phân hạch. B. phản ứng nhiệt hạch.
C. phản ứng hóa học. D. phản ứng phóng xạ.
Câu 12: [VNA] Gọi T là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm đi một
nửa. Đại lượng T được gọi là
A. thời gian phân hủy. B. tần số phân hủy. C. Chu kì phân hủy. D. Chu kì bán rã.
Câu 13: [VNA] Phản ứng phóng xạ nào dưới đây thu được hạt nhân con giống hệt hạt nhân mẹ?
A. α . B. β + . C. γ . D. β − .
Câu 14: [VNA] Gọi N0 là số hạt nhân ban đầu có trong một mẫu chất phóng xạ có chu kì bán rã T
. Số hạt nhân còn lại của mẫu chất đó tại thời điểm t là
t t T T
− −
t
A. N0 .2 T . B. N0 .2 T
. C. N0 .2 . D. N0 .2 t .

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 41


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15: [VNA] Trong phóng xạ α , so với hạt nhân mẹ thì hạt nhân con ở vị trí nào?
A. Tiến 1 ô B. Tiến 2 ô C. Lùi 1 ô D. Lùi 2 ô
Câu 16: [VNA] Số hạt nhân phân rã của một nguồn giảm theo quy luật hàm số mũ N = N0 e− λt . Đại
lượng λ trong công thức được gọi là
A. Số hạt nhân ban đầu của nguồn B. Độ phóng xạ tại thời điểm t
C. Số hạt nhân đã phân rã tại thời điểm t D. Hằng số phóng xạ
Câu 17: [VNA] Đâu là một kí hiệu đúng của hạt nhân X có số prôtôn là Z và số khối là A?
A. AZ X B. AZ X C. AX Z D. AX Z
Câu 18: [VNA] Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch?
A. 21 H + 21 H → 24 He B. 21 H + 31 H → 42 He + 01 n
C. 11 H + 31 H → 42 He D. 10
5
B + p → 73 Li + 42 He
Hướng dẫn
Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành một hạt nhân nặng hơn.
Câu 19: [VNA] Số electron có trong hạt nhân nguyên tử 24
11
Na là
A. 11. C. 13. B. 0. D. 24.
Hướng dẫn
Trong hạt nhân nguyên tử không chứa electron.
Câu 20: [VNA] Số nuclôn có trong hạt nhân nguyên tử 243
95
Am là
A. 95. B. 148. C. 243. D. 338.
Câu 21: [VNA] Loại phóng xạ nào sau đây tạo ra các tia phóng xạ là các hạt không mang điện?
A. Phóng xạ α . B. Phóng xạ β + . C. Phóng xạ γ . D. Phóng xạ β − .
Hướng dẫn
− Phóng xạ α có bản chất là dòng hạt He . 4
2

− Phóng xạ β − là dòng hạt electron và phóng xạ β + là dòng hạt pozitron.


− Phóng xạ γ là dòng hạt photon và có bản chất là sóng điện từ.
Câu 22: [VNA] Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ
A. giảm đều theo thời gian. B. giảm theo quy luật hàm parabol.
C. giảm theo quy luật hàm số mũ. D. giảm theo quy luật hàm hypebol.
Câu 23: [VNA] Khi nói về các tia phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia β + có bản chất là sóng điện từ. B. Tia γ có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia α là dòng các hạt nhân 42 He . D. Tia β − là dòng các hạt electron.
Hướng dẫn
− Phóng xạ α có bản chất là dòng hạt He . 4
2

− Phóng xạ β − là dòng hạt electron và phóng xạ β + là dòng hạt pozitron.


− Phóng xạ γ là dòng hạt photon và có bản chất là sóng điện từ.
Câu 24: [VNA] Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau đây?
A. Bảo toàn điện tích. B. Bảo toàn số nuclôn.
C. Bảo toàn động lượng D. Bảo toàn số nơtron.
Hướng dẫn
Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân
− Bảo toàn năng lượng. − Bảo toàn động lượng.
− Bảo toàn số nuclon. − Bảo toàn điện tích.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 42


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 25: [VNA] Hạt nhân AZ X sau quá trình phóng xạ tạo thành hạt nhân con A
Z−1
X . Đây là
+
A. phóng xạ β . B. phóng xạ γ . C. phóng xạ α . D. phóng xạ β − .
A A
Câu 26: [VNA] Kí hiệu của nguyên tố X và nguyên tố Y lần lượt là Z1
X và Z2
Y . Hai nguyên tố này
có cùng
A. số proton. B. số nơtron. C. số electron. D. số nuclon.
14
Câu 27: [VNA] Đồng vị 0
C được xem là đồng hồ của Trái Đất, có chu kì bán rã T và hằng số phóng
xạ là λ . Công thức nào sau đây là đúng?
λ ln2 ln3 λ
A. T = . B. T = . C. T = . D. T = .
ln2 λ λ ln3
Câu 28: [VNA] Theo thuyết tương đối, ở trạng thái nghỉ, một hạt có năng lượng nghỉ E0 . Khi chuyển
động, nó có năng lượng toàn phần là E và động năng là K . Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. K = E + E0 . B. K = E0 − E . C. K = E − E0 D. K = E − 2E0 .
Câu 29: [VNA] Lực hạt nhân còn được gọi là
A. lực hấp dẫn. B. lực tĩnh điện. C. lực từ. D. lực tương tác mạnh.
Hướng dẫn
Các nuclon liên kết với nhau bởi lực hạt nhân. Lực hạt nhân không có cùng bản chất với lực tĩnh
điện hay lực hấp dẫn, nó là loại lực mới truyền tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân (lực tương
tác mạnh). Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân (10-15 m = 10-
13 cm).

Câu 30: [VNA] Dạng phóng xạ nào dưới đây thu được hạt nhân con giống hệt hạt nhân mẹ ban
đầu?
A. Phóng xạ β + . B. Phóng xạ α . C. Phóng xạ β − . D. Phóng xạ γ .
Câu 31: [VNA] Gọi khối lượng của prôton, nơtron lần lượt là mp và m n . Một hạt nhân có kí hiệu
A
Z
X có khối lượng là m X . Độ hụt khối của hạt nhân X là
A. Δm = Zmp + ( A − Z ) mn − m X . B. Δm = −Zm p − ( A − Z ) m n + m X .
C. Δm = Zmn + ( A − Z ) m p − m X . D. Δm = −Zm n − ( A − Z ) m p + m X .
Câu 32: [VNA] Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì
A. năng lượng liên kết càng lớn. B. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng nhỏ. D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
Hướng dẫn
Năng lượng liên kết được xác định bằng công thức Wlk = Δmc2 nên hạt nhân có độ hụt khối càng
lớn thì năng lượng liên kết càng lớn, còn năng lượng liên kết riêng còn phụ thuộc vào số khối của
hạt nhân đó.
Câu 33: [VNA] Biết phản ứng phân hạch thường xảy ra với các hạt nhân nặng. Hạt nhân nào sau
đây không thể phân hạch?
A. 235
92
U. B. 238
92
U. C. 21 D . D. 239
94
Pu .
Câu 34: [VNA] Biết A là số khối của một nguyên tố. Các hạt nhân bền vững (có năng lượng liên kết
riêng lớn) thường có số khối nằm trong khoảng nào sau đây?
A. 90  A  150 . B. 10  A  40 . C. 160  A  240 . D. 50  A  80 .
Hướng dẫn
Các hạt nhân bền vững là những hạt nhân trung bình (có số khối nằm trong khoảng từ 50𝑢 đến
80𝑢)
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 43


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG ĐÁP ÁN
1. B 2. A 3. B 4. D 5. B 6. A 7. D 8. D 9. D 10. C
11. A 12. D 13. C 14. B 15. D 16. D 17. B 18. D 19. B 20. C
21. C 22. C 23. A 24. D 25. A 26. D 27. B 28. C 29. D 30. D
31. A 32. A 33. C 34. D

Chương Số câu
Dao động cơ 45
Sóng cơ 45
Điện xoay chiều 50
Dao động điện từ 45
Sóng ánh sáng 45
Lượng tử ánh sáng 35
Vật lí hạt nhân 34

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 44

You might also like